Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

Luận văn thạc sĩ kinh tế phát triển (FULL) ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu thủy sản việt nam đến các nước thành viên TPP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (954.51 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
ĐẾN CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TPP

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

----------

NGUYỄN THỊ QUỲNH TRANG

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
TỚI XUẤT KHẨU THỦY SẢN VIỆT NAM
ĐẾN CÁC NƯỚC THÀNH VIÊN TPP

Chuyên ngành: KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số: 60310105

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HAY SINH

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu Thủy
sản Việt Nam đến các nước thành viên TPP” là một cơng trình nghiên cứu của cá
nhân tôi. Mọi tài liệu đều đã được trích dẫn nguồn theo quy định và rõ ràng.
TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Trang


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Đào Ngọc Tiến (2009), Các nhân tố ảnh hưởng đến luồng xuất khẩu của Việt Nam
và hàm ý chính sách trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu, Hội thảo Nghiên
cứu về chính sách thương mại quốc tế, Trường Đại học Ngoại Thương.
Đào Ngọc Tiến (2010), Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam trong xu thế tự do hóa thương mại, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại
học Ngoại thương.
Đào Ngọc Tiến, Đậu Nguyễn Huyền Thương (2012), Quan hệ thương mại giữa Việt

Nam và các nước tham gia TPP: Thực trạng và Triển vọng, Đề tài nghiên cứu
khoa học, Đại học Ngoại Thương.
Đỗ Tiến Chung (2012), Tiến trình hội nhập Việt Nam-TPP, Tạp chí Kinh tế Việt
Nam, Hà Nội: Nhà xuất bản trẻ.
Nguyễn Tiến Dũng (2011), Tác động của khu vực thương mại tự do ASEAN - Hàn
Quốc đến thương mại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Công nghệ - ĐH quốc gia
Hà Nội, tr. 219-231.
Từ Thúy Anh (2011), Quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước trong Hiệp
địnhQuan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP): Thực trạng và giải pháp,
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, Số 12 (188)/2011, tr.67-74.
Từ Thúy Anh, Đào Nguyên Thắng (2008), Các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập
trung thương mại của Việt Nam với ASEAN+3, Trung tâm nghiên cứu kinh tế
và chính sách CEPR.
Trần Văn Hiếu (2006), Giáo trình Lịch sử các học thuyết kinh tế, Cần Thơ: Nhà
xuất bản Đại học Cần Thơ.
Vũ Hoàng Nam, Đào Ngọc Tiến (2006), Tác động của khu vực thương mại tự do
ASEAN(AFTA) và hoạt động thương mại Việt Nam-Hoa Kì đến xuất khẩu Việt
Nam theo phươngpháp có tính định lượng, Tạp chí Kinh tế đối ngoại số
16/2006, tr.42-48.
Vũ Hoàng Nam, Nguyễn Thị Hà Trang, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2010), Những yếu


tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam, Cơng trình
dự thi Cuộc thi Sinh viên Nghiên cứu Khoa học trường Đại học Ngoại Thương.
Vũ Thanh Hương và Trần Việt Dung (2015), Việt Nam với q trình tự do hóa
thương mại dịch vụ hướng tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Tạp chí Khoa học và
Phát triển số 13/2015, tr.474.
DANH MỤC TÀI LIỆU TIẾNG ANH

Amita Batra (2004), India’s Global Trade Potent.ial: The Gravity Model Approach,

Global Economic Review, Vol 35, No. 3, pp.327-361.
Bergstrand Jeffrey H (1989), The Generalized Gravity Equation, Monopolistic
Competition, and the Factor-proportions Theory in International Trade, The
Review of Economics and Statistics, Vol.71, No.1, pp.143-153.
Bergstrand, J.H. (1985), The gravity equation in interational trade: some
microeconomic foundations and empirical evidence, The Review of Economic
and Statistics, vol.67, pp. 474-81.
Céline Carrere (2003), Revisiting the Effect of Regional Trading Agreements on
Trade Flows with Proper Specification of the Gravity Model, CERDI Université
d’Auvergne.
Do Thai Tri (2006), A gravity model for trade between Vietnam and twenty-three
European countries, Thesis Student, Dalarna University, Sweden.
Hatab, E. Romstad and X. Huo (2010), Determinants of Egyptian Agricultural
Exports: A Gravity Model Approach, Modern Economy, Vol. 1 No. 3, pp. 134143.
Inmaculada Martínez Zarzoz và Felicitas Nowak Lehmann (2003), Augmented
Gravity Model: An empirical application to Mercosur - European Union Trade
Flow, Journal of Applied Economics, pp.298 – 309.
James E.Anderson (1979), A Theoretical Foundation for the Gravity Model, The
American Economic Review, Vol.69, No.1, pp.106-116.
Krugman, P.R., và Maurice, O (2005), International Economics: theory and policy,


7.ed, Boston, Addison Wesley.
Martinez-Zarzoso, I. & Nowak-Lehmann, D.F. (2004),MERCOSUR-European
Union Trade: How important is EU Trade Liberalisation for MERCOSUR's
Exports?, In Center for European, Governance and Economic Development
Research Discussion Papers. (pp.30). Gottingen, Germany: University of
Gottingen, Department of Economics.
Nguyen K.Doanh và Youn Heo (2009), AFTA and Trade Diversion: An Empirical
for Vietnam and Singapore, International Area Review, Vol.12.

Nguyen Xuan Bac (2010), The Determinants of Vietnamese Export Flows: Statistic
and Dynamic: Panel Gravity Approaches, International Journal of Economics
and Finance, vol.2, no.4.
Tinbergen J (1962), Shaping the world economy, New York, Twentieth Century
Fund.
Tiiu Paas (2000), A Gravity Approach for Modeling Trade Flows Betweens Estonia
and the main trading partners, University of Tara, Estonia.


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT
TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
MỞ ĐẦU............................................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU......................................................................................... 2
1.1

Lý do nghiên cứu........................................................................................................................... 2

1.2

Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................... 3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 4


1.4

Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 4

1.5

Kết cấu của đề tài......................................................................................................................... 5

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................ 6
2.1 Lý Thuyết về thương mại quốc tế....................................................................... 6
2.2 Mơ hình hấp dẫn trong thương mại................................................................. 14
2.2.1 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cung...................................................................................... 18
2.2.2 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến cầu:....................................................................................... 20
2.2.3 Nhóm các nhân tố ảnh hưởng đến nhân tố hấp dẫn hoặc cản trợ............................................... 21

2.3 Các cơng trình nghiên cứu thực nghiệm.......................................................... 25
2.3.1 Cơng trình nghiên cứu trên thế giới............................................................................................ 25
2.3.2 Cơng trình nghiên cứu của Việt Nam.......................................................................................... 27
2.3.3 Tóm lược các nhân tố ảnh hưởng đến KNXK từ các cơng trình nghiên cứu................................30

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................... 33
3.1 Nhân tố ảnh hưởng đến KNXK Thủy sản của Việt Nam tới các quốc gia
thành viên TPP................................................................................................... 33
3.1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến cung/cầu......................................................................................... 33
3.1.2 Các nhân tố hấp dẫn, cản trở...................................................................................................... 35


3.2 Lựa chọn mơ hình và phương pháp nghiên cứu.............................................. 38
3.2.1 Xây dựng mơ hình và mơ tả các biến.......................................................................................... 38
3.2.2 Lựa chọn mơ hình để phân tích................................................................................................... 45


CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................. 49
4.1 Thực Thực trạng xuất khẩu Thủy sản của Việt Nam...................................... 49
4.1.1 Thực trạng xuất khẩu Thủy sản trong quá trình hội nhập của Việt Nam từ năm 2001 đến nay .. 49
4.1.2 Thực trạng xuất khẩu Thủy sản sang các nước thành viên TPP giai đoạn 2001 – 2014..............54

4.2 Kết quả từ thống kê mô tả................................................................................. 58
4.3 Kết quả lựa chọn mơ hình................................................................................. 61
4.3.1 Lựa chọn mơ hình....................................................................................................................... 61
4.3.2 Kiểm tra tính vững của mơ hình FEM......................................................................................... 62

4.4 Kết quả nghiên cứu:........................................................................................... 63
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH.......................................... 67
5.1 Kết luận............................................................................................................... 67
5.2 Kiến nghị giải pháp dựa trên các nhân tố........................................................ 67
5.2.1 Giải pháp dựa trên nhân tố GDP................................................................................................ 68
5.2.2 Giải pháp dựa trên nhân tố dân số.............................................................................................. 68
5.2.3 Giải pháp cho vấn đề về khoảng cách địa lý............................................................................... 69
5.2.4 Giải pháp dựa vào khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế.................................................... 69
5.2.5 Ổn định chính sách tỷ giá và kết hợp với các chính sách khác.................................................... 70

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Viết đầy đủ


AANZFTA (ASEAN-Australia-New

Hiệp định thành lập Khu vực thương

Zealand Free Trade Agreement)

mại tự do ASEAN-Australia-New
Zealand

ASEAN (Association of South

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

East Asia Nations)
AFTA (Asean Free Trade Agreement)

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN

Giá CIF (Cost, Insurance, Freight)

Giá tại cửa khẩu của bên Nhập khẩu
(Giá đã bao gồm chi phíbảo hiểm, vận
chuyển hàng hoá tới cửa khẩu của bên
Nhập khẩu)

FEM(Fixed Effect Model)

Mơ hình hiệu ứng cố định

FTA(Free Trade Agreement)


Hiệp định thương mại tự do

FGLS (Feasible

Phương pháp bình phương tối thiểu

generalized leastsquares)

tổng quát

GDP(Gross Domestic Product)

Tổng thu nhập nội địa

KNXK

KNXK

MERCOSUR

Hiệp định thương mại tự do (được

(Mercado Común del Sur)

thành lập vào năm 1991 giữa các nước
Brasil, Argentina, Uruguay, Paraguay,
Venezuela. Bolivia, Chile, Colombia,
Ecuador và Peru)


Mơ hình H-O

Mơ hình Hecksher - Ohlin

Pool OLS

Mơ hình hồi quy gộp

REM(Random Effect Model)

Mơ hình hiệu ứng ngẫu nhiên


TPP (Trans-Pacific Partnership)

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương

VCFTA (Viet Nam – Chile Free

Hiệp định thương mại tự do Việt Nam

Trade Agreement)

– Chile

VJEPA (Viet Nam – JapanEconomic

Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam –


PartnershipAgreement)

Nhật Bản

WB (World Bank)

Ngân hàng thế giới

WTO(World Trade Organization)

Tổ chức thương mại quốc tế


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp các nghiên cứu thực nghiệm.................................................31
Bảng 3.1 Tốc độ gia tăng dân số của các nước TPP giai đoạn 2001-2014...................35
Bảng 3.2 Tổng hợp các các kết thương mại giữa Việt nam và các thành viên TPP......41
Bảng 3.3 Bảng tóm tắt biến, nguồn dữ liệu và kỳ vọng dấu.........................................43
Bảng 4.1 KNXK Mặt hàng Thủy sản sau khi gia nhập WTO.......................................50
Bảng 4.2 Tỷ trọng KNXK Thủy Sản sau khi gia nhập WTO.......................................53
Bảng 4.3 Kết quả mơ hình hồi quy từ phần mềm Stata 12...........................................58
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định lựa chọn mơ hình............................................................62
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy mơ hình theo phương pháp FGLS......................................63


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 Mơ hình trọng lực hấp dẫn trong thương mại quốc tế....................................18
Hình 3.1 Quy mơ GDP của các nước TPP năm 2014...................................................34
Hình 3.2 Biểu đồ thu nhập GDP đầu người các nước thuộc khối TPP năm 2014........37
Hình 4.1 Biểu đồ tốc độ tăng trường kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001 – 2015............49

Hình 4.2 Biểu đồ KNXK thủy sản sang khối TPP giai đoạn 2001 – 2014...................54
Hình 4.3 Biểu đồ KNXK TS sang nhóm thị trường lớn giai đoạn 2001 – 2014...........55
Hình 4.4 Biểu đồ KNXK thủy sản sang thị trường còn lại giai đoạn 2001 – 2014.......57


1

MỞ ĐẦU
Bài nghiên cứu thu thập số liệu của các quốc gia tham gia đàm phán Hiệp định
TPP trong giai đoạn từ 2001 đến 2014, phương pháp nghiên cứu của bài dựa trên mơ
hình trọng lực cùng với dữ liệu bảng, bài nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác
nhau như phương pháp bình phương cực tiểu thường kết hợp Pooled OLS, phương
pháp tác động cố định FEM, phương pháp tác động ngẫu nhiên REM và phương pháp
bình phương tối thiểu tổng quát FGLS để hồi quy và ước lượng mơ hình nghiên cứu.
Sau khi tiến hành so sánh độ hiệu quả của các phương pháp này, nhận thấy rằng
phương pháp FGLS là hiệu quả hơn cả. Dựa vào phương pháp FGLS bài nghiên cứu
khám phá ra năm nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến KNXK Thủy sản của Việt Nam
tới các thành viên TTP bao gồm quy mô kinh tế của nước nhập khẩu (GDP), dân số của
nước nhập khẩu (POP), khoảng cách địa lý, khoảng cách kinh tế, tỷ giá thực. Kết quả
nghiên cứu và các kiến nghị, giải pháp như một sự tham khảo cho các nhà làm chính
sách Việt Nam thúc đẩy hoạt động thương mại sau khi TPP chính thức có hiệu lực.


2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do nghiên cứu
Thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước tiến lớn trong gần 20 năm qua.
Kim ngạch xuất khẩu (KNXK) thủy sản từ mức thấp 550 triệu USD năm 1995 đã có

những bước tăng trưởng mạnh mẽ qua từng năm với mức tăng trưởng bình quân
15,6%/năm và đã đạt 7,8 tỷ USD năm 2014. Quá trình tăng trưởng này đã đưa Việt
Nam trở thành một trong 5 nước xuất khẩu thủy sản lớn nhất thế giới, đứng thứ 4 trên
thế giới về xuất khẩu thủy sản (sau Trung Quốc, Na Uy và Thái Lan) và giữ vai trị chủ
đạo cung cấp nguồn thủy sản tồn cầu.
Trên góc độ hội nhập và cạnh tranh, việc tham gia các Hiệp định thương mại tự
do (FTA) sẽ thúc đẩy sự “thay đổi” của ngành hàng, doanh nghiệp và cả công tác quản
lý nhà nước. Chính sách mở cửa đi kèm với cải cách thương mại là một phần quan
trọng trong chính sách đổi mới của Việt Nam. Để thực hiện mục tiêu đó, Việt Nam đã
đẩy mạnh quan hệ thương mại với các nước trên thế giới bằng việc chủ động ký kết và
tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương, một trong số đó là
Hiệp định Hợp tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (Trans Pacific
Partnership – TPP). Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ
28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (do vậy Hiệp định này
còn gọi là P4). Tháng 9/2008, Mỹ tỏ ý định muốn đàm phán để tham gia TPP. Sau
đó (tháng 11/2008), các nước khác là Australia, Peru, Việt Nam cũng thể hiện ý định
tương tự. Ngày 13/11/2010, Việt Nam tuyên bố tham gia vào TPP với tư cách thành
viên đầy đủ. Đây được xem là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh
chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các quy định
về xuất xứ, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ và nhiều vấn đề khác. Hiện tại, Hiệp
định bao gồm 12 thành viên Singapore, Chile, New Zealand, Brunei, Hoa Kỳ,
Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Mexico, Canada và Nhật Bản. Việc Việt Nam
gia nhập hiệp định tự do


3

thương mại TPP sẽ tạo ra cơ hội không nhỏ cho thủy sản Việt Nam trong việc gia tăng
đầu tư, mở rộng thị phần, thúc đẩy sản xuất trong nước, tăng hàm lượng chế biến và có
nhiều cơ hội phát triển hơn. Bên cạnh cơ hội, sản xuất và xuất khẩu thủy sản cịn phải

đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức từ các rảo cản kỹ thuật thương mại, yêu
cầu về biện pháp vệ sinh dịch tế của các nước thành viên TPP. Bởi vậy cho dù thuế
nhập khẩu vào các nước có giảm về 0% nhưng việc kiểm dịch, kiểm tra dự lượng
kháng sinh, đòi hỏi về nhãn mác hàng hóa, truy nguồn gốc,... sẽ được kiểm sốt chặt
chẽ hơn, điều này thậm chí cịn có thể rủi ro hơn nhiều so với thuế quan. Bên cạnh đó
các thách thức liên quan đến vấn đề bảo hộ bản quyền (quyền sở hữu trí tuệ) sẽ có rủi
ro rất lớn đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh thủy sản sử dụng công nghệ, sử dụng
phần mềm máy tính khơng rõ nguồn gốc, hoặc khơng có bản quyền.
Hiệp định TPP đã chính thức ký kết vào ngày 04/02/2016, sau khi thông qua thủ
tục từ các nước thành viên, dự kiến đầu năm 2018 hiệp định sẽ có hiệu lực. Chính vì
vậy, từ những vấn đề cấp thiết đã nêu, để có thể thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thủy sản
trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt, chúng ta nhất thiết phải có sự chuẩn bị và
hiểu thấu đáo các nhân tố ảnh hưởng đến dòng xuất khẩu mặt hàng này sang các quốc
gia thành viên TPP, cũng như tiềm năng trong quan hệ song phương giữa các quốc gia.
Trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể vạch ra những định hướng đúng đắn giúp nhanh
chóng nắm bắt cơ hội và tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản tăng
nhanh và bền vững. Cho rằng đây là một vấn đề cấp thiết và hữu ích cần phải nghiên
cứu một cách tường tận, vì vậy, tơi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu cho luận văn là:
“Ảnh hưởng của các nhân tố tới xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đến các nước thành
viên TPP”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu mặt hàng
Thủy sản Việt Nam đến các nước thành viên TPP, từ đó đề xuất một số giải pháp trên
cơ sở phát huy ảnh hưởng của nhân tố có lợi và hạn chế ảnh hưởng của nhân tố bất lợi


4

nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam khi Hiệp định TPP chính
thức có hiệu lực.

Để đạt được những mục tiêu này, bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời cho các câu
hỏi sau:
 Trong các nhân tố nhiên cứu, nhân tố nào có tác động tích cực và tiêu cực tới
KNXK thủy sản Việt Nam đến các nước thành viên TPP.
 Dựa trên những kết quả chạy mơ hình, đề tài sẽ đưa ra những góp ý chính sách
gì để nâng cao hoạt động xuất khẩu Thủy sản sang nhóm nước thành viên TPP.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động
xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đến các nước thành viên TPP.
 Phạm vi nghiên cứu:


Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu cho 11 nước thuộc thành viên TPP,
bao gồm: Mỹ, Nhật Bản, Úc, Peru, Malaysia, Mexico, Canada, Brunei, Chile,
Newzealand, Singapore.



Về mặt thời gian: Do giới hạn cũng như độ trễ dữ liệu được cung cấp bởi các
quốc gia, đến thời điểm hiện tại bộ số liệu đầy đủ nhất mới được cập nhật là
vào năm 2014. Vì vậy, bài nghiên cứu này sẽ sử dụng nguồn số liệu thứ cấp để
nghiên cứu và chạy mơ hình trong giai đoạn 2001-2014. Ngồi ra, bài nghiên
cứu có thể sử dụng số liệu trong giai đoạn từ 2001 đến 2015 để có thể cập nhật
các nội dung phân tích thống kê và đánh giá thực trạng.

1.4 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp thống kê mơ tả, phương pháp phân tích định
lượng với thơng tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau.



Phương pháp thống kê: Số liệu sử dụng trong luận văn được tổng hợp từ các
nguồn như Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Tổng
cục thống kê, số liệu của Work Bank, ….


5



Phương pháp phân tích định lượng: Luận văn sử dụng kỹ thuật phân tích dữ liệu
bảng từ năm 2001 đến năm 2014.

1.5 Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương, cụ thể như
sau: Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và Hàm ý chính sách


6

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Lý Thuyết về thương mại quốc tế
Ngoại thương là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ qua biên giới quốc gia,một
quá trình sản xuất gián tiếp, đóng vai trị là cầu nối giữa cung và cầu hàng hóa và dịch
vụ của thị trường trong và ngoài nước. Điều kiện để ngoại thương sinh ra, tồn tại và
phát triển là: sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ kèm theo đó là sự
xuất hiện của tư bản thương nghiệp và sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của

phân công lao động giữa các nước.
Trong thời đại ngày nay, sản xuất đã được quốc tế hóa, khơng một quốc gia nào
có thể tồn tại và phát triển kinh tế mà lại không tham gia vào phân cơng lao động quốc
tế và trao đổi hàng hóa với bên ngồi. Đồng thời, ngày nay ngoại thương khơng chỉ
mang ý nghĩa đơn thuần là mua bán với bên ngoài, mà thực chất là cùng với các quan
hệ kinh tế đối ngoại khác tham gia vào phân công lao động quốc tế. Do vậy, cần coi
ngoại thương không chỉ là một nhân tố bổ sung cho kinh tế trong nước mà cần coi sự
phát triển kinh tế trong nước phải thích nghi với lựa chọn phân cơng lao động quốc tế.
Xuất khẩu sản phẩm là việc bán và cung cấp sản phẩm là hàng hóa và dịch vụ cho
một quốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh tốn. Tiền tệ ở đây có
thể là ngoại tệ đối với một trong hai quốc gia hoặc là ngoại tệ đối với cả hai quốc gia.
Mục đích của hoạt động xuất khẩu sản phẩm là khai thác lợi thế so sánh của mỗi quốc
gia trong phân công lao động quốc tế. Có thể nói rằng xuất khẩu là hình thức cơ bản
của hoạt động ngoại thương. Hình thức này đã ra đời từ rất lâu và ngày càng phát triển
bởi vai trị và những lợi ích thiết thực quan trọng mà nó mang lại. Hình thức đầu tiên
của xuất khẩu là buôn bán hàng đổi hàng thật đơn giản. Cịn ngày nay các hình thức
của xuất khẩu đã phát triển thật phong phú và đa dạng. Như chúng ta thấy hoạt động
diễn ra trên rất nhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, trong mọi điều kiện kinh tế, từ
việc xuất khẩu những hàng hóa tiêu dùng thiết yếu đến những tư liệu dùng để sản xuất,
máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật cao. Những hoạt động trao đổi này đều nhằm


7

mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp nói riêng, nền kinh tế quốc gia nói chung và
rộng hơn là nền kinh tế thế giới. Thương mại quốc tế đã ra đời cách đây hàng ngàn
năm. Nhưng phải đến thế kỷ 15 thì mới xuất hiện những nỗ lực nhằm giải thích nguồn
gốc và những lợi ích từ thương mại quốc tế. Trong phần này ta sẽ nghiên cứu lần lượt
về quan điểm lý thuyết ngoại thương cổ điển cho đến hiện đại.
 Chủ nghĩa trọng thương

Lý thuyết đầu tiên giải thích về thương mại quốc tế là nghiên cứu của chủ nghĩa
trọng thương. Học thuyết này ra đời trước hết ở Anh vào khoảng những năm 1450,
phát triển tới giữa thế kỷ thứ XVII và sau đó bị suy đồi.
Những người theo phái trọng thương cho rằng sự giàu có của một quốc gia được
phản ánh qua lượng vàng, bạc mà quốc gia đó nắm giữ. Vào thời kỳ đó, vàng và bạc là
tiền tệ trong trao đổi thương mại giữa các quốc gia; một quốc gia có thể thu được vàng
và bạc nhờ việc xuất khẩu hàng hóa. Ngược lại, nhập khẩu hàng hóa từ các nước khác
sẽ khiến cho các kim loại quý này rời khỏi quốc gia đó.
Xuất nhập khẩu ln mang lại sự phồn vinh cho đất nước, tuy nhiên giao thương
quốc tế theo luật trị chơi bằng khơng nghĩa là khi tham gia thương mại quốc tế, một
quốc gia thu được lợi ích trên cơ sở lợi ích của một quốc gia khác bị thiệt hại. Do vậy,
tư tưởng chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương cho rằng cần phải duy trì trạng thái thặng
dư thương mại, tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu để mang lại lợi ích tốt nhất cho
một nước. Khi một nước tích lũy được nhiều vàng bạc thì sự giàu có, uy tín, và quyền
lực của nước đó cũng sẽ tăng lên. Từ đó, phái trọng thương chủ trương Chính phủ can
thiệp sâu vào ngoại thương, tiến hành bảo hộ mậu dịch, khuyến khích xuất khẩu.
Lý thuyết trọng thương về thương mại quốc tế mang đậm nhân tố chủ quan,
thường mang nặng tính chất kinh nghiệm (chủ yếu thông qua hoạt động thương mại
của Anh và Hà Lan), không đi sâu vào nghiên cứu bản chất bên trong của các hiện
tượng kinh tế. Một hạn chế rất lớn của chủ nghĩa trọng thương đó là đã quá coi trọng
tiền tệ và nhìn nhận thương mại như một trị chơi có tổng bằng khơng hạn chế này đã


8

được các lý thuyết của Adam Smith và David Ricardo ra đời sau đó chỉ rõ và khẳng
định thương mại là một trị chơi có tổng lợi ích là số dương (positive-sum game –tất cả
các nước đều thu được lợi ích).
Tuy nhiên, khi so sánh với nguyên lý trong chính sách kinh tế thời kỳ Trung cổ đã
có một bước tiến bộ rất lớn, nó thốt ly với truyền thống tự nhiên, từ bỏ việc tìm kiếm

cơng bằng xã hội, những lời giáo huấn lý luận được trích dẫn trong Kinh thánh. Và khi
xét theo khía cạnh tiên phong, mở đường cho viêc nghiên cứu phát triển một lĩnh vực
mới thì đóng góp của lý thuyết này là khơng nhỏ.
 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith
Đến giữa thế kỷ XVIII, nhà kinh tế học lỗi lạc người Anh, Adam Smith, đã đưa ra
quan điểm mới về thương mại quốc tế tích cực hơn so với phái Trọng thương trước đó.
Đề cao vai trị của lợi ích cá nhân, trong tác phẩm “Nguồn gốc sự giàu có của các
quốc gia” xuất bản năm 1776, Adam Smith đã nhận định: “sự giàu có của mỗi quốc gia
đạt được khơng phải do những quy định quản lý chặt chẽ của chính quyền mang lại mà
nhờ vào tự do kinh doanh”.
Dựa vào một số giả định, A.Smith cho rằng hoạt động ngoại thương sẽ mang lại
lợi ích cho quốc gia xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối. A.Smith cho rằng khi sử
dụng cùng một nguồn lực vậy chất , nước nào sản xuất được nhiều hàng hóa hơn thì
nước đó có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất hàng hóa đó. Và các quốc gia nên
chun mơn hóa vào sản xuất các sản phẩm mà mình có lợi thế tuyệt đối rồi đem trao
đổi với nước khác (là các quốc gia khơng có lợi thế tuyệt đối trong việc sản xuất sản
phẩm đó). Trong trường hợp lợi thế tuyệt đối đổi chiều, cả hai quốc gia tham gia vào
hoạt dộng thương mại quốc tế đều thu được lợi ích lớn hơn là khi họ tự sản xuất – cung
ứng cho quốc gia mình tất cả các loại hàng hóa. Thương mại quốc tế khơng phải là quy
luật trị chơi bằng khơng mà là trị chơi tích cực.
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith được xem như là lý thuyết có cơ sở khoa
học đầu tiên về thương mại quốc tế, giải thích tại sao các nước lại quan hệ thương mại


9

với nhau, dựa trên cơ sở nào. Tuy nhiên, lý thuyết này lại không trả lời được câu hỏi là
nếu một quốc gia có lợi thế tuyệt đối ở hầu hết các sản phẩm, và một quốc gia khác
(hay phần cịn lại của thế giới) thì lại khơng có lợi thế tuyệt đối ở bất kỳ sản phẩm nào
thì mậu dịch quốc tế có xảy ra khơng, nếu có thì dựa trên cơ sở nào?

 Lý thuyết David Ricardo
Nội dung học thuyết kinh tế của David Ricardo được thể hiện trong tác phẩm kinh
tế chủ yếu của ông, tác phẩm: “Những nguyên lý của khoa kinh tế chính trị và thuế
khóa” được xuất bản lần đầu năm 1817.
Mơ hình tăng trưởng kinh tế của David Ricardo thuộc về mơ hình cổ điển vì nó
lấy tích lũy tư bản làm trung tâm cho mọi quá trình tăng trưởng kinh tế. Một cách tổng
quát, Ricardo thừa nhận có bốn nhân tố căn bản quyết định đến mức tăng trưởng kinh
tế của một quốc gia, đó là: đất đai (tài nguyên), lao động, tư bản và máy móc (cơng
nghệ).
David Ricardo đã đưa lý thuyết của Adam Smith tiến xa thêm một bước nữa bằng
cách khám phá ra xem điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia có lợi thế tuyệt đối trong sản
xuất tất cả các mặt hàng. Lý thuyết của Smith về lợi thế tuyệt đối gợi ý rằng một nước
như vậy sẽ khơng thu được lợi ích gì từ thương mại quốc tế. Trong cuốn sách của
mình, Ricardo đã chứng minh rằng trường hợp đó sẽ khơng diễn ra. Ơng cho rằng bất
kỳ một nước nào tham gia hoạt động thương mại quốc tế đều thu được lợi ích nhất định
cho họ do lợi thế tương đối chứ không nhất thiết phải có lợi thế tuyệt đối.
Thuyêt lợi thế so sánh xác định nước chun mơn hóa vào sản xuất những hàng
hóa mà nước đó sản xuất một cách hiệu quả hơn và mua về những hàng hóa mà nước
đó sản xuất kém hiệu quả hơn so với các nước khác, ngay cả khi điều đó có nghĩa là
mua hàng hóa từ những nước khác mà mình có thể tự sản xuất hiệu quả hơn. Như vậy,
các nước tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế đều thu được lới ích cao hơn.


10

Lợi thế so sánh về một sản phẩm thể hiện khả năng cạnh tranh của một quốc gia
trên thị trường thế giới đối với sản phẩm đó. Mức lợi thế so sánh giữa hai quốc gia hay
nhiều nước trong khu vực có thể được xác định theo cơng thức:
RCA = (E1/Ec) / (E2/Ew)
Trong đó:

 RCA: Hệ số thể hiện lợi thế so sánh.
 E1: KNXK sản phẩm X của quốc gia trong một năm.
 Ec: Tổng KNXK của quốc gia trong một năm.
 E2: KNXK sản phẩm X của thế giới trong một năm.
 Ew: Tổng KNXK thế giới trong một năm.
 Nếu RAC <= 1 : sản phẩm không có lợi thế so sánh
 1 <= RAC <= 2,5: sản phẩm có lợi thế so sánh
 RAC >= 2,5: sản phẩm có lợi thế so sánh rất cao.
Cho đến nay, bản chất lý thuyết này vẫn không thay đổi, nõ vĩ đại ở chỗ đã chứng minh
được rằng, các quốc gia, bất kể có lợi thế tuyệt đối hay khơng, đều có lợi khi giao
thương với nhau, khắc phục được nhược điểm cơ bản của lý thuyết lợi thế tuyệt đối của
A.Smith. Vì vậy, quy luật lợi thế so sánh của david Ricardo được coi là một trong
những quy luật quan trọng nhất của kinh tế học phát triển dù vẫn còn một số hạn chế
nhất định như mới chỉ tính đến nhân tố lao động tỏng chi phí sản xuất nên khơng giải
thích xác đáng tình trạng năng suất lao động hơn kém nhau giữa các quốc gia, cách tính
tốn trên căn bản vẫn là hàng đổi hàng chưa chưa phải là giá quốc tế. Ricardo cũng
không thấy được nhu cầu tiêu dung của mỗi quốc gia có ảnh hưởng lên quan hệ thương
mại quốc tế, nên không xác định được giá cả tương đối của sản phẩm đem trao đổi giữa
các nước với nhau.
 Lý thuyết Heckscher – Ohlin
Trong thế kỷ XX, hai nhà kinh tế học người Thụy Điển, Eli Hecksher và Bertil
Ohlin, với tác phẩm “Thương mại liên khu vực và quốc tế” xuất bản năm 1993, đã phát


11

triển và giải quyết các vấn đề cơ bản mà cả A.Smith và Ricardo giải quyết chưa trọn
vẹn. Lý thuyết của Ricardo nhấn mạnh rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những sự khác
biệt về năng suất laođộng và lập luận rằng những sự khác biệt về năng suất lao động
giữa các nước ngụ ý về lợi thế so sánh. Eli Heckscher và Bertil Ohlin đã đưa ra cách

giải thích khác về lợi thế so sánh. Họ chứng tỏ rằng lợi thế so sánh xuất phát từ những
sự khác biệt trong độ sẵn có các nhân tố sản xuất.
Bằng cách sử dụng khái niệm độ sẵn có các nhân tố hai tác giả muốn đề cập đến
mức độ mà một nước có sẵn các nguồn lực như đất đai, lao động và vốn. Các nước có
độ sẵn có các nhân tố khác nhau, và sự sẵn có các nhân tố khác nhau đó giải thích
những sự khác biệt về giá cả các nhân tố; cụ thể, độ dồi dào của nhân tố càng lớn thì
giá cả của nhân tố đó càng rẻ.
Lý thuyết Heckscher-Ohlin dự báo rằng các nước sẽ xuất khẩu những hàng hóa
mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố dồi dào tại nước đó và nhập khẩu những
hàng hóa mà sử dụng nhiều hàm lượng những nhân tố khan hiếm tại nước đó. Như vậy,
lý thuyết H-O cố gắng giải thích mơ hình của thương mại quốc tế mà ta chứng kiến
trên thị trường thế giới. Giống như lý thuyết của Ricardo, lý thuyết H-O cho rằng
thương mại tự do sẽ mang lại lợi ích. Tuy nhiên, khác với lý thuyết của Ricardo, lý
thuyết H-O lại lập luận rằng mơ hình thương mại quốc tế được xác định bởi sự khác
biệt về mức độ sẵn có của các nhân tố sản xuất hơn là bởi sự khác biệt về năng suất lao
động.
Lý thuyết H-O dễ dàng được minh chứng trên thực tế. Ví dụ như nước Hoa Kỳ
trong một thời gian dài là một nước xuất khẩu lớn trên thế giới về hàng nông sản, và
điều này phản ánh một phần về sự dồi dào khác thường của Hoa Kỳ về diện tích đất có
thể canh tác. Hay ngược lại, Trung Quốc nổi trội về xuất khẩu những hàng hóa được
sản xuất trong những ngành thâm dụng laođộng như là dệt may và giày dép. Điều này
phản ánh mức độ dồi dào tương đối của Trung Quốc về lao động giá rẻ. Nước Hoa Kỳ,
vốn khơng có nhiều lao động giá rẻ, từ lâu đã là nước nhập khẩu chủ yếu những mặt


12

hàng này. Lưu ý rằng, mức độ sẵn có ở đây là tương đối, không phải con số tuyệt đối;
một nước có thể có số lượng tuyệt đối các nhân tố đất đai và lao động nhiều hơn hẳn so
với nước khác, nhưng lại chỉ có mức độ dồi dào tương đối một trong hai nhân tố đó mà

thơi.
Từ nhận định này, Hecksher – Ohlin đưa ra học thuyết của mình với nội dung:
“một quốc gia sẽ xuất khẩu sản phẩm thâm dụng nhân tố sản xuất quốc gia dư thừa và
nhập khẩu sản phẩm thâm dụng nhân tố sản xuất mà quốc gia khan hiếm”.
 Lý thuyết thương mại mới của Paul Rubin Krugman
Trong kinh tế học Krugman nổi tiếng hơn cả với tư cách là người sáng lập ra lý
thuyết mới về thương mại quốc tế hiện nay. Đây được xem là một cuộc cách mạng
trong tư duy thương mại quốc tế. Bởi vì trong suốt cả một thời kỳ dài, từ đầu thế kỷ 19
đến thập kỷ 1970, lý thuyết thương mại quốc tế được xây dựng dựa trên ý tưởng của
Ricardo về lợi thế so sánh và sau đó được phát triển thơng qua lý thuyết lợi thế cạnh
tranh của Porter.
Các lý thuyết trước đây cho rằng thương mại quốc tế diễn ra trên cơ sở các điều
kiện khác biệt giữa các quốc gia về nhân tố sản xuất. Một số nước dư thừa lao động
nhưng lại thiếu vốn, trong khi một số nước khác lại nhiều vốn nhưng thiếu lao động.
Kết quả là những nước chun mơn hố vào sản xuất và xuất khẩu, được cho là có lợi
thế so sánh và nhập khẩu những mặt khác kém lợi thế hơn. Càng ngày người ta càng
nhận thấy các lý thuyết này khơng thể giải thích được những hiện tượng trong thương
mại quốc tế đang diễn ra khắp nơi. Một trong những hiện tượng đó là thương mại nội
ngành (intra-industry trade) như việc Mỹ xuất khẩu ô tô sang Nhật Bản và Châu Âu,
nhưng cũng nhập khẩu ô tô từ Nhật Bản và Châu Âu. Nếu dựa vào lợi thế so sánh thì
trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp này không thể xảy ra, bởi vì một mặt
hàng chỉ có một chiều thương mại từ nơi có lợi thế đến nơi khơng có lợi thế để sản xuất
mặt hàng đó. Lý thuyết về lợi thế so sánh cũng khơng thể giải thích được tại sao Đài


13

Loan, Hàn Quốc lại thành công trong việc chuyển xuất khẩu quần áo, giầy dép vào
thập niên 1960 sang xuất khẩu máy tính, ơ tơ sang thị trường Mỹ như ngày nay.
Từ những năm 1950 các nhà kinh tế đã phát hiện ra vấn đề này và cố gắng giải

thích bằng lý thuyết thương mại nội ngành (intra industry trade) nhưng vẫn chưa mang
tính tồn diện, triệt để. Đến năm 1979, bằng một bài báo dài 10 trang, P. Krugman đã
đánh dấu sự ra đời của lý thuyết thương mại mới trên cơ sở lý luận về tính kinh tế của
quy mơ, sự đa dạng về sự sở thích của người tiêu dùng và cạnh tranh độc quyền.
Theo P. Krugman, sở dĩ trên thế giới mặc dù người ta có thể lập ra rất nhiều hãng
sản xuất máy bay nhưng thực tế chỉ cần và chỉ có một số ít hãng sản xuất và cung cấp
máy bay cho toàn thế giới như Boing, Airbus... Đó là vì tính kinh tế của quy mô. Thật
vậy, sản xuất quy mô lớn cho phép hãng hạ giá thành đến mức thấp nhất và tạo nên sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường, duy trì sự tồn tại và có khả năng thơn tính các hãng
khác nếu có ý định gia nhập ngành. Và dĩ nhiên, sản xuất quy mô lớn cũng tạo thuận
lợi cho việc đầu tư, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ mới, đảm bảo và liên tục nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Để giải thích cho các hiện tượng như Thụy Điển vừa xuất khẩu ơtơ (Volvo) lại
vừa nhập khẩu ơtơ (ví dụ BMW hay Phantome), cầu thủ người Anh đá bóng cho câu
lạc bộ của Ý và cầu thủ Brazin thì sang đá cho câu lạc bộ của Anh..., P. Krugman đã
viện đến lý do là sự đa dạng về sở thích của người tiêu dùng. Thực tế đúng như vậy.
Người tiêu dùng Việt Nam thích dùng gạo sản xuất ở Thái Lan, mặc dù Việt Nam là
nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 thế giới...
Cho tới ngày nay, lý thuyết Thương mại mới của Paul Krugman (cùng với sự
đóng góp lớn của Bhagwati, Dixit, Helpman, Norman…) đã trở thành lý thuyết chính
trong ngành thương mại quốc tế, bổ sung cho lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo và
Heckscher-Ohlin. Những nghiên cứu trong lĩnh vực thương mại quốc tế hơn 30 năm
qua hầu hết đều dựa trên những nền tảng của lý thuyết này.


×