Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

tiểu luận chính sách về hình sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.19 KB, 29 trang )

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA LUẬT HỌC

Họ và tên tác giả tiểu luận:

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: TƯ PHÁP HÌNH SỰ

Ngành, chun ngành: Luật Hình sự
Giảng viên: PGS.TS. HỒ SỸ SƠN

TP. HCM, năm 2021


HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA LUẬT HỌC

Họ và tên tác giả tiểu luận:

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

TÊN HỌC PHẦN: CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ
TÊN TIỂU LUẬN: VIỆC THỂ CHẾ HĨA CHÍNH SÁCH VỀ HÌNH PHẠT
TRONG BLHS 2015 VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU THỰC HIỆN VÀ HỒN THIỆN

Ngành, chun ngành: Luật Hình sự
Giảng viên: TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH

TP. HCM, năm 2021




CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu
Chính sách hình sự ở nước ta được bàn luận vào những năm đầu của thập
niên 90 thế kỷ XX. Những tác giả quan tâm đến chủ đề này là TS. Võ Khánh Vinh,
GS.TS. Đào Trí Úc, GS.TS. Lê Cảm, GS.TS. Hồ Trọng Ngũ và những tác giả khác.
Chính sách hình sự là khái niệm rộng lớn, là một loại chính sách pháp luật, một loại
chính sách xã hội, một loại chính sách cơng, một loại chính sách đối nội. Mục tiêu
cơ bản của Chính sách hình sự là định hướng xã hội, là một trong những định
hướng của chính sách xã hội, là chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đấu tranh
với tình hình tội phạm. Chính sách hình sự xác định chiến lược và chiến thuật của
cuộc đấu tranh với tình hình tội phạm nhằm hạn chế, khắc phục, thu hẹp và từng
bước giảm thiểu tình hình tội phạm hay nói cách khác là phịng ngừa và đấu tranh
có hiệu quả với tình hình tội phạm.
Với những mục tiêu cơ bản của Chính sách hình sự như trên, thì những
ngun tắc của Chính sách hình sự là các tư tưởng chỉ đạo mang tính nền tảng xác
định nội dung cơ bản của hoạt động và các nhiệm vụ, định hướng cơ bản thâm nhập
vào toàn bộ cấu trúc của Chính sách hình sự, là hạt nhân và định hướng cho hoạt
động phòng ngừa và đấu tranh với tình hình tội phạm. Do đó, theo tác giả thì khi
nghiên cứu Chính sách hình sự phải thấy được tầm quan trọng của các Chính sách
hình phạt trong Bộ Luật hình sự 2015 và một số vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên
cứu thực hiện, để làm sáng tỏ các chính sách và cũng từ đó thấy được những bất
cập, những vướng mắc mà thực tiển đã phản ánh lại để tổng kết, đánh giá và định
hướng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật. Do đó, tác giả đã chọn “Việc
thể chế hóa chính sách về hình phạt trong Bộ Luật hình sự 2015 và 1 số vấn đề
đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu thực hiện và hoàn thiện” làm vấn đề nghiên cứu
kết thúc học phần mơn học “Chính sách hình sự”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của tiểu luận là làm sáng tỏ nội dung các Việc thể chế hóa chính

sách về hình phạt trong Bộ Luật hình sự 2015 để phản ánh những bất cập, những

1


vướng mắc trong hoạt động thực tiễn đồng thời đặt ra 1 số vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu thực hiện
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là việc thể chế hóa chính sách về hình
phạt trong Bộ Luật hình sự 2015.
- Phạm vi nghiên cứu: Bài giảng “Chính sách hình sự: Những vấn đề lý luận
và thực tiển” của GS.TS. Võ Khánh Vinh, Hiến pháp 2013, Bộ luật Hình sự 2015
sửa đổi, bổ sung 2017 (gọi tắt là Bộ luật Hình sự 2015); Bộ luật Tố tụng hình sự
2015 và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự, Bộ
luật tố tụng hình sự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận sử dụng phương pháp: Trình bày, phân tích, phản ánh, tổng hợp để
làm sáng tỏ các nguyên tắc và đánh giá bất cập giữa lý luận và thực tiển.

2


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG
1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1. Khái niệm chính sách hình sự:
Hiện nay có nhiều định nghĩa, cách tiếp cận khác nhau về chính sách hình sự.
+ Các định nghĩa về chính sách hình sự.
> GS.TSKH. Đào Trí Úc cho rằng, chính sách hình sự, một mặt, đó là chính sách
nhằm thể hiện phản ứng của Nhà nước, của xã hội đối với các hành vi phạm tội và
người phạm tội, mặt khác đó là chính sách, đường hướng cho việc tổ chức đấu tranh

phòng và chống tội phạm. Nói cách khác chính sách hình sự là chính sách về tội
phạm và về tổ chức phịng, chống tội phạm.
> GS. TSKH. Lê Văn Cảm quan niệm rằng, chính sách hình sự trong giai đoạn
xây dựng NNPQ là một phần của chính sách xã hội nói chung, đồng thời là chính
sách pháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng và bao gồm tổng thể bốn
chính sách – chính sách phịng ngừa tội phạm, chính sách PLHS, chính sách pháp
luật TTHS và chính sách pháp luật THAHS- với tư cách là những phương hướng có
tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội
phạm nhằm bảo đảm thực hiện tốt đường lối xử lý về hình sự, góp phần đưa các
nguyên tắc của NNPQ vào đời sống thực tế, giáo dục công dân ý thức tôn trọng,
tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tiến tới xây dựng thành cơng NNPQ
ở Việt Nam. Nói một cách ngắn gọn hơn, chính sách hình sự trong giai đoạn xây
dựng NNPQ là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược của Nhà nước
trong lĩnh vực tội phạm và hình phạt nhằm xây dựng và hoàn thiện PLHS, pháp luật
TTHS và pháp luật THAHS, cũng như thực tiễn áp dụng chúng, đồng thời soạn thảo
và triển khai các biện pháp đấu tranh phòng và chống tội phạm.
> Quan điểm khác cho rằng, chính sách hình sự là chính sách xã hội trong lĩnh
vực đời sống xã hội chính trị- pháp lý xã hội, là hệ thống những quan điểm, tư
tưởng chiến lược, tổng thể về tội phạm như một hiện tượng lịch sử xã hội của xã hội
có giai cấp và về những vấn đề cơ bản nhất (mục tiêu, nhiệm vụ, nguyên tắc,
phương hướng và tổ chức lực lượng) bảo đảm cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội
phạm có hiệu quả trên tất cả các phương diện chính trị-xã hội, pháp luật và kinh tế
được ghi nhận trong các văn kiện của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

3


> GS.TSKH. Kovalev M.I, Voronhin Ju.A cho rằng, chính sách hình sự là
phương hướng hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các biện pháp
chính trị - xã hội, kinh tế và soạn thảo các phương pháp tối ưu về mặt pháp luật hình

sự nhằm mục đích xố bỏ tình hình tội phạm trong đất nước.
> GS.TSKH, Viện sĩ Kuddriacev quan niệm rằng, chính sách hình sự là chính
sách trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm bao gồm chính sách pháp luật hình sự,
chính sách xét xử, chính sách cải tạo lao động, chính sách phịng ngừa xã hội các vi
phạm pháp luật.
> GS. TSKH. Naumov A. V. cho rằng, chính sách hình sự là một bộ phận cấu
thành của chính sách xã hội gắn liền với việc sử dụng các khả năng và phương tiện
của luật hình sự để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, của xã hội và
của Nhà nước.
+ Tiếp cận chính sách hình sự ở nghĩa hẹp.
> Chính sách hình sự ở nghĩa hẹp được hiểu là tổng thể tất cả các nguyên tắc,
mục đích, khuynh hướng và biện pháp hoạt động của Nhà nước trong lĩnh vực bảo
vệ các quan hệ xã hội bằng pháp luật hình sự. Chính sách hình sự ở nghĩa hẹp được
hiểu là chính sách pháp luật hình sự: xây dựng và sử dụng pháp luật hình sự.
> Theo quan niệm hẹp, nội dung của chính sách hình sự bao gồm:
 Những luận điểm chung và các nguyên tắc của luật hình sự, khả năng
sử dụng luật hình sự để đấu tranh với tình hình tội phạm
 Soạn thảo các tiêu chuẩn để coi một hành vi nguy hiểm cho xã hội là
tội phạm (tiêu chuẩn tội phạm hóa)
 Xác định khuynh hướng hoạt động của các cơ quan xây dựng pháp
luật hình sự
 Xác định khuynh hướng hoạt động của các cơ quan áp dụng pháp luật
hình sự
+ Tiếp cận chính sách hình sự ở nghĩa rộng.
> Chính sách hình sự ở nghĩa rộng được hiểu là tổng thể tất cả các nguyên tắc,
mục đích, khuynh hướng sử dụng pháp luật hình sự, pháp luật tố tụng hình sự, pháp
luật điều tra hình sự và pháp luật thi hành án hình sự để đấu tranh với tình hình tội
phạm.
> Theo quan niệm rộng, nội dung chính sách hình sự bao gồm:


4


. Chính sách pháp luật hình sự.
. Chính sách pháp luật tố tụng hình sự.
. Chính sách pháp luật điều tra hình sự.
. Chính sách pháp luật thi hành án hình sự.
. Chính sách phịng ngừa tình hình tội phạm.
> Sự chuyển dịch từ quan điểm hẹp sang quan điểm rộng.
> Sự thay đổi các quan điểm về chính sách hình sự.
-Tiếp cận hiện nay đến khái niệm về chính sách hình sự
+ Chính sách hình sự là khái niệm rộng lớn và nhiều khía cạnh hơn.
+ Chính sách hình sự là một loại chính sách pháp luật, một loại chính sách xã
hội, một loại chính sách cơng, một loại chính sách đối nội.1
+ Khách thể tác động của chính sách hình sự là tình hình tội phạm, tức là một
hiện tượng pháp luật - xã hội, được thay đổi về mặt lịch sử, tiêu cực, phổ biến, bao
gồm hệ thống các tội phạm đã được thực hiện ở một quốc gia ( vùng, thế giới) trong
một giai đoạn nhất định, được đặc trưng bởi các chỉ số về lượng và chất.
+ Chính sách hình sự tác động đến tình hình tội phạm thơng qua hoạt động của
các cơ quan bảo vệ pháp luật và các thiết chế, tổ chức tham gia phịng ngừa và đấu
tranh với tình hình tội phạm.
+ Bản chất của chính sách hình sự thể hiện ở việc soạn thảo và thực hiện các
mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với
tình hình tội phạm; ở việc xác định các phương tiện, các giải pháp, các hình thức và
các phương pháp hoạt động của Nhà nước và các cơ quan nhà nước (trước hết của
các cơ quan bảo vệ pháp luật) trong lĩnh vực phòng ngừa và đấu tranh với tình hình
tội phạm.
+ Mục tiêu cơ bản của chính sách hình sự là tính định hướng xã hội của nó, là
một trong những định hướng của chính sách xã hội, là chính sách của Nhà nước
trong lĩnh vực đấu tranh với tình hình tội phạm. Chính sách hình sự xác định chiến

lược và chiến thuật của cuộc đấu tranh đó nhằm hạn chế, khắc phục, thu hẹp và từng
bước giảm thiểu tình hình tội phạm, nói cách khác là phịng ngừa và đấu tranh có
hiệu quả với tình hình tội phạm.
1.2. Khái niệm hình phạt:

5


Hình phạt là một phạm trù pháp lý và xã hội phức tạp, mang tính khách quan,
gắn liền với sự xuất hiện của nhà nước và pháp luật, vì thế nó được nghiên cứu
trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như triết học, thần học, giáo dục học, đạo
đức học, tâm lý học, tội phạm học, khoa học Luật hình sự.
Trong lĩnh vực khoa học luật hình sự, hình phạt là một trong những đối tượng
nghiên cứu chủ yếu, trong đó việc làm sáng tỏ khái niệm hình phạt là một vấn đề
hết sức quan trọng. Tuy vậy, về vấn đề này trong khoa học luật hình sự trong và
ngồi nước từ trước đến nay vẫn cịn tồn tại hai loại quan điểm khác nhau. Nhìn
chung, các quan điểm đó có thể được chia thành ba loại: 1) Coi hình phạt là cơng cụ
trừng trị, trả thù người phạm tội; 2) Coi hình phạt là cơng cụ phịng ngừa tội phạm;
3) Coi hình phạt khơng chỉ trừng trị người phạm tội mà cịn là cơng cụ phịng ngừa
tội phạm. Quan điểm thứ nhất, coi hình phạt là cơng cụ trừng trị, trả thù của Nhà
nước dựa theo học thuyết trừng trị hay cịn gọi là học thuyết hình phạt tuyệt đối do
I. Kant và F. Hegel, là những triết gia người Đức chủ trương. I. Kant cho rằng, sự
bất công do hành vi của người phạm tội gây ra phải được đền bù bằng hình phạt,
thơng qua đó trật tự pháp luật bị xâm phạm được khôi phục [1]. Việc áp dụng hình
phạt nhằm đảm bảo cơng lý, cơng bằng. Cơ sở pháp lý và ý nghĩa của hình phạt
theo học thuyết hình phạt tuyệt đối, chỉ nằm ở sự trừng trị, trả thù, có nghĩa là bằng
việc áp dụng hình phạt, sự bất cơng mà người phạm tội đã có lỗi gây ra được đền bù
cơng bằng. Cịn F. Hegel lại coi hình phạt là sự phủ định của sự phủ định (Negation
der Negation). Ông cho rằng, tội phạm là sự phủ định các quyền, nên hình phạt là
công cụ để phủ định tội phạm, nhằm khôi phục lại các quyền đã bị vi phạm. Hình

phạt là sự trừng trị, trả thù của Nhà nước, là điều ác trả bằng điều ác. Hình phạt chỉ
có mục đích tự thân, khơng có mục đích cải tạo, răn đe, phịng ngừa chung [2]. Do
có quan điểm coi hình phạt là công cụ trừng trị, trả thù của Nhà nước, nên hình phạt
được các học giả định nghĩa như là "sự đau đớn về thể chất hoặc tinh thần hoặc sự
bất lợi nhất định nào đó dành cho người có hành vi phạm tội theo một bản án hoặc
quyết định của Tòa án" [3]; "là sự đau đớn mà người ta làm cho chủ thể của hành vi
phạm pháp chịu đau khổ vì ngun nhân của hành vi này; đó là tổn hại mà người
phạm tội phải chịu bởi vì anh ta đã làm một điều ác" [4].

6


2.

Thực trạng việc thể chế hóa chính sách hình sự về hình phạt trong

Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
2.1.

Những vấn đề phù họp

Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi, bổ sung năm 2017 (gọi tắt là BLHS
năm 2015) ra đời tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp,
đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho cuộc đấu tranh
phòng, chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con
người, quyền cơng dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức; thúc đẩy kinh tế thị trường
xã hội chủ nghĩa; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.
2.1.1

Đề cao hiệu quả phịng ngừa và tính hướng thiện trong xử lý


người phạm tội
BLHS năm 2015 gồm có 3 Phần, 26 Chương, 426 Điều. So với BLHS năm
1999 thì Bộ luật này bãi bỏ 3 Điều; giữ nguyên 30 Điều; sửa đổi, bổ sung 396 Điều.
Với nhiều nội dung được sửa đổi lớn, BLHS năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ
trương cải cách tư pháp của Đảng theo tinh thần đề cao hiệu quả phòng ngừa và tính
hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội; tôn trọng và bảo đảm thực thi các
quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiển pháp năm 2013.
Thứ nhất, BLHS năm 2015 thể chế hóa chủ trương của Đảng về hạn chế áp
dụng hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt ngồi tù. Cụ thể là Bộ luật quy định
hình phạt tiền là hình phạt chính được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và tội nghiêm trọng. Riêng đối với nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý
kinh tế, mơi trường thì phạt tiền là hình phạt chính có thể áp dụng đối với cả tội rất
nghiêm trọng.
Bộ luật cũng đã mở rộng nội hàm của hình phạt cải tạo khơng giam giữ, theo
đó, trong trường hợp người bị phạt cải tạo khơng giam giữ khơng có việc làm hoặc
bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt này thì phải thực hiện một số
công việc lao động phục vụ cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ với
thời gian lao động phục vụ cộng đồng không quá 04 giờ trong một ngày và không
quá 05 ngày trong một tuần. Biện pháp này không áp dụng đối với người già yếu,
phụ nữ có thai.

7


Đối với hình phạt tù, Bộ luật khẳng định nguyên tắc khơng áp dụng hình phạt
tù đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vơ ý (khoản 2 Điều 37), theo
đó, tại Phần các tội phạm, số lượng các khoản khơng quy định hình phạt tù tăng từ
06 khoản (theo BLHS năm 1999) lên hơn 30 khoản.
Thứ hai, BLHS năm 2015 tiếp tục thể chế hóa chủ trương của Đảng và tinh

thần của Hiến pháp năm 2013 về hạn chế áp dụng hình phạt tử hình. Điều 40 của
BLHS năm 2015 đã xác định rõ tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với
người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an
ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng
và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
Bộ luật đã bổ sung thêm các trường hợp khơng áp dụng hình phạt tử hình,
khơng thi hành án tử hình. Theo đó, hình phạt tử hình khơng áp dụng đối với người
đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử. Đối với người bị kết án tử hình về
tội tham ơ tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba
phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong
việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn thì khơng thi hành án tử
hình đối với họ. Quy định này nhằm góp phần hạn chế việc thi hành hình phạt tử
hình trên thực tế và là thúc đẩy việc thu hồi tài sản bị tham nhũng trong các vụ án
tham nhũng.
BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tử hình ở 8 tội danh gồm: (1) cướp tài sản
(Điều 168); (2) sản xuất, buôn bán hàng cấm là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực
phẩm (Điều 193); (3) tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249); (4) chiếm đoạt chất
ma túy (Điều 252); (5) phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh
quốc gia (Điều 303); (6) chống mệnh lệnh (Điều 394); (7) đầu hàng địch (Điều
399); (8) tội hoạt động phỉ (do BLHS đã bỏ tội danh này). Như vậy, BLHS năm
2015 vẫn cịn duy trì hình phạt tử hình đối với 18 tội danh trong tổng số 314 tội
danh.
Thứ ba, BLHS năm 2015 đã bổ sung chế định tha tù trước thời hạn có điều
kiện với những quy định hết sức chặt chẽ nhằm tạo cơ hội cho những phạm nhân
tích cực cải tạo tốt trong quá trình chấp hành án ở các cơ sở giam giữ được sớm trở

8


về với gia đình và tiếp tục chứng tỏ sự cải tạo của mình trong mơi trường xã hội

bình thường có sự giám sát của chính quyền địa phương và xã hội. Nếu trong thời
gian thử thách mà người được tha tù trước thời hạn cố ý vi phạm nghĩa vụ hoặc
phạm tội mới thì phải trở lại cơ sở giam giữ để chấp hành tiếp phần hình phạt tù cịn
lại chưa chấp hành. Quy định này góp phần thực hiện chủ trương của Đảng về việc
giáo dục, cải tạo người phạm tội trong môi trường xã hội.
Thứ tư, BLHS năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung nhóm các tội xâm phạm tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người (Chương XIV) và nhóm các tội
xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do dân chủ của công dân (Chương
XV) theo hướng tiếp tục tăng cường bảo vệ các quyền con người, quyền công dân
trên tinh thần Hiến pháp năm 2013 với những chế tài nghiêm khắc. BLHS năm
2015 bổ sung một số quy định mới để xử lý hình sự đối với hành vi xâm phạm
quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, quyền tự do ngơn luận, tự do báo
chí, tiếp cận thơng tin, quyền biểu tình của cơng dân, đồng thời, có chính sách xử lý
nghiêm khắc hơn đối với các tội xâm phạm quyền tự do của con người, quyền tự do
dân chủ của cơng dân.
2.1.2

Diều chỉnh chính sách hình sự đối với người chưa thành niên

phạm tội
BLHS năm 2015 đã có sự điều chỉnh mạnh mẽ trong chính sách hình sự đối
với người chưa thành niên phạm tội theo hướng bảo đảm lợi ích tốt nhất cho các em
trên tinh thần bảo đảm yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi chưa
thành niên. Theo quy định của BLHS năm 1999, các tội phạm mà người chưa thành
niên phải chịu trách nhiệm hình sự là khá rộng và quan trọng hơn là quy định này
không rõ ràng, minh bạch, nên bản thân các em không thể hoặc khó có thể biết được
chính xác khi nào thì hành vi do mình thực hiện bị coi là tội phạm.
Thực tế cho thấy, những trường hợp trẻ em từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi tự mình
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là
không nhiều và chủ yếu tập trung vào một số tội phạm thuộc nhóm các tội xâm

phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, các tội xâm phạm
sở hữu, còn lại phần lớn các trường hợp khác các em tham gia thực hiện tội phạm là

9


do bị người lớn xúi giục, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa... Bản thân các em không nhận
thức được một cách đầy đủ về tính chất, mức độ nguy hiểm của loại tội phạm mà
mình đã thực hiện. Vì vậy, việc xử lý hình sự đối với các em trong những trường
hợp này có phần q nghiêm khắc và ít có tác dụng giáo dục, phịng ngừa, giúp các
em nhận ra và sửa chữa lỗi lầm của bản thân.
Kế thừa đồng thời khắc phục những hạn chế của BLHS năm 1999, BLHS năm
2015 chỉ rõ hơn những tội phạm cụ thể mà người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải
chịu trách nhiệm hình sự, theo đó, các em chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về việc
thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ở 28 tội danh
trong số 314 tội danh thuộc 4 nhóm tội phạm: (1) các tội xâm phạm tính mạng, sức
khỏe, danh dự, nhân phẩm con người; (2) các tội xâm phạm sở hữu; (3) các tội
phạm về ma túy; (4) các tội xâm phạm an tồn cơng cộng.
Nhằm tiếp tục hồn thiện chính sách hình sự đối với người chưa thành niên,
đáp ứng yêu cầu của Công ước của Liên họp quốc về quyền trẻ em và các văn kiện
quốc tế về tư pháp người chưa thành niên, phù hợp với xu hướng chung của thế
giới, BLHS năm 2015 đã cụ thể hóa các điều kiện miễn trách nhiệm hình sự áp
dụng riêng cho từng đối tượng người chưa thành niên (người từ đủ 14 tuổi đến dưới
16 tuổi và người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi), đồng thời, bổ sung 3 biện
pháp giám sát, giáo dục áp dụng trong trường hợp các em được miễn trách nhiệm
hình sự, gồm: (1) Khiển trách; (2) Hịa giải tại cộng đồng; (3) Biện pháp giáo dục
tại xã, phường, thị trấn.
2.2. Những vân đê chưa phù hợp
Bên cạnh những sửa đổi, bổ sung tương đối phù họp nêu trên đã phần nào
khắc phục được những bẩt cập, hạn chế trong thực tiễn thi hành BLHS năm 1999,

thì vẫn cịn một số vấn đề mang tính kế thừa của BLHS năm 1999 chưa được sửa
đổi, bổ sung cho phù họp để khắc phục những hạn chế trong thực tiễn vừa qua, bên
cạnh đó một số quy phạm đã được bổ sung nhưng cịn có sự thiếu sót, chưa đầy đủ
mà học viên cho rằng sẽ dẫn đến những vướng mắc, bất cập hoặc làm giảm hiệu quả
của hình phạt trong quá trình thi hành BLHS năm 2015 nếu như khơng được làm rõ
để tiếp tục tiến hành hình sự hố, cụ thể như:

10


2.2.1.

về các loại hình phạt chính đổi với người phạm tội

Chính sách xử lý đối với một số loại tội phạm chưa thực sự họp lý, chưa bảo
đảm được một trong những nguyên tắc quan trọng khi xây dựng chế tài là phải xem
xét, cân nhắc đầy đủ hiệu quả của hình phạt được quy định đối với tội phạm, nghĩa
là hình phạt mang lại hiệu quả cao phải là hình phạt được áp dụng phổ biến. Tuy
nhiên, hình phạt cảnh cáo và phạt tiền được đánh giá là hình phạt mang tính khả thi
thấp trong thực tiễn áp dụng vừa qua. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng này phải kể đến tính nghiêm khắc của hình phạt chưa được đảm
bảo và thiếu cơ chế bảo đảm thực thi trên thực tế.
Qua tổng kết thực tiễn thi hành BLHS năm 1999 cho thấy, hình phạt tiền được
xem là hình phạt mang tính khả thi thấp do thiếu cơ chế bảo đảm thực thi trên thực
tế. Song, quy định về hình phạt tiền tại Điều 35 BLHS năm 2015 cũng chưa có nội
dung nào thể hiện được cơ chế bảo đảm thực thi của nó. Trong khi đó, hình phạt
tiền lại được mở rộng phạm vi áp dụng theo định hướng cải cách tư pháp. Điều này
đặt ra vẩn đề là cơ chế bảo đảm thực thi hình phạt tiền cần phải được quy định cụ
thể trong BLHS thì mới nâng cao được hiệu quả của hình phạt.
Khoản 3 Điều 35 quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền 1.000.000 đồng

trên cơ sở kế thừa quy định của BLHS năm 1999 là chưa có sự thống nhất với quy
định mức phạt tiền tối thiểu tại Phần các tội phạm. Bởi lẽ, qua nghiên cứu mức phạt
tiền bao gồm cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung tại Phần các tội phạm thì mức
phạt tiền tối thiểu được quy định tại các tội danh có quy định hình phạt tiền là
5.000.000đồng. Hơn nữa, sau hơn 16 năm đổi mới (từ khi có BLHS năm 1999) nền
kinh tế của nước ta đã có bước phát triển vượt bậc cho nên BLHS năm 2015 vẫn
quy định mức tối thiểu của hình phạt tiền 1.000.000 đồng là quá thấp và chưa phù
họp với điều kiện kinh tế hiện nay.
Bên cạnh đó, tại Điều 99 quy định “mức phạt tiền đối với người từ đủ 16 tuổi
đến dưới 18 tuổi phạm tội không quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy
định” cũng chưa phù hợp, bởi vì quy định này chỉ xác định mức tiền phạt tối đa mà
khơng xác định mức tối thiểu, điều này có thể dẫn đễn việc áp dụng tuỳ nghi mức
tiền phạt trong thực tiễn xét xử. Ví dụ, A (17 tuổi) phạm tội và bị kết án phạt tiền

11


đối với hành vi phạm tội của A mà điều luật quy định là 20.000.000 đồng thì mức
tiền phạt được áp dụng đối với A là không quá một phần hai tức là khơng q
10.000.000đồng, vậy thì áp dụng mức tiền phạt nào đối A là hợp lý và mức tối thiểu
mà A có thể được áp dụng là bao nhiêu? Phải chăng là không thấp hơn
10.000.000đồng theo quy định tại Điều 35 hay vẫn có thể thấp hon. Như vậy, rõ
ràng quy định này là chưa hợp lý và sẽ dẫn đến những bất cập trong thực tiễn xét
xử, cần phải được quy định rõ ràng hơn.
2.2.2

về điều kiện áp dụng hình phạt chỉnh đổi với pháp nhân thương

mại phạm tội
Theo khoản 1 Điều 78 BLHS năm 2015, một trong những điều kiện để áp

dụng hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn là phải gây thiệt hại đến tính mạng,
sức khoẻ con người, mơi trường hoặc an ninh, trật tự an toàn xã hội và hậu quả gây
ra có khả năng khắc phục trên thực tế. Tuy nhiên, theo quan điểm của chúng tôi,
quy định này chưa hợp lý và rất khó có thể xác định trên thực tế. Bởi lẽ, với việc
gây thiệt hại tính mạng, sức khoẻ cần phải chứng minh bằng việc có số lượng người
bị thiệt mạng, hay số lượng người bị thiệt hại về sức khoẻ với tỷ lệ tổn thương cơ
thể là bao nhiêu %, song những thiệt hại này không thể khắc phục được trên thực tế,
và vì vậy khơng cần kèm theo điều kiện là hậu quả có thể khắc phục được trong
trường hợp này. Bên cạnh đó, với những thiệt hại về môi trường, an ninh, trật tự
phải đạt đến mức độ nào, xác định như thế nào là có thiệt hại và như thế nào có thể
xem là khắc phục được.
về điều kiện áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tại khoản 1 Điều
79 BLHS năm 2015 là gây ra hậu quả thực tế khơng có khả năng khắc phục. Việc
quy định điều kiện này mang tính chất định tính, vì vậy cần xác định thế nào là
“khơng có khả năng khắc phục hậu quả gây ra” thì mới có thể áp dụng được hình
phạt này trên thực tế.
về điều kiện tại khoản 2 Điều 79 là “pháp nhân thương mại được thành lập chỉ
để thực hiện tội phạm”, điều kiện này là hoàn toàn hợp lý đối với những pháp nhân
thương mại nếu có hành vi phạm tội và chứng minh được mục đích thành lập là để
thực hiện tội phạm thì có đủ cơ sở áp dụng hình phạt này. Tuy nhiên, trên thực tế có

12


những pháp nhân thương mại khi thành lập thì mục đích chính là kinh doanh hợp
pháp nhằm tìm kiếm lợi nhuận, nhưng trong quá trình làm ăn thua lỗ mới chuyển
hẳn sang mục đích thực hiện tội phạm thì vấn đề đặt ra là có thể áp dụng hình phạt
đình chỉ hoạt động vĩnh viễn theo khoản 2 Điều 79 được không? vấn đề này cần
thiết phải được làm rõ để thống nhất trong cách hiểu và áp dụng.
2.2.3.


Thực hiện hình sự hố đối với pháp nhân thương mại chưa đầy

đủ, chưa đăm bảo được nguyên tắc về sự bảo đảm công bằng
Mặc dù đây là lần đầu tiên nước ta quy định trách nhiệm hình sự và hình phạt
của pháp nhân thương mại nên cần phải có bước đi thận trọng và phù họp, song việc
quy định trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với pháp nhân thương mại chỉ giới
hạn ở 31 tội danh thuộc hai lĩnh vực kinh tế và môi trường như đã đề cập trên đây là
chưa đầy đủ, chưa bao quát được hầu hết các hành vi phạm tội do pháp nhân thương
mại có khả năng gây ra, chưa đảm bảo được tính công bằng trong xử lý tội phạm.
Bởi lẽ, một số tội phạm khác chẳng hạn như: Tội mua bán người (Điều 150), Tội
mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151), Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng (Điều 222), Tội tài trợ khủng bố (Điều 300), Tội rửa tiền (Điều
324), Tội nhận hối lộ (Điều 354), Tội đưa hối lộ (Điều 364)... cũng hoàn toàn có thể
được thực hiện bởi pháp nhân thương mại nhưng lại không được quy định. Đặc biệt,
đối với Tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và Tội rửa tiền (Điều 324) nếu khơng thực
hiện hình sự hố đối với pháp nhân thương mại thì chưa đảm bảo việc thực hiện đầy
đủ các cam kết của nước ta đối với một số công ước quốc tế mà Việt Nam là thành
viên.
3.

Kiến nghị góp phần hồn thiện hình phạt trong Bộ luật Hình sự

năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3.1.

Quan điểm, định hướng của Đảng ta về cải cách tư pháp - một

căn cứ quan trọng để thực hiện chính sách hình phạt ở nước ta hiện nay
Để cơng cuộc cải cách tư pháp tiếp tục được triển khai đáp ứng yêu cầu đòi

hỏi của cuộc sống và xu thế phát triển của xã hội, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ
vững ốn định chính trị - xã hội của đất nước, cần bám sát các chủ trương, định
hướng và nhiệm vụ cải cách tư pháp mà Đảng ta đã đề ra tại các Nghị quyết mà Bộ

13


Chính trị đã ban hành, trong đó phải kể đến Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02
tháng 01 năm 2002 về một sổ nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian
tới, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 về Chiến lược xây dựng
và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm
2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về Chiến lược cải
cách tư pháp đến năm 2020.
Kết quả lớn nhất đạt được sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 49 theo là sự thay
đổi về nhận thức của cả hệ thống chính trị về vai trị của tư pháp. Trong đó, Hiến
pháp 2013 khẳng định tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp, nên khẳng
định tư pháp là xét xử thì mới xác lập được trọng tâm của cải cách tư pháp những
năm tiếp theo.
Nếu đã khẳng định nhà nước ta là nhà nước pháp quyền thì khơng cịn cách
nào khác phải bảo đảm độc lập tư pháp. Nhà nước pháp quyền là nhà nước được
xây dựng và hoạt động trên cơ sở những nguyên tắc pháp quyền, mà một trong số
đó là bảo đảm tính độc lập tư pháp. Tư pháp độc lập với các nhánh quyền lực khác,
độc lập giữa các cấp xét xử độc lập, độc lập giữa các thẩm phán với nhau.
Đại hội lần thứ XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: Cải cách tư
pháp là động lực quan trọng để phòng chống tham nhũng. Đẩy mạnh cải cách tư
pháp là xu thế tất yếu nhằm tiến tới xây dựng nhà nước pháp quyền. Cải cách tư
pháp để chúng ta có được nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm
minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa như mục tiêu Nghị quyết số 49-NQ/TƯ của Bộ Chính trị đề
ra, cũng là kỳ vọng về tương lai dân tộc của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.

Ke thừa thành quả của việc thực hiện Chiến lược cải cách tư pháp, căn cứ Kết
luận số 84-KL/TƯ của Bộ Chính trị về tổng kết Nghị quyết số 49, trong đó xác định
nghiên cứu, xây dựng Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương về chiến lược xây
dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030,
định hướng đến năm 2045, trong đó có nội dung về cải cách tư pháp, Ban Cán sự
đảng Tòa án nhân dân Tối cao đề xuất 8 quan điểm, nhiệm vụ cải cách tư pháp giai
đoạn hậu 2020.

14


Quan điểm số một được xác định là kiên định, nhất quán nguyên tắc Đảng
lãnh đạo toàn diện, thống nhất và trực tiếp đối với cơ quan tư pháp. Cải cách tư
pháp vì sự phát triển của đất nước. Xác định cải cách tư pháp là động lực quan trọng
để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tư pháp và cơng tác phịng, chống tham
nhũng do Đảng lãnh đạo. Xây dựng nền tư pháp vì nhân dân phục vụ. Hoạt động tư
pháp phải đặt người dân vào vị trí trung tâm. Tiếp tục đổi mới tổ chức, phương thức
hoạt động theo hướng đảm bảo trong sạch, tinh gọn, hiệu quả.
3.2.

Một số kiến nghị về chính sách hình phạt góp phần hoàn thiện

BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
3.2.1.

Cần hồn thiện hơn quy định về hình phạt chính đối với người

phạm tội
3.2.1.1. Đối với hình phạt cảnh cảo
Nhìn lại khái niệm về hình phạt, như chúng ta đã biết BLHS ghi nhận “hình

phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất...”, tuy nhiên tính nghiêm khắc của
hình phạt cảnh cáo trong hệ thống hình phạt chính của BLHS chưa thực sự tương
xứng với bản chất “nghiêm khắc nhất” của luật hình sự. Bởi vì, cảnh cáo đã được áp
dụng với tư cách là biện pháp xử lý hành chính, mặc dù với tư cách là hình phạt thì
cảnh cáo có sự phân biệt về việc để lại án tích, song với cách thức áp dụng khơng
mấy nghiêm khắc đã làm cho hình phạt cảnh cáo khơng phát huy được tác dụng răn
đe, giáo dục người bị kết án. Hơn nữa, một trong những tiêu chí để đánh giá hiệu
quả của hình phạt đó là mức độ, tần suất áp dụng hình phạt, nghĩa là hình phạt có
hiệu quả cao thường được áp dụng phổ biến hơn và đó cũng là một trong những yếu
tố phải được đảm bảo khi quy định hình phạt. Do đó, để tiếp tục duy trì hình phạt
cảnh cáo, nhất thiết phải có sự điều chỉnh nhằm tăng tính nghiêm khắc của hình
phạt này. Học viên đề xuất bổ sung thêm trường hợp có thể bị buộc cơng khai xin
lỗi phù họp với tính chất của hành vi phạm tội đối với người bị áp dụng hình phạt
cảnh cáo tại Điều 34 BLHS năm 2015. Theo đó, Điều 34 có thể sửa đổi, bổ sung
như sau:
“ỉ. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều
tình tiết giảm nhẹ, nhimg chưa đến mức miễn hình phạt.

15


3.2.

Người bị kết án phạt cảnh cáo có thể bị buộc phải công khai xin

loi do hành vi phạm tội của mình gây ra
3. 2.1.2. Đổi với hình phạt tiền
Để thể hiện sự phù hợp với “tính chất kinh tế” trong tình hình kinh tế - xã hội
hiện nay, cần khẳng định giá trị và ý nghĩa quan trọng của hình phạt tiền đối với các
loại tội phạm mang tính kinh tế như các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất, kinh

doanh, thương mại; lĩnh vực thuế, tài chính, ngân hàng, chứng khốn, bảo hiểm;
cơng nghệ thơng tin, mạng viễn thông; môi trường; tham nhũng;... BLHS năm 2015
đã đáp ứng được vấn đề này bằng cách tăng mức phạt tiền ở cả mức tối thiểu và
mức tối đa khi xem xét ở Phần các tội phạm đổi với các loại tội phạm có quy định
hình phạt tiền nói trên. Tuy nhiên, Điều 35 BLHS năm 2015 chưa có biện pháp
mang tính cưỡng chế cần thiết để bảo đảm tính khả thi của hình phạt tiền được thi
hành trên thực tế. Do đó, để đảm bảo việc thi hành hình phạt tiền của người bị kết
án cũng như tránh tình trạng người bị kết án cố tình trốn tránh khơng chịu nộp phạt,
chúng tôi cho rằng, cần bổ sung thêm khoản 5 quy định về cách thức thi hành hình
phạt tiền, có thể quy định là: “5. Tiền phạt có thể được nộp một lần hay nhiều lần
trong thời hạn do Tồ án quyết định trong bản án nhưng khơng được quá 06 thảng
kế từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật”. Quy định này vừa tạo điều kiện cho người
bị kết án nộp tiền phạt nhưng vẫn đảm bảo được tính nghiêm minh cũng như hiệu
quả của hình phạt tiền khi quy định rõ một giới hạn thời gian phải nộp tiền phạt.
Tuy vậy, vấn đề đặt ra là nếu như hết thời hạn 06 tháng kể từ khi bản án có hiệu lực
pháp luật mà người bị kết án phạt tiền vẫn cố tình khơng chịu nộp phạt thì xử lý như
thế nào. về vấn đề này, học viên đồng tình với các quan điểm cho rằng: có thể bổ
sung quy định về trường hợp nếu người phạm tội cố tình trốn tránh khơng nộp tiền
phạt theo bản án thì họ sẽ bị buộc phải chấp hành hình phạt tù; tức là nếu hết thời
hạn quy định mà không nộp đủ tiền phạt vào ngân sách Nhà nước thì chuyển hình
phạt tiền thành hình phạt tù có thời hạn, cách xác định mức phạt tù có thời hạn trong
trường hợp này cần phải được quy định rõ ràng, cụ thể làm căn cứ đê cơ quan tiến
hành tố tụng áp dụng trong thực tế. Để tăng cường tính khả thi của phạt tiền, một số
nước trên thế giới như Bỉ, Singapore, Cộng hoà Liên bang Nga, Hunggari... quy

16


định biện pháp quy đổi từ phạt tiền sang phạt tù trong trường họp người phạm tội cố
tình lẩn tránh việc thi hành hình phạt tiền [21, tr.181]. Chúng tơi cho ràng đây cũng

là một cách để tăng cường hiệu quả của hình phạt tiền trong áp dụng pháp luật hình
sự.
về mức tối thiểu của hình phạt tiền, để phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay
ở nước ta và để đảm bảo tính nghiêm khắc của hình phạt tiền cũng như tính thống
nhất của mức tối thiểu hình phạt tiền được quy định tại Phần chung (Điều 35) và
Phần các tội phạm (mức tối thiểu của hình phạt tiền đối với người phạm tội dù là
hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đều được quy định từ 5.000.000 đồng trở lên
mà khơng có bất cứ khung hình phạt nào quy định 1.000.000 đồng như tại Điều 35),
theo chúng tơi cần điều chỉnh mức tối thiểu của hình phạt tiền quy định tại khoản 3
Điều 35 BLHS năm 2015 theo hướng tăng từ 1.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng.
Như vậy, khoản 3 Điều 35 nên sửa đổi như sau:
“3. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm
của tội phạm, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến
động của giá cả, nhưng không được thấp hơn 5.000.000 đồng”.
Cùng với sự điều chỉnh về mức tiền phạt tối thiểu tại Điều 35 thì cũng cần
thiết phải bổ sung mức tiền phạt tối thiểu đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18
tuổi phạm tội tại Điều 99 BLHS năm 2015, bởi vì hiện nay Điều 99 mới chỉ quy
định "Mức tiền phạt đổi với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không
quá một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định ”, tức là mới quy định mức
tiền phạt tối đa mà chưa quy định mức tối thiểu. Để phù hợp với kiến nghị sửa đổi
tại Điều 35 cũng như căn cứ vào mức tiền phạt được quy định tại các tội danh cụ
thể, học viên kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 99 như sau: “...Mức tiền phạt đổi với
người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội không thấp hơn 2.500.000 đồng và
không quả một phần hai mức tiền phạt mà điều luật quy định Cơ sở để học viên đề
xuất mức tiền phạt tối thiểu 2.500.000 đồng là: nếu một người 17 tuổi bị kết án phạt
tiền đối với hành vi phạm tội mà nếu Toà án quyết định mức tiền phạt thấp nhất của
khung là 5.000.000 đồng (tức là mức tối thiểu của hình phạt tiền tại một tội danh cụ
thể) thì mức cao nhất mà người này phải chấp hành là không quá 2.500.000 đồng,

17



và do đó cũng khơng được thấp hon mức 2.500.000 đồng là thống nhất về mức tiền
phạt tối thiểu phải chấp hành giữa Phần chung và Phần các tội phạm, có thể đảm
bảo tính khả thi hơn trong thực tiễn xét xử và tương đối phù hợp với điều kiện tình
hình kinh tế - xã hội hiện nay.
3.2.1.3. Đổi với hình phạt trục xuất
BLHS năm 2015 tiếp tục kế thừa và ghi nhận hình phạt trục xuất để áp dụng
đối với chủ thể là người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đây là loại hình phạt cần thiết trong điều kiện hội nhập
quốc tế ở nước ta hiện nay. Do vậy, cần thiết phải được quy định cụ thể, rõ ràng tạo
điều kiện thuận lợi cho Toà án quyết định trong thực tiễn xét xử nhằm phát huy
được hiệu quả của hình phạt trên thực tế, đồng thời bảo đảm được u cầu, địi hỏi
của ngun tắc cơng bằng trong q trình hình sự hố đó là “quy định rõ loại hình
phạt nào được áp dụng đối với loại tội phạm nào” để tránh sự tuỳ nghi trong áp
dụng hoặc cũng có thể tránh trường họp khơng áp dụng vì khơng quy định. Xuất
phát từ những địi hỏi đó, học viên kiến nghị bổ sung điều kiện về loại tội phạm có
thể áp dụng hình phạt trục xuất bao gồm cả với tư cách là hình phạt chính và hình
phạt bổ sung vào Điều 37 BLHS năm 2015. Đồng thời, liên quan đến loại tội phạm,
học viên cho rằng cũng cần thiết phải bổ sung hình phạt trục xuất vào phân loại tội
phạm tại khoản 1 Điều 9 BLHS năm 2015 nhằm tạo sự thống nhất trong mối tương
quan chung giữa tội phạm và hình phạt.
3.2.1.4. Đổi với hình phạt tù có thời hạn
Đe xuất nâng mức phạt tù tối thiểu của hình phạt tù có thời hạn tại Điều 38
BLHS năm 2015 từ 03 tháng lên thành 06 tháng. Theo đó, sửa đổi khoản 1 Điều 38
thành "... Tù có thời hạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là 06 tháng và
mức tối đa là 20 năm... Bởi vì, mức phạt tù 03 tháng chỉ nên áp dụng đối với những
người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng do vơ ý nhưng theo quy định tại Khoản 2
Điều 38 thì “Khơng áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người lần đầu phạm tội
ít nghiêm trọng do vơ ý và có nơi cư trú rõ ràng”, có nghĩa là mức phạt tù 03 tháng

được áp dụng đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng nhưng do cố ý hoặc
phạm tội ít nghiêm trọng từ lần thứ hai trở lên do vơ ý hoặc lần đầu phạm tội ít

18


nghiêm trọng nhưng do vơ ý và khơng có nơi cứ trú rõ ràng. Như vậy, nếu một
người cố ý thực hiện hành vi phạm tội thì với mức phạt 03 tháng là thời gian quá
ngắn, chưa đủ để người bị kết án có thể ăn năn, hối cải và nhận ra lỗi lầm, sai trái
hành vi phạm tội của mình để có thể cải tạo, giáo dục họ trở thành cơng dân có ích
cho xã hội. Do đó, cần tăng mức phạt tù tối thiểu lên 06 tháng là tương đối phù hợp
để vừa có thể trừng trị vừa có thể giáo dục người phạm tội ở mức độ cần và đủ.
3.2.2.

Cần hồn thiện hơn quy định về hình phạt chính đổi với pháp

nhân thương mại phạm tội
3.2.2.1. Đổi với hình phạt đình chỉ hoạt động có thời hạn
Học viên cho rằng, cần sửa đổi điều kiện áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt
động có thời hạn tại khoản 1 Điều 78 BLHS năm 2015 theo hướng: trường hợp gây
thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người thì khơng kèm thêm điều kiện “hậu quả
gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế”. Bởi vì người đã thiệt mạng hay tỷ lệ tổn
thương cơ thể của một người bị thiệt hại về sức khoẻ thì hiển nhiên là khơng khắc
phục được. Cịn đối với trường hợp gây thiệt hại về mơi trường, an ninh, trật tự, an
tồn xã hội thì cần kèm theo điều kiện “hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên
thực tế”; đồng thời cần có văn bản hướng dẫn các tiêu chí cụ thể. Như vậy, khoản 1
Điều 78 BLHS năm 2015 sửa đổi lại như sau:
“1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân
thương mại trong một hoặc một sổ lĩnh vực mà pháp nhân thieơng mại phạm tội
khi: à) Gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người;

b) Hoặc gây thiệt hại đến mơi trường hoặc an ninh, trật tự, an tồn xã hội và
hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế”.
3.2.2.2. Đối với hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn
Cần sửa đổi điều kiện áp dụng hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn tại
khoản 1 Điều 79 BLHS năm 2015 theo hướng: trường hợp gây thiệt hại hoặc có khả
năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người thì khơng cần kèm theo
điều kiện nào khác như “khơng có khả năng khắc phục hậu quả gây ra”. Còn trường
họp gây sự cố về môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an tồn
xã hội thì cần kèm theo điều kiện “khơng có khả năng khắc phục hậu quả gây ra”;

19


đồng thời cần có văn bản hướng dẫn các tiêu chí cụ thể. Như vậy, khoản 1 Điều 79
BLHS năm 2015 sửa đổi lại như sau: “1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt
hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân
thương mại phạm tội khỉ:
a)

Gầy thiệt hại hoặc cỏ khả năng thực tế gây thiệt hại đến tỉnh mạng của

nhiều người;
b)

Hoặc gây sự cố về môi trường hoặc gây ảnh hưởng xẩu đến an ninh,

trật tự, an toàn xã hội và khơng có khả năng khắc phục hậu quả gây ra
Sửa đổi khoản 2 Điều 79 BLHS năm 2015 về điều kiện áp dụng hình phạt đình
chỉ hoạt động vĩnh viễn theo hướng: bổ sung thêm trường họp pháp nhân thương
mại chuyển đổi mục đích phạm tội sau khi thành lập. Theo kinh nghiệm lập pháp

một số nước trên thế giới như Pháp, Bỉ thì ngồi trường hợp pháp nhân được thành
lập chỉ để thực hiện tội phạm, cũng quy định thêm trường hợp pháp nhân đã chuyển
đổi mục đích hoạt động ban đầu sang mục đích thực hiện tội phạm. Theo đó, học
viên cho rằng cần sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 79 như sau: “2. Pháp nhân thương
mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm hoặc pháp nhân thương mại đã
chuyển đổi mục đích hoạt động ban đầu sang mục đích thực hiện tội phạm thì bị
đình chỉ vĩnh viễn tồn bộ hoạt động”.
3.2.3.

Khắc phục việc hình sự hố chưa phù hợp đối với tội danh mới

được bỗ sung vào BLHS năm 2015
Trong số 32 tội danh mới được tội phạm hố - hình sự hố trong BLHS năm
2015, thì việc thực hiện tội phạm hố - hình sự hố đối với Tội cung cấp dịch vụ trái
phép trên mạng máy tính, mạng viễn thơng (Điều 292) được xem là chưa phù hợp
và có khả năng gây ảnh hướng lớn đến chủ trương khuyến khích và phát triển cơng
nghệ thơng tin của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Hơn nữa, việc hình sự hoá
đối với các hành vi phạm tội ở tội danh này là chưa đảm bảo tính cơng bằng đổi với
các hành vi vi phạm khác cũng có tên trong danh mục các ngành, nghề kinh doanh
có điều kiện. Bởi vậy, cần thiết phải tiến hành phi hình sự hố - phi tội phạm hoá
đối với hành vi này. Tiếp thu ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà khoa học cùng với
dư luận của xã hội, mới đây Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2017

20


đã được Quốc hội thông qua vào ngày 20 tháng 6 năm 2017 (có hiệu lực từ ngày
01/01/2018 cùng với thời điểm có hiệu lực của BLHS năm 2015) đã bỏ tội danh
này, tức là phi hình sự hố - phi tội phạm hoá đối với tội danh này, và theo học viên,
việc làm này là hoàn toàn hợp lý.

Tuy nhiên, đối với hành vi “kinh doanh đa cấp” được quy định tại khoản 1
Điều 192 thì thực tiễn vừa qua cho thấy, tình hình kinh doanh theo phương thức đa
cấp khá phổ biến và phức tạp, xảy ra nhiều sai phạm vô cùng nghiêm trọng trong
thực tiễn vừa qua, nạn nhân từ việc kinh doanh theo phương thức đa cấp là rất
nhiều, gây bức xúc trong xã hội. Do đó, hành vi này vẫn cần thiết phải được tiến
hành tội phạm hố - hình sự hố. Nhận thức rõ tình hình vi vi phạm đối với lĩnh vực
này trong thời gian qua cùng với những dự báo tình hình trong thời gian tới sẽ có
nhiều điều kiện thuận lợi để hành vi vi phạm quy định về kinh doanh theo phương
thức đa cấp tiếp tục gia tăng. Vì vậy, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS
năm 2017 đã thực hiện tội phạm hố - hình sự hố bàng cách bổ sung một tội danh
mới đó là Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp (Điều
217a) với 01 khung hình phạt cơ bản “...thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng
đến 02 năm’’ và 01 khung tăng nặng “...thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đỏng đển
5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm... bên cạnh đó, cũng quy
định các loại hình phạt bổ sung có thể áp dụng đối với tội này đó là phạt tiền và cấm
hành nghề hoặc làm công việc nhất dịnh. Việc hình sự hố hành vi này là tương dối
hợp lý với đặc điểm tình hình của mơi trường kinh doanh còn thiếu lành mạnh,
trong điều kiện xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội
chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
3.2.4.

Mở rộng hơn phạm vi chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt của

pháp nhân thương mại
Ở Việt Nam, BLHS năm 2015 lần đầu tiên thừa nhận pháp nhân thương mại là
chủ thể của tội phạm và hình phạt và xác định rõ cơ sở của trách nhiệm hình sự “chỉ
pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định... mới phải chịu trách
nhiệm hình sự”. Việc quy định trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân - một biện


21


pháp mạnh để hỗ trợ cho các biện pháp xử lý khác (như: xử phạt hành chính, kiện
địi bồi thường dân sự, ...,) nhàm đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn đấu tranh
phòng, chống vi phạm pháp luật của các pháp nhân ở nước ta hiện nay, đồng thời,
cũng phù hợp với khuyến nghị của quốc tế trong các điều ước quốc tế mà nước ta là
thành viên. Chính vì vậy, học viên đồng tình với các ý kiến cho rằng cần bổ sung
quy định pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt đối với
Tội tài trợ khủng bố (Điều 300) và Tội rửa tiền (Điều 324). Hiện nay, vấn đề này đã
được tiếp thu và ghi nhận tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm
2017 là hoàn toàn hợp lý.
Bên cạnh đó, qua nghiên cứu học viên thấy rằng, vẫn còn một số hành vi phạm
tội hiện nay không chỉ do cá nhân mà trong nhiều trường họp còn được thực hiện
bởi pháp nhân thương mại nhưng trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
BLHS năm 2017 vẫn chưa ghi nhận, trong đó phải kể đến: Tội mua bán người (Điều
150); Tội mua bán người dưới 16 tuổi (Điều 151); Tội vu khống (Điều 156); Tội
xâm phạm bí mật hoặc an tồn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi
thơng tin riêng tư khác của người khác (Điều 159); Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
(Điều 174); Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175); Tội vi phạm quy
định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 222); Tội nhận hối lộ (Điều 354);
Tội đưa hối lộ (Điều 364).
Việc quy định trách nhiệm hình sự và hình phạt của pháp nhân thương mại đối
với những hành vi vừa nêu là rất cần thiết để đảm bảo nguyên tắc công bằng trong
xử lý tội phạm. Bởi vì, cùng hành vi phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng
hành vi đó do cá nhân thực hiện thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cịn pháp nhân
(thoả mãn các điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại) thì chỉ
có thể bị xử phạt hành chính, mà khơng phải chịu trách nhiệm hình sự và hình phạt;
hoặc hành vi phạm tội đều gây hậu quả nghiêm trọng như nhau nhưng ở một số tội
danh thì cả cá nhân và pháp nhân thương mại đều phải chịu trách nhiệm hình sự và

hình phạt, trong khi đó ở một số tội danh như học viên vừa nêu thì chỉ có cá nhân
phải chịu hình phạt cịn pháp nhân thì khơng. Đó chính là sự thiếu thống nhất, sự
bất bình đẳng trong việc quy định tội phạm và hình phạt giữa các tội danh.

22


3.2.5.

Tăng cường hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS hiện

hành
Bộ luật Hình sự năm 2015 đã có rất nhiều điều luật thể hiện rõ tính nhân đạo
và hướng thiện. Tuy nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng, cần
phải nhanh chóng ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể, đẩy mạnh tuyên truyền
áp dụng các quy định này.
3. 2.6. Năng cao đạo đức, trách nhiệm của các chủ thể áp dụng pháp luật
Áp dụng pháp luật hình sự là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền là cơ
quan điều tra, viện kiểm sát và tịa án. Bên cạnh trình độ chun mơn, đạo đức
nghề nghiệp và trách nhiệm công vụ của các chủ thể này giữ vai trò rất quan trọng
trong việc bảo đảm tính nhân đạo và hướng thiện trong áp dụng pháp luật hình sự.
Chỉ khi các chủ thể thực thi nhiệm vụ không vụ lợi, không sợ trách nhiệm; thực thi
công vụ với lương tâm, trách nhiệm cao nhất của mình thì khi đó, tính nhân đạo và
hướng thiện sẽ được thể hiện rõ nhất.

KÉT LUẬN
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm có những diễn biến hết sức phức
tạp đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, là rào
cản của sự ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Chính sách hình phạt thể hiện trong quy định của BLHS năm 2015 về cơ bản thể

hiện sự tiến bộ trong tư tưởng và qúa trình lập pháp, đã góp phần thể hiện việc điều
chỉnh pháp luật hình sự để phù hợp với tính nguy hiểm của hành vi phạm tội trong
tình hình mới và quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, song bên
cạnh đó vẫn còn những bất cập cần được khắc phục. Tuy nhiên, việc nghiên cứu để
đưa ra kiến nghị cụ thể về hình sự hố góp phần hồn thiện BLHS năm 2015 là vấn
đề phức tạp, phải có thời gian lâu dài. Mặt khác phải có sự đầu tư nghiên cứu từ kết

23


×