Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Bài giảng Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.94 KB, 6 trang )

ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu 1 (4 điểm)
Cảm nhận của em về những câu thơ sau :
“ Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!”
Câu 2 (4 điểm )
Trong tác phẩm Những tấm lòng cao cả của Ét- môn- đô- Đơ A- mi- xi,
nguời mẹ đã nói với con mình:
“ Trường học ví như người mẹ, người mẹ đã dứt con ở tay ta khi con nói
chưa sõi để trả lại ta một đứa con khoẻ mạnh, tử tế và siêng năng”
Hãy trình bày những suy nghĩ của mình về lời nhắn nhủ trên bằng một văn
bản (không quá hai trang giấy thi).
Câu 3 ( 12 điểm )
Có người cho rằng: Chiếc lược ngà là truyện thuộc loại đọc thời nào
cũng hay vì nó không phải là truyện của một thời mà là của muôn thời-
chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người.
Phân tích truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để
làm sáng tỏ ý kiến trên.
Phòng giáo dục và đào tạo
Huyện Thanh Oai
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
Năm học :2010-2011
Môn thi :Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 01 trang)
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2010-2011
Môn thi : Ngữ văn


Câu 1
*Yêu cầu về nội dung :
- HS phải nắm được nội dung của đoạn thơ là bày tỏ những suy ngẫm
của nhà thơ về người bà và công việc nhóm bếp lửa của bà.
- Chỉ ra các biện pháp được sử dụng trong đoạn thơ:
+ Điệp từ “nhóm” được nhắc lại 4 lần và đứng đầu các dòng thơ có tác
dụng khơi nguồn cho dòng cảm xúc, sự hồi tưởng của nhà thơ và suy ngẫm
về công việc nhóm bếp lửa của bà.
+ Kết hợp với các điệp từ là các tầng nghĩa : vừa tả thực vừa mang ý
nghĩa ẩn dụ. Người đọc thấy được sự tần tảo cần cù trong công việc nhóm
bếp lửa của bà . Đồng thời thấy được ngọn lửa ấm áp của tình yêu thương
mà bà dành cho cháu; bà đã nhen nhóm trong tâm hồn cháu tình yêu thương,
gắn bó với làng xóm, quê hương và thắp lên trong tâm hồn cháu những ước
mơ khát vọng, niềm vui, niềm tin của tuổi thơ …
+Câu cảm thán “Ôi kì lạ thiêng liêng - bếp lửa!”thể hiện sự dồn nén
cảm xúc và bày tỏ niềm yêu mến, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của
mình.Bếp lửa và bà là hình ảnh thân thuộc của quê hương yêu dấu.Bếp lửa
là ngọn lửa của tình yêu thương của bà. Ngọn lửa ấy đã sưởi ấm tâm hồn nhà
thơ trong những ngày xa quê hương , học tập ở nước ngoài.
Như vậy, bếp lửa được bà nhen lên không phải chỉ bằng nhiên liệu ở
bên ngoài, mà còn chính là được nhen nhóm lên từ ngọn lửa trong lòng bà -
ngọn lửa của sức sống, của lòng yêu thương, niềm tin thầm lặng mà mãnh
liệt. Bà vừa là người nhóm lửa, giữ lửa và truyền lửa, truyền sự sống niềm
tin cho các thế hệ nối tiếp.
*Yêu cầu về hình thức:
- Bài viết có bố cục đầy đủ mở bài, thân bài - kết bài. Đây là một bài
viết ngắn mang tính cảm thụ văn học thông qua việc phân tích các giá trị
biểu cảm của biện pháp tu từ.
-Đảm bảo sự phân tích chặt chẽ giữa các phần trong bài viết.
Cách cho điểm

- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.
- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi diễn đạt, dùng từ.
- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.
Câu 2
*Yêu cầu về nội dung:
- Hiểu được mối quan hệ thắm thiết, gắn bó của trường học đối với mỗi
con người qua cách nói so sánh giàu ý nghĩa “trường học ví như người mẹ”.
Từ đó người mẹ muốn nhắn nhủ tới người con của mình hãy suốt đời biết
ơn ngôi trường như biết ơn người mẹ của mình.
Vì:
+ Mái trường là ngôi nhà thứ hai của mỗi con người, gắn bó với con
người từ khi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành. Ở đó ta nhận được tình yêu
thương che chở, sự chăm sóc tận tụy của thầy cô, bạn bè.
+Mái trường là nơi vun trồng trí tuệ, tâm hồn, để rời mái trường ta trở
thành những đứa con khoẻ mạnh, siêng năng, có kiến thức, kĩ năng sống, có
trình độ văn hoá….Như vậy trường học không chỉ là nơi đem đến cho con
người nhiều kiến thức mà là nơi giúp con người trưởng thành cả về tinh
thần và thể lực.
- Biết ơn mái trường cũng là việc làm thể hiện truyền thống đạo lí
“Uống nước nhớ nguồn”. Lòng biết ơn cần được biến thành hành động thiết
thực như kính trọng thầy cô giáo, yêu quý giúp đỡ bạn bè, phần đấu học tập
tốt…
* Yêu cầu về hình thức:
- Học sinh biết cách tạo một văn bản nghị luận có độ dài theo yêu cầu,
kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, sử dụng tốt các thao tác nghị luận. Hệ thống
lập luận có sức thuyết phục cao.
- Diễn đạt lưu loát, văn viết có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt, kiến
thức…
Cách cho điểm

- Điểm 4: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, không mắc lỗi.
- Điểm 3 : Đáp ứng được 2/3 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 2: Đạt 1/2 yêu cầu, còn mắc một số lỗi.
- Điểm 1: Đạt được dưới 1/2 yêu cầu, mắc nhiều lỗi.
- Điểm 0: Không nhận thức được vấn đề hoặc không viết gì.
Câu 3
* Yêu cầu về nội dung
Ý 1: Cần hiều được đúng lời nhận xét về tác phẩm. Truyện ngắn Chiếc
lược ngà không chỉ là câu chuyện đơn thuần viết về tình cảnh éo le, những
mất mát của con người trong chiến tranh. “Chiếc lược ngà” đã trở thành câu
chuyện muôn thời- chuyện tình cảm, tình nghĩa của con người vì nó là câu
chuyện cảm động về tình cha con cao đẹp, sâu nặng, tình đồng đội thắm
thiết. Câu chuyện đã khẳng định một chân lí vĩnh hằng: tình cảm gia đình,
tình cha con, tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng, sâu nặng nhất vượt lên
trên trở ngại, thậm chí cả chiến tranh…Thông điệp này mãi còn có giá trị
muôn đời.
Ý 2: - Phân tích và chứng minh tình cảm cha con cảm động trong tác
phẩm:
+ Tình yêu cha sâu sắc và mãnh liệt của bé Thu dành cho cha.
+ Tình yêu thương con sâu sắc của anh Sáu dành cho bé Thu.
- Phân tích tình đồng đội của bác Ba dành cho anh Sáu :
+ Là người bạn thân thiết của Anh Sáu, bác Ba không chỉ là người
chứng kiến toàn bộ câu chuyện mà còn luôn bày tỏ sự xúc động, đồng cảm,
chia sẻ với cha con anh Sáu
+ Hoàn thành tâm niệm của anh Sáu là trao lại cây lược cho Thu
và tình cảm giống như tình cha con đã được nảy nở giữa bác Ba với bé Thu.
Ý 3 : Đánh giá chung:
Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” thể hiện tình cha con cao đẹp, sâu
nặng, tình đồng đội thắm thiết của con người Việt Nam trong cảnh ngộ éo le
của chiến tranh. Tác phẩm ra đời vào năm 1966, thời điểm cuộc chiến tranh

chống Mĩ đang diễn ra ác liệt có mất mát, đau đớn, yêu thương, nhưng toàn
bộ câu chuyện thấm đẫm tình người cao đẹp. Cảm hứng nhân văn sâu sắc
của nhà văn đã tạo nên sức hấp dẫn riêng cho tác phẩm. Người đọc không
chỉ thấm thía những mất mát hi sinh lặng thầm của người lính mà còn trân
trọng những con người xông pha nơi trận mạc tâm hồn vẫn chan chứa yêu
thương. Câu chuyện hướng người đọc đến những tình cảm cao đẹp, biết căm
ghét chiến tranh, biết sống hết mình vì những gì tốt lành đang hiện hữu.
*Yêu cầu về hình thức
- Học sinh biết vận dụng các kĩ năng làm bài nghị luận về một tác
phẩm văn học.
- Có dẫn chứng cụ thể khi phân tích chứng minh các luận điểm, có
bình giá một số chi tiết quan trọng làm nổi bật yêu cầu của đề.
- Bố cục bài văn rõ ràng, mạchh lạc có đủ 3 phần mở bài – thân bài-
kết luận. Luận điểm được trình bày rõ, đảm bảo tính liên kết.
- Lời văn diễn đạt trong sáng.
Biểu điểm:
* Điểm 11-12:
Bài viết phải giải quyết triệt để những yêu cầu về nội dung. Bố cục,
luận điểm rõ ràng, mạch lạc. lời văn giàu cảm xúc lôi cuốn.
* Điểm 9-10 :
Bài viết đáp ứng được hơn 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ
ràng, văn viết trôi chảy.
* Điểm 7-8 :
Bài viết đáp ứng được dưới 2/3 yêu cầu của đề. Bố cục, luận điểm rõ
ràng, nội dung bài viết còn chưa sâu sắc.
* Điểm 5-6 :
Đáp ứng 1/2 yêu cầu của đề. Bố cục rõ ràng, nội dung bài viết chưa sâu
sắc, diễn đạt chưa thoát ý.
* Điểm 3-4 :
Đáp ứng được một phần yêu cầu của đề, ý còn lộn xộn, mắc nhiều lỗi

diễn đạt, dùng từ.
* Điểm 1-2 :
Nội dung bài viết quá sơ sài, lan man chưa có trong tâm. Bố cục không
rõ ràng, mắc quá nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ.
Lưu ý : Điểm tổng của toàn bài là tổng điểm của từng câu không
làm tròn.


×