Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM GIAI A

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.61 KB, 15 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

PHỊNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
HUYỆN LÂM HÀ


 


GIẢI PHÁP HỮU ÍCH



MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH


TRẠNG HỌC SINH HỌC YẾU MƠN TỐN



LỚP 6



Họ và tên giáo viên:

PHAN .T. HOAØNG THANH


Mơn dự thi: Tốn



Đơn vị: TRƯỜNG THCS VÕ THỊ SÁU



</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

PHẦN MỞ ĐẦU


LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


Trên lĩnh vực giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học đã được đề cập và
bàn luận sôi nổi từ nhiều thập kỉ qua. Các nhà nghiên cứu phương pháp dạy học đã
không ngừng nghiên cứu, tiếp thu những thành tựu mới của lí luận dạy học hiện
đại để đưa nền giáo dục nước ta ngày càng hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu học tập
ngày càng cao.


Những năm gần đây, định hướng đổi mới phương pháp dạy học đã được
thống nhất theo tư tưởng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh dưới sự tổ
chức hướng dẫn của giáo viên. Học sinh phải tự giác chủ động tìm tịi phát hiện,
giải quyết nhiệm vụ nhận thức và có ý thức vận dụng các kiến thức, kỹ năng thu


nhận được… Và thực tế, việc áp dụng phương pháp dạy học đã phát huy tối đa
năng lực học tập của học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh khá trở lên.Còn đối
với những đối tượng học sinh yếu, kém thì sao?


Tình trạng học sinh học yếu mơn Tốn ở cấp THCS là một thực tế đáng lo
ngại và là nỗi băn khoăn trăn trở của nhiều giáo viên dạy Toán. Tình trạng trên cịn
trầm trọng hơn đối với học sinh trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Có nhiều ngun nhân làm cho học sinh
học yếu mơn Tốn, song ngun nhân chính là học sinh chưa có phương pháp học
tập đúng đắn, có nhiều lỗ hỗng về kiến thức, kỹ năng. Chính vì vậy, tình trạng học
sinh học yếu mơn Tốn ngày càng tăng và nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này
sang năm khác.


Từ thực tế đó tơi nhận thấy cần phải nghiên cứu, tìm ra giải pháp để khắc
phục tình trạng trên mới có thể nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn, tạo cho
học sinh niềm say mê học tập nhất là đối với mơn Tốn. Vì lí do trên nên tôi chọn
đề tài: Một số giải pháp khắc phục tình trạng học sinh học yếu mơn Toán để
nghiên cứu.


1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.


Nghị quyết số 40/2000/QH10 ngày 9/12/2000của quốc hội khóa X về đổi
mới chương trình giáo dục phổ thơng với mục tiêu “ Xây dựng nội dung chương
trình, phương pháp giáo dục, sách giáo khoa phổ thông mới nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực
phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước phù hợp với thực tiễn
và tiếp cận trình độ giáo dục phổ thơng của các nước trong khu vực và trên thế
giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tốn là mơn học có tính tư duy cao, địi hỏi học sinh phải có năng lực tư


duy tốt, phương pháp học tập đúng đắn, có niềm tin và sự say mê thì mới có kết
quả học tập tốt. Nhưng thực tế dạy học hiện nay thì đa phần học sinh rất ngại học
Tốn. Kết quả học tập mơn Tốn tương đối thấp, hơn nữa chương trình sách giáo
khoa lại là một chuẩn kiến thức chung cho tất cả các đối tượng học sinh nên khi
giảng dạy đa số giáo viên phải đáp ứng các chuẩn kiến thức chung đó. Quan điểm
của sự đổi mới phương pháp hiện nay là: Dạy học lấy học sinh làm trung tâm, yêu
cầu người giáo viên phải quan tâm đến từng đối tượng học sinh, đặc biệt là học
sinh yếu mới có thể đạt được hiệu quả giáo dục cao.


Trình tự dạy học mơn Tốn cho học sinh yếu, kém dựa trên các nội dung
phụ đạo học sinh yếu và được áp dụng theo phương pháp dạy học mới nhằm đặt
học sinh ở vị trí trung tâm. Học sinh phải tích cực chủ động, sáng tạo, tự giác, chủ
động tìm tịi phát hiện giải quyết nhiệm vụ nhân thức và có ý thức vận dụng linh
hoạt các kiến thức kỹ năng thu nhận được.


Quy trình chung để giảng dạy đối với học sinh yếu kém theo các bước:
- Tạo tiền đề xuất phát


- Lấp lỗ hỗng kiến thức
- Luyện tập vừa sức.


- Giúp đỡ học sinh có thái độ và phương pháp học tập.
2. PHẠM VI ĐỀ TÀI


Tìm ra phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu mơn Tốn là vấn đề mà
hầu như giáo viên dạy Toán nào cũng quan tâm để cải tiến chất lượng bộ mơn. Vì
lẽ đó khơng ít giáo viên đã nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp tốt. Song, thực tế
giảng dạy mỗi vùng, miền, mỗi địa bàn giáo dục lại khác nhau nên tôi tiếp tục
nghiên cứu phương pháp phụ đạo học sinh học yếu mơn Tốn cho đối tượng học
sinh mà tơi giảng dạy trên địa bàn huyện Đam Rông và sau này là huyện Lâm Hà.


Nội dung chủ yếu là trình bày một số giải pháp để khắc phục tình trạng học yếu
mơn Tốn của học sinh lớp 6. Gíúp các em tiến bộ hơn trong học tập.


PHẦN I. THỰC TRẠNG GIẢNG DẠY MƠN TỐN.


1.Kết quả khảo sát chất lượng


Từ thực tế giảng dạy ở một trường THCS thuộc huyện Đam Rông, một
trường học thuộc vùng sâu kinh tế mới có hơn 40% học sinh dân tộc Tây Nguyên.
Bảng khảo sát chất lượng đầu năm học 2006 -2007


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Tháng 10 năm 2006, tôi bắt đầu nghiên cứu tìm ra cách khắc phục tình trạng
học sinh học yếu mơn học của mình. Tháng 11 năm 2008 tơi chuyển về công tác
tại huyện Lâm Hà và năm 2009 tiếp tực nghiên cứu. Số liệu thống kê của lớp tôi
giảng dạy năm học 2009- 2010:


Kết quả khảo sát chát lượng đầu năm 2009


Lớp Sĩ số Điểm >=8 Trên TB Dưới TB Điểm <2.5
SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%
6A1 30 1 3.33 13 43.3 17 57.7 3 10


Vì trong thời gian nghiên cứu tôi chỉ tham gia giảng dạy mơn tốn ở lớp 6
nên nội dung nghiên cứu chủ yếu dựa trên tình hình học tập, đặc điểm tâm lý của
học sinh mà tôi trực tiếp giảng dạy.


2. <i><b>Một số đặc điểm thể hiện ở học sinh học yếu mơn Tốn</b></i>.


Học sinh yếu mơn Tốn là những học sinh cĩ kết quả học tập thường xuyên ở
mức độ thấp, điểm kiểm tra thường xuyên dưới trung bình. Sự yếu kém cĩ nhiều biểu


hiện, nhiều vẻ nhưng nhìn chung học sinh học yếu Toán cĩ những đặc điểm sau đây:


<i><b>a) Có</b><b> nhi</b><b>ề</b><b>u l</b><b>ỗ</b><b> h</b><b>ỗ</b><b>ng v</b><b>ề</b><b> ki</b><b>ế</b><b>n th</b><b>ứ</b><b>c k</b><b>ỹ</b><b> n</b><b>ă</b><b>ng.</b></i>


Có nhiều học sinh kĩ năng tính tốn rất kém, khi thực hiện một dãy các phép
tốn thì ln sai sót, đặc biệt là sai dấu. Nguyên nhân là học sinh khơng nắm được thứ
tự thực hiện phép Tốn nào trước, phép Toán nào sau. Hay khi thguwjc hiện các bài
tốn có dấu ngoặc thì khơng nắm được quy tắc dấu ngoặc, khơng nhớ đổi dấu khi có
dấu trừ trước dấu ngoặc cũng như không đổi dấu khi chuyển vế hay khơng nắm vững
cơng thức tính lũy thừa.


<i><b>b) Tiếp thu kiến thức chậm, nắm kiến thức hời hợt, không biết vận dụng</b></i>
<i><b>kiến thức vào bài tập.</b></i>


Học sinh yếu thường chậm hiểu, có khi bị buộc chặt vào lời giảng của giáo
viên hoặc cách phát biểu trong sách giáo khoa. Thay cho việc tiếp thu nội dung
bằng việc nắm kiến thức một cách hình thức. Học sinh có thể đọc vanh vách quy
tắc tìm ước, tìm bội, ước chung lớn nhất, bội chung nhỏ nhất …nhưng các em
không biết tìm cho đúng, hay khơng phân biệt được thừa số nguyên tố chung và
riêng. Cũng như xác định số mũ của các thừa số cịn lẫn lộn, từ đó dẫn đến sai kết
quả bài toán là điều hiển nhiên.


<i><b>c) Năng lực tư duy kém, thiếu linh hoạt.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

thường vận dụng kiến thức một cách máy móc, khơng tìm hiểu kỹ u cầu đề bài,
khơng biết phân tích bài tốn.


Ví dụ:


Các bài Tốn dạng tìm ước chung, bội chung thông qua ước chung lớn nhất


hay bội chung nhỏ nhất nhưng phát biểu khác đi một chút. Chẳng hạn:


<i>Tìm số tự nhiên x lớn nhất sao cho 84</i><i>x và 180 </i><i>x và x>6</i> thì các em khơng


thể phân tích được bài tốn, khơng hiểu được phải tìm x như thế nào? Hoặc các bài
tập liên quan đến thực tế thì các em khơng thể vận dụng kiến thức để giải. Chẳng
hạn bài toán:


<i>Một số sách trong thư viện nếu xếp thành từng bó 10 quyển, 12 quyển, 15</i>
<i>quyển đều vừa đủ bó. Tính số sách đố biết rằng số sách trong khoảng 100 đến 150</i>
<i>quyển. </i>


Không xác định thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thức
trong bài Tốn tìm x


Chẳng hạn: <i>Tìm x biết 219 – 7(x+1) =100 hay (3x - 6).3 = 34<sub>.</sub></i>


Đa số học sinh yếu không biết cách bắt đầu giải ra sao? Phép Toán nào phải
giải quyết trước, Phép Toán nào phải giải quyết sau.


Đối với các bài Tốn có vận dụng tính chất phân phối giữa phép nhân và
phép cộng thì các em chỉ việc bấm máy tính cho ra kết quả mà khơng biết cách áp
dụng.


<i><b>d) Thực hành tính tốn kém, hay sai sót, nhầm lẫn.</b></i>


Đối với học sinh yếu khi thực hiện tính tốn thường xun sai dấu khi thực
hiện một dãy các phép Toán, nhất là các biểu thức có dấu ngoặc, kĩ năng tính rất
chậm, phụ thuộc nhiều vào máy tính. Cịn lúng túng và khó khăn trong khi thực
hiện các phép Toán: cộng, trừ, nhân, chia….đối với hai số trái dấu.



<i><b>e) Diễn đạt thiếu mạch lạc, lập luận thiếu căn cứ, sử dụng thuật ngữ Toán</b></i>
<i><b>học thiếu chính xác.</b></i>


<i><b>f) Thái độ học tập thờ ơ, phương pháp học tập bộ mơn Tốn chưa tốt.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

bài tập ở nhà, thái độ thiếu hợp tác trong giờ học, khơng mang sách vở đầy đủ, có
khi cịn khơng chịu ghi bài.


Ngồi ra cịn hiện tượng một số em học sinh dân tộc thì khơng bao giờ nói
một lời trong giờ học Tốn. Ngay cả một số em đã tiến bộ được một thời gian rồi
lại tiếp tục thiếu cố gắng dẫn đến tình trạng sút kém khơng có lối thốt…Nhiều em
thiếu tự tin vào bản thân mình. Đơi khi bài tập làm đúng rồi nhưng khi giáo viên
hỏi lại thì các em lúng túng, ngập ngừng khơng tự tin vào bài giải của mình.


Khi học ở nhà, các em cũng khơng có phương pháp học tập và quy trình
làm việc đúng. Thường là chưa nắm lý thuyết đã vội lao vào làm bài tập, mà
lại khơng bao giờ làm ngồi nháp. Đây là đặc thù của học sinh học yếu các


mơn tự nhiên nói chung. Làm khơng được lại nản chí, quay sang học lý thuyết
một cách miễn cưỡng, hình thức, bó chặt vào các ví dụ trong sách giáo khoa
hay học vẹt để đối phó.


Trong giờ hoạt động nhóm các em học sinh yếu thường rất thờ ơ, bàn


quan, chỉ tham gia cùng các bạn cho có mặt hoặc làm việc một cách qua loa,
chiếu lệ, không nắm được yêu cầu của vấn đề cần thảo luận hay tính tốn.


<i><b>3/ Nguyên nhân</b></i>



Một trong các nguyên nhân khiến các em sợ học bộ môân tốn: Đó là một
trong các bộ mơn khoa học địi hỏi người học phải có tính tư duy cao, tính kiên trì,
nhẫn nại, đều này khơng phải ai cũng có sẵn, càng khơng thể học vẹt, khơng thể
học tuỳ hứng.


Các biểu hiện trên cũng là nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng học
yếu ở đa số HS yếu mơn Tốn. Ngồi ra cịn có một số nguyên nhân khách quan
sau:


<i><b>a)</b></i> <i><b>Sự quan tâm của một số phụ huynh còn hạn chế. Điều kiện</b></i>
<i><b>học tập còn khó khăn.</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

trường đều đặn của các em đã là một cố gắng lớn, nhiều em khơng có bạn để
trao đổi, học hỏi lẫn nhau.


<i><b>b)</b></i> <i><b>Yếu tố xã hoäi.</b></i>


Trong thực tế hiện nay, việc học tập của một số khơng ít học sinh cịn
thiếu nghiêm túc, các em có thái đợ chán nản trong học tập nhất là ở các mơn
học có tính tư duy cao như mơn tốn.


Sự phát triển bùng nổ của cơng nghệ thơng tin cùng với Internet, các
dịch vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn lôi cuốn các em hơn là nhiệm vụ học tập.
Thực tế dạy học mơn Tốn ở nhiều trường hiện nay cho thấy nhiều, rất nhiều
học sinh chán học, lười học và có khuynh hướng “ ham chơi hơn ham học”,


Tình trạng học tập của các em là “rất khó nhớ nhưng lại mau quên” càng trở
nên phổ biến.


<i><b>c)</b></i> <i><b>Nhiều giáo viên dạy Tốn chưa có phương pháp phù hợp.</b></i>



Nhiều giáo viên dạy Toán chưa có phương pháp phù hợp với đối tượng học


sinh, chưa thực sự quan tâm đến tất cả học sinh trong cả lớp, chỉ chú trọng vào


những em học khá, giỏi hay chưa có biện pháp động viên khích lệ kịp thời đối
với những tiến bộ của học sinh dù là rất nhỏ. Một số giáo viên còn hơi nghiêm


khắc, làm cho học sinh có tâm lý e sợ trong giờ học, rụt rè khơng dám phát


biểu.


d) <i><b>Đặc thù của bộ môn</b></i>.


Đặc thù của mơn Tốn là thiếu tính sinh động, hấp dẫn nên học sinh


khơng có ý thức tìm hiểu, khám phá kiến thức mới như các môn học khác.
Hơn nữa thiết bị dạy học cho mơn Tốn là rất ít, khơng sinh động nên học sinh


ít có hứng thứ khi học mơn Tốn.


PHẦN II. CÁC GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÌNH TRẠNG HỌC SINH


YẾU MƠN TỐN



Học sinh yếu là một tồøn tại khách quan, một phần do giáo viên chưa


quan tâm đúng mức, chưa giúp đỡ kịp thời để các em hỏng kiến thức cơ bản.
Một phần là do học sinh khơng thích học, khơng biết cách học dẫn đến ngày


càng tụt hậu hơn so với trình độ chung của lớp.



Nếu khơng có sự giúp đỡ của giáo viên thì đối tượng học sinh yếu kém


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

Ngược lại, những điều đó khi khơng khắc phục được sẽ làm cho tình trạng học
kém ngày càng trở nên trầm trọng và nguy hiểm hơn là sự kéo dài từ năm này
sang năm khác. Không cần kể nguyên nhân do đâu, giúp đỡ học sinh yếu là


việc làm cần thiết, không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà phải có
lộ trình hợp lý, có những biện pháp sát thực, hiệu quả và kịp thời, nhất là phải
có kế hoạnh riêng cho mỗi học sinh .


Để khắc phục phần nào tình trạng trên, tơi đưa ra một số giải pháp giúp
các em phần nào cải thiện tình trạng yếu kém của bộ mơn Tốn cũng như việc
nắm kiến thức kỹ hơn, sâu hơn, vận dụng được linh hoạt kiến thức đó vào bài
tập.


Trong tiết học đồng loạt, bằng những biện pháp phản hoá nội tại thích
hợp, giáo viên đã có thể tác động đến từng đối tượng học sinh trong đó có diện


yếu kém. Tuy nhiên bên cạnh đó, giáo viên cần có sự giúp đỡ cụ thể riêng đối
với nhóm học sinh yếu kém. Mục đích của việc giúp đỡ riêng này là làm cho


diện này theo kịp các yêu cầu chung của tiết học trên lớp và có thể hồ vào
việc dạy đồng loạt tốt hơn. Những giúp đỡ riêng có thể là ngồi giờ chính khố,
cũng có khi là giúp đỡ riêng trong giờ chính khố.


Nộâi dung giúp đỡ nhóm học sinh yếu kém mơn Tốn có thể tiến hành


theo các giải pháp sau :



<i><b>A.</b></i> <i><b>Giải pháp tâm lý .</b></i>


Để ngay từ đầu u học sinh thích mơn học của mình, tơi đã tạo sự gần


gũi với các em từ những tiết học đầu tiên bằng cách hỏi thăm tình hình học tập
của lớp, trao đổi một số kinh nghiệm học tập đạt hiệu quả, chú ý đến những
học sinh có hồn cảnh khó khăn, động viên các em bằng cách kể những gương


học tập vượt khó mà các em có thể học tập. Ln tạo cho các em tâm lý thoải
mái trong giờ học.


Trong quá trình dạy giáo viên cần phải có thái độ nhẹ nhàng khi học


sinh mắc khuyết điểm, cư xử khéo léo với các em, xử lý tốt các tình huống sư
phạm.


Việc đánh giá nhận xét phải công bằng, khách quan và công tâm, công
khai kết quả sau các giờ kiểm tra, cần phải có nhận xét bài làm học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

Để bài giảng hay tiết học của mình thêm sinh động, tơi ln tìm tịi tài
liệu tranh ảnh về các nhà Toán Học nổi tiếng kể cho các em nghe, hay những
câu chuyện Toán học mà tôi sưu tầm trên mạng Internet, sách báo.


Xây dựng cho các em thói quen học tâïp tích cực, động viên kịp thời
những học sinh tiến bộ, cung cấp cho các em phương pháp học tập đúng,


khuyến khích các em khơng ngừng cố gắng, tạo cơ hội cho các em học sinh


dân tợc phát biểu trong giờ học.
<i><b>B. Giải pháp dạy học.</b></i>



<i><b>1.</b></i> <i><b>Tạo tiền đề xuất phát.</b></i>


Việc học tập có kết quả trong một tiết học đòi hỏi những tiền đề xuất
phát nhất định về kiến thức, kỹ năng của học sinh, giáo viên cần phải có trách


nhiệm làm tái hiện những kiến thức kỹ năng đó. Với học sinh khá, giỏi những


kiến thức kỹ năng có khi chỉ cần tái hiện một cách ẩn tàng ở những lúc thích
hợp liên quan đến nội dung mới. Nhưng đối với học sinh yếu kém thì nên tách


thành từng khâu riêng biệt, tái hiện một các tường minh. Chẳng hạn đối với
chương trình số học lớp 6:


+ Trước khi học bài Cộng hai số nguyên khác dấu, cần ôn tập cho HS yếu
kém thật kỹ phép trừ hai số tự nhiên và cộng hai số nguyên cùng dấu.


+ Trước khi học bài rút gọn phân số (chương III)cần ơn lại cách tìm ước
chung lớn nhất ( chương I)


+ Trước khi học bài quy đồng mẫu số nhiều phân số ( chương II) cần ôn tập
cho học sinh yếu kém thật kỹ về cách tìm bội chung nhỏ nhất (chương I) và


phép nhân hai số nguyên (chương II)


+ Trước khi học bài Phép cộng phân số cần ôn tập cho học sinh yếu kém


thật kỹ cách quy đồng mẫu số nhiều phân số…..


Ngoài ra sự chuẩn bị trước ở nhà của học sinh cũng khơng kém phần



quan trọng, nó góp phần tích cực vào việc tiến bộ của học sinh. Giáo viên phải


yêu cầu học sinh xem trước bài ở nhà, ôn tập lại những kiến thức liên quan đến


bài giảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i><b>2.</b></i> <i><b>Lấp lỗ hỗng kiến thức.</b></i>


Trong quá trình dạy học trên lớp, người giáo viên phải ln coi trọng
tính vững chắc của kiến thức kỹ năng, phải quan tâm phát hiện những lổ hỏng
kiến thức kỹ năng. Có những lổ hỗng có thể khắc phục được ngay nhưng cũng
có những lổ hỗng dù là điển hình nhưng trên lớp chức đủ thời gian khắc phục
và giáo viên phải có kế hoạch tiếp tục giải quyết. Chẳng hạn học sinh không


nắm vững thứ tự thực hiện các phép Tốn thì có thể khắc phục được ngay,
nhưng khơng nắm được cách tìm ước, tìm bội, tìm ước chung lớn nhất hay bội
chung nhỏ nhất của một số thì phải khắc phục dần, không thể làm ngay trong
một tiết học.


<i><b>3.</b></i> <i><b>Luyện tập vừa sức.</b></i>


Đối với học sinh yếu kém, người giáo viên nên coi trọng tính vũng chắc


của kiến thức kỹ năng hơn là chạy theo mục tiêu đề cao, mở rộng kiến thức.
Khi làm việc riêng với học sinh yếu kém cần để các em tăng cường luyện tập


các bài tập vừa theo sức mình. Người giáo viên cần lưu ý các yêu cầu sau:
+ Gia tăng số lượng bài tập cùng thể loại và cùng mức độ, chẳng hạn cho
các em thực hiện các phép Toán cộng, trừ, nhân, chia hai số cho thật nhuần


nhuyễn.Các bài tốn có vận dụng tính chất phân phối giữa phép nhân đối với
phép cộng cho các em làm càng nhiều càng tốt mà không sợ bị nhàm chán.


+ Tăng cường các bài tập tìm ước, tìm bội của một số hay ước chung lớn
nhất, bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số, và các bài tập thực tế.


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Daïng 1


a) x+5 = 10.
b) x- 7 = 15.
c) 25-x =19
d) 2.x = 18.
e) 24:x=3
f) x: 6 =12


Daïng 2


a) 3 x+5 = 20.
b) 4x- 7 = 15.
c) 2(x +8) = 18.
d) 24(x -3) =3


e) 219 -7(x+1) =100


f) (3x -6).3 =34


Đối với dạng1 cần cho các em xác định được vai trị của x trong bài Tốn, cách
tìm ra sao? Một khi các em đã làm tốt rồi thì chuyển sang dạng 2, yêu cầu các em
xác định thành phần cũng như quan hệ của các số, các biểu thức trong bài toán rồi
mới thực hiện.



Khi thực hiện cộng hai số nguyên khác dấu nên phân thành các bước cụ
thể như: xác định giá trị tuyệt đối của các số trước, sau đó thực hiện phép trừ
hai số tự nhiên, xác định dấu của kết quả…


<i><b>4.</b></i> <i><b>Giúp đỡ học sinh về thái độ và phương pháp học tập.</b></i>


Người giáo viên cần tìm hiểu, phân tích, tìm ra nguyên nhân học yếu của
từng học sinh để có biện pháp khắc phục hợp lý và hiệu quả, kiên trì động viên
học sinh, giúp đỡ các em từng bước có niềm tin vào mình, từ đó có thái đợ và
phương pháp học tập đúng. Cần cung cấp cho học sinh các kiến thức sơ đẳng về
cách thức học tập như phải nắm vững lý thuyết mới tiến hành làm bài tập, cần
phải đọc kỹ đề bài, phân tích các u cầu của bài tốn. Đối với hình học phải
vẽ hình sáng sủa, đúng và rõ ràng. Phải nắm được các định nghĩa, tính chất,
định lý liên quan đến bài tập đó, phải biết được đâu là giả thiết, đâu là kết
luận…. Thì mới tìm ra cách làm. Đối với số học hay đại số, phải nắm được công
thức, quy tắc tính tốn. Khi làm bài phải làm nháp, viết nháp rõ ràng. Đây là
điều mà đa số học sinh yếu không bao giờ thực hiện.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

nội lực vốn có của mỗi học sinh, kết quả học tập sẽ tăng lên gấp bội, tạo ra sự
chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động.” Vì vậy rèn luyện
phương pháp tự học cho học sinh được coi là một tiêu chí quan trọng và cần
thiết để khắc phục tình trạng học sinh học yếu, khơng chỉ là mơn Tốn mà là
tất cả các mơn học.


<i><b>5.</b></i> <i><b>Tích cực hố hoạt động nhóm.</b></i>


Phương pháp dạy học theo nhóm là một trong những phương pháp mới,
giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ băn khoăn kinh nghiệm của bản thân
và cùng nhau xây dựng kiến thức mới. Bằng cách thảo luận, học sinh có thể nói



ra điều mình đang nghĩ, từ đó mỗi học sinh nhận thức rõ được trình độ hiểu
biết của mình về vấn đề được nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì.


Trong phương pháp này, thành công của bài học phụ thuộc vào sự tham
gia nhiệt tình của các thành viên, nó là bước trung gian giữa sự làm việc độc
lập của từng học sinh với sự làm việc chung của cả nhóm.


Khi phân nhóm học tập, giáo viên cần chú ý đến sự đồng bộ giữa các
nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh học sinh giỏi, khá, trung bình, yếu để
các em có thể pháp huy hết năng lực của bản thân mình. Sự phân nhóm khơng
nên cứng nhắt, khơng phải lúc nào cũng là chia theo bàn mà cũng có khi để các
em tự chọn nhóm học tập cho mình.


Sau mỗi nội dung đã giảng giải, thông qua các kiến thức đã cung cấp,
giáo viên có thể định hướng cho học sinh cách giải quyết vấn đề ccần thảo
luận, cần thực hành hay tính tốn. Tơi nhận thấy theo phương pháp này, học
sinh dược cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo,
thơng qua đó học sinh sẽ tự khám phá được những điều mình chưa rõ mà
không phải thụ động tiếp thu những tri thức do giáo viên sắp đặt. Hơn nữa,
được trực tiếp thảo luận, học sinh sẽ nắm được kiến thức mới, kỹ năng mới.
Tuy nhiên cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phịng lạm dụng, cho rằng
tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp
dạy học, hoạt động nhóm càng nhiều thì phương pháp dạy học càng đổi mới là
sai lầm.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

viên nên khuyến khích các em mà có lực học yếu hơn mà đã nắm được vấn
đề lên trình bày chứ khơng nhất phải là em nhóm trưởng.


<i><b>6.</b></i> <i><b>Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp.</b></i>



Giáo viên nên chủ động gặp từng phụ huynh để trao đổi về việc học của
học sinh, cùng với phụ huynh tìm ra giải pháp tối ưu nhất để giúp các em tiến
bộ. Kinh nghiệm cho thấy, càng cá nhân hoá triệt để càng tốt, giáo viên làm
việc với nhóm độ 1- 2 học sinh thì hiệu quả cao hơn với số lượng đông . Tôi
nhận thấy học sinh càng yếu thì phải có hướng giúp đỡ càng nhiều. Ngoài giờ
dạy trên lớp giáo viên phải dành riêng thời gian để quan tâm đến đối tượng
học sinh yếu bằng cách dạy phụ đạo riêng. Nếu có nhiều học sinh yếu thì có
thể phân cơng các em khá, giỏi trong lớp có trách nhiệm giúp đỡ bạn yếu bằng
hình thức khuyến khích các em thực hiện tốt phong trào học tập chung của cả
lớp nhưng giáo viên vẫn phải quan tâm đến những học sinh yếu này để giúp
các em ngày càng tiến bộ.


PHẦN III : KẾT QUẢ



Bằng việc áp dụng các giảp pháp để bồi dưỡng học sinh yếu kém đã trình
bày trên đây, kết hợp với phương pháp dạy học mới, cùng với sự nổ lực của thầy
và trị, chất lượng mơn Tốn của các lớp 6A1 – 6A2 ở trường thuộc huyện Đam


Rông năm học2006 -2007 và 2007 -2008, đã có sự chuyển biến rất khả quan.
Điều đó thể hiện qua bảng khảo sát sau:


Điểm thi mơn Tốn học kỳ 2 năm học 2006 -2007


Lớp Số HS Điểm > = 8.0 Trên TB Dưới TB Điểm < 2.5


SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%


6A1 42 6 14.6 29 69.04 13 30.06 5 11.9



6A2 44 4 9.09 28 63.6 16 36.4 6 13.6


Điểm thi mơn Tốn học kỳ 2 năm học 2007 -2008


Lớp Số HS Điểm > = 8.0 Trên TB Dưới TB Điểm < 2.5


SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

6A2 45 7 15.5 34 75.6 12 24.6 5 11.1
+ Trường thuộc huyện Lâm Hà khi tơi chuyển về cơng tác


Điểm thi mơn Tốn học kỳ 2 năm học 2008 -2009


Lớp Số HS Điểm > = 8.0 Trên TB Dưới TB Điểm < 2.5


SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%


6A1 33 7 21.2 21 63.6 10 36.4 4 12.1


6A2 32 6 18.8 20 62.5 10 37.5 4 12.5


Điểm khảo sát qua các bài kiểâm tra 1 tiết và kiểm tra học kì I của lớp 6A1 năm


học 2009 -2010
Bài KT Số


HS


Điểm > = 8.0 Trên TB Dưới TB Điểm < 2.5



SL TL% SL TL% SL TL% SL TL%


Soá 1 31 3 9.68 19 61.3 12 38.7 4 12.9


Soá 2 29 4 13.8 21 72.4 8 27.6 4 13.8


Soá 3 29 3 10.4 25 86.2 4 13.4 2 6.9


<b>KT HKI</b> <b>29 6</b> <b>20.7</b> <b>19</b> <b>65.5</b> <b>11</b> <b>34.5</b> <b>4</b> <b>13.8</b>


Trong những học kì vừa qua, những em học sinh yếu của các khối lớp 6 đã


có sự tiến bộ rõ nét, các em đã tự tin hơn khi làm bài, mạnh dạn phát biểu ý kiến
xây dựng bài cũng như đã có sự tiến bộ đều đặn hơn, đã có thái độ tích cực và tự
giác làm bài tập ở lớp cũng như ở nhà.


KẾT LUẬN



Với mục đích khắc phục tình trạng học sinh học yếu mơn Tốn, chưa có
phương pháp học tập đúng đắn, để bồi dưỡng học sinh yếu tôi áp dụng các giải
pháp đã nêu trên gồm:


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

+ Tạo tiền đề xuất phát.
+ Lấp lỗ hỏng kiến thức.
+ Luyện tập vừa sức.


+ Giúp đỡ học sinh về thái độ và phương pháp học tập.
+ Tích cực hố hoạt động nhóm.


+ Giúp đỡ học sinh yếu ngoài giờ lên lớp.



Do điều kiện công tác nên tôi chỉ mới áp dụng được giải pháp này ở
huyện Đam Rông hai năm học 2006 -2007 và 2007-2008 và khối lớp 6 năm


học 2009 -2010 ở trường thuộc huyện Lâm Hà khi tơi chuyển về cơng tác. Nhưng


tôi tin rằng với các giải pháp trên sẽ phần nào giúp học sinh khắc phục được
tình trạng học yếu mơn Tốn và có phương pháp học tập đúng đắn khơng
những riêng bộ mơn Tốn mà cho tất cả các mơn học.


Kết quả thu được có thể chưa cao vì cịn phụ thïc vào nhiều yếu tố
khác, như sự phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp, với phụ huynh học
sinh…. nhưng tôi tin rằng với phương pháp dạy như trên chắc chắn học sinh
sẽ tiến bộ hơn và ngày càng yêu thích học mơn tốn.


Với khả năng nghiên cứu và kinh nghiệm cịn nhiều hạn chế, tơi rất
mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của tổ chun mơn, sự góp ý
của đồng nghiệp để giải pháp được hồn thiện hơn. Tơi xin chân thành cảm
ơn./.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×