Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng de thi HSG truong mon sinh khoi 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.79 KB, 4 trang )

Câu 1 (4.0 điểm) :
Sơ đồ sau đây phản ánh cây phát sinh thuộc hệ thống phân loại 5 giới. Hãy điền vào
các ô trống các sinh vật , nhóm sinh vật tương ứng và nêu những đặc điểm sai khác về dinh
dưỡng ,lối sống giữa các nhóm sinh vật ở các ô 16 , 17 , 18.
Vi
khuẩn
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
14 15 Giới Nấm 17 18
Tổ tiên chung
Câu 2 ( 4.5 điểm):
a. Vẽ, chú thích và mô tả cấu trúc của ti thể. Tại sao nói ti thể được xem như là nhà máy
năng lượng của tế bào?
b. Prôtêin được tổng hợp ở bào quan nào? Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào bằng cách nào?
Câu 3 (3.0 điểm):
a. Nêu chức năng của các thành phần cấu tạo nên màng sinh chất ở tế bào nhân thực?
b. Ngâm tế bào hồng cầu người và tế bào biểu bì củ hành trong các dung dịch sau:
- dung dịch ưu trương
- dung dịch nhược trương.
Dự đoán các hiện tượng xảy ra và giải thích?
Câu 4 (3.0 điểm):
Khi phân tích thành phần gen của 2 loài vi khuẩn, người ta thấy cả 2 gen đều có số liên
kết hiđro bằng nhau. Ở gen của loài vi khuẩn 1 có G =10% tổng số Nuclêôtit của gen. Trên 1
mạch của gen này có A= 250, T= 350. Ở loài vi khuẩn 2 thì có hiệu số giữa nuclêôtit loại G
và A là 150.(Biết rằng gen của 2 loài vi khuẩn trên gồm 2 mạch bằng nhau)
Hãy xác định số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi loài vi khuẩn trên.
Câu 5 ( 3.0 điểm) :
a.Phân biệt quá trình hô hấp với quá trình quang hợp về các điểm sau: Phương trình tổng
quát,bào quan thực hiện,năng lượng và sắc tố.
b.ATP là gì? ATP chuyển năng lượng cho các hợp chất bằng cách nào?
Câu 6 ( 2.5 điểm):
a. Nêu điểm khác nhau cơ bản trong sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế


bào thực vật. Sự xuất hiện vách ngăn trong quá trình phân chia tế bào chất ở tế bào thực vật
được giải thích như thế nào?
b. Ở một tế bào có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Hãy xác định số sợi crômatit, số
nhiễm sắc thể khi tế bào đang ở kì giữa , kì sau của quá trình nguyên phân.
----------------------------------------- -- HẾT---------------------------------------------------------
TRƯỜNG THPT PHAN ĐĂNG LƯU
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn : SINH HỌC 10 ( 2010 – 2011)
( Thời gian làm bài 120 phút)
ĐÁP ÁN ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: Sinh học. Khối 10 Thời gian: 120 phút
Câu ý Nội dung trả lời
Điểm
1
* Hoàn thành sơ đồ
2.Vi khuẩn cổ ; 3. Động vật nguyên sinh ; 4.Thực vật nguyên sinh (Tảo); 5. Nấm
nhầy ; 6. Nấm men ; 7.Nấm sợi ; 8. Rêu ; 9.Quyết ; 10. Hạt trần ; 11. Hạt kín;
12. Động vật không xương sống ; 13. Động vật có xương sống 1.5
14. Giới khởi sinh ; 15. Giới nguyên sinh ; 17. Giới thực vật ;
18. Giới động vật
1.0
* Đặc điểm sai khác giữa các nhóm sinh vật 16,17,18.
Giới nấm
-Sống cố định
-Dinh dưỡng hoại sinh
Giới thực vật
- Sống cố định
- Tự dưỡng quang hợp
Giới động vật
- Di chuyển

- Dị dưỡng
1.5
2
a
* Vẽ và chú thích đúng
1.0
* Mô tả cấu trúc
+ Ti thể có cấu trúc màng kép: Màng ngoài trơn nhẵn, màng trong ăn sâu vào
khoang ti thể, hướng vào trong chất nền tạo các mào, trên có nhiều loại enzim hô
hấp
+ Chất nền ti thể chứa các enzim ham gia hô hấp, các loại protein, lipit, AND
vòng, ARN và riboxom
1.0
* Ti thể là nhà máy năng lượng của tế bào vì: có khả năng biến đổi năng lượng
dự trữ trong các nguyên liệu hô hấp (glucozơ) thành năng lượng ATP cho tế bào 1.0
*Prôtêin được tổng hợp ở Ribôxôm 0.5
b.

* Sự bài xuất prôtêin ra khỏi tế bào : - Theo cơ chế xuất bào ( bằng cách hình
thành các bóng xuất bào )
( Con đường : Prôtêin (Lưới nội chất hạt) -> Túi tiết -> Bộ máy Gôngi (lắp ráp ,
đóng gói) -> Túi tiết trong tế bào -> Màng sinh chất -> Ra ngoài )
1.0
3
a * Chức năng các thành phần:
+ Lớp photpholipit kép:Tạo khung cho màng sinh chất, tạo tính động cho màng
và cho 1 số chất khuếch tán qua
+ Prôtêin màng: Tạo các kênh vận chuyển đặc hiệu, tạo các thụ thể hoặc chất
mang, ghép nối giữa các tế bào trong mô.
+ Colesteron: Tạo các giới hạn để hạn chế sự dich chuyển cuả các phân tử

photpholipit, làm ổn định cấu trúc của màng
+ GlicoProtein:Tạo các “dấu chuẩn’’đặc trưng cho từng lọai tế bào giúp cho các
tế bào nhận biết được nhau và phân biệt các tế bào lạ
1.0
b * Hiện tượng:
Môi trường Tế bào hồng cầu Tế bào biểu bì hành
Ưu trương TB co lại và nhăn nheo Co nguyên sinh
Nhược trương Tế bào trương lên ->Vỡ Màng sinh chất áp sát thành tế
bào (tế bào trương nước )
1.0
* Giải thích
+ Tế bào hồng cầu :
Trong môi trương ưu trương:-> tế bào mất nước -> tế bào co lại và nhăn nheo
Trong môi trường nhược trương: tế bào hút nước , do không có thành tế bào nên
khi tế bào hút no nước -> vỡ tế bào
+ Tế bào biểu bì hành:
Trong môi trường ưu trương -> tế bào mất nước -> Màng sinh chất tách dần ra
khỏi thành tế bào -> co nguyên sinh
Trong môi trương nhược trương -> tế bào hút nước -> Màng sinh chất căng ra áp
sát thành tế bào (tế bào trương nước)
0.5
4
* Ở gen của loài vi khuẩn 1
- Xác định tỉ lệ từng loại Nu của gen:
+ A = T = 250 + 350 = 600 (Nu) tương ứng với 50% - 10% = 40% tổng số Nu của
gen
+ => G= X= 10% = 600/4 = 150 (Nu)
( HS có thể có cách giải khác – trên đây chỉ là một cách) 1.5
- Sô liên kết H: = 2A + 3G = 2 x 600 + 3 x 150 = 1650 0.5
b

Ở gen của loài vi khuẩn 2:
Theo gt , có:
G – A = 150 G = X = 390
2A + 3G = 1650 A = T = 240
1.0
5 a.
Điểm
phân biệt
Hô hấp Quang hợp
PTTQ
C
6
H
12
O
6
+ 6O
2
6CO
2
+
6H
2
O + Năng lượng (ATP
+Nhiệt năng)
CO
2
+H
2
O

0.5
Bào quan Ti thể Lục lạp 0.5
Nlượng Giải phóng năng lượng Tích luỹ năng lượng 0.5
Sắc tố Không có sắc tố Có sắc tố quanghợp 0.5
b.
*ATP là hợp chất cao năng ,được cấu tạo từ 3 thành phần :bazơ ađênin,đường
pentôzơ ,3 nhóm photphat. 0.5
* ATP truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phôtphat
cuối cùng để trở thành ADP (giải phóng khoảng 7.3 Kcalo) rồi ngay lập tức ADP
được gắn thêm nhóm phôtphat để trở thành ATP.
0.5
0.5
Ánh sáng
Diệp lục
[CH
2
O ]+O
2
6
a
* Điểm khác nhau :
- Ở tế bào động vật là sự hình thành eo thắt ở vùng xích đạo của tế bào bắt đầu co
thắt từ ngoài ( màng sinh chất) vào trung tâm..
- Ở tế bào thực vật là sự hình thành vách ngăn từ trung tâm đi ra ngoài (vách tế
bào).
1.0
* Giải thích sự hình thành vách ngăn: Vì tế bào thực vật có thành (vách) tế bào
bằng xenlulôzơ , làm cho tế bào không vận động được.
0.5
b

Cromatit Nhiễm sắc thể
0.5
Kì giữa 32 16 NST kép
Kì sau 0 32 NST đơn 0.5

×