Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Đề thi HSG tỉnh môn sinh 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.1 KB, 4 trang )

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KÌ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10
TRƯỜNG THPT CHUYÊN PHAN BỘI CHÂU
NĂM HỌC 2010-2011
HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ CHÍNH THỨC
(Hướng dẫn và biểu điểm chấm gồm 04 trang)
Môn: SINH HỌC
Câu Nội dung Điểm
Câu 1
5 điểm
a. Dùng sơ đồ lai chứng minh sự phân li độc lập của các cặp gen làm xuất
hiện nhiều biến dị tổ hợp, còn liên kết gen không tạo ra hay hạn chế sự
xuất hiện biến dị tổ hợp.
b. Tại sao trong thí nghiệm lai phân tích ruồi giấm đực F
1
dị hợp hai cặp
gen thân xám, cánh dài Moocgan lại cho rằng các gen quy định màu sắc
thân và dạng cánh cùng nằm trên một nhiễm sắc thể?
c. Các quy luật di truyền nào cho kiểu hình ở thế hệ lai phân li tỉ lệ 1: 2:1
hoặc 1:1:1:1. Với mỗi tỉ lệ ứng với mỗi quy luật di truyền viết một sơ đồ
lai minh họa
d. Một loài có các gen: A tương ứng với a, B tương ứng với b. Viết các
kiểu gen liên quan đến 2 cặp gen đó.
a Viết 3 sơ đồ lai để chứng minh
0,75
b
Trong phép lai phân tích ruồi cái thân đen, cánh cụt chỉ sinh một loại giao
tử mang gen lặn. Nếu hai cặp gen quy định hai cặp tính trạng nằm trên hai
cặp nhiễm sắc thể thì ruồi đực F1 phải sinh 4 loại giao tử với tỉ lệ ngang
nhau và thế hệ lai có 4 kiểu hình tỉ lệ 1:1:1:1. Trong trường hợp này thế hệ
lai chỉ có hai kiểu hình : 1thân xám, cánh dài: 1 thân đen, cánh cụt. Điều
đó chứng tỏ ruồi đực F1 dị hợp 2 cặp gen chỉ sinh 2 loại giao tử BV và bv


với tỉ lệ 1:1, kết quả này chỉ xẩy ra khi các gen B và V cùng nằm trên 1
NST, các gen b, v cùng nằm trên 1 NST.
0,75
c
- Kiểu hình thế hệ lai phân li tỉ lệ 1: 2:1 có ở quy luật trội không hoàn toàn
và quy luật liên kết gen. Viết 2 sơ đồ lai minh họa.
- Kiểu hình thế hệ lai phân li tỉ lệ 1:1:1:1 có ở quy luật phân li độc lập và
quy luật liên kết gen. Viết 2 sơ đồ lai minh họa.
1,0
1,0
d
Xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1: 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST có 9 kiểu gen.
- Trường hợp 2: 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST có 10 kiểu gen.
0,75
0,75
Câu 2
4,5điểm
a. Ở gà các tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh, tế
bào sinh trứng, tinh trùng, trứng, loại tế bào nào chứa nhiễm sắc thể giới
tính và nếu có thì đó là nhiễm sắc gì?
b. Trong quá trình nguyên phân dùng tác nhân gây đột biến tác động vào
kỳ nào thì dễ xảy ra đột biến gen hoặc đột biến số lượng nhiễm sắc thể? Vì
sao?
c. Một tế bào sinh tinh có hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng kí hiệu A, a;
B, b phân bào giảm phân, ở lần phân bào hai một trong hai tế bào cặp
nhiễm sắc thể B, b phân li không bình thường. Có mấy loại tinh trùng được
tạo ra với kí hiệu như thế nào?

1

a
- Tất cả các tế bào đó đều chứa NST giới tính.
- Ở gà trống tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh tinh
chứa cặp NST XX, tinh trùng chứa NST X.
- Ở gà mái tế bào mắt, tế bào cơ tim, tế bào lông ruột, tế bào sinh trứng
chứa cặp NST XY, tế bào trứng có 2 loại: một loại chứa NSTX, một loại
chứa NSTY.
0,25
0,75
0,5
b
- Gây đột biến gen
Đột biến gen tạo ra do rối loạn quá trình tự nhân đôi của ADN vì thế để
gây đột biến gen dùng tác nhân gây đột biến tác động vào kỳ trung gian
- Gây đột biến số lượng NST
Đột biến số lượng NST phát sinh do rối loạn quá trình hình thành thoi tơ
vô sắc và sự phân li của NST về 2 cực trong quá trình phân bào không bình
thường vì thế để gây đột biến số lượng NST chúng ta tác động vào kỳ đầu
(hình thành thoi tơ vô sắc) và kỳ sau (lúc các NST đơn phân li về 2 cực của
tế bào)

0,5
0,5
c
- Trường hợp 1: 3 loại tinh trùng A, ABB, ab hoặc AB, a, abb
- Trường hợp 2: 3 loại tinh trùng A, Abb, aB hoặc Ab, a, aBB
1,0
1,0
Câu 3
3,5 điểm

a. Ở một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14 thấy xuất hiện một cây có hình
thái khác thường. Do điều kiện người ta chỉ khảo sát được một cặp nhiễm
sắc thể tương đồng ở cây đó thấy có 3 nhiễm sắc thể kí hiệu aaa. Đây là
dạng đột biến gì? Viết sơ đồ cơ chế xuất hiện cây có hình thái khác thường
nói trên.
b. Ở thế hệ ban đầu (I
0
) của một giống cây trồng có tỉ lệ các kiểu gen:
0,2AA: 0,5Aa: 0,3aa, sau 4 thế hệ tự thụ phấn liên tiếp thì ở thế hệ I
4
tỉ lệ
các kiểu gen sẽ thế nào?
a
Xét 2 trường hợp:
- Trường hợp 1:
+ Nếu các cặp NST còn lại đều có số lượng bình thường (mỗi cặp có 2
chiếc) thì đây là trường hợp đột biến dị bội.
+ Cơ chế hình thành:
P: aa x aa p: Aa x aa
G
p
: aa, O a G
p
: A, a aa
F
1
: aaa F
1
: aaa
( các G

p
nêu trên gồm 2 loại: n+1 và n)
- Trường hợp 2:
+ Nếu tất cả các cặp NST tương đồng của tế bào đều có số lượng như
nhau (mỗi cặp có 3 chiếc) thì đây là trường hợp đột biến đa bội dạng 3n.
+ Cơ chế hình thành:
P: aa x aa p: Aa x aa
G
p
: aa a G
p
: A, a aa
F
1
: aaa F
1
: aaa
( các G
p
nêu trên gồm 2 loại: 2n và n)
0,5
0,75
0,5
0,75
b
Tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ I
4
là:
0,434375AA : 0,03125Aa : 0,534375aa
1,0


2
Câu 4
3 điểm
a. Viết sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Giải thích mối
liên hệ giữa các thành phần trong sơ đồ.
b. Viết sơ đồ thể hiện cơ chế di truyền ở mức phân tử. Tại sao sơ đồ đó lại
thể hiện cơ chế di truyền mức phân tử?
a
- Sơ đồ:
Gen (một đoạn ADN)→ mARN→ Prôtêin→ Tính trạng
- Giải thích mối liên hệ:
Thông tin cấu trúc của phân tử prôtêin (thành phần, số lượng và trình tự
sắp xếp axít amin) được xác định bởi dãy nuclêôtít trong mạch ADN. Sau
đó mạch này được dùng làm mẫu để tổng hợp ra mạch mARN. Tiếp theo
mạch mARN lại làm khuôn để tổng hợp chuỗi axít amin trong phân tử
prôtêin. Phân tử prôtêin trực tiếp biểu hiện thành tính trạng.
0,5
1,0
b
- Sơ đồ:
ADN→ mARN → Prôtêin→ Tính trạng

ADN→ mARN → Prôtêin→ Tính trạng
- Giải thích:
Vì sơ đồ này thể hiện quá trình truyền thông tin di truyền từ ADN tới
prôtêin diễn ra trong từng tế bào, từ tế bào này sang tế bào khác và từ thế
hệ này sang thế hệ khác.
0,5
1,0

Câu 5
4 điểm
a. Một hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu nào? Nêu chức
năng của mỗi thành phần.
b. Một hệ sinh thái có: Cây cỏ, trâu, bò, hổ.
- Nêu mối quan hệ giữa các cá thể trong hệ sinh thái đó.
- Trong mối quan hệ giữa hổ với trâu và bò mặt nào là có lợi, mặt nào là có
hại đối với cá thể và loài.
a
- Hệ sinh thái hoàn chỉnh có các thành phần chủ yếu:
+ Các thành phần vô cơ như đất, đá, thảm mục...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ gồm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
- Chức năng:
+ Các thành phần vô cơ: là môi trường sống của quần xã đồng thời là
nguồn vật chất và năng lượng của quần xã.
+ Sinh vật sản xuất là thực vật: sử dụng vật chất vô cơ và năng lượng của
môi trường tổng hợp thành chất hữu cơ, đây là nguồn vật chất hữu cơ nuôi
sống toàn bộ sinh giới. Mặt khác sinh vật sản xuất còn là nơi ở, nơi làm tổ,
nơi lẩn trốn kẻ thù và điều hòa khí hậu.
+ Sinh vật tiêu thụ: Sử dụng sinh vật sản xuất làm thức ăn 1 cách trực
tiếp hoặc gián tiếp, đồng thời sinh vật tiêu thụ còn giúp cho sinh vật sản
xuất phát tán, sinh sản. Mặt khác sinh vật tiêu thụ góp phần làm cho hệ
sinh thái trở nên đa dạng và hoàn chỉnh.
+ Sinh vật phân giải: phân giải xác hữu cơ (do động thực vật chết hoặc
thải ra) tạo thành vật chất vô cơ hoàn trả lại tự nhiên.
0,5
0,25
0,5

0,5
0,25
b - Mối quan hệ giữa các cá thể trong hệ sinh thái:
+ Quan hệ giữa các cá thể cùng loài: quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh
tranh.
0,5

3
+ Quan hệ giữa các cá thể khác loài: quan hệ cạnh tranh, quan hệ giữa
sinh vật ăn thịt với sinh vật là con mồi, quan hệ giữa động vật và thực vật.
- Mối quan hệ giữa hổ với trâu và bò:
+ Đối với hổ: có thức ăn, mặt khác những cá thể nào yếu ớt, bệnh tật sẽ
có ít thức ăn dẫn đến sinh trưởng và sinh sản kém, còn những cá thể khỏe
mạnh, nhanh nhẹn có nhiều thức ăn sẽ sinh trưởng tốt, sinh sản nhiều
chiếm tỷ lệ ngày càng đông trong quần thể có lợi cho sự tiến hóa của loài.
+ Đối với trâu và bò: bị hổ ăn thịt, mặt khác những cá thể yếu ớt, bệnh
tật dễ bị hổ ăn thịt nên sống sót ít, sinh sản ít con cháu hiếm dần, trái lại
những cá thể khỏe mạnh nhanh nhẹn sống sót nhiều, sinh sản nhiều chiếm
tỷ lệ ngày càng tăng trong quần thể có lợi cho sự tiến hóa của loài.
0,5
0,5
0,5
(Chú ý: học sinh làm cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa)
---Hết---

4

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×