Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN VĂN HÙNG

NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH
TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

NGUYỄN VĂN HÙNG

NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH
TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY

Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM THÀNH HƯNG

Hà Nội - 2020




MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

3

1. Lí do chọn đề tài

3

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu

4

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

6

3.1. Đối tượng nghiên cứu

6

3.2. Phạm vi nghiên cứu

6

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu


7

5. Phương pháp nghiên cứu

7

6. Cấu trúc của luận văn

7

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG
TIỂU THUYẾT VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT KHUẤT

8

QUANG THỤY
1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân vật trong tiểu thuyết

8

1.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học

8

1.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết chiến tranh

11

1.2. Khái quát về tiểu thuyết Khuất Quang Thụy


14

1.2.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Khuất Quang Thụy

14

1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Khuất Quang Thụy

21

1.2.3. Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong bức tranh chung của tiểu
thuyết Việt Nam đương đại

1

31


Chương 2: NHÂN VẬT NGƯỜI LÍNH TỪ GĨC NHÌN ĐA CHIỀU
MANG ĐẬM TÍNH NHÂN VĂN
2.1. Quan niệm về con người và vấn đề nhân vật người lính của
Khuất Quang Thụy

38

38

2.2. Các kiểu nhân vật người lính trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy.


45

2.2.1. Người lính trong chiến tranh

46

2.2.2. Người lính thời hậu chiến

62

2.2.3. Người lính từ góc nhìn thân phận

69

2.2.4. Người lính nhìn từ hai chiến tuyến

75

Chương 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT NGƯỜI
LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY

84

3.1. Các phương thức kiến tạo không gian và thời gian tự sự

84

3.2. Nghệ thuật tạo tình huống

87


3.3. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật

92

3.4. Ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện

96

3.4.1. Ngôn ngữ nhân vật

98

3.4.2. Ngôn ngữ người kể chuyện

103

PHẦN KẾT LUẬN

108

MỤC LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

110

2


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

Nhiều nhà văn đã từng khẳng định, trong văn học Việt Nam thì:
“Chiến tranh là một siêu đề tài, cịn người lính là một siêu nhân vật”. Vì vậy,
văn học viết về “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, tuy là đề tài
không mới nhưng cũng chẳng bao giờ cũ, mà ngược lại, nó ln được hâm
nóng, ln chảy mãi trong suốt tiến trình phát triển của đất nước. Chẳng bởi
thế mà, khi hai cuộc chiến tranh “thần thánh - bất khả chiến bại” của dân tộc
đã lùi xa, nhưng văn học viết về nó - viết về chiến tranh, viết về người lính,
viết về thân phận của họ ln được quan tâm, được đầu tư và được đặt ở một
vị trí rất trang trọng trên văn đàn Việt Nam.
Nhà văn Khuất Quang Thụy từng là một lính chiến trận; là người lính
vừa cầm súng, vừa cầm bút - người đã từng trực tiếp tham gia chiến đấu trên
các chiến trường trong những năm tháng ác liệt nhất của cuộc kháng chiến
chống Mĩ, cứu nước (giai đoạn 1968-1975) và cả những năm tháng sau này ở
chiến trường biên giới Tây Nam. Vì vậy, hơn ai hết, ông là người thấu hiểu
cặn kẽ về số phận, về hoàn cảnh, về những tâm tư, tình cảm và khát vọng của
người lính trận mạc. Chẳng thế mà ông từng được coi là một trong những nhà
văn viết về thân phận người lính sâu sắc và hấp dẫn trong thế hệ những nhà
văn chống Mĩ. Tiểu thuyết của ông chủ yếu là tiểu thuyết viết về chiến tranh,
viết về những trận chiến đấu oanh liệt, về thân phận người lính, về số phận và
hồn cảnh của họ cả trước, trong và sau chiến tranh. Ông đã từng nhận Giải
thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật với bộ 3 tiểu thuyết Trong cơn gió
lốc, Khơng phải trị đùa và Góc tăm tối cuối cùng; 2 lần được trao Giải
thưởng của Bộ Quốc phòng về Văn học nghệ thuật 5 năm với các tiểu thuyết:
Khơng phải trị đùa, Những bức tường lửa… và nhiều giải thưởng văn
chương cao quý khác khi viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh
cách mạng”. Đặc biệt, trong những năm gần đây, vẫn với mảng đề tài “không
mới nhưng chẳng bao giờ cũ” ấy, ông đã cho ra đời những tiểu thuyết mang
3



một bộ mặt mới, theo một góc nhìn mới - góc nhìn của thời đại tư duy và sự
phát triển, của sự đổi mới và bình đẳng, của tư duy hòa hợp dân tộc, sâu sắc
và nhân văn hơn trong đời sống. Ở đó, số phận người lính được nhìn nhận rõ
ràng hơn, khái qt hơn và thậm chí có thể coi là bình đẳng và cơng bằng
hơn. Với cách nhìn của sự trải nghiệm, cuộc đời có độ lùi lịch sử, ơng đã xốy
sâu vào những góc khuất xã hội mà ít ai ngờ tới, đó là những trăn trở nghĩ suy,
những ám ảnh số phận, cuộc sống, những cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt, những
hoàn cảnh éo le trộn lẫn những vinh quang. Đặc biệt hơn, đó là nghệ thuật xây
dựng nhân vật - sự pha trộn của dòng ý thức, của tư duy, của cảm nhận và sự so
sánh của những người lính xưa và nay... thông qua các tiểu thuyết Đối chiến và
Đỉnh cao hoang vắng.
Xuất phát từ những lý do trên, và để làm rõ hơn những luận điểm từ
cảm quan nghệ thuật của mình, chúng tơi chọn đề tài: “Nhân vật người lính
trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy”, với mong muốn không chỉ làm rõ hơn
về tiến trình vận động trong sáng tác tiểu thuyết của nhà văn Khuất Quang
Thụy mà còn đi sâu khai thác về cách nhìn, cách cảm, nghệ thuật xây dựng
hình tượng, số phận nhân vật người lính trong tiểu thuyết của ông để khẳng
định giá trị của sự đổi mới, dấu ấn nhất định của tiểu thuyết Việt Nam nói
chung, tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy với mảng đề tài “Lực lượng vũ
trang - Chiến tranh cách mạng” nói riêng trong đời sống văn học hơm nay.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đã có một số bài nghiên cứu về cái nhìn hậu chiến trong tiểu thuyết
viết về chiến tranh cách mạng của Khuất Quang Thụy, về những đổi mới nghệ
thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy… Ở một số bài viết như:
Bài viết của nhà phê bình văn học Ngơ Vĩnh Bình trên Tạp chí Văn
nghệ Quân đội: Khuất Quang Thụy cả đời chỉ loay hoay viết về đồng đội, về
chiến tranh đã khắc họa đậm nét phần nào phương pháp tư duy và cách xây
dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy. Bên cạnh đó, nhà phê
bình Nguyễn Chí Hoan trong bài Đôi mắt người đối chiến in trên Tuần báo
Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam lại khẳng định về một cách nhìn mới, cách

nhìn có độ lùi và cơng bằng hơn của tác giả đối với số phận, hoàn cảnh của
4


người lính trong chiến tranh. Hay tác giả Nguyên An với bài Từ đỉnh cao
hoang vắng nhìn lại tiểu thuyết viết về chiến tranh in trên Văn nghệ Thành
phố Hồ Chí Minh (số 19 năm 2017), tác giả đã viết: “Ai đã có dịp nghiền
ngẫm 8 tập tiểu thuyết dày dặn của Khuất Quang Thụy mà so sánh và suy
nghiệm, sẽ có thể nhận rằng: Nhà văn trưởng thành từ lính trận này quả đã tự
đặt cho mình một cái đích riêng đúng đắn và thích hợp khi viết về chiến tranh.
Theo hướng đích đó, ơng đã cặm cụi và mẫn cảm khi đặt bút viết từng
chương, từng tập với một bút pháp tiểu thuyết vừa có phong vị cổ điển - ổn
định và bình thường, vừa có sự pha trộn phá cách, nhất là ở các cuốn gần đây.
Hiện thực chiến tranh giải phóng ở Việt Nam trong các tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy cũng được mở rộng dần. Ở đấy có nhiều hoạt cảnh về anh bộ đội
khi tập luyện và sống với dân ở hậu phương, về anh giải phóng qn mưu trí
can đảm lúc xung trận, và cả những trường đoạn về tình u đơi lứa nồng nàn,
tình đồng đội, đồng hương thắm thiết…”; rồi nhà phê bình Bùi Việt Thắng
với bài Chiến thắng của văn hoá in trên Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn
cũng đã đánh nhìn nhận một cách khách quan và sâu sắc về góc nhìn và cách
khai thác nghệ thuật cũng như đào sâu tâm lý của Khuất Quang Thụy đối với
người lính sau chiến tranh…
Bên cạnh đó, có các bài viết, các cơng trình nghiên cứu của nhà phê
bình văn học Tôn Phương Lan, nhà văn Đỗ Tiến Thụy, nhà phê bình Nguyễn
Thanh Tú, nhà văn Nguyễn Thế Hùng, nhà phê bình văn học Bùi Việt Thắng,
nhà văn Nguyên An in trên các báo, tạp chí như Văn nghệ, Văn nghệ công an,
An ninh thế giới, Văn nghệ Quân đội, Quân đội nhân dân… và cả những tâm
sự của chính Khuất Quang Thụy khi ơng cho rằng:“Người được cứu là…
lương tâm của chúng ta” lúc ông kể về hành trình sáng tạo tiểu thuyết Đối
chiến trên Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh…

Tất cả những cơng trình nghiên cứu, những bài viết về cuộc đời, chân
dung tác giả, về nội dung, nghệ thuật và cảm nhận tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy cũng đã làm nổi bật lên nhiều khía cạnh về tư duy nghệ thuật và
hành trình đổi mới theo từng giai đoạn trong sáng tác tiểu thuyết của ông.
Cũng về tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, những luận văn Thạc sĩ
của Lê Thị Thúy Lan: Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Khuất Quang Thụy,
5


Nguyễn Thị Hoa Lê: Cái nhìn về chiến tranh trong tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy hay Nguyễn Thị Lệ: Tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong tiến
trình đổi mới tiểu thuyết viết về chiến tranh… cũng đã khai thác khá sâu và
đưa ra những nhận định về sự đổi mới về cả nội dung, đề tài lẫn tư duy nghệ
thuật trong sáng tác tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy rất rõ nét theo quan
điểm của mỗi người.
Song, điểm qua những bài viết và các cơng trình nghiên cứu trên,
chúng tơi nhận thấy phần nhiều các tác giả, các nhà nghiên cứu đều tập trung
đánh giá về sự nghiệp sáng tác cùng sự đổi mới về tư duy nghệ thuật cũng
như góc nhìn về chiến tranh của nhà văn Khuất Quang Thụy, nhưng hầu như
chưa có một bài viết nào đi sâu đánh giá về nghệ thuật xây dựng hình tượng
nhân vật, mà đặc biệt là nhân vật người lính trong tiểu thuyết của Khuất
Quang Thụy. Chính vì lẽ đó, trên cơ sở nghiên cứu của những người đi trước,
chúng tôi chọn vấn đề về nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người lính
theo sự đổi mới tư duy tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy để góp phần làm rõ
hơn những đóng góp và những thành cơng của nhà văn trong sự phát triển của
tiểu thuyết viết về chiến tranh trong mảng đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến
tranh cách mạng” của đời sống văn học hôm nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Nhân vật người lính trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các tiểu thuyết Trong cơn gió lốc (1980), Khơng phải trị đùa (1985),
Đối chiến (2007) và Đỉnh cao hoang vắng (2016). Chúng tôi chọn 4 tiểu
thuyết này trong hệ thống tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy để nghiên cứu,
bởi vì: Theo khảo sát của chúng tơi, bốn tiểu thuyết này ngoài việc xác định
rõ độ lùi thời gian theo trật tự tuyến tính trong q trình sáng tác của nhà văn,
nó cịn thể hiện được sự phát triển tư duy tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy,
từ lối viết “tả trận” tiến dần lên sự phát triển những lớp lang nghệ thuật và
vươn lên tầm tư duy triết học trong tư tưởng tiểu thuyết.
6


Bên cạnh đó, có sự liên hệ so sánh với những tiểu thuyết khác cùng đề
tài trong văn học đương đại Việt Nam để có cái nhìn tồn cảnh.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu, chỉ ra hệ thống nhân vật, đặc điểm nhân vật và
cách xây dựng nhân vật người lính trong tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy
(cụ thể là thông qua các tiểu thuyết Trong cơn gió lốc, Khơng phải trị đùa,
Đối chiến và Đỉnh cao hoang vắng), luận văn nhằm chỉ rõ quá trình vận động
của tư tưởng nghệ thuật trong sáng tác của Khuất Quang Thụy qua những giai
đoạn phát triển của văn học Việt Nam từ 1980 đến nay.
Thông qua việc khảo sát, đánh giá và chỉ ra sự vận động trong xây dựng
hình tượng nhân vật người lính, luận văn sẽ nhìn ra được sự đóng góp đáng kể
của tiểu thuyết Khuất Quang Thụy trong tiến trình đổi mới của văn học đương
đại Việt Nam nói chung, văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến
tranh cách mạng” nói riêng…
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp hệ thống: Vận dụng phương pháp này chúng tôi chủ
yếu tập trung vào việc hệ thống hóa các kiểu nhân vật người lính trong sáng
tác văn xi Khuất Quang Thụy.

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Nhằm tìm kiếm những nét đặc
trưng trong thi pháp văn xuôi tự sự của tác giả.
- Phương pháp loại hình và so sánh: Nhằm nhận diện những nét phong
cách đặc thù của tác giả Khuất Quang Thụy so với các nhà văn viết cùng đề
tài chiến tranh và cách mạng.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cầu gồm 3 chương:
Chương 1:
Một số vấn đề lý luận về nhân vật trong tiểu thuyết và khái quát về
tiểu thuyết Khuất Quang Thụy.
Chương 2:
Nhân vật người lính từ góc nhìn đa chiều mang đậm tính nhân văn.
Chương 3:
Nghệ thuật xây dựng nhân vật người lính trong tiểu thuyết Khuất
Quang Thụy.
7


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT
VÀ KHÁI QUÁT VỀ TIỂU THUYẾT KHUẤT QUANG THỤY
1.1. Một số vấn đề lý luận về nhân vật trong tiểu thuyết
1.1.1. Khái niệm về nhân vật văn học
Theo Từ điển Thuật ngữ văn học thì Nhân vật là “con người cụ thể
được miêu tả trong tác phẩm văn học. Nhân vật văn học có thể có tên riêng
(Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha), cũng có thể khơng có tên riêng như thằng bán
tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều. Trong truyện cổ tích, ngụ ngơn, đồng
thoại, thần được đưa ra để nói chuyện con người. Khái niệm nhân vật văn học
có khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả,

mà chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn có thể nói:
nhân dân là nhân vật chính trong Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc, đồng
tiền là nhân vật chính trong Ơ-giê-ni Gơ-răng-đê của Ban-zắc. Nhân vật văn
học là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, khơng thể đồng nhất nó với con
người có thật trong đời sống. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ
thuật và lý tưởng thẩm Mĩ của nhà văn về con người. Vì thế, nhân vật ln
gắn chặt với chủ đề của tác phẩm.
Nhân vật văn học được miêu tả qua các biến cố, xung đột, mâu thuẫn
và mọi chi tiết xung quanh, các loại. Đó là mâu thuẫn nội tâm của nhân vật,
mâu thuẫn giữa nhân vật này với nhân vật kia, giữa tuyến nhân vật này với
tuyến nhân vật khác. Cho nên nhân vật luôn luôn gắn liền với cốt truyện. Nhờ
được miêu tả qua xung đột, mâu thuẫn, nên khác với hình tượng hội họa và
điêu khắc, nhân vật văn học là một chỉnh thể vận động, có tính cách được bộc
lộ dần trong khơng gian, thời gian, mang tính chất q trình.
Từ những góc độ khác nhau có thể chia nhân vật văn học thành nhiều
kiểu loại khác nhau:
“Dựa vào vị trí đối với nội dung cụ thể, với cốt truyện của tác phẩm,
nhân vật văn học được chia thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Dựa vào
đặc điểm của tính cách, việc truyền đạt lý tưởng của nhà văn, nhân vật văn
8


học được chia thành nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Dựa vào
thể loại văn học, ta có nhân vật tự sự, nhân vật trữ tình, nhân vật kịch. Dựa
vào cấu trúc hình tượng, nhân vật được chia thành nhân vật chức năng
(hay mặt nạ), nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng”.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể rút ra một vài ý để có thể định
nghĩa về Nhân vật văn học như:
Nhân vật văn học là con người được nhà văn miêu tả trong tác phẩm
bằng phương tiện văn học. Những con người này có thể được miêu tả kỹ càng

hay sơ lược, sinh động hay không rõ nét, xuất hiện một hay nhiều lần, thường
xuyên hay từng lúc, giữ vai trị quan trọng nhiều hay ít, hoặc khơng ảnh
hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm…
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có
những dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp,
những đặc điểm riêng… Những dấu hiệu thường được giới thiệu ngay từ đầu
và thông thường, sự phát triển về sau của nhân vật gắn bó mật thiết với những
giới thiệu ban đầu đó.
Nhân vật văn học khơng giống với các nhân vật thuộc các loại hình
nghệ thuật khác. Trong tác phẩm văn học, nhân vật văn học được thể hiện
bằng chất liệu riêng của ngôn từ. Vì vậy, nhân vật văn học địi hỏi người đọc
phải vận dụng trí tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn
chỉnh trong tất cả các mối quan hệ của nó.
Từ những định nghĩa khái quát về nhân vật văn học, vậy chức năng
của nhân vật văn học là gì?
“Vì tính cách là kết tinh của mơi trường, nên nhân vật văn học là
người dẫn dắt độc giả vào các môi trường khác nhau của đời sống”.
Nhân vật văn học có chức năng khái qt những tính cách, hiện thực
cuộc sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân
vật, nhà văn có mục đích gắn liền nó với những vấn đề mà nhà văn muốn đề
cập đến trong tác phẩm văn học. Vì vậy, tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm,
bên cạnh việc xác định những nét tính cách của nó, cần nhận ra những vấn đề
của hiện thực và quan niệm của nhà văn mà nhân vật muốn thể hiện. Chẳng
hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhân vật là các nhân vật chính, người ta
thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó.
9


Do nhân vật có chức năng khái qt những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời cho nên trong quá trình

miêu tả nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho
là cần thiết bộc lộ được quan niệm của mình về con người và cuộc sống.
Chính vì vậy, khơng nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong
cuộc đời thực tại mà ta đang sống.
Đi sâu nghiên cứu về nhân vật văn học trong sáng tác của Khuất
Quang Thụy, chúng ta có thể nhận thấy nhân vật của ông vô cùng đa dạng. Nó
như sự pha trộn của nhiều kiểu loại, từ con người đến các loài động vật, như:
Nhân vật là những người lính (có cả lính trận mạc và lính thời bình, người
lính hậu chiến và cả người lính phía bên kia chiến tuyến); nhân vật là những
người dân lương thiện; nhân vật của thế giới lưu manh… Và đặc biệt là nhân
vật là các lồi súc vật (Nhà vơ địch - con trâu chọi, Mẹ Cò…). Đây là những
nhân vật đa chiều, được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhiều kiểu loại trong
nhiều thể loại (cả truyện ngắn và tiểu thuyết); được xây dựng và bồi đắp bằng
những ngôn ngữ riêng của hình thức thể loại, thể hiện tính nghệ thuật, tính
tâm lý và cả ý niệm nghệ thuật mà nhà văn gửi gắm để xây dựng nên.
Ví như: Nếu ai đã từng đọc truyện ngắn Nhà vô địch của Khuất Quang
Thụy, ắt hẳn sẽ không khỏi tránh được sự nhầm lẫn về nhân vật con người và
con trâu. Nhưng thực chất, Nhà vô địch mà ông gọi - nhân vật chính của câu
chuyện - lại chỉ là một con trâu chọi được chủ nó mua về từ vùng cao để phục
vụ cho những cuộc chơi. Nhưng ở chú trâu đó, có sự hội tụ đầy đủ của một
nhân vật điển hình như con người. Nó có suy nghĩ, có tâm lý, có ước mơ… và
đặc biệt là có tính hiếu chiến. Nó khơng những phục vụ cho mục đích đem
vinh quang về cho chủ mà cịn để lại cho chủ những trăn trở của cuộc sống,
cho đồng loại những giá trị của “kiếp con trâu”… Thơng qua nó, Khuất
Quang Thụy đã vừa như nhắc nhở, vừa như dạy cho những kẻ ngơng cuồng,
có những thú vui qi dị một bài học giá trị về “cách làm người”, về “lịng
trung thành” của người với người; về tình cảm và lịng nhân ái của xã hội
chúng ta.
Có thể thấy, nhân vật văn học trong sáng tác của Khuất Quang Thụy
cũng là sự hội tụ đủ đầy, vừa đa dạng, vừa chân thực và vừa mang ý nghĩa của

một hệ giá trị nhân sinh.
10


1.1.2. Nhân vật trong tiểu thuyết chiến tranh
Theo nghiên cứu của từ điển văn học và thuật ngữ văn học thì nhân
vật trong tiểu thuyết thường mang tính khu biệt. Nhân vật trong tiểu thuyết
mang nhiều đặc điểm và đặc trưng riêng, khơng giống nhân vật của các loại
hình nghệ thuật khác như nhân vật kịch, nhân vật điện ảnh, nhân vật truyền
hình… và thậm chí cịn mang những đặc trưng khác với nhân vật của
truyện ngắn.
“Bên cạnh các định nghĩa và khái niệm, nhân vật tiểu thuyết được
khu biệt với nhân vật trữ tình và nhân vật kịch ở bốn đặc điểm: nhân vật
tiểu thuyết gắn bó với cái nhìn đời tư, nhân vật tiểu thuyết mang chất văn
xi đời thường ngổn ngang bề bộn, nhân vật tiểu thuyết là con người nếm
trải đang biến đổi trong hoàn cảnh và đang trưởng thành do cuộc đời dạy
bảo, nhân vật tiểu thuyết được miêu tả cặn kẽ tỉ mỉ về tiểu sử, diễn biến
tình cảm…” [12, tr.95].
Từ góc nhìn chung về nhân vật tiểu thuyết, chúng ta cũng phải xác
định và phân chia nhân vật tiểu thuyết theo nhiều kiểu loại đặc trưng của nó,
bởi đối với thể loại văn học nào thì ắt hẳn sẽ có kiểu nhân vật đó:
- Nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi
- Nhân vật trong tiểu thuyết lãng mạn
- Nhân vật trong tiểu thuyết hiện thực phê phán
- Nhân vật trong tiểu thuyết sử thi (tiểu thuyết chiến tranh).
Khi tập trung tìm hiểu về các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết chiến
tranh, chúng ta có thể thấy nhân vật ở loại hình này cũng được chia ra thành
nhiều kiểu loại nhân vật khác nhau, tuỳ thuộc vào cách quan niệm, cách xây
dựng và ý tưởng của nhà văn khi miêu tả.
Như chúng ta đã biết, đối với dân tộc Việt Nam, thế kỷ XX là “thế kỷ

của những cuộc chiến tranh”. Những cuộc chiến tranh trường kỳ và liên miên
kéo dài gần nửa thế kỷ (tính từ khi thực dân Pháp quay lại xâm lược Việt
Nam lần thứ hai năm 1945 đến khi kết thúc cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
ở biên giới phía Bắc năm 1979), với biết bao xương máu đã đổ xuống để đánh
đổi lấy cuộc sống hồ bình, tự do, độc lập hôm nay. Song hành cùng những
cuộc kháng chiến trường kỳ và oanh liệt đó là một cuộc cách mạng của dòng
11


tiểu thuyết mang tính sử thi ra đời - tiểu thuyết viết về đề tài “Lực lượng vũ
trang - Chiến tranh cách mạng”. Có thể coi giai đoạn này là lần đầu tiên trong
lịch sử tiểu thuyết Việt Nam xuất hiện một mơ hình nhân cách con người Việt
Nam mới mẻ, đặc sắc và cũng rất hiện đại. Bởi trước đó, chưa từng xuất hiện
một loại hình nhân vật kiểu mới, mang đậm tính sử thi của cuộc sống hiện tại
như giai đoạn này. Nó cũng đánh dấu một bước tiến mới để tiểu thuyết mang
tính sử thi của Việt Nam gần như khơng cịn chịu ảnh hưởng của các nước
trên thế giới như giai đoạn trước đó nữa. Tiểu thuyết Việt Nam lúc này ra đời
với một cấu trúc mang theo vận mệnh của dân tộc đó là “lịch sử và sự kiện”,
cũng chính vì điều này mà đối tượng thẩm Mĩ trung tâm của nó chính là các
sự kiện lịch sử trọng đại và số phận của dân tộc, của đất nước. Từ đây, số
phận của con người cá nhân chính là sự hồ quyện, gắn liền với số phận của
dân tộc, nó được soi chiếu bằng các sự kiện lịch sử. Chính vì lẽ đó mà nhân
vật trung tâm (hay nó rõ hơn là nhân vật chính trong tiểu thuyết mang tính sử
thi) của tiểu thuyết nói riêng, văn học nói chung thường là những người anh
hùng, những người đại diện cho một tầng lớp, một giai cấp - những con người
được lý tưởng hoá bằng hệ tư tưởng của một thể chế, của cả cộng đồng và
thậm chí là của cả dân tộc.
Trong giai đoạn này, hệ tư tưởng là nguyên nhân tác động mạnh mẽ
vào xu thế sáng tạo của các nhà văn, ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng của cả
nền văn học nói chung. Nhân vật trong tiểu thuyết mang tính sử thi thời đại

thường là những nhân vật điển hình lịch sử. Con người cá nhân luôn bị mờ
nhạt. Những tư tưởng cá nhân hay cái tôi đã bị lắng xuống (thậm chí là chìm
vào qn lãng) để nhường chỗ cho những con người xã hội, những con người
mang trong mình lý tưởng và khát khao cháy bỏng, chiến đấu quên mình vì
Tổ quốc thân u. Chính vì vậy, những nhân vật chính diện (nhân vật trung
tâm) của tiểu thuyết chiến tranh thường được tơ đậm, lý tưởng hố, khái qt
hố, thậm chí là nhân hố hố… và có chung sự thống nhất về bản chất xã hội
đặc trưng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đức Hạnh thì: “Với một thời đại văn
học mà cả dân tộc có chung tâm hồn, có chung gương mặt (Chế Lan Viên)
như thế, kiểu nhân vật loại hình và kiểu nhân vật tư tưởng chiếm vị trí trung
12


tâm, kiểu nhân vật tính cách lùi xuống hàng thứ yếu cũng là một quy luật tất
yếu. Nhưng nhât vật anh hùng trong thời đại Hồ Chí Minh là người anh hùng
cách mạng xuất hiện trong những tập thể anh hùng chứ không phải người anh
hùng cá nhân cô độc của chủ nghĩa lãng mạn…”[12, tr.99].
Từ hướng đi và sự phát triển của tiểu thuyết chiến tranh, đồng thời là
những đặc trưng nổi bật của thế giới nhân vật trong thể loại này, chúng ta có
thể đi sâu tìm hiểu để phân tích và phân chia thế giới nhân vật cụ thể của tiểu
thuyết chiến tranh thành các kiểu loại:
Nhân vật chính diện được thể hiện theo các hình thức đặc trưng như:
Nhân vật loại hình: “Thể hiện tập trung một loại phẩm chất, tính cách nào đó
của con người hoặc các phẩm chất tính cách đạo đức của một loại người nhất
định của một thời đại”. Nhân vật tư tưởng: “Là nhân vật tập trung thể hiện
một tư tưởng, một ý thức tồn tại trong đời sống tinh thần của xã hội”. Nhân
vật tính cách: “Là loại nhân vật thường được dùng làm phương tiện để phục
vụ mục đích sáng tạo của nhà văn”. Nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại
hình: “Là một loại nhân vật đặc trưng phổ biến của kiểu nhân vật người chỉ

huy”. Cịn nhân vật tư tưởng, loại hình và tính cách: “Là kiểu loại nhân vật
mà nhà văn cố tình sáng tạo nên để vừa phục vụ cho ý đồ sáng tác của mình
vừa phục vụ mục đích tư tưởng của thể loại”. Như vậy, hệ thống nhân vật tập
thể thuộc kiểu loại nhân vật tư tưởng kết hợp với yếu tố loại hình và chức
năng là một kiểu loại nhân vật riêng biệt mang yếu tố tập thể là trung tâm
chính của câu chuyện. Ví như “Trung đội gió lốc” của tiểu thuyết Trong cơn
gió lốc của Khuất Quang Thụy, hay nhân vật một số tổ chức, đơn vị mang yếu
tố tập thể khác.
Nhân vật phản diện: Thuộc kiểu nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố
chức năng trong tiểu thuyết mang tính sử thi: “Là kiểu nhân vật thường khơng
xuất hiện nhiều nhưng mang tính phản diện đặc trưng, tạo điểm nhấn trong
thế giới của nhân vật tiểu thuyết”. Cũng có kiểu nhân vật phản diện có sự kết
hợp yếu tố loại hình với yếu tố tư tưởng và yếu tố chức năng; hay nhân vật
phản diện kiểu nhân vật loại hình kết hợp với yếu tố tính cách…
Nhìn chung, tiểu thuyết viết về “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh
cách mạng” ln có một hướng đi riêng, hấp dẫn và cuốn hút, bởi đây là một
đề tài lớn, chủ đạo trong lịch sử đời sống văn học Việt Nam. Tiểu thuyết viết
13


về chiến tranh là dòng văn học kết hợp hài hoà giữa hai yếu tố “Tiểu thuyết”
và “Sử thi”. Đây là hai yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công của tiểu thuyết
viết về đề tài này. Và cũng vì vậy, đề tài, nội dung và tư tưởng của tiểu thuyết
đã tạo nên những nhân vật, hệ thống nhân vật theo xu hướng lý tưởng hóa,
nhằm nhận thức lại lịch sử và giáo dục tư tưởng cho độc giả tiếp nhận. Đặc
biệt, nó cũng mang một chức năng “đặc biệt” đó là phục vụ mục đích giáo
dục truyền thống và tuyên truyền chân lý sống cho xã hội, cho các thế hệ của
đất nước…
Chính vì lẽ đó, hệ thống nhân vật trong tiểu thuyết chiến tranh
thường là một hệ thống nhân vật được mặc định rõ ràng, như đã được lập

trình hố để định hướng ý đồ sáng tạo của nhà văn, cũng như phục vụ hệ tư
tưởng chính thống, theo kiểu nghệ thuật vị nhân sinh. Từ đó, nó tạo những
nét đặc trưng của hình tượng nhân vật, đồng thời khu biệt tính cách nhân
vật trong hệ thống cụ thể. Nó cũng giúp cho người đọc - người tiếp nhận có
cái nhìn rõ nét, sâu sắc và sự cảm nhận dễ dàng hơn đối với nhân vật trong
tiểu thuyết chiến tranh.
1.2. Khái quát về tiểu thuyết Khuất Quang Thụy
1.2.1. Hành trình sáng tác của nhà văn Khuất Quang Thụy
Đại tá, nhà văn Khuất Quang Thụy - người “phù thủy” của truyện
ngắn (theo cách gọi của những người bạn văn), ơng có các bút danh khác là
Hưng Long, Vân Huyền…; sinh ngày 12-1-1950 tại làng Thanh Phần, xã
Phúc Hòa, huyện Phúc Thọ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội). Đảng viên Đảng
Cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1982), Ủy viên Ban
Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam - Tổng Biên tập Tuần báo Văn nghệ - Hội
Nhà văn Việt Nam; nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
Nhà văn Khuất Quang Thụy sinh ra và lớn lên trong nền văn hóa xứ
Đồi. Xuất thân trong một gia đình nơng dân nghèo, được ni dưỡng bởi một
nền văn hố truyền thống với những phiến đá ong, giếng sữa, ao vua... Năm
1967, khi vừa tốt nghiệp trung học phổ thông, Khuất Quang Thụy đã xếp bút
nghiên lên đường nhập ngũ, tham gia chiến đấu trong đội hình Sư đồn 320
(Đại đồn Đồng Bằng Anh hùng) của Mặt trận B3 (Binh đoàn Tây Nguyên
ngày nay) tại các mặt trận Quảng Trị, Tây Nguyên trong những năm ác liệt
nhất của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.
14


Năm 1976, sau khi đất nước thống nhất, ông đã cùng lớp “Những
nhà văn Trung úy” như Hữu Thỉnh, Chu Lai, Lê Đình Cánh, Nguyễn Trọng
Tạo, Nguyễn Trí Hn, Nguyễn Ngọc Mộc, Lê Văn Vọng, Dương Duy
Ngữ… được triệu tập về trại sáng tác văn học của Tổng cục Chính trị

Quân đội nhân dân Việt Nam và sau đó tham gia học Trường Viết văn Nguyễn
Du khoá I (nay là khoa Viết văn - Báo chí của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội).
Sau khi tốt nghiệp, Khuất Quang Thụy được điều về làm Biên tập viên Ban Văn
của Tạp chí Văn nghệ Qn đội; sau đó phát triển lên Trưởng ban, rồi Phó Tổng
Biên tập cho đến lúc nghỉ hưu. Hiện tại ông đang đảm nhận chức trách Tổng
Biên tập Tuần báo Văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam.
Từng là người lính trực tiếp cầm súng chiến đấu ở chiến trường Tây
Nguyên ác liệt trong những năm kháng chiến chống Mĩ, cứu nước; lại được
tiếp xúc nhiều với sách vở, cộng thêm khả năng sáng văn chương nên suốt
những năm tháng “vừa cầm súng vừa cầm bút” của mình, ơng đã tạo cho
mình một gia tài đồ sộ về những tác phẩm. Những tác phẩm của ông chủ yếu
viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, và ông cũng đã
rất thành công với đề tài này. Cả cuộc đời cầm bút của ông, tính đến nay, với
gần 10 tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn thì chỉ có 3 tiểu thuyết ơng viết
về đời sống xã hội, không đề cập trực tiếp đến vấn đề chiến tranh cách mạng
và người lính. Ơng được coi là một trong những cây bút xuất sắc viết về đề tài
“Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, và là người “cả cuộc đời loay
hoay viết về đồng đội”[3].
Từ ngày chiến tranh còn khốc liệt, cái tên Khuất Quang Thụy đã từng
là hiện tượng của văn học lực lượng vũ trang. Trong sự nghiệp sáng tác của
mình, với mảng đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”, ông đã
từng gặt hái được khá nhiều thành cơng, trong đó có các giải thưởng văn học
danh giá như: Giải nhất cuộc thi truyện ngắn Tạp chí Văn nghệ Quân
đội năm 1984; Giải thưởng 5 năm Bộ Quốc phòng (1984 -1989) về Văn học
nghệ thuật với tiểu thuyết Khơng phải trị đùa. Đây là một trong những tác
phẩm được trao giải tác phẩm xuất sắc ở thể loại văn xi, cùng với tiểu
thuyết Ơng cố vấn của nhà văn Hữu Mai, Chim én bay của nhà văn Nguyễn
Trí Hn và tập truyện Gió từ miền cát của nhà văn Xuân Thiều; Năm 2005,
15



một lần nữa Khuất Quang Thụy đã được trao Giải A - Giải thưởng 5 năm Bộ
Quốc phòng với tiểu thuyết Những bức tường lửa; Năm 2006, tiểu thuyết
Những bức tường lửa tiếp tục được trao Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam
(giải thưởng hằng năm).
Vì những đóng góp cho nền văn học nước nhà, năm 2007, ông đã
được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật lần thứ Nhất.
Một số tác phẩm chính của nhà văn Khuất Quang Thụy:
- Trong cơn gió lốc (Tiểu thuyết, 1980);
- Trước ngưỡng cửa bình minh (Tiểu thuyết, 1985);
- Khơng phải trị đùa (Tiểu thuyết, 1985);
- Giữa ba ngơi chúa (Tiểu thuyết, 1989);
- Góc tăm tối cuối cùng (Tiểu thuyết, 1990);
- Người ở bến Phù Vân (Tập truyện, 1985);
- Thềm nắng (Tập truyện, 1985);
- Người đẹp xứ Đoài (Truyện vừa, 1991);
- Nước mắt gỗ (Tập truyện, 1986);
- Những bức tường lửa (Tiểu thuyết, 2006);
- Đối chiến (tiểu thuyết, 2010);
- Tứ đại mĩ nhân (tập truyện, 2014);
- Đỉnh cao hoang vắng (Tiểu thuyết, 2016).
Trong đó, với bộ 3 Tiểu thuyết Trong cơn gió lốc, Góc tăm tối cuối
cùng và Khơng phải trị đùa là bộ sách đã được tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học nghệ thuật năm 2007 của ông.
Qua những sáng tác của Khuất Quang Thụy, có thể khẳng định rằng,
trong cuộc đời văn nghiệp, ngoài đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh
cách mạng” - đề tài làm nên văn hiệu Khuất Quang Thụy - ơng cịn đi sâu
khai thác về thế giới nội tâm của con người thơng qua cuộc sống và nét
văn hóa đặc trưng của miền quê Xứ Đoài trù phú. Song, phần lớn nhân vật
trong những sáng tác của ông vẫn chủ yếu là những người lính trong và sau

chiến tranh. Một số tiểu thuyết của ơng như: Trong cơn gió lốc, Khơng phải
trị đùa, Những bức tường lửa, Đối chiến… được đánh giá là những tiểu
thuyết mang tính sử thi xuất sắc về cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của
16


dân tộc. Ở đó, Trong cơn gió lốc là câu chuyện viết về “bước tiến thần tốc”
của Sư đoàn 320 - Binh đồn Tây Ngun trong chiến dịch giải phóng Bn
Ma Thuột - Chiến dịch Tây Ngun. Đây chính là chiến dịch mở màn của
quân và dân ta trong hành trình đi tới mùa Xuân đại thắng 1975.
Cuốn tiểu thuyết với những câu chuyện mang tính “tả trận” này được
Khuất Quang Thụy lấy cảm hứng từ cuộc truy quét lịch sử của đơn vị, khi
đồn qn giải phóng trùng trùng điệp điệp như “một cơn gió lốc” tiến về giải
phóng Tây Nguyên, rồi truy kích địch xuống Phú Yên, qua đèo Phượng
Hoàng tiến vào quân cảng Cam Ranh... Câu chuyện kể về những người chiến
sĩ thuộc “Trung đội gió lốc” do Trung đội trưởng “già cỗi” tên là Mánh chỉ
huy, nằm trong đội hình chiến đấu của tiểu đồn do Tiểu đoàn trưởng Nguyên
- người cháu ruột của Mánh - một hình mẫu người lính lý tưởng của sự năng
động, sáng tạo và cũng rất táo bạo, quyết đốn… Đó là hình ảnh lý tưởng về
người cán bộ sĩ quan trẻ trong chỉ huy chiến đấu của quân đội ta.
Cũng từ câu chuyện của cuộc truy quét lịch sử ấy, hình ảnh một sư
đồn chủ lực trong đội hình chiến đấu của Binh đoàn Tây Nguyên đã được tái
hiện đậm nét trong suốt q trình vận động tiến cơng địch. Dưới góc nhìn
nghệ thuật qn sự của một người - trong - cuộc, Khuất Quang Thụy đã tạo ra
sự đa dạng về điểm nhìn và người kể chuyện (tác giả - người chiến sĩ, Mánh,
sử dụng nhật ký chiến trường của Mánh)… tạo nên những hình tượng, những
tình huống và tô đậm những phẩm giá của con người trực diện. Qua đó, có thể
coi Trong cơn gió lốc đã làm cho người đọc có một góc nhìn đa diện về chiến
tranh, những hiện thực man rợ và khốc liệt của cuộc chiến được tái hiện một
cách chân thực nhất.

Tiếp đó là Khơng phải trị đùa - Câu chuyện được kết tinh bằng một
bước tiến mới trong tiến trình đổi mới và phát triển tư duy sáng tạo của Khuất
Quang Thụy. Khơng phải trị đùa được tác giả lấy cảm hứng từ câu thơ của
một thi sĩ người Nga Chiến tranh khơng phải trị đùa và nó cũng trùng ý với
lời trong ca khúc Mùa xuân của người nhạc sĩ tài hoa Phạm Minh Tuấn: “Bởi
chiến tranh, bởi chiến tranh, đâu phải trò đùa” (Theo tâm sự của tác giả với
chúng tơi). Khơng phải trị đùa là một câu chuyện kể về sự-khốc-liệt của
chiến tranh. Ranh giới giữa “chiến tranh và hịa bình”; là cái được và cái mất;
17


cái có thể và khơng thể; cái tự hào và đau đớn; vinh quang và nhục nhã… mà
con người ta có thể nhìn nhận, trải nghiệm và thậm chí là phải - đánh - đổi.
Và tiểu thuyết Khơng phải trị đùa có thể coi là sự khởi đầu, bước đi đầu tiên
trong tiến trình đổi mới - “tự làm mới mình” để rồi Khuất Quang Thụy bắt
đầu cho một cuộc hành trình “ngược dốc” đường trường - đổi mới tư duy
trong sáng tạo nghệ thuật nói chung và trong tiểu thuyết mang “văn hiệu”
Khuất Quang Thụy nói riêng. Điều đó được khẳng định rõ nhất ở sự kế thừa
của Không phải trị đùa chính là Những bức tường lửa. Bởi khi đi đến Những
bức tường lửa, cái mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra nhất đó là sự mong
manh của những - bức - tường - lửa; bức tường của những tia lửa điện, mong
manh nhưng vô cùng gian nan; gần gũi nhưng vô cùng xa vời; giản đơn
nhưng lại vơ cùng nguy hiểm. Đó là cái bức tường mà khơng phải ai cũng có
thể dễ dàng bước qua. Đó là cái bức tường của đời sống, bức tường của quy
luật xã hội mà mỗi con người đều phải trải qua. Bức tường mà nếu theo tư
duy của triết học duy vật biện chứng thì được coi như là “Điểm nút trong
bước nhảy vọt của Lượng - Chất”. Mong manh nhưng không dễ vượt qua đối
với mỗi người, mà ở đây lại cụ thể là những người lính chiến - những người
vừa bước ra từ khói lửa đạn bom. Bức tường lửa của khói lửa. Bức tường giữa
bom đạn và hịa bình. Giữa cái chết và sự sống… Những người lính trận mạc

sau những tháng ngày triền miên ăn rừng ở núi, giáp mặt kẻ thù, oằn mình
trong khói lửa để giành giật sự sống; bức tường mong manh như giữa sự sống
và cái chết mà người lính trận mạc luôn luôn phải đối mặt; để rồi đến lúc hịa
bình, tiếng súng tạm lắng xuống thì họ lại phải đối mặt với cuộc sống mà
chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu mới có được, nhưng rồi lại khơng
biết sẽ sống ở đó ra sao, sẽ phải đối mặt với hịa bình như thế nào; sẽ phải
bước qua cái bức tường giữa “chiến tranh và hịa bình” như những ngọn lửa
đang ngùn ngụt cháy để không phải đổ máu, khơng phải hy sinh nữa. Đó là
hình ảnh đã được Khuất Quang Thụy cụ thể hóa bằng hai nhân vật - hai anh
em Tình và Nghĩa (nhân vật trong Khơng phải trị đùa). Một người từ khói
lửa bước ra, trải qua biết bao khốc liệt, đớn đau và mất mát đến tột cùng, vượt
qua cả… trại tâm thần để trở về đời sống đời thực, giờ đây phải đối mặt với
Nghĩa - người em trai chuẩn bị lên đường ra trận trong một cuộc chiến mới 18


điều mà chắc chắn một người lính trận mạc giàu kinh nghiệm như anh khơng
bao giờ muốn nhìn thấy, khơng bao giờ muốn nó đến với em trai mình. Bên
cạnh đó, sự đối lập của nhân vật Tuấn với “gã thương binh anh gặp ở bến tàu”
cũng là một bức tranh sống động cho câu chuyện mà tác giả gọi là Khơng
phải trị đùa… Tất cả những điều đó được xây dựng công phu trong không
gian nghệ thuật của Không phải trị đùa chính là minh chứng cho sự đổi mới
mạnh mẽ trong tư duy của nhà văn - chiến sĩ khi nhìn nhận về chiến tranh
cũng như trong nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật người lính.
Có thể thấy, khác với tiểu thuyết sử thi ở giai đoạn 1945-1975, khi mà
cả Tổ quốc đang oằn mình chống lại hai kẻ thù xâm lược sừng sỏ nhất trong
thế kỷ XX, ở tiểu thuyết của Khuất Quang Thụy, chúng ta có thể nhận ra ơng
đã lựa chọn cho mình một tư duy sáng tạo riêng biệt, đó là xây dựng nên kiểu
nhân vật tập thể điển hình và các nhân vật cá nhân thường xuyên tương tác
qua lại một cách khách quan hơn, đậm nét hơn, sống động hơn và cũng chân
thực hơn. Bên cạnh lối viết truyền thống về sự lạc quan, về cái “ta” cổ vũ kiểu

“hoan hô” hay hình tượng điển hình cho các loại điển hình thì ở đây, bên cạnh
những thành tích, chiến cơng, ưu điểm, đánh là thắng; ra trận là thắng lợi,
theo tinh thần lạc quan cách mạng. Các nhân vật, nhất là nhân vật người lính
của Khuất Quang Thụy đều được xây dựng trên nguyên tắc cân bằng hai
phạm trù tốt-xấu, phải-trái, thắng-thua; có chiến thắng và cũng có những thất
bại; có vinh quang và cũng khơng ít lần máu đổ; có những thành cơng và cũng
có những khuyết điểm, sai lầm. Đó là: Người lính khơng phải chỉ là ngườianh-hùng, mà cơng bằng hơn là “Người lính có thể anh hùng trong trận mạc
nhưng cũng rất “khốn nạn” ở đời thường" (như đánh giá của nhân vật Chính
ủy Lương Xuân Báo về nhân vật Hùng Phong trong tiểu thuyết Đối chiến)...
Với hệ thống người kể chuyện và việc sử dụng ngôn ngữ gần gũi với
đời sống, Khuất Quang Thụy đã đem đến cho tiểu thuyết “sử thi hiện đại” một
diện mạo mới, một cách tiếp cận gần gũi và hiệu quả từ người đọc. Bởi khi
đọc Đối chiến hay gần đây nhất là Đỉnh cao hoang vắng, chúng ta sẽ được
tiếp xúc, sẽ được chiêm nghiệm chiến tranh từ góc nhìn “hịa hợp dân tộc”,
chiến tranh từ góc nhìn của những người lính phía bên kia chiến tuyến... Và
cũng bởi thế, ở đó chắc chắn hiện thực cuộc chiến và những nhân vật sẽ được
nhìn nhận với những điều mới mẻ hơn, khác biệt hơn và cũng hấp dẫn hơn.
19


Nhà văn Khuất Quang Thụy đã từng tâm sự: “Những nhà văn trưởng
thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước như chúng tơi dĩ nhiên cịn
lâu mới ra khỏi được “từ trường” của cuộc chiến: Gian khổ và hy sinh, vinh
và nhục, tình bạn - cái cao thượng và sự thấp hèn, sự sống và cái chết… tất cả
còn ám ảnh chúng tôi và sẽ được trang trải trên các trang viết. Tuy vậy, chúng
tôi cũng là những người đặc biệt quan tâm đến cuộc sống ở phía sau lưng
mình những năm chiến tranh và số phận của một nhân dân, một đất nước đã
bằng con đường nào để thốt ra khỏi đói nghèo và những di chứng của mấy
mươi năm binh lửa. Những cái đó khơng chỉ là đề tài mà còn là sự khắc khoải
trong mỗi trái tim người viết - chiến sĩ chúng tơi”. [43].

Nói như vậy chúng ta có thể phần nào hiểu hơn tư duy và chặng
đường dài gần bốn mươi năm cầm bút của nhà văn Khuất Quang Thụy. Ông
đã vượt qua những bước tìm tịi định hướng và đang tiến đến độ chín nghề
nghiệp. Theo tâm sự của ơng, cũng như đọc tồn bộ 9 cuốn tiểu thuyết của
ơng (từ khi sáng tác cho đến hơm nay, trong đó có 6 tiểu thuyết về chiến tranh
cách mạng và số phận người lính), chúng ta có thể dễ dàng nhận ra được sự
phát triển theo từng cung bậc của cảm xúc, cung bậc của sự thay đổi trong
sáng tác của ơng. Nó như một đứa trẻ bắt đầu chập chững tập đi Trong cơn
gió lốc - văn tả trận cho đến trở thành một con người chững chạc, có tầm nhìn
chiến lược là Đỉnh cao hoang vắng. Đó là bước tiến dài trên con đường sáng
tác, đổi thay và phát triển từ tư duy hiện thực xã hội chủ nghĩa truyền thống
vươn đến tầm tư duy triết học trong tiểu thuyết.
Có thể nói, hành trình sáng tác của Khuất Quang Thụy tính đến nay,
có thể nói đã đạt được những thành cơng đáng kể trong mảng đề tài về chiến
tranh và người lính. Qua từng tác phẩm cụ thể, ông đã đi những bước đi vững
chắc, từ lối văn “tả trận” có phần còn quá mạch lạc, đơn giản đến một tư duy
uyển chuyển hơn, linh hoạt hơn, với một cái nhìn bao dung, đa chiều trên tinh
thần hoà hợp, nhân văn hơn.
Giờ đây, khi đời sống đã bình đẳng hơn, cuộc kháng chiến trường kỳ
của dân tộc cũng đã đi vào quá vãng, chiến tranh đã nhường chỗ cho một xã
hội phát triển, bình đẳng, hịa bình và hịa hợp thì dưới con mắt của văn tài
Khuất Quang Thụy, những vấn đề sâu thẳm cũng luôn muốn được mở ra,
20


được thoải mái trong tư duy của sự tự do, hịa hợp. Để khơng cịn cách nhìn
phân chia thế giới nhân vật thành các chiến tuyến rạch ròi, hoặc lối tư duy
cứng nhắc… Đó chính là nét nổi bật, sự thành công trên con đường sáng tạo
nghệ thuật của Khuất Quang Thụy nói chung, con đường tiểu thuyết chiến
tranh của ông nói riêng.

1.2.2. Quan điểm nghệ thuật của Khuất Quang Thụy
1.2.2.1. Quan niệm sáng tác
Với phần lớn người cầm bút, thường họ luôn bắt đầu với những thể
loại tưởng chừng như dễ nhất nhưng thực ra lại là… khó nhất, và Khuất
Quang Thụy cũng khơng ngoại lệ. Từ khi cịn là người chiến sĩ ở chiến trường
Tây Nguyên ác liệt, ông đã chập chững đến với văn chương bằng những vần
thơ, rồi tiếp đó, qua tháng năm chiến đấu, vốn sống ngày càng dày thêm,
những tiếp xúc thường ngày càng làm cho vốn liếng đời sống văn chương của
ông thêm đa dạng, và cũng chính từ đó, đã giúp ơng ngày càng trưởng thành
và thành công trên con đường cầm bút.
Tính cho đến hơm nay, gần 50 năm cầm bút - hơn một nửa đời người
sống với nghệ thuật, Khuất Quang Thụy đã tạo nên một “văn hiệu” riêng, đậm
chất “đặc biệt” của mình. Cũng như những bạn viết cùng thời, cùng thể loại
như Chu Lai, Lê Lựu, Văn Lê, Trần Văn Tuấn, Nguyễn Trí Huân, Phạm Hoa,
Lê Văn Vọng…, họ đều là những người lính vừa cầm súng, vừa cầm bút. Họ
vừa viết về mình, viết về cuộc sống của mình, về cuộc chiến tranh mình đã đi
qua… Nhưng mỗi người đều có một con đường riêng biệt.
Sau ngày đất nước giải phóng, “những nhà văn trung úy” từ chiến
trường ra được tập hợp về Hà Nội, rồi được “hành quân sáng tác”, khác xa với
hành quân chiến đấu năm nào. Thời kỳ ấy, cái tên Khuất Quang Thụy vẫn
đang loay hoay chưa biết làm gì để định hình cho bước đi của sự bắt đầu, mặc
dù trong những năm kháng chiến trước đó, ơng đã từng viết, đã từng đăng
báo, tạp chí và thậm chí đã từng có giải thưởng, từng được in sách tại Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân.
Nhưng rồi, văn tài cũng không phải đợi thời gian, chỉ ít lâu sau đó
(1980), Trong cơn gió lốc - một câu chuyện bi tráng của đoàn quân giải phóng
trong chiến dịch Tây Nguyên đã ra đời, và nhanh chóng trở thành một điểm
sáng trong dịng văn học viết về chiến tranh cách mạng. Tên tuổi của nhà văn
21



trẻ Khuất Quang Thụy cũng đã bắt đầu được người ta chú ý đến. Và cũng
chính từ Trong cơn gió lốc ấy, cho đến tận hôm nay, trên dưới năm mươi năm
lăn lộn với con chữ, đau đáu với ý tưởng, trăn trở với đề tài… tất cả để trả nợ
cho cuộc đời văn nghiệp, Khuất Quang Thụy đã đem lại cho mình những
thành cơng rất đáng được trân trọng. Ông đã đem lại cho nền văn học cách
mạng, văn học viết về đề tài “Lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách mạng”
những giá trị đích thực và hấp dẫn.
Trước khi tìm hiểu, nghiên cứu sâu về nghệ thuật sáng tạo của Khuất
Quang Thụy, tôi đã từng được thưởng thức q trình sáng tạo tiểu thuyết của
ơng. Với 8 cuốn tiểu thuyết, trong đó có 3 cuốn về đề tài đời sống thế sự như:
Trước ngưỡng cửa bình minh, Giữa ba ngơi chúa và Góc tăm tối cuối cùng,
cịn lại 5 cuốn tiểu thuyết với số lượng hàng mấy ngàn trang in, cùng khai
thác một đề tài, loay hoay một hình tượng, trăn trở với một nhân vật người
lính, thì ta có thể nhận ra bước phát triển trong quan niệm sáng tác của ông.
Sự vận động phát triển đó là những bước đi từ thấp đến cao, từ tư duy sáng
tạo đơn thuần ít nhiều vươn đến tầm tư duy của triết học nghệ thuật (theo cách
ông tự nhận). Dẫu vậy, sự phát triển ấy có cao đến đâu, chúng ta vẫn nhận ra
một điều mà có lẽ khơng thể nào khác được, đó là “ơng viết để trả nợ đồng
đội”. Như nhận xét của nhà phê bình văn học Ngơ Vĩnh Bình: “Khuất Quang
Thụy cả đời chỉ viết về chiến tranh và đồng đội”.
Và đúng là như vậy, bởi ơng đã từng tâm sự: “Khi cịn ở chiến trường,
tơi chỉ viết vì một khát khao duy nhất, ghi được càng nhiều càng tốt những kỷ
niệm, những con người, những cảnh ngộ số phận éo le do sự khắc nghiệt của
chiến tranh đưa đến. Sau này, khi chiến tranh kết thúc, tơi mới có điều kiện để
hiểu ra rằng, dù đã ở ngoài mặt trận, dù đã thấy được cái ác liệt và dù đã viết
nhiều trang nhưng có lẽ vẫn chưa nói được hết được... Cả đời chỉ loay hoay
viết về cuộc chiến ấy, có lẽ là số phận của thế hệ những người cầm bút từng
có những năm cầm súng như chúng tôi...” [43].
Hay gần đây, khi chia sẻ về quan niệm trong cuộc đời văn nghiệp

của mình, ơng đã có những bộc bạch: “Thực tình mà nói, khi viết về những
người chiến sĩ phía bên ta, tơi có chút chủ quan hơn, đơi chỗ cịn rơi vào sự
quen tay. Còn khi xây dựng các nhân vật phía bên kia chiến tuyến, tơi đã
22


cố gắng thận trọng hơn, khách quan hơn. Có lẽ vì thế mà thành cơng hơn
chăng? Hơn nữa, cũng phải tính tới những yếu tố tiếp nhận của người đọc,
hình như tuyến nhân vật phía bên kia lạ hơn, nên dễ thu hút sự chú ý của
người đọc hơn chăng?
Tôi nhập ngũ tháng 3 năm 1967, đến nay đã gần bốn mươi lăm năm
phục vụ trong quân đội, trong đó có trọn vẹn chín năm tham gia chiến đấu tại
các chiến trường, và đặc biệt, trong chín năm đó tơi chỉ phục vụ tại một sư
đoàn bộ binh chủ lực - đó là Sư đồn 320, một trong những sư đoàn chủ lực
cơ động quan trọng nhất của quân đội ta. Tôi bắt đầu viết văn khi chiến đấu
tại mặt trận và q trình trưởng thành của tơi trong sự nghiệp văn chương
cũng gắn liền với quá trình cuộc chiến đấu giải phóng dân tộc. Khi bắt đầu đi
chiến trường thì tơi viết những câu thơ, những trang văn đầu tiên, khi rời
chiến trường, kết thúc cuộc chiến tranh chống Mĩ, tôi trở thành một tác giả trẻ
và bắt đầu sự nghiệp văn chương trong môi trường chuyên nghiệp. Như vậy,
chắc các bạn không hề ngạc nhiên khi những tác phẩm chủ yếu trong sự
nghiệp văn chương của tôi đều viết về chiến tranh, viết về đồng đội, đều bắt
đầu từ những trải nghiệm thực tế của người chiến sĩ. Sinh thời, nhà văn
Nguyễn Minh Châu khi đọc những trang viết của tơi đã nói rằng: “Các cậu có
cái may mắn lớn là được nhìn chiến tranh bằng “mắt thường” chứ khơng phải
qua cặp kính của nhà văn đi thực tế”. Nếu có sự khác biệt giữa trang sách của
lớp nhà văn chiến sĩ chúng tôi với các nhà văn viết về chiến tranh lớp đàn anh
thì có lẽ đây là lý do xác đáng để lý giải”.
Trước cuốn tiểu thuyết Đối chiến tôi đã viết bốn cuốn tiểu thuyết về
đề tài chiến tranh cách mạng và người chiến sĩ (Trong cơn gió lốc; Trước

ngưỡng cửa bình minh; Khơng phải trò đùa; Những bức tường lửa). Cả 5
cuốn tiểu thuyết này tôi lấy cảm hứng từ những trận đánh, những chiến dịch
có thật mà sư đồn chúng tơi và bản thân tôi đã tham gia. Trong số hàng trăm
nhân vật trong các cuốn tiểu thuyết của tơi, có khá nhiều nguyên mẫu được
gợi ý từ những con người có thật, từ những đồng đội của tơi, trong số đó
nhiều người đã hy sinh trên chiến trường.
Là một nhà văn viết tiểu thuyết, tôi hiểu rằng những nguyên mẫu dù
đẹp đến đâu, kể cả những người anh hùng thì cũng chưa phải là nhân vật của
23


×