Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

Kiểm toán- p3 - bằng chứng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.68 KB, 50 trang )

Chương V: Bằng chứng kiểm toán
Chương V:
BẰNG CHỨNG KIỂM
TOÁN
Giới thiệu kết cấu của chương ( đèn chiếu Audit V/1)
I. KHÁI NIỆM VÀ YÊU CẦU CUẢ BẰNG CHỨNG KIỂM
TOÁN
1. Khái niệm
Bằng chứng kiểm toán là những thông tin tài liệu chi tiết mà
kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán để làm cơ sở
cho ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vò.
Bằng chứng kiểm toán là cơ sở cho ý kiến kiểm toán viên hay
nói cách khác, bằng chứng kiểm toán là cơ sở cho báo cáo kiểm
toán. Kiểm toán viên đưa ra báo cáo kiểm toán dựa trên bằng
chứng kiểm toán nhưng bằng chứng kiểm toán không phải chỉ dựa
trên báo cáo tài chính.
Trang 1
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
2.Yêu cầu của bằng chứng kiểm toán
a. Thích hợp: là yêu cầu về chất lượng của bằng
chứng kiểm toán. Tính thích hợp được dựa
vào việc đảm bảo hai yêu cầu:
 Đảm bảo độ tin cậy của bằng chứng kiểm
toán: độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán
phụ thuộc vào
• Nguồn gốc của bằng chứng: để chứng minh
số liệu của đơn vò là khách quan thì bằng
chứng kiểm toán phải thật là khách quan.
Về nguyên tắc, bằng chứng kiểm toán có
nguồn gốc càng độc lập với đơn vò bao
nhiêu thì độ tin cậy của nó càng tăng lên


bấy nhiêu. Căn cứ vào nguồn gốc của bằng
chứng có thể chia bằng chứng kiểm toán
thành 4 loại sau:
− Bằng chứng từ bên ngoài lập ra và được
cung cấp trực tiếp cho kiểm toán viên.
Trang 2
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
Đây là bằng chứng có độ tin cậy cao
nhất. Ví dụ: thư xác nhận
− Bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài
nhưng được lưu giữ tại đơn vò. Bằng
chứng này có độ tin cậy thấp hơn vì đơn
vò có thể tác động đến nó sao cho có lợi
nhất cho đơn vò. Ví dụ hoá đơn mua
hàng.
− Bằng chứng do đơn vò lập nhưng có lưu
chuyển ra bên ngoài. Ví dụ: ủy nhiệm
chi
− Bằng chứng do đơn vò lập ra và lưu
chuyển trong nội bộ của doanh nghiệp.
Đây là loại bằng chứng có độ tin cậy
thấp nhất. Ví dụ: phiếu chi…
• Loại hình của bằng chứng kiểm toán:
− Bằng chứng vật chất(độ tin cậy cao) là
những bằng chứng có thể cân đong đo
đếm được.
Trang 3
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
− Bằng chứng tài liệu: bằng chứng trực
tiếp tài liệu, chỉ thấy bên ngoài giấy tờ

− Bằng chứng phỏng vấn: bằng chứng thu
thập được một cách gián tiếp thông qua
phỏng vấn. Loại bằng chứng này có độ
tin cậy thấp nhất.
• Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Sự hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ
chỉ ảnh hưởng đến bằng chứng kiểm toán
khi chúng là sản phẩm của hệ thống kiểm
soát nội bộ. Ví dụ: chứng từ, sổ sách. Nếu
kiểm soát nội bộ là hữu hiệu thì bằng
chứng loại này có độ tin cậy cao và ngược
lại, nếu kiểm soát nội bộ là yếu kém thì
bằng chứng loại này có độ tin cậy thấp
• Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm toán:
Khi có nhiều bằng chứng kiểm toán cùng
chứng minh cho một kết luận thì độ tin cậy
của báo cáo kiểm toán tăng hẳn lên. Kiểm
Trang 4
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
toán viên thường sử dụng tính chất này để
chứng minh một sự việc bằng cách thu
thập báo cáo từ nhiều nguồn, nhiều loại
hình khác nhau. Trong quá trình thu thập
các bằng chứng, kiểm toán viên có thể sẽ
thu được những bằng chứng không thống
nhất, mâu thuẫn với nhau. Chuẩn mực
kiểm toán quy đònh: khi bằng chứng từ
nhiều nguồn khác nhau mà mâu thuẫn
nhau, kiểm toán viên sẽ sử dụng nguyên
tắc đa số thắng thiểu số. Kiểm toán viên

cần phải làm rõ sự khác biệt đó trước khi
đưa ra các kết luận.
 Phù hợp với mục tiêu kiểm toán:
Một bằng chứng có độ tin cậy rất cao nhưng
có thể không phù hợp với mục tiêu kiểm toán
thì bằng chứng đó không có giá trò.
Ví du:ï khi gửi thư xác nhận một khoản nợ phải
thu: bằng chứng này chỉ chứng minh được số
Trang 5
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
tiền là có thực, món nợ này tồn tại trong thực
tế nhưng không thể đảm bảo rằng món nợ là có
thể đòi được.
Như vậy, thư xác nhận là một bằng chứng
có độ tin cậy rất cao đối với mục tiêu kiểm
toán”sự có thực” nhưng không phải là bằng
chứng có độ tin cậy cao đối với mục tiêu”sự
đánh giá”
b. Đầy đủ:
• Đầy đủ là yêu cầu về số lượng bằng chứng
kiểm toán. Khi xét đến tính đầy đủ của bằng
chứng kiểm toán cần tìm hiểu ở hai khiá
cạnh:
− Cỡ mẫu: số lượng bằng chứng kiểm toán
chính là cở mẫu mà kiểm toán viên kiểm
tra. Nếu kiểm tra cở mẫu quá nhỏ thì khó
lòng có một kết luận chính xác mặc dù
bằng chứng có độ tin cậy cao.
Trang 6
Chương V: Bằng chứng kiểm toán

− Thời gian kiểm tra: sẽ quyết đònh kiểm
toán viên kiểm tra bao nhiêu tháng trong
niên độđang xem xét.
Ví dụ: thử nghiệm đối với nghiệp vụ mua
hàng được thực hiện ở tháng 8 ⇒ tổng thể
bao gồm 7 tháng: 7/12 là một phạm vi thử
nghiệm hẹp, do đó kết luận thiếu tính
thuyết phục. Nếu thử nghiệm được thực
hiện ở tháng 12 ⇒ tổng thể mẫu là 11
tháng. Phạm vi thử nghiệm rộng, kết luận
dễ có tính thuyết phục.
Tốt nhất là nên thử nghiệm sau khi kết
thúc niên độ. Tuy nhiên nếu tiến hành thử
nghiệm ở thời điểm này thì cuộc kiểm toán
sẽ kéo dài, báo cáo kiểm toán sẽ ra đời
chậm. Kiểm toán viên phải cân nhắc để
lựa chọn thời điểm thích hợp. Điều này
phụ thuộc vào hệ thống kiểm soát nội bộ
có đáng tin cậy hay không? Nếu hệ thống
Trang 7
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
kiểm soát nội bộ là hữu hiệu, đáng tin cậy
thì kiểm toán viên có thể thực hiện các thử
nghiệm sớm, trước khi kết thúc niên độ.
• Các nhân tố ảnh hưởng đến sự đầy đủ của
bằng chứng kiểm toán:
− Trọng yếu: khoản mục càng trọng yếu thì
số lượng bằng chứng kiểm toán càng
nhiều.
− Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng

cao thì số lượng bằng chứng cần thiết càng
nhiều. Rủi ro phát hiện càng cao thì bằng
chứng kiểm toán càng ít
II. KỸ THUẬT THU THẬP BẰNG CHỨNG
KIỂM TOÁN
(Giới thiệu đèn chiếu Audit V/3)
Trang 8
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
1.Kiểm tra vật chất: là việc kiểm toán viên
trực tiếp xem xét các tài sản vật chất như tài
sản cố đònh, hàng tồn kho, tiền mặt. Kiểm
tra vật chất cho bằng chứng vật chất có độ
tin cậy cao. Tuy nhiên, kiểm tra vật chất
không phải lúc nào cũng cho bằng chứng đầy
đủ.
Ví dụ:
• Kiểm tra vật chất tài sản cố đònh chỉ cho
bằng chứng về sự tồn tại, không cho
bằng chứng về quyền sở hữu về tài sản
đó.
• Kiểm tra vật chất hàng tồn kho chỉ cho
bằng chứng về số lượng, không cho bằng
chứng về giá trò hàng tồn kho
2.Kiểm tra tài liệu: gồm 2 bước:
(Giới thiệu đèn chiếu Audit V/4)
Trang 9
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
• Kiểm tra sự hợp lệ, hợp lý của các tài liệu
• Tiến hành đối chiếu giữa các tài liệu với
nhau

(3)
Chứng từ Chứng từ
(2)
Sổ sách (4) Sổ sách
Trang 10
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
(1)
Báo cáo
(1)Đối chiếu giữa sổ sách và báo cáo: cho kiểm
toán viên bằng chứng là báo cáo phản ánh
đúng số liệu trên sổ sách
(2)Đối chiếu giữa chứng từ và sổ sách và ngược
lại:
• Đối chiếu giữa chứng từ và sổ sách: Cho
kiểm toán viên bằng chứng: sổ sách ghi
chép đầy đủ các nghiệp vụ phát sinh.
Kiểm toán viên sẽ chọn mẫu một số bằng
chứng gốc và đối chiếu với sổ sách. Mục
đích: phát hiện những nghiệp vụ xảy ra
nhưng không được ghi chép trên sổ sách
(chứng minh sự đầy đủ)
Trang 11
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
• Đối chiếu giữa sổ sách và chứng từ: Cho
kiểm toán viên bằng chứng: các nghiệp vụ
ghi chép trên sổ sách là có thực. Chọn
mẫu một số nghiệp vụ trên sổ sách và đi
tìm chứng từ của nó. Mục đích: phát hiện
các nghiệp vụ ghi trên sổ sách nhưng
không có chứng từ chứng minh(nhân viên

ghi khống)(chứng minh sự có thực)
(3)Đối chiếu giữa chứng từ với chứng từ: Cho
kiểm toán viên bằng chứng về sự nhất quán
giữa các chứng từ có liên quan. Mục đích để
kiểm tra xem nghiệp vụ có thực sự xảy ra
hay không
Ví dụ: đối chiếu giữa phiếu nhập kho ↔
đơn đặt hàng ↔ phiếu đề nghò
Trang 12
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
(4)Đối chiếu giữa sổ sách và sổ sách: cho kiểm
toán viên bằng chứng về sự ghi chép đồng bộ
trên các loại sổ sách kế toán.
Khi đối chiếu tài liệu, kiểm toán viên sẽ quan
tâm đến các chiều hướng của sự đối chiếu. Ví
dụ: khi đối chiếu giữa chứng từ và sổ sách sẽ cho
bằng chứng khác với khi đối chiếu giữa sổ sách
và chứng từ
Bài tập:
(Giới thiệu đèn chiếu audit V/5)
Bài tập 1: để kiểm tra xem tất cả mọi
trường hợp giao hàng trong kỳ có được
lập hoá đơn đầy đủ không, kiểm toán
viên sẽ làm như thế nào ?
Trang 13
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
a.Chọn mẫu trong các phiếu vận
chuyển rồi đối chiếu với hợp đồng
tương ứng
b.Chọn mẫu trên một số hoá đơn rồi

đối chiếu trở lại với phiếu vận
chuyển
Đáp số: a đúng
Bài tập 2: để kiểm kê tài sản cố đònh,
người ta có thể tiến hành theo một trong
hai cách sau:
1.Chọn mẫu một số tài sản cố đònh
trong danh sách rồi đi xem trong thực
tế.
2.Chọn mẫu một số bộ phận trong đơn
vò, quan sát tài sản cố đònh có tại đó
rồi xem chúng được ghi chép trên sổ
sách như thế nào
Hãy đối chiếu các thủ tục trên với
các mục tiêu sau đây
Trang 14
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
a.Tất cả tài sản cố đònh trong đơn vò
đều được khai báo trên danh sách
b.Tất cả các tài sản cố đònh trong danh
sách thì tồn tại trong thực tế
Đáp số 1b _ 2a
Bài tập 3: chọn mẫu các khoản nợ phải
thu trong danh sách rồi gửi thư xác nhận.
Điều đó thoả mãn bằng chứng nào?
a.Tất cả các khoản phải thu đều đã
được khai báo
b.Các khoản phải thu được khai báo là
có thực
Đáp số: b đúng

Bài tập 4: vì doanh thu liên quan đến
thuế VAT nên sự kiểm tra doanh thu sẽ
đi từ
a.Chứng từ lên sổ sách
Trang 15
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
b.Sổ sách về chứng từ
Đáp số: a đúng
Bài tập 5: vì chi phí liên quan đến thuế
thu nhập doanh nghiệp nên khi kiểm tra
sẽ đi từ
a.Sổ sách về chứng từ
b.Chứng từ lên sổ sách
Đáp số: b đúng
Chú ý: Khi kiểm tra tài liệu cần chú ý những
vấn đề sau:
• Kiểm toán viên cần phải xem xét về nguồn
gốc của tài liệu
• Tài liệu có thể bò giả mạo hoặc cạo sưả
(Giới thiệu lại đèn chiếu audit V/3)
Trang 16
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
3.Quan sát: là tận mắt chứng kiến cách thức
tiến hành công việc của đơn vò. Quan sát
thường cho bằng chứng liên quan đến hoạt
động của hệ thống kiểm soát nội bộ, cho
bằng chứng về” số liệu kế toán”, cách thức
tiến hành công việc tại thời điểm kiểm soát
• Nếu muốn chứng minh tốt: phải có bằng
chứng chứng minh rằng kiểm soát nội bộ

phải luôn luôn tốt
• Nếu kết luận là xấu thì không cần bằng
chứng chứng minh luôn luôn xấu
4.Phỏng vấn: là đề nghò người của đơn vò trả
lời về một vấn đề nào đó, có thể trả lời bằng
văn bản hoặc trả lời trực tiếp
Phỏng vấn cho bằng chứng có độ tin cậy
thấp vì là bằng chứng gián tiếp.
Tác dụng của phỏng vấn:
Trang 17
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
• Có thể áp dụng trên một phạm vi
rộng( tất cả các khoản mục)
• Có tác dụng củng cố bằng chứng đã có
hoặc đònh hướng cho kiểm tra. Đònh
hướng trong kiểm tra là một vấn đề rất
quan trọng. Nếu phát hiện sai sót chỗ
nào thì kiểm tra rất nhanh. Nếu đònh
hướng không tốt, không nhận đònh được
sai sót sẽ xảy ra chỗ nào thì phải kiểm
tra hết → tốn nhiều thời gian
Độ tin cậy của bằng chứng phỏng vấn phụ
thuộc vào hai nhân tố
• Sự hiểu biết của người được phỏng vấn
• Sự khách quan của người bò phỏng vấn.
Sự khách quan phụ thuộc vào:
− Quyền lợi của người được phỏng vấn
− Tình huống mà người được phỏng vấn
trả lời, trong tình huống bất ngờ hay
tâm trạng đã chuẩn bò trước.

Trang 18
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
5.Kỹ thuật xác nhận
Xác nhận là việc kiểm toán viên gửi thư ra
bên ngoài và đề nghò họ trả lời trực tiếp cho
kiểm toán viên.
Xác nhận cho bằng chứng có độ tin cậy cao vì
bằng chứng có nguồn gốc từ bên ngoài và được
trả lời trực tiếp cho kiểm toán viên. Tuy nhiên,
phạm vi xác nhận hẹp, trong một số khoảm: nợ
phải thu, nợ phải trả, tiền gửi ngân hàng, hàng
hoá gửi bán…
Khi gửi thư xác nhận phải chú ý các vấn đề
sau:
• Việc gửi thư xác nhận do kiểm toán viên
đảm nhiệm, không gửi thư xác nhận theo
gợi ý của đơn vò để đảm bảo tính kiểm soát
của kiểm toán viên
• Kiểm toán viên đòi hỏi phải xác nhận bằng
văn bản để đảm bảo tính pháp lý cũng như
Trang 19
Chương V: Bằng chứng kiểm toán
cơ sở giải quyết các tranh chấp nếu có sau
này
• Phải kiểm tra tên và đòa chỉ có khớp đúng
với nhau trước khi gửi thư xác nhận
6.Kỹ thuật tính toán
Kiểm toán viên sẽ tính toán lại số liệu của đơn
vò mộ cách độc lập. Kỹ thuật tính toán cho kiểm
toán viên bằng chứng có độ tin cậy cao về mặt

số học.
7.Kỹ thuật phân tích
Phân tích là so sánh thông tin tài chính với nhau
hoặc giữa thông tin tài chính với thông tin không
có tính chất tài chính dựa trên mối quan hệ hợp
lý của chúng. Những biến động hoặc quan hệ
bất thường, cần tìm hiểu và giải thích nguyên
nhân
Kỹ thuật phân tích dựa trên sự hợp lý, không
dựa trên sự chính xác. Khi sử dụng thủ tục
Trang 20

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×