Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Biến đổi của văn hóa tổ chức cộng đồng ở cần thơ trong quá trình đô thị hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.3 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HÓA HỌC
----------------------

DƯƠNG THỊ HƯỜNG

BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA
TỔ CHỨC CỘNG ĐỒNG Ở CẦN THƠ
TRONG Q TRÌNH ĐƠ THỊ HĨA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH VĂN HĨA HỌC
Mã số: 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học
GS.TS.NGƠ VĂN LỆ

Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa văn hóa học đã nhiệt tình
giảng dạy, cung cấp nhiều kiến thức quý báu cho tôi và tạo điều kiện giúp tơi hồn
thành khóa học.
Xin chân thành cám ơn GS.TS Ngơ Văn Lệ đã nhiệt tình hướng dẫn, hỗ trợ
tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Xin cám ơn các tổ chức hội phụ nữ Tp. Cần Thơ, ủy ban nhân dân các quận,
huyện Ninh Kiều, Ơ Mơn, Phong Điền đã giúp đỡ tơi trong việc tìm kiếm thơng tin.


Xin chân thành cảm ơn gia đình và các bạn K8 đã động viên và giúp đỡ tôi
trong suốt q trình học và làm luận văn, giúp tơi có tinh thần để hồn thành luận
văn.

Tp.Hồ Chí Minh, ngày 1 tháng 10 năm 2012

Dương Thị Hường


3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... 2
MỤC LỤC .............................................................................................................. 3
PHẦN MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 5
2. Mục đích nghiên cứu........................................................................................ 6
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .......................................................................... 9
6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu...................................................... 10
7. Bố cục của luận văn ....................................................................................... 11
CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ............................................................ 12
1.1. Các khái niệm ............................................................................................. 12
1.1.1. Văn hóa và văn hố tổ chức cộng đồng................................................. 12
1.1.2. Biến đổi văn hố ................................................................................... 14
1.1.3. Đơ thị và Đơ thị hóa ............................................................................. 16
1.2. Cần Thơ trong q trình đơ thị hoá.............................................................. 19
1.2.1. Lịch sử tên gọi vùng đất Cần Thơ ......................................................... 19

1.2.2. Đặc điểm tự nhiên................................................................................. 21
1.2.3. Đặc điểm đô thị hoá ở Cần Thơ ............................................................ 22
CHƯƠNG 2 BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG
.............................................................................................................................. 33
2.1. Tổ chức gia đình, gia tộc ............................................................................. 33
2.1.1. Cấu trúc gia đình .................................................................................. 33
2.1.2. Chức năng của gia đình ........................................................................ 36
2.1.3. Quan hệ gia đình, gia tộc...................................................................... 38
2.2. Tổ chức hành chính ..................................................................................... 43


4

2.3.Tổ chức xã hội ............................................................................................. 46
2.4. Tổ chức tôn giáo ......................................................................................... 49
2.5. Quan hệ cộng đồng ..................................................................................... 54
CHƯƠNG 3 BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HOÁ TỔ CHỨC ĐỜI SỐNG CÁ NHÂN ... 57
3.1. Tín ngưỡng ................................................................................................. 57
3.1.1. Đình và Lễ hội cúng đình ...................................................................... 57
3.1.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên .................................................................. 64
3.2. Phong tục .................................................................................................... 68
3.2.1. Phong tục hôn nhân .............................................................................. 69
3.2.2. Phong tục tang ma ................................................................................ 75
3.2.3. Phong tục lễ Tết, lễ hội ......................................................................... 78
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 88
PHỤ LỤC.............................................................................................................. 95


5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, q trình đơ thị hóa diễn ra một cách nhanh
chóng trên phạm vi cả nước, các đơ thị xuất hiện ngày càng nhiều. Q trình đó kéo
theo những sự biến đổi xã hội sâu sắc, trong đó có sự biến đổi văn hóa ở các làng
q.
Qúa trình đơ thị hóa làm cho nơng thơn xích lại gần với thành thị hơn. Lối
sống thành thị du nhập vào nông thôn nhanh, tác động tới cuộc sống, phong tục tập
quán ở các thôn quê và đồng thời làm biến đổi những nét văn hóa truyền thống của
làng quê, làm thay đổi quan hệ trong gia đình, họ hàng, làng xóm. Điều này đã và
đang đặt ra nhiều vấn đề cho sự phát triển xã hội hiện tại và trong tương lai.
Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, Cần Thơ là thành phố có tốc độ đơ
thị hóa mạnh. Từ lâu, Cần Thơ được biết đến như là “Tây Đô”(thủ đô của miền
Tây). Ngày nay, Cần Thơ là đô thị trẻ, “diện tích tự nhiên khoảng 1409 km2 với 1,2
triệu dân cư”1 sinh sống mang đậm nét văn hóa phương Nam. Đây là nơi có tốc độ
đơ thị hóa mạnh, do vậy những biến đổi văn hóa trước q trình đơ thị hóa nơi đây
cũng diễn ra rõ nét.
Qúa trình đơ thị hóa đem đến cho thành phố Cần Thơ một bộ mặt mới với
những khu đô thị, khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều. Cơ cấu nghề nghiệp
đa dạng hơn theo hướng kết hợp sản xuất kinh doanh và dịch vụ hoặc chun mơn
hóa nghề, đất đai có sự chuyển đổi nhanh và mạnh, sự giao lưu nội vùng, ngoại
vùng và quốc tế được mở rộng… Mặt khác, cũng đã đặt ra cho nơi đây hàng loạt
những thách thức như: ô nhiễm môi trường, quá tải về lao động nhập cư, sự mâu
thuẫn về đất đai, cạnh tranh nhiều khi thái quá trong cộng đồng, khủng hoảng về lối
sống, việc kinh doanh nhiều khi còn nhỏ lẻ, tự phát và thất thường…Từ đó dẫn đến
những thay đổi về cách tổ chức cộng đồng, thay đổi cấu trúc gia đình, gia tộc, làng

1


nguồn: Niên giám thống kê 2011


6

xóm,… đời sống tâm linh và các phong tục truyền thống theo đó cũng biến đổi ở
Tp. Cần Thơ khi diễn ra q trình đơ thị hóa ngày càng nhanh chóng.
Với những vấn đề đặt ra ở trên, chúng tơi đã quyết định chọn đề tài Biến đổi
của văn hóa tổ chức cộng đồng ở Cần Thơ trong quá trình đơ thị hóa làm luận
văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu những biến đổi của văn hóa tổ
chức cộng đồng dưới tác động của q trình đơ thị hóa tại thành phố Cần Thơ.
Đề tài tìm hiểu những tác động của đơ thị hóa đến các yếu tố kinh tế, xã hội
và đi sâu vào tìm hiểu những biến đổi trong các lĩnh vực tổ chức đời sống tập thể và
tổ chức đời sống cá nhân ở Cần Thơ trong q trình đơ thị hóa.

3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về q trình đơ thị hóa cũng như tác động
về q trình đơ thị hóa đến nơng thơn Việt Nam nói chung và đồng bằng sơng Cửu
Long nói riêng của các tác giả đi trước đã được cơng bố:
- Các cơng trình lý luận về đơ thị và đơ thị hóa ở Việt Nam như Xã hội học
đô thị của Trịnh Duy Luân; Dân tộc học – đô thị và vấn đề đơ thị hóa của Mạc
Đường; Đơ thị hóa và cấu trúc đơ thị hóa của Lê Thanh Sang... Các cơng trình này
đã cung cấp những kiến thức cơ bản về đơ thị, đơ thị hóa và q trình đơ thị hóa ở
Việt Nam.
- Các cơng trình nghiên cứu về tác động của q trình đơ thị hóa đến nơng
thơn Việt Nam và đồng bằng sông Cửu Long như Phát triển đô thị bền vững của
Tôn Nữ Quỳnh Trân và Nguyễn Thế Nghĩa; Phát triển công nghiệp nông thôn ở

đồng bằng sơng Cửu Long theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Hồng
Ngọc Hồ, Phạm Châu Long và Nguyễn Văn Thạo; Nơng nghiệp, nơng thơn trong
giai đoạn cơng nghiệp hố, hiện đại hố của Đặng Thọ Xương; Q trình biến đổi
về chế độ sở hữu ruộng đất và cơ cấu giai cấp ở nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long '1969-1975' của Trần Hữu Đính; Sản xuất và đời sống của các hộ nông dân


7

khơng có đất hoặc thiếu đất ở đồng bằng sơng Cửu Long: Thực trạng và giải pháp
của Nguyễn Đình Hương …Những cơng trình này đã chỉ ra những tác động của q
trình đơ thị hóa làm thay đổi về cơ cấu sản xuất, cơ cấu dân cư, cơ cấu đất đai…
- Các cơng trình nghiên cứu về biến đổi văn hóa trước q trình đơ thị hóa:
+ Nguyễn Thanh Tuấn với cơng trình Biến đổi Văn hóa đơ thị Việt Nam hiện
nay: Trình bày những biến đổi văn hóa ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực gia đình- là vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn của chúng tôi.
+ Ngô Văn Lệ với cơng trình Văn hóa tộc người - Truyền thống và biến đổi:
đề cập đến các vấn đề về quan hệ làng và dòng họ ở Nam Bộ và những biến đổi
trong các lĩnh vực văn hóa ở “vùng ven” trong q trình đơ thị hóa. Với bài viết
“Đơ thị hóa vùng ven và những tác động đến xã hội và văn hóa”, tác giả đã trình
bày tác động của đơ thị hóa đến cấu trúc gia đình, phong tục hôn nhân, phong tục
tang ma...của cư dân vùng ven ở các thành phố công nghiệp hiện nay.
+Lương Hồng Quang với cơng trình Văn hố cộng đồng làng vùng đồng
bằng sơng Cửu Long thập kỷ 80-90: Qua trường hợp Bình Phú - Cai Lậy - Tiền
Giang: Cơng trình đã đề cập đến biến đổi của quan hệ làng xã ở ĐBSCL, từ đó dẫn
đến những biến đổi trong các lĩnh vực văn hóa ở cư dân ĐBSCL qua trường hợp
Bình Phú – Cai Lậy - Tiền Giang.
+Tôn Nữ Quỳnh Trân với các cơng trình Văn hố làng xã trước sự thách
thức của đơ thị hố tại Tp. Hồ Chí Minh: Cơng trình này đã trình bày và phân tích
những biến đổi của văn hóa truyền thống trong q trình đơ thị hóa ở khu vực ngoại

thành của Tp.HCM trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa. Trong đó,
cơng trình đã trình bày cụ thể những biến đổi trong các lĩnh vực tổ chức gia đình,
quan hệ dịng họ, tín ngưỡng, phong tục ... ở vùng ngoại thành tropng q trình đơ
thị hóa. Đây là các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn của chúng tôi.
+ Các bài viết in trong Xây dựng văn hóa đơ thị trong q trình đơ thị hóa ở
Tp. HCM của Viện nghiên cứu XH Tp. HCM: Trình bày những đặc điểm văn hóa
Tp.HCM và văn hóa Nam Bộ nói chung trong q trình đơ thị hóa. Qua đó đưa ra
các đề xuất nhằm xây dựng và quản lý văn hóa đơ thị hiện nay. Các bài viết của các


8

tác giả Trần Ngọc Khánh với “Thiết chế văn hóa đình làng đến mơ hình trung tâm
văn hóa tại Tp.HCM”; Phan An với “Cá nhân và cộng đồng trong quan hệ ứng xử
lối sống đô thị” đã đề cập đến các vấn đề mà luận văn quan tâm.
+Nguyễn Thị Phương Châm với cơng trình “Biến đổi văn hóa ở các làng quê
hiện nay”: Cung cấp những lý luận chung về biến đổi văn hóa, đồng thời trình bày
cụ thể những biến đổi văn hóa làng xã hiện nay quan trường hợp nghiên cứu 3 làng
quê ở Bắc Bộ. Qua công trình này, chúng tơi có cái nhìn so sánh về biến đổi văn
hóa ở Nam Bộ và Bắc Bộ.
- Các luận văn có liên quan đến đề tài gồm:
+ Luận án tiến sĩ của Bùi Thị Ngọc Trang với đề tài “Những biến đổi trong
đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng người Việt ở quận Bình Thạnh Tp.
HCM”: Luận văn đề cập đến các biến đổi văn hóa trên lĩnh vực tinh thần của người
Việt ở quận Bình Thạnh như biến đổi về phong tục hôn nhân, phong tục tang ma,
phong tục thờ cúng tổ tiên ...
+ Các luận văn thạc sĩ của Trần Quang Ánh với đề tài “Biến đổi của văn
hóa truyền thống trong q trình đơ thị hóa ở huyện Hóc Mơn Tp.HCM”; Trương
Thành Đức với đề tài “Sự biến đổi văn hóa trong tiến trình đơ thị hóa ở bốn xã
vùng ven thị xã Vĩnh Long”: Các đề tài này cũng trình bày cụ thể những tác động

của đơ thị hóa đến đời sống văn hóa xã hội của cư dân “vùng ven” và đề cập đến sự
biến đổi về cấu trúc gia đình, dòng họ,;biến đổi quan hệ cộng đồng; biến đổi về
phong tục...
- Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành của nhiều tác giả: Lê Văn
Hữu với bài viết Lối sống đô thị và công tác xây dựng nếp sống văn hóa ở quận
Ninh Kiều, Tp Cần Thơ hiện nay in trong Tạp chí Khoa học chính trị, số 1/2005,
trang 58; Nguyễn Hữu Minh với bài viết Đô thị hóa và sự phát triển nơng thơn Việt
Nam – một số vấn đề cần quan tâm nghiên cứu in trong Tạp chí Xã hội học, số
3/2003, trang 15; Nguyễn Minh Hịa với bài viết Thành phố Hồ Chí Minh với chiến
lược phát triển nông thôn trong đô thị in trong Tạp chí Cộng sản, số 4/2007, trang
134.


9

Ngồi ra cịn rất nhiều những cơng trình nghiên cứu có giá trị nữa của các tác
giả đi trước mà chúng tơi khơng kịp nêu ở đây. Qua đó có thể thấy đơ thị hóa và
biến đổi văn hóa là vấn đề thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu. Với
những cơng trình đã cơng bố ở trên cung cấp cho chúng tôi những kiến thức rất
quan trọng về đơ thị hóa và tác động của đơ thị hóa hiện nay. Tuy nhiên, trong
những cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, chúng tơi chưa thấy có một cơng trình cụ
thể nào về biến đổi văn hóa tổ chức cộng đồng tại Cần Thơ trong q trình đơ thị
hóa. Vì vậy, đây là một đề tài mới đối với chúng tôi.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: biến đổi văn hóa tổ chức cộng đồng bao gồm:
+ Biến đổi văn hoá tổ chức đời sống tập thể: bao gồm tổ chức gia đình, gia
tộc; tổ chức hành chính; tổ chức xã hội; quan hệ cộng đồng
+ Biến đổi văn hoá tổ chức đời sống cá nhân: các biến đổi về tín ngưỡng;
phong tục tập quán;Lễ Tết, Lễ hội.

- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về chủ thể: người Việt
+ Về không gian: Thành phố Cần Thơ
+ Về thời gian: từ năm 1991 đến nay. Đây là mốc thời gian mà tỉnh
Cần Thơ được tách ra khỏi tỉnh Hậu Giang cũ ( bao gồm tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc
Trăng hiện nay).

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Về khoa học: Đề tài góp phần tìm hiểu những tác động của đơ thị hố đến
đời sống kinh tế-xã hội ở thành phố Cần Thơ. Thông qua đề tài chúng ta thấy được
những thay đổi trong các lĩnh vực đời sống của cư dân miền Tây nói chung và
Tp.Cần Thơ nói riêng trước q trình đơ thị hóa. Qua đó thấy được những mặt tích
cực cũng như hạn chế của q trình đơ thị hóa đến việc gìn giữ và phát huy văn hóa
dân tộc


10

- Về thực tiễn: Thông qua đề tài, giúp cơ quan chức năng thấy được những
mặt tích cực và hạn chế của q trình đơ thị hóa, từ đó có những chính sách đúng
đắn, tránh trình trạng đơ thị hóa ồ ạt, đơ thị hóa q mức dẫn đến những tác động
không tốt đến đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa ở khu vực miền Tây nói chung và
Tp. Cần Thơ nói riêng.

6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu
* Phương pháp nghiên cứu:
Vì đây là cơng trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực văn hóa học –là một khoa học
liên ngành nên luận văn sử dụng phương pháp chính là tiếp cận theo phương pháp
liên ngành. Luận văn sẽ kết hợp sử dụng phân tích, tổng hợp những tài liệu thuộc
các ngành có liên quan như xã hội học, nhân học…

Nội dung chính của luận văn là biến đổi văn hóa. Do vậy, luận văn sử dụng
phương pháp so sánh để thấy được những biến đổi của văn hóa truyền thống trước,
trong và sau khi q trình đơ thị hóa diễn ra. Trên cơ sở những giá trị truyền thống,
sẽ tìm ra những khác biệt so với hiện tại và đi tìm nguyên nhân của những khác biệt
đó.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp của ngành nhân học như:
phương pháp quan sát tham dự và điền dã dân tộc học. Với đề tài này, chúng tơi đã
có 2 cuộc khảo sát trên một số quận, huyện thuộc thành phố Cần Thơ. Đợt 1 vào các
ngày 4- 7 tháng 3 năm 2011, đợt 2 vào các ngày 23-27 tháng 8 năm 2011). Tại các
đợt khảo sát này, chúng tôi đã thực hiện được khoảng 35 cuộc phỏng vấn sâu để
phục vụ cho đề tài. Do thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ chọn đối tượng phỏng vấn
là các cán bộ địa phương để lấy các số liệu về quá trình phát triển kinh tế - xã hội
của thành phố. Với mảng tài liệu về phong tục tập quán, chúng tôi chọn đối tượng
phỏng vấn là những người lớn tuổi, có thời gian cư trú lâu năm tại địa phương. Rất
tiếc, trong quá trình khảo sát chúng tơi khơng có điều kiện quan sát tham dự hết các
nghi lễ cũng như lễ hội tại địa phương mà chỉ có điều kiện trực tiếp tham dự vào hai
đám cưới ở quận Ơ Mơn và một đám giỗ ở quận Ninh Kiều


11

* Nguồn tài liệu: nghiên cứu tài liệu của các tác giả trong nước về đơ thị hóa,
các tài liệu viết về văn hóa miền Tây Nam Bộ, các hội thảo về đơ thị hóa ở đồng
bằng sơng Cửu Long, các bài viết có liên quan in trên các tạp chí, báo và
internet…Ngồi ra đề tài cịn tham khảo nội dung một số luận văn của các anh chị
đi trước như Trần Quang Ánh, Lương Văn Sáu, Trương Thành Đức...

7. Bố cục của luận văn
Bố cục của luận văn gồm ba chương. Nội dung chính của từng chương gồm:
Chương một: Những vấn đề chung và Tổng quan về thành phố Cần Thơ.

Nội dung chính của chương này sẽ trình bày các khái niệm liên quan đến luận văn
như: văn hoá và biến đổi văn hố; đơ thị và đơ thị hố. Đồng thời trình bày khái
qt chung về thành phố Cần Thơ như: đặc điểm địa lý, lịch sử, đặc điểm đơ thị
hố… Đây sẽ là chương chuẩn bị những cơ sở về lý luận và thực tiễn cho luận văn.
Chương hai: Biến đổi của văn hóa tổ chức đời sống tập thể. Chương này sẽ
trình bày về tác động của q trình đơ thị hóa đến tổ chức đời sống tập thể ở Cần
Thơ về các mặt: tổ chức cộng đồng; tổ chức gia đình, gia tộc… Trong đó bao gồm
sự thay đổi về cách thức tổ chức và chức năng nhiệm vụ của bộ máy hành chính, về
cấu trúc gia đình, gia tộc và những thay đổi trong quan hệ gia đình, hàng xóm,…
Chương ba: Biến đổi của văn hóa tổ chức đời sống cá nhân. Chương
này sẽ trình bày những biến đổi của văn hóa tổ chức đời sống cá nhân trước q
trình đơ thị hóa thơng qua các lĩnh vực tín ngưỡng và phong tục… Tập trung vào
những thay đổi về các tín ngưỡng truyền thống, các phong tục truyền thống như
tang ma, cưới hỏi…


12

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VÀ TỔNG QUAN VỀ TP. CẦN THƠ
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Văn hóa và văn hố tổ chức cộng đồng
Văn hóa (tiếng Latin là cultura, bắt nguồn từ colere, có nghĩa là trồng trọt) là
thuật ngữ thường được dùng để chỉ các hình thái hoạt động của con người và các
cấu trúc biểu tượng mang lại ý nghĩa và tầm quan trọng cho các hoạt động đó.
Có nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa, bản thân văn hóa cũng có những
phức tạp. Trên thế giới có rất nhiều học giả cũng như các tổ chức đưa ra định nghĩa
khác nhau về văn hóa. Nhưng cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất
về văn hóa.

Nhà Nhân học người Anh E.B.Tylor được coi là một trong những người đầu
tiên đưa ra định nghĩa về văn hố. Theo Tylor, “Văn hóa, hay văn minh, theo nghĩa
rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức,
luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm
lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”.[E.B.Tylor, 2000:13].
Định nghĩa của Tylor dựa theo cách tiếp cận Nhân học, lấy yếu tố tộc người
làm trung tâm. Trong định nghĩa của mình, Tylor đã đồng nhất văn hóa và văn
minh, do đó khơng vạch rõ được nội dung văn hóa. Nhưng điều quan trọng là ơng
đã xem sự phát triển của văn hóa như một lĩnh vực nghiên cứu tộc người, khẳng
định sự phát triển của văn hóa ở một mức độ lớn trùng hợp với sự chuyển từ cuộc
sống hoang dã, qua man dã đến văn minh.


13

Một mặt, tính đồng nhất, như được biểu hiện rộng rãi trong văn minh, ở một
mức độ lớn có thể quy thành tác động đồng nhất của những nguyên nhân đồng nhất.
Mặt khác, những trình độ văn hóa khác nhau có thể được coi là những giai đoạn
phát triển từ từ mà mỗi giai đoạn ấy là sản phẩm của q khứ và đến lượt nó lại
đóng vai trị nhất định trong sự hình thành tương lai. Nó hầu như chỉ đề cập tới mặt
tinh thần, chứ chưa đề cập khía cạnh vật chất của văn hóa.
Theo UNESCO, “Văn hóa nên được xem là tập hợp các đặc trưng tâm linh,
vật chất, trí tuệ và cảm xúc riêng biệt của một xã hội hay một nhóm người trong xã
hội, và ngồi văn học và nghệ thuật, nó bao gồm lối sống, cách chung sống, hệ giá
trị, truyền thống và đức tin”.
Trong giới khoa học Việt Nam, cũng có nhiều định nghĩa khác nhau về văn
hóa. Trần Quốc Vượng quan niệm, “văn hoá là sản phẩm do con người sáng tạo, có
từ thuở bình minh của xã hội lồi người” [Trần Quốc Vượng(chủ biên), 2007:17].
Đây là một cách hiểu văn hoá theo nghĩa rộng, bao gồm tòan bộ cuộc sống, là nếp
sống, lối sống về vật chất và tinh thần của từng cộng đồng [xem Trần Quốc

Vượng(chủ biên), 2007:78].
Trong cuốn “Bản sắc văn hóa Việt Nam”, Phan Ngọc lại cho rằng: văn hoá là
một mối quan hệ khi đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng trong óc một cá nhân hay
một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này
mơ hình hóa theo cái mơ hình tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất
chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện
thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn
của cá nhân hay tộc người khác”[Phan Ngọc, 2002:20].
Với đề tài này, chúng tôi chọn cách tiếp cận của Trần Ngọc Thêm khi đặt
văn hóa trong mối quan hệ tương tác giữa người với người và giữa người với thiên
nhiên để đưa ra định nghĩa:
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác


14

giữa con người và môi trường thiên nhiên và xã hội của mình”[Trần Ngọc Thêm,
2006:25].
Trần Ngọc Thêm đã xem văn hoá như một hệ thống bao gồm bốn thành tố
(bốn tiểu hệ) cơ bản, mỗi tiểu hệ lại có hai vi hệ nhỏ hơn [xem Trần Ngọc Thêm,
2006: 28-29].
Văn hoá tổ chức cộng đồng là một trong những thành tố quan trọng của hệ
thống văn hoá. Thành tố này gồm hai vi hệ là: Tổ chức đời sống tập thể và tổ chức
đời sống cá nhân.
“Tổ chức đời sống tập thể bao gồm những vấn đề thuộc tầm vĩ mô, liên quan
đến cuộc sống của cả cộng đồng, trong đó quan trọng nhất là ba lĩnh vực: tổ chức
quốc gia, tổ chức nông thôn và tổ chức đô thị”[Trần Ngọc Thêm, 2006:179].
Tổ chức đời sống cá nhân bao gồm những vấn đề thuộc tầm vi mô, liên quan

đến cuộc sống mỗi cá nhân trong cộng đồng như phong tục, tín ngưỡng, tơn giáo…
1.1.2. Biến đổi văn hố
Văn hóa có tính ổn định và bền vững, nó được tích lũy, được truyền lại trong
cộng đồng. Tuy nhiên, không một nền văn hóa nào tồn tại trong trạng thái hồn tồn
tĩnh như Phan Ngọc đã nhận định “khơng có văn hố cố định, văn hoá nào cũng
thay đổi” [Phan Ngọc, 2004:17].
Văn hoá được hình thành và phát triển trong mối quan hệ tương tác giữa con
người, do vậy văn hố có tính động và nó cũng sẽ bị biến đổi như nhà nghiên cứu
Phạm Đức Dương nhận xét:
“Văn hố khơng phải là cái gì nhất thành bất biến, mà cũng như mọi sự vật
đều biến đổi’ [Phạm Đức Dương, 2002:215].
Nền văn hóa nào cũng trải qua những biến đổi ở các mức khác nhau: biến đổi
nhỏ từng yếu tố, biến đổi lớn trên phạm vi rộng, biến đổi từ từ hoặc biến đổi có tính
chất bước ngoặt, biến đổi ở cá nhân hoặc biến đổi cả một nhóm xã hội. Chính quy
luật vận động khơng ngừng này đảm bảo cho văn hóa tồn tại và phát triển không
ngừng.


15

Trong các từ điển Nhân học hiện nay tương đối thống nhất định nghĩa, “biến
đổi văn hóa bao hàm sự biến đổi tương đối lâu dài của những mơ hình ứng xử và
niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những biến đổi,
cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi”[dẫn lại theo: Nguyễn Thị Phương
Châm, 2009 :11].
Theo nghĩa rộng, biến đổi văn hóa là một sự thay đổi so sánh với một tình
trạng văn hóa hoặc một nền văn hóa có trước dưới tác động của những nhân tố
chính trị - kinh tế - xã hội. Trong một phạm vi hẹp hơn, người ta cho rằng sự biến
đổi văn hóa được đề cập đến là sự “biến đổi về cấu trúc của văn hóa, về các thành
tố của văn hóa và các giá trị văn hóa”[Nguyễn Duy Bắc (cb), 2006: 36]

Từ những định nghĩa trên ta có thể hiểu một cách ngắn gọn, biến đổi văn hóa
là “sự thay đổi về diện mạo, nội dung và cấu trúc của nền văn hoá khác với trước
trong mối quan hệ tương tác giữa con người với tự nhiên và xã hội qua một q
trình lịch sử”.
Biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của tất cả xã hội và là đối
tượng nghiên cứu của các ngành văn hóa học, nhân học văn hóa, xã hội học văn
hóa. Biến đổi văn hóa được đề cập từ rất sớm trong các học thuyết về tiến hóa của
các nhà nhân học như E.Tylor, L. Morgan khi họ phân chia xã hội theo thứ bậc đơn
tuyến và có chung một mẫu hình biến đổi xã hội và biến đổi văn hóa. Các khái niệm
gần với biến đổi văn hóa được xác định là Truyền bá, Tiếp biến, Tiến hóa và Phát
triển [xem Nguyễn Thị Phương Châm, 2009:9-11].
Biến đổi văn hố có thể chia làm hai cấp độ: biến đổi vĩ mô và biến đổi vi
mô.
Biến đổi vĩ mô là những biến đổi diễn ra và xuất hiện trên phạm vi rộng lớn
và trong khoảng thời gian dài và có sức biến đổi rất lớn.
Biến đổi vi mô là những biến đổi nhỏ, diễn ra trong thời gian ngắn và có sức
biến đổi khơng lớn.
Các nhân tố tác động tới biến đổi văn hóa gồm: Khoa học kỹ thuật và công
nghệ, kinh tế, giao lưu tiếp xúc văn hóa, tư tưởng.


16

- Kinh tế: sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp
hiện đại và thương mại dịch vụ dẫn đến thay đổi cơ cấu nghề nghiệp. Từ đó, kéo
theo sự thay đổi vai trị của các thành viên trong gia đình, nhất là vai trị của người
phụ nữ. Mọi nếp ăn, ở, sinh hoạt…cũng thay đổi theo.
- Khoa học kỹ thuật công nghệ: Nhiều phát kiến khoa học và công nghệ đã
dẫn đến sự thay đổi xã hội và văn hố sâu sắc, góp phần làm thay đổi nhận thức,
quan hệ xã hội, hành vi ứng xử của cư dân.

- Sự giao lưu tiếp xúc văn hoá: Sự giao lưu tiếp xúc với các nền văn hoá khác
cũng làm cho nền văn hoá bị biến đổi. Khi chịu ảnh hưởng hay tiếp nhận ảnh hưởng
từ một nền văn hoá mới sẽ tạo sự biến đổi văn hố theo hai hướng: tích cực hoặc
tiêu cực.
Ngồi các nhân tố nêu trên, cịn có các nhân tố khác làm ảnh hưởng đến sự
biến đổi văn hoá như yếu tố dân cư, trình độ dân trí, mơi trường…Bên cạnh đó các
chính sách nhằm phát triển kinh tế, văn hóa... của nhà nước cũng là nguyên nhân
làm biến đổi văn hóa.
Tóm lại, biến đổi văn hóa là xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển và sự
biến đổi ấy đã và đang diễn ra rất đa dạng ở nhiều cấp độ và theo nhiều chiều hướng
khác nhau.
1.1.3. Đô thị và Đơ thị hóa
Đơ thị là một thực thể đã xuất hiện trong lịch sử hoài người từ xa xưa, từ khi
mà ở nơi này, nơi khác bắt đầu hình thành một nếp sinh hoạt khác biệt với nếp sinh
hoạt vẫn hằng tồn tại ở thôn quê với nền sản xuất nơng nghiệp. Đơ thị hình thành từ
những điều kiện ban đầu như sự tập trung dân cư, sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ
nơng nghiệp sang phi nơng nghiệp…
Có khá nhiều cách hiểu về đô thị, trong các định nghĩa đều có đề cập đến
“tập trung dân cư”, “tập hợp dân cư”. [ xem Tơn Nữ Quỳnh Trân, 2010:5-6].
Nói một cách khái quát, đô thị là một điểm tập trung dân cư với mật độ trên
300 người/km2, lao động phi nơng nghiệp chiếm số đơng, có hạ tầng cơ sở thích


17

hợp và có vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của cả nước hoặc một vùng
lãnh thổ…
Đô thị Việt Nam hiện nay là các điểm dân cư có các nhân tố cơ bản:
- Là một trung tâm tổng hợp hay chun ngành có vai trị thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội của một vùng lãnh thổ nhất định.

- Qui mơ dân số ít nhất 4000 người (vùng núi có thể ít hơn).
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp phải chiếm 60% tổng số lao động, nơi có
sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hố phát triển.
- Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các cơng trình cơng cộng phục vụ dân cư đô
thị.
- Mật độ dân cư được xác định tuỳ theo từng loại đô thị phù hợp với đặc
điểm từng vùng.
[xem Mạc Đường, 2002: 75]
Nếu đô thị là điểm tập trung dân cư thì đơ thị hố là một q trình tập trung
dân cư đơ thị. Đồng thời đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản
xuất nông nghiệp giảm, sản xuất phi nông nghiệp tăng. Bộ mặt đô thị ngày càng
hiện đại, không gian đô thị mở rộng.
Đơ thị hố cũng là một khái niệm rất phức tạp và có nhiều quan điểm, nhiều
cách tiếp cận về đơ thị hố.
Theo từ điển tiếng việt, “đơ thị hố là q trình tập trung dân cư ngày càng
đông vào các đô thị và làm nâng cao vai trị của đơ thị đối với sự phát triển của xã
hội” [Hoàng Phê, 2006:332]. Định nghĩa này nhấn mạnh đến q trình tập trung
dân cư vào các trung tâm đơ thị.
Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam đưa ra một định nghĩa phức tạp hơn
khi cho rằng:
Đơ thị hóa là quá trình biến đổi về phân bố các lực lượng sản xuất, bố trí
dân cư, những vùng khơng phải đô thị trở thành đô thị. Tiền đề cơ bản của đơ thị
hóa là sự phát triển cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ... thu hút nhiều nhân lực từ
nông thôn đến sinh sống và làm việc, làm cho tỉ trọng dân cư ở các đô thị tăng


18

nhanh. Đô thị xuất hiện làm tăng sự phát triển giao thông với các vùng nông nghiệp
xung quanh và các đơ thị khác; phát triển văn hố và sự phân công lao động theo

lãnh thổ, tăng cường thành phần công nhân, tiểu thủ cơng, trí thức, thương nhân, kĩ
thuật viên, v.v. [Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam].
Cùng với khái niệm văn hóa, các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều định nghĩa
khác nhau về đơ thị hóa tùy theo cách tiếp cận. Đơ thị hóa hiểu theo nghĩa rộng là
“sự thay đổi phương thức hay hình thức cư trú của nhân loại. Có nghĩa là khơng
chỉ thay đổi phương thức sản xuất, tiến hành các hoạt động kinh tế, mà còn là sự
thay đổi lớn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và cá nhân, trong đó các
quan hệ xã hội, các mơ hình hành vi và ứng xử tương ứng với điều kiện sống cơng
nghiệp hóa, đơ thị hóa và hiện đại hóa [Trịnh Duy Luân 2004:80]
Theo cách tiếp cận nhân khẩu học và địa lí kinh tế thì q trình đơ thị hóa là
“sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự tập trung ngày càng nhiều dân cư sống
trong những vùng lãnh thổ địa lí hạn chế được gọi là các đô thị”[Trịnh Duy Luân,
2004:69].
Từ cách tiếp cận kinh tế - xã hội, Trần Văn Bính coi đơ thị hố là “chuyển từ
nền kinh tế- xã hội này sang nền kinh tế-xã hội khác, là chuyển từ nông thôn sang
thành thị, chuyển từ nền văn minh nông nghiệp sang nền văn minh cơng nghiệp cao
hơn”[Trần Văn Bính, 1998:9].
Mạc Đường thì quan niệm đơ thị hóa khơng chỉ là “một q trình kinh tế-xã
hội để biến một vùng dân cư khơng có cuộc sống đơ thị thành một vùng dân cư
thuộc tính của xã hội đơ thị” mà là một q trình biến đổi văn hố và ứng xử. Văn
hố và ứng xử đô thị dần dần bao trùm lên và làm tan biến dần văn hoá và ứng xử
truyền thống nơng thơn [Mạc Đường, 2002:115]. Theo đó, đơ thị hố là một trong
những tác nhân làm biến đổi văn hoá.
Mặc dù đưa ra nhiều quan điểm từ nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu
hết các nhà nghiên cứu đã tương đối thống nhất với nhau rằng khi nói đến đơ thị
hố là nói đến sự chuyển đổi, sự rút ngắn khoảng cách từ khu vực nông thôn đến đô
thị và quá trình này đưa đến hàng loạt sự chuyển biến chuyển xét trên hầu hết các


19


phương diện của đời sống… Đơ thị hố khơng đơn thuần chỉ là quá trình chuyển
biến dân cư, thay đổi cơ cấu nghề nghiệp…mà là một quá trình phức tạp, kéo dài và
ảnh hưởng đến sự phát triển về kinh tế, văn hố của tồn xã hội.

1.2. Cần Thơ trong q trình đơ thị hố
1.2.1. Lịch sử tên gọi vùng đất Cần Thơ

Bản đồ hành chính Cần Thơ 2012
(Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Tp. Cần Thơ)
Vào thế kỉ XVIII, khi Mạc Cửu khai khẩn đất hoang đã lập nên đất Hà Tiên.
Đến năm 1739 con trai ông là Mạc Thiên Tích nối nghiệp cha, đẩy mạnh khai hoang
ra vùng sơng Hậu, hồn tất 4 vùng đất mới gồm Long Xuyên (Cà Mau), Kiên


20

Giang(Rạch Gía), Trấn Giang (Cần Thơ), Trấn Di (Bạc Liêu) và sáp nhập vào đất
Hà Tiên.
Trong thời kì đất nước bị chia cắt, Mạc Thiên Tích cùng đại thần Nguyễn Cư
Trinh đã đưa Trấn Giang phát triển thành một “thủ sở” ở miền Hậu Giang. Nơi đây
trở thành nơi mua bán sầm uất của miền Hậu Giang như sự miêu tả trong Gia Định
thành thơng chí :
“Bên bờ phía tây là thủ sở đạo Trấn Giang, ở đây chợ phố đông đúc, buôn
bán rất sầm uất”2.
Vào thời Gia Long, Trấn Giang thuộc địa giới trấn Vĩnh Thanh với việc mở
mang đường sá, xây cất chợ búa, phố phường, việc mua bán ngày càng phồn thịnh,
dân tứ xứ kéo đến định cư, lập nghiệp ngày càng đông đúc. Đến năm 1813 Gia
Long cắt Trấn Giang lập huyện Vĩnh Định, phủ Đình Viễn, Vĩnh Thanh.
Vào thời Minh Mạng, huyện Vĩnh Định được chuyển sang phủ Tân Thành,

tỉnh An Giang. Đến năm 1839 đổi tên thành huyện Phong Phú thuộc phủ Tịnh Biên,
tỉnh An Giang.
Thời Bắc thuộc, vào năm 1868 thống đốc Nam Kì Bonard sáp nhập huyện
Phong Phú với Bãi Sào (Sóc Trăng) thành 1 quận. Năm 1876 lấy huyện Phong Phú
và 1 phần huyện An Xuyên, Tân Thành lập nên “hạt” Cần Thơ. Vào năm 1889
“hạt” được đổi thành “tỉnh”, huyện thành quận. Tỉnh Cần Thơ lúc đó gồm thị xã
Cần thơ và các huyện Châu Thành, Phụng Hiệp, Ơ Mơn, Trà Ôn, Cầu Kè.
Đến thời chống Mĩ, Cần Thơ được đổi tên thành Phong Dinh.
Khi đất nước thống nhất, các tỉnh Cần Thơ, Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ
sáp nhập thành tình Hậu Giang năm 1976. Đến năm 1991, Quốc hội ra nghị quyết
tách Hậu Giang thành 2 tỉnh Cần Thơ và Sóc Trăng. Từ ngày 2/1/2004 tỉnh Cần
Thơ tiếp tục chia thành: Thành phố Cần thơ trực thuộc trung ương và tỉnh Hậu
Giang.
Hiện nay, thành phố Cần Thơ bao gồm 5 quận (Ninh Kiều, Cái Răng, Bình
Thủy, Ơ Môn, Thốt Nốt) và 4 huyện (Phong Điền, Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ, Thới Lai).
2

/>

21

1.2.2. Đặc điểm tự nhiên
Về vị trí địa lý, Thành phố Cần Thơ nằm trong vùng trung – hạ lưu và ở vị trí
trung tâm châu thổ đồng bằng sơng Cửu Long(ĐBSCL), trải dài trên 55km dọc bờ
Tây sông Hậu, tổng diện tích tự nhiên 1409,0 km2 , chiếm 3,4% diện tích tồn
vùng3.
Thành phố Cần Thơ có tọa độ địa lý 105013’38” - 105050’35” kinh độ
Đông và 9055’08” - 10019’38” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh An Giang; phía Đơng
giáp tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Vĩnh Long; phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang; phía Nam
giáp tỉnh Hậu Giang.

Về địa hình, tương đối bằng phẳng, phù hợp với sản xuất nơng, ngư nghiệp.
Ngồi các con sơng lớn như sơng Hậu, sơng Cần Thơ, Thành phố cịn có các cồn
và cù lao trên sông Hậu như Cồn Ấu, Cồn Khương, Cồn Sơn, Cù lao Tân Lập.
Về khí hậu, nằm trong vùng thuộc ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa.
Có hai mùa rõ rệt trong năm là mùa khô và mùa mưa.
Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau; gió mùa Đơng Bắc. Nhiệt độ
trung bình các tháng từ 26 đến 28 độ. Có số giờ nắng cao nhất trong năm vào các
tháng 1,2,3. Giờ nắng trung bình trong các tháng này từ 190 giờ đến 240 giờ. Thuận
lợi cho việc thu hoạch và bảo quản lúa.
Mùa mưa từ tháng 05 đến tháng 11; gió mùa Tây Nam. Nhiệt độ trung bình
các tháng mùa mưa từ 26 đến 27 độ. Mưa tập trung trong các tháng 9,10… Trung
bình lượng mưa phổ biến trong tháng từ 220 mm đến 420 mm. Các tháng cuối mùa
gây ngập úng trên diện rộng do lượng mưa lớn và lũ thượng nguồn đổ về.
Về tài ngun đất và khống sản, Cần Thơ có nguồn tài nguyên đất đai màu
mỡ, nhất là khu vực phù sa ngọt được bồi đắp thường xuyên, thích hợp cho canh tác
lúa, cây hoa màu, cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả đặc sản
nhiệt đới, tạo điều kiện thuận lợi để Cần Thơ phát triển nơng nghiệp theo hướng
tồn diện.

3

nguồn: Niên giám thống kê năm 2011


22

Là vùng đồng bằng trẻ, tài nguyên khoáng sản của Cần Thơ khơng nhiều,
chủ yếu là sét (gạch, ngói), sét dẻo, than bùn và cát sơng. Sét (gạch, ngói) có màu
xám, tuy khơng có mỏ lớn nhưng phổ biến ở tầng gần mặt đất, dày 1 - 2 m, phân bố
rộng khắp. Bên cạnh đó, sét dẻo nằm cách mặt đất 1 - 2 m, vỉa dày 5 - 6 m, chứa

nhiều khống vật và rất mịn, có thể dùng trong các ngành tiểu thủ cơng nghiệp.
Ngồi ra, Cần Thơ cịn có nhiều than bùn với nhiều mỏ nhỏ, vỉa dày trên 1m, rộng
15 - 30 m, kéo dài khoảng 30 km, trữ lượng 30 - 150 nghìn tấn 4.
Về tài nguyên sinh vật, thảm thực vật của Cần Thơ tập trung trên vùng đất
phù sa ngọt, gồm các loại cỏ, rong tảo, trâm bầu, cò ke, sung vả, dừa nước, rau má,
rau dền lửa, rau sam và các loại bèo, lục bình, rong đi chồn, bình bát,... Trên vùng
đất phèn chủ yếu có các lồi tràm, chà là nước, mây nước, bịng bong, bồn bồn, bình
bát, điên điển, lúa ma, sen, bơng súng,... Về động vật, trên cạn có các lồi như: gà
nước, le le, trích nước, giẻ giun, trăn, rắn, rùa,... Dưới nước có các loại cá như cá
lóc, cá rơ, cá sặc, rắn, cá trê, cá bống, cá linh, cá ba sa, cá chép, cá đuống, cá mè, cá
lăng, tôm càng xanh, tép bạc, tép cỏ, tép đất...
Tóm lại, với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông
Cửu Long cùng với sự thuận lợi về điều kiện tự nhiên như đất đai, tài nguyên…Cần
Thơ có điều kiện phát triển về kinh tế, trở thành một trong những vùng kinh tế trọng
điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Do vậy, ngày 19 tháng 4 năm 2009, Thủ
tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 492/QĐ-TTg thành lập Vùng kinh tế trọng
điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long5 gồm 4 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương là: thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang, tỉnh Kiên Giang và tỉnh Cà Mau.
1.2.3. Đặc điểm đơ thị hố ở Cần Thơ
1.2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng
Về giao thông, quốc lộ 1A đoạn chạy qua thành phố Cần Thơ dài 40 km là
tuyến giao thông huyết mạch nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh,
thành phố trong vùng và cả nước; quốc lộ 91 dài 30 km nối cảng Cần Thơ, sân bay
4
5

nguồn: www.cantho.gov.vn
nguồn: www.cantho.gov.vn



23

Trà Nóc, Khu cơng nghiệp Trà Nóc với quốc lộ 1A. Hơn nữa, với việc cầu Cần
Thơ (nối Cần Thơ với thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố thuộc vùng
đồng bằng sông Cửu Long) vừa được khánh thành vào năm 2010 đã rút ngắn
khoảng cách từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ xuống khoảng 30-60 phút và
“đã góp phần giải được bài tốn phức tạp về kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu
Long hàng chục năm qua”6.
Bên cạnh đó, TP. Cần Thơ cịn có ưu thế về giao thơng đường thủy do vị trí
nằm bên bờ sông Hậu, một bộ phận của sông Mê-kông chảy qua 6 quốc gia, đặc
biệt là phần trung và hạ lưu chảy qua Lào, Thái Lan và Campuchia. Các tàu có
trọng tải lớn (trên 1.000 tấn) có thể đi các nước và đến thành phố Cần Thơ dễ dàng.
Thành phố Cần Thơ có 3 bến cảng phục vụ cho việc xếp nhận hàng hóa dễ dàng:
Cảng Cần Thơ, hiện là cảng lớn nhất ĐBSCL; Cảng Cái Cui và cảng Trà Nóc.
Ngồi ra, Cần Thơ có sân bay Trà Nóc là sân bay lớn nhất khu vực đồng
bằng sông Cửu Long, đã chính thức đi vào hoạt động khai thác thương mại các
tuyến quốc nội từ ngày 03 tháng 01 năm 2009 và mở các tuyến bay quốc tế vào cuối
năm 2010. Trong tương lai, sân bay Trà Nóc sẽ mở rộng đường bay đến các nước
trong khu vực ASEAN.

6

Cầu Cần Thơ

Cảng hàng không Cần Thơ

(nguồn: kientruc.vn,2010)

(nguồn: cantho.gov.vn, 2010)


nguồn: />

24

Về thông tin liên lạc, Cần Thơ xây dựng được hệ thống thơng tin đại chúng,
bưu chính - viễn thơng hiện đại, tạo điều kiện tốt cho giao thương giữa thành phố
với các tỉnh, thành phố trong cả nước và các nước trên thế giới.
Hệ thống bưu điện, viễn thông của thành phố Cần Thơ hiện đại, có hệ thống
ổn định với 35 bưu cụ̣c, 48 điểm bưu điện văn hóa xã và 216 đại lý bưu điện, điểm
giao dịch chuyển phát đủ điều kiện cung cấp thông tin liên lạc giữa Cần Thơ với các
nước trên thế giới. Mạng lưới Internet qua đường truyền ADSL đã triển khai rộng
khắp các quận trong thành phố 7.
Về hệ thống điện, nước, hệ thống điện, nước của thành phố Cần Thơ có khả
năng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư với các Nhà máy nhiệt điện Trà Nóc, cơng
suất 200 MW; Nhà máy nhiệt điện Ơ Mơn đang được xây dựng với công suất 600
MW (giai đoạn 1), 720 MW (giai đoạn 2), 660 MW( giai đoạn 3), 720 mw (giai
đoạn 4). Trong đó, giai đoạn 1 đã hồn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2009.
Hiện nay đã có 100% xã, phường có điện lưới quốc gia.
Thành phố hiện có 11 nhà máy cung cấp nước sạch, cơng suất 109,500
m 3/ngày đêm. Hiện nay, thành phố Cần Thơ có kế hoạch xây dựng thêm các nhà
máy cung cấp nước sạch, cơng suất 200 nghìn m3/ngày đêm nhằm cung cấp nước
sạch cho các khu vực khác trên địa bàn.
Về hệ thống xử lý rác thải, Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là
ô nhiễm môi trường nước, thành phố đã tiến hành xây dựng các dự án xử lý nước
thải, như: Dự án thoát nước và xử lý nước thải TP Cần Thơ được triển khai từ năm
2003; dự án nhà máy xử lý nước thải tập trung khu cơng nghiệp Trà Nóc dự định
khởi cơng vào quý IV-2011 và dự án đầu tư hệ thống thốt nước thải khu cơng
nghiệp Thốt Nốt dự kiến khởi công trong quý III-2011...
Lãnh đạo thành phố cũng yêu cầu các ngành chức năng thường xuyên kiểm
tra, thanh tra việc chấp hành Luật Bảo vệ Môi trường tại các cơ sở kinh doanh, các

khu công nghiệp trên địa bàn thành phố; trồng và chăm sóc cây xanh; lãnh đạo các

7

nguồn: www.cantho.gov.vn


25

địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân dọn dẹp vệ sinh, khai thông
cống rãnh, kênh mương, thu gom rác thải tại khu dân cư và các chợ...
Do hệ thống thoát nước của thành phố hiện chỉ tập trung chủ yếu tại các
phường trung tâm của quận Ninh Kiều, vừa thoát nước mưa, vừa thoát nước thải
sinh hoạt nên nước thải sinh hoạt trong khu dân cư và nước thải do các cơ sở sản
xuất tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ khu dân cư chưa xử lý, được đưa thẳng ra
sông rạch, gây ô nhiễm môi trường nước, có nơi rất nghiêm trọng.
Về hệ thống chợ, siêu thị, trong những năm qua, Cần Thơ đã khai trương các
siêu thị Citimart, Co.opMart, Metro Cash & Carry và nhiều trung tâm thương mại
đã và đang được xây dựng. Những trung tâm thương mại, siêu thị có quy mơ và tầm
cỡ nhất đồng bằng sông Cửu Long hiện nay sẽ trở thành địa chỉ giao thương tin cậy
của các doanh nhân và doanh nghiệp trong và ngồi nước.
Cùng với đó, thành phố đã và đang quy hoạch lại mạng lưới thương mại và
các chợ trung tâm, xúc tiến xây dựng mơ hình chợ đầu mối nhằm tập trung năng lực
thu mua, hình thành các chợ thuỷ sản, nơng sản.
Về giáo dục - đào tạo, Cần Thơ được coi là trung tâm khoa học và giáo dục
của đồng bằng sông Cửu Long. Ngồi hệ thống giáo dục phổ thơng, thành phố Cần
Thơ có 24 trường đào tạo và trung tâm dạy nghề các loại. Trường Đại học Cần Thơ
(Khu II, đường 3/2, TP. Cần Thơ) và Viện nghiên cứu Lúa Đồng bằng Sơng Cửu
Long (nằm ở quận Ơ Mơn, TP. Cần Thơ) là hai trung tâm khoa học kỹ thuật và đào
tạo lớn của khu vực và cả nước. Hàng năm, đào tạo hàng chục ngàn kỹ sư, cán bộ

khoa học kỹ thuật, lao động có tay nghề. Trong những năm qua, Cần Thơ đã đào tạo
hơn 20 nghìn sinh viên và cán bộ có trình độ và năng lực. Thành phố Cần Thơ đang
kêu gọi đầu tư vào các dự án về điện tử, thông tin và các lĩnh vực công nghệ cao 8.

8

nguồn: www.cantho.gov.vn


×