Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Tư tưởng đạo đức nhân sinh của hải thượng lãn ông lê hữu trác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------

LÊ MAI HƯƠNG

TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC NHÂN SINH
CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG
LÊ HỮU TRÁC
Chuyên ngành : TRIẾT HỌC
Mã số : 60.22.80

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. TRỊNH DỖN CHÍNH

TP. HỒ CHÍ MINH - 2012


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình do tôi nghiên cứu. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Người cam đoan

LÊ MAI HƯƠNG


MỤC LỤC


PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................. 3
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn .................................................... 5
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .................. 6
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn .................................... 6
6. Kết cấu của luận văn ......................................................................... 7
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 : ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ƠNG LÊ HỮU TRÁC .......... 8

1.1 Điều kiện lịch sử xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII với sự hình
thành tư tưởng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ............ 8
1.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh
(Lê trung hưng) .............................................................................. 8
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh ...................................................................... 14
1.2 Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng Hải Thượng Lãn Ơng
Lê Hữu Trác ............................................................................... 24
1.2.1. Văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam với sự hình thành
tư tưởng Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác ............................... 24
1.2.2. Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống xã hội Việt Nam và sự
hình thành tư tưởng Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .............. 30


1.2.3. Học thuyết âm dương - ngũ hành với sự hình thành tư tưởng
của Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác ....................................... 44
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác ............................................................................................. 51
1.3.1. Cuộc đời của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .............. 52
1.3.2. Sự nghiệp của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ............. 61

Kết luận chương 1 ....................................................................... 65
Chương 2 : NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TRONG TƯ TƯỞNG ĐẠO
ĐỨC NHÂN SINH CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ÔNG LÊ HỮU TRÁC ............... 67

2.1 Thế giới quan và phương pháp luận triết học - cơ sở hình
thành những quan niệm về đạo đức nhân sinh trong tư tưởng của
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ............................................... 67
2.1.1. Vấn đề bản chất của thế giới trong tư tưởng của Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác ....................................................................... 68
2.1.2. Vấn đề phương pháp luận trong tư tưởng của Hải Thượng Lãn
Ông Lê Hữu Trác ............................................................................... 78
2.2. Quan điểm về đạo đức nhân sinh - vấn đề chủ đạo trong tư
tưởng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ........................... 87
2.2.1. Những vấn đề về nhân sinh quan trong tư tưởng của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác .......................................................... 88
2.2.2. Những quan điểm về đạo đức trong tư tưởng của Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác ........................................................................ 98
2.2.3. Quan điểm về chính trị, xã hội trong tư tưởng của Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác ...................................................................... 106


2.3. Giá trị và ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức nhân sinh
của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ...................................... 116
2.3.1. Giá trị tư tưởng đạo đức nhân sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác trong sự phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam .......... 117
2.3.2. Ý nghĩa lịch sử trong tư tưởng đạo đức nhân sinh của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác ....................................................... 123
Kết luận chương 2 .......................................................................... 127
KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................. 130
PHỤ LỤC ................................................................................................ 133

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................. 151


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong tiến trình đổi mới đất nước, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa “vì mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [14, tr.99] cùng với
các nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa, củng cố an ninh - quốc phòng, nâng cao chất lượng
giáo dục và đào tạo, đẩy mạnh quan hệ quốc tế, phát triển khoa học - công
nghệ… Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cịn có một nhiệm vụ khơng kém
phần quan trọng đó là giữ gìn, xây dựng và phát triển nền văn hóa truyền
thống của dân tộc - nền tảng tinh thần của xã hội. Bởi lẽ, một đất nước
muốn phát triển hài hịa và bền vững cần phải có sự phát triển một cách
đồng bộ cả về kinh tế, chính trị và văn hóa - xã hội. Trong Phương hướng,
nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 do Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X đã viết: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và con người
trong điều kiện đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh
tế quốc tế. Bảo đảm sự gắn kết giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung
tâm, xây dựng Đảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần
của xã hội” [13, tr.213]. Chính vì thế, việc tìm hiểu, nghiên cứu và phát huy
những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, từ đó vạch ra ý nghĩa lịch
sử to lớn của nó đối với cuộc sống hơm nay là một việc làm hết sức cần
thiết.
Theo xu thế phát triển tất yếu của nhân loại, đất nước ta cũng đang
trong tiến trình hội nhập, giao lưu và hợp tác quốc tế trên tất cả các lĩnh

vực. Người dân Việt Nam có cơ hội được giao lưu, tiếp thu những thành
tựu khoa học công nghệ tiên tiến cũng như với nhiều nền văn hóa khác


2

nhau trên thế giới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để một mặt vừa tiếp thu
những tinh hoa văn hóa của thời đại; mặt khác phải bảo tồn những giá trị
truyền thống của dân tộc. Đây thực sự là một thách thức to lớn với Đảng và
nhân dân ta. Nhận thức được tầm quan trọng về vai trò của sự phát triển
văn hóa đối với sự phát triển xã hội, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VIII đã khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa
là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Mọi hoạt
động văn hóa, văn nghệ phải nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam về tư tưởng,
đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây dựng mơi trường văn hóa lành
mạnh cho sự phát triển xã hội.” [12, tr.110], “Trong điều kiện kinh tế thị
trường và mở cửa giao lưu quốc tế phải đặc biệt giữ gìn và nâng cao bản
sắc văn hóa dân tộc, kế thừa và tiếp thu truyền thống đạo đức, tập quán tốt
đẹp và lòng tự hào dân tộc. Tiếp thu tinh hoa của các dân tộc trên thế giới,
làm giàu đẹp thêm nền văn hóa Việt Nam” [12, tr.111] . Vì vậy, việc kế
thừa, tiếp thu, chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại trên cơ sở bảo tồn và
phát huy những giá trị di sản văn hóa tinh thần của cha ông ta để lại là vấn
đề đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà khoa học.
Tư tưởng Việt Nam là một bộ phận của nền văn hóa truyền thống
dân tộc. Trong tiến trình hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng Việt
Nam, giai đoạn thế kỷ XVII - XVIII là một trong những giai đoạn đặc biệt,
bởi đó là thời kỳ khủng hoảng với cuộc chiến Nam - Bắc triều đến Trịnh Nguyễn phân tranh. Ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc
như: Hương Hải thiền sư, Chân Ngun thiền sư, Lê Q Đơn, Ngơ Thì
Nhậm… và một đại diện tiêu biểu nữa là Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu

Trác. Ông được biết đến không chỉ là một đại danh y với cơng trình y học
đồ sộ, mà ơng cịn là một nhà tư tưởng xuất sắc tiến bộ, thấm nhuần tinh
thần nhân đạo và tính chất nhân văn sâu sắc. Chính những thành tựu đó đã


3

khẳng định vị trí của ơng trong lịch sử y học cũng như trong lịch sử tư
tưởng dân tộc. Do đó việc nghiên cứu tư tưởng của ơng về mặt đạo đức,
nhân sinh để từ đó rút ra những bài học lịch sử, là vấn đề có ý nghĩa nhất
định với sự nghiệp giáo dục con người Việt Nam trong quá trình phát triển
và hội nhập quốc tế hiện nay.
Xuất phát từ những lý do như trên tôi chọn đề tài: “Tư tưởng đạo
đức nhân sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác” làm luận văn
Thạc sỹ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Là một đại danh y, một nhà tư tưởng lớn ở thế kỷ XVII - XVIII,
cuộc đời và tư tưởng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã thu hút sự
quan tâm, nghiên cứu của nhiều nhà khoa học với các cơng trình phong phú
khác nhau từ trước tới nay. Có thể khái qt các cơng trình đó theo các
hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất, đó là các cơng trình nghiên cứu về tư tưởng triết học
của Lê Hữu Trác trong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng Việt Nam
giai đoạn thế kỷ XVII-XVIII. Trong đó có các cơng trình tiêu biểu như:
Lịch sử tư tưởng Việt Nam của tác giả Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb.
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993; Lịch sử tư tưởng Việt Nam của Nguyễn
Đăng Thục, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1992, tập VI - VII; Đại cương lịch sử
tư tưởng triết học Việt Nam của Nguyễn Hùng Hậu (chủ biên) - Dỗn
Chính - Vũ Văn Gầu, Nxb. Đại học quốc gia, Hà Nội, 2002. …. Tác phẩm
Lịch sử tư tưởng Việt Nam do tác giả Nguyễn Tài Thư làm chủ biên đã

dành một chương với tiêu đề “ Lê Hữu Trác - Nhà tư tưởng lớn trưởng
thành từ nghiệp y” để trình bày, phân tích và đánh giá những quan điểm,
những tư tưởng của Lê Hữu Trác trong quá trình làm nghề y. Nguyễn Tài
Thư đã viết: “Lê Hữu Trác là một hiện tượng đặc biệt ở thế kỷ XVIII. Tự
mình đi con đường riêng. Tự mình ý thức được đầy đủ việc làm của mình.


4

Khơng sợ người khác, khơng sợ khó khăn vất vả, nói lên tiếng nói tự đáy
lịng. Chính vì vậy mà cả thế giới quan và nhân sinh quan đều đạt tới đỉnh
cao của tư tưởng, của tư duy và lối sống, có ảnh hưởng lớn đối với đương
thời và hậu thế.” [45, tr.459] Trong Lịch sử tư tưởng Việt Nam tập VI - VII,
Nguyễn Đăng Thục bàn về sự khủng hoảng của ý thức hệ phong kiến xã
hội Việt Nam trong giai đoạn này, đưa đến sự xuất hiện của một số các nhà
tư tưởng tiêu biểu như: Hương Hải thiền sư, Chân Nguyên thiền sư, Lê Quý
Đôn, Lê Hữu Trác…; tác giả Nguyễn Hùng Hậu trong tác phẩm Đại cương
lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam đã trình bày một cách khái quát tư
tưởng triết học của Lê Hữu Trác, và đưa ra nhận xét: “Nhìn chung, tư
tưởng của ơng có những yếu tố duy vật và biện chứng nhưng tương đối đơn
giản theo kiểu âm dương ngũ hành” [19, tr.203].
Thứ hai, ở lĩnh vực nghiên cứu về y học cũng có khá nhiều các
cơng trình viết về sự nghiệp y học của Lê Hữu Trác. Điển hình có các tác
phẩm: Thân thế và sự nghiệp y học của Hải Thượng Lãn Ông, tác giả Lê
Trần Đức, Nxb. Y học và Thể dục thể thao, Hà Nội, 1966; Hải Thượng Lãn
Ông và tác phẩm Lãn Ông tâm lĩnh của GS,BS Nguyễn Văn Thang, Nxb.
Y học, 1998; Sách thuốc Việt Nam do Nguyễn Văn Minh dịch, Nxb. Khai
Trí, 1971; Hải Thượng Lãn Ơng - Nữ cơng thắng lãm do Lê Trần Đức biên
dịch, Nxb. Phụ Nữ, 1971… Đây là những tác phẩm tập hợp, phiên dịch,
chú giải những bài thuốc, những phương pháp chữa bệnh của Lê Hữu Trác

để truyền tải đến người đọc. Bộ sách Hải Thượng Y tông tâm lĩnh gồm 4
tập, Nxb. Y học, Hà Nội, 2005. Bốn tập Y tơng tâm lĩnh khái qt tồn bộ
cơng trình nghiên cứu của Lê Hữu Trác về y học gồm 28 tập và 66 quyển;
đồng thời cũng chứa đựng triết lý âm - dương, những đạo lý của người thầy
thuốc.
Thứ ba, đó là các cơng trình nghiên cứu về Lê Hữu Trác trên lĩnh
vực văn hóa. Những nghiên cứu về ơng ở lĩnh văn hóa gồm có: Hải


5

Thượng Lãn Ông - Nhà y học lớn, nhà văn hóa lớn của GS, BS Nguyễn
Văn Thang, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1995; Danh nhân y học Việt
Nam của tác giả Lê Minh Quốc, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 2000; Nguyễn
Dữ - Lê Hữu Trác - Ngơ Gia Văn Phái - Phạm Thái - Lê Thánh Tông:
Tuyển chọn và trích dẫn những bài phê bình, bình luận văn học của các
nhà văn, nhà nghiên cứu của Việt Nam và thế giới do Vũ Tiến Quỳnh làm
chủ biên, Nxb. Văn nghệ, 1994; Mấy suy nghĩ về thơ văn Lê Hữu Trác, Tạp
chí Văn học tháng 9 năm 1964 của tác giả Nguyễn Huệ Chi; Một nhà danh
nho và danh y của nước ta ngày xưa, tác giả Nguyễn Trọng Thuật, Tạp chí
Nam Phong số 69-70 và 77-80 năm 1923-1924. Đây là các cơng trình
nghiên cứu về Lê Hữu Trác trong lĩnh vực văn hóa - văn học.
Các cơng trình nghiên cứu về Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác
tuy chỉ là bước đầu nhưng đây thực sự là tài liệu quý báu để tác giả kế thừa,
học tập. Lê Hữu Trác không chỉ là một danh y, một nhà tư tưởng mà ơng
cịn là một nhà thơ, một nhà văn lớn. Với trí tuệ và học thức uyên thâm của
mình, Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác để lại trong lòng người đọc sự
thán phục, lòng ngưỡng mộ về tài năng và y đức của ông. Trong luận văn
này người viết chỉ trình bày và phân tích những tư tưởng cơ bản trên cơ sở
kế thừa những thành tựu đi trước với mong muốn làm sáng tỏ hơn những

giá trị cao cả mà tư tưởng Lê Hữu Trác để lại.
3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn
Mục đích:
Đề tài được nghiên cứu với mục đích tìm hiểu những quan điểm
của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác về thế giới, nhân sinh, đạo đức,
chính trị, xã hội; từ đó rút ra những giá trị và ý nghĩa lịch sử tư tưởng của
ơng đối với sự hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt
Nam nói chung cũng như với thực tiễn y học nước ta nói riêng.
Nhiệm vụ:


6

Để đạt được mục đích mà đề tài đặt ra, người viết phải thực hiện
những nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, trình bày và phân tích bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam
ở thời kỳ thế kỷ XVII - XVIII, thời kỳ khủng hoảng trong lịch sử nước nhà,
thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, cơ sở xã hội hình thành tư tưởng của Lê
Hữu Trác.
Trình bày, phân tích đặc điểm đời sống văn hóa tinh thần xã hội
Việt Nam thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, tiền đề lý luận hình thành tư
tưởng của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Thứ hai, trình bày và phân tích tư tưởng cơ bản của Hải Thượng
Lãn Ông Lê Hữu Trác qua các vấn đề thế giới quan, nhân sinh quan, các
quan điểm về đạo đức, chính trị, xã hội…. Từ đó đánh giá và rút ra ý nghĩa
lịch sử của nó đối với sự hình thành tư tưởng triết học Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở thế giới quan và phương
pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Đồng thời luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ

thể như phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp lịch sử và lơ-gic,
đối chiếu so sánh… để nghiên cứu và trình bày luận văn.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học, qua việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng của Hải
Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác với những nội dung cơ bản về vấn đề nhân
sinh, đạo đức, chính trị, xã hội…giúp người đọc hiểu một cách hệ thống tư
tưởng của Hải Thượng Lãn Ông. Những giá trị nhân văn, tinh thần nhân
đạo trong những triết lý chữa bệnh của ông mà luận văn rút ra góp phần
làm sáng tỏ thêm vai trị của Hải Thượng Lãn Ơng Lê Hữu Trác trong quá
trình hình thành lịch sử tư tưởng Việt Nam; đặc biệt là trong giai đoạn thế
kỷ XVII-XVIII, giai đoạn khủng hoảng trong lịch sử Việt Nam.


7

Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học
viên chuyên ngành Triết học, Sử học, Văn hóa học và những ai quan tâm,
muốn tìm hiểu về lịch sử tư tưởng Việt Nam, đặc biệt về tư tưởng đạo đức
nhân sinh của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo; đề
tài được trình bày thành 2 chương và 6 tiết.


8

Chương 1
ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VÀ TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN HÌNH
THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ƠNG LÊ HỮU TRÁC
1.1 ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ XÃ HỘI VIỆT NAM THẾ KỶ XVII - XVIII VỚI

SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CỦA HẢI THƯỢNG LÃN ƠNG LÊ HỮU TRÁC

Q trình phát triển lịch sử tư tưởng của dân tộc Việt Nam luôn
gắn liền và chịu sự chi phối bởi tiến trình phát triển kinh tế, chính trị và
xã hội của đất nước. Đó chính là sự phản ánh tồn tại xã hội của ý thức xã
hội. Tồn tại xã hội nào thì ý thức xã hội ấy, tồn tại xã hội quyết định nội
dung, tính chất, đặc điểm, xu hướng phát triển của các hình thái ý thức
xã hội. Chính vì thế, từng giai đoạn phát triển của lịch sử kinh tế, chính
trị, xã hội Việt Nam cũng sẽ có hệ tư tưởng đặc trưng phản ánh nó. Đúng
như C. Mác và Ph. Ăngghen đã nói: “Chính con người khi phát triển sự
sản xuất vật chất và sự giao tiếp vật chất của mình, đã làm biến đổi cùng
với hiện thực đó của mình cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy của mình.
Khơng phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống quyết định ý
thức” [27, tr.38]. Trong các thời kỳ lịch sử Việt Nam, giai đoạn Trịnh Nguyễn phân tranh được đánh giá là thời kỳ sôi động nhất với nhiều diễn
biến phức tạp, nhiều mâu thuẫn chính trị đan xen, tất yếu dẫn đến sự ra
đời của nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau hay chính là các hình
thái ý thức xã hội. Trong bối cảnh rối ren đó, đã xuất hiện nhiều nhà tư
tưởng với những khuynh hướng khác nhau, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu
Trác là một trong số đó.
1.1.1. Bối cảnh lịch sử Việt Nam thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân
tranh (Lê trung hưng)
Sau khi vua Lê Hiến Tơng băng hà, chính quyền nhà Lê thực sự
suy kiệt. Năm 1522, Thái phó Nhân quốc công Mạc Đăng Dung tự quyền


9

phế vua Chiêu Tơng, lập Lê Xn (Cung Hồng) lên làm vua. Đến năm
1527, Mạc Đăng Dung bức vua Lê phải nhường ngơi, lập ra nhà Mạc.
Chính quyền nhà Mạc cố gắng củng cố, ổn định tình hình chính trị, giữ

vững an ninh trong nước; mong muốn nhanh chóng tạo ra một lớp người
có học thức mới trung thành với nhà nước mới bằng cách mở khoa thi
Hội để chiêu mộ nhân tài. Nhưng trước tình hình rối loạn trong nước,
thêm vào đó là sự phá hoại của phong kiến phương Bắc, Mạc Đăng Dung
tỏ ra lúng túng, sợ hãi khiến cho nhân dân và nhiều quan lại chán nản,
phẫn nộ. Nhà Mạc dần rơi vào thế cô lập; tệ nạn tham nhũng, hạch sách
nhân dân ngày càng lan rộng và gia tăng trong hàng ngũ quan lại.
Kể từ khi nhà Mạc lên nắm quyền, nhiều quan lại cũ trong triều
đình nhà Lê đã phản ứng kịch liệt, các phe phái phong kiến đối lập núp
dưới chiêu bài khôi phục nhà Lê nổi lên ở nhiều nơi. Năm 1532, An
Thành hầu Nguyễn Kim dựa vào sự giúp đỡ của vua Ai Lao, mộ quân
luyện tập và tôn một người con của vua Chiêu tông tên là Ninh lên làm
vua. Một triều đình mới của nhà Lê hình thành ở Thanh Hóa, sử gọi là
Nam Triều để phân biệt với Bắc Triều của nhà Mạc. Cuộc chiến tranh
giữa Nam Triều và Bắc Triều kéo dài hơn 60 năm gây ra biết bao cảnh
đau thương, tang tóc, mùa màng bị tàn phá, già trẻ bồng bế nhau chạy tan
tác, kêu khóc, chết đói đầy đường. Đỉnh điểm của cuộc chiến tranh Nam
- Bắc Triều là trận đánh xảy ra vào năm 1592, Trịnh Tùng đem quân tiến
ra Bắc khiến nhà Mạc thua to. Cuộc chiến kết thúc, nhà Mạc sụp đổ. Đất
Thăng Long rơi vào tay Nam Triều.
Tuy cuộc chiến của Nam - Bắc Triều kết thúc, nhưng lại châm ngòi
cho sự bùng nổ cuộc chiến tranh mới, đó là sự phân liệt Đàng Trong Đàng Ngoài. Năm 1545, sau khi Nguyễn Kim bị tướng nhà Mạc đầu độc
giết hại, Trịnh Kiểm được đưa lên thay thế, chỉ huy mọi việc. Người con
thứ của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng thấy Trịnh Kiểm có ý muốn đoạt


10

quyền họ Nguyễn, bèn theo sự gợi ý của trạng nguyên Nguyễn Bỉnh
Khiêm, nhờ chị mình là Ngọc Bảo (vợ của Trịnh Kiểm) xin cho vào trấn

đất Thuận Hóa và được vua chấp thuận. Năm 1558, Nguyễn Hoàng đặt
dinh cơ ở làng Ái Tử tỉnh Quảng Trị. Ông là người khơn ngoan lại có
tính nhân đức, thu nhận được nhiều hào kiệt, lòng người ai cũng mến.
Đến năm 1559, Nguyễn Hoàng được vua cho vào trấn cả đất Quảng Nam
mở rộng thêm địa giới cai quản của họ Nguyễn. Với vị trí trọng điểm
chiến lược, Thuận Quảng đã được nhà Nguyễn đầu tư khai phá, xây
dựng thành cơ sở cát cứ của mình. Thuận Quảng là vùng đất đã được sát
nhập vào lãnh thổ của Đại Việt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV. Trong thời Lê
sơ, Thuận Quảng là vùng đất xa xôi dùng làm nơi đày ải của những tù nhân
bị ghép và tội lưu viễn châu và lưu cận châu. Nhà Lê đã sử dụng những tội
nhân và những tù binh bắt được trong các cuộc chiến tranh với Trung Quốc
và Chiêm Thành để tiến hành chính sách khai khẩn đất đai lập đồn điền.
Trong số 43 đồn điền được thiết lập dưới thời Lê sơ đã có tới 4 sở thuộc về
vùng đất Thuận Quảng, đó là Triệu Phong, Tân Bình, Thăng Hoa và Tư
Nghĩa. Vào thời Minh thuộc, phủ Tân Bình mới có 37 xã, 2.132 hộ gia
đình, 4.738 nhân khẩu; phủ Thuận Hóa mới có 2 châu (Thuận châu và Hóa
châu) 11 huyện, 79 xã, 1.470 gia đình, 5.662 nhân khẩu, thì đến sau đời
Hồng Đức, riêng thừa tuyên Thuận Hóa đã có tới 2 phủ, 8 huyện, 4 châu,
90 tổng, 74 xã, 7 thôn, 26 trang. Riêng thừa tuyên Quảng Nam mới thành
lập từ năm 1471 cũng đã có tới 3 phủ, 9 huyện, 68 tổng, 485 xã. Miền đất
Thuận Quảng có lịch sử khai thác lâu đời nhưng cho đến thế kỷ XVI, vùng
đất này vẫn bị coi là vùng biên viễn xa xôi, xứ sở đày ải của những tội nhân
và những tù binh. Đặc biệt về trình độ kinh tế ở đây còn rất lạc hậu và thấp
kém. Cho đến thời Mạc, phú thuế đất Ơ Châu chỉ tồn là các loại lâm thổ
sản và các sản phẩm tự nhiên. Ngày vùng đất Quảng Nam mới sát nhập, tuy
đồng ruộng rộng lớn hơn, sản phẩm phong phú hơn, nhưng nói chung đời


11


sống kinh tế ở đây hãy còn thấp kém. Tuy tình hình kinh tế ở Thuận Quảng
cịn lạc hậu nhưng vùng đất này lại vẫn còn nhiều khả năng khai thác và
phát triển. Đó là điều kiện tốt cho họ Nguyễn xây dựng cơ sở cát cứ. Thời
gian đầu chính sách của họ Nguyễn, bên ngoài vẫn giữ đầy đủ quan hệ thần
thuộc với Nam triều, giúp họ Trịnh tiêu diệt kẻ thù chung là nhà Mạc.
Nhưng bên trong họ Nguyễn đã lo khai thác và xây dựng Thuận Quảng
thành một vùng kinh tế độc lập thực hiện ý đồ cát cứ lâu dài và củng cố địa
vị thống trị của dòng họ ngay trên mảnh đất mới khai phá. Khi vào trấn thủ
Thuận Hóa, Nguyễn Hồng đã đem theo những người đồng hương ở Tống
Sơn và những người nghĩa dũng ở Thanh Hóa cùng đi. Những người này,
vào buổi ban đầu đã đóng một vai trị quan trọng trong việc khai phá đất
đai, đồng thời họ cũng là chỗ dựa tinh cậy của Nguyễn Hồng. Sau khi ổn
định tình hình ở đây, Nguyễn Hồng đã đem qn ra Thăng Long giúp
vua Lê suốt 8 năm để dẹp tàn quân của nhà Mạc; đồng thời cũng trấn áp
các cuộc nổi dậy chống lại họ Trịnh ở Đại An. Năm 1600, Nguyễn
Hồng trở về Thuận Quảng và từ đó tách khỏi triều Lê - Trịnh. Để thoát
khỏi sự nghi ngờ của chúa Trịnh, Nguyễn Hoàng đã gả con gái Ngọc Tú
cho Trịnh Tráng (con của Trịnh Tùng); cho con trai là Nguyễn Phúc
Ngun vào trấn giữ Quảng Nam, cịn mình giữ đất Thuận Hóa. Bên
ngồi Trịnh - Nguyễn thì giả vờ hòa hiếu, nhưng bên trong đã ngấm
ngầm chuẩn bị cho cuộc chiến lâu dài và ác liệt gần 50 năm.
Nguyễn Phúc Nguyên lên nối nghiệp cha sau khi Nguyễn Hoàng
chết vào năm 1613. Ơng tổ chức lại chính quyền, chỉ nộp phú thuế theo
lệ, chuẩn bị đồn lũy kiên cố, lương thảo đầy đủ. Năm 1620, họ Trịnh
đem quân vào Thuận Hóa, Nguyễn Phúc Ngun khơng chịu nộp thuế
nữa, lấy cớ đó họ Trịnh lại đem quân vào đánh Thuận Hóa vào năm
1627, mở màn cho cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn. Như vậy, từ năm
1600, mâu thuẫn giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã phát



12

triển tới mức độ gay gắt. Thêm vào đó việc Nguyễn Phúc Ngun lên
thay Nguyễn Hồng càng đẩy nhanh cơng cuộc cát cứ và cắt đứt dần
quan hệ lệ thuộc vào họ Trịnh. Quan hệ giữa hai bên càng trở nên căng
thẳng. Hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã chia cắt đất nước và
xô đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh “huynh đệ tương tàn”. Sự tranh
chấp quyền lực giữa hai họ Trịnh - Nguyễn bắt nguồn từ khi Trịnh Kiểm
nắm toàn bộ binh quyền, ám hại Nguyễn Uông. Cả hai phe đều mượn
danh vua Lê để lấn át tiêu diệt lẫn nhau, chính sự tranh giành quyền lực
như thế đã làm cho mâu thuẫn giữa hai dòng họ càng trở nên sâu sắc.
Mâu thuẫn đó chính là nguyên nhân cốt lõi cho việc bùng nổ chiến sự.
Đỉnh điểm cuộc chiến giữa hai tập đoàn phong kiến là 7 trận đánh trong
gần nửa thế kỷ (từ năm 1627 đến 1672). Trận thứ nhất diễn ra vào năm
1627, Trịnh Tráng thay mặt vua Lê triệu hồi Nguyễn Phúc Nguyên về
giải trình tại sao khơng nộp thuế 3 năm. Sau khi triệu tập hai lần Nguyễn
Phúc Nguyên vẫn không về; Trịnh Tráng lấy cớ đó đem 5000 quân đi hỏi
tội. Quân Nguyễn do Nguyễn Phúc (cháu Nguyễn Phúc Nguyên) thống
lĩnh quân đội, chỉ huy kháng cự. Trận thứ hai năm 1633, một trong
những người con của Nguyễn Phúc Nguyên tên là Anh, trấn thủ đất
Quảng Nam có ý tranh quyền đã liên kết với họ Trịnh, đề nghị quân
Trịnh tấn công vào cửa sông Nhật Lệ, Anh sẽ làm nội ứng khi có pháo
lệnh. Quân Trịnh đem quân vào đợi 10 ngày khơng thấy tín hiệu, qn sĩ
mệt mỏi, bị qn Nguyễn đánh bại. Cịn Anh khơng được cử đi đánh vì
chúa Nguyễn đã nghi ngờ. Trận thứ ba năm 1643, nhân cơ hội anh em
họ Nguyễn đánh nhau, chúa Trịnh cho quân vào đánh chiếm được cửa
Nhật Lệ, nhưng vì thời tiết khắc nghiệt, quân sĩ bệnh nhiều nên Trịnh
Tráng phải lui binh. Năm 1644, quân Trịnh nhờ sự trợ giúp của người Hà
Lan đem quân đánh chúa Nguyễn bằng đường thủy, nhưng bị quân
Nguyễn đánh bại. Trận thứ tư năm 1648, cuộc tấn công lần này của chúa



13

Trịnh đã gây nên nhiều thảm họa vì hai bên đều sử dụng kĩ thuật cao.
Trịnh Tráng tiến hành đánh vùng nam Bố Chính, cho qn thủy đánh cửa
sơng Nhật Lệ. Phía nhà Nguyễn do Nguyễn Phúc Tần chỉ huy, cho một
cánh quân phục kích ở Cẩm La để chặn đường rút; Nguyễn Hữu Tiến chỉ
huy đại binh cùng 100 con voi tấn công vào trại quân Trịnh. Quân Trịnh
thua đau, mất nhiều tướng lĩnh, chết 25.000 quân và bị bắt sống 3.000
quân. Như vậy, chúa Trịnh đã 4 lần đem quân tấn công chúa Nguyễn
nhưng đều thất bại. Trận thứ năm, năm 1655, Nguyễn Phúc Tần đem
quân ra tấn cơng bắc Bố Chính và Nghệ An. Một loạt trận đánh kéo dài
ác liệt, gây tổn thất nặng nề cho hai đàng. Hai tập đoàn phong kiến Trịnh
- Nguyễn đánh nhau nhùng nhằng, không phân được thắng bại từ năm
1658 đến năm 1660. Trận thứ sáu năm 1661, Trịnh Tạc lại cử đại binh
đưa vua Lê Thần Tông vào đánh chúa Nguyễn; Nguyễn Phúc Tầm sai
Nguyễn Hữu Dật chia quân ra chống giữ. Quân Trịnh đánh mấy tháng
liền không được, quân mệt mỏi, lương thực hết, Trịnh Tạc đành phải thu
quân về. Trận thứ bảy năm 1672, quân Trịnh tràn vào tấn công lũy Trần
Ninh rất hăng, tưởng mấy lần đã phá được, nhưng với sự chống trả quyết
liệt của quân Nguyễn, quân Trịnh đành phải rút quân về. Bảy cuộc giao
tranh giữa chúa Trịnh và chúa Nguyễn, hai bên đều bất phân thắng bại,
quân sĩ hao tổn, nhân dân khổ cực; hai họ Trịnh - Nguyễn đành phải
ngưng chiến, lấy sơng Gianh thuộc Châu Bố Chính (nay là Quảng Bình)
làm ranh giới chia cắt Đàng Trong, Đàng Ngồi. Đến năm 1771, một
cuộc khởi nghĩa đã bùng nổ ở đất Tây Sơn do ba anh em Nguyễn Nhạc,
Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo. Sau 15 năm khởi nghĩa, đánh nam,
dẹp bắc, quân Tây Sơn đã đánh đổ ba tập đoàn phong kiến thống trị
Nguyễn, Trịnh, Lê làm chủ cả đất nước. Nguyễn Huệ bước lên ngôi vua

lấy hiệu là Quang Trung.


14

Chiến tranh giữa hai họ Trịnh - Nguyễn là một cuộc nội chiến
kéo dài suốt hàng chục năm trời, đưa cả nước vào vịng binh đao, khói
lửa. Cuộc chiến dường như bất phân thắng bại vì cuối cùng hai bên lấy
sông Gianh làm giới tuyến phân chia hai miền Nam - Bắc làm Đàng
Trong - Đàng Ngoài. Nhưng dù hai bên có thắng hay khơng thắng thì
hậu quả của cuộc tranh chấp này gây ra rất nhiều đau thương tổn thất cho
nhân dân trong cả nước. Nó đã thu kiệt sức của nhân dân, tàn phá nhiều
ruộng đồng của xóm làng, giết hại đồng bào vô tội. Kéo cả nước vào
cuộc chiến tranh đẫm máu tương tàn, chia cắt hai miền đất nước. Xét về
binh lực tuy họ Trịnh có hơn họ Nguyễn, nhưng cuộc nội chiến đã kết
thúc với sự tấn công thất bại của quân Trịnh và sự chống trả thắng lợi
của quân Nguyễn. Quân Trịnh thất bại trước hết là do phải chiến đấu xa
căn cứ, đường sá chuyển lương và hành quân hết sức khó khăn. Nguyên
nhân sâu xa hơn là tình hình nhà Trịnh nội bộ thường lục đục, con cái
thường hay tranh giành quyền lực, đánh giết lẫn nhau. Họ Trịnh lại còn
bận đối phó với những lực lượng thù định của họ Mạc vẫn thường xuyên
nổi lên. Họ Nguyễn mặc dù binh lực yếu hơn nhưng họ đã xây dựng
được một hậu phương vững mạnh, tương đối ổn định, dễ dàng huy động
sức người, sức của cho cuộc chiến lâu dài với họ Trịnh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ
Trịnh - Nguyễn phân tranh
Có thể nói, chưa bao giờ xã hội Việt Nam lại rơi vào khủng
hoảng trầm trọng như thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh. Nền cai trị của
họ Trịnh ở miền Bắc và họ Nguyễn ở miền Nam, cũng như những cuộc
nội chiến liên miên đã làm cho đời sống của nhân dân ngày càng trở nên

cùng quẫn. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nông dân đã nổ ra nhưng đều bị
dập tắt. Thêm vào đó là sự phát triển của chế độ tư hữu lớn về ruộng đất
ở đầu thế kỷ XVI đã dẫn đến sự phá sản của chính sách quân điền, sự thu


15

hẹp ruộng đất công làng xã và sự suy sụp của nơng nghiệp. Chính quyền
nhà Lê ngày càng tỏ ra bất lực trong việc cai trị đất nước, vì thế nền kinh
tế trở nên sa sút trầm trọng là một điều tất yếu. Xem xét theo quan điểm
của triết học Mác-Lênin, đời sống kinh tế - chính trị xã hội ln có mối
quan hệ biện chứng với đời sống văn hóa tinh thần; vì thế một khi nền
kinh tế đã trở nên sa sút, chính trị khủng hoảng, xã hội loạn lạc sẽ ảnh
hưởng mạnh mẽ và tác động tiêu cực đến đời sống tư tưởng của nhân
dân Việt Nam
Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Đàng Ngoài:
Sau khi dẹp xong các dư đảng của nhà Mạc, với mưu đồ muốn
nắm toàn bộ quyền hành, họ Trịnh tước hết thực quyền của vua Lê, quy
định chặt chẽ các chế độ bổng lộc của nhà vua; đồng thời thành lập một
số cơ quan giúp việc cho mình. Hình thành chế độ gọi là “Vua Lê - Chúa
Trịnh” mà thực quyền nằm trong tay phủ chúa. Bộ máy nhà nước thời Lê
- Trịnh ở Đàng Ngoài chứa đựng nhiều mâu thuẫn nội bộ giữa hai dòng
họ cũng như giữa quan lại và nhân dân. Chúa Trịnh giữ nguyên bộ luật
Hồng Đức, bổ sung thêm một số điều về kiện tụng, xét xử; mặt khác ban
hành nhiều chiếu lệnh nhằm giải quyết nhiều vấn đề mới do thực tế Đàng
Ngoài đặt ra. Những cuộc chiến tranh phong kiến đương thời đã làm mất
tác dụng của chính sách “ngụ binh ư nông”. Nhà Lê - Trịnh cần một lực
lượng quân sự thường trực trung thành với chính quyền của mình. Qn
đội được chia thành hai bộ phận chính: quân Túc vệ bao gồm những binh
sĩ đã theo họ Trịnh chống nhà Mạc từ trước và những người mới được

chiêu mộ, chủ yếu từ ba phủ Thanh Hóa và mười hai huyện ở Nghệ An.
Đây là lực lượng chủ yếu chuyên bảo vệ trung thành phủ Chúa cũng là
lực lượng quân sự chính trong các cuộc chiến tranh của Chúa Nguyễn.
Ngoại binh hay nhất binh tuyển từ đinh tráng của hai phủ Ninh Bình và
bốn trấn quanh kinh thành theo chế độ tình nguyện. Chính quyền Lê -


16

Trịnh duy trì chính sách hịa hợp với các dân tộc ít người. Tiếp tục thuần
phục và giữ quan hệ hịa hiếu với nhà Thanh. Đầu thế kỷ XVIII tình hình
đất nước ổn định, chúa Trịnh tỏ ra tự chủ hơn trong quan hệ với nhà
Thanh, khéo léo dành lại chủ quyền ở một số vùng bị nhà Thanh chiếm
giữ trước đó như Vị Xuyên ở Tuyên Quang, Thủy Vĩ ở Hưng Hóa. Ngồi
ra nhà Lê - Trịnh cịn đặt lại quan hệ với Ai Lao ở Tây Nam.
Các xứ Đàng Ngoài, đặc biệt là vùng đồng bằng là nơi chịu nhiều
nhất những tai họa do chiến tranh phong kiến đưa lại. Ruộng công làng
xã dần dần bị bọn cường hào địa phương lũng đoạn, các phe phái tranh
nhau chiếm đoạt ruộng đất làm của riêng dưới nhiều hình thức khác
nhau. Sự thu hẹp của ruộng đất công chứng tỏ rằng ruộng đất tư hữu đã
phát triển cao độ. Việc mua bán ruộng đất, kiện tụng về ruộng đất luôn
luôn là chuyện rắc rối ở làng xã. Không những phải hứng chịu những tai
họa do chiến tranh gây ra, nhân dân ta thời đó cịn phải hứng chịu hậu
quả từ thiên tai, lụt lội, hạn hán thường xuyên đe dọa. Từ năm 1580 đến
1640 đã xảy ra 14 lần thiên tai trong đó có 6 nạn đói lớn, 6 lần lụt lội. Từ
năm 1680 đến 1740 lại càng khó khăn hơn khi liên tiếp xảy ra 24 lần
thiên tai, 14 nạn đói lớn, 7 lần thủy tai. Để duy trì và bảo vệ cuộc sống
của mình, nhân dân đã phải ra sức lao động sáng tạo, khẩn hoang đất đai.
Một nét đặc sắc trong tình hình ruộng đất ở Đàng Ngoài đương
thời là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất làng xã. Cuộc sống bấp

bênh trong thời điểm loạn lạc, chiến tranh, thiên tai thường xuyên đe dọa
đã tạo điều kiện cho sự phát triển của tục cúng ruộng cho chùa hay cho
làng. Hầu như làng xã nào cũng có ít nhiều ruộng “hậu thần”, “hậu Phật”
này. Sự phát triển của chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất đã dẫn đến sự
thay đổi chế độ thuế. Năm 1716, nhà nước Lê - Trịnh bắt đầu quy định
chia đều thuế khóa và phú dịch cho cả đinh và điền cùng chịu. Năm
1719, chúa Trịnh Cương đã khẳng định: “ Nay ruộng trong nước không


17

kể ruộng công hay tư, đều thi hành việc khám xét đo đạc, rồi liệu lượng
bổ ngạch thuế, để cho giàu nghèo giúp đỡ lẫn nhau, nặng nhẹ gánh vác
đều nhau, định làm phép thường mãi mãi.” [30, tr.409] Theo lệ thuế mới,
tất cả các loại ruộng đất tư, ruộng làng xã đều phải chịu thuế. Dĩ nhiên
các quan lại, theo phẩm hàm được miễn một diện tích nhất định.
Tóm lại mà xét, thì những cơng việc của họ Trịnh sửa đổi ở miền
Bắc cũng nhiều, và có thể chia ra làm ba thời kỳ:
Thời kỳ thứ nhất vào khoảng Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng và Trịnh
Tráng. Lúc bấy giờ còn phải đánh họ Mạc ở phía bắc, rồi lại chống với
họ Nguyễn ở phía Nam, cho nên trong thời kỳ ấy chỉ có việc chiến tranh
ở ngồi mà thơi, cịn những công việc trong nước không sửa sang được
mấy.
Thời kỳ thứ hai là vào khoảng Trịnh Tạc, Trịnh Căn và Trịnh
Cương. Lúc bấy giờ việc chiến tranh đã yên, trong nước bình trị, cho nên
trong thời kỳ ấy các chúa mới sửa sang và chỉnh đốn lại những phép tắc,
luật lệ, việc thuế khóa, sự học hành, thi cử…
Thời kỳ thứ ba là vào khoảng Trịnh Giang, Trịnh Doanh và Trịnh
Sâm. Vì Trịnh Giang thất chính cho nên trong thời kỳ này có lắm giặc
giã, quan qn phải đánh đơng dẹp bắc trong ba bốn năm trời, thành ra

không làm được việc gì ích lợi, đến nỗi dân nghèo, nước yếu, chính trị
điêu tàn, bởi vậy cho nên chẳng bao lâu mà nhà Trịnh đổ, nhà Lê cũng
mất.
Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội ở Đàng Trong:
Với ý đồ tách Đàng Trong ra khỏi sự thống trị của vua Lê - chúa
Trịnh, Nguyễn Hoàng và những người nối nghiệp nhà Nguyễn một mặt
cũng cố việc phòng thủ đất Thuận Quảng, chống lại những cuộc tấn công
của quân Trịnh, mặt khác tìm cách mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.
Cho đến giữa thế kỷ XVIII, họ Nguyễn đã làm chủ một vùng đất rộng


18

lớn từ phía nam dải Hồnh Sơn cho đến mũi Cà Mau. Hình thành mười
hai đơn vị hành chính gọi là dinh. Mỗi dinh quản hạt một phủ, dưới phủ
có huyện, tổng, xã. Thủ phủ ban đầu đóng ở xã Ái Tử thuộc Cựu Dinh,
năm 1570 dời vào xã Trà Bát (Triệu Phong, Quảng Trị). Năm 1626 dời
vào xã Phước Yên sau đó dời sang Kim Long đều thuộc tỉnh Thừa Thiên,
cuối cùng vào khoảng năm 1687 dời vào Phú Xuân, Huế. Thời Nguyễn
Phúc Khoát, Phú Xuân được gọi là đô thành. Quân đội của chúa Nguyễn
gồm ba loại: quân túc vệ hay thân quân, quân chính quy ở các dinh và
thổ binh hay tạm binh. Các loại quân đều chia thành cơ, đội, thuyền. Tất
cả dân đinh từ 18 đến 50 tuổi đều phải ghi tên vào sổ đinh và trình lên để
phủ, huyện xét duyệt lấy lính.
Đàng Trong là vùng đất mới khai phá nên việc quản lý của nhà
nước cịn lỏng lẻo, người dân có điều kiện phát huy hết sức lao động,
nâng cao năng suất. Không như đất đai ở các xứ Đàng Ngoài, đất đai ở
Đàng Trong rất màu mỡ và trù phú. Tuy tệ chiếm công tư vi ở Đàng
Trong ngày càng phát triển, người nghèo khơng có đất để canh tác;
nhưng sản xuất nông nghiệp (chẳng hạn như ở Thuận Quảng) rất phát

triển, người dân luôn được những vụ mùa bội thu không chỉ là thóc, gạo
mà các sản vật hoa màu, cây ăn trái cũng có quanh năm. Trong những
thế kỷ đầu, do thuế khóa nhẹ, đời sống người dân khá cao. Đến năm
1669, chúa Nguyễn tiến hành đo đạc lại ruộng đất, chính thức ban hành
phép thu thuế. Bên cạnh đó, nghĩa vụ binh dịch cũng rất nặng nề; người
dân bị bắt làm phu canh gác, quét dọn cho các quan. Một đặc điểm ở
Đàng Trong là các quan chức địa phương hàng năm phải nộp cho chúa
nhiều loại tiền: lĩnh bằng, nhận ấn, lễ mừng sinh nhật, giỗ tết…. Vì thế,
quan lại phải thu tiền của dân. Tuy nhiên, do những điều kiện đặc biệt
của Đàng Trong, nhân dân nghèo đói đi lưu vong có thể tìm đến các
vùng đất hoang, khai khẩn, lập nghiệp và sống cuộc đời ít nhiều tự do,


19

dù cho không phải lúc nào cũng nhiều tốt đẹp. Mâu thuẫn xã hội tạm thời
được giải quyết, đó là lí do làm cho cuộc khủng hoảng xã hội ở Đàng
Trong đến muộn hơn so với Đàng Ngồi.
Những cơng việc mà họ Nguyễn làm ở phía Nam quan trọng cho
nước Nam ta hơn cả, là việc mở mang bờ cõi khiến cho đất đai phát triển
trù phú, dân số tăng lên, đất đai bị bỏ hoang được những người nghèo
khai phá.
Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt, cuộc hỗn chiến giữa hai thế
lực phong kiến Trịnh - Nguyễn kéo dài gần 50 năm, kinh tế công thương
nghiệp ở thế kỷ XVII - XVIII vẫn có những bước phát triển. Tình hình
quốc tế và khu vực cũng có những tác động mạnh mẽ đến kinh tế hàng
hóa ở thời điểm này. Việc buôn bán cùng những tham vọng mở rộng thị
trường ở vùng Phương Đông của các quốc gia châu Âu đã gây nên nhiều
biến động ở khu vực. Các thương thuyền phương Tây và của các nước
Trung Quốc, Nhật Bản… qua lại thường xun tạo nên khơng khí nhộn

nhịp tại các bến cảng, thúc đẩy sự tăng trưởng của các ngành sản xuất
hàng hóa trong nước, mở ra cơ hội cho sự phồn vinh của các đô thị ở
thời điểm này.
Khi cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn diễn ra ác liệt chính là lúc
ngoại thương rất phát triển. Trong gần nửa thế kỷ kéo dài cuộc chiến
tranh phi nghĩa, họ Trịnh và họ Nguyễn đều ra sức tìm kiếm sức chi viện
qn sự bên ngồi. Các loại vũ khí như súng, đạn dược, thuốc nổ hay các
nguyên liệu như diêm tiêu, chì, kẽm… là những mặt hàng chính quyền
đặt mua của các công ty. Các lái buôn phương Tây đến Việt Nam trong
thời điểm này không nhằm buôn bán vũ khí nhưng để việc bn bán
thuận lợi, họ phải mang đến loại hàng chiến lược này và sau đó còn
nhúng sâu vào hoạt động vũ trang hòng chiếm độc quyền trên thị trường.
Khi chiến tranh kết thúc, chính quyền phong kiến ở cả Đàng Trong và


20

Đàng Ngồi đều kém mặn mà với các cơng ty tư bản. Về khách quan, tại
các nước phương Tây, sang thế kỷ XVII, tình hình chính trị khơng ổn
định. Các cuộc chiến tranh giành giật thuộc địa giữa Hà Lan và Tây Ban
Nha, giữa Anh và Pháp; các cuộc cách mạng tư sản ở mỗi nước cũng gây
nên những biến động lớn về chính trị làm cho tình hình bn bán của
công ty tư bản bị ảnh hưởng. Trong lúc mệt mỏi vì những khó khăn
trong kinh doanh, lúc này ngay sát nước ta, thị trường Trung Quốc lại hé
mở ở Quảng Đông. Đây là thị trường khổng lồ hứa hẹn nhiều tiềm năng
mà lái buôn phương Tây vẫn luôn nhằm tới. Tất cả những yếu tố khách
quan và chủ quan tác động trong một thời điểm đã khiến các công ty tư
bản lần lượt chuyển hướng rồi bỏ thị trường Đàng Trong và Đàng Ngoài.
Nền ngoại thương nhất thời hưng khởi đã suy tàn vào cuối thế kỷ XVIII.
Hoạt động thủ công nghiệp khá nhộn nhịp ở cả Đàng Trong và

Đàng Ngoài. Ở Đàng Ngoài, chúa Trịnh lập nhiều xưởng lớn chuyên đúc
súng, đóng thuyền các loại, làm đồ trang sức, mũ áo, giày dép cho vua
chúa, quan lại. Ban đầu, các lò đúc tiền được đặt ở hai phường Nhật
Chiêu và Cầu Giền thuộc kinh thành; về sau chúa phải cho các xứ lập
xưởng đúc tiền riêng, thậm chí cho phép người Hoa mở xưởng đúc tiền.
Ở Đàng Trong, chúa Nguyễn cũng lập nhiều xưởng đóng thuyền
ở khắp nơi, đặt Nhà đồ chuyên chế tạo vũ khí, làm đồ trang sức, đồ gỗ
phục vụ chúa, đặt ti Nội pháo tượng lấy dân hai xã Phan Xá và Hoàng
Giang lành nghề đúc súng vào làm (vừa đúc đại bác vừa đúc súng tay). Ở
thế kỷ XVII, một người Bồ Đào Nha là Giaođa Crudo bị đắm thuyền, dạt
vào bờ được dân Việt cứu sống, đã giúp chúa Nguyễn đúc súng lớn theo
kiểu phương Tây đương thời.
Các xưởng thủ công nhà nước đã làm được nhiều sản phẩm có
chất lượng cao, nhiều loại vũ khí, thuyền lớn nhưng sử dụng chế độ công


×