Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường đại học lâm nghiệp trong bối cảnh tự chủ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP
----------

NGUYỄN VĂN HOÀNG

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP TRONG BỐI
CẢNH TỰ CHỦ

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
MÃ SỐ: 8310110

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT

Hà Nội, 2020


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa
từng dùng để bảo vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều
được chỉ rõ nguồn gốc.


Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả Luận văn

Nguyễn Văn Hoàng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt
nghiệp, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo,
sự giúp đỡ, động viên của bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và
biết ơn sâu sắc tới TS. BÙI THỊ MINH NGUYỆT – Người đã tận tình hướng
dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q
trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các phòng ban
chức năng, quý thầy cô trong Khoa Kinh tế Quản trị kinh doanh, trường Đại
học Lâm Nghiệp đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề
tài và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng
nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên,
khuyến khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Nguyễn Văn Hoàng


iii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. v
DANH MỤC CÁC BẢNG…………………………………………………..vi
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ……………………………………….viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI
HỌC .................................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong cơ sở
giáo dục đại học ............................................................................................ 5
1.1.1. Giảng viên ....................................................................................... 5
1.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ........................................ 8
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên ......................... 11
1.1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong khối các
trường đại học, cao đẳng ........................................................................ 16
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên trong khối các trường đại học, cao đẳng ....................... 26
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong cơ sở
giáo dục đại học, cao đẳng. .......................................................................... 32
1.2.1. Kinh nghiệm trên thế giới ............................................................. 32
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Trường Đại học Lâm nghiệp ..... 40
Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 41



iv

2.1. Đặc điểm cơ bản của Trường Đại học Lâm nghiệp .............................. 41
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................... 41
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trường ................................................ 43
2.1.3. Các ngành đào tạo của Trường .................................................... 45
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của Trường .......................................................... 46
2.1.5. Cơ sở vật chất và đội ngũ của Nhà trường ................................... 48
2.1.6. Đánh giá chung ............................................................................. 49
2.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 51
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ........................................................ 51
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu, thông tin ............................................. 52
2.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu ................................................. 53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................ 55
3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Lâm nghiệp..55
3.1.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lâm nghiệp 55
3.1.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học Lâm
nghiệp ...................................................................................................... 56
3.2. Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ gảng viên của Trường ĐHLN
tại cơ sở chính. ............................................................................................. 72
3.2.1. Cơng tác tuyển dụng đội ngũ giảng viên ...................................... 72
3.2.2. Công tác đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên ...................... 74
3.2.3. Công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên ................................. 76
3.2.4. Công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên .............. 79
3.2.5. Công tác thanh tra, giám sát đội ngũ giảng viên ……………….……..85

3.3. Đánh giá chung hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên …..87
3.3.1. Thành tựu ………………………………………………………………87
3.3.2. Tồn tại, hạn chế ……………………………………………………….89
3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên …………91



v

3.5. Đề xuất giải pháp mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên ở Trường Đại học Lâm nghiệp cơ sở chính ………………………………….92
3.5.1. Định hướng chung …………………………………………………...92
3.5.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ở Trường Đại học
Lâm nghiệp cơ sở chính …………………………………………………………..93

KẾT LUẬN………………………………………………………………..105
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 108


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà xuất bản

Chữ viết tắt
BGDĐT
NXB

Nghiên cứu khoa học

NCKH

Đội ngũ giáo viên


ĐNGV

Giáo viên

GV

Bộ Nội vụ

BNV

Bảo hiểm xã hội

BHXH

Phát triển nơng thơn

PTNT

Cơ sở vật chất

CSVC

Chương trình đào tạo

CTĐT

Đại học Lâm nghiệp

ĐHLN


Ban Giám hiệu

BGH

Học sinh sinh viên

HSSV

Nhân viên văn phòng

NVVP

Trung học phổ thông

THPT

Dịch vụ tư vấn

DVTV


vi

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Số phịng học, diện tích xây dựng phục vụ giảng day. ................... 49
Bảng 2.2. Đối tượng và số phiếu điều tra......................................................... 52
Bảng 3.1. Số lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Cơ sở chính .................... 55
Bảng 3.2. Kết quả khám sức khỏe định kỳ của giảng viên ............................. 56

Bảng 3.3. Đánh giá về sự quan tâm của Nhà trường đến công tác nâng cao thể
lực .................................................................................................................... 57
Bảng 3.4. Trình độ chun mơn của giảng viên ............................................. 59
Bảng 3.5: Kết quả khảo sát sinh viên về năng lực giảng dạy của giảng viên . 60
Bảng 3.6. Số lượng đề tài NCKH các cấp....................................................... 61
Bảng 3.7. Tổng hợp số lượng bài báo/kỷ yếu hội nghị, hội thỏa - cán bộ, giảng
viên tham gia viết báo quốc tế từ năm 2017 - 2019 ........................................ 63
Bảng 3.8. Tổng hợp số lượng bài báo/kỷ yếu hội thảo, hội nghị - cán bộ, giảng
viên tham gia viết bài trong nước từ năm 2017 - 2019 ................................... 64
Bảng 3.9. Thống kê trình độ lý luận chính trị của giảng viên ........................ 66
Bảng 3.10. Trình độ ngoại ngữ, tin học của giảng viên .................................. 66
Bảng 3.11. Khảo sát quan tâm của lãnh đạo đến cơng tác nâng cao trí lực.... 67
Bảng 3.12. Thống kê số lượng đảng viên được kết nạp Đảng ........................ 69
Bảng 3.13. Khảo sát sinh viên đánh giá về phẩm chất đạo đức của đội ngũ
giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp .......................................................... 70
Bảng 3.14. Khảo sát quan tâm của lãnh đạo đến công tác nâng cao tâm lực . 71
Bảng 3.15. Số lượng giảng viên được đào tạo, bồi dưỡng ............................. 75
Bảng 3.16. Kinh phí hỗ trợ học thạc sĩ và NCS .............................................. 75
Bảng 3.17. Khảo sát mức độ hài lịng về cơng tác đào tạo ............................. 76
Bảng 3.18. Khảo sát mức độ hài lịng về bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên . 78
Bảng 3.19. Đơn giá thanh toán tiền vượt giờ của giảng viên từ 1-200 tiết..... 80


vii

Bảng 3.20. Phụ cấp của giảng viên ................................................................. 81
Bảng 3.21 Mức độ hài lòng của giảng viên về tiền lương .............................. 82
Bảng 3.22 Tiền thưởng đối với cá nhân theo danh hiệu thi đua, khen thưởng
và lễ tết ............................................................................................................ 83
Bảng 3.23: Mức độ hài lòng của giảng viên về tiền thưởng ........................... 83

Bảng 3.24. Đánh giá sự hài lòng về phụ cấp................................................... 85
Bảng 3.25. Mức độ hài lòng về phúc lợi xã hội .............................................. 86
Bảng 3.26. Số lượng giảng viên đi muộn, về sớm .......................................... 87
Bảng 3.27. Số lượng giảng viên bị kỷ luật, khiển trách .................................. 88
Bảng 3.28 Khảo sát mức độ hài lòng về thanh tra, giám sát........................... 89


viii

DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Lâm nghiệp ............................ 48
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ Giảng viên/ Chuyên viên, NVVP...................................... 56
Biểu đồ 3.2. Số lượng đề tài, dự án, Hợp đồng KH&CN thực hiện năm 2017 2019 ................................................................................................................. 62
Biểu đồ 3.3: Số lượng bài báo/kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế ................... 63
Biểu đồ 3.4: Số lượng bài báo/kỷ yếu hội nghị, hội thảo trong nước ............. 65
Biểu đồ 3.5. Công tác bố trí, sắp xếp đội ngũ giảng viên năm 2017-2019 ..... 77


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI khẳng định: “Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu, cần đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo,
đồng thời xác định đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng
cao kết hợp với phát triển khoa học - công nghệ là một trong ba khâu đột phá
của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2011-2020.”. Như vậy,
chủ trương đổi mới nền giáo dục Việt Nam trong đó có đổi mới quản lý và
nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo từ trung cấp đến đại học là một yêu cầu
cấp thiết để đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao, phục vụ cho sự nghiệp

cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xác lập triết lý giáo dục với tư cách là
nền tảng tư tưởng chỉ đạo và tầm nhìn để định hướng quá trình đổi mới giáo
dục nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Trường đại học có ba chức năng cơ bản gồm đào tạo, nghiên cứu khoa
học và phục vụ xã hội. Cả ba chức năng này đều được thực hiện bởi đội ngũ
giảng viên. Nói cách khác, đội ngũ giảng viên chính là người kiến tạo nên
những giá trị, thương hiệu và uy tín của một trường đại học. Ngồi ra, vai trị,
vị trí của đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đã được quy định cụ thể
trong nhiều các văn bản pháp luật mà điển hình như Luật Giáo dục đại học,
Thông tư số 24 /2015/TT-BGDĐT về Quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở
giáo dục đại học, Thông tư số 32/2015/TT-BGDĐT về xác định chỉ tiêu tuyển
sinh với cơ sở giáo dục đại học, Thông tư số 10/2009/TT-BGDĐT về quy chế
đào tạo trình độ tiến sĩ, Thơng tư số 15/2014/TT-BGDĐT về Quy chế đào tạo
trình độ thạc sĩ,...... Luật và văn bản dưới Luật có những quy định rất chặt chẽ
với đội ngủ giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học.
Trường Đại học Lâm nghiệp được thành lập năm 1964 theo Quyết định
số 127/CP ngày 19/8/1964 của Hội đồng Chính Phủ. Trường Đại học Lâm


2

nghiệp được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực
bậc đại học và sau đại học về lĩnh vực lâm nghiệp, phát triển nông thôn, kinh
tế và quản trị kinh doanh, công nghệ sinh học, chế biến lâm sản, công nghệ
mộc và nội thất, công nghiệp phát triển nông thôn, quản lý tài nguyên rừng và
mơi trường, .... phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn trung du, miền núi cả
nước. Trường là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công
nghệ chất lượng cao của cả nước về lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông
thôn, phấn đấu từng bước trở thành trường đại học đa ngành, đa lĩnh vực, hội

nhập bình đẳng với các trường trong khu vực và trên thế giới. Trường cung
cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao, có ảnh hưởng mang tính quyết định
đến nguồn nhân lực lâm nghiệp của cả nước. Trường đại học Lâm nghiệp hiện
có 1.015 cán bộ, viên chức và hợp đồng lao động. Đội ngũ giảng viên đại học
của Trường hiện nay gần 600 giảng viên cơ hữu, trong đó có 06 giáo sư, 36
phó giáo sư và 137 tiến sĩ, 483 thạc sỹ,… Đó là đội ngũ cán bộ khoa học đông
đảo, đồng bộ, có trình độ cao, giàu nhiệt huyết và kinh nghiệm trong nghiên
cứu khoa học, giảng dạy và chuyển giao công nghệ.
Trong xu hướng tự chủ tại các trường đại học càng đỏi hỏi Nhà trường
cần xây dựng đội ngũ giảng viên có trình độ cao, do đó chọn đề tài: “Nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp trong bối
cảnh tự chủ” đang là những vấn đề mang tính thời sự và vơ cùng bức thiết
đối với Trường đại học Lâm nghiệp đóng góp phần nghiên cứa nhỏ bé của
mình vào cơng cuộc thực hiện cơ chế tự chủ của Nhà trường trong giai đoạn
hiện nay.


3

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá chất lượng và các biện pháp nâng cao chất lượng đội
ngũ giảng viên từ đó làm cơ sở đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp trong bối cảnh tự chủ.
2.2 Mục tiêu cụ thể
+ Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên.
+ Phân tích thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường
Đại học Lâm nghiệp.
+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ

giảng viên của Trường.
+ Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường
Đại học Lâm nghiệp.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Lâm nghiệp tại
cơ sở chính thị trấn Xuân Mai – Chương Mỹ - Hà Nội.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ giảng viên
(giảng viên giảng dạy lý thuyết và giảng dạy thực hành), biện pháp nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên.
* Phạm vi không gian: Nghiên cứu này chủ yếu thực hiện tại trường Đại
học Lâm nghiệp tại cơ sở chính.
* Phạm vi về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các tài
liệu đã công bố báo cáo trong 3 năm gần đây. Số liệu sơ cấp có được thu thập


4

trong năm 2020. Các giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn từ nay đến
năm 2020 định hướng 2025.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
+ Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
+ Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học
Lâm nghiệp.
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
của Trường.
+ Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên của Trường Đại học
Lâm nghiệp.
5. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn được chia thành 3 chương,
gồm:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên.
Chương 2. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


5

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
1.1. Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong cơ sở
giáo dục đại học
1.1.1. Giảng viên
1.1.1.1 Khái niệm:
- Khái niệm về giảng viên
Hiện nay, khái niệm về giảng viên được quy định rõ ràng trong các văn
bản quy phạm pháp luật của nước ta:
- Theo Khoản 3, Điều 70, Luật Sửa đổi, bổ sung một sổ điều (2009) của
Luật Giáo dục (2005), quy định: “Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm
non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung
cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ
sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên” (Quốc hội, 2005).
- Theo Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2019, quy định: “Giảng viên
trong cơ sở giáo dục đại học là người có nhân thân rõ ràng; có phẩm chất, đạo
đức tốt; có sức khỏe theo yêu cầu nghề nghiệp; đạt trình độ về chun mơn,
nghiệp vụ quy định”.
Theo Hồng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung

tâm Từ điển học: Giảng viên là tên gọi chung của người làm công tác giảng
dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, các trường trên
bậc phổ thơng.
Như vậy, có thể hiểu giảng viên là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo
dục trong các trường đại học, cao đẳng, nhằm truyền thụ kiến thức khoa học,
kỹ năng, khả năng thực hành cho sinh viên và xây dựng, hình thành nhân cách
cho người học, đáp ứng yêu cầu của sự phát triển xã hội.


6

Giảng viên chỉ người làm công tác giảng dạy, nghiên cứu trong các cơ
sở giáo dục đại học, cao đẳng hoặc tương đương.
* Khái niệm đội ngũ giảng viên:
Để đưa ra khái niệm đội ngũ giảng viên, ta cần tìm hiểu thế nào là “đội
ngũ”, cụ thể như sau:
Theo Từ điển Tiếng Việt, 2017: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông
người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp tập hợp thành một lực lượng.
Theo Hoàng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung
tâm Từ điển học: Đội ngũ là tập hợp gồm một số đông người cùng chức năng
hoặc nghề nghiệp, thành một lực lượng như đội ngũ những người viết văn, đội
ngũ nhà giáo.
Theo Vũ Xuân Thái (1999), Gốc và nghĩa từ Việt thông dụng, NXB
Văn hóa Thơng tin: “Đội ngũ” là từ Hán Việt gồm “đội” là quân đội, “ngũ” là
tổ chức binh đội thời xưa cứ năm người gọi là một ngũ. Ở đây “Đội ngũ”
được hiểu theo thuật ngữ quân sự - Đó là một khối đơng người được tổ chức
thành một lực lượng để tự vệ hoặc thực hiện nhiệm vụ chiến đấu.
“Đội ngũ” là tập hợp một số đông người cùng đặc điểm chức năng hoặc
nghề nghiệp được tổ chức thành một lực lượng xã hội cùng thực hiện một
mục đích nhất định.

Có thể hiểu, đội ngũ giảng viên là một tập hợp các nhà giáo làm nhiệm
vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng, đại học gắn kết
với nhau để thực hiện hoàn thành nhiệm vụ, theo hệ thống, mục tiêu giáo dục,
cùng trực tiếp giảng dạy và giáo dục sinh viên theo sự ràng buộc những
ngun tắc có tính chất của ngành giáo dục và của Nhà nước.
1.1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của giảng viên
Nhiệm vụ của giảng viên được quy định theo Thông tư liên tịch số
36/2014/TTLT-BGDĐT-BNV, ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ
Giáo dục và đào tạo và Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc quy định mã số và tiêu


7

chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục
đại học công lập.
a) Giảng dạy, hướng dẫn và chấm đồ án, khóa luận tốt nghiệp trình độ
cao đẳng, đại học. Giảng viên trong thời gian làm công tác trợ giảng thực hiện
hỗ trợ giảng viên, giảng viên chính, phó giáo sư, giáo sư trong các hoạt động
giảng dạy, bao gồm: Chuẩn bị bài giảng, phụ đạo, hướng dẫn bài tập, thảo
luận, thí nghiệm, thực hành và chấm bài.
b) Tham gia giảng dạy chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và
hướng dẫn, đánh giá luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ nếu có đủ tiêu chuẩn theo
quy định.
c) Tham gia xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo; tham
gia đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả
học tập, rèn luyện của sinh viên.
d) Chủ trì hoặc tham gia biên soạn sách phục vụ đào tạo.
đ) Tổ chức và tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học; viết và
tham gia báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học; tham gia triển
khai các hoạt động chuyển giao công nghệ cho cơ sở sản xuất.

e) Tham gia các hoạt động họp tác quốc tế và bảo đảm chất lượng giáo
dục đại học.
g) Tham gia công tác chủ nhiệm lớp, cố vấn học tập; hướng dẫn thảo
luận, thực hành, thí nghiệm và thực tập.
h) Học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
i) Tham gia công tác quản lý, công tác Đảng, đoàn thể và thực hiện các
nhiệm vụ khác được phân công (Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ,
2014).
Quyền hạn của giảng viên được quy định tại Điều 70, Luật Giáo dục
năm 2019:
a) Được giảng dạy theo chuyên ngành đào tạo.


8

b) Được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ.
c) Được hợp đồng thỉnh giảng và nghiên cứu khoa học tại trường, cơ sở
giáo dục khác và cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện đảm bảo thực hiện
đầy đủ nghĩa vụ nơi mình nhận công tác.
d) Được bảo vệ nhân phẩm, danh dự.
1.1.1.3 Khái niệm về Tự chủ
Có thể hiểu khái niệm tự chủ là tự mình có quyền và có thể kiểm sốt
được những cơng việc của mình. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay
ở nước ta, đào tạo của các trường Cao đẳng, đại học cũng chịu sự tác động
của các quy luật trong cơ chế thị trường, đặc biệt là quy luật cung cầu, quy
luật giá trị... Trường đại học đào tạo không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực cho
khu vực nhà nước mà phải đáp ứng nhu cầu mọi thành phần kinh tế của nền
kinh tế quốc dân và đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Để thực hiện mục
tiêu đó trường phải thực sự có quyền tự chủ trong cơng tác đào tạo. Đào tạo
khơng chỉ theo kế hoạch Nhà nước, mà cịn đào tạo theo hợp đồng với các tổ

chức sử dụng lao động, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân với khả năng
của nhà trường; (trường được mở rộng chỉ tiêu tuyển sinh theo khả năng của trường).
Theo quy định của Luật Giáo dục Việt Nam, trường đại học có quyền tự
chủ trong năm lĩnh vực sau đây: 1) Xây dựng chương trình, giáo trình, kế
hoạch giảng dạy; 2) Tổ chức tuyển sinh, đào tạo, công nhận tốt nghiệp; 3) Tổ
chức bộ máy; 4) Huy động, quản lý, sử dụng nguồn lực; và 5) Hợp tác trong
và ngoài nước. Tuy nhiên, mức độ tự chủ chưa được quy định cụ thể.
1.1.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Khái niệm
* Chất lượng:
Để đưa ra khái niệm chất lượng đội ngũ giảng viên, ta cần tìm hiếu
khái niệm về chất lượng, cụ thể như sau:


9

Theo Hoàng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nằng - Trung
tâm Từ điển học, “Chất lượng” là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con
người, một sự vật, sự việc, ví dụ đánh giá chất lượng sản phẩm, nâng cao chất
lượng giảng dạy.
Theo Oxford University (1995), “Chất lượng - Quality” là tiêu chuẩn
của cái gì khi so sánh với cái khác giống với nó (the Standard of sth when
compared to other things like it).
Theo điều 3.1.1 của tiêu chuẩn ISO 9000:2005 định nghĩa “chất lượng Quality” là mức độ mà một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu
(the degree to which a set of inhenrent characteristics fulfils re quuirements
(www- pub.iaea.org).
Tóm lại: “Chất lượng” là khái niệm chỉ mức độ một tập hợp các đặc
tính vốn có, cấu thành nên sự vật, đảm bảo cho sự vật đáp ứng tốt nhất các
mục đích/yêu cầu đã xác định.
Từ khái niệm chất lượng và đội ngũ giảng viên, ta có thể hiểu: Chất

lượng đội ngũ giảng viên là một trạng thái nhất định của đội ngũ giảng viên,
thể hiện mối quan hệ phối hợp, tương tác giữa các yếu tố, các thành phần cấu
thành nên bản chất bên trong của đội ngũ giảng viên, đó là vấn đề về mặt thể
lực, trí lực và tâm lực.
* Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:
Theo Hoàng Phê (2001), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng - Trung
tâm Từ điển học: Nâng cao là làm cho cao hơn trước/ đưa lên mức cao hơn
như nâng cao trình độ, đời sống được nâng cao.
Do đó, có thể hiểu: Nâng cao chất lượng là khái niệm chỉ mức độ cao
hơn của một tập hợp các đặc tính vốn có, cấu thành nên sự vật, đảm bảo cho
sự vật đáp ứng tốt nhất các mục đích/ yêu cầu đã xác định so với mức độ
trước đây.


10

Từ khái niệm Nâng cao chất lượng và đội ngũ giảng viên, ta có thể hiểu:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là gia tăng giá trị giảng viên, cả giá trị vật
chất và tinh thần, cả trí tuệ lẫn tâm hồn cũng như kỹ năng nghề nghiệp, làm cho
giảng viên trở thành người lao động có những năng lực và phẩm chất mới cao hơn
đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng của sự phát triển của Nhà trường.
1.1.2.2. Vai trò của nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
Trong suốt cuộc đấu tranh trường kỳ dựng nước và giữ nước, Đảng và
Nhà nước ta luôn tôn vinh nghề dạy học và vị trí cao cả của người thầy, Bác
Hồ đã nói: “Có gi vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực
góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo
tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi
không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những thầy giáo
tốt là những anh hùng vô danh”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “ Nghề
dạy học là một nghề cao quí... nghề dạy học là một nghề sáng tạo vào bậc

nhất trong các nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành trung ương Đảng khoá VIII
khẳng định đội ngũ giảng viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng giáo dục
và được xã hội tơn vinh. Vai trị của nâng cao chất lượng đội ngũ giảng được
thể hiện một cách cụ thể ở những nội dung sau:
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là một trong những nhân tô
hàng đầu quyết định chất lượng của sinh viên ra trường qua những kiến thức
và kỹ năng về nghề nghiệp mà sinh viên được học.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao dân trí, bồi
dưỡng nhân tài cho đất nước, tạo ra lớp trí thức tài năng thơng qua việc truyền
đạt những kiến thức tiên tiến của văn minh nhân loại. Tất cả những trí thức ấy
sẽ góp phần xây dựng đất nước, nâng cao nội lực của quốc gia tạo nên vị thế
cao của đất nước trên trường quốc tế.


11

Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên góp phần nâng cao tiềm lực
khoa học công nghệ quốc gia thông qua hoạt động nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu triển khai. Đảm nhận vai trò này, giảng viên đã, đang và sẽ góp phần
nâng cao năng lực khoa học cơng nghệ quốc gia.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên sẽ tạo ra những giờ giảng có
chất lượng, hiệu quả và thu hút sinh viên, lôi cuốn người học và tạo ra thương
hiệu cho nhà trường. Thơng qua đó họ cịn đào tạo ra những đội ngũ sinh viên
có chất lượng, có chun mơn, có kỹ năng cao để đáp ứng các yêu cầu ngày
càng cao của xã hội.
Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên góp phần vào việc hồn thành
mục tiêu của tổ chức, giúp cho nhà trường khẳng định được thương hiệu của
mình trong nền giáo dục hiện nay. Đội ngũ giảng viên có động lực sẽ giúp
nhà trường củng cố và duy trì nguồn nhân lực chất lượng cao, vì mọi nỗ lực

của giảng viên trong cơng tác giảng dạy sẽ giúp chính bản thân họ hồn thiện
về chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn để đáp ứng nhu cầu của người
học trong xã hội hiện đại.
Tóm lại: Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định
quan trọng đối với chất lượng đào tạo, là lực lượng tham gia trực tiếp vào quá
trình đào tạo, quyết định đến chất lượng đầu ra của sinh viên - những sản
phẩm của quá trình đào tạo sẽ trực tiếp tham gia vào thị trường lao động, tạo
ra các giá trị và sản phẩm lao động mang hàm lượng tri thức cao, trực tiếp
đóng góp vào q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên
1.1.3.1. Về thể lực
Thể lực là trạng thái sức khoẻ của giảng viên, điều kiện đảm bảo cho
giảng viên phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp
ứng được những đỏi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao


12

động. Thể lực là tình trạng sức khỏe bao gồm nhiều yếu tổ cả về thể chất lẫn
tinh thần và phải đảm bảo được sự hài hòa giữa bên trong và bên ngoài. Nâng
cao sức khỏe là nâng cao sự phát triển hài hòa của giảng viên cả về vật chất
và tinh thần, đó là sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Thể lực tốt thể hiện
tại sự nhanh nhẹn, tháo vát, bền bỉ, dẻo dai của sức khỏe cơ bắp trong công việc.
Các tiêu chỉ đánh giá thể lực:
- Sức khỏe thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái
và sự thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bản
thân là người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là
sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh,
khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường. Đối với chỉ
tiêu sức khỏe, thường phải khảo nghiệm thực tế như cân đo, thực hiện các

kiểm tra về sức khỏe,... từ đó đánh giá dựa trên những tiêu chuẩn nhất định.
Sức khỏe có tác động rất lớn đến năng suất lao động của giảng viên khi họ
tham gia hoạt động kinh tế cũng như khi chưa tham gia hoạt động kinh tế,
trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham
gia hoạt động kinh tế, sức khỏe cũng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp
thu, khả năng sáng tạo trong công việc và học tập. Sức khỏe của con người
chịu tác động của nhiều yếu tố: tự nhiên, kinh tế, xã hội và được phản ánh
bằng một hệ thống các chỉ tiêu bao gồm các chỉ tiêu cơ bản về sức khỏe, các
chỉ tiêu về bệnh tật và các chỉ tiêu về cơ sở vật chất, các điều kiện bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe.
- Sức khỏe tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã
hội, tình cảm và tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở cảm giác dễ
chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những
quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những
quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.


13

- Sức khoẻ xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các
mối quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên như gia đình, nhà
trường, bạn bè, xóm làng, nơi cơng cộng, cơ quan, tổ chức. Nó thể hiện ở sự
được tán thành và chấp nhận- của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được
mọi người đồng cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
1.1.3.2. Về trí lực
- Năng lực giảng dạy: Năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên
được hiểu là hệ thống những tri thức kỹ năng mà giảng viên được trang bị để
tiến hành hoạt động sư phạm có hiệu quả. Kỹ năng của người giảng viên được
hiểu là khả năng vận dụng những kiến thửc thu được vào trong hoạt động sư
phạm và biến nó thành kỹ xảo.

Năng lực giảng dạy của giảng viên bao gồm các năng lực sau: Năng lực
giảng dạy của giảng viên phải đảm bảo theo quy định của Nghị định số
73/2015/NĐ-CP về tiêu chuẩn phân tầng, khung xếp hạng và tiêu chuẩn xếp
hạng cơ sở giáo dục đại học. Theo Nghị định 73 này thì cơ sở giáo dục đại
học được phần thành ba tầng: đại học nghiên cứu, đại học ứng dụng và đại
học thực hành. Trên cơ sở quy định đó các trường đại học phải xây dựng đội
ngũ giảng viên có cơ cấu về trình độ đảm bảo họrp lý theo quy định. Tương
tự, các trường đại học cũng phải xây dựng đội ngũ giảng viên đảm bảo cơ cấu
giữa số lượng giảng viên và chỉ tiêu tuyển sinh ít nhất theo quy định của
Thơng tư số 32/2015/TT-BGDĐT quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển
sinh đối với các cơ sở giáo dục đại học. Theo đó, Giảng viên sử dụng các
phương pháp giảng dạy tích cực (giảng dạy bằng tình huống, thảo luận nhóm,
mơ phỏng, ...); Giảng viên có phương pháp truyền đạt kiến thức một cách
khoa học, hợp lý, rõ ràng, dễ hiểu, hấp dẫn giúp người học nắm bắt được kiến
thức, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người học; Nội dung bài giảng
của giảng viên rõ ràng, nêu bật được trọng tâm kiến thức học phần; Nội dung


14

bải giảng của giảng viên gắn với thực tiễn ngành, lĩnh vực, địa phương, Giảng
viên linh hoạt trong việc xử lý các tình huống trong dạy học; Giảng viên sử
dụng hiệu quả các phương tiện dạy học hiện có trong phòng học (bảng, máy
chiếu, ...); Giảng viên tổ chức và quản lý lóp học hiệu quả; Giảng viên sử
dụng các hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập khác nhau để tăng độ
chính xác trong đánh giá.
- Năng lực nghiên cứu khoa học: Cùng với trình độ chuyên môn và
năng lực giảng dạy, NCKH là một trong ba năng lực cần có của một giảng
viên đại học. Mặc dù giảng dạy và NCKH là hai nhiệm vụ có quan hệ mật
thiết với nhau tuy nhiên ở một số trường hiện nay, khi đánh giá chất lượng

giảng viên chưa chú trọng đến hoạt động NCKH của họ. Vì vậy, nghịch lý
trong giáo dục đại học nói chung là hàng năm số lượng giảng viên giỏi được
bình bầu thì nhiều nhưng chất lượng đào tạo chung thì vẫn thấp.“Giảng viên
giỏi” khó lịng trở thành những tấm gương sáng về NCKH cho sinh viên noi
theo nếu bản thân họ có rất ít các sản phẩm khoa học.
Việc tham gia vào những hoạt động NCKH có những lợi ích cơ bản sau
trong việc nâng cao chất lượng giảng viên: NCKH giúp giảng viên có điều
kiện đào sâu hơn, nắm bắt chặt chẽ hơn kiến thức chun mơn mà mình đang
trực tiếp giảng dạy, kịp thời điều chỉnh, bổ sung những nội dung kiến thức
chưa chuẩn xác trong bài giảng của mình; Quá trình tham gia NCKH sẽ góp
phần phát triển tư duy, năng lực sáng tạo, khả năng làm việc độc lập, trau dồi
tri thức và các phương pháp nhận thức khoa học của giảng viên; Thực hiện
các hoạt động NCKH là cơ hội tốt để giảng viên có mơi trường, cơ hội bồi
dưỡng năng lực chuyên môn và năng lực NCKH; Hoạt động NCKH là một
lĩnh vực rất tốt để giảng viên tự khẳng định mình. Uy tín của giảng viên được
khẳng định kéo theo đó là uy tín của nhà trường được khẳng định.


15

1.1.3.3. Về tâm lực
Theo Chương II của Quy định về đạo đức nhà giáo kèm theo Quyết
định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 16
tháng 7 năm 2008, thì đạo đức nhà giáo được quy định như sau:
- Phẩm chất chính trị: Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường
lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; thi hành nhiệm vụ theo
đúng quy định của pháp luật. Không ngừng học tập, rèn luyện nâng cao trình
độ lý luận chính trị để vận dụng vào hoạt động giảng dạy, giáo dục và đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Có ý thức tổ chức kỷ luật, chấp hành
nghiêm sự điều động, phân công của tổ chức; có ý thức tập thể, phấn đấu vì

lợi ích chung. Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ cơng dân, tích cực tham gia các
hoạt động chính trị, xã hội.
- Đạo đức nghề nghiệp: Tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn
danh dự, lương tâm nhà giáo; có tinh thần đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ đồng
nghiệp trong cuộc sống và trong cơng tác; có lịng nhân ái, bao dung, độ lượng,
đối xử hoà nhã với người học, đồng nghiệp; sẵn sàng giúp đỡ, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp chính đáng của người học, đồng nghiệp và cộng đồng.
- Giữ gìn, bảo vệ truyền thống đạo đức nhà giáo: Không lợi dụng
chức vụ, quýềh hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định;
không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân. Không gian
lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm
vụ giảng dạy, giáo dục. Khổng trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân
biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi
tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.
- Tham gia các hoạt động khác của nhà trường: Bên cạnh hai nhiệm
vụ chính là giảng dạy và NCKH, giảng viên cần phải nỗ lực tự bồi dưỡng bản
thân, tham gia vào các tổ chức chính quyền, tham gia quản lý, tham gia tổ
chức Đảng và đoàn thể, các hoạt động cố vấn học tập. Đây là một lĩnh vực mà
hầu như chưa được quan tâm tơi khi đánh giá giảng viên ở nước ta trong thời


×