Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

Đức mẹ maria trong đời sống văn hóa cộng đồng công giáo sài gòn tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 154 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

CAO XUÂN KIM ANH

ĐỨC MẸ MARIA TRONG ĐỜI SỐNG
VĂN HĨA CỘNG ĐỒNG CƠNG GIÁO
SÀI GỊN – TP HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUN NGÀNH VĂN HÓA HỌC
Mã số : 60.31.70

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRƯƠNG VĂN CHUNG

TP. HỒ CHÍ MINH – 2012


2

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ q báu của các thầy cơ, gia đình, các anh chị, các em và các
bạn. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
Phó giáo sư – Tiến sĩ Trương Văn Chung, người thầy kính mến đã hết lòng
giúp đỡ, chỉ bảo, động viên và tạo mọi điều kiện cho tơi từ lúc hình thành ý tưởng
cho đến khi luận văn hồn thành
Các thầy cơ trong khoa văn hóa học đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua.


Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tơi
những đóng góp q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè lớp cao học K9, đã đồng hành hỗ trợ và động
viên tơi hồn thành luận văn


3

MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 3
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 5
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................... 5
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................. 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 6
4. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 6
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................. 11
7. Bố cục luận văn ....................................................................................................... 11
CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................................... 13
1.1 Văn hoá và văn hố Cơng giáo ............................................................................... 13
1.1.1 Định nghĩa, cấu trúc, chức năng văn hoá ......................................................... 13
1.1.2 Định nghĩa, cấu trúc, chức năng văn hố Cơng giáo ........................................ 14
1.2 Cơng giáo và đời sống văn hố cơng giáo ở Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh ..... 28
1.2.1 Khái qt lịch sử du nhập, đặc điểm văn hố cơng giáo ở Sài Gịn Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 28
1.2.2. Đời sống văn hố cơng giáo Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay ..... 42
1.3. Đức Maria trong văn hóa cơng giáo ...................................................................... 44
CHƯƠNG II: ĐỨC MẸ MARIA TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA NGƯỜI
CÔNG GIÁO SÀI GỊN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................. 53
2.1 Biểu tượng Đức Mẹ Maria trong đời sống văn hóa tinh thần người cơng giáo Sài
Gịn Thành phố Hồ Chí Minh ..................................................................................... 53

2.2 Đức Maria hiện thân của sự hiện hữu và giúp đỡ linh thiêng ................................ 64
2.2.1Biểu tượng của sự che chở, ban ơn ................................................................... 64


4

2.2.2 Đức Maria, biểu tượng Đấng phù hộ các giáo hữu .......................................... 72
2.2.3 Biểu tượng của sinh sôi .................................................................................. 76
2.3 Sự thánh thiện hiền mẫu ....................................................................................... 77
Tiểu kết : ..................................................................................................................... 84
CHƯƠNG III: ĐỨC MARIA TRONG SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG CÔNG GIÁO SÀI
GỊN – THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................................................................ 85
3.1 Biểu tượng của Đức Maria thể hiện trong nghệ thuật , âm nhạc, hội hoạ trong sinh
hoạt cộng đồng Công Giáo .......................................................................................... 85
3.1.1 Trong nghệ thuật ............................................................................................. 85
3.1.2 Hội họa ......................................................................................................... 104
3.1.3 Thơ và Âm nhạc............................................................................................ 106
3.2 Biểu tượng Đức Maria trong giá trị chuẩn mực đạo đức ...................................... 110
3.2.1 Mẫu gương vâng phục................................................................................... 111
3.2.2 Mẫu gương khó nghèo .................................................................................. 111
3.2.3 Khiêm nhường, phục vụ ................................................................................ 112
3.2.4 Thiên Chức làm mẹ ....................................................................................... 114
3.3 Biểu tượng của Đức Maria trong quan hệ ứng xử xã hội ..................................... 116
3.3.1 Trong quan hệ gia đình ................................................................................. 116
3.3.2 Trong quan hệ với những người xung quanh ................................................. 117
Tiểu kết : ................................................................................................................... 118
Kết Luận ................................................................................................................... 119
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 120
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 130



5

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm, văn hóa giáo dục lớn
của cả nước. Nó khơng chỉ là một đầu tàu về kinh tế mà còn là địa bàn có nhiều loại
hình tơn giáo - tín ngưỡng đang tồn tại, hoạt động trong chiến lược phát triển bền
vững. Việc nghiên cứu giải quyết những vấn đề văn hóa xã hội là một nhiệm vụ rất
quan trọng của Thành phố:
Đồn kết các tơn giáo trong đối thoại và khoan dung, trong tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh, tư tưởng đồn kết tơn giáo là bộ phận khơng thể
tách rời. Đồn kết tơn giáo và khơng tôn giáo trong đời sống xã hội. Thực hiện
phương châm tín ngưỡng tự do, đồn kết tơn giáo.
Đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu tâm linh, văn hóa tơn giáo của các cộng đồng
tơn giáo. Người có tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo được tự do bày tỏ đức tin, thực hành
các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện và tham gia các hình thức sinh hoạt, phục vụ lễ
hội, lễ nghi tôn giáo, học tập giáo lý. Thực hiện tốt công tác tơn giáo, pháp lệnh tín
ngưỡng tơn giáo của Đảng Cộng Sản và nhà nước Việt Nam
Việc nghiên cứu “Đức Maria trong đời sống văn hóa của cộng đồng Cơng
giáo Thành phố Hồ Chí Minh“ góp phần thực hiện tốt những nhiệm vụ trên thông
qua việc làm rỏ về mặt lý luận, đồng thời góp phần tìm hiểu đời sống văn hóa, tơn
giáo – tín ngưỡng, tâm linh của người dân, một việc làm cần thiết để có cái nhìn
đúng đắn về hoạt động văn hóa này. Từ đó có những bước đi thích hợp trong cơng
tác quản lý, tun truyền cơ sở văn hóa mới .

2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài này là làm rỏ các phương diện thần học, giáo
lý đức tin, nghi lễ và giá trị văn hóa của Đức Maria trong đời sống văn hóa của cộng
đồng người Cơng giáo Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh. Nhằm nhìn nhận một



6

trào lưu tín ngưỡng lâu đời của người Cơng giáo Sài Gịn – Thành Phố Hồ Chí
Minh nói chung, cùng những ảnh hưởng sâu rộng của nó trên mọi lãnh vực văn hóa

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Hình ảnh của Đức Maria luôn hiện diện trong tâm thức, đời sống tinh
thần của người Công giáo Việt Nam trong suốt nhiều thế kỷ qua. Ngồi ra cịn có
mặt khắp nơi trong cuộc sống của giáo dân Việt Nam gia đình, đền đài, khu xóm và
những cuộc hành hương, những ngày lễ, thánh ca, câu chuyện, vở kịch, hội hoạ,
tượng ảnh, quan thày cho các nhà thờ, tu viện, những bài giảng, những cuộc tĩnh
tâm, những thị kiến, thần học – trong tất cả lãnh vực này Đức Maria không chỉ hiện
diện, nhưng còn thiết yếu quan trọng.
Đề tài được giới hạn trong phạm vi đối tượng là cộng đồng Cơng giáo
người Việt Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh. Không gian nghiên cứu là môi
trường sống, môi trường nhân văn của cộng đồng Cơng giáo ở Sài Gịn – Thành phố
Hồ Chí Minh. Thời gian nghiên cứu hiện nay

4. Lịch sử vấn đề
Nghiên cứu về Đức Maria, trong đời sống của người Cơng Giáo nói
chung và người Cơng Giáo Việt Nam nói riêng khơng phải là một đề tài mới mẽ.
Từ nhiều thế kỷ qua đề tài về Đức Maria đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều
nhà nghiên cứu về tôn giáo và thần học. Rất nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác
giả trong và ngoài nước đã viết về Đức Maria .
Trong Tân ước :
Kinh thánh không dành riêng một tác phẩm nào cho Đức Maria. Và chỉ
được nhắc đến trong mối liên hệ với Đức Kitô trong kế hoạch cứu độ. Trong suốt 27
cuốn sách Tân ước, người ta chỉ đếm được khoảng chừng 200 câu nói liên quan đến

Đức Maria. Tuy nhiên, chân dung của Đức Maria khá nổi bật ở vài đoạn dĩ nhiên là
chân dung tinh thần, chẳng hạn như ở những chương đầu của tin mừng Thánh Luca
về cuộc đời thơ ấu của Đức Kitô. Đức Maria được mô tả “ đầy ân sủng”, được “
quyền năng Chúa Thánh Thần bao phủ”. Khi mô tả việc giáng trần của Đức Kitô cả


7

Matthêu lẫn Luca đều nhìn nhận rằng Người là “mẹ trinh khiết của Đức Giêsu”.
Gioan đã gọi Người bằng danh hiệu “ Mẹ của Đức Giêsu” [Ga 2, 19,25].
Các Giáo Phụ
Các giáo phụ nói đến Đức Maria khi chú giải Kinh thánh; do đó khơng có
tác phẩm biệt lập về Đức Maria. Tuy nhiên, các giáo phụ cũng triển khai một vài đề
tài mà Kinh thánh khơng nói đến hay nói thống qua. Thí dụ Đức Maria là “ Eva
mới” (Irênêơ, Giustinơ); Đức Maria được trình bày như mẫu gương “trinh nữ tận
hiến” (Ambrôsiô). Tuy nhiên vào thời này, đã bắt đầu xuất hiện những tác phẩm
tường thuật cuộc đời của Đức Maria, bắt đầu là tin mừng tiên khởi của thánh
Giacôbê tựa đề sách De nativitate Mariae (việc sinh hạ Đức Maria). Bên cạnh
những tác phẩm có tính cách tường thuật cịn có thêm những bài giảng về Đức
Maria manh nha cho các tác phẩm thần học tương lai.
Thời trung cổ
Với sự phát triển của các Học viện và Đại học, các nhà thần học bắt đầu
dùng những phương pháp suy luận để tìm hiểu thêm về Đức Maria, không những là
những chân lý đức tin cổ truyền mà cịn những vấn đề mới ví dụ vơ nhiễm ngun
tội và xuất hiện những thiên khảo luận về những điểm thần học liên quan. Ví dụ về
sự đồng trinh - De partu virginis của Pascasiô Radbertô. Về sự thụ thai vô nhiễm –
Tractatus de conception beatae Maria Virginis của Đôminicô Bollanô. Tuy nhiên
các nhà thần học thường viết về Đức Maria như một chương trong bộ tổng luận thần
học chứ không thành một tác phẩm riêng biệt
Thời cận đại

Linh mục Franciscơ suarez S.J(1548 – 1617) có lẽ là tác giả đầu tiên đã
nảy ra ý định dành hẳn một ngành thần học cho Đức Maria . Tuy nhiên, phải chờ
đến thế kỷ sau mới thấy xuất hiện từ ngữ “ Mariologia” đặt làm tên sách của linh
mục Placiđô Nigiđô S.J – Summae sarcae mariologiae pars prima xuất bản ở
Palermo năm 1602. Tuy nhiên có một số người khơng tán thành việc đặt tên cho
sách là Mariologia. Cuối thế kỷ XVII, linh mục Vincent Contenson O.P (1641 –


8

1674) đặt tên cho tiểu luận viết về Đức Maria là Mariologiae- Marialogia, seu de
incomparabilibus Deiparae Mariae Virginis dotibus, một chương của tác phẩm
:Theologia mentis et cordis, Lyon 1668 -69). Ngồi những tác phẩm có tính cách
đạo lý, trong thời cận đại khơng thiếu những tác phẩm viết về lịng tơn sùng Đức
Maria. Tác phẩm nổi tiếng lịng tơn kính chân thực đối với Đức Maria ( Traité de la
vraie de1votion à Marie) của Thánh Louis Maria Grignion de Montfort. Những vinh
quang của Đức Maria (Le glorie di Maria) của Thánh Alphongsô Maria de Liguori.
Vào những năm 1930 – 1960 đã nảy ra một hướng canh tân trong những
tác phẩm thần học về Đức Maria cũng như những sách viết về lịng sùng kính
Người. Các tác giả thấy cần trở về nguồn gốc Kinh Thánh hơn là hoàn toàn dựa
theo lối diễn dịch luận lý.
Từ công đồng Vaticanô II
Vào lúc khai mạc cơng đồng Vaticanơ II, người ta thấy có hai khuynh
hướng về Thánh Mẫu học.
Một muốn hướng tiếp tục con đường thế kỷ XIX với việc tuyên bố hai tín
điều vơ nhiễm ngun tội và hồn xác lên trời và cũng muốn công đồng bàn đến Đức
Maria trong một văn kiện biệt lập.
Một khuynh hướng thứ hai muốn trình bày Đức Maria tương quan với hội
thánh thay vì đề cao Người như một vị siêu phàm. Do đó cần bàn Đức Maria trong
hiến chế về Hội thánh chứ không phải trong văn kiện riêng.

Công đồng đã mở ra một chiều hướng mới cho việc canh tân thần học về
Đức Maria ở chương VIII về hiến chế của Hội thánh và cơng đồng cũng muốn dung
hịa cả hai khuynh hướng thần học về Đức Maria vừa nhìn trong mối tương quan
với Đức Kitơ, vừa nhìn trong tương quan với Hội thánh cả hai chiều đó lồng vào
trong lịch sử cứu độ.
Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều sách do các linh mục, tu sĩ hay các
nhà thần học trong nước hay nước ngoài viết về Đức Maria. Một số sách tiêu biểu


9

Tiến Lãng -Kính mừng Maria – Hà Nội : NXB Tơn giáo, 2006. Hồng
Tấn Đắc - Thần học về Đức Maria – Hà Nội : XNB tơn giáo, 2002. Hồng Đức
Toàn - Thánh mẫu học – Hà Nội : NXB tôn giáo, 2009. Nguyễn Thành Thống Đức
trinh nữ Maria – Hà Nội : NXB tơn giáo, 2009 . Hồng Minh Tuấn - Mầu nhiệm
Đức Maria, cuốn I và II- Hà Nội : NXB tôn giáo, 1992. Phan Tấn Thành : Vầng
trăng tuyệt vời, Đức Maria trong mầu nhiệm cứu độ.- Hà Nội : NXB tôn giáo,
1999. Gariel Roschini OSM - Giáo Lý về Đức Mẹ. Tủ sách Regina – Hà Nội :
NXB tơn giáo, 2001. Nguyễn Văn Liêm-Giải thích thần học Mầu Nhiệm Thiên
Chúa Thánh Mẫu – Hà Nội : NXB tôn giáo, 1999. Frederick M. Jelly - Tôn sùng
Đức Mẹ Maria trong Thánh Truyền Công giáo. Gioan Baotixita Dũng Lạc Hồng Ân
chuyển ngữ. – Hà Nội : NXB tôn giáo, 2000. Karl – Rahner - Maria kẻ đã tin – Hà
Nội : XNB tôn giáo, 2005. Recueil Marial

Những điều kỳ diệu về Đức Maria .

Người dịch Nguyễn Ngọc Phi - Hà Nội : XNB tôn giáo, 1993
Phần lớn các cơng trình nghiên cứu nói trên đều khắc họa hình ảnh Đức
Maria dựa trên Kinh thánh, hoặc trình bày về những tước hiệu, những tín điều có
liên quan đến Đức Maria, các hình thức tơn sùng Người và các truyền thống phụng

vụ những ảnh hưởng của Đức Maria đến đời sống tín ngưỡng của giáo dân, việc
tơn sùng Đức Maria trong lịch sử Giáo hội cũng như các nhà thờ của người Công
giáo .
Trong những nghiên cứu về Đức Maria trong đời sống của giáo dân Việt
Nam đáng chú ý là cơng trình nghiên cứu của tác giả Peter Phan Đức Maria trong
lòng mộ mến và thần học của người Việt Nam . Một cái nhìn văn hóa và đối thoại
tơn giáo. Trong cơng trình tác giả đã đề cập đến lòng sùng mộ Đức Maria của người
Việt Nam như là một đặc trưng, lịng tơn sùng Đức Maria của tín hữu Việt Nam đã
có một lịch sử lâu dài và có những nền tảng khác nhau.
Đề cập đến hình ảnh Đức Maria trong đời sống người Công giáo Việt
Nam cịn có tác giả Tiến Lãng với bài viết Đức Mẹ và đất nước Việt . Nhìn chung
các cơng trình nghiên cứu trên đều hướng đến một trọng tâm là hình ảnh Mẹ Maria


10

trong đời sống tâm linh, tinh thần của người Công giáo nói chung và người Cơng
giáo Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên các cơng trình trên chưa nghiên cứu sâu một
cách triệt để về hình ảnh Đức Mẹ Maria trong đời sống văn hóa người Cơng giáo
Sài Gịn - Thành Phố Hồ Chí Minh.

5. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành đề tài Đức Maria trong đời sống văn hóa của cộng đồng
Cơng giáo Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh các phương pháp thực hiện gồm
nghiên cứu lịch sử, hệ thống cấu trúc, phương pháp liên ngành, tham dự phỏng vấn
sâu, điều tra xã hội học
Phương pháp lịch đại: Là một trong những phương pháp nghiên cứu,
phân tích các dạng thư tịch, tài liệu để tìm hiểu các sự kiện đã diễn ra theo thời gian
lịch sử. Qua đó nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của Đức Maria trong đời sống văn hóa
của các tín hữu Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử của giáo hội công giáo tại Việt

Nam
Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Để phân tích ảnh hưởng của Đức
Maria trong đời sống văn hóa của người Cơng giáo Việt Nam qua những thành tố
văn hóa cụ thể
Phương pháp liên ngành: sử dụng kiến thức và phương pháp của nhiều
ngành khoa học khác: lịch sử, văn học, nghệ thuật, thần học, nhân học …và những
tài liệu đã được khảo sát, nhằm làm rõ những ảnh hưởng cụ thể của Đức Maria
trong đời sống văn hóa của người Công giáo Việt Nam
Phương pháp tham dự phỏng vấn sâu: Là phương pháp thu thập thông tin
từ các thành viên trong cộng đồng bằng các cuộc đối thoại có chủ định. Thâm nhập
vào đời sống tín ngưỡng của các cộng đồn Cơng giáo Thành phố để hiểu rỏ cảm
nhận của họ về Đức Maria thông qua các đức tin , những lý tưởng sống, thái độ
sống, nghi thức hành lễ. Thơng tin có được từ các cuộc phỏng vấn có tính khách
quan cho đề tài, dùng để phân tích chứng minh cho những nhận định trong đề tài


11

Phương pháp điều tra xã hội học: Là phương pháp thu thập thông tin
thông qua các bảng câu hỏi điều tra bổ trợ cho phương pháp phỏng vấn sâu

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về phương diện khoa học, chúng tôi mong muốn thông qua việc tìm hiểu
Đức Maria trong đời sống văn hóa của cộng đồng Cơng giáo Thành phố Hồ Chí
Minh luận văn sẽ góp phần làm rõ một cách có hệ thống cũng như bổ sung và hồn
chỉnh thêm về hình ảnh Đức Maria trong đời sống văn hóa của cộng đồng Cơng
giáo Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh, chủ thể là Cộng đồng Cơng giáo người
Việt Sài Gịn – Thành phố Hồ Chí Minh
Về phương diện thực tiễn, những nghiên cứu ban đầu của luận văn có thể sẽ
đem đến cho giáo hội Công giáo Việt Nam và những nhà nghiên cứu văn hóa, tơn

giáo có cái nhìn tổng thể về bức tranh sống động trong đời sống văn hóa tơn giáo
của các giáo dân Sài Gịn - Thành phố Hồ Chí Minh đối với Đức Maria .

7. Bố cục luận văn
Ngoài phần dẫn nhập và kết luận, nội dung chính của luận văn dự kiến sẽ
được chúng tơi triển khai thành 3 chương:
Chương I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG – trình bày khái qt văn hóa và
văn hóa Cơng Giáo. Cơng giáo và đời sống văn hố Cơng giáo ở Sài Gịn - Thành
phố Hồ Chí Minh. Đức Maria trong văn hóa Cơng giáo
Chương II : ĐỨC MARIA TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA
NGƯỜI CƠNG GIÁO SÀI GỊN- Thành phố Hồ Chí Minh - Biểu tượng Đức
Maria trong đời sống văn hóa tinh thần người Cơng giáo Sài Gịn Thành Phố Hồ
Chí Minh. Đức Maria hiện thân của sự hiện hữu giúp đỡ và linh thiêng. Sự thánh
thiện hiền mẫu
Chương III : ĐỨC MARIA TRONG SINH HOẠT CÔNG GIÁO CỘNG
ĐỒNG SÀI GỊN- Thành phố Hồ Chí Minh- Biểu tượng của Đức Maria thể hiện


12

trong âm nhạc, hội họa trong sinh hoạt cộng đồng Công giáo. Trong giá trị chuẩn
mực đạo đức. Trong quan hệ ứng xử xã hội


13

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Văn hoá và văn hố Cơng giáo
1.1.1 Định nghĩa, cấu trúc, chức năng văn hố
Định nghĩa văn hố:

Cho đến nay có rất nhiều định nghĩa về văn hoá, từ định nghĩa đầu tiên được
E,Tylor đưa ra 1871 trong cuốn sách văn hoá nguyên thuỷ đến nay (2012) có
khoảng 1500 định nghĩa văn hố. Có rất nhiều định nghĩa của các nhà nghiên cứu
trong nước và Quốc tế như UNESCO, Alfred Louis Kroeber và Clyde K.M.
Kluckholn, Federico.Mayor, Lévi – Strauss, Hồ Chí Minh, Đào Duy Anh, Phan
Ngọc, Trần Quốc Vượng, Trần Ngọc Thêm. Trong luận văn này tác giả sử dụng
khung lý thuyết hệ thống cấu trúc của tác giả Trần Ngọc Thêm vì xét thấy phù hợp
với mục đích của đề tài
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa
con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. [67, 25]
Cấu trúc văn hố
Cấu trúc văn hoá là mạng lưới các mối quan hệ giữa các thành phần cấu
thành của văn hố. Một đối tượng có thể có nhiều cách cấu tạo, một cách cấu tạo có
thể nhìn theo nhiều góc độ khác nhau. Do vậy , tồn tại nhiều quan niệm (mơ hình)
khác nhau về cấu trúc văn hố. Hiện nay chưa có sự thống nhất chung về cấu trúc
văn hóa. Xét theo số lượng thành tố có những mơ hình cấu trúc hai thành phần, ba
thành phần, bốn thành phần
Trong tập bài giảng lý luận văn hóa học theo cách nhìn truyền thống, văn
hóa có cấu trúc hai phần rất đơn giản: văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Cấu
trúc này khơng sai, nhưng nó là cấu trúc cơ sở, rất đơn giản, không thể cho thấy hết
được sự phong phú và phức tạp của hệ thống văn hóa.


14

L. White phân chia văn hóa thành ba tiểu hệ: công nghệ, xã hội và tư tưởng
[68,51]. Đào Duy Anh [68,50] dựa theo F. Sartiaux mà chia văn hóa thành ba phần:
sinh hoạt kinh tế, sinh hoạt xã hội và sinh hoạt trí thức. Nhóm Văn Tân thì phân biệt
văn hóa vật chất, văn hóa xã hội và văn hóa tinh thần; nhưng văn hóa xã hội (phong

tục, tập quán…) đâu có nằm ngồi văn hóa tinh thần? M.S. Kagan cũng chia văn
hóa ra ba thành tố văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần là văn hóa nghệ thuật
[68,50]; nhưng có nghệ thuật nào lại khơng phục vụ các nhu cầu tinh thần?
Nguyễn tri Nguyên phân biệt văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể và văn hố
tâm linh. Cấu trúc này khơng phải là một cấu trúc phân loại: ba thành tố này không
tách biệt nhau mà chồng lên nhau, bao hàm nhau
Một số tác giả khác nói đến bốn thành tố như văn hóa cá nhân, văn hóa cộng
đồng, văn hóa lãnh thổ, văn hóa sinh thái [68,54], hoặc hoạt động sinh tồn, hoạt
động xã hội, hoạt động tinh thần, hoạt động nghệ thuật [68,54].
Theo quan điểm của mình, tơi xin chia sẽ quan điểm của Trần Ngọc Thêm.
Khung lý thuyết văn hoá của tác giả Trần Ngọc Thêm, văn hóa gồm ba thành tố
chính: văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức và văn hóa ứng xử. Trong mỗi thành tố
lại có hai tiểu hệ. Cụ thể: văn hóa nhận thức được chia thành nhận thức vũ trụ và
nhận thức con người, văn hóa tổ chức được chia thành tổ chức đời sống cá nhân và
tổ chức đời sống tập thể, văn hóa ứng xử được chia thành ứng xử với môi trường tự
nhiên và ứng xử với môi trường xã hội.
Chức năng văn hóa
Xuất phát từ nhu cầu, văn hóa là những địi hỏi cần thiết sản sinh ra các giá
trị mang tính nhân sinh, tính lịch sử và tính hệ thống cần thiết cho cuộc sống con
người và để đáp ứng những nhu cầu đa dạng đó văn hóa có những chức năng:chức
năng tổ chức xã hội, điều chỉnh xã hội, chức năng giao tiếp, chức năng giáo dục
1.1.2 Định nghĩa, cấu trúc, chức năng văn hố Cơng giáo
Văn hóa tơn giáo là gì ?


15

Hiện nay cách hiểu về văn hóa tơn giáo là khác nhau, có trường phái
khẳng định tơn giáo là hạt nhân của văn hóa, là điểm trung tâm trong thiết chế của
văn hóa [29,25]. M.Weber sử dụng thuật ngữ “tơn giáo văn hóa” (Kulsurreligion) để

khẳng định những giá trị văn hóa trong tơn giáo [84, 42]. Một trường phái văn hóa
khác lại có quan niệm rằng văn hóa và tơn giáo là hai lãnh vực khác nhau, tương đối
độc lập với nhau và tác động lẫn nhau nhưng không thể hòa lẫn với nhau hoặc trở
thành thiết chế chung. Chúng tôi cho rằng tôn giáo là một hiện tượng văn hóa, vì thế
tơn giáo phải là một bộ phận của văn hóa. Đó là cái quan hệ giữa cái bộ phận (tơn
giáo) và cái tồn thể (văn hóa). Tơn giáo ln chịu sự nhào nặn của văn hóa, song
tơn giáo ln để lại những dấu ấn của nó trong giá trị văn hóa. Vì vậy, văn hóa tơn
giáo là một hình thức văn hóa đặc thù của văn hóa nói chung.
Một mặt, văn hóa tơn giáo phải có những tính chất, đặc trưng của tơn
giáo như thần tính, khơng gian – thời gian siêu việt. Mặt khác văn hóa tơn giáo lại
tương thích với văn hóa nói chung theo phương thức tồn tại và biểu hiện kết quả
hoạt động con người như các thành tố và loại hình văn hóa. Có thể xem: “văn hóa
tơn giáo là một loại hình văn hóa đặc thù, mang những giá trị vật chất, tâm linh của
cộng đồng giáo dân được hình thành trong đời sống tơn giáo”. Từ những nhận định
trên, có thể xác định.
Văn hóa Cơng giáo là: một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do cộng đồng Cơng giáo sáng tạo và tích lũy trong đời sống tơn giáo có liên
quan đến niềm tin, lễ nghi, sinh hoạt cộng đồng với Đấng Tối Cao mà cộng đồng tín
đồ tơn thờ, qua thực tiễn tơn giáo.
Đạo Cơng giáo có thể tóm tắt với những nét chính yếu như sau : Kit
Từ đầu Thiên Chúa chỉ tỏ mình ra cho dân Do Thái và chọn dân này làm
dân riêng mà thôi: "Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao
ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta." [Xh 19,5]


16

Như thế, trước khi Đức Kitô xuống thế làm Con Người, chỉ có dân Do
Thái được biết Thiên Chúa Yahweh là Cha các Tổ Phụ của họ, là Đấng đã giải
phóng họ và ban cho họ Mười Điều Răn làm Giao ước mà thơi. Ngồi Dân Do Thái

ra, các dân khác đều là dân ngoại vì khơng biết Thiên Chúa Yahweh của dân Do
Thái.
Khi Đức Kitô giáng sinh vào đầu Công nguyên:“ khi đã tới hồi viên
mãn, Thiên Chúa đã sai con mình tới, sinh làm con một người đàn bà, và sống dưới
lề luật, để chuộc những ai sống dưới lề luật, hầu chúng ta nhận được ơn làm nghĩa
tử” [GL 4, 4-7]. Thiên Chúa đã tỏ mình ra cho các dân ngoại qua ánh sao lạ ở
Phương Đông, mời gọi ba đạo sĩ dân ngoại đầu tiên đến thờ lạy Đức Kitô:”Khi Đức
Giêsu ra đời tại Bethlem, thời vua Herơđê , có các nhà đạo sĩ từ Phương Đông đến
Giêrusalem và hỏi Vua dân Do Thái mới sinh ra hiện ở đâu? Vì chúng tơi đã thấy vì
sao của ngài bên trời Đông, nên chúng tôi xin đến bái lạy ngài”[Mt 2,1-12]. Sự
kiện này đã nói lên nét phổ quát của ơn cứu độ. Nghĩa là ơn này không chỉ dành
riêng cho dân Do Thái. Năm 30 tuổi Đức Kitô bắt đầu truyền, giảng đạo khoảng 3
năm. Người rao giảng về nước trời. Người đã tuyển chọn 12 người làm môn đệ đầu
tiên, tức mười hai tông đồ. Phêrô là Thánh tông đồ cả. Trong lúc truyền giảng đạo
Người lên tiếng bênh vực những người nô lệ nghèo khổ. Điều đó làm cho các luật sĩ
và biệt phái đứng đầu Do Thái rất khó chịu và ghen ghét .
Theo lịch sử Kitô giáo sau khi Đức Kitô bị kết tội “mưu phản La Mã”, bị
đóng đinh chết trên thập tự giá. Ba ngày sau Người sống lại , hiện ra với các tông đồ
, Đức Kitô thổi hơi trên các ơng và nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em
tha tội cho ai thì người ấy được tha, anh em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ”
[Ga 20,22-23] và truyền lệnh cho các tông đồ tiếp tục đi rao giảng “anh em hãy đi
và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, rửa tội cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa
Con và Chúa Thánh Thần." [Mt 28,19]
Các tông đồ đã quy tụ những người tin theo Đức Kitô thành một giáo hội
sơ khai tại Jerusalem và những vùng lân cận. Khơng cịn giới hạn trong vùng


17

Palestine, nhưng xa hơn tới các dân ngoại; trung tâm văn hoá Hy Lạp, đến tận kinh

thành Roma. Năm 312, hồng đế Constantinus nhờ cầu nguyện với Đức Kitơ mà
đánh bại Macencio trong trận quyết chiến tại cầu Milvius. Từ đó, ơng bãi bỏ mọi
sắc chỉ cấm Kitơ giáo và truyền nhận đây là quốc giáo. Đó là động lực lớn khiến
Kitơ giáo phát triển nhanh chóng.
Với tuổi đời hơn hai mươi thế kỷ và tầm hoạt động trên phạm vi tồn thế giới
của mình Cơng giáo đã tạo ra một nền văn hóa Cơng giáo cùng với bản sắc và đặc
thù riêng. Văn hóa Cơng giáo phải hiểu là sự tiếp tục của Văn hóa Kitơ giáo thời
Đức Kitơ. Văn hóa Cơng giáo với khởi nguồn Kitơ giáo, hội tụ những yếu tố của
văn hóa Hy Lạp, La Mã, Lưỡng Hà, một phần Ai Cập và tính thần bí phương Đơng.
Do đó, về mặt tư tưởng, văn hóa Cơng giáo có hội nhập của triết học Hy Lạp và suy
tư duy lý cao.
Văn hóa Cơng giáo khơng chỉ là 3 thành tố, văn hóa nhận thức, văn hóa tổ
chức và văn hóa ứng xử trong hệ thống cấu trúc song 3 thành tố đó là bộ khung giúp
hiểu được giá trị cơ bản của văn hóa Cơng giáo . Đó là bộ khung quan trọng nhất vì
nó liên quan đến tồn bộ lịch sử Cơng giáo. Từ thời trung cổ đến nay bộ khung này
khơng thay đổi.
Văn hóa nhận thức của Công giáo : là một bộ phận đặc thù của thành tố văn
hóa nhận thức, đó là tồn bộ những quan niệm về thế giới, xã hội, con người được
hình thành trên cơ sở đức tin Cơng giáo[114,125]. Văn hóa nhận thức Cơng giáo
được tích lũy, quy tụ bởi niềm tin Kitô giáo thể hiện ở đức tin của các tín đồ. Đức
tin của người Cơng giáo được gom gọn trong kinh Tin Kính. Trong truyền thống
Kitơ giáo có hai Kinh Tin Kính quan trọng: Kinh Tin Kính của các Tơng Đồ và
Kinh Tin Kính của hai Cơng Đồng đầu tiên của Giáo hội: Công Đồng Nicée (325)
và Cơng Đồng Constantinople (385). Cả hai Kinh Tin Kính chứa đựng những tín
điều buộc phải tin và phải tuyên xưng
Thiên Chúa là duy nhất, có Ba Ngơi là: Cha và Con và Thánh Thần, đã
tạo dựng nên vũ trụ và con người.


18


Đức Kitô là con một Thiên Chúa, nhờ ơn Chúa Thánh Thần, được sinh
bởi Đức Maria đồng trinh, đã chịu khổ nạn, chịu chết và sống lại để cứu độ trần
gian [78,21].
Chúa Thánh Thần là ngôi ba Thiên Chúa, bởi Chúa Cha và Chúa Con mà
ra.
Hội thánh Công giáo, các Thánh thông công, phép tha tội, xác chết sẽ
sống lại vào ngày sau hết và sự sống vĩnh cửu.
Đó là những điều cốt yếu của đức tin mà bất kỳ giáo dân Cơng giáo nào
cũng buộc phải tin. Vì thế, Kinh tin kính vừa có một chức năng tun xưng (một
chứng tá đức tin) vừa có một chức năng giáo thuyết (diễn tả vắn tắt đức tin)
Văn hóa tổ chức Công giáo: Giống một tổ chức xã hội. Đứng đầu là nhà
lãnh đạo, tiếp đến là các phòng ban, rồi mới đến tổ chức đại thể quần chúng. Nhưng
từ khi được hình thành cho đến nay, giáo hội Cơng giáo được xây dựng từ các cộng
đoàn nhỏ hợp thành “cộng đoàn – giáo xứ - giáo phận – giáo hội” và cơ cấu hàng
giáo phẩm.
Theo Giáo lý của Giáo hội Cơng giáo, hàng giáo phẩm có liên quan trực
tiếp đến thừa tác vụ nhân danh Đức Kitô để phục vụ dân Chúa, trong việc chăn dắt
toàn thể Giáo hội bằng vai trị giảng dạy, thánh hóa và quản trị. Người đứng đầu của
Giáo hội Cơng giáo tồn cầu là Đức Giáo hồng , vị Giám mục Rơma và là vị thừa
kế Thánh Phêrơ do các đại biểu Hồng Y đồn khắp thế giới bầu ra “Bởi vai trò là
đại diện của Đức Kitơ, làm mục tử chăn dắt tồn thể Giáo hội, Giáo Hồng Rơma
có tồn quyền, thượng quyền và phổ quyền trên tồn thể Giáo hội, một quyền bính
ngài được tùy ý hành sử (Hiến Chế Lumen Gentium, 22; xem Sắc Lệnh Christus
Dominus, 2, 9)”. Giáo hoàng hiện tại là Benedict XVI, là vị thứ 265. Kế đến xếp
ngay dưới Giáo hoàng là Hồng Y là người đứng đầu tất cả các giáo tỉnh của một
quốc gia, gọi là giáo hội địa phương. Tổng Giám mục là tước hiệu dành cho vị
Giám mục cai quản một hay nhiều giáo phận trong một giáo tỉnh. Giám mục giáo
phận là người được trao nhiệm vụ cai quản một giáo phận thực tế. Giám mục là



19

người đứng đầu các Linh mục đoàn. Các Giám mục được quyền bổ nhiệm Linh mục
cũng như Phó tế, cử hành bí tích truyền chức. Các Giám mục giáo phận và Giám
mục đại điện tơng tồ theo lệ thường buộc phải sang Roma, cứ 5 năm một lần, để
viếng hai mộ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ yết kiết Đức Giáo Hoàng và tham
kiến các viên chức Vatican về những vấn đề có liên quan [103,101]. Tập hợp tất cả
các Giám mục giáo phận và Giám mục đại diện tông tòa gọi là hội đồng Giám mục.
Ban thường vụ hội đồng Giám mục gồm:
Giám mục chủ tịch
Một hay nhiều Giám Mục phó chủ tịch
Giám Mục tổng thư ký
Một hay nhiều Giám mục phó tổng thư ký
Ban thường vụ hội đồng Giám mục họp thường kỳ một hay hai lần trong
năm. Khi cần có thể họp bất thường, để phiên họp ban thường vụ có giá trị pháp lý,
cần 2/3 số thành viên hiện diện.
Các Giám mục thánh hóa Giáo hội bằng việc nguyện cầu và hoạt động,
bằng thừa tác vụ rao giảng lời Chúa và ban phát các bí tích. Các vị thánh hóa Giáo
hội bằng gương mẫu của mình, “khơng phải bằng việc thống trị những người thuộc
quyền mình mà là bằng việc nêu gương cho đàn chiên”.
Tổ chức các giáo xứ: Từ đầu thế kỷ thứ II, người ta dùng từ paroikia. Theo
nguyên ngữ Hy-Lạp, paroikia là nơi cư ngụ của những "paroikos”, những kẻ vừa
sống bên cạnh nhau, vừa sống nơi xứ lạ, khơng có quyền cơng dân trong nước mà
họ đang cư ngụ. Vì thế, paroikos được dịch là "khách ngụ cư”. Khoảng thế kỷ IV
trở về sau , tiếng La Tinh và tiếng Hy Lạp trở thành ngơn ngữ chính của Giáo hội
Cơng giáo paroikia được dịch sang tiếng La tinh là paroecia.[56,245], Trong một
thời gian dài (TK IV – XIII ) từ paroecia và dioecesis được dùng lẫn lộn, vừa để chỉ
một giáo xứ do Linh mục cai quản, vừa để chỉ một giáo phận do Giám mục coi sóc.
Xét theo nguyên nghĩa Giáo xứ là cộng đồn tín hữu cư ngụ trong một địa hạt được



20

thiết lập cách vững bền trong giáo phận, nhằm tập họp dân Chúa cùng nhau thi hành
sứ vụ Đức Kitô giao phó, là tế tự tơn thờ Thiên Chúa, học hỏi và loan truyền Tin
Mừng, thực thi bác ái cộng đồng trong Giáo hội cũng như trong xã hội. Việc chăm
sóc mục vụ giáo xứ được Giám mục giáo phận uỷ thác cho Linh mục chính xứ (x.
SL Tơng đồ Giáo dân, số 10, 26; Giáo luật, điều 515, 518).
Theo tổ chức của Giáo hội, giáo dân cũng được quy tụ theo các cấp hành
chính là giáo phận, giáo xứ. Yếu tố quan trọng để thành lập giáo xứ là phải có một
số bổn đạo cư ngụ gần nhau dù chỉ tới năm mươi người. Tên gọi của giáo xứ là tên
của vùng miền đó, hay tên của một vị Thánh mà cộng đoàn ấy chọn làm bổn mạng.
Đứng đầu giáo xứ là Linh mục chánh xứ. Trong giáo xứ còn phân chia cấp nhỏ hơn
như giáo họ, giáo khu, giáo xóm. Đó là những người Cơng giáo sinh sống với nhau
tại một khu vực dân cư (thơn, làng, xóm). Mỗi giáo xứ đều có ban chức việc trong
họ hay gọi là hội đồng mục vụ giáo xứ là cơ chế gồm những giáo dân thuộc giáo xứ
được mời gọi và tuyển chọn để hợp lực cộng tác với Linh mục chính xứ trong việc
quản trị giáo xứ, tổ chức và điều hành các sinh hoạt mục vụ, xây đắp tình liên đới và
sự hiệp thơng, giải quyết những vấn đề, giải toả những bất đồng, nhằm góp phần
xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn tư tế phụng thờ Thiên Chúa, sống, làm
chứng và loan truyền Tin Mừng, yêu thương và phục vụ cho sự sống và phẩm giá
con người trong bối cảnh văn hoá xã hội ngày nay [x. Giáo luật, điều 536, 537]. Ban
chức việc trong họ chính thức được thành lập từ thế kỷ XVII nhưng là chỉ để giúp
bổn đạo về phương diện tôn giáo thuần t. Bởi vì ngày xưa q ít Linh mục. Dần
dần trong họ có Cha sở, Thầy giảng thì ban chức việc trong họ lúc đó là trung gian
giữa Cha sở và bổn đạo
Các hoạt động chính của giáo xứ: rao giảng và đào tạo: Mở các lớp huấn
giáo dạy giáo lý, trường học, giữ gìn truyền thống Cơng giáo, truyền giáo cho người
chưa biết đạo



21

Phụng tự và cử hành các bí tích thơng thường. Phụng tự là cử hành các
nghi lễ Kitô giáo. Cử hành các bí tích thơng thường là được thay quyền Giáo hội
ban các bí tích như: Rửa tội, thêm sức, thánh lễ, hôn phối, giải tội.
Thực hiện các công việc bác ái từ thiện: chăm sóc bệnh nhân, mở các
trung tâm từ thiện, chăm sóc người nghèo. Cộng tác với xã hội nhằm phát triển
cộng đồng: Hợp tác với xã hội, với tôn giáo bạn trong các dự án phúc lợi xã hội
Tổ Chức hội – đồn: Hội đồn Cơng giáo là một trong những hình thức tổ
chức tập hợp quần chúng rộng rãi, đa dạng với các tên gọi khác nhau thu hút tín đồ
ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ tham gia. Giáo dân ai cũng có thể gia nhập vào một hay
nhiều hội đồn thích hợp với mình tùy theo tâm, sinh lý lứa tuổi, giới tính, nghề
nghiệp... Việc gia nhập các hội đồn Cơng giáo vừa đáp ứng được nhu cầu sống đạo
của mỗi tín đồ, vừa thể hiện được sự liên kết, gắn bó cao trong sinh hoạt tôn giáo,
phù hợp với phong tục tập quán và cũng đáp ứng được với đặc điểm của lễ nghi
Cơng giáo là phải được biểu hiện ra ngồi bằng các hình thức phụng tự khác nhau.
Các hội đồn được thành lập dựa trên nhiều tiêu chí. Có thể kể đến các tiêu chí như
sau:
Tiêu chí về tuổi : có các hội đồn thiếu nhi thánh thể, giới trẻ và giới cao
niên. Các giới này tuỳ tính chất sẽ có những sinh hoạt cụ thể và phù hợp. Hội đoàn
thiếu nhi thánh thể thường sinh hoạt vào ngày Chúa nhật. Trong giai đoạn này các
em sẽ được học các lớp giáo lý để lãnh nhận các bí tích: Thánh thể, hoà giải, thêm
sức. Giới trẻ và cao niên thường sinh hoạt vào một ngày quy định trong tháng, tuỳ
theo mỗi giáo xứ. Các hội đồn này đều bình đẳng với nhau, khơng có quyền hành
trên nhau.
Tiêu chí về giới : Giới nữ , có các hội đồn giới trẻ con Đức Mẹ, hiệp hội
Thánh Mẫu, các bà mẹ Công giáo. Giới nam, có các hội đồn liên minh Thánh Tâm,
giới gia trưởng. Các hội đoàn này được thiết lập nhằm cổ vũ và duy trì đời sống

cơng giáo trong gia đình và giáo xứ.


22

Tiêu chí sở thích: có các hội đồn như, ca đoàn, hội bác ái, hội cầu
nguyện, lễ sinh.Ca đoàn và lễ sinh là hai hội không thể thiếu trong bất kỳ nhà thờ
Công giáo nào. Quy tụ những giáo dân thích đem lời ca tiếng hát của mình để
phụng vụ cộng đồn. Và các cháu thiếu nhi có ý nguyện muốn giúp Linh mục trong
khi cử hành các thánh lễ. Hội bác ái quy tụ những người tự nguyện thích làm công
việc bác ái xã hội hay giúp đỡ những người bệnh tật, neo đơn, nghèo khổ trong giáo
xứ
Tổ chức gia đình: Gia đình Cơng giáo cũng như các gia đình khác ở Việt
Nam bao gồm các thành viên gắn bó với nhau bằng quan hệ hơn nhân và huyết tộc.
Gia đình Cơng giáo bàn thờ thường được bài trí ngay gian giữa ngay lối cửa ra vào
hay ở một phía tường nhà. Nhà nghèo thì bàn thờ đơn sơ. Nhưng nhà khá giả bàn
thờ rất sang trọng, cũng sơn son thiếp vàng, chạm trổ cầu kỳ, tượng ảnh quý giá. Có
nhà cịn làm hang đá hay đặt tượng lớn trước sân hay trên mái thượng. Gia đình
Cơng giáo thường đơng thành viên hơn các kiểu gia đình khác vì ai cũng có thêm 1
hay 2 bố mẹ đỡ đầu (bố mẹ thiêng liêng) khi Rửa tội hay chịu phép Thêm sức. Mà
quan hệ này cũng gắn bó, ràng buộc như bố mẹ đẻ .Các gia đình Cơng giáo ln
chọn mơ hình “Thánh gia” là hình mẫu lý tưởng sống.
Các gia đình Cơng giáo thường tổ chức đọc kinh chung vào buổi tối.
Ngay từ thế kỷ XVII, các bổn đạo đã có thói quen đọc kinh sớm tối, mỗi buổi kinh
có thể kéo dài 30 phút. Các nghi lễ vịng đời của người Công giáo luôn kết hợp giữa
nghi lễ Cơng giáo và nghi lễ truyền thống. Ví dụ ngày mất của cha mẹ, ông bà lại
được tổ chức rất trọng thể hàng năm với nhiều thủ tục từ việc xin lễ cầu nguyện,
đọc kinh ở nhà thờ đến mời anh em, hàng xóm tới dự tiệc giỗ ở nhà để đọc kinh.
Văn hóa ứng xử Cơng giáo là một loại hình đặc thù của thành tố văn hóa ứng
xử, đó là tồn bộ những giao tiếp, hành vi, thói quen sinh hoạt trong đời sống tôn

giáo
Ứng xử với Thiên Chúa và các Thánh :Trong đời sống tâm linh tín đồ Cơng
giáo Sài Gịn tơn thờ một Thiên Chúa duy nhất. Thờ phượng và kính mến Thiên


23

Chúa trên hết mọi sự đó là giới răn đầu tiên trong thập giới. Vị Thiên Chúa này
trong kinh thánh được gọi với nhiều danh xưng khác nhau là Đức Giavê, Đức
Chúa, Chúa Cha nhưng danh xưng quen thuộc của người Công giáo Việt Nam là
Thiên Chúa. Họ lắng nghe và thực hành lời Chúa. Chuyên cần cầu nguyện. Cầu
nguyện chính là cuộc gặp gỡ và đối thoại thân mật với Thiên Chúa.
Mỗi gia đình người Cơng Giáo Sài Gịn thường có giờ cầu nguyện chung, qua
từng bữa ăn, họ khơng chỉ cám ơn Chúa cho của ăn mà cịn cầu xin cho những
người nghèo khổ cũng có của ăn như họ… cũng như giờ đọc kinh chung buổi tối.
Như Đức Kitô đã dạy “Thầy bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh
em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở
đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”[Mt 18,1920]. Siêng năng lãnh nhận các bí tích. Bảy Bí tích đều do Chúa Kitơ thiết lập, nói
theo góc nhìn văn hóa, là các nghi lễ mang ý nghĩa “Thần học” với mục đích chuyển
thơng ơn Chúa cho người nhận, thánh hoá và giáo huấn con người. Bảy Bí tích gắn
với 7 giai đọan đời người: thứ nhất là phép rửa tội để tha tội tổ tông và tội riêng
(người lớn), ban ơn Thánh hoá.Thứ hai là phép thêm sức. Thứ ba là phép mình
thánh Chúa.Thứ bốn là phép giải tội. Thứ năm là phép xức dầu bệnh nhân. Thứ sáu
là phép truyền chức thánh. Thứ bảy là phép hôn phối. Khi em bé sơ sinh lãnh Bí tích
Rửa tội, bố mẹ em sẽ chọn một vị thánh bảo trợ cùng với một người cùng giới làm
bố mẹ đỡ đầu. Tên vị Thánh bảo trợ sẽ luôn được đặt trước tên của em suốt cuộc đời
trong các họat động của Giáo hội.
Ngồi việc tơn thờ Thiên Chúa. Người Cơng giáo Sài Gịn cịn thờ kính Các
Thánh. Họ là các nhân vật cụ thể thuộc nhiều thời đại trong lịch sử Giáo hội hoặc
một số ít được Thánh kinh nhắc đến. Quy trình phong Thánh là một bản sắc văn hóa

của Giáo hội Cơng giáo: khi một người Công giáo sống thánh thiện, công trạng rõ
ràng với xã hội và Giáo hội qua đời, Giám mục bản địa sẽ thâu thập chứng cứ về
đời sống của vị ấy, lập hồ sơ đề nghị xin phong Chân phước. Sau khi tun bố mở
án và cơng bố tồn Giáo hội, cần chờ vị ấy làm ít nhất ba phép lạ, các nhà khoa học
độc lập, luật sư sẽ được mời giám định phép lạ, nếu tất cả đồng ý nhận là việc “họ


24

chưa từng thấy” thì thủ tục đầu tiên hồn tất. Giáo hoàng sẽ quyết định ngày và nơi
tuyên phong Chân phước. Tiếp theo là một thời gian điều tra thêm, sau đó, Giáo
hồng sẽ long trọng tơn phong vị Chân phước bên hàng Hiển Thánh.
Người Cơng giáo Sài Gịn trong suốt nhiều thế kỷ qua luôn luôn thể hiện
việc sùng kính Đức Maria một cách đặc biệt, cả ở hình thức bên ngồi lẫn nội dung
bên trong. Hình ảnh Đức Maria hiện diện từ trong gia đình đến nhà thờ, đơi khi cả
nơi gần nhà thờ có đơng người qua lại và dễ thấy (như tượng Nữ Vương Hồ Bình
cuối nhà thờ Chính Tồ Sài Gịn), phần lớn các gia đình Cơng giáo Sài Gịn vẫn
cịn giữ thói quen đọc kinh tối. Lúc đó, cả gia đình qy quần trước bàn thờ đọc
kinh và lần hạt. Trong những kinh thường đọc, có nhiều kinh thuộc về Đức Maria
và hát những bài hát về Đức Maria. Người Cơng giáo Sài Gịn xem Đức Maria như
người Mẹ thiêng liêng của mình, là chỗ dựa về tinh thần, là mẫu gương của họ trong
cuộc sống hằng ngày.
Ứng xử trong sinh hoạt cộng đồng Công giáo: Ứng xử với hàng giáo sĩ :
Hàng giáo phẩm – tu sĩ là những người chăn dắt đoàn chiên. Sứ vụ của người chăn
chiên đòi hỏi phải là người, hiền hậu, có trái tim nhân từ thương cảm. Con chiên nào
đau bệnh thì chữa trị, con nào lạc lối tìm đưa về, con nào bước đi yếu ớt, cõng trên
vai. Những con chiên khoẻ mạnh thì vỗ về... Từ những hình ảnh nhân hậu đó, người
chăn chiên cịn là biểu tượng của sự bình an cho đàn chiên. "Chiên Ta thì nghe tiếng
Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta” [Ga 10, 27-30] Với sứ vụ như vậy các giáo sĩ
có vai trị là “thừa tác viên lời Chúa và là thừa tác viên cử hành các bí tích cho giáo

dân là thầy dạy đức tin cho các bổn đạo” [x .Lm, số 4 -6]. Giáo dân thường vâng
phục những điều các Linh mục đã quyết định với tư cách là thầy dạy. Linh mục
được giáo dân gọi là cha xưng con theo một thế ứng xử kính trọng nhưng thân thuộc
gần gũi. Họ đi lễ hằng ngày và xem Linh mục như người ruột thịt, có những cơng
việc riêng tư họ thường tìm đến Linh mục và xin lời khuyên nhủ từ phía các Linh
mục. Linh mục thường lắng nghe và lưu tâm đến những tâm tư nguyện vọng của
giáo dân. Đối với hàng Giám mục thì sự kính trọng được nhân lên rất nhiều lần so
với Linh mục.


25

Với các nữ tu, giáo dân thường gọi cách trìu mến là “dì” (dì là em mẹ) vì
các nữ tu thường làm những công việc từ thiện hoặc gọi là Soeur
Ứng xử với đồng đạo: Theo nguyên tắc chung là yêu thương nhau như
trong một nhà vì tất cả đều là dân Thiên Chúa có “ Thiên Chúa là Cha, Đức Kitô là
trưởng tử giữa đàn em đông đúc, và có Chúa Thánh Thần là tình u hiệp thơng”
[TCHĐHDC số 10]. Họ hiệp thông với nhau và xem nhau là chi thể của cùng một
thân thể trong tinh thần bác ái và u thương. Người Cơng Giáo Sài Gịn – TP Hồ
Chí Minh cũng đi theo nguyên tắc này, họ như chất keo gắn kết, hiệp thông với
nhau cùng nhau xây dựng xứ đạo – họ đạo. Cùng nhau đi lễ sớm chiều. Cùng sinh
hoạt hội đoàn, là nơi chia sẽ tâm tình, và những cuộc rước kiệu họ cùng nhau đi
trong hàng ngũ. Trong xứ đạo – họ đạo hễ gia đình nào có việc cưới xin, tang ma thì
các tín hữu trong xứ cùng nhau hiệp lực giúp sức.
Có người trong giáo xứ qua đời, khi nghe tiếng chuông sầu của nhà xứ, các
giáo dân dù đang làm gì cũng dừng lại đọc một kinh Lạy Cha để tỏ lòng thương tiếc
một con chiên Chúa mới qua đời. Kế đến, các hội đoàn trong giáo xứ đến đọc kinh
cầu nguyện, phúng điếu người quá cố. Người Công giáo Sài Gịn sống trong một đơ
thị năng động nhộn nhịp, cuộc sống của đô thị luôn tất bật, bận rộn nhưng họ không
sống một cách khu biệt mà luôn mở rộng , giao lưu, học hỏi. Họ hay đến các giáo xứ

lân cận trong giáo phận tham dự thánh lễ, nếu giáo xứ nào gặp khó khăn trong việc
xây, sửa nhà thờ thường kêu gọi sự giúp đỡ của các giáo xứ khác, người Cơng Giáo
Thành phố ln rộng lịng giúp đỡ .
Ứng xử với những người khác đạo: Trước công đồng Vatican II mối quan
hệ giữa giáo dân với người khác đạo có phần nào khép kín hơn. Tuy nhiên, cũng có
một số giáo dân ở khơng ít xứ đạo từ trước cơng đồng Vatican II đã có những mối
quan hệ tốt với người ngoại đạo. Từ năm 1980 trong thư chung của hội đồng giám
mục Việt Nam với đường hướng mục vụ “ sống phúc âm trong lòng dân tộc để
phục vụ hạnh phúc đồng bào” mối quan hệ giữa giáo dân và lương dân thực sự chan
hòa trong tinh thần đối thoại để tìm ra một phương thức tốt đạo đẹp đời. Những


×