PHÒNG GD & ĐT TÁNH LINH CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH ĐỒNG KHO 1 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 16/BC-ĐK1 Đồng Kho, ngày 25 tháng 12 năm 2011
BÁO CÁO
Sơ kết học kỳ I năm học 2010-2011
- Căn cứ nhiệm vụ nămhọc 2010-2011, trường Tiểu học Đồng Kho 1 báo cáo
sơ kết học kì 1 năm học 2010-2011 như sau:
I. Thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua của ngành:
- Trong học kì I, toàn trường tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, toàn trường đã
thực hiện đầy đủ các nội dung của cuộc vận động đề ra.
- Việc thực hiện cuộc vận động “Hai không” được nhà trường tiếp tục thực hiện
trong suốt học kì I. Trong quá trình thực hiện không có biểu hiện tiêu cực nào xảy ra và
đã từng bước khắc phục được bệnh thành tích trong giáo dục
- Việc giáo dục đạo đức nhà giáo được nhà trường phối hợp cùng công đoàn tổ
chức thực hiện thường xuyên. Trong thời gian qua không có cá nhân nào vi phạm đạo
đức nhà giáo. Bên cạnh đó, việc tôn trong nhân cách của người học cũng được toàn
trường thực hiện nghiêm túc. Không có tình trạng xâm phạm danh dự và thân thể học
sinh trong nhà trường.
- Việc triển khai phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
được nhà trường triển khai ngay từ đầu năm học. Tất cả các nội dung của phong trào đã
được nhà trường triển khai một cách đồng bộ theo đúng hướng dẫn của lãnh đạo các cấp.
Trong đó nội dung vệ sinh môi trường, trang trí lớp học được nhà trường triển khai khá
tốt và đã đem lại những hiệu quả tích cực
II. Thực hiện kế hoạch giáo dục và kế hoạch thời gian năm học:
1. Thực hiện kế hoạch giáo dục:
1.1. Đối với các trường, lớp dạy học 1 buổi/ngày:
-Trường triển khai và thực hiện nghiêm túc kế hoạch dạy học theo quy định
của bộ (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 05/5/2006) và hướng dẫn của
Sở (Công văn 157/SGD&ĐT ngày 28/8/2006). Ngoài ra nhà trường tổ chức môn
học tự chọn tiếng Anh theo sách giáo khoa do nhà xuất bản Giáo dục phát hành.
-Việc thực hiện tích hợp nội dung hoạt động ngoài giờ lên lớp vào các môn
mĩ thuật, thủ công, âm nhạc được duy trì thường xuyên.
1.2. Đối với các lớp dạy học trên 5 buổi/tuần:
-Số lớp: 08 lớp; số học sinh học trên 5 buổi/ tuần: 179 học sinh. Trong đó:
Báo cáo sơ kết học kỳ I, NH 2010-2011
1
+Số lớp, số học sinh học 9- 10 buổi/ tuần: 0
- Công tác tuyển sinh được triển khai cho giáo viên và thông báo cho học
sinh từ đầu năm học, hình thức tổ chức học 8 buổi/ tuần. Phụ huynh tự nguyện đăng
kí cho con em mình tham gia học. Số lớp được mở là 8/14 lớp ở 3 khối lớp (2, 4,
5). Số học sinh không quá 30 em/lớp. Giáo viên dạy lớp 8 buổi/tuần là giáo viên
được xếp loại tốt ở năm học trước và có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng
dạy. Nhà trường tập trung vào dạy Toán, Tiếng việt, TNXH, Nghệ thuật, không có
các môn tự chọn như: Nhạc, chỉ dạy Anh văn cho khối 3, 4 và 5.
- Ngoài việc học và giải quyết các bài tập ở trường, giáo viên còn giới thiệu
thêm 1 số bài tập tham khảo tuỳ theo đối tượng học sinh để các em tham khảo ở
nhà. Chất lượng dạy và học có tiến bộ hơn so với đầu năm. Ban giám hiệu thường
xuyên tổ chức dự giờ, kiểm tra dạy học của 8 lớp này, vì thế chất lượng các lớp 2
buổi/ ngày có khá hơn với các lớp học 5 buổi/tuần cùng khối.
2. Kế hoạch thời gian năm học:
- Căn cứ theo Quyết định 1378/QĐ-UBND ngày 24/6/2010 của UBND tỉnh
Bình Thuận về việc ban hành kế hoạch thời gian năm học 2010-2011, nhà trường
đã lên kế hoạch cho từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Trong đó nhà trường
đã chủ động sử dụng các ngày nghỉ để tổ chức các hoạt động giáo dục một cách có
hiệu quả.
III. Thực hiện chương trình, sách, thiết bị dạy học:
1. Chương trình:
Thực hiện đúng theo chương trình của Bộ, các môn học đảm bảo tính vừa
sức, phù hợp với thực tiễn địa phương theo chuẩn kiến thức, kĩ năng đã quy định.
Việc tích hợp nội dung giáo dục: bảo vệ môi trường, kĩ năng sống, tấm
gương đạo đức Hồ Chính Minh; giảng dạy lồng ghép giảng dạy An toàn giao
thông, y tế học đường được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo đúng theo yêu cầu của
từng nội dung.
Trường tổ chức dạy tiếng Anh (theo sách giáo khoa do NXB Giáo dục phát
hành và thí điểm giáo trình Let
/
Go), mở 8 lớp được 179 học sinh gồm học sinh lớp
3, 4, 5. Nhìn chung học sinh tiếp thu bài tốt, nhớ và biết nói từ ngữ đã học. Học
sinh lớp 5 tiếp thu bài nhanh hơn khối 3,4. Học sinh phát triển kĩ năng nghe nói hơn
so với kĩ năng viết. Giáo viên đã được tập huấn phương pháp giảng dạy và có kinh
nghiệm trong việc dạy ngoại ngữ. Thiết bị, ĐDDH dạy học phục vụ cho môn Anh
văn còn quá ít nên phần nào ảnh hưởng đến kết quả học tập của môn học này.
2.Sách:
Sách giáo khoa của học sinh đều do học sinh mua. Mỗi em đều có đủ sách
các môn theo quy định tại văn bản số 6176/TH ngày 19 tháng 7 năm 2002. Sách
giáo khoa dùng chung được xây dựng từ nguồn sách học sinh nghèo và đóng góp
Báo cáo sơ kết học kỳ I, NH 2010-2011
2
của học sinh do Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh vận động. Số sách này
được đăng ký vào Sổ đăng ký SGK dùng chung, đã cho học sinh nghèo mượn từ
đầu năm học qua giáo viên chủ nhiệm và trả lại vào cuối năm học. Số học sinh
mượn sách giáo khoa: 12/- Tỉ lệ: 3,8%, 100% học sinh đều có đủ sách giáo khoa.
3.Thiết bị dạy học:
+ Thiết bị dạy học lớp 1,2,3,4,5 đã được cấp phát đầy đủ theo danh mục
thiết bị dạy học tối thiểu do Bộ ban hành, bảo đảm đồ dùng và thiết bị dạy học cho
giáo viên. Thư viện trường đã phân phối kịp thời về cho giáo viên sau khi nhận của
Phòng, giáo viên tích cực sử dụng các thiết bị dạy học được cấp.
+ Hàng năm trường có tổ chức làm ĐDDH được đánh giá có chất lượng.
ĐDDH tự làm đã đưa vào sổ đăng ký tài sản để quản lý và được sử dụng thường
xuyên.
+ Trường có 1 phòng để cất giữ thiết bị, có tủ đựng thiết bị. Nhà trường
trang bị mỗi phòng học có 1 tủ đựng thiết bị nên rất thuận tiện cho việc sử dụng.
IV. Đổi mới công tác chỉ đạo dạy học:
1. Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình và đổi mới
phương pháp dạy học:
- Nhà trường quan tâm chỉ đạo việc thực hiện dạy học phù hợp với đối tượng
học sinh trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình.
- Việc tổ chức thao giảng tổ, trường và cụm trường trong năm học này được
tổ chức thường xuyên và đảm bảo đủ về số lượng, đúng về nội dung chương trình.
Quá trình tổ chức các lần dạy thao giảng đã được sự quản lí chặt chẽ của BGH và
trưởng nhóm trong cụm, nội dung tổ chức thao giảng chuyên sâu vào nội dung
chương trình theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và phương pháp thực hiện nội dung
chương trình đó sao cho đảm bảo cung cấp hết các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng
của bài dạy cho học sinh, tạo cho học sinh tham gia vào trong tiết dạy một cách
nhiệt tình, sôi động, tự nhiên và đảm bảo phát huy tính tích cực – sáng tạo của học
sinh. Nhằm tạo cho học sinh tự khám phá, tự phản ảnh, tự điều chỉnh và tự lĩnh hội
kiến thức của mình
2. Đánh giá việc thực hiện đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và
rèn luyện của học sinh:
- Trường triển khai và thực hiện nghiêm túc Quyết định 32/2009/TT-
BGD&ĐT ngày 27/10/2009 và công văn số 3754/SGD&ĐT-GDTH ngày
24/11/2009 về hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh Tiểu học. Trong
quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luện của học sinh theo hướng
khuyến khích tinh thần tự học và sáng tạo của học sinh đồng thời vẫn đảm bảo
được chuẩn kiến thức, kĩ năng.
3. Đánh giá việc khảo sát chất lượng đầu năm học:
Báo cáo sơ kết học kỳ I, NH 2010-2011
3
- Việc khảo sát chất lượng được tổ chức vào đầu năm học. Nhà trường tổ
chức coi và chấm bài kiểm tra nghiêm túc, khách quan. Qua đó, nhà trường chỉ đạo
giáo viên phân nhóm từng đối tượng học sinh để điều chỉnh, xác định phương pháp
dạy học cho thích hợp.
4. Đánh giá việc triển khai chương trình 36 buổi trong hè cho trẻ em
chưa học qua lớp lá để chuẩn bị vào lớp 1.
5. Đánh giá việc thực hiện các biện pháp nhằm giảm tỉ lệ học sinh yếu, khắc
phục tình trạng học sinh bỏ học:
- Ngay từ đầu năm học nhà trường đã bàn bạc và đưa ra kế hoạch phụ đạo
học sinh yếu. Ngoài việc quan tâm giúp đỡ học sinh yếu trong từng tiết dạy, giáo
viên chủ nhiệm ở từng khối lớp có trách nhiệm phụ đạo học sinh yếu của khối mình
theo lịch đã phân công. Học sinh yếu được phụ đạo thêm 2 buổi/tuần có theo dõi
kiểm tra của nhà trường. Bên cạnh đó GVCN còn đưa ra phong trào học tập “Đôi
bạn cùng tiến”, “Vườn hoa điểm 10”. . . Hàng tháng, ban giám hiệu nắm bắt lại số
liệu học sinh yếu của từng lớp, khối để có kế hoạch chỉ đạo kịp thời. Nhờ sự chỉ
đạo của ngành, ban giám hiệu nhà trường và sự nổ lực của giáo viên nên tỉ lệ học
sinh yếu giảm. Cụ thể: Đầu năm, số học sinh yếu là: 60/312 - Tỉ lệ: 19,2%. Đến
cuối học kì 1, số học sinh yếu là: 27/306, Tỉ lệ: 8,8% giảm 10,38% so với đầu năm
học và giảm 1,4% so với cùng kì năm trước..
- Số học sinh có nguy cơ lưu ban đến thời điểm cuối học kì 1 có : 14 em, tỉ
lệ: 4,6% giảm 1% so với cùng kì năm trước. Cụ thể từng khối như sau:
+ Khối 1: 3/62, tỉ lệ: 4,8%, giảm 4,2% so với cùng kì năm trước.
+ Khối 2: 2/65, tỉ lệ: 3,1% giảm 2,2% so với cùng kì năm trước.
+ Khối 3: 2/55, tỉ lệ: 3,6% tăng 0,3% so với cùng kì năm trước.
+ Khối 4: 4/59, tỉ lệ: 6,8% tăng 2,3% so với cùng kì năm trước.
+ Khối 5: 3/65, tỉ lệ: 4,6% giảm 1,3% so với cùng kì năm trước.
6. Đánh giá công tác tuyển sinh lớp 1 theo tinh thần Chỉ thị số 44/UBND
ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh.
Công tác tuyển sinh lớp 1 được thực hiện theo đúng nội dung của Chỉ thị số
44/CT-UBND ngày 11/8/2008. Không có hiện tượng tiêu cực xảy ra.
- Học sinh vào học lớp 1 đã qua mẫu giáo: 60/60 em- Tỉ lệ 100%. Đa số các
em biết nhận diện âm đã học nhưng còn chậm.
7. Dạy học cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt:
7.1. Dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số:
Nhà trường chỉ có 1 học sinh dân tộc thiểu số học các lớp 4. Học sinh này có
mẹ là dân tộc kinh, chính vì vậy các em sử dụng Tiếng Việt thành thạo và chất
lượng học tập vẫn như những học sinh khác trong lớp.
Báo cáo sơ kết học kỳ I, NH 2010-2011
4
7.2. Dạy học cho trẻ em lang thang cơ nhỡ:
- Nhà trường không co shọc sinh lang thang cơ nhở
7.3. Giáo dục học sinh khuyết tật:
- Trường hiện có 7 trẻ khuyết tật được phân loại như sau: ngôn ngữ, vận
động, trí tuệ. Các học sinh này bố trí học hoà nhập ở các lớp 1, 2, 3 và 5. Các lớp
có trẻ học hoà nhập bảo đảm sĩ số dưới 24 học sinh. Nhà trường bố trí các giáo viên
nhiệt tình, thường xuyên quan tâm đến trẻ khuyết tật nhằm giúp đỡ các em trong
quá trình học tập. Chất học tập của một vài em có tiến bộ nhưng còn chậm, còn lại
một số trẻ giáo viên chủ yếu giúp học sinh hòa nhập với các bạn trong lớp.
- Số học sinh khuyết tật học hoà nhập không tham gia đánh giá xếp loại theo
quy định chung: 5/7; tỉ lệ: 71,4%
V. Nâng cao chất lượng PCGDTH và xây dựng trường chuẩn quốc gia:
1. Củng cố, duy trì thành tựu PCGDTH-CMC và PCGDTH ĐĐT:
Địa bàn trường phụ trách có nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn nên nhà
trường đã chủ động phối hợp với các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh hỗ trợ
cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn có đủ các điều kiện tối thiểu để được
đến trường đi học và hoàn thành chương trình cấp tiểu học. Đến thời điểm này
không có học sinh nào bỏ học.
- Công tác thu thập số liệu PCGDTH, CMC được nhà trường triển khai vào
tháng 1 hàng năm thông qua các nguồn như bộ phận Tư pháp xã, trạm Y tế xã, Ban
Dân số- kế hoạch hoá gia đình của xã…Số liệu thu thập được khá kịp thời và chính
xác, đáp ứng tốt cho công tác quản lý trẻ trong địa bàn. Việc quản lí số liệu được
nhà trường duy trì, cập nhật thường xuyên. Công tác thiết lập hồ sơ lưu trữ được
thiết lập một cách khoa học, cập nhật hồ sơ kịp thời, lưu trữ hồ sơ đúng quy định.
Trong tháng 12/2010, qua kết quả kiểm tra của Phòng GD&ĐT, hồ sơ PCGDTH và
CMC của nhà trường được đánh giá tốt.
- Xã Đồng Kho được công nhận PCGDTH ĐĐT từ năm 2003. Hiện nay địa
phương vẫn giữ được chuẩn. Tỉ lệ đạt chuẩn năm sau luôn cao hơn năm trước.
2. Xây dựng trường tiểu học theo chuẩn quốc gia:
- Đến thời điểm này, nhà trường đã đạt mức chất lượng tối thiểu theo Quyết
định số 55/2007/BGD&ĐT ngày 28/9/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
- Theo quyết định số 32/2005/ QĐ- BGD&ĐT ngày 24 tháng 10 năm 2005
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và
đã được Sở GD&ĐT kiểm tra công nhân lại vào tháng 3/2009. Hiện nay nhà trường
tiếp tục phấn đấu được công nhận trường đạt Chuẩn Quốc gia mức độ II. Tuy đã có
nhiều cố gắng nhưng hiện nay nhà trường chỉ đạt được 02 tiểu chuẩn của mức độ
II.
Báo cáo sơ kết học kỳ I, NH 2010-2011
5