Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Sự thích ứng của người dân nhập cư ở vùng miền núi biên giới tỉnh quảng trị hiện nay (trường hợp nghiên cứu khu dự án mô hình bố trí lại dân cư vùng biên giới, khai thác vùng gò đồi xã a dơi, huyện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

PHAN NỮ NGỌC LAN

SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP
CƯ Ở VÙNG MIỀN NÚI – BIÊN GIỚI
TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY
(TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: KHU DỰ ÁN MƠ HÌNH BỐ TRÍ LẠI DÂN CƯ VÙNG BIÊN
GIỚI, KHAI THÁC VÙNG GÒ ĐỒI XÃ A DƠI, HUYỆN HƯỚNG HOÁ, TỈNH QUẢNG TRỊ)

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 02/2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

PHAN NỮ NGỌC LAN

SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP
CƯ Ở VÙNG MIỀN NÚI – BIÊN GIỚI
TỈNH QUẢNG TRỊ HIỆN NAY
(TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU: KHU DỰ ÁN MƠ HÌNH BỐ TRÍ LẠI DÂN CƯ VÙNG BIÊN
GIỚI, KHAI THÁC VÙNG GÒ ĐỒI XÃ A DƠI, HUYỆN HƯỚNG HOÁ, TỈNH QUẢNG TRỊ)

CHUYÊN NGÀNH: XÃ HỘI HỌC
Mã số: 60.31.30



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HỒNG XOAN
Thành phố Hồ Chí Minh – Tháng 02/2011


1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi, đề tài nghiên cứu
này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.
Số liệu được phân tích và dẫn chứng trong đề tài là kết quả nghiên cứu thực
nghiệm của tôi đã tiến hành thực hiện tại khu dự án mơ hình bố trí lại dân cư vùng
biên giới, khai thác vùng gò đồi xã A Dơi, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị vào
tháng 05 năm 2011.

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày

tháng

Tác giả luận văn
Phan Nữ Ngọc Lan

năm 2011


2


LỜI CẢM ƠN
Quyển Luận văn này sẽ không bao giờ được hồn thiện nếu chỉ có sự cố gắng
của riêng bản thân tôi. Những thành quả ngày hôm nay của tơi cịn có sự giúp sức
của các thầy cơ, gia đình và bạn bè xung quanh.
Tơi xin cảm ơn Khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học Huế, Đại
học Huế, Phòng Sau đại học, Khoa Xã hội học của Trường Đại học Khoa học xã hội
và nhân văn Tp. HCM cùng tồn thể Q Thầy Cơ đã tạo mọi điều kiện học tập,
nghiên cứu cho tôi trong thời gian học Cao học cũng như trong thời gian làm luận
văn.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn người hướng dẫn khoa học cho tơi, TS. Nguyễn Thị
Hồng Xoan. Mặc dù cịn nhiều nỗi lo toan riêng, nhưng với tinh thần làm việc rất
nghiêm túc Cô vẫn dành cho tôi sự quan tâm chu đáo và tận tình hướng dẫn. Những
kiến thức, kinh nghiệm và những lời động viên của Cô đã cho tơi sự tự tin cần thiết
để tơi có thể hồn thành luận văn của mình.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Chi cục di dân & Phát triển nông
thôn thuộc Sở Nông nghiệp Phát triển Nông thơn tỉnh Quảng Trị và chính quyền địa
phương nơi tơi tiến hành điều tra thực địa: Uỷ ban nhân dân xã A Dơi, Uỷ ban nhân
dân huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị và tất cả những hộ gia đình trong vùng dự án
mơ hình bố trí lại dân cư vùng biên giới, khai thác vùng gò đồi xã A Dơi đã giúp đỡ
tơi rất nhiều trong q trình lấy dữ liệu ở địa phương phục vụ cho luận văn này.
Tôi cũng không quên cảm ơn những người bạn đã tận tình giúp đỡ trong quá
trình điều tra thực địa, giúp tơi thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng và chính xác.
Trên hết, tơi muốn bày tỏ lịng biết ơn đến gia đình và tất cả những người
thân đã ln động viên, giúp đỡ tôi về mặt tinh thần lẫn vật chất để tơi có thể sớm
hồn thành luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2011
Phan Nữ Ngọc Lan


3


MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP………………………………………………………………...7
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI……………………………………………………......7
1.2 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU, KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM
VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………...9
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu………………………………………………………9
1.2.2 Khách thể nghiên cứu………………………………………………………9
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu………………………………………………………...9
1.3 MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI………………………………...10
1.3.1 Mục tiêu chung…………………………………………………………….10
1.3.2 Mục tiêu cụ thể…………………………………………………………….10
1.4 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI……………………..11
1.4.1 Ý nghĩa lý luận……………………………………………………………..11
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn…………………………………………………………..11
PHẦN B:…………………………………………………………………………..12
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………12
1.1 TỔNG QUAN VỀ DI DÂN Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tổng quan về di dân ở Việt Nam…………………………………………12
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu di dân ở Việt Nam………………...14
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về di dân lên các tỉnh miền núi – biên giới ở
Việt Nam…………………………………………………………………...17
1.2 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI…………………………….24
1.2.1 Khái niệm thích ứng………………………………………………………24
1.2.2 Một số khái niệm cơ bản về di dân……………………………………….25
- Di dân
- Nhập cư
- Người nhập cư
1.2.3 Khái niệm nông thôn miền núi……………………………………………28
1.3 CÁC LÝ THUYẾT SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI…………………………..28



4

1.3.1

Lý thuyết tiếp cận…………………………………………………………28
- Lý thuyết cấu trúc chức năng…………………………………………….28

1.3.2 Lý thuyết áp dụng…………………………………………………………29
- Quan điểm về tiến hoá xã hội…………………………………………….29
- Lý thuyết về sự thích ứng trong di dân…………………………………..31
1.4 KHUNG PHÂN TÍCH………………………………………………………..33
1.5 CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU………………………………………..33
1.6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU……………………………………………35
1.6.1 Các phương pháp luận nghiên cứu ……….……………………………...35
1.6.2 Các phương pháp thu thập thông tin…………………………………….36
1.7 CẤU TRÚC LUẬN VĂN……………………………………………………..39
1.8 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI……………………………………………………..39
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, XÃ HỘI VÀ SỰ
THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ Ở VÙNG DỰ ÁN XÃ A DƠI,
HUYỆN HƯỚNG HOÁ, TỈNH QUẢNG TRỊ………………………………….42
2.1 BỐI CẢNH KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA TỈNH QUẢNG TRỊ…42
2.1.1 Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị…………………………42
2.1.2 Tình hình điều chuyển, phân bố lại lao động – dân cư trên địa bàn tỉnh
trong những năm vừa qua......................................................................................43
2.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ, VĂN HOÁ, XÃ HỘI CỦA HUYỆN HƯỚNG HOÁ
2.2.1 Thực trạng kinh tế - xã hội của huyện Hướng Hoá……………………..45
2.2.2 Tình hình định canh, định cư – kinh tế mới ở huyện Hướng Hố..........46
2.3 TÌNH HÌNH KINH TẾ, VĂN HỐ, XÃ HỘI CỦA XÃ A DƠI...................47

2.3.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội xã A Dơi.............................................................47
2.3.2 Tình hình thực hiện chương trình di dân và định canh, định cư trên địa
bàn xã A Dơi (2002 – 2006)………………………………………………………48
2.3.3 Đặc điểm và mục tiêu của dự án mơ hình bố trí lại dân cư vùng biên giới
xã A Dơi………………………………………………………………...................49


5

2.4 THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, XÃ HỘI VÀ SỰ THÍCH ỨNG
CỦA NGƯỜI DÂN NHẬP CƯ Ở VÙNG DỰ ÁN XÃ DƠI……………………50
2.4.1 Thực trạng và sự thích ứng về đời sống vật chất………………………..50
2.4.1.1 Nghề nghiệp - việc làm và điều kiện, tính chất cơng việc………………..51
2.4.1.2 Thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm……………………………………………....64
2.4.1.3 Điều kiện sống và các tài sản, phương tiện sinh hoạt …………………..69
2.4.2 Thực trạng và sự thích ứng về đời sống xã hội…………………………..72
2.4.2.1 Sự tham gia các tổ chức, đoàn thể xã hội và các hoạt động vui chơi, giải
trí…...........................................................................................................................73
2.4.2.2 Việc làm quen với một số các phong tục, tập quán tại nơi ở mới và mối
liên hệ với gia đình, họ hàng ở quê cũ……………………………………………80
2.5 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÍCH ỨNG CỦA NGƯỜI DÂN
NHẬP CƯ…………………………………………………………………………88
2.5.1 Các yếu tố chủ quan……………………………………………………….88
2.5.1.1 Ảnh hưởng của yếu tố độ tuổi…………………………………………….88
2.5.1.2 Ảnh hưởng của yếu tố trình độ học vấn………………………………….90
2.5.1.3 Ảnh hưởng của yếu tố các mối quan hệ xã hội ……………………….....92
2.5.2 Ảnh hưởng của các yếu tố khách quan…………………………………..94
2.5.2.1 Ảnh hưởng của yếu tố các điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội nơi đi và
nơi đến……………………………………………………………………………..94
2.5.2.2 Ảnh hưởng của chính sách di dân trước khi di cư và các chính sách hiện

hành khác…………………………………………………………………………99
- Chính sách di dân trước khi người dân di cư
- Chính sách cho hộ gia đình người nhập cư trong vùng dự án vay vốn
- Chính sách chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất nơng
nghiệp
- Chính sách về đời sống văn hóa - xã hội
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……………………………………..116
I.

Kết luận……………………………………………………………….116


6

II.

Khuyến nghị…………………………………………………………..120

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………….126
PHẦN PHỤ LỤC………………………………………………………………..129
1. Bảng, biểu………………………………………………………………...129
2. Bảng hỏi......................................................................................................149
3. Câu hỏi phỏng vấn sâu…………………………………………………..173
4. Một số hình ảnh minh hoạ cho cuộc nghiên cứu……………………….175


7

PHẦN DẪN NHẬP
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trong lời nói đầu của cơng trình nghiên cứu “Điều tra di cư Việt Nam năm
2004: Những kết quả chủ yếu”, TS. Lê Mạnh Hùng1 đã nhấn mạnh:“Di cư là một
bộ phận hợp thành của biến động dân số và có quan hệ chặt chẽ với nhiều vấn đề
quan trọng của phát triển bền vững”. Hội thảo “Di cư và các vấn đề xã hội có liên
quan trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” do Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội tổ chức với sự hỗ trợ của Quỹ Châu Á (The Asia Foundation)2 cũng đã
khẳng định:“Di cư là yếu tố tất yếu, là động lực tích cực thúc đẩy sự phát triển kinh
tế - xã hội, góp phần phân bổ lại dân cư, chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động, giải
quyết việc làm, xố đói giảm nghèo”3. Chính vì vậy:“Cơng tác di dân ln nhận
được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, chính sách
nhằm thức đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, văn hố, củng cố an ninh quốc
phịng”.
Q trình di dân ở Việt Nam ln gắn liền với lịch sử phát triển kinh tế và xã
hội. Ngay từ những năm 60, Đảng và Chính phủ đã tổ chức di dân đi khai hoang các
tỉnh miền núi phía Bắc. Từ năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, Đảng và Nhà
nước ta tiếp tục tổ chức đưa dân đến các vùng đất hoang hố ở Tây Ngun, Đơng
Nam bộ... để giải quyết lương thực, thực phẩm và phát triển các vùng kinh tế mới.
Sau Đổi mới, luồng di cư có sự thay đổi, chủ yếu từ nơng thơn ra đô thị nhưng di cư
từ nông thôn đến nông thôn đặc biệt là đến vùng nông thôn miền núi vẫn chiếm một
vị trí quan trọng trong chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Tuỳ từng giai đoạn lịch
sử cụ thể mà Nhà nước ta đã có những chính sách di dân phù hợp nhằm đạt hiệu quả
cao nhất. Đầu thập kỷ 90, Chính phủ đã ban hành quyết định 116/HĐBT với nội

1

Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê
Hội thảo diễn ra tại Hà Nội tháng 03 năm 2007
3
Trần Lan Phương – Agroinfo, Hội thảo "Di cư và các vấn đề xã hội có liên quan trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế",05/04/2007,www.ipsard.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=1453 - 46k

2


8

dung di dân theo vùng dự án, đầu tư tập trung trọng điểm đồng bộ, thay thế cho các
chính sách về di dân xây dựng các vùng kinh tế mới vào đầu thập kỷ 1980 có địa
bàn nhập cư chủ yếu là Tây Nguyên, Đông Nam bộ.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã chú trọng đầu tư các chương
trình, dự án nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng đặc biệt khó
khăn, vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa. Dự án mơ hình di dân lên biên giới, khai
thác vùng gị đồi tại xã A Dơi, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị được triển khai
năm 2005 là nhằm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho vùng đặc biệt khó khăn và
vùng biên giới, đáp ứng yêu cầu củng cố an ninh - quốc phòng vùng biên giới và
các vùng xung yếu trên toàn tuyến biên giới Việt – Lào, tạo ra sự đột phá mới trong
quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia, Chương trình mục tiêu của
Tỉnh để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tồn vùng nhằm thực hiện
có hiệu quả Quyết định 190/2003/QĐ – TTg ngày 16/9/2003 của Thủ tướng Chính
phủ về chính sách di dân thực hiện quy hoạch, bố trí dân cư giai đoạn 2003 – 2010
và Nghị quyết 05 Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Trị khoá
XIII về phát triển kinh tế - xã hội miền Tây đến năm 2010. Trên cơ sở đó đúc rút
những kinh nghiệm nhằm nhân rộng mơ hình ra tồn tỉnh và cả nước.
Tuy nhiên, để xem xét mơ hình liệu có hiệu quả khi được triển khai tại địa
bàn này của Tỉnh hay khơng? Nó đã thực sự khai thác hiệu quả nguồn lực lao động
của những người dân nhập cư hay chưa và có nên chăng sẽ là mơ hình chuẩn để
nhân rộng ra cả nước? Muốn tìm câu trả lời cho điều này, trước hết cần có sự hiểu
biết về đời sống kinh tế và xã hội của người dân nhập cư tại địa bàn hiện nay, những
thuận lợi và khó khăn mà những cá nhân và gia đình người nhập cư gặp phải tại nơi
ở mới, đặc biệt là sự thích ứng của họ đối với môi trường mới ở nơi đến.
Việc tìm hiểu sự thích ứng của người dân nhập cư ở địa bàn này sẽ giúp cho

các nhà lập chính sách nắm được khả năng thích ứng của người dân nhập cư ở vùng
miền núi - biên giới tỉnh Quảng Trị. Từ đó, xây dựng và thực hiện các chính sách
phát triển vùng nhằm hỗ trợ cho người dân nhập cư có được những điều kiện tốt
nhất để sớm thích ứng với cuộc sống ở nơi đến. Một khi người dân nhập cư có “an


9

cư, lạc nghiệp” thì mới có thể đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế kết hợp với việc
nâng cao đời sống văn hoá, đáp ứng yêu cầu củng cố an ninh - quốc phòng vùng
biên giới và các vùng xung yếu trên tồn tuyến biên giới Việt – Lào.
Chính vì tầm quan trọng và thiết yếu của vấn đề đã thúc đẩy tác giả thực hiện
đề tài tìm hiểu “Sự thích ứng của người dân nhập cư ở vùng miền núi - biên giới
tỉnh Quảng Trị hiện nay” với mong muốn sẽ góp phần cung cấp thêm những luận
điểm khoa học cho việc đánh giá khách quan về thực trạng và hiệu quả của mơ hình
dự án tại địa bàn nghiên cứu trong bối cảnh phát triển hiện nay ở tỉnh Quảng Trị nói
riêng và Việt Nam nói chung.
1.2 ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu sự thích ứng của người dân nhập cư ở vùng miền núi - biên giới
tỉnh Quảng Trị hiện nay.
1.2.3 Khách thể nghiên cứu
- Những người dân thuộc hộ gia đình nhập cư ở vùng biên giới xã A Dơi,
huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị.
1.2.3 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian và khách thể nghiên cứu: đề tài nghiên cứu được giới hạn
thực hiện tại một địa bàn nghiên cứu trọng điểm: xã A Dơi, huyện Hướng Hố, một
xã thuộc diện đặc biệt khó khăn thuộc vùng miền núi - biên giới tỉnh Quảng Trị.
Năm 2005 Tỉnh đã thực hiện dự án mơ hình bố trí lại dân cư và di dân lên vùng biên
giới xã A Dơi. Đây là một dự án điểm của cả nước nhằm thực hiện quy hoạch bố trí

dân cư theo Quyết định 190/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ
tướng Chính phủ. Trong mơ hình dự án có 160 hộ, trong đó: 95 hộ di dân từ các xã
vùng đồng bằng lên (từ huyện khác đến) và sắp xếp lại 65 hộ dân của đồng bào dân
tộc thiểu số vào vùng dự án (từ các thôn, bản khác trong cùng huyện, được xem là
di dân nội vùng).
Khách thể của cuộc nghiên cứu là những người dân (chủ hộ hoặc vợ /chồng
của chủ hộ) tuổi từ 15 - 60 đối với nam và 15 - 55 đối với nữ thuộc các hộ gia đình


10

di cư, di chuyển từ huyện, thôn, bản khác trong Tỉnh đến vùng dự án từ năm 2005
đến nay đã cư trú ở nơi điều tra liên tục từ 6 tháng trở lên để đảm bảo đánh giá được
tính thích ứng của họ ở môi trường mới.
1.3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.3.1 Mục tiêu chung
Thông qua việc kết hợp các cách tiếp cận, đề tài tập trung nghiên cứu sự
thích ứng về đời sống kinh tế và xã hội của người dân nhập cư ở vùng miền núi biên giới tỉnh Quảng Trị. Để đạt được mục tiêu chung trên, nghiên cứu sẽ có ba mục
tiêu cụ thể.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Thứ nhất, mơ tả về thực trạng và sự thích ứng của người nhập cư tại địa bàn
nghiên cứu:
- Những đặc điểm và sự thích ứng về đời sống vật chất của người dân nhập
cư như: nghề nghiệp, việc làm, điều kiện làm việc: nơi làm việc, thời gian làm việc,
khoảng cách giữa nơi ở và nơi làm việc, tính chất công việc. Các điều kiện về nhà ở,
thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, phương tiện sinh hoạt và các tài sản khác…
- Những đặc điểm và sự thích ứng về đời sống xã hội của người dân nhập cư
như: các hoạt động vui chơi, giải trí, việc “nhập gia” các phong tục, tập quán, việc
tham gia vào các tổ chức, đoàn thể xã hội ở nơi đến, mối liên hệ với gia đình ở nơi ở
cũ.

Thứ hai, tập trung phân tích những yếu tố tác động đến sự thích ứng này. Cụ
thể:
- Những yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến sự thích ứng của người
dân nhập cư ở địa bàn nghiên cứu.
+ Các yếu tố chủ quan gồm: độ tuổi, trình độ học vấn, các mối quan hệ xã
hội của họ.
+ Các yếu tố khách quan gồm: các điều kiện kinh tế - văn hoá – xã hội tại nơi
đi và nơi đến, các chính sách di dân và các chính sách hiện hành khác của
các cấp chính quyền.


11

Thứ ba, dựa vào kết quả nghiên cứu, phân tích hiệu quả và hạn chế của các
chính sách dành cho người nhập cư ở địa bàn, sự thích ứng từ phía bản thân người
dân để đề xuất các khuyến nghị và giải pháp giúp các nhà quản lý, hoạch định chính
sách có cơ sở xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển vùng nhằm hỗ trợ
cho người dân nhập cư có được những điều kiện tốt, giúp họ sớm thích ứng với
cuộc sống ở nơi đến.
1.4 Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1 Ý nghĩa lý luận
Đề tài được thực hiện dựa trên việc vận dụng các lý thuyết và cách tiếp cận
trong nghiên cứu xã hội học, cũng như sử dụng các phương pháp điều tra xã hội. Đề
tài được nghiên cứu sẽ làm tài liệu tham khảo về lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu cho các nghiên cứu thực nghiệm về sự thích ứng của người dân nhập cư, đặc
biệt là nhập cư có tổ chức ở địa bàn nơng thơn miền núi.
1.4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Di cư không đơn thuần chỉ là vấn đề của mỗi một cá nhân, mỗi một gia đình
riêng lẻ mà di cư cịn có tác động đến sự phát triển ổn định, bền vững cả của một
quốc gia, dân tộc. Do đó, đề tài này sau khi thực hiện sẽ cung cấp một bức tranh

tổng quát về đời sống kinh tế và xã hội của người dân nhập cư ở vùng biên giới tỉnh
Quảng Trị, những thuận lợi và khó khăn họ gặp phải trong trong quá trình thích ứng
với cuộc sống hiện tại, đặc biệt là sự thích ứng của họ đối với mơi trường mới ở nơi
đến. Đề tài sẽ góp phần đưa ra các kiến nghị và giải pháp thích hợp giúp các nhà
quản lý, hoạch định chính sách xây dựng và thực hiện các chính sách phát triển
vùng nhằm hỗ trợ cho người dân nhập cư có được những điều kiện tốt, giúp họ sớm
thích ứng và ổn định cuộc sống ở nơi đến để phát huy được những tiềm năng của
mình.
Bên cạnh đó, thơng qua việc đánh giá sự thích ứng của người dân nhập cư ở
đây, có thể đưa ra những nhận định về hiệu quả của mơ hình khi được triển khai tại
địa bàn này của Tỉnh từ chính kinh nghiệm thực tế của người dân nhập cư để đề
xuất có nên nhân rộng mơ hình này ra cả nước hay không.


12

PHẦN B
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1.1 TỔNG QUAN VỀ DI DÂN Ở VIỆT NAM VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tổng quan về di dân ở Việt Nam
Di cư ở Việt Nam không phải là một hiện tượng mới mà đã xảy ra từ thời xa
xưa. Các tài liệu cho thấy ở nước ta hiện tượng di cư có định hướng đã xuất hiện từ
cuối thế kỷ thứ X. Hiện tượng này không diễn ra thường xuyên liên tục mà được
thực hiện từng đợt do nhà nước qn chủ điều hành vì mục tiêu chính trị quân sự là
chủ yếu (Đặng Thu, 1994). Nghiên cứu quá trình di cư người Việt trong giai đoạn
này, các tác giả đã đưa ra các dạng thức di cư như sau: di cư lan toả trên bề mặt lãnh
thổ, di cư về phía Nam và các luồng nhập cư từ ngoài vào đất nước của người Việt
- Di cư theo hướng lan toả nội bộ: Do sự khác biệt về môi trường sinh thái
giữa vùng đồi núi và đồng bằng cộng với những tác động về văn hố, chính trị của

mỗi vùng đã dẫn đến sự phát triển không đồng đều giữa cư dân miền núi với đồng
bào miền xuôi. Miền xuôi phát triển nhanh về mọi mặt trong khi đó miền núi phát
triển chậm và tự thủ trước sự quản lý của nhà nước quân chủ tập quyền dẫn đến
hiện tượng di chuyển dân cư theo hướng lan toả. Hiện tượng di cư lan toả được diễn
ra theo ba hình thức:
+ Di cư nhằm mục đích khai hoang, lập thành những tụ điểm dân cư mới.
Điển hình nhất là di cư theo hướng chiếm lĩnh đồng bằng ven biển.
+ Di cư theo hướng lập những điền trang của vương hầu thời Trần.
+ Di cư hướng về kinh đô – trung tâm của đất nước.
Mỗi hình thức di cư đều có sự khác nhau về mục đích, phương hướng và
quy mô.


13

- Di cư về phía Nam: Từ thế kỷ thứ X, ở nước ta đã xuất hiện hiện tượng di
cư vượt qua Hồnh Sơn, biên giới phía Nam của đất nước. Hiện tượng bắt đầu từ
thế kỷ thứ X và kết thúc vào thế kỷ thứ XVIII.
Từ những năm 60, Đảng và Nhà nước ta coi di dân và phân bố lại dân cư là
một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội cuả đất nước. Có
thể tóm lược một số giai đoạn chính của q trình di dân có tổ chức dưới sự điều
hành của Chính phủ như sau:
Giai đoạn 1960-1975: là thời kỳ xây dựng kinh tế của miền Bắc trong hoàn
cảnh đất nước còn bị chia cắt, Nhà nước đã tiến hành điều động lao động và dân cư
từ các tỉnh đồng bằng sông Hồng, đất chật người đông lên miền núi thuộc các tỉnh
Sơn La, Lai Châu, Hồ Bình ở Tây Bắc và lên các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang,
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Quảng Ninh ở khu vực Đông Bắc. Mục tiêu chủ yếu
của giai đoạn này là phát triển kinh tế nông thôn miền núi ở vùng đất hoang, kết
hợp với phân bố lại dân cư từ vùng đồng bằng đất chật lên miền núi, đồng thời với
mục tiêu đưa người Kinh lên miền núi để làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi.

Giai đoạn 1975-1980: Sau khi nước nhà thống nhất, di dân có tổ chức được
triển khai trên phạm vi cả nước, với hướng di dân chủ yếu là từ Bắc vào Nam. Các
luồng di dân từ Đồng bằng sơng Hồng lên miền núi phía Bắc giảm dần. Mục tiêu
của giai đoạn này là di dân tiếp quản sau khi đất nước được giải phóng. Bên cạnh
dòng di dân theo kế hoạch của nhà nước tới các vùng kinh tế mới cũng đã tồn tại xu
hướng lao động nơng thơn muốn thốt ly ra thành phố nhưng tỷ lệ này rất thấp.
Giai đoạn từ 1981- 1989: Là thời kỳ di dân lớn vào Tây Nguyên và Đông
Nam Bộ, điều dân vào lao động cho các nông, lâm trường quốc doanh cà phê và cao
su là chủ yếu.
Giai đoạn từ 1990 đến nay: Trong giai đoạn này di dân theo kế hoạch của
nhà nước đã có phần chững lại trong khi đó di dân tự do đến các đơ thị, thành phố
lớn có xu hướng tăng nhanh. Tổng cục Thông kê (GSO) năm 2001 đã công bố con
số di chuyển lâu dài gia tăng 1/3 trong thời kỳ từ 1989 – 1999 và 5 năm trước cuộc
Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Theo số liệu của tổng điều tra năm 1999


14

cho thấy gần 4,5 triệu người, chiếm tỷ trọng 6,5% dân số trên 5 tuổi đã thay đổi nơi
cư trú chính thức trong giai đoạn 1994-1999. Di cư đến thành thị chiếm hơn 53%
quy mô di cư, chủ yếu là đến Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Tổng cục thống
kê và UNDP, 2001, trích Dương, 2005). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, trong thời kỳ 2001-2005 đã có khoảng 106.000 hộ (631.000 người) đã tham
gia chương trình di cư có tổ chức, trong đó 90% là di cư nội tỉnh.
1.1.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu di dân ở Việt Nam
Di cư lao động là một hiện tượng thực tế khách quan của quá trình phát triển
xã hội. Dù muốn hay khơng thì hiện tượng di cư trên thực tế đã thúc đẩy quá trình
hội nhập nơng thơn – đơ thị, góp phần thúc đẩy sự phát triển nơng thơn và góp phần
vào sự phát triển kinh tế, công bằng xã hội ở Việt Nam (Tương Lai, 1998; Phương
Tiến, 2000). Bên cạnh đó, một số nhận định vẫn xem di cư như là một vấn đề bức

xúc cần giải quyết, một cái giá phải trả cho sự phát triển, chứ không phải là một yếu
tố tích cực góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội. Do vậy, di cư
lao động luôn là đề tài gây nhiều tranh cãi, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong tài liệu “Chính sách di dân ở Châu Á” do PTS Đỗ Văn Hoà làm chủ
biên. Nhà xuất bản Nơng nghiệp, 1998, đã có bài viết đề cập đến lịch sử di dân có
tổ chức ở Việt Nam.
Cuốn sách này đã tập hợp các bài báo cáo được nghiên cứu công phu của các
đại biểu tham gia hội thảo quốc tế “Chính sách di dân ở Châu Á” trong khuôn khổ
của dự án VIE/95/004 nhằm “Tăng cường nguồn lực xây dựng chính sách di dân
nội địa ở Việt Nam”.
Các tác giả cho rằng, chính sách phân bố lại dân cư và di dân ở các nước có
những giải pháp khác nhau tuỳ thuộc vào yêu cầu từng nước, nhưng có điểm chung
là phát huy các mặt tích cực của các dòng di dân hướng vào các mục tiêu phát triển
kinh tế - xã hội. Học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực về giải quyết vấn
đề di dân là sự cần thiết, gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam trong
việc xây dựng chính sách di dân phù hợp. Cũng với mục đích trên mà UNDP đã hỗ


15

trợ cho Cục Định canh định cư và vùng Kinh tế mới tổ chức cuộc hội thảo và xuất
bản tập tài liệu này.
Những bài viết này là những nghiên cứu mang tầm khu vực. Nó mang lại cho
những đọc giả quan tâm đến vấn đề di dân một tài liệu tham khảo có ích để hình
thành các ý tưởng mới mẻ trong việc xây dựng các chính sách có liên quan đến di
dân phù hợp với giai đoạn phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Hơn nữa, nó cịn
giúp ích cho chúng ta khi học tập kinh nghiệm của các nước trong khu vực về giải
quyết vấn đề di dân, gợi ý cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam trong
việc xây dựng chính sách di dân phù hợp. Tuy nhiên, những nghiên cứu là những

bài viết mang tính chất tham luận nên chưa đề cập nhiều đến các phương pháp
nghiên cứu hay lý thuyết ứng dụng để người đọc có thể hiểu rõ. Ngồi ra, các
nghiên cứu này hầu như tập trung, chú trọng về mặt chính sách, xây dựng chính
sách nhưng chưa quan tâm nhiều đến mảng đề tài sự thích ứng của người dân di cư
sau khi đến nơi ở mới. Đa phần các bài viết còn tập trung nhiều vào vấn đề di cư từ
nông thôn đến thành thị.
Ở bài viết đầu tiên trong tập sách này: “Các mơ hình và chính sách di dân
trong nước tại các nước Đông Nam Á của TS. Martin Brockerhoff” đã giới thiệu
đến người đọc các mơ hình và chính sách di cư trong nước ở Việt Nam qua các thời
kỳ:
Chiến tranh Việt Nam 1954 – 1975 đã được điển hình hố bởi sự di chuyển
từ thành thị về nơng thơn ở phía Bắc một phần để tránh ném bom, và di chuyển từ
nông thôn tới thành thị ở phía Nam một phần để tránh xung đột trong vùng nông
thôn. Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, Chính phủ Việt Nam hình thành rõ
ràng một kế hoạch tái phân bố đến cuối thế kỷ khoảng 1/5 dân số của mình nhằm
chặn lại các vấn đề nhận thấy như thất nghiệp tại thành thị và mật độ dân số thấp tại
nông thôn. kế hoạch phát triển 5 năm lần thứ hai (1976 – 1980) ưu tiên cao cho di
cư tới các vùng kinh tế mới ở vùng xa xôi về địa lý, nhiều đến mức 1,5 triệu người
có thể đã tái định cư tạm thời tại các vùng kinh tế mới này trong nửa cuối của thập
kỷ 70, (Theo Forbes và Thrift 1987). Các kế hoạch phát triển nhiều năm liên tục để


16

tái định cư dân số (ví dụ, 2 triệu người giữa 1988 đến 1991) từ vùng đồng bằng
sông Hồng mật độ dân số cao tới Tây Nguyên và các vùng thung lũng dân cư thưa
thớt. Tái định cư trong phạm vi các tỉnh và các huyện cũng ngày càng phát triển.
Tuy nhiên, nhìn chung các nhà bình luận phương Tây nhận xét rằng, các con
số này không chứng tỏ đã đạt được kết quả về mục tiêu nhân khẩu trong chương
trình tái định cư của Việt Nam. Hầu hết những người mới đến vùng kinh tế mới đã

quay trở lại quê cũ hoặc di cư tới chỗ khác ngay sau khi tới nơi, các thị trấn và các
khu công nghiệp đã từng là thành thị được xếp loại là các vùng nông thôn (
Bainister, 1993). Một ý kiến phê phán sự di chuyển không tự nguyện dân số “dư
thừa” bằng việc thúc đẩy hàng loạt người thuộc tầng lớp kinh doanh (gồm cả người
Hoa) rời khỏi các thành phố phía Nam ở cuối thập kỷ 70 đầu thập kỷ 80 đã khơng
những khơng làm giảm mật độ đơ thị hố mà cịn khơng thu hút được dân cư vào
các vùng nông thôn (Debarats, 1987).
Bắt đầu của Đổi mới cải cách kinh tế năm 1986, số lượng lớn người di cư từ
các tỉnh kém phát triển vào các tỉnh phát triển tăng nhanh, trái ngược với các mục
đích tái định cư của Chính phủ (Đặng, Goldstein và MCNally, 1997). Khảo sát năm
1994 về người di cư tự phát tại Vũng Tàu cho thấy phần lớn những người di cư đã
tới từ các tỉnh xa ở vùng đồng bằng sông Hồng, nhưng một tỷ lệ lớn đều do yếu tố
“đẩy” từ vùng kinh tế mới bởi kết quả các cơ hội kinh tế và điều kiện văn hoá nghèo
nàn tại các vùng đó (Diệp và Thẩm, 1996).
Qua bài viết này giúp người đọc có thể hình dung ra bức tranh về các mơ
hình và chính sách di dân ở nước ta qua các thời kỳ, ngồi ra, cịn có sự phân tích,
đưa ra ý kiến bình luận của các nhà khoa học về ngun nhân thất bại của một số
mơ hình di dân có tổ chức ở nước ta ở từng giai đoạn. Như vậy, liệu mơ hình di dân
có tổ chức ở nước ta hiện nay, cụ thể là mơ hình dự án điểm về sắp xếp, di dân từ
vùng nông thôn đồng bằng lên vùng nông thôn miền núi biên giới miền Trung Việt
Nam, ở xã A Dơi, huyện Hướng Hố, tỉnh Quảng Trị có sự khác biệt so với các mơ
hình di dân có tổ chức trước đây khơng? Nó sẽ thành cơng hay thất bại? Điều này


17

địi hỏi cần phải có một sự đầu tư nghiên cứu mới có thể đưa ra được câu trả lời xác
đáng.
Ngồi ra, qua tìm hiểu thêm các tài liệu khác cho thấy, mặc dù cho đến nay ở
Việt Nam đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về di cư, đặc biệt là sau đổi mới

nhưng đa số lại tập trung vào việc tìm hiểu và mơ tả q trình di cư từ nơng thơn ra
thành thị mà rất ít cuộc nghiên cứu thực sự tập trung vào chủ đề di cư từ nông thôn
đến nông thôn, từ nông thôn lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới, ổn định vùng
biên giới. Những cuộc nghiên cứu về chủ đề này thường là những nghiên cứu về các
cuộc di cư diễn ra trong thời gian những năm 90 và tập trung vào địa bàn các tỉnh
phía Bắc hay Tây Nguyên còn nghiên cứu về mảng đề tài này tại một địa bàn cụ thể
thuộc vùng miền núi - biên giới ở miền Trung hiện nay thì hầu như vẫn cịn vắng
bóng.
1.1.3 Các cơng trình nghiên cứu về di dân lên các tỉnh miền núi – biên giới ở
Việt Nam
Cơng trình nghiên cứu “Chính sách di dân trong q trình phát triển kinh tế
- xã hội ở các tỉnh miền núi” 4 là một đề tài nghiên cứu độc lập cấp nhà nước mang
mã số ĐLNN – 02/04, do Tiến sĩ Đặng Ngun Anh làm chủ nhiệm.
Đây là một cơng trình nghiên cứu khá tồn diện khi đánh giá về chính sách
di dân trong quá trình phát triển kinh tế -xã hội ở các tỉnh miền núi. Nghiên cứu này
đã chú trọng đến mảng đề tài mà gần đây các nghiên cứu về di dân ít tập trung là
mảng đề tài di dân đến các địa bàn nông thôn, miền núi.
Đề tài nhằm mục đích làm rõ thực trạng di dân trong những năm 1990 trên
phạm vi cả nước, trong đó tập trung chủ yếu vào đánh giá tổng quan các chính sách
di dân được chính phủ phê duyệt (các chính sách được ban hành và thực hiện) theo
các loại hình di dân các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Ngun. Từ đó, đề xuất các
giải pháp chính sách đối với vấn đề di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội
ở các tỉnh miền núi.

4

Đặng Nguyên Anh: Chính sách di dân trong q trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi. Nhà
xuất bản Thế giới. Hà Nội - 2006



18

Nội dung của cuốn sách được trình bày trong năm chương với những thơng
tin và luận điểm về chính sách liên quan đến các loại hình di dân ở miền núi nước
ta. Trong chương đầu, cuốn sách đã cung cấp những khái niệm cơ bản và một số
hướng tiếp cận lý thuyết trong nghiên cứu về di dân. Điều này khơng chỉ giúp cho
tác giả có những cở sở lý luận vững chắc để lý giải rõ ràng cho kết quả nghiên cứu
của mình mà qua đây độc giả có thể tham khảo những cách tiếp cận về lý thuyết
trong nghiên cứu di dân để lý giải các vấn đề liên quan. Phạm vi nghiên cứu của đề
tài được xác định khá rõ, tập trung đi sâu tìm hiểu các loại hình di dân nổi bật ở
miền núi trong những năm 1990, bao gồm di dân ổn định biên giới, định canh định
cư, di dân tự do, di dân kinh tế mới. Trong phần đánh giá tổng quan về các chính
sách di dân ở miền núi có phân tích những mặt được và chưa được trong chủ trương
chính sách đối với di dân và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi; Thực trạng di
dân ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên được đi sâu xem xét với những số
liệu thống kê chính thức được thu thập trên diện rộng về tình hình di dân ở miền núi
phía Bắc và Tây Nguyên. Đánh giá thực trạng di dân, hiệu quả của các chính sách di
dân đối với cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi được xem xét. Trong
phần này, tác giả đã đi sâu phân tích và đánh giá đặc điểm chủ yếu của các cộng
đồng di cư, dựa trên mức độ nhận thức của người dân và cán bộ địa phương, các kết
quả khảo sát mẫu tại 7 tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên được phân tích đánh
giá. Nội dung xây dựng và đổi mới chính sách di dân ở khu vực miền núi được trình
bày trong chương cuối của cuốn sách. Những khuyến nghị chính sách được đề xuất
cụ thể đối với từng nhóm tương ứng với loại hình di dân kinh tế mới, định canh
định cư và di dân tự phát. Đây cũng là 3 hình thái di dân chủ yếu nhất ở miền núi
nước ta, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của khu vực này. Cùng với
các nhóm khuyến nghị chính sách, cuốn sách cịn đưa ra những giải pháp chính theo
hướng đổi mới chính sách di dân nhằm phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội ở các tỉnh miền núi. Lời giải cho bài tốn phát triển nơng thơn miền núi cần
được kiếm tìm trước hết bằng quá trình dịch chuyển dân số - lao động và vai trò của

di dân trong sự nghiệp xố đói giảm nghèo hiện nay.


19

Tuy cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra và có những phân tích sâu sắc về những
ưu và nhược điểm của các chính sách di dân ở miền núi nhưng chủ yếu là những
đánh giá tổng quan các chính sách di dân chứ chưa đi sâu tìm hiểu sự thích ứng của
người dân nhập cư tại vùng đó, có chăng chỉ dừng lại ở mặt thích ứng với các chính
sách mà chưa đề cập đến các mặt khác trong đời sống của người dân ở đây. Địa bàn
nghiên cứu xuyên suốt của đề tài là các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nói
chung tại thời điểm những năm 1990 còn địa bàn miền Trung hiện nay, nơi vẫn có
những luồng di cư như vậy thì trong nghiên cứu này vẫn đang bỏ ngỏ. Đó sẽ là một
mảng đề tài cần có nhiều nghiên cứu để khám phá thêm.
Tóm lại: “Chính sách di dân trong q trình phát triển kinh tế - xã hội ở các
tỉnh miền núi” là một cơng trình có giá trị khoa học về mặt thực tiễn và chính sách,
đưa ra những đề xuất và những khuyến nghị giải pháp cơ bản nhằm mục tiêu thúc
đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi nước ta. Đây là một cơng trình
khoa học nhằm chuyển tải các kết quả nghiên cứu tới những nhà lập chính sách, kế
hoạch và đầu tư, gợi mở những ý tưởng về vùng chủ đề liên quan cho những độc giả
quan tâm trong hoạt động nghiên cứu và đào tạo.
Cũng nằm trong vùng chủ đề nghiên cứu di dân lên các tỉnh miền núi, Trịnh
Thị Quang trên tạp chí Xã hội học số 2 (86) năm 2004 có bài viết “ Chính sách di
dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt Nam”. Tác giả dùng phương pháp
phân tích tư liệu sẵn có từ các văn bản chính sách di dân lao động và phân bố dân
cư miền núi Việt Nam để tiến hành phân tích, đánh giá nhóm chính sách này. Qua
đó, đã tìm hiểu q trình thực hiện các chủ trương chính sách di dân và phân bố dân
cư trong các lĩnh vực chủ yếu của đời sống xã hội như kinh tế, văn hố, xã hội, mơi
trường đồng thời phân tích những điều phù hợp và những điều chỉnh rút ra từ q
trình thực hiện chính sách, những xu hướng, giả thiết về sự phát triển của nhóm

chính sách này trong mối quan hệ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội khác
của nhà nước giai đoạn hiện nay. Từ đó, tác giả đã đưa ra những kết luận và khuyến
nghị sát sao cho vấn đề điều chỉnh nhóm chính sách di dân lao động và phân bố dân
cư miền núi Việt Nam.


20

Theo ý kiến của tác giả thì đây là một báo cáo đóng góp bằng phương pháp
phân tích văn bản chứ khơng phải bằng phương pháp thực nghiệm do đó tác giả đề
xuất đây sẽ là một tham khảo có tính chất gợi ý cho các nghiên cứu khác cùng đề tài
tiến hành phân tích, thẩm định bao quát hơn chủ đề rộng lớn này.
Nhìn chung, bài viết đã nêu bật được lý do tại sao cần phải có những nghiên
cứu về chính sách di dân lao động và phân bố dân cư miền núi Việt Nam. Những
năm gần đây, địa bàn miền núi là nơi thực thi và thẩm định một số lượng lớn các
chính sách nhằm mục tiêu phát triển toàn diện nền kinh tế xã hội. Di dân, phân bố
dân cư và định canh định cư miền núi là một trong những chính sách chủ yếu của ta
thời kỳ đổi mới. Vì vậy, những phát hiện trong bài sẽ giúp các nhà nghiên cứu, các
nhà hoạch định chính sách có cơ sở xem xét và điều chỉnh các chính sách của nhà
nước đối với sự phát triển tồn diện và bền vững của một khu vực có tầm quan
trọng trong chiến lược phát triển quốc gia. Tuy nhiên, trong bài viết chưa thấy tác
giả đưa ra những lý thuyết tiếp cận để làm cơ sở phân tích và bài viết vẫn cịn mang
tính chất chung chung khi đánh giá, phân tích vai trị của nhóm chính sách này.
Thiết nghĩ, nếu những phân tích về vai trị và tác động của chính sách có tính chất
cụ thể hơn, đặc biệt có sự xem xét cả khía cạnh thích ứng của người dân nhập cư
đối với nhóm chính sách này thì khuyến nghị của tác giả sẽ là một bộ giải pháp
mang tính chất đồng bộ và có tính thuyết phục hơn.
Về nghiên cứu những tác động của di dân từ nông thôn đồng bằng lên các
vùng nông thôn vùng núi, tác giả Huỳnh Thị Xuân có bài:“Những ảnh hưởng của
vấn đề di dân nông thôn - nông thôn lên những vùng dân đến định cư ở tỉnh Đắc

Lắc” đăng trong cuốn sách “ Chính sách di dân ở Châu Á” do Đỗ Văn Hoà chủ
biên, nhà xuất bản Nơng nghiệp, 1998.
Ngồi việc khái qt về tình hình di dân ở tỉnh Đắc Lắc với các đặc điểm
như: di dân đến Đắc Lắc diễn ra hết sức sôi động với hai hình thức chủ yếu là di dân
có tổ chức (di dân theo kế hoạch) và di dân không có tổ chức (di dân tự phát – di
dân tự do – di dân khơng có kế hoạch). Bài viết đã mô tả các số liệu rất cụ thể và chi
tiết về kết quả và nguyên nhân của những luồng di dân lên Đắc Lắc. Bài viết cũng


21

nêu lên một thực trạng phổ biến dẫn đến có nhiều nghiên cứu tập trung về vấn đề
này khi nghiên cứu về di dân ở Tây Nguyên là dòng di dân tự do ngày càng ồ ạt,
nhất là vào thời kì 1991 – 1995, đã lấn át dịng di dân theo kế hoạch. Bên cạnh đó,
tác giả đã đưa ra những đánh giá về loại hình di dân ở Đắc Lắc như sau: di dân ở
Đắc Lắc là di dân nông thôn ra nông thôn và nghiên cứu di dân ở Đắc Lắc là nghiên
cứu ảnh hưởng của vấn đề di dân từ nông thôn ra nông thôn đến định cư ở Đắc Lắc
mà thực chất là nghiên cứu ảnh hưởng của di dân ngoại tỉnh (di dân có kế hoạch và
di dân tự do) đến những vùng có tiếp nhận dân kinh tế mới. Trong phần đánh giá
tổng quát về các ảnh hưởng của việc di dân ở tỉnh Đắc Lắc tác giả cũng đã khẳng
định mặc dầu những ảnh hưởng của vấn đề di dân ở Đắc Lắc sẽ có những mặt tích
cực và tiêu cực nhưng: “di dân là một quy luật tất yếu, tồn tại lâu dài ở nước ta, nơi
mà diện tích đồng bằng đất chật người đông, nhiều vùng ở miền núi điều kiện sống
quá khắc nghiệt, trong khi đó có các vùng trên đất nước lại có điều kiện sống khá
thuận lợi – trong đó có tỉnh Đắc Lắc”.
Đây là một tài liệu tham khảo rất tốt cho mảng đề tài di dân từ nông thôn đến
nông thôn lên những vùng miền núi, nhất là đối với những ai quan tâm và có ý định
thực hiện một cuộc nghiên cứu về vấn đề này ở các địa bàn có các điều kiện tương
tự như ở Đắc Lắc. Đây cũng được xem là một gợi ý thú vị cho việc nghiên cứu mơ
hình di dân ở miền Trung bởi vì từ những phân tích về mặt tích cực và tiêu cực của

mơ hình di dân này có thể là những tham khảo bổ ích để nghiên cứu xây dựng các
mơ hình di dân ở miền Trung nhằm hạn chế sức ép di dân đến các vùng đô thị khác
và hạn chế hiện tượng ly hương, khai thác những tiềm năng của nguồn nhân lực tại
địa phương. Tuy nhiên, do cơng trình nghiên cứu này chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu
hình thức di dân ngoại tỉnh đến những vùng nhập cư nên chưa thể thấy hết được bức
tranh toàn cảnh về di dân, chưa đề cập đến đối tượng di dân nội bộ trong tỉnh, và
chưa so sánh giữa những người di dân nội tỉnh và những người di dân ngoại tỉnh.
Nếu bổ sung được điều này thì nghiên cứu sẽ mang tính tồn diện và sâu sắc hơn.
Từ cơng trình điều tra cấp quốc gia “Điều tra di cư Việt Nam năm 2004”,
Tổng cục Thống kê đã công bố một số nội dung chính từ cuộc điều tra này thơng


22

qua một loạt các ấn phẩm với các nội dung phong phú từ những kết quả chủ yếu đến
chất lượng cuộc sống của người di cư, vấn đề di dân và sức khoẻ, di cư và các sự
kiện cuộc sống. Đây là một cuộc điều tra khá toàn diện và có quy mơ lớn nhất từ
trước tới nay điều tra về các vấn đề của di cư Việt Nam. Trong đó có phần trình bày
về di cư lên vùng cao Tây Nguyên. Cuộc điều tra di cư năm 2004 với cỡ mẫu đủ lớn
là một nghiên cứu cấp quốc gia đầu tiên ở Việt Nam, thu thập thông tin về lịch sử di
chuyển và đặc điểm kinh tế - xã hội khác diễn ra trong chu trình sống của đối tượng
điều tra. Mẫu của cuộc điều tra gồm 10.000 cuộc phỏng vấn, 5000 dành cho đối
tượng phỏng vấn là người di cư và 5000 phỏng vấn người không di cư. Phương
pháp chọn mẫu là mẫu cụm nhiều giai đoạn rất chi tiết và cụ thể. Là một ví dụ tốt để
tham khảo cho các đề tài nghiên cứu về di cư. Tuy nhiên cũng cần phải chú ý đến
những hạn chế của thiết kế mẫu trong cơng trình điều tra này:
Mục đích chính của cuộc điều tra là để hiểu biết về di cư và sự khác biệt của
các loại hình di cư, mà khơng nhằm cung cấp các ước lượng đại diện cho một khu
vực địa lý được xác định nào đó. Do đó những kết quả mơ tả của nó vẫn cịn mang
tính chất khái qt chứ khơng đại diện hay phân tích chuyên sâu cho một địa bàn

đặc thù nào. Mặc dù có đề cập đến những đặc điểm di dân ở vùng Tây Nguyên
nhưng chỉ dưới dạng so sánh với các khu vực khác trong nghiên cứu.
Do sơ đồ mẫu tập trung vào những khu vực có tỷ trọng người di cư tạm thời
cao. Điều đó có nghĩa là kết quả có thể đại diện tốt cho các khu vực là nơi đến của
nhiều người di cư tạm thời, dẫn đến cuộc điều tra chỉ thiên về đối tượng di cư tạm
thời mà ít chú ý hơn đến đối tượng là những người di cư lâu dài bởi các dự án di cư
của nhà nước.
Cuộc điều tra di cư năm 2004 là một cuộc điều tra mẫu về tình hình di dân
trong nước đến một số khu vực trọng điểm tiêu biểu cho ba luồng di cư chính đến
các thành phố lớn, khu cơng nghiệp và khu vực nông thôn. Cuộc điều tra đã được
tiến hành ở 11 tỉnh/thành phố và được xếp đại diện cho 5 khu vực. Trong đó có đến
4 khu vực bao gồm các tỉnh, thành nằm ở vùng đồng bằng và đang có sự phát triển
kinh tế mạnh, là các thành phố lớn hoặc các khu cơng nghiệp. Chỉ có một khu vực


23

đại diện cho vùng cao đó là khu vực Tây Nguyên, bao gồm Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc
Nông và Lâm Đồng.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy di cư đến Tây Nguyên có những đặc trưng
khác di cư đến các khu vực khác trong nghiên cứu. Chẳng hạn như khi nói đến di cư
tới khu vực khác thì trong nghiên cứu này có khuynh hướng chú trọng nhiều đến
việc mơ tả kết quả di cư từ nông thôn ra thành thị do tác động của nền kinh tế thị
trường và q trình đơ thị hố và phần lớn là di cư tự phát trong khi đó di cư đến
Tây Nguyên thường là di cư có tổ chức.
Lúc mới đến, chưa đến một nửa số người di cư không gặp phải bất kỳ khó
khăn nào. Chỉ có ở Tây Nguyên, nơi có trên 80% người di cư trả lời rằng họ có gặp
khó khăn, việc điều chỉnh để phù hợp với nơi ở mới sau di chuyển là quan tâm của
đa số người di cư. Trong số những người di cư gặp khó khăn, các trở ngại chính liên
quan đến nhà ở. Đó là điều quan tâm ở tất cả các khu vực trong đó có khu vực Tây

Nguyên. Tuy rằng thông qua những mô tả của cuộc điều tra này đã cho thấy những
khó khăn trong cuộc sống mà người di cư gặp phải đặc biệt là đối với những đối
tượng ở khu vực Tây Nguyên nhưng họ có làm gì để thích ứng với điều đó hay
khơng, đó là những phương thức ra sao thì chưa được làm rõ trong phạm vi cuộc
điều tra này.
Từ những mô tả về đặc trưng của luồng di cư đến Tây Nguyên (di cư đến
vùng cao) chủ yếu là dùng để so sánh với các luồng di cư các vùng khác (các vùng
đô thị công nghiệp) đã được đề cập trong cuộc điều tra này sẽ giúp cho chúng ta có
được sự hiểu biết sơ lược về đối tượng di dân đến Tây Nguyên nhưng mỗi địa
phương sẽ có những yếu tố về điều kiện kinh tế - chính trị - văn hố - xã hội khác
nhau; Chính vì vậy, cần phải có những nghiên cứu về vấn đề này ở các địa bàn khác
như miền Trung, nhằm góp phần cung cấp thêm sự hiểu biết về mơ hình di dân có
tổ chức và làm phong phú hơn mảng tài liệu về vùng chủ đề này.
Từ việc tổng quan những cơng trình nghiên cứu về di dân lên vùng miền núi
– biên giới trên đây đã trang bị cho tác giả có những hiểu biết về lý thuyết và thực
tiễn liên quan đến vấn đề di dân, đặc biệt là di dân lên các vùng miền núi – biên giới


×