Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

TIỂU LUẬN THÀNH TỰU KHOA HỌC KỸ THUẬT TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG
LONG
------ oOo ------

TIỂU LUẬN
TÌM HIỀU NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC - KỸ
THUẬT,
NGHỆ THUẬT HỘI HỌA, KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
CỦA
TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI.
<Học kì 2 năm học 2020 – 2021>

Học phần:

Lịch sử văn

minh thế giới
Giảng viên:

Nguyễn Cảnh

Sinh viên:

Nguyễn Hồng

Tồn
Bích
(0932100777)
Mã sinh viên :

A34408




Lớp:

Lịch sử văn minh

thế giới.1

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................4
I.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH

5

1.

Điều kiện tự nhiên 5

2.

Dân tộc 5

3.

Lịch sử trung quốc qua các triều đại

II.


6

THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
9
1.

Kỹ thuật làm giấy: 9

2.

Kỹ thuật ấn loát:

3.

Kim chỉ nam: 13

4.

Thuốc nổ:

III.

11

15

THÀNH TỰU VỀ NGHỆ THUẬT HỘI HỌA, KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC

CỔ ĐẠI


16

1.

Nghệ thuật hội họa 18

2.

Nghệ thuật Kiến trúc

20


3.

Nghệ thuật Điêu khắc

23

PHỤ LỤC.....................................................................................................25


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

LỜI MỞ ĐẦU
Với những ưu thế nổi vốn có của mình thì Trung Quốc đã
có một nền văn minh vô cùng rực rỡ về nhiều mặt, trong
đó nổit bật như chữ viết, văn học, sử học, khoa học –tự
nhiên...Đặc biệt Trung Quốc rất coi trọng việc giáo dục

con người thể hiện trong việc mở các trường học và tổ
chức các khoa cửtrong các triều đại trước.Với một đất
nước có bề dày về mặt lịch sử,bề rộng về mặt địa lý, ngay
từ thời cổ đại Trung Quốc đã có những phát minh lớn có
tiếng vang và ảnh hưởng đến cả thếgiới, trong đó tiêu
biểu nhất là giấy, la bàn,thuốc nổ...Việc phát minh ra giấy
là một cuộc cách mạng trong truyền bá chữ viết, trao đổi
tư tưởng và phổ biến kiến thứcNhững phát minh đó cho
thấy con người Trung Quốc rất năng động, sáng tạo.
Hơn nữa, suốt 5000 năm tồn tại và phát triển, văn minh
Trung Quốc không chỉ có ảnh hưởng đến các dân tộc châu
Á,mà cịn có những đóng góp lớn cho tiến trình phát triển
của văn minh loài người.Những phát minh lớn của Trung
Quốc trong lịch sử khoa học - kĩ thuật của thế giới. những
phát minh đó đã làm thay đổi bộ mặt thế giới,loại thứ
nhất trên bình diện văn học , loại thứhai trên bình diện
chiến tranh, loại thứ ba trên bình diện hàng hải...Từ một
nước nghèo nàn, lạc hậu thì Trung Quốc đã phấn đấu đi
lên thành một nước có chỉ số phát triển đầu người cao
nhất thế giới. Chính trị từ khủng hoảng đến ổn định.Những
đóng góp của văn minh Trung Quốc cho nhân loại là rất
lớn,chúng ta không thể phủ nhận nó.Thực tế đã cho thấy
điều đó.Ảnh của nền văn minh Trung Quốc là rất lớn,trong
1


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
đó khơng thể ngoại trừ Việt Nam.Việt Nam cần học tập
con người Trung Quốc về sự nhạy bén với thời cuộc,sáng
tạo hơn nữa trong các lĩnh vực.Với những thành tựu đó,

người Trung Quốc hồn tồn có thể ngẩng cao đầu trên
trường quốc tế, ngừơi Trung Quốc có thể tự hào về
con ngừơi và đất nước mình.Trung Quốc xứng đáng để
cả thế giới ngưỡng mộ và học tập.

I.

ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH
1. Điều kiện tự nhiên
Lãnh thổ Trung Quốc thời cổ đại nhỏ hơn bây giờ rất
nhiều. Địa hình Trung Quốc rất đa dạng và phong phú,
phía Tây có nhiều núi và cao ngun, khí hậu khơ hanh,
phía đơng có các bình ngun châu thổ phì nhiêu, thuận
lợi cho việc làm nơng nghiệp.

Trung Quốc có hàng ngàn con sơng lớn nhỏ, nhưng
có hai con sơng quan trọng nhất là sơng Hồng Hà và
sơng Trường Giang (hay sơng Dương Tử). Hai con sông
này đều chảy theo hướng tây-đông và hàng năm đem phù
sa về bồi đắp cho những cánh đồng ở phía đơng Trung
Quốc.

2. Dân tộc

2


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Trung Quốc có nhiều dân tộc nhưng đông nhất là
người Hoa-Hạ. Người Hoa ngày nay tự cho tổ tiên họ gốc

sinh sống ở ven núi Hoa thuộc tỉnh Thiểm Tây và sông Hạ
thuộc tỉnh Hồ Bắc ngày nay. (Dân núi Hoa sông Hạ).

Trung Quốc ngày nay có 56 dân tộc, và 5 dân tộc có
dân số đông nhất là Hán (~1,2 tỉ), Choang (16,1 triệu),
Mãn (10,6 triệu), Hồi (9,8 triệu), H'Mông (8,9 triệu).

3. Lịch sử trung quốc qua các triều đại
Con người đã sinh sống ở đất Trung Quốc cách đây
hàng triệu năm. Dấu tích người vượn ở hang Hoa Hạ Bình Nhưỡng (gần Bắc Kinh) có niên đại cách đây hơn
500.000 năm. Cách ngày nay khoảng hơn 5000 năm, xã
hội nguyên thuỷ ở Trung Quốc bước vào giai đoạn tan rã,
xã hội có giai cấp, nhà nước ra đời.

Giai đoạn đầu, lịch sử Trung Quốc chưa được ghi
chép chính xác mà chỉ được chuyển tải bằng truyền
thuyết. Theo truyền thuyết, các vua đầu tiên của Trung
Quốc là ở thời kỳ Tam Hoàng Ngũ Đế (Phục Hy, Nữ Oa,
Thần Nơng và Hồng đế, Cao Dương đế, Cốc đế, Nghiêu
đế, Thuấn đế). Theo các nhà nghiên cứu, thực ra đây là
giai đoạn cuối cùng của thời kỳ công xã nguyên thuỷ.
3


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

Nền văn minh Trung Hoa cổ gắn liền với vùng lục địa
Đông Á rộng lớn. Cách đây khoảng 50 vạn năm, ở vùng
Chu Khẩu Điếm (về phía Tây Nam thành phố Bắc Kinh
ngày nay) đã có con người sinh sống, được gọi là người

vượn Bắc Kinh (Peking Man). Đó chính là những bầy đồn
người ngun thủy dùng cành cây gậy gộc và các công cụ
đá thô sơ để săn bắt, hái lượm và tự vệ. Người vượn Bắc
Kinh đã biết dùng lửa.

1. Nhà Hạ (TK XXI - XVI TCN)
2. Nhà Thương ( TK XVI - XI TCN)
3. Nhà Chu (TK XI - năm 221 TCN)

Theo sử sách cũ, mỗi triều đại trong Tam Đại đều
được sáng lập bởi một nhân vật kì

tài hoặc bởi

đấng

minh quân hiền đức , nhưng rốt cuộc cả ba triều đại đều
tan rã bởi những hôn quân ám chúa,

hoang

dâm tàn

bạo, ham mê tửu sắc. Ngoài ra, sự suy vi và đi tới diệt
vong của cả ba triều đại đều gắn với vai trò thúc đẩy của
những nhân vật phụ nữ : Nhà Hạ thì có bạo chúa Kiệt và
nàng Muội Hỷ; nhà Thương thì có Trụ Vương và nàng Đắc
Kỷ; nhà Chu thì có Lệ Vương (vua tàn bạo), U Vương (vua
tăm tối) và nàng Bao Tự. Sự thật đó chẳng qua là cái nhìn
lệch lạc của các nhà sử gia phong kiến người thân phận

của những phụ nữ tài sắc hơn người nhưng bất hạnh.
Các nhà sử học hiện đại cho rằng chưa có đủ chứng
tích cụ thể để nghiên cứu tỉ mỉ, kỹ lưỡng nhà Hạ triều đại
mở đầu Tam đại. Tuy nhiên theo những di tích hợp của và
4


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
sách sử cũ thì có thể tin rằng “triều đại” nửa thực nửa hư
này là một giai đoạn mở đầu cho sự xuất hiện chế độ
chiếm hữu nô lệ ở Trung Hoa thời cổ đại.
4. Xuân Thu - Chiến Quốc ( Tây Chu- Xuân Thu Chiến Quốc
năm 770 - 475 TCN)
Đầu TK VII TCN, bồn nước Tề ,Sở, Tấn, Tần thơn tính
gần một số nước nhỏ xung quanh trở thành những nước
mạnh đương thời chiếm cứ bắc đơng lưu vực sơng lớn và
phía tây Trung Quốc.
Cho cuối thời Xuân – Thu, nhiều nước nhỏ bị tiêu
diệt chỉ còn lại 7 nước là: Tề, Sở, Yên,Hàn, Triệu, Ngụy,
Tần ( Chiến Quốc thất hùng).
5. Thời kỳ phong kiến ở Trung Quốc:
Khoảng năm 221 TCN, nước thần tiêu diệt 6 nước
còn lại, lập ra nhà Tần, chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc, mở
ra cục diện thống nhất cho cả vùng Trung Nguyên, mở
đầu thời kỳ phong kiến kéo dài hơn 2000 năm ở Trung
Quốc. Tuy nhiên , nhà Tần sụp đổ quá nhanh, nền thống
trị chỉ duy trì rèn vẹn có 15 năm nhà Tần diệt vong sau
một thời kỳ hỗn chiến giữa các phe phái Trung Quốc lại
được tài thống nhất dưới triều Hán (năm 206 - 220 TCN)
tiếp đó là một loạt các triều đại lần lượt thay thế nhau sau

những cuộc phân tranh giữa các thế lực cát cứ hoặc sự
xâm nhập của ngoại tộc.
6. Ngụy : 220- 265
7. Tấn : 265 - 420
8. Nam - Bắc triều: 420- 581
9. Tùy : 581 - 618
10.
Đường: 618 - 907
11.
Ngũ Đại: 907 - 960
5


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
12.
13.
14.
15.

Tống: 960- 1279
Nguyên: 1271 - 1644
Minh: 1368 - 1644
Thanh: 1644 – 1911

6


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

II.


THÀNH TỰU VỀ KHOA HỌC KỸ THUẬT CỦA TRUNG QUỐC CỔ ĐẠI
Ở lĩnh vực khoa học kĩ thuật, người Trung Quốc đã có
những phát minh to lớn ảnh hưởng đến cả nhân loại.

1. Kỹ thuật làm giấy:
Thứ nhất, kĩ thuật làm giấy – một trong bốn phát minh lớn
của Trung Quốc cổ đại, tính đến nay đã có hai nghìn năm lịch sử.
Trước khi làm được giấy, người ta đã viết trên thẻ tre, thẻ trúc,
phiến gỗ, lụa… những văn bản này nặng nề, cồng kềnh hoặc đắt
tiền, cho nên không thể dung một cách rộng rãi. Trong q trình
nghiên cứu một số ngơi mộ cổ có niên đại Tây Hán (206 TCN –
235 CN) ở Tây An, Cam Túc, các nhà khoa học đã tìm thấy giấy,
có loại thơ ráp có lẽ chỉ dung để gói bọc, có loại trắng mịn, có
thể dung ghi chép. Đến khoảng cuối đời Hán, sử dách đã ghi việc
dung giấy để sao chép Kinh Phật. Tuy nhiên, nguyên liệu làm
giấy ở thời đó vẫn cịn hiếm, giá thành cao, cho nên việc sản
xuất giấy vẫn chưa đáp ứng nhu cầu xã hội.
Cần phải tìm ra một nguyên liệu làm giấy dồi dào hơn, dễ
kiếm do giá rẻ hơn và một kĩ thuật làm giấy tiên tiến hơn. Đó là
một yêu cầu bức thiết của thời đại mà các hoạt động ngôn ngữ
viết đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Thái Luân – người ở thời
Đông Hán (23 – 220) giữ chức Thượng phương lệnh, chuyên quản
việc chế tạo các vật phẩm dung cho triều đình đã dày cơng tìm
tịi nghiên cứu thí nghiệm, cuối cùng đã đáp ứng yêu cầu nói
trên. Ơng dung xơ đay, giẻ rách, lưới đánh cá cũ hỏng.. ngâm
nước cho mủn ra, cho vào nồi nấu rồi đem giã thành bột nhuyễn,
tiếp đó đem thứ bột nhuyễn này dàn thành màng mỏng trên một
tấm mành tre, rồi đem hong cho khô, cuối cùng nhẹ tay bóc lớp
6



A34408 – Nguyễn Hồng Bích
màng mỏng đó ra khỏi mành, thế là thu được một tờ giấy khá
mịn.
Năm Nguyên Hưng thứ sáu thời Hán Hòa Đế (năm 105),
Thái Luân dùng loại giấy này dâng lên triều đình. Cách làm giấy
của ông được phổ biến rộng rãi vì nguyên liệu dễ kiếm, quy trình
sản xuất đơn giản. Thái Luân được phong tước Long Đình Hầu. Vì
vậy, người đương thời gọi loại giấy được chế tạo theo kỹ thuật do
ông phát minh là “giấy Long Đình”
Khoảng từ TK III đến TK IV, giấy hầu như hoàn toàn thay thế
các loại thẻ tre, trúc. Kỹ thuật làm giấy tiếp tục được đổi mới và
nâng cao. Đã xuất hiện nhiều loại giấy có khn khổ rộng hẹp,
độ dày mỏng, màu sắc khác nhau. Nguyên liệu làm giấy được
pha thêm các chất phụ gia làm cho mặt giấy trơn nhẵn, dai bền
hơn, hoặc pha thêm chất hoàng nghiệt (hoàng chủ) để chống
mối mọt, thường được dung để viết những văn kiện quan trọng.
Cũng có những loại giấy chun dung được trang trí thêm các
hình rồng, phượng, hoa lá.. rất đẹp. Đặc biệt, có loại giấy mang
tên rất lạ: “hồn hồn chỉ” (giấy hồn hồn). Đó là loại giấy tái
sinh, dung giấy loại bỏ có chữ làm nguyên liệu chế tạo. Có thể
coi đây là một phát minh quan trọng, có giá trị kinh tế, kỹ thuật
rất lớn trong lĩnh vực sản xuất giấy. Tuy nhiên vấn chưa xác định
được loại giấy này được sản xuất lần đầu vào thời điểm nào.
Người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra giấy, và họ
cũng chính là người tạo ra giấy vệ sinh vào thời nhà Đường.

Nhưng phải đến triều Minh (1368 -1644), giấy vệ sinh mới
thực sự phổ biến, khi nhà vua cho phép sản xuất đại trà loại sản

phẩm này.
7


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Vào thế kỷ IX, người Trung Quốc bắt đầu sử dụng giấy để in
tiền, ban hành dưới dạng hối phiếu. Thương nhân có thể ký thác
tiền của mình tại kinh đơ rồi nhận một chứng chỉ viết trên giấy
để đổi lấy tiền ở các tỉnh.
Những thành phố lớn ở Trung Quốc luôn là nơi sầm uất,
đông đúc và là điểm dừng chân của rất nhiều thương gia, lái
bn từ khắp nơi trên thế giới. Do đó, việc bất đồng ngôn ngữ là
điều không thể tránh khỏi. Đó cũng là lý do mà từ thời nhà Tống
(960-1279), người ta đã dùng giấy để làm thực đơn nhằm giúp
hành khách dễ dàng chọn món.
Kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc trước hết được truyền
sang các nước trong khu vực (Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản),
tiếp đó truyền sang các nước trong Ả Rập (khoảng giữa TK VIII).
TK XII, kỹ thuật làm giấy của Trung Quốc được truyền sang Tây
Ban Nha, rồi từ đó sang một số nước châu Âu khác.

4. Kỹ thuật ấn loát:
Thứ hai, kĩ thuật ấn lốt: Theo sử sách cịn ghi chép, kỹ
thuật ấn lốt đã xuất hiện ở Trung Quốc vào thời

Tùy (581 –

618), cách ngày nay khoảng 1300 năm, và in bằng ván khắc.
Cách in bằng ván khắc có lẽ đã bắt đầu từ việc in dập văn bia
(làm thác bản) và việc sử dụng phổ biến con dấu (ấn chương)

thay cho chữ kí. Vì vậy, Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới
biết đến nghề in sớm hơn các nước phương Tây gần 800 năm.
Đầu TKXX, đã tìm được ở Đơn Hoàng (Cam Túc) bộ kinh Kim
Cang khắc in vào năm 868 (thời Đường). Có thể coi đây là bộ
sách in cổ nhất trên Thế giới còn được bảo tồn đến ngày nay.
Vào thời Tùy – Đường (từ TK VI đến TK X), ở vùng lưu vực
song Dương Tử, tại các thị trấn lớn, đã thấy có những cửa hàng
8


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
dung ván khắc in sách lịch, sách học chữ Hán, tác phẩm thơ ca…
để bán. Đầu TK XII, nghề khắc ván in sách tư nhân ở các tỉnh
Chiết Giang, Phúc Kiến, Sơn Tây rất phát triển… Trước đó, nhà
nước Phong kiến đã tổ chức các cơ sở khắc ván, in sách với quy
mô lớn, tiêu biểu nhất là cơ sở ấn loát thuộc Quốc Tử Giám.
Đương thời, tuy vẫn in bằng ván khắc, nhưng kỹ thuật khắc in đã
được cải tiến, nâng cao rất nhiều. Ngoài sách in hai màu, in
nhiều màu (có 5 loại màu chữ khác nhau để phân biệt chính văn,
chú thích, lời bình giải) cịn có sách in cả chữ lẫn tranh minh
họa…
Từ thời Đường về sau, các sách kinh điển chủ yếu của Nho
Gia hầy như đã được in bằng ván khắc. Thời Ngũ Đại (907 – 960),
130 loại sách kinh điển của Nho gia dã được khắc in. Thời Bắc
Tống (960 – 1127), bộ “Đại Tạng kinh” (kinh điển phật giáo) được
khắc in. Ngoài ra, kinh điển Đạo giáo cũng được khắc in, tiêu
biểu là bộ “Chính Hịa Vạn Thọ Đạo tạng” được khắc in vào thời
Tống Huy Tông.
Vào năm Khánh Lịch đời Tống Nhân Tông (1041 – 1048),
một người thợ làm nghề khắc ván in ở Hàng Châu tên là Tất

Thăng, qua nhiều năm tìm tịi nghiên cứu thử nghiệm đã phát
minh ra kỹ thuật in bằng chữ rời. Tất Thăng dung đất dẻo nặn
thành từng phiến nhỏ vuông vắn, mỗi phiến khắc một chữ (đảo
ngược), xếp vào một khay sắt rồi cho vào lò nung rắn lại. Chữ
bằng đất dẻo cứng rắn đí được xếp theo âm vận, đặt vào các
khay nhỏ để tiện tìm chữ cần dung. Khi in, người ta chọn chữ
theo bản thảo, xếp thành từng trang văn bản vào một cái khay,
chèn cho chặt, phết mực lên mặt chữ rồi in. In xong lại tháo rời
từng chữ ra để xếp in trang khác…
9


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Kỹ thuật in bằng chữ rời vừa nhanh, vừa đỡ tốn công khắc
ván nên được ứng dụng rộng rãi, góp phần thúc đẩy việc truyền
bá tri thức sách vở. Bên cạnh chữ rời bằng đất nung, cịn có chữ
rời bằng gỗ. Bộ sách “Vũ Anh điện tụ trân bảng tùng thư” in vào
năm 1773, gồm hơn 2300 quyển, được in bằng chữ rời gỗ táo.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng sớm đúc được chữ in bằng kim loại
(chì, đồng), in rõ hơn. Nhiều cuốn sách thời Minh – Thanh được in
bằng chữ đồng (sách in đồng bản), chữ nhỏ li ti như con kiến
nhưng vẫn rõ và đủ nét. Kèm theo các trang in chữ, nhiều sách
còn in tranh minh họa, bản in trước khắc bằng gỗm sau được đúc
bằng kim loại nên tranh in sắc nét, rất đẹp.
Trong nghề in của Trung Quốc, ngoài chữ Hán, cịn có nhiều
bộ chữ thuộc ngơn ngữ các dân tộc thiểu số như bộ chữ của
người Duy Ngô Nhĩ (Tân Cương) tìm thấy ở Đơn Hồng có niên
đại vào khoảng TK XIV, hay bộ sách “Tây Hạ văn phật kinh”
(Khắc in bằng bộ chữ rời của người Tây Hạ) có niên đại vào đầu
TK XIV.

Ngay từ thời đường, kỹ thuật ấn loát của Trung Quốc đã
truyền sang Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam và theo con đường
tơ lụa truyền sang Iran, Ai Cập và các nước Ả Rập, rồi tiếp tục
truyền sang Châu Âu. Vào năn 1456. một thợ in người Đức là
Johannes Gutenberg đã dung con chữ rời để in cuốn “Kinh
thánh”. Đó là cuốn sách được in bằng chữ rời sớm nhất Châu Âu,
nhưng so với phát minh và ứng dụng thực tế của Tất Thăng thì
cịn muộn hơn tới 400 năm.

5. Kim chỉ nam:
Kim chỉ nam: Qua việc khai thác kim loại luyện kim, người
Trung Quốc đã sớm biết đến đá nam châm (từ thạch). Sách Quản
10


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Tử, hồn thành vào thời ký Xuân Thu – Chiến Quốc có đoạn viết:
“Trên có từ thạch thì dưới có kim loại”; sách Lã Thị Xn Thu cịn
ghi rõ tính năng của từ thạch: “Từ thạch hút sắt”. Chậm nhất là
vào khoảng Chiến Quốc, người Trung Quốc đã biết đến tính năng
chỉ phương hướng của từ thạch và đã dung từ thạch để chế tạo
một công cụ chỉ phương hướng, gọi là tư nam (dụng cụ chỉ định
phương nam). Sách “Quỷ Cốc Tử”, ra đời vào cuối thời

Chiến

Quốc có ghi: “Người nước Trịnh đi tìm ngọc, tất mang theo tư
nam để khỏi lạc đường”. Sách “Hàn Phi Tử” cũng có viết: “Các
bậc tiên vương đã dung tư nam để xác định bốn phương”. Người
ta dung từ thạch thiên nhiên để chế tạo tư nam. Dụng cụ này

gồm có một khối từ thạch được đẽo gọt thành hình cái thìa, đáy
lồi như vỏ trứng. Đặt cái thìa từ thạch này lên trên một tấm mặt
phẳng hình vng bằng đồng hoặc gỗ phủ sơn, trên đó có vẽ
một vịng trịn chia thành 24 ơ đánh dấu bằng 8can (giáp, ất,
bính, đinh, canh, tân, nhâm, hợi) và tứ duy (càn, khôn, tốn, cấn),
tổng cộng là 24 phương, gọi là địa bàn, phối hợp với thìa từ thạch
nói trên để xác định phương hướng. Đặt thìa từ thạch vào giữa
vịng trịn, đáy lồi của nó sẽ là điểm tựa để cả cái thìa xoay
chuyển, rồi đứng dừng lại, cái cán thìa sẽ chỉ về phương nam.
Vì chế tạo tư nam khá tốn cơng, qua q trình đẽo mài lại
có thể làm giảm thiểu từ tính, xác định phương hướng khơng
chuẩn xác, cho nên không được dung rộng rãi. Đại khái là vào
khoảng Đường (618 – 907), Ngũ Đại (907 – 960) thì kim chỉ nam
và la bàn đã hồn tồn thay thế tư nam.
Kim chỉ nam, một dụng cụ định phương hướng dựa trên cơ
sở tư nam mà sáng chế ra. Cái thìa từ thạch trong dụng cụ tư
nam vốn là từ thạch thiên nhiên đã chuyển thành từ thạch nhân
11


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
tạo. Sắt được chế tác thành phiến mỏng hình thoi nhỏ hơn rồi
mài vào từ thạch thiên nhiên cho nhiễm từ (gọi là kim chỉ nam)
Trong ứng dụng thực tế, kim chỉ nam phải phối hợp với la
bàn (một mặt phẳng có chia 24 ơ, chia phương hướng như địa
bàn của tư nam). Có hai loại la bàn: la bàn nước và la bàn khô.
La bàn nước, ở giữa có một chỗ trũng đựng nước, kim chỉ nam
được xâu qua các phao nhỏ (làm bằng bấc đèn) thả nổi trên mặt
nước. Kim chuyển động rồi chỉ hướng nam. La bàn khô, do la bàn
nước bất tiện, cho nên về sau thay chỗ cho trũng đựng nước là

một cái trụ nhỏ, đầu nhọn như cái đinh. Chính giữa kim chỉ nam
(phiến sắt hình thoi nhiễm từ như đã mơ tả ở trên) có đục một lỗ,
lồng vào đầu nhọn của cái trụ đặt giữa la bàn. Kim chỉ nam sẽ
chuyển động linh hoạt trên đầu trụ đó rồi chỉ về hướng nam. Gần
đây, trong một số ngôi mộ cổ thời Nam Tống (1127 – 1279) có
phát hiện được một tượng nhỏ bằng sứ, tạo thành một người đàn
ông cầm la bàn khô.
Kim chỉ nam sau được phát minh hoàn thiện đã được sử
dụng rộng rãi trong các hoạt động quận sự, đo đạc đất đai, thuật
phong thủy, đặc biệt trong lĩnh vực hàng hải. Nhờ có la bàn,
nghề hàng hải của TQ đã đạt được những bước phát triển mới,
nhiều tàu loại lớn đã thực hiện các chuyến đi đến tận bờ biển
Đông Phi và xa hơn nữa, trong đó, nổi bật nhất là những hành
trình viễn dương cảu Trinh Hòa (1371 – 1433) thời Minh thực
hiện.

6. Thuốc nổ:
Thuốc nổ - một trong bốn phát minh lớn của TQ cổ đại được
thế giới công nhận. Việc tạo ra chất chảy nổ (hỏa dược) là một
12


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
kết quả ngẫu nhiên, ngồi mong muốn của các phương sĩ – đạo
sĩ dày công tu luyện, kiên trì thực hiện thứ thuốc « trường sinh
bất lão », được gọi là kim đan
Trong quá trình luyện đan, họ đã dùng nhiều chất liệu khác
nhau, pha trộn theo những cách thức riêng biệt rồi cho vào lò
nung với nhiệt độ cao. Do ngẫu nhiên, họ đã trộn lưu hồng,
diêm tiêu, than với nhau rồi cho vào lị nung, dẫn đến hiện tượng

bùng cháy phát nổ. Sách « Châu nguyên huyền đạo yếu lược »
chuyên bàn về thuật luyện kim đan, xuất hiện ở thời Đường đã
đưa ra lời cảnh báo : « Có người đem lưu hồng, diêm tiêu, than
mật trộn lẫn với nhau rồi cho vào lò nung, kết quả là cháy sém
cả mặt mũi, phát nổ làm đổ cả nhà » và « diêm tiêu.. khơng được
pha trộn lẫn với lưu hồng rồi cho vào lò nung ! (nếu cứ cố làm)
sẽ lập tức gặp tai họa ». Sách « đan kinh nội phục lưu hoàng
pháp » cũng xuất hiện dưới thời nhà Đường, ghi cách điều chế «
thuốc đen » (thuốc súng) sớm nhất thế giới. Uy lực phá hoại của
thuốc cháy nổ vốn từ thuật luyện kim đan mà ra của Trung Quốc
được dùng trong việc quân. Đến khoảng đầu TK XIII, phát minh
này của Trung Quốc được truyền qua các nước Ả Rập, tiếp đó
chuyển sang châu Âu vào khoảng TK XIV, được cải tiến nhiều lần
và áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh
vực chế tạo đạn dược.

13


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

III.

THÀNH TỰU VỀ NGHỆ THUẬT HỘI HỌA, KIẾN TRÚC VÀ ĐIÊU KHẮC
CỔ ĐẠI

Trong thời kỳ Xuân Thu – Chiến Quốc ở Trung Quốc xuất
hiện nhiều nhà tư tưởng lớn, trong đó có Khổng Tử, người sáng
lập ra Nho gia. Sau ơng có nhiều nhà tư tưởng khác như Mạnh
Tử, Đổng Trọng Thư… đã hoàn chỉnh học thuyết này.

Khổng Tử (551 – 479 TCN) tên thật là Khổng Khâu, tự là
Trọng Ni, người nước Lỗ. Ông sống thời Xuân Thu. Tư tưởng của
ông gồm triết học, đạo đức, đường lối trị nước và giáo dục. Triết
học có thể chi phối mọi mặt của con người. Đạo đức theo Khổng
Tử gắn với các mặt Nhân – Lễ – Nghĩa – Tín – Dũng. Trong đó
quan trọng nhất là Nhân. Hạt nhân đạo lý của Khổng Tử là khái
niệm người qn tử. Ơng đề cao lối sống tơn trọng trật tự xã hội
đồng thời là phù hợp với trật tự thiên nhiên. Khổng Giáo đề cao
lý trí. Nó cung cấp cho nghệ thuật, thơ ca một diện rộng đề tài
về đạo đức xã hội mang nhiều ý nghĩa giáo huấn. Nó hướng con
người vào những hoạ sĩ để khơi phục trật tự xã hội và xây dựng
quốc gia vững mạnh. Người quân tử phải là tu thân, tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ. Mỹ thuật Trung Quốc bị ảnh hưởng của tử
tưởng Nho gia thể hiện ở hai đặc điểm, đó là tính mực thước và
tính đăng đối. Hình tượng các hiền nhân quân tử các hiền nữ…
thường xuất hiện trong mỹ thuật, nhất là ở các lăng mộ đời Hán.
Người đề xướng học thuyết đạo gia là Lão Tử, sống vào thời
kỳ Xuân Thu và Trang Tử là người kế tục. Học thuyết của Lão Tử
lại nặng nề việc giải thích vũ trụ, vạn vật. Ơng cho rằng nguồn
gốc vạn vật, vũ trụ là một vật sinh ra trước trời đất gọi là Đạo. Từ
Đạo mà sinh ra tất cả. Lão Tử còn đưa ra các mặt đối lập trong
thế giới khách quan như cứng – mềm, tĩnh - động, yếu – mạnh…
14


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Đạo vừa là nhịp điệu, vừa là sự chuyển động của vũ trụ, vừa là
cuộc sống vừa là hư khơng. Lão Tử lấy ví dụ về sự thống nhất
của: “có – khơng”. Ơng ví như cái nhà: hình thể là có, nhưng
trong có là khoảng trống không và như vậy mới tạo thành nhà…

Tinh thần này cũng ảnh hưởng đến một thể loại tranh Trung
Quốc. ở loại tranh này khoảng trống nhiều hơn khoảng vẽ màu.
Điều đó tạo ra sự hài hồ, thống nhất gữa có và không. Theo tinh
thần của đạo gia, sự cân bằng giữa các mặt đối lập như tĩnh động (dáng), cứng – mềm (khối), nóng – lạnh (màu sắc), chắc
chắn – chông chênh (thế)… đã tạo ra các kiệt tác mỹ thuật. Phải
chăng những tác phẩm như thế đã mang theo tư tưởng triết học
biện chứng của Lão Tử.
Phật giáo có nguồn gốc từ ấn Độ, vào Trung Quốc từ đầu
công nguyên. Đến đời Đường phát triển thành quốc giáo. Khi vào
Trung Quốc, Phật giáo đã được Trung Quốc hố, vì vậy mang
theo tinh thần và tư tưởng của dân tộc Trung Hoa. Nó gặp tư
tưởng của Đạo giáo và cùng tác động mạnh mẽ đến thơ và hoạ.
Do Đạo phật phát triển, nhiều kiến trúc chùa được xây dựng.
Cùng với kiến trúc Phật giáo là nghệ thuật bích hoạ và điêu khắc
Phật giáo cũng phát triển. Bích họa Đơn Hồng là mảng tranh rất
nổi tiếng của mỹ thuật Trung Quốc, mang tinh thần Phật giáo và
phục vụ cho Phật giáo.
Từ thời cổ đại, ở Trung Quốc đã xuất hiện nhiều trường phái
tư tưởng. Đặc biệt thời Xuân Thu – Chiến Quốc đã diễn ra sự
tranh giành nhau ảnh hưởng giữa các trường phái đó. Tuy vậy,
đối với mỹ thuật ba trào lưu tư tưởng triết học và tôn giáo là Nho
gia, Đạo gia, Phật giáo đã trực tiếp ảnh hưởng và góp phần tạo
nên những đặc điểm của mỹ thuật Trung Quốc.
15


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

1. Nghệ thuật hội họa
Trong mỹ thuật Trung Quốc, hội hoạ là loại hình phát triển

nhất, là loại hình tiêu biểu cho tài năng sáng tạo nghệ thuật của
người Trung Quốc. Hội hoạ còn là sự tổng hợp cao nhất của
những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh quan của người Trung
Hoa. Người Trung Quốc coi hội hoạ là hình thức chân chính duy
nhất và do những người có học, có văn bằng sáng tạo ra. Đó là
các văn nhân, sĩ đại phu. Hội hoạ cổ Trung Hoa được coi là có
nhiều thành tựu rực rỡ và được xếp vào một trong những nền hội
hoạ lớn trên thế giới. Hội hoạ Trung Quốc có truyền thống từ lâu
đời. Bức tranh cổ nhất ở Trung Quốc là bức tranh lụa thời Chiến
Quốc được tìm thấy tháng 2/1949 trong một ngôi mộ ở Hồ Nam.
Tranh rộng 20cm, cao 28cm diễn tả hình tượng người phụ nữ với
trang phục thời Chiến quốc. Trên đầu có hình tượng con phượng
và con rồng đang kịch chiến. Hội hoạ Trung Quốc gồm nhiều thể
loại. Đó là: Tranh phật đạo, tranh sơn thủy (vẽ thiên nhiên, trời
đất, sông núi), tranh phong tục, tranh hoa điểu, tranh thảo trùng,
tranh nhân vật, tranh lầu các, tranh yên mã.
16


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Tranh sơn thuỷ có hai loại: thuỷ mặc sơn thuỷ (vẽ thiên
nhiên sông núi, chỉ bằng mực nho và nước với độ đậm nhạt của
mực mà diễn tả được vạn vật) và thanh lục sơn thuỷ.

Trong

tranh sơn thuỷ có nhiều khoảng trống, Tiêu biểu là hoạ sĩ Vương
Duy hoạ gia đời Đường. Hoạ sĩ Trung Quốc đã rất giỏi khi xử lý
các khoảng trống khiến các vật thể trên tranh như từ đáy sâu bí
ẩn của hư khơng hiện lên. Vì vậy tạo cảm giác mênh mông bao

la của thiên nhiên. Tranh phong cảnh của Trung Quốc ra đời sớm
từ thế kỷ VII và đến thế kỷ VIII thì trở thành trào lưu chủ yếu lấn
át cả loại tranh nhân vật. Sự vật trong tranh sơn thuỷ không
được diễn tả theo xa gần. Họ dùng thiên nhiên làm tỷ lệ (Ví dụ:
người nhỏ hơn nhà, nhà nhỏ hơn núi…) và sử dụng viễn cận theo
lối điểm nhìn di động. Thường được gọi là viễn cận phi điểu hay
tẩu mã. Đến đời Tống tranh thuỷ mặc phát triển với nhiều tên
tuổi hoạ sĩ nổi tiếng và có ảnh hưởng sâu rộng đến các đời sau
như Nguyên – Minh – Thanh. Nhiều bút pháp vẽ tranh sơn thuỷ
cùng với nhiều phái hoạ ra đời như “Ngô phái”, “Hải phái”,…
Tranh thanh lục sơn thuỷ là loại tranh sơn thuỷ vẽ mực đen, điểm
màu xanh lục do hoạ gia Triển Tử Kiên khởi xướng đã để lại nhiều
tác phẩm ảnh hưởng đến đời sau…
Trong cách vẽ của các hoạ sĩ Trung Quốc có hai kỹ thuật,
hay cịn gọi là hai lối dụng bút cơ bản là “công bút” và “ý bút”.
Công bút là lối vẽ công phu, tỉ mỉ, vẽ có đường viền chu vi hồn
chỉnh, tỉa tót tinh vi.. ý bút là cách vẽ gợi tả khái quát, ước lệ, nét
bút thống, hoạt. Cũng có lúc các hoạ gia kết hợp cả hai cách
dụng bút để vẽ tranh.
- Tranh cuốn trục

17


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Là loại tranh được vẽ trên giấy hoặc lụa có gắn trục ở hai
đầu, có thể treo và cuốn. Có Khải Chi là ơng tổ của hội hoạ Trung
Quốc và ông là người mở đầu cho loại tranh này. Ông vẽ rất
nhiều nhân vật, chân dung và phật đạo. Khi vẽ ông chú ý nhất
đến đặc điểm nhân vật và kỹ thuật “điểm nhãn”. Ngoài ra cịn có

Lục Thám Vi và Trương Tăng Dao, ba ơng được coi là tam đại gia
của thời Lục triều. Tranh của các ông mỗi người một vẻ song kết
hợp cả 3 tài năng sẽ được một cách tạo hình hồn chỉnh cho hội
hoạ.
- Bích hoạ Đơn hồng
Ở hang Mạc Cao Đơn Hồng có chiều dài tồn bộ khoảng
1600m, trong đó có hơn 50.000 bản văn thư. Đặc biệt có bích
hoạ của 10 triều đại Tiền Tần, Bắc Nguỵ, Bắc Chu, Tuỳ, Đường,
Ngũ Đại, Tống, Liêu, Tây Hạ, Nguyên chiếm 45.000m2. Nếu nối
liền tất cả các bích hoạ trong hang lại, có thể tạo thành một
hành lang dài 25km. Trong số đó có bức bích hoạ lớn nhất cao
hơn 40m, rộng hơn 30m, bức nhỏ nhất cao chưa đến 1 thước.
Bích hoạ Đơn hồng chủ yếu có nội dung phật giáo, có một phần
ảnh hưởng của bích hoạ ấn Độ. Tuy vậy là bộ tranh của 10 triều
đại nên phong cách rất phong phú. Nội dung cũng đa dạng về
lịch sử, phong tục, tình cảm, thần thoại…
Ngồi bích hoạ Đơn hồng chun vẽ về đề tài phật giáo thì
bích hoạ Cung Vĩnh Lạc lại chuyên vẽ về cảnh hưng thịnh của
Đạo giáo thần tiên. Cung điện Vĩnh lạc có 873m2 bích hoạ,
phong cách kỹ xảo tinh tế, kế thừa và phát triển tranh nhân vật
đời Tống, Đường.

18


A34408 – Nguyễn Hồng Bích

7. Nghệ thuật Kiến trúc
- Kiến trúc cung điện
Trong danh sách các di sản văn hoá thế giới, Trung Quốc có

nhiều cơng trình nghệ thuật được ghi nhận bên cạnh các cơng
trình nổi tiếng của nhiều nước khác trên thế giới như: Lăng
Hoàng đế – Khu di tích Khổng Tử – Vạn Lý Trường Thành – Lăng
mộ nhà Tần – Trường An, Tháp Lục Hoà, Tam Lăng, Cố cung,
Thiên đàn, Di Hoà viên…
Nghệ thuật kiến trúc cổ đại Trung Quốc phát triển với sáu
thể loại kiến trúc gồm kiến trúc cung điện, tôn giáo, lăng mộ,
làm viên, đàn miếu và nhà ở.
Ngay từ thời nhà Thương, nhà Chu đã có những kiến trúc
cung điện với quy mô nhỏ. Từ thời nhà Trần trở đi, kiến trúc cung
điện đã phát triển và được xây dựng thành một quần thể kiến
trúc với nhiều chức năng riêng biệt. Có thể kể đến một số kinh
đô nổi tiếng như Lạc dương, Khai phong, Trường An, Tử cấm
thành. Từ thế kỷ XIII, nhà Nguyên đã cho xây dựng Hoàng Thành
gồm các cung điện có quy mơ lớn ở trung tâm Bắc Kinh. Đến thời
nhà Minh Hoàng Thành được xây dựng với vật liệu chính là gỗ.
Ngồi ra cịn có đá, ngói lưu ly, gạch… Năm 1417, triều đình huy
động số lượng nhân công, thợ rất lớn để xây dựng Tử cấm thành
với diện tích rộng 720.000 m2: 1.000 ngơi nhà, 9.000 gian, rộng
160.000 m. Cơng trình này được xây dựng trong 3 năm gồm các
cơng trình chính như: Ngọ Mơn, Điện Thái Hoà, cung Càn Thanh,
điện Giao Thái, Ngự hoa viên, điện Dương Tâm… Đến thời nhà
Thanh, trong thành Bắc Kinh còn được xây dựng thêm nhiều
cung điện, lâu đài tráng lệ. Từ khi nước cộng hoà nhân dân Trung
Hoa ra đời vẫn lấy Bắc Kinh làm thủ đô. Thủ đô Bắc Kinh với Cố
19


A34408 – Nguyễn Hồng Bích
cung, Di hồ viên, Vạn lý trường thành, Thập Tam Lăng, Thiên

đàn… đã trở thành những di sản văn hố thế giới thu hút đơng
đảo du khách quốc tế khi đến thăm Trung Quốc.
- Kiến trúc Phật giáo
Vật liệu chủ yếu của kiến trúc cổ Trung Quốc là gỗ. Kiến
trúc gỗ có nhiều ưu điểm nhưng không tránh khỏi một số hạn
chế. Hạn chế lớn nhất là tồn tại không được lâu như kiến trúc
gạch hay đá. Gỗ dễ bị mối mọt, cháy… Vì vậy kiến trúc cổ Trung
Quốc hầu hết đã bị phá huỷ. Đến nay cịn rất ít các di tích cổ. Có
thể kể một vài cơng trình chùa cổ như: Nam thuyền tự (xây dựng
năm 782), Phật Quang Tự (857)… Trong kiến trúc Phật giáo Trung
Quốc có một thể loại kiến trúc đặc biệt. Đó là thể loại chùa được
tạo ra từ những quả núi, thường được gọi là chùa hang như chùa
hang Mạc Cao, hay còn gọi là Thiên Phật động (động ngàn Phật)
ở tỉnh Cam Túc. Thiên Phật động được bắt đầu xây dựng từ thế
kỷ IV đến tận thế kỷ XIV. Trong X thế kỷ đó các nhà tu hành đã
đào được một nghìn hang nhỏ trong lịng núi và trang trí cho
Thiên Phật động bằng tranh vẽ trên vách hang và tượng cũng
được đục ra từ núi. Đến nay Trung Quốc còn bảo tồn được 496
hang. Năm 1987 động nghìn Phật được ghi vào danh sách các di
sản của văn hoá thế giới. Kiến trúc Phật giáo của Trung Quốc
thường được xây dựng theo đồ án đơn giản. Phần quan trọng
nhất trong chùa là Phật điện. Ngôi chùa sớm nhất của kiến trúc
Phật giáo Trung Quốc là chùa Bạch mã. Tương truyền đây là nơi
đầu tiên các cao tăng ấn Độ đến truyền đạo Phật. Điện Phật nổi
tiếng còn lại đến ngày nay là điện phật chùa Phật Quang ở Ngũ
Đài Sơn, thuộc tỉnh Sơn Tây, một trong hai cơng trình lớn bằng
gỗ được xây dựng sớm nhất.
20



A34408 – Nguyễn Hồng Bích
Một phần khác khơng kém phần quan trọng trong kiến trúc
chùa là tháp. Tháp được truyền từ ấn Độ vào Trung Quốc. Nhưng
vào Trung Quốc, nó kết hợp với kiến trúc Trung Quốc và tạo ra
phong cách riêng cho tháp Trung Quốc.
Trong nghệ thuật kiến trúc Trung Quốc còn các thể loại kiến
trúc khác như kiến trúc đàn miếu thờ núi sông, trời đất, đế
vương, tổ tiên và cầu mùa. Đền miếu là nơi thờ các danh thần,
danh tướng, văn nhân có cơng với dân, với nước. Gia miếu, từ
đường cúng tế tổ tiên. Về thể loại đàn miếu có thể kể đến cơng
trình kiến trúc mổi tiếng là “Thiên đàn” xây dựng năm Minh Vĩnh
Lạc thứ 18 (1420). Rộng 4184 mẫu, gấp 4 lần diện tích Tử Cấm
Thành. Kiến trúc Thiên Đàn gồm 2 phần: phần kiến trúc dành cho
việc tế trời, nằm ở phía Đơng, phía Tây là Trai cung, nơi Hồng đế
đến tắm gội và ăn chay trước khi làm lễ tế trời vào ngày Đơng
chí hàng năm. Đàn là một đài cao 3 tầng, xây bằng đá, một
nhóm kiến trúc khác ở Thiên đàn là điện Kỳ niên, nơi vua đến
làm lễ cầu được mùa hàng năm vào giữa mùa hạ.
- Kiến trúc lăng tẩm của các Hoàng đế Trung Hoa
Người Trung Quốc cũng như mọi tộc người Châu á khác đều
rất coi trọng việc xây dựng lăng mộ cho người chết. Các Hồng
đế lo việc này từ khi mới lên ngơi. Những lăng tẩm cịn lại của
các hồng đế cho ta biết lăng một Trung Hoa cổ thường gồm 2
phần: Phần nổi trên mặt đất và phần chìm trong lịng đất (ngọa
cung hoặc địa cung). Thập tam lăng là khu lăng mộ của nhà
Minh đã được ghi vào danh sách di sản thế giới. Chu vi của Thập
Tam lăng là 40km, ba mặt Bắc - Đông – Tây là núi. Vào lăng phải
qua cổng gồm 5 cửa, cao 29m, có 6 cột chạm khắc rồng mây
tinh xảo. Hai bên đường thần đạo có 12 cặp tượng thú bằng đá
21



×