Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản của bộ xây dựng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.8 KB, 6 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư xây dựng cơ bản là một lĩnh vực quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp
đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trong nhiều năm qua, Nhà nước đã
ban hành và tổ chức thực hiện nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy
hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đáp ứng
ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Trên thực tế, cơ chế quản lý
đầu tư xây dựng đã và đang phát huy hiệu quả tích cực trên nhiều mặt, thúc đẩy hoạt
động đầu tư xây dựng ngày càng phát triển, hệ thống kết cấu hạ tầng, hạ tầng đô thị,
đặc biệt là hạ tầng kỹ thuật đơ thị ngày càng được hồn thiện, góp phần to lớn vào sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đầu tư xây dựng cơ bản (ĐTXDCB) là hoạt động đầu tư nhằm tạo ra các
công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất
tạo ra các tài sản cố định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.
ĐTXDCB là một hoạt động kinh tế.
ĐTXDCB của nhà nước có ý nghĩa quan trọng trong nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong những năm qua nhà nước đã
giành hàng chục ngàn tỷ đồng mỗi năm cho đầu tư xây dựng cơ bản. Đầu tư xây
dựng cơ bản của nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và giữ vai trị quan trọng trong tồn
bộ hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế ở Việt Nam. Đầu tư xây dựng
cơ bản của nhà nước đã tạo ra nhiều cơng trình, nhà máy, đường giao thơng quan
trọng, đưa lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội thiết thực. Tuy nhiên, nhìn chung hiệu
quả ĐTXDCB của nhà nước ở nước ta cịn thấp thể hiện trên nhiều khía cạnh như:
đầu tư sai, đầu tư khép kín, đầu tư dàn trải, thất thốt, lãng phí, tiêu cực, tham
nhũng ...
Bên cạnh những kết quả tích cực, cơ chế quản lý đầu tư xây dựng hiện
hành đang dần bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập: Tình trạng thiếu thống nhất, khơng
đồng bộ giữa các quy định pháp luật về đầu tư xây dựng, nhiều quy định không


hợp lý, phân cấp quản lý chưa khoa học, tổ chức thực hiện, bảo đảm quy hoạch
hiệu quả thấp, kỷ luật, kỷ cương chưa được thực hiện nghiêm túc, thiếu nhiều cơ


chế hữu hiệu nhằm thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực của xã hội cho hoạt
động đầu tư xây dựng... Những hạn chế, bất cập này đã và đang gây trở ngại cho
việc thúc đẩy cũng như quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư xây dựng.
Sự bất cập, yếu kém về hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn là một điểm nghẽn, cản trở
không nhỏ sự phát triển kinh tế - xã hội.
Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô
thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao;
nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các
dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp
luật.
Bộ Xây dựng có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định
của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể.
Để tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư XDCB ,
hạn chế thất thốt lãng phí trong đầu tư cơng, nâng cao hiê ̣u quả của hoa ̣t đô ̣ng đầ u
tư XDCB, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tôi đã nghiên cứu đề tài: “Tăng
cường quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Xây dựng” là
luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Kinh tế chính trị - Trường Đại học Kinh
tế quốc dân Hà Nội.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến quản
lý Nhà nước đối với đầu tư XDCB , đặc biệt đi sâu phân tích, đánh giá thực trạng
quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB của Bộ Xây dựng, trên cơ sở đó làm rõ
những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý. Từ đó có những
kiến nghị về phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý nhà
nước đối với đầu tư XDCB trong thời gian tới.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn: Thực trạng quản lý nhà
nước đối với đầu tư XDCB của Bộ Xây dựng từ năm 2012 đến nay.

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn dựa trên phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử, các phương pháp
phân tích, tổng hợp, phương pháp khảo sát thực tế, có tham khảo ý kiến của một số
cán bộ quản lý lâu năm về đầu tư XDCB nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu.
Luận văn bao gồm các nội dung cơ bản sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước
Luận văn đã khái quát các khái niệm về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản và
một số vấn đề về quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ .bản
Luận văn đã hệ thống những khái niệm về đầ u tư , vốn ngân sách nhà nước,
đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn NSNN. Đặc điểm, vai trò của đầ u tư xây dựng cơ
bản.
Luận văn cũng làm rõ các nội dung quản lý nhà nước đối với đầ u tư XDCB
bằng vốn ngân sách nhà nước trong đó bao gồm các nội dung:
Quản lý nhà nước đối với xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với quá trình triển khai đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với chi phí, thanh tốn, quyết tốn hợp đồng xây dựng
đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Luận văn cũng đã nêu các những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước


trong tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước đó là:

Chủ trương chính sách của Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
Phân công, phối hợp của các đơn vị có liên quan trong đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Năng lực của bộ máy và cán bộ tham gia quá trình lý nhà nước trong đầu tư
xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Công cụ quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư xây dựng cơ bằng vốn ngân sách nhà
nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng.
Thứ nhất, Luận văn nêu tổng thể về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách nhà nước của Bộ Xây dựng.
Thứ hai Luận văn nêu rõ thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng, trong đó đi sâu phân
tích các nội dung quản lý đó là:
Quản lý nhà nước đối với xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với khâu lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với quá trình triển khai đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với chi phí, thanh tốn, quyết toán hợp đồng xây dựng
đối với đầu tư xây dựng cơ bằng vốn ngân sách nhà nước.
Quản lý nhà nước đối với công tác thanh tra, kiểm tra đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nước.



Thứ ba, Luận văn đánh giá thực trạng thực hiện quản lý nhà nước đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng bao gồm:
Ưu điểm
Những tồn tại chủ yếu
Thứ tư, Luận văn nêu nguyên nhân chủ yếu đẫn đến tồn tại.
Thứ năm, Luận văn nêu kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của
các nước trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Bộ Xây dựng.
Chương 3: Phương hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về
đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng
Trên cơ sở phân tích dự báo nhu cầu đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân
sách nhà nước của Bộ Xây dựng giai đoạn 2016-2020. Luận văn đã đưa ra phương
hướng, giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng
vốn ngân sách nhà nước của Bộ Xây dựng.
Phương hướng thứ nhất, đổi mới, khắc phục những bất cập của công tác
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản.
Phương hướng thứ hai, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng cơ bản,
chống thất thoát, lãnh phí.
Để thực hiện phương hướng, Luận văn đưa ra các giải pháp tăng cường quản
lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản của Bộ Xây dựng gồm:
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu
tư đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với thẩm định, phê duyệt đầu tư xây
dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với triển khai thực hiện đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Tăng cường quản lý nhà nước về tiến độ, chất lượng đầu tư xây dựng cơ
bản bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Tăng cường quản lý nhà nước đối với quản lý chi phí, thanh tốn, quyết
tốn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước.



- Nâng cao năng lực bô ̣ máy , chấ t lươ ̣ng đô ̣i ngũ cán bô ̣ quản lý nhà nước và
sự phối hợp trong quản lý đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước.
- Tăng cường thanh tra , kiể m tra , xử lý vi pha ̣m đầu tư xây dựng cơ bản
bằng vốn ngân sách nhà nước.
- Tăng cường hoàn thiện hệ thống công cụ và cơ sở vật chất, khoa học kỹ
thuật, công nghệ hiện đại, trong quản lý đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn
ngân sách nhà nước.
Luận văn đề xuất một số kiến nghị đối với Nhà nước nhằm hoàn thiện luật
pháp liên quan về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước.
KẾT LUẬN
Với mục đích góp phần tăng cường quản lý nhà nước đối với đầu tư XDCB,
Luận văn đã khái quát các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý đầu tư xây dựng
cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước, trên cơ sở đó đánh giá thực trạng đối với
cơng tác quản lý nhà nước đối với đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà
nước, đề xuất những phương hướng, giải pháp và một số kiến nghị nhằm tăng
cường quản lý nhà nước đối với đầu tư đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách
nhà nước của Bộ Xây dựng.



×