Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Phân tích đánh giá thực trạng HTTTQL ERP trong kinh doanh nhà hàng khách sạn, du lịch lữ hành của 1 số doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội hoặc các thành phố khác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.8 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

BÀI THẢO LUẬN
Hệ thống thơng tin quản lý
ĐỀ TÀI: Phân tích đánh giá thực trạng HTTTQL ERP trong
kinh doanh nhà hàng khách sạn, du lịch lữ hành của 1 số
doanh nghiệp trên địa bàn TP Hà Nội hoặc các thành phố khác



LỜI MỞ ĐẦU
Ngành du lịch là một nghành kinh doanh có từ rất lâu đời trên thế giới. Tại các
nước phát triển, nghành du lịch phát triển hết sức mạnh mẽ và có lợi nhuận cao
với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin trong tổ chức và hoạt động. Tại
nước ta, những năm gần đây, nghành du lịch mới thực sự phát triển về quy mô
cũng như ảnh hưởng của nó trong các lĩnh vực kinh tế xã hội ngày càng được
mở rộng. Việt Nam là một nước có rất nhiều các danh lam thắng cảnh, các di
tích lịch sử; đặc biệt là 1 trong 7 kỳ quan của thế giới - Vịnh Hạ Long. Vì vậy
hằng năm, lượng khách du lịch tới Việt Nam rất đông, cả khách trong nước và
ngoài nước, thuận lợi cho các dịch vụ nhà ở, khách sạn phát triển. Điều này đòi
hỏi các nhà quản lý khách sạn phải xây dựng cho hệ thống khách sạn của mình
một hệ thống thơng tin phù hợp với tình hình thực tế của khách sạn mình để đảm
bào cho nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về sự nhanh chóng, thuận tiện
trong những lần đặt phịng, th phịng tại khách sạn mình. Khơng những thế, hệ
thống thông tin quản lý khách sạn sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý được tốt
hơn về mọi mặt như :quản lý phòng, quản lý hiện trạng phòng, tiện nghi có ở
trong phịng, quản lý nhân sự, các dich vụ ăn uống giặt là của khách sạn… Ta
thấy rằng, việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý cho các khách sạn là rất cần
thiết. Hiện nay ở Việt Nam cũng đã có rất nhiều khách sạn đã áp dụng hệ thống
thông tin quản lý vào các hoạt động, tổ chức của doanh nghiệp, trong đó có ERP


. Nhưng trên thực tế, việc áp dụng hệ thống thông tin quản lý chưa thực sự đạt
hiệu quả cao ở Việt Nam, đặc biệt là ERP vì hệ thống ERP là hệ thống lớn, triển
khai tốn thời gian và mất nhiều chi phí.Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải nhìn
nhận đánh giá lại và đưa ra các biện pháp sử dụng, quản lý hệ thống thông tin tốt
hơn. Để hiểu rõ hơn về điều này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về thực trạng hệ
thống thông tin quản lý ERP trong kinh doanh nhà hàng, khách sạn, du lịch lữ
hành của 1 số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội hoặc 1 số thành phố
khác


B. NỘI DUNG CHÍNH
I. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ERP CHO DOANH
NGHIỆP
1. Tổng quan ERP
1.1. Khái niệm
Phần mềm ERP (Enterprise Resource Planning) là một hệ thống quản lý tổng thể
tài nguyên doanh nghiệp, cho phép tổ chức, doanh nghiệp tự kiểm sốt được các
nguồn lực của mình, từ đó đưa ra các kế hoạch khai thác tài nguyên một cách
hợp lý từ các quy trình nghiệp vụ đã xây dựng trong hệ thống. Hiện tại ERP
cũng chỉ là một khái niệm khá trừu tượng đối với nhiều người dùng, có nhiều tổ
chức, doanh nghiệp chỉ áp dụng vài phân hệ nghiệp vụ để quản lý cho tổ chức,
doanh nghiệp của mình hoặc sử dụng các phần mềm quản lý khác nhau sau đó
kết hợp lại một cách rời rạc nhưng cũng cho là đã ứng dụng ERP. Để hiểu rõ hơn
khái niệm này: có thể phân tích như sau:
 R (Resources – Tài nguyên): là các nguồn lực bên trong giúp cho tổ chức,
doanh nghiệp có thể tồn tại, phát triển được bao gồm nguồn lực về tài chính,
nguồn lực nhân sự, nguồn lực cơng nghệ với phần cứng, phần mềm, nguồn lực
dữ liệu, thơng tin,… Vì vậy khi ứng dụng ERP các tổ chức, doanh nghiệp cần
hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu của các nguồn lực trong tổ chức nhằm khai thác
tối đa điểm mạnh và hạn chế bớt các điểm yếu của tổ chức mới có thể mang lại

giá trị lớn cho hoạt động kinh doanh.
 P (Planning – hoạch định): là các kế hoạch, các ngun tắc về quy trình nhằm
xây dựng, bổ sung, hồn thiện các hoạt động trong các tổ chức. Việc hoạch định
cần dựa trên các nguồn lực để phát huy hiệu quả, năng suất của các nguồn lực
khác nhau trong doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh
nghiệp nhà quản lý cần tính tốn, lập các kế hoạch, đưa ra báo cáo về các khả
năng phát sinh trong quá trình điều hành, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Chẳng hạn như khi ứng dụng ERP thì sẽ tính chính xác kế hoạch cung ứng
nguyên vật liệu cho nhà máy sản xuất để cung cấp đầy đủ cho các đơn hàng của
nhà cung cấp, phải hoạch định ra kế hoạch sản xuất sao cho hợp lý, không thiếu
cũng như không thừa để đem lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp. Hoạch
định ra các chiến lược kinh doanh của tổ chức, doanh nghiệp dựa trên phạm vi
thị trường, chính sách giá của doanh nghiệp, tỷ lệ chiết khấu…


 E (Enterprise – Doanh nghiệp): tổ chức, doanh nghiệp là mục đích cuối cùng
của ERP, làm sao kết hợp tất cả các bộ phận, phòng ban, tất cả các chức năng
nghiệp vụ của tổ chức, doanh nghiệp vào chung một hệ thống quản lý dựa trên
hệ thống máy tính duy nhất mà có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu quản lý khác
nhau của từng bộ phận hoặc các phòng ban trong doanh nghiệp.
1.2. Đặc điểm
Theo Zeng et al. (2003), một hệ thống ERP có các đặc điểm sau:
- Tính linh hoạt: ERP có khả năng thích ứng với sự thay đổi nhu cầu của tổ chức
trong tương lai
- Tính tồn diện: ERP có thể hỗ trợ nhiều quy trình kinh doanh của doanh
nghiệp như: bán hàng, quản trị ngun vật liệu, kế tốn tài chính...
- Tính liên kết: ERP không chỉ liên kết các chức năng/ bộ phận của hệ thống mà
cịn liên kết với bên ngồi doanh nghiệp
1.3. Các thành phần cấu thành
a. Quản lý nhân sự

Với doanh nghiệp, quản lý nhân sự thường là ưu tiên số một. Bởi khơng có nhân
viên, sẽ khơng có công ty. Module quản lý nhân sự trong phần mềm ERP sẽ xử
lý các nhiệm vụ như tuyển dụng, đào tạo, quản lý phúc lợi, hợp đồng, bảo hiểm,
… Tuy nhiên, tính năng quan trọng nhất cần tìm trong một công cụ ERP là quản
lý lương. Việc gửi bảng lương và phát hành lương trực tiếp theo cách thủ công
tốn rất nhiều thời gian và không hiệu quả về chi phí. Thay vào đó, bộ phận nhân
sự tự động hóa các khoản thanh toán bao gồm cả khấu trừ thuế thu nhập và phúc
lợi, tích hợp chấm cơng sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian cho bộ phận quản lý
nhân sự mà vẫn đảm bảo được hiệu quả công việc.. Bằng cách sử dụng phần
mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp với module kế toán liên kết với
module nhân sự, phần thanh tốn lương hàng tháng có thể được thực hiện tự
động, nhân viên dễ dàng quản lý phiếu lương của mình và phản hồi dễ dàng nếu
có bất cứ sai sót nào.
b. Quản lý quan hệ khách hàng
Quản lý khách hàng và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với họ là một hoạt động
quan trọng khác của doanh nghiệp. Nếu khơng có họ, doanh nghiệp sẽ khơng thể
tồn tại, chứ chưa nói đến việc phát triển. Nhờ tính năng của module quản lý
quan hệ khách hàng (CRM) mà doanh nghiệp có thể lưu trữ và theo dõi dữ liệu
khách hàng để cải thiện quy trình bán hàng và chiến lược tiếp thị. Một trong
những chức năng chính của CRM là theo dõi thói quen mua hàng của khách


hàng. Khi dữ liệu đã có đủ, bạn có thể bán chéo hay upsell và thời điểm tốt nhất
để làm điều đó. Ngồi ra, bạn có thể sử dụng CRM để theo dõi lịch sử trò
chuyện với khách hàng tiềm năng. Bằng cách này, bạn biết nhân viên bán hàng
nào đã nói chuyện với khách hàng, khi nào họ nói chuyện và họ đã nói về điều
gì. Sử dụng thơng tin này, bạn có thể giảm bớt sự dư thừa trong quy trình bán
hàng, gia tăng sự hài lịng của khách hàng và đảm bảo bán hàng thành công. Đặc
biệt nếu đang điều hành một doanh nghiệp thương mại điện tử, bạn có thể muốn
tích hợp quy trình CRM của mình để có thể nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác

và lưu trữ thơng tin thanh tốn của khách hàng nhằm đảm bảo rằng khách hàng
có trải nghiệm mua hàng tuyệt vời nhất có thể.
c. Hệ thống báo cáo quản trị thông minh
Business intelligence (BI) được biết đến với tên gọi hệ thống báo cáo quản trị là
một quy trình tích hợp cơng nghệ mà các doanh nghiệp dùng để kiểm soát khối
lượng dữ liệu khổng lồ đến từ nhiều nguồn khác nhau. Sau đó khai thác nguồn
dữ liệu đó một cách hiệu quả, tạo ra những tri thức mới giúp cho các nhà quản lý
có thể đưa ra các quyết định hiệu quả hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.
BI nhanh chóng trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc phải có đối với các hệ thống
ERP. Và khi các doanh nghiệp bắt đầu phụ thuộc nhiều hơn các dữ liệu để ra
quyết định thì BI lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Trên hệ thống
ERP, BI tồn tại dưới dạng các biểu mẫu báo cáo dạng số và bảng, biểu
đồ,..Những báo cáo quản trị này được hệ thống tổng hợp rồi phân tích từ chính
các số liệu nhân viên nhập vào hàng ngày. Do đó, tính real-time của BI ln
được đảm bảo. BI cịn xóa nhịa ranh giới giữa các phịng ban, khơng có “vùng
cấm” để cung cấp cái nhìn đầy đủ nhất cho chủ doanh nghiệp. Những thông tin
chi tiết này sẽ rất hữu ích với bộ phận quản lý mỗi khi ra quyết định kinh doanh
hay lập kế hoạch, chiến lược.
d. Quản lý chuỗi cung ứng
Xây dựng một chuỗi cung ứng hiệu quả chưa bao giờ dễ dàng, đặc biệt là khi
khơng có các công cụ tốt nhất để giám sát hoạt động của mình. Hệ thống ERP có
thành phần quản lý chuỗi cung ứng (SCM) là rất quan trọng để duy trì tính cạnh
tranh trong lĩnh vực này. Vì vậy, SCM được kỳ vọng tối ưu hóa quy trình phân
phối và sản xuất để tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Điều này bắt đầu bằng
cách thu thập dữ liệu theo thời gian thực. Thành phần SCM trong hệ thống ERP
cũng hỗ trợ thúc đẩy lợi nhuận bằng cách đo lường các yếu tố như mặt hàng nào
thường được mua cùng nhau để tối ưu hóa vị trí trưng bày sản phẩm. SCM kết
hợp với CRM có thể giúp khách hàng theo dõi lại tình trạng các đơn hàng cũng
như dự tính ngày nhận hàng.



e. Quản lý hàng tồn kho
Quản lý hàng tồn kho là một trong những thành phần của ERP thường được sử
dụng kèm với các thành phần khác như CRM, SCM. Một số tính năng chính của
thành phần này là quản lý đơn đặt hàng và duy trì định mức tồn kho tối thiểu, tối
đa của doanh nghiệp.
f. Quản lý tài chính
Thành phần cốt lõi cuối cùng được nhắc đến là quản lý tài chính. Vì mọi quy
trình kinh doanh đều liên quan đến dịng tiền, cho dù đó là phần tiền lương trả
cho nhân viên hay trả tiền để vận chuyển hàng hóa,… Module quản lý tài chính
với mục tiêu chính là phân tích và theo dõi dữ liệu tài chính của doanh nghiệp,
bao gồm các khoản phải thu, khoản phải trả, doanh thu, lợi nhuận và chi phí…
Từ việc phân tích dữ liệu trong q khứ, hệ thống có thể tiết lộ xu hướng chi
tiêu, giúp các CEO lập kế hoạch nhằm gia tăng doanh thu cũng như giảm chi phí
của doanh nghiệp..
Ngồi sáu thành phần của ERP chính vừa kể trên, phần mềm ERP cịn có thể có
một số các thành tố khác phụ thuộc vào nhu cầu cụ thể của doanh nghiệp như:
Quản lý rủi ro; Quản lý nguồn lực tiếp thị; Quản lý đơn hàng; Lập kế hoạch và
điều độ nâng cao
1.4. Vai trò của ERP đối với doanh nghiệp
- ERP cung cấp hai khả năng cho tổ chức: thứ nhất là tăng hiệu quả hoạt động
kinh doanh và thứ hai là cung cấp thông tin trung gian trong hoạt động giúp các
nhà quản lý đưa ra quyết định tốt hơn. Việc sử dụng thống nhất cơ sở dữ liệu,
đồng bộ các nghiệp vụ tác nghiệp trong hệ thống làm giảm độ trễ khi xử lý,
tránh được nhiều sai sót trong q trình kết xuất báo cáo cũng như xử lý các tiến
trình, điều này làm tăng năng suất trong hoạt động và giúp cho lãnh đạo tổ chức,
doanh nghiệp đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác hơn.
- ERP giúp các tổ chức, doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của
khách hàng về các thông tin học dữ liệu của sản phẩm: do hệ thống ERP được
tích hợp đơn đặt hàng, danh mục sản phẩm, các kế hoạch sản xuất, các dữ liệu

phân phối trong các quy trình hoạt động. Điều này giúp cho việc xử lý thông tin
trong hệ thống tốt hơn và đưa ra được thông tin về các sản phẩm khách hàng đã
đặt hàng, các con số chính xác cần mua sắm từ các nhà cung cấp nguyên vật liệu
nhằm giúp việc tạo các đơn hàng sát với thực tế của hệ thống sản xuất và giảm
thiểu thời gian lưu kho của các sản phẩm hoặc thành phần trong kho.


- ERP cung cấp nhiều thơng tin có giá trị giúp cải thiện việc ra quyết định quản
lý cho các cấp lãnh đạo, người quản lý chính cho các cấp lãnh đạo, người quản
lý chính của tổ chức, doanh nghiệp có quyền truy cập để từng giây, từng phút về
các thông tin và dữ liệu về doanh số bán hàng, về hàng tồn kho và các dữ liệu
sản xuất, đồng thời sử dụng thông tin này để tạo nên các dự báo về doanh thu
chính xác hơn, đưa ra các dự báo sản xuất gần với thực tế hơn.
2. Ứng dụng ERP trong doanh nghiệp
Trên thế giới, việc ứng dụng ERP đã rất phổ biến, còn tại Việt Nam, việc ứng
dụng ERP đang dần được nhiều doanh nghiệp chú trọng triển khai. Việc triển
khai ERP phức tạp hơn so với các phần mềm khác do đó u cầu chi phí đầu tư
lớn, và thời gian triển khai lâu dài lên đến cả năm. Tuy nhiên, ứng dụng giải
pháp ERP vào sản xuất kinh doanh là một xu thế của tương lai, bởi nếu xây
dựng thành công giải pháp này sẽ tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực trong
doanh nghiệp.
II. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CỦA ERP TRONG KINH DOANH NHÀ
HÀNG, KHÁCH SẠN, DU LỊCH LỮ HÀNH TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
HOẶC CÁC THÀNH PHỐ KHÁC
1. Kết quả khảo sát
1.1. Phạm vi khảo sát và phương pháp khảo sát
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các khách sạn, du lịch lữ hành trên địa bàn Hà
Nội, TPHCM. Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách gửi bảng hỏi đến 5
doanh nghiệp và nhận được sự phản hồi từ 4 doanh nghiệp ứng dụng ERP trong
kinh doanh

1.2.

Tình hình ứng dụng ERP trong kinh doanh tại các khách sạn, du lịch lữ

hành khảo sát
a. Các doanh nghiệp ứng dụng ERP


Biểu đồ 1.1. Lĩnh vực của doanh nghiệp trong ứng dụng ERP
Qua khảo sát, nhóm thu về được các doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP trong kinh
doanh là: Hyatt Regency West Hanoi; Công ty TNHH Dịch vụ du lịch Đại Việt Á
Châu ; Saigontourist ; Deawoo hotel. Trong đó có 50% là doanh nghiệp dịch vụ du lịch
và lữ hành, 50% là khách sạn. Chiếm một nửa là những doanh nghiệp có thời gian hoạt
động trên 10 năm đó là: Saigontourist và Deawoohotel, khách sạn Hyatt hoạt động
dưới 2 năm và Công ty Đại Việt Á Châu đã hoạt động được từ 2 - 5 năm
Các doanh nghiệp du lịch - lữ hành và khách sạn này có số nhân viên rất đơng, trong
đó chiếm 75% khảo sát là trên 1000 người, còn lại chiếm 25% là khách sạn Hyatt
Regency West Hanoi có số lượng nhân viên từ 100 - 500 người
Bảng 1.1: Bảng tổng hợp các giải pháp ERP ứng dụng tại 4 doanh nghiệp khảo sát
STT

1
2

Tên Doanh nghiệp

Phần mềm ERP
đang sử dụng
Opera
Compiere


3

Hyatt Regency West Hanoi
Công ty TNHH dịch vụ du lịch
Đại Việt Á Châu
Saigontourist

4

Daewoohotel

NewWay PMS

NewWay PMS

Nhà tư vấn- triển
khai ERP đang
hợp tác
Viettel
Aptean
Công ty cổ phần
giải pháp công
nghệ Newway
Công ty cổ phần
giải pháp công
nghệ Newway

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp nhìn chung có thời gian triển khai phần mềm
ERP còn khá là mới chỉ từ 1- 2 năm, chỉ có Daewoohotel có thời gian triển khai trên 3

năm. Dựa trên sự hợp tác tin cậy với các doanh nghiệp bán phần mềm ERP, 4 doanh
nghiệp dịch vụ du lịch, lữ hành và khách sạn trên đã lựa chọn cho mình những đối tác
và phần mềm phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Biểu đồ 1.2: Các phân hệ chức năng mà doanh nghiệp đã triển khai và sử dụng


Các phân hệ chức năng mà 4 doanh nghiệp đã triển khai nhờ sử dụng các phần mềm
ERP, thông qua biểu đồ 1.2, ta thấy rằng 100% các doanh nghiệp đều sử dụng phần
mềm để bán hàng( bán các dịch vụ kinh doanh ) của mình, 75% dùng cho kế tốn- tài
chính, lập báo cáo, dịch vụ; 50% dùng cho hoạt động quản lý nhân sự, dự đoán và lập
kế hoạch kinh doanh ; 25% ứng dụng trong việc mua hàng, thanh tốn, đặt phịng….
Mức độ hài lịng của các khách sạn, doanh nghiệp du lịch lữ hành khá cao: 3 doanh
nghiệp hài lòng ( chiếm 75%), 1 doanh nghiệp rất hài lòng ( chiếm 25% ) khi sử dụng
phần mềm ERP
Biểu đồ 1.3: Những lý do dẫn đến quyết định ứng dụng ERP tại 4 doanh nghiệp

Qua kết quả khảo sát được tổng hợp ở biểu đồ 1.3, một số lí do sau đã được doanh
nghiệp lựa chọn như 75% doanh nghiệp nhận thấy hệ thống cũ có nhiều sai sót, khơng
đáp ứng u cầu quản lí, 50% doanh nghiệp dựa trên tầm nhìn của nhà lãnh đạo và
nhận thức được tầm quan trọng của ERP, 25% doanh nghiệp muốn mở rộng phạm vi
hoạt động và kiểm soát áp lực cạnh tranh trong ngành


Biểu đồ 1.4: Hình thức bán phịng, các dịch vụ của các khách sạn, doanh nghiệp du
lịch lữ hành

Các khách sạn, doanh nghiệp du lịch lữ hành bán sản phẩm dịch vụ qua những
hình thức: bán trực tiếp (qua bộ phận lễ tân ), qua website chính thức của doanh
nghiệp, qua hotline chiếm , email chiếm 100% ...và bán qua các bên trung gian khác
chiếm 25%


Bảng 1.2: Những lợi ích mà ERP mang lại sau khi triển khai ở khách sạn, DN du lịch
lữ hành

Những lợi ích đạt được của khách
sạn, DN du lịch lữ hành
Kiểm sốt thơng tin khách đặt phịng, 3

Tỷ lệ phần
Số lượng

trăm
75%

các dịch vụ, tài chính dễ dàng
Kiểm tra danh sách, tình trạng buồng 2

50%

khách sử dụng nhanh, chính xác
Kiểm tra chất lượng sản phẩm phục vụ 2

50%

nhanh
Quy trình kinh doanh thống nhất và rõ 3

75%

ràng

Tiết kiệm thời gian và chi phí
4
Kiểm sốt q trình hoạt động kinh 3

100%
75%

doanh chặt chẽ
Thay đổi cách thức làm việc hiệu quả
3
Hỗ trợ quá trình ra quyết định và lập kế 1

75%
25%

hoạch hiệu quả


Quản lý nguồn nhân lực hiệu quả

3

75%

Lợi ích của ERP cũng là yếu tố quyết định đến khả năng sử dụng ERP tại doanh
nghiệp. Từ kết quả khảo sát ta thấy 100% doanh nghiệp trên đều muốn tiết kiệm thời
gian và chi phí cho hoạt động quản lí và vận hành các hoạt động kinh doanh , 75%
doanh nghiệp muốn kiểm sốt thơng tin khách đặt phịng, các dịch vụ, tài chính dễ
dàng, thống nhất quy trình kinh doanh, kiểm sốt hoạt động kinh doanh chặt chẽ, quản
lí nguồn lực hiệu quả, thay đổi cách thức làm việc, 50% doanh nghiệp muốn thông qua

ERP để kiểm tra chất lượng sản phẩm, dịch vụ phục vụ nhu cầu khách hàng nhanh;
kiểm tra danh sách, tình trạng buồng khách sử dụng một cách nhanh chóng, chính xác;
25% doanh nghiệp sử dụng ERP để hỗ trợ ra quyết định và lập kế hoạch
1.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng ERP thành công tại doanh
nghiệp

Biểu đồ 1.5: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng ứng dụng ERP thành
cơng
khơng

thấp

3

trung bình

cao

3

rất cao

2

2

1


00

1

0

11

0

2

1

00

1

0

0

1

0

22
11

00


111

0

0

00

Theo kết quả khảo sát, tất cả các doanh nghiệp đều cho rằng các yếu tố được đưa ra
trong bảng khảo sát đều có ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng ERP thành công. Đặc
biệt, yếu tố chiến lược, kế hoạch phát triển chi tiết, rõ ràng, phù hợp được đánh giá cao
với tỷ lệ lớn. Yếu tố Sự ủng hộ và giúp đỡ, theo dõi sát sao của ban lãnh đạo công ty
được đánh giá rất cao với tỷ lệ lớn. Các yếu tố khác đều có ảnh hưởng ở các mức độ
khác nhau
1.4.

Sự tác động của ERP đến tổ chức hệ thống các nguồn lực cùa doanh nghiệp
sau khi DN ứng dụng ERP


Biểu đồ1.6. Nhân tốkhơng
tác độngThấp
của ERP
đếnbình
tổ chức
các nguồn lực của doanh nghiệp đang khảo sát
Trung
Caohệ thống
Rất cao

4
3
2
1
0



1.5.

Mức độ ảnh hưởng của DN khi sử dụng ERP
Thấp

Trung
bình1.7. Cao
caohưởng của DN khi sử dụng ERP
Biểu đồ
Mức độRất
ảnh

4
3
2
1
0

3

3
2


1
0

4

1
0

0

2 2
1

1
0 0

0

0

0

0 0

→ Khi sử dụng ERP, “ chức năng phần mềm đáp ứng yêu cầu công việc”, “ chất lượng
hỗ trợ của bên tư vấn” có mức độ ảnh hưởng chiếm tỷ lệ cao tới DN. Chiếm tỷ lệ rất
cao là yếu tố “ Tính hữu dụng của ERP”. ERP nó tích hợp nhiều ứng dụng khác nhau
nên nó có mức độ ảnh hưởng rất cao đến DN trong quá trình sử dụng
Biểu đồ 1.8: Các hoạt động mà Khách sạn, DN du lịch lữ hành đã tham gia trong giai

đoạn triển khai ERP


→ Trong giai đoạn triển khai ERP, doanh nghiệp khảo sát đã tham gia vào những hoạt
động như thiết kế hệ thống kế toán, lựa chọn sản phẩm ERP (chiếm 75% các doanh
nghiệp), 50% các doanh nghiệp lựa chọn nhà tư vấn- triển khai, phân tích đặc điểm
doanh nghiệp, xác định yêu cầu thông tin, đánh giá hệ thống ERP, huấn luyện và đào
tạo.
Biểu đồ 1.9: Việc cung cấp, nắm bắt thông tin của DN sau khi ứng dụng ERP

→ Sau khi ứng dụng ERP, 75% DN khảo sát thấy việc cung cấp, nắm bắt thông tin
luôn đáp ứng linh hoạt các nhu cầu, 50% doanh nghiệp khảo sát cho biết thông tin luôn
được nắm bắt kịp thời, tổng hợp và chi tiết, chỉ một doanh nghiệp (25%) thấy nội dung
thơng tin đầy đủ.
Biểu đồ 1.10: Mức độ tích hợp các chức năng trong DN sau khi sử dụng ERP


<30%
30%50%
50%- 70%
70%- 90%
> 90%

→ Mức độ tích hợp các chức năng trong doanh nghiệp sau khi sử dụng ERP đạt hiệu
quả khá cao từ 70 – 90% chiếm 50%, từ 30 – 50% chiếm 25%, từ 50 – 70% chiếm
25%

Biểu đồ 1.11: Mức độ hài lòng khi sử dụng phần mềm ERP

→ Qua biểu đồ trên, ta có thể thấy rằng các đa số các doanh nghiệp mà nhóm khảo sát

đều cảm thấy hài lòng với việc sử dụng phần mềm ERP hiện tại, có khách sạn
Deawoohotel là cảm thấy rất hài lòng với phần mềm đang sử dụng tại khách sạn.

2. Tổng quát thực trạng hệ thống thông tin quản lý ERP tại khách sạn, doanh
nghiệp du lịch lữ hành
Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng phần mềm quản lý ERP ngày càng trở
nên phổ biến và phát triển mạnh mẽ do nhu cầu muốn hoàn thiện công tác quản lý của
các doanh nghiệp du lịch - lữ hành và nhà hàng, khách sạn. Bên cạnh đó là nhu cầu tận
dụng tối đa các nguồn lực trong doanh nghiệp, tránh để lãng phí nguồn lực do khai
thác và quản lý khơng hiệu quả. Đó là lý do mà phần mềm ERP trở nên phổ biến và trở
thành xu hướng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Sử dụng phần mềm quản lý ERP
là xu thế tất yếu và là hệ quả của những xu thế quan trọng khác trong toàn xã hội. Việc
nhận thức đúng đắn về xu thế này giúp cho doanh nghiệp bắt kịp thời đại, không bị tụt
lùi trên thị trường


Năm 2016, Ban chỉ đạo công nghệ thông tin quốc gia đã làm một cuộc khảo sát việc
ứng dụng ERP tại 217 doanh nghiệp du lịch- lữ hành và nhà hàng, khách sạn. Theo kết
quả thống kê, các doanh nghiệp chỉ mới đầu tư khoản chi phí rất nhỏ bé là 0,05- 0,08%
doanh thu cho công nghệ thông tin. Đa phần các doanh nghiệp chỉ đầu tư một lần để
mua các phần mềm công nghệ thông tin và nâng cấp ứng dụng cũ, do đó chi phí đầu tư
khá thấp và hiệu quả đạt được cũng không cao. Đến nay, tại Hà Nội cũng chỉ mới có
gần 45% các doanh nghiệp du lịch- lữ hành, khách sạn ứng dụng ERP trong cơng tác
quản lí doanh nghiệp, chủ yếu là các công ty du lịch- lữ hành, nhà hàng, khách sạn có
quy mơ lớn, cịn các cơng ty dịch vụ du lịch, lữ hành, nhà hàng và khách sạn có quy
mơ vừa và nhỏ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này. Trong số các công ty du lịch lữ hành, nhà hàng, khách sạn ứng dụng ERP vào hoạt động quản lí thì chỉ có khoảng
gần 20% doanh nghiệp cảm thấy hài lòng với phần mềm đang sử dụng, như kết quả
khảo sát 4 doanh nghiệp bao gồm công ty dịch vụ du lịch, lữ hành và khách sạn thì chỉ
có 1 khách sạn là cảm thấy rất hài lịng với phần mềm ERP đang sử dụng. Ngồi việc
ứng dụng tốt, các doanh nghiệp lớn đều có khả năng kiểm tra và đánh giá quy trình sử

dụng ERP tốt hơn các doanh nghiệp vừa và nhỏ có sử dụng phần mềm ERP do vấn đề
về kinh nghiệm, kĩ năng của nhân sự, tổ chức và nhận thức của lãnh đạo khác nhau.
Tuy rằng, các doanh nghiệp đang dần nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của
ứng dụng ERP tại doanh nghiệp, nhưng con số thực hiện được cũng đang là khá ít. Bởi
vì gặp phải những hạn chế về chi phí, nhận thức, nhân lực và khả năng cung ứng sản
phẩm dịch vụ CNTT tốt cho các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ. Đa phần các
doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ sử dụng các phần mềm đơn lẻ như kế tốn, quản lí kinh
doanh, quản lí bán hàng, phần mềm điều hành thơng tin nội bộ, phần mềm lập kế
hoạch sản xuất, quản lí nhân sự. Các phần mềm này nếu áp dụng đơn lẻ thì sẽ có hiệu
quả tốt, nhưng nếu doanh nghiệp muốn mở rộng quy mơ, hệ thống thì nó sẽ thành “hịn
đá ngáng đường” do thơng tin khơng có tính thống nhất giữa các bộ phận, làm giảm
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Nhờ sức ảnh hưởng của công nghệ 4.0 và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường du lịch,
dịch vụ mà các công ty dịch vụ du lịch, lữ hành, nhà hàng và khách sạn đang ngày
càng quan tâm đến việc ứng dụng ERP vào quá trình quản lí của doanh nghiệp hơn,
các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhận ra lợi ích và “theo đuổi” các doanh nghiệp lớn,
nhưng một số chỉ quan sát và cân nhắc xem có nên triển khai hay triển khai vào thời
điểm thích hợp hơn. Vì thế nhận thức về ERP cũng càng ngày cao hơn và xu hướng
ứng dụng ERP vào ngành cũng càng rõ nét hơn
3.Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống ERP trong kinh doanh khách sạn, DN
du lịch lữ hành
* Thuận lợi khi áp dụng ERP: Tại Việt Nam, khi triển khai một phân hệ mới, các
DN có điều kiện mời chun gia nước ngồi có kinh nghiệm lâu năm về chuyên môn,
biết cách ứng dụng những quy trình tốt nhất được sử dụng trên thế giới vào giải pháp
chuyên ngành tại Việt Nam
 Chuẩn hóa quy trình làm việc


Việc ứng dụng ERP góp phần chuẩn hóa quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Đối
với các khách sạn khảo sát trên, khi ứng dụng các phần mềm ERP quản lý hoạt động

kinh doanh của khách sạn đã tạo ra quy trình hoạt động thống nhất rõ ràng giữa các bộ
phận chức năng trong khách sạn, du lịch lữ hành
Tiết kiệm chi phí
Việc sử dụng tích hợp ERP thay cho nhiều phần mềm rời rạc giúp khách sạn giảm
thiểu chi phí, thời gian triển khai. Bên cạnh đó, việc sử dụng tập trung trên một hệ
thống giúp tiết kiệm thời gian đồng thời cũng ít xảy ra sai sót do dữ liệu có tính kế
thừa và liên kết nhau, được kiểm sốt chặt chẽ bởi những quy trình và thuật tốn sẵn
có tích hợp trong hệ thống ERP. Do dữ liệu được ghi nhận và cập nhật theo thời gian
thực nên các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành có thể cập nhật thơng tin buồng phịng,
các dịch vụ bổ sung, giải trí một cách hiệu quả
Tăng hiệu suất làm việc
ERP là một giải pháp cho phép khách sạn, DN lữ hành có thể vận hành sản xuất kinh
doanh hiệu quả hơn trong khi sử dụng nhân lực ít hơn. Việc áp dụng phần mềm này sẽ
giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm chi phí trả lương cho nhân viên trong thời điểm doanh
nghiệp khó khăn và giúp cho doanh nghiệp có thể khôi phục lại hoạt động của doanh
nghiệp.
 Quản trị thông tin hiệu quả
Giải pháp phần mềm ERP là một giải pháp phần mềm được ra đời giúp hỗ trợ cho
công tác quản trị của, một doanh nghiệp. ERP giúp các khách sạn tích hợp mọi cơng
việc, thơng tin của tất cả các phòng ban, mọi chức năng trong một hệ thống máy tính
duy nhất để dễ dàng theo dõi. Từ đó, giúp cho hoạt động kinh doanh trở nên hiệu quả
* Khó khăn
 Chi phí phần mềm
Chi phí mà doanh nghiệp cần phải chi trả khi áp dụng giải pháp quản lý khách sạn
ERP là một thách thức đối với một số doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phát triển hoặc
hoạt động kinh doanh khơng ổn định. Ngồi những chi phí cho tư vấn, triển khai phần
mềm thì doanh nghiệp còn phải trả khoản tiền bản quyền tương đối lớn cho nhà sản
xuất ERP ngoại, ước chừng thêm số tiền bằng số tiền cho nhà tư vấn triển khai phần
mềm. Vì vậy tổng chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho dự án triển khai sản phẩm ERP
lên rất cao. Cịn đối với những doanh nghiệp lớn hơn thì việc áp dụng phần mềm ERP

khơng chính xác thì sẽ khiến cho doanh nghiệp tổn thất khá lớn gây ngưng trệ, giảm
lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, ERP có thể được coi là một giải pháp dài hạn,
mang tính chiến lược và có tầm nhìn xa.
 Doanh nghiệp và đơn vị triển khai ERP không thống nhất


Trong q trình triển khai giải pháp ERP, sẽ có nhiều vấn đề phát sinh, doanh nghiệp
cũng có những thay đổi, và những điều này cần được hai bên thông báo chính xác và
kịp thời cho nhau, để đảm bảo cả hai bên đều biết họ đã, đang, và sẽ làm gì. Bởi nếu
như nhà cung cấp ERP khơng thực sự hiểu được khách hàng cần gì thì sẽ dẫn đến việc
thiết kế cấu hình ERP khơng phù hợp với mơ hình doanh nghiệp. Cũng có thể do nhà
lãnh đạo doanh nghiệp khơng hồn tồn tin tưởng nhà cung cấp, khơng muốn tiết lộ
những “bí quyết kinh doanh”, dẫn tới đưa ra khơng đầy đủ thơng tin về mơ hình hoạt
động của doanh nghiệp. Điều này cũng gây ra tình trạng hệ thống ERP khơng hồn
chỉnh và tương thích hồn tồn với nhu cầu của doanh nghiệp.
 Trình độ quản lý của các doanh nghiệp chưa cao, quy trình sản xuất chưa được
chuẩn hóa
 Số lượng chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này cịn q ít, chủ yếu trưởng thành
trong quá trình triển khai ERP ở các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
 Thời gian triển khai kéo dài
Quá trình triển khai ERP trải qua nhiều giai đoạn và thường kéo dài từ 1 đến 3 năm.
Những tập đoàn lớn triển khai cả những công ty con thời gian kéo dài đến 5 năm hoặc
hơn. Mức độ ứng dụng ERP vào thực tiễn cũng ở mức tương đối do rào cản của “văn
hóa” tại mỗi doanh nghiệp. Một số tổ chức phải sử dụng song song nhiều phần mềm
ERP cùng lúc để có được sự lựa chọn thích hợp.
4. Nguyên nhân
a. Nguyên nhân khiến doanh nghiệp lựa chọn ERP
* Khách quan
Việc triển khai ERP đối với doanh nghiệp đôi khi cũng mang tính chất phong trào. Khi
trong cùng một lĩnh vực mà các đối thủ đã triển khai thành cơng ERP thì việc doanh

nghiệp khơng đầu tư vào ERP sẽ dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh
* Chủ quan
 Tối ưu hóa vận hành
Ngành du lịch, khách sạn địi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải tập trung vào làm
dịch vụ tốt cho khách hàng nên nhiều bên đã quên tập trung vận hành bộ máy doanh
nghiệp của mình. Khi sử dụng phần mềm quản lý nghiệp vụ du lịch ERP, doanh nghiệp
có thể tối ưu vận hành, kết nối các bộ phận
 Kiểm sốt tốt thơng tin khách hàng
Dữ liệu khách hàng là quan trọng nhất đối với bất kỳ doanh nghiệp lớn, nhỏ nào nhất
là trong lĩnh vực dịch vụ. Việc ghi chép thủ công cũng mang lại khơng ít rắc rối đối
với các đơn vị có lượng khách hàng lớn và liên tục. Vì vậy, các phần mềm ERP phổ


biến đều cho phép mọi thông tin về khách hàng nằm chung trong một tính năng và bảo
mật tốt để các bộ phận dễ dàng cập nhật hơn.
 Kiểm soát thơng tin tài chính
Phần mềm ERP là phần mềm tổng hợp những dữ liệu tài chính lại thành một mối và
một phiên bản để hạn chế những đánh giá sai lệch. ERP giúp khách sạn, DN lữ hành
tạo ra các bản báo cáo tài chính đúng theo quy chuẩn để thống kê
 Đánh giá chất lượng
Phần mềm ERP giúp doanh nghiệp kiểm tra & theo dõi được tính đồng nhất trong chất
lượng sản phẩm. Theo dõi nhân sự chuẩn hóa
Việc theo dõi nhân viên, khối lượng công việc, hiệu suất cơng việc, tính lương và các
khoản phúc lợi sẽ khơng cần phải ghi thủ cơng nữa khi đã có ERP. Phần mềm hiện đại
này sẽ giúp doanh nghiệp làm các cơng việc của nhân sự và nhân viên kế tốn lương.
2. Nguyên nhân các doanh nghiệp triển khai ERP thất bại.
a. Khách quan
-

Vấn đề từ phía nhà cung cấp


Nhiều chuyên gia tư vấn và nhiều đơn vị triển khai ERP hiện nay thường tập trung
vào công nghệ hơn con người và quy trình. Tính năng phần mềm là một trong những
tiêu chí ít quan trọng nhất góp phần tạo nên thành công của một dự án ERP.
b. Chủ quan
 Triển khai ERP thất bại do quyết định vội vàng
ERP là một hệ thống phức tạp, đòi hỏi trước khi triển khai phải có sự chuẩn bị chu
đáo, có một kế hoạch rõ ràng, chi tiết. Kế hoạch triển khai ERP phải đảm bảo tính trực
quan, khả thi và cụ thể. Chính vì vậy, để lên một kế hoạch triển khai hợp lý đòi hỏi nhà
quản trị phải chuẩn bị thật kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, rất nhiều doanh nghiệp lại bỏ qua bước chuẩn bị hoặc chuẩn bị rất sơ sài
mà đã vội vàng quyết định đầu tư. Sự vội vàng có thể do doanh nghiệp nóng lịng
muốn tăng khả năng cạnh tranh, muốn tối ưu quy trình càng sớm càng tốt hoặc chỉ đơn
giản là chạy theo xu hướng. Nhưng dù với lý do gì, một sự quyết định vội vàng có thể
gây ra hậu quả rất lớn.
 Vấn đề về nguồn nhân lực
Trong triển khai ERP, doanh nghiệp sẽ cần nhập các dữ liệu hiện tại vào hệ thống ERP.
Tuy nhiên, thực tế khơng phải doanh nghiệp nào cũng có những nhân viên có trình độ
tin học tốt. Do đó, việc tiếp cận và làm quen để chuyển đổi dữ liệu là điều khó mà
thích nghi được ngay với nhân viên. Một thực trạng xảy ra đó là do chưa quen với hệ
thống ERP nên rất nhiều nhân viên vẫn chọn cách làm như trước kia, khi đã có số liệu


rồi mới nhập vào phần mềm cho có để báo cáo. Cách làm này vô cùng tốn thời gian và
đã thể hiện rõ rệt của việc triển khai ERP thất bại.
 Khơng bám sát quy trình
ERP vốn phức tạp nên đòi hỏi thời gian triển khai lâu dài và cẩn thận. Một kế hoạch
triển khai hợp lý sẽ giúp quy trình trở nên thuận lợi hơn. Nhà cung cấp và doanh
nghiệp cần bàn bạc để đưa ra một phương pháp cũng như quy trình triển khai phù hợp.
Và điều cần lưu ý là doanh nghiệp lẫn nhà cung cấp cần theo sát quy trình ấy để đạt

hiệu quả cao nhất.
Nhiều doanh nghiệp đã triển khai thất bại do chủ quan và ỷ lại vào nhà cung cấp.
Nguyên nhân bởi các doanh nghiệp cho rằng việc triển khai là trách nhiệm của nhà
cung cấp. Nhưng trách nhiệm triển khai phải từ cả hai phía và phải có sự hợp tác, bám
sát để hồn thành triển khai.
 Khơng thích ứng và thay đổi
Khi ứng dụng ERP trong kinh doanh khách sạn, du lịch cần truyền đạt cho từng bộ
phận những lợi ích cụ thể của dự án ERP cho công việc hàng ngày và giúp nhân viên
làm quen với hệ thống mới thông qua các hội thảo và đào tạo. Khi nhân viên hiểu tại
sao sự thay đổi xảy ra và lợi ích mà sự thay đổi sẽ mang lại, họ có nền tảng để chuyển
từ nỗi sợ hãi về việc tăng sự thoải mái với quá trình thay đổi (nghĩa là triển khai ERP).
Các khách sạn, du lịch thường thất bại trong ứng dụng phần mềm quản lý ERP vì
khơng thích ứng được với phần mềm và cách làm việc mới
5. Đánh giá thực trạng
a. Đánh giá sự ứng dụng của HTTTQL ERP tại các nhà hàng khách sạn, du lịch
lữ hành trên địa bàn Hà Nội, các thành phố khác
Các khách sạn, du lịch lữ hành từ 100 đến 1000 nhân viên sử dụng phần mềm ERP.
Quy mô vừa phải, dễ áp dụng, dễ thay đổi, dễ tinh chỉnh đội ngũ. Đối với doanh
nghiệp nhỏ và vừa việc kết nối dữ liệu ở mức đơn giản nhất, vòng tròn khép kín trong
các khách sạn, du lịch lữ hành.
Các khách sạn, du lịch lữ hành nhỏ sử dụng phần mềm quản lý chưa tích hợp được
nhiểu chức năng
Nhân sự chưa tiếp cận công nghệ nhiều, chưa thật sự chú trọng vào việc ứng dụng các
hệ thống phần mềm ERP chuyên nghiệp
Đối với các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành có quy mơ lớn đã ứng dụng các phần
mềm ERP tích hợp đa dạng các chức năng tài chính, nhân sự, quản lý, ra quyết định,
bán hàng....
b. Hạn chế



Chi phí triển khai cao, các khách sạn, du lịch lữ hành không điều tư nhiều vào việc
ứng dụng các phần mềm
Quyết tâm triển khai ERP trong lãnh đạo chưa cao. Với những lợi ích từ ERP ai cũng
biết nhưng chỉ cần gặp khó các chủ khách sạn hay du lịch lữ hành dễ nản. Dẫn tới dự
án có thể bị dừng bất cứ lúc nào.
Bất đồng ý kiến giữa các khách sạn, du lịch lữ hành triển khai và đơn vị tư vấn. Việc
này rất hay xảy ra giữa các bên.
Dù đã khảo sát, đã chốt các vấn đề, tuy nhiên đôi lúc cũng bất đồng ý kiến. ERP cũng
thế, không phải lúc nào cũng vận hành trơn tru.
Nhân sự trẻ rào cản về mặt ngôn ngữ như tiếng anh, yếu về tin học sẽ gặp phải những
khó khăn nhất định
Doanh nghiệp Việt nói chung hay khách sạn, du lịch lữ hành chưa có mơ hình chuẩn
hóa, mỗi đơn vị lại có một kiểu quản lý khác nhau. Đặc biệt hơn là thường xuyên thay
đổi chỉ tiêu quản lý
6. Đề xuất và kiến nghị
a. Hiểu tầm quan trọng của đề xuất giải pháp ERP
Một đề xuất giải pháp kinh doanh đảm bảo DN nhận ra lợi ích kinh doanh có thể đo
lường được từ phần mềm ERP. Nó đảm bảo dự án đạt được mục tiêu kinh doanh,
không chỉ mục tiêu CNTT.
b.Thừa nhận những thách thức và rủi ro
Rõ ràng, có những thách thức trong mỗi lần triển khai ERP. Một đề xuất giải pháp cho
phép một tổ chức có cái nhìn trung thực về những trở ngại phải vượt qua, cho dù đó là
thiếu nguồn lực, thiếu chuyên môn và / hoặc thiếu nhân viên và bộ phận điều hành.
c. Xác định mục tiêu của doanh nghiệp
Các DN có nhiều mục tiêu muốn đạt được thơng qua thực hiện:
- Cải thiện dịch vụ khách hàng: Mọi đề xuất giải pháp nên xem xét đến lợi ích của dịch
vụ khách hàng trong phần mềm ERP mới
- Cải tiến quy trình kinh doanh
- Cải thiện tinh thần nhân viên: Một hệ thống ERP có thể cải thiện tinh thần của nhân
viên bằng cách làm cho nhân viên làm việc dễ dàng hơn. Tinh thần của nhân viên là có

thể đo lường được vì nó có thể được đánh giá bằng cách phân phối các cuộc khảo sát,
tiến hành các nhóm tập trung và / hoặc theo dõi tỷ lệ doanh số.


- Tăng lợi nhuận: Nếu các quy trình được sắp xếp hợp lý, sự hài lòng của khách hàng
tăng lên và tinh thần nhân viên được cải thiện, điều này rất có thể sẽ dẫn đến kết quả
tài chính tích cực. Trường hợp kinh doanh cũng nên phác thảo tổng chi phí sở hữu giải
pháp ERP mới, bao gồm cả chi phí triển khai. Khi bạn tập trung vào cả chi phí và lợi
ích, bạn có thể cho thấy cái sau vượt trội hơn cái trước.
d. Xem xét lựa chọn thay thế để triển khai ERP
Thay vì triển khai phần mềm ERP mới, một số tổ chức nâng cấp phần mềm hiện có
của họ, cải thiện quy trình kinh doanh của họ mà không cần công nghệ mới hoặc đơn
giản là quyết định khơng làm gì trong thời gian này. Điều quan trọng là xem xét chi
phí của từng lựa chọn này so với chi phí triển khai ERP.
e. Xây dựng kế hoạch dự án ERP
f. Đo lường kết quả
Khi đã xây dựng một đề xuất giải pháp kinh doanh và bắt đầu dự án, đó là thời gian để
bắt đầu đo lường kết quả. Điều quan trọng là phải đo lường kết quả trong suốt dự án để
có thể theo dõi tiến trình của mình, thúc đẩy trách nhiệm và theo dõi ngân sách của
mình



×