Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Bài soạn RÈN VIẾT CÂU ĐÚNG SAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.65 KB, 7 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Tên đề tài:
Rèn viết câu đúng câu hay.

Người thực hiện : Đỗ Thị Nhung.
Trường: Tiểu học Cát Linh - Đống Đa - Hà Nội

Hà Nội 1999 - 2000


I-Lý do chọn đề tài:
Tôi chọn cho mình đề tài về việc “Rèn viết câu đúng, câu hay cho học sinh” bởi vì
tôi nhận thấy đối với người Việt Nam, đặc biệt là đối với học sinh tiểu học của tôi thì
các kỹ năng ngôn ngữ nhằm giúp các em sử dụng Tiếng Việt có hiệu quả trong suy
nghĩ và trong giao tiếp là rất quan trọng. Ngoài ra các em vốn hiểu biết và vốn sống
còn ít nên các em sử dụng ngữ pháp tiếng Việt rất hạn chế. Các em học sinh đa phần
viết câu còn què, cụt, chưa đủ nghĩ nghĩa và nội dung thông báo. Đôi khi các em viết
câu đủ cấu trúc ngữ pháp nhưng lại sai biệt hoàn toàn về nghĩa của câu. Việc xác
định các từ loại Tiếng Việt đối với các em hầu như rất mơ hồ, theo định tính, các em
thích nó là từ loại nào thì cho là từ loại đó. Nhưng có một điều rất sâu để tôi chọn đề
tài này là do bản thân các em cũng biết mình còn hạn chế về kiến thức ngữ pháp nên
rất ham tìm hiểu, học hỏi, buộc một cô giáo như tôi thấy mình phải có trách nhiệm
tìm tòi học hỏi để dạy cho các em sao cho đúng và sâu về kiến thức ngữ pháp. Tôi đã
đề ra một số biện pháp sau.
II- biện pháp thực hiện:
1/ Tôi đã nghiên cứu kĩ sách giáo khoa Tiếng Việt phân môn ngữ pháp từ lớp 1 đến
lớp 5 để nắm rõ được các ưu điểm và hạn chế của chương trình trong sách.
Tôi nhận thấy chương trình và các tài liệu dạy học ngữ pháp ở tiểu học hướng đến
thực hành và có tính đồng tâm. Chương trình ngữ pháp đã đã hướng đến yêu cầu rèn
luyện kĩ năng ngôn ngữ cho học sinh qua hoạt động đội, nghe, nói, viết thực hiện mục


tiêu của môn học, làm cho học sinh hiểu và sử dụng tốt phương tiện tư duy và giao tiếp
của loài người. Chương trình ngữ pháp, tiểu học đã xác định rất rõ hai mặt quan trọng
của dạy học ngữ pháp và rèn luyện các kỹ năng sư dụng các đơn vị ngữ pháp. Đó là
chương trình ngữ pháp hướng tới thực hành là chủ yếu.
2- Tôi thống kê trong các bài kiểm tra , trong vở tiếng Việt của học sinh nhiều lớp
các số lỗi về ngữ pháp mà học sinh hay mắc phải để dễ dàng củng cố sâu hơn cho các
em sửa những lỗi đó.
Tôi thấy các em còn sai khi nhận diện từ, phân cách các đơn vị từ, việc nắm cá khái
niệm câu, thành phần câu và kĩ năng nhận diện, phân tích các thành phần câu, nhận
diện, phân loại từ theo cấu tạo, đặc biệt các em sử dụng dấu câu còn rất lung tung,
không đúng yêu cầu của câu, khi viết các đoạn văn đôi khi không có sự liên kết chặt chẽ
giữa các câu... Còn rất nhiều số lỗi khác nhau mà trong khuôn khổ hạn hẹp này tôi không
thể thống kê ra hết.
Chính vì vậy khi dạy từng bài ngữ pháp đối với học sinh lớp 4 của tôi là lớp mà kiến
thức ngữ pháp được tổng hợp lại tương đối đầy đủ tôi đã chú trọng thay đổi một số
điểm.
3- Những biện pháp sáng tạo khi dạy:
a- Tôi sử dụng trực quan khi dạy trong giờ ngữ pháp . Trực quan ở đây không chỉ
là các vật thật, vật thay thế như tranh ảnh, mô hình, sơ đồ, biểu bảng... mà còn là trực
quan lời nói. Tôi cố gắng rèn luyện bản thân mình cách nói sao cho đúng ngữ pháp, từ
dùng sao cho chuẩn. Ngoài ra khi đưa ra các ví dụ mẫu tôi chọn và suy nghĩ kĩ để có
được một ví dụ tương đối chuẩn xác, giúp học sinh dẽ phát hiện rút ra bài học.
Ví dụ với bài “câu và từ” (Tiết 2-Ngữ pháp 4)
Tôi nhận thấy ví dụ của sách giáo khoa:
“Đêm nay, anh đứng gác ở trại”
Học sinh cần phải phân tích câu này thành các từ trong đó câu có từ “đêm nay”,
“đứng gác” theo SGK thì phân tích thành từng từ đơn: Đêm/nay, đứng/gác...Nhưng bản
thân các từ này các nhà Việt ngữ học còn đang tranh luận chưa thống nhất là một từ hay
hai từ nên tôi đã không lấy ví dụ học sinh dễ nắm bắt hơn:
“Trời/ nắng/ chang chang”

Trong ví dụ này tôi yêu cầu học sinh chia câu “Trời nắng chang chang” thành các
phần có nghĩa sao cho được nhiều phần nhất. Học sinh của tôi đã chia câu thành:
Trời nắng/ chang chang.
Trời/ nắng/ chang/ chang.
Trời/ nắng/ chang chang.
Tôi yêu cầu các em suy nghĩ kĩ là “chia nhiều phần nhất” nhưng phải có “nghĩa”, từ
đó học sinh tôi đã biết lược bỏ rút ra trường hợp:
“Trời/ nắng/ chang chang”
Từ đó các em tự rút ra cho bản thân “từ làa đơn vị nhỏ nhất” có nghĩa dùng để đặt
câu “ví dụ bài động từ” (tiết 23 - ngữ pháp 4)
Tôi nhận thấy qua nhiều năm các em thắc mắc là từ “xem” trong ví dụ “Nam xem
đá bóng” tại sao lại là động từ nội động? vì Nam “xem” tức là Nam đã có tác động đến
đối tượng khác, bắt buộc phải có đối tượng Nam mới “xem” được. Tôi thấy việc giải thích
thật khó vì các em thắc mắc hoàn toàn hợp lí, nên tôi thay thế câu “Nam xem đá bóng”
bằng câu: “Bạn Nam đang bơi”
b- Ngoài việc sử dụng trực quan tôi còn cho các em phát hiện khi đang trao đổi
một ví dụ câu xem đó đã là câu hay chưa? Câu đó có dấu hiệu mở đầu ra sao? dấu hiệu
kết thúc câu thế nào?
Việc thực hành trong giao tiếp hàng ngày như vậy giúp các em nói, viết câu đúng,
ngữ pháp, rõ nghĩa, phát hiện nhanh xem mình dùng câu sai hay đúng. Việc phát hiện
thực hành tôi sử dụng không chỉ trong giờ ngữ pháp mà còn dùng trong bất cự lúc nào để
giúp các em ứng dụng ngữ pháp trong giao tiếp.
c- Để học sinh viết được câu đúng, câu hay trước tiên tôi cho học sinh nắm kĩ các
câu đơn giản nhất. Tôi trao đổi bàn bạc nhiều lần với các em xem câu phải có mấy bộ
phận chính? (2: chủ ngữ và vị ngữ)
Chủ ngữ là bộ phận chính thứ mấy? trả lời cho câu hỏi nào?vị ngữ là bộ phận chính
thứ mấy? trả lời cho câu hỏi nào?
Không chỉ nắm vững lí thuyết tôi còn cho các em thực hành nhiều lần luyện tập viết
câu, phân tích câu. Ví dụ trong khi học sinh có một từ ngữ nào đó cần nắm trong bài “tập
đọc” tôi cho các em đặt ngay câu với từ đó rồi phân tích bộ phận chủ ngữ, vị ngữ của

câu, học sinh khác nhận xét.
Hoặc cho các em đặt câu theo cấu trúc tôi cho các em làm:
- Đặt câu có một chủ ngữ, một vị ngữ.
- Đặt câu có nhiều chủ ngữ, nhiều vị ngữ.
Học sinh đã có thể đặt được các câu:
- Những chú gà trống/ đang gáy báo sáng.
- Hoa mai và hoa đào/ là chị em.
- Bạn Lan lớp em/ đang học bài và làm bài.
Hoặc tôi đưa ra nhiều câu đơn ngắn gộp lại thành một câu có chung chủ ngữ hoặc vị
ngữ.
Ví dụ: Bạn Nam rất hiền. Bạn Nam rất ngoan.
Tôi hỏi các em:Bạn Nam thế nào? (hiền, ngoan)
Có thể ghép 2 câu làm một: Chủ ngữ vẫn là “Bạn Nam” nhưng có hai đặc điểm,
dùng từ nối “và” nối hai đặc điểm lại.
Ví dụ: Bạn Nam rất hiền và ngoan.
+Để câu văn viết được hay hơn, tôi cho các em bổ xung thêm trạng ngữ.
Tôi cho câu đơn giản có đủ chủ ngữ, vị ngữ yêu cầu các em bổ xung thành phần chỉ
thời gian, nguyên nhân, nơi chốn, mục đích...Để học sinh nắm chắc hơn về câu có bộ
phận phụ, tôi còn cho các em câu văn có đủ cả trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ sau đó yêu
cầu các em lược bỏ bớt trạng ngữ và so sánh câu đã lược bỏ với câu ban đầu. Qua việc so
sánh như vậy các em thấy rõ được hơn trạng ngữ chỉ là bộ phận phụ của câu nhưng khi
có trạng ngữ thì câu văn sẽ hay hơn.
Ví dụ: Ngoài vườn, khóm hồng toả hương thơm ngào ngạt.
Khác câu: Khóm hồng toả hương thơm ngào ngạt.
Khi có thêm trạng ngữ “ngoài vườn” câu rõ hơn, khóm hồng toả hương thơm từ đâu.
Hoặc câu: Hôm nay, lúc 7 giờ sáng, tôi đi học. So với câu: Tôi đi học khi có trạng
ngữ câu rõ hơn “Tôi đi học” từ lúc nào
+Học sinh phân tích từng câu để xác định rõ bộ phận chủ ngữ và vị ngữ. Tôi
cho các em phân tích từng câu, từ đơn giản như: Con mèo đang trèo cây cau.
Một em đặt câu hỏi tìm chủ ngữ: Con gì đang trèo câu cau? (Con mèo).

Một em đặt câu hỏi tìm vị ngữ: Con mèo đang làm gì? (đang trèo cay cau).
Khi trả lời về bộ phận chủ ngữ hoặc vị ngữ tôi yêu cầu các em chỉ trả lời những từ
ngữ bộ phận đang tìm, không trả lời theo cả câu.
Ví dụ không trả lời câu tìm vị ngữ là: “Con mèo làm gì?” (Con mèo đang trèo cây
cau). Trả lời như vậy chưa tách bạch được rõ chủ ngữ và chủ ngữ.
Các em sẽ dần phân tích những câu phức tạp hơn.
Ví dụ: Con mèo là bạn của Lan/ đang nằm dài phơi nắng.
Khi đặt câu hỏi tìm vị ngữ “Con gì đang nằm dài phơi nắng?” học sinh dễ lẫn lộn chỉ
trả lời “Con mèo” là chủ ngữ. Đến đây ta càn đặt ngược lại con mèo làm gì “đang nằm dài
phơi nắng” là vị ngữ còn “của bạn Lan” là từ ngữ thuộc chủ ngữ hay vị ngữ?
Học sinh cần suy nghĩ thấy “của bạn Lan” gắn với chủ ngữ “con mèo” của ai? (của
bạn Lan) bởi vì hành động của con mèo là “đang nằm dài phơi nắng”.
Ví dụ: Con mèo nhảy/ làm đổ lọ hoa.
Việc phân tích câu giúp các em nắm rõ được cách đặt câu sao cho chuẩn bao gồm
đủ nội dung thông báo.
d- Để các em biết xác định và viết câu cho đúng tôi cho các em xác định nhiều
dòng xem dòng nào là câu, dòng nào chưa là câu, nếu chưa là câutự học sinh cần bổ
xung cho thành câu. Việc học sinh bổ xung cho thành câu và xác định xem một câu dã
hoàn chỉnh giúp học sinh củng cố sâu hơn về kiến thức ngữ pháp về câu.
Khi cho các dòng đã là câu tôi thường cho các em nắm bắt các câu đơn giản ngắn
gọn nhưng những câu đó đều do các từ có hình ảnh, gợi tả.
Ví dụ: Trăng nằm lơ lửng trên đầu ngọn tre, in đậm trên bầu trời sao. ánh trăng
chiếu chênh chếch vào hiên nhà.
Với những dòng chưa là câu tôi gợi ý các em bổ sung cho thành câu sao cho từ ngữ
bổ sung là từ ngữ hay và hợp lí nhất.
Ví dụ: Trên mặt biển
Dòng này chưa là câu, tôi gợi ý cho các em phát hiện “trên mặt biển” thường có
những gì?
Từ đó đã có em đặt câu:
“Trên mặt biển mênh mông, từng đoàn thuyền với những cánh buồm trắng đang

lướt sóng ra khơi”
e- Các em cũng từ việc nắm rõ lí thuyết đơn (đối với lớp 4). Tôi cho các em tập
đặt câu theo mô hình mà giáo viên cho trước. Các mô hình câu sẽ từ đơn giản như mô
hình: Đặt câu theo mô hình C-V (Câu một chủ, một vị) đến các mô hình phức tạp hơn
như: C-V-V; CCCV; CCVV; T,T,CV; T,C,TV.
Việc đặt câu theo mô hình rõ ràng như vậy khiến các em dễ dàng đặt câu đúng. Với
mỗi mô hình bao giờ tôi cũng cho các em xem xét 1 ví dụ mẫu để các em có biểu tượng
về từng câu theo mô hình, sau đó tôi yêu cầu các em đặt câu đúng trước (đối với đại trà
đa số em), với những em đặt câu đúng rồi tôi cho các em tìm ra các từ ngữ hay để các
em đặt câu sao cho hay hơn.
g- Để dần hướng các em tới các câu văn đúng và hay, gợi hình ảnh tôi đã đưa ra
cho các em nhiều nhóm từ ngữ khác nhau yêu cầu các em sắp xếp thành các câu khác
nhau sao cho có nghĩa, ngoài việc có nghĩa còn hay, đủ các bộ phận chính, còn có thể có
bộ phận phụ.
Ví dụ tôi đưa ra các nhóm từ:
Phương/ lững thững/ đi /trên đường
Học sinh của tôi đã sắp xếp được nhiều câu văn hay sau:
- Trên đường, Phương đi lững thững.
- Lững thững, Phương đi trên đường.
- Lững thững, trên đường, Phương đi.
- Phương đi trên đường lững thững.
Các em tự đặt câu, còn tôi thực hiện cách là đưa ra một loạt số câu khác nhau đều
do một số từ ngữ tạo thành cho các em nhận xết xem câu nào là câu hay nhất, câu nào
em thích nhất để các em lựa chọn. Việc lựa chọn đã giúp các em học sinh của tôi biết xác
định một cách từ giác câu hay và đúng nhất. Tôi đã áp dụng việc dạy dạng bài “trạng
ngữ’ (tiết thứ hai) tôi đã đưa ra 5 nhóm từ: “lúc tảng sáng”, ở quãng đường này, qua lại
nhộn nhịp, dân làng, trập cập tối”
Các nhóm từ này trong vở bài tập tiếng Việt đã có nhưng chỉ yêu cầu có trạng ngữ ở
đầu câu, tôi không áp đặt các em mà để tự các em sắp xếp sao cho hợp lí nhất theo ý
kiến của các em.

Có em đã đặt cả trạng ngữ giữa câu, ở cuối câu khiến các câu văn của các em đã đa
dạng, hay hơn.Từ đó cũng giúp các em nắm kiến thức có trạng ngữ đặt giữa câu để khi
các em viết văn có thể sử dụng làm cho câu viết sáng tạo, nhấn mạnh được ý cần nêu.
h- Tôi đã cho các em học sinh lớp 4 của tôi ngay từ đầu năm học đã tập mở rộng
các câu đơn giản. Từ đầu năm các em chưa học lí thuyết về định ngữ, bổ ngữ nên tôi cho
các em phân định rõ chủ ngữ và vị ngữ và mở rộng riêng chủ ngữ, riêng vị ngữ. mở rộng
ở phần bổ sung cho cả chủ ngữ và vị ngữ (trạng ngữ). Việc mở rộng như vậy làm cho bản
thân câu văn hay hơn.
Ví dụ câu: “Mặt trời/ mọc”
Học sinh đã mở rộng : Mặt trời/ đang mọc sau luỹ tre làng.
Hoặc: Mặt trời/ đang từ từ mọc lên từ phía biển làm cho những đợt sóng cũng pha
màu hồng nhạt.
i- Để cho học sinh không bị sai khi đặt câu, đặc biệt giúp các em viêté văn
ngoài tiết chữa bài ở phân môn tập làm văn, tôi còn đưa ra cho các em sửa câu trong giờ
ngữ pháp với những câu rườm rà, câu tối nghĩa. Những câu đưa ra là điển hình, gắn
nhiều với thực tế khiến các em dễ dàng phát hiện ra cái sai và sửa nhanh chóng, từ đó
khi viết văn các em sẽ ít khi mắc lỗi như vậy nữa.
Ví dụ cho câu: Trong vườn nhà em có một cây to là cây mít rất to.
Học sinh nghe xong câu này thấy rõ ngay là câu rất rườm rà và buồn cười. Các em
lập tức sửa được ngay “trong vườn nhà em có một cây mít rất to”
Hoặc câu viết sau rất tối nghĩa:
“Em rất thích con lợn vì ta có thức ăn hàng ngày”, câu này sửa tương đối khó, tôi
phải gợi ý các em xem nuôi lợn thì cho ta những ích lợi gì? Từ đó giúp các em sửa:

×