Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Bắc thuộc lần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.21 KB, 6 trang )

Bắc thuộc
lần 3
TỪ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI
ÁCH ĐÔ HỘ CỦA TUỲ- ĐƯỜNG ĐẾN CHIẾN
THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
1. Chông lại ách đô hộ của Tuỳ- Đường
Chiếm được nước ta, nhà Tuỳ bỏ đơn vị hành chính
cứ p châu và lập lại cấp quận. Trị sở quận Giao Chỉ
được dời từ Long Biên về Tơng Bình. Về danh nghĩa,
các quận trực tiếp phụ thuộc chính quyền phong kiến
trung ương, nhưng trên thực tế các quận thuộc châu
Giao cũ chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo. Vào những
năm rối loạn cuối đời Tuỳ, đất nước ta lại cách .biệt
với phương Bắc. Bọn thái thú cát cứ ở miền đất nước
ta tuỳ tiện áp bức bóc lột nhân dân.
Năm 618, cha con Lý Uyên, được sự ủng hộ của tập
đoàn địa chủ Hoa Bắc, đã kết thúc cục diện cát cứ,


lập ra nhà Đường.
Nhà Đường là một đế chế rất thịnh đạt cả về vật chất
và văn hố, lại ln luôn coi Việt Nam là một căn cứ
quan trọng để thực hiện mưu đồ bành trướng xuống
phương Nam và xây dựng vị trí cầu nối với phương
Tây.
Nhà Đường bãi bỏ các quận, khôi phục lại các châu
nhỏ thời Nam Triều. Năm 622, nhà Đường lập Giao
Châu đô hộ phủ, năm 679 đổi thành An Nam đơ hộ
phủ với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt,
hà khắc và ngu dân. Chúng khống chế đất nước ta
một cách chặt chẽ, nhưng về hình thức lại tỏ ra "ràng


buộc", mua chuộc phần nào tầng lớp trên của xã hội
để đối phó với phong trào của nhân dân hịng khuất
phục dân tộc ta.
Về mặt kinh tế, nhà Đường coi An Nam đơ hộ phủ là
một trọng hơn để bóc lột với thủ đoạn truyền thống là
bắt nhân dân ta phải cống nạp các loại lâm, thổ sản


quý và sản phẩm thủ công địa phương. Chúng đặt ra
nhiều thứ thuế mới và lệ thuế rất nặng. Hình thức bóc
lột chính là tơ, dung, điệu (tơ là thuế ruộng đất, dung
là thuế lao dịch và điệu là căn cứ vào hộ khẩu mà thu
thuế- thuế thân). Bên cạnh đó cịn có thuế hộ (với 3
loại là thượng hộ, thứ hộ và hạ hộ chia ra theo tài sản
gia đình). Đó là chưa kể đến bọn quan lại ở An Nam
phần lớn đều tham nhũng, ra sức lợi dụng vơ vét, bóc
lột nhân dân.
Hậu quả của chính sách vơ vét tàn nhẫn này của nhà
Đường là hiện tượng bần cùng hóa nhanh chóng, với
quy mơ ngày càng lớn của các tầng lớp nhân dân và
sự phân hóa giai cấp trong xã hội càng trở nên sâu
sắc.
Tuy nhiên, hơn 300 năm dưới thời thuộc Đường,
nhân dân ta đã khéo biết lợi dụng những mặt tích cực
(về kỹ thuật sản xuất, về điều kiện vật chất, về thành
tựu văn hoá...), tiếp thu và dân tộc hóa vốn liếng vay


mượn từ bên ngoài nên đã làm cho nền kinh tế, văn
hóa có những bước phát triển đáng kể.

Sự thịnh đạt của đế chế Đường, sự huy hồng của
văn hóa Đường, chính sách bành trướng, âm mưu
đồng hố, thủ đoạn cai trị xảo quyệt của bọn đô hộ
nhà Đường vẫn không làm cho dân tộc ta bị khuất
phục. Trái lại, trong suốt 3 thế kỷ bị nhà Đường
thống trị, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy đấu
tranh chống lại ách đô hộ của chúng, giành lại quyền
độc lập.
* Khởi nghĩa Lý Tự Tiên và Định Kiến năm 687
* Khởi nghĩa Mai Thúc Loan năm 722
* Khỏi nghĩa Phùng Hưng ( 766 - 791)
* Khởi nghĩa Dương Thanh ( 819 - 820 )
Nhìn chung, phong trào đấu tranh của nhân dân ta
chống ách đô hộ của nhà Đường nổ ra ở khắp mọi
nơi, miền xuôi cũng như miền núi, từ miền Bắc đến


Hồnh Sơn, có tính chất phổ biến và tương đối liên
tục suốt 3 thế kỷ. Phong trào mang tính chất .quần
chúng bao gồm mọi tầng lớp nhân dân,quân sĩ, hào
trưởng và quan lại yêu nước. Những cuộc khởi nghĩa
lớn ở địa phương đến đưa đến việc xây dựng căn cứ
chống giục, đánh đổ chính quyền của bọn đơ hộ ở địa
phương, giành chính quyền ở từng nơi, từng bộ phận.
Nhiều cuộc khởi nghĩa đã phát triển thành chiến tranh
giải phóng dân tộc, đánh vào tận sào huyệt kẻ thù ở
Tống Bình. Lực lượng nhà Đường tan rã nhanh
chóng trước khí thế tiến công của quần chúng khởi
nghĩa. Thế nhưng một khi đã giành được thắng lợi
tạm thời thì phong trào thường hay bị chia rẽ, lực

lượng phân tán và không đủ sức đương đầu với các
đạo quân viễn chinh lớn sang chinh phục và xâm lược
lại nước ta.
2. Họ Khúc xây dựng quyền tư chủ (907-923)
3. Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938


Nguồn:Tiến trình Lịch Sử Việt Nam – Nhà Xuất Bản
Giáo Dục – Chủ biên PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc.
Tr 54-64



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×