Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.44 KB, 2 trang )
TỪ PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CHỐNG LẠI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA TUỲ- ĐƯỜNG
ĐẾN CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG NĂM 938
1. Chông lại ách đô hộ của Tuỳ- Đường
Chiếm được nước ta, nhà Tuỳ bỏ đơn vị hành chính cứ p châu và lập lại cấp
quận. Trị sở quận Giao Chỉ được dời từ Long Biên về Tông Bình. Về danh nghĩa,
các quận trực tiếp phụ thuộc chính quyền phong kiến trung ương, nhưng trên
thực tế các quận thuộc châu Giao cũ chỉ là đất ràng buộc lỏng lẻo. Vào những
năm rối loạn cuối đời Tuỳ, đất nước ta lại cách .biệt với phương Bắc. Bọn thái
thú cát cứ ở miền đất nước ta tuỳ tiện áp bức bóc lột nhân dân.
Năm 618, cha con Lý Uyên, được sự ủng hộ của tập đoàn địa chủ Hoa Bắc, đã
kết thúc cục diện cát cứ, lập ra nhà Đường.
Nhà Đường là một đế chế rất thịnh đạt cả về vật chất và văn hoá, lại luôn luôn
coi Việt Nam là một căn cứ quan trọng để thực hiện mưu đồ bành trướng xuống
phương Nam và xây dựng vị trí cầu nối với phương Tây.
Nhà Đường bãi bỏ các quận, khôi phục lại các châu nhỏ thời Nam Triều. Năm
622, nhà Đường lập Giao Châu đô hộ phủ, năm 679 đổi thành An Nam đô hộ
phủ với các hình thức và thủ đoạn cai trị xảo quyệt, hà khắc và ngu dân. Chúng
khống chế đất nước ta một cách chặt chẽ, nhưng về hình thức lại tỏ ra "ràng
buộc", mua chuộc phần nào tầng lớp trên của xã hội để đối phó với phong trào
của nhân dân hòng khuất phục dân tộc ta.
Về mặt kinh tế, nhà Đường coi An Nam đô hộ phủ là một trọng hơn để bóc lột
với thủ đoạn truyền thống là bắt nhân dân ta phải cống nạp các loại lâm, thổ sản
quý và sản phẩm thủ công địa phương. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế mới và lệ
thuế rất nặng. Hình thức bóc lột chính là tô, dung, điệu (tô là thuế ruộng đất,
dung là thuế lao dịch và điệu là căn cứ vào hộ khẩu mà thu thuế- thuế thân). Bên
cạnh đó còn có thuế hộ (với 3 loại là thượng hộ, thứ hộ và hạ hộ chia ra theo tài
sản gia đình). Đó là chưa kể đến bọn quan lại ở An Nam phần lớn đều tham
nhũng, ra sức lợi dụng vơ vét, bóc lột nhân dân.
Hậu quả của chính sách vơ vét tàn nhẫn này của nhà Đường là hiện tượng bần
cùng hóa nhanh chóng, với quy mô ngày càng lớn của các tầng lớp nhân dân và
sự phân hóa giai cấp trong xã hội càng trở nên sâu sắc.