Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Nghiên cứu tri thức bản địa sử dụng cây thuốc tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.38 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

HÀ THẾ DỰ

NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY
THUỐC TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP

Thái Nguyên - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
--------------------------------

HÀ THẾ DỰ

NGHIÊN CỨU TRI THỨC BẢN ĐỊA SỬ DỤNG CÂY
THUỐC TẠI HUYỆN THẠCH AN, TỈNH CAO BẰNG
NGÀNH: LÂM HỌC
MÃ SỐ: 8 62 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÂM NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ THU HIỀN

Thái Nguyên - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong Luận văn này là hoàn toàn
trung thực. Các số liệu và kết quả công bố trong Luận văn là công trình
nghiêm túc của tôi. Nếu có gì sai phạm tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm
trước đơn vị đào tạo và trước pháp luật.

Thái Nguyên, ngày

tháng

Học viên

Hà Thế Dự

năm 2020


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất, sâu sắc nhất tới TS.
Nguyễn Thị Thu Hiền, người đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những
kiến thức cơ bản cũng như đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn
thành bản Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo tại Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên và Khoa Lâm nghiệp đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi
có thể tham gia học tập và hoàn thành tốt Luận văn Thạc sĩ.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy thuốc, anh, em đang công tác tại

huyện Thạch An đã cung cấp thông tin, số liệu và trả lời phỏng vấn trong quá
trình thực tế tại địa phương. Xin cảm ơn phịng thí nghiệm của khoa Cơng
nghệ sinh học - Trường ĐH Khoa học Thái Nguyên đã giúp tôi tiến hành các
thí nghiệm phân tích hoạt tính kháng khuẩn cây thuốc để thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn các cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện Thạch An, 5 sinh viên
Khoa Lâm nghiệp – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên khóa 2016 2020 đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành Luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, những
người đã luôn quan tâm, động viên, chia sẻ và khún khích tơi trong śt
thời gian qua.
Thái Ngun, ngày

tháng

Học viên

Hà Thế Dự

năm 2020


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Mẫu bảng điều tra cây thuốc được các cộng đồng dân tộc
ở khu vực nghiên cứu.......................................................................................21
Bảng 3.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được phát hiện ở KVNC ...................26
Bảng 3.2. Số lượng họ, chi, loài thuộc hai lớp trong ngành Ngọc lan ............27
Bảng 3.3. Các họ đa đạng nhất ở khu vực nghiên cứu ....................................28
Bảng 3.4. So sánh các họ giàu loài ở KVNC (1) với họ giàu loài
của hệ thực vật Việt Nam (2) ...........................................................................29

Bảng 3.5. Sự đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc ở KVNC .............30
Bảng 3.6. Sự đa dạng về nơi sống của các loài cây thuốc ở KVNC ...............32
Bảng 3.7. Các cây thuốc thuộc diện bảo tồn ghi nhận ở huyện Thạch An......35
Bảng 3.8. Sự đa dạng về bộ phận sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm
của các dân tộc thiểu số ở huyện Thạch An ....................................................38
Bảng 3.9. Sự đa dạng về cách chế biến cây thuốc theo kinh nghiệm
của các dân tộc thiểu số ở huyện Thạch An ....................................................42
Bảng 3.10. Tỷ lệ số loài có công dụng chữa các nhóm bệnh cụ thể................44
Bảng 3.12. Tỉ lệ về độ tuổi và giới tính của các thầy th́c ............................48
Bảng 3.13. Hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết từ một sớ loài cây thuốc
được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở KVNC ........................50


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ vị trí địa lý của khu vực nghiên cứu ....................................18
Hình 2.1. Các dụng cụ sử dụng cho nghiên cứu trong luận văn ......................22
Hình 3.1. Tỉ lệ nhóm bệnh chữa trị từ nguồn cây thuốc theo kinh nghiệm sử
dụng trong cộng đồng dân tộc thiểu sớ hụn Thạch An ................................46
Hình 3.2. Hoạt tính ức chế E. coli và S. aureus của cây Huyết đằng, Bòng
bong, Sói rừng và cây Khoan cân đằng ...........................................................51


v

DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

Chữ viết tắt


Nghĩa từ viết tắt

DLĐCT

Danh lục đỏ cây th́c

EN

Nguy cấp

HTKK

Hoạt tính kháng khuẩn

IA

Nghiêm cấm khai thác sử dụng vì mục đích thương mại

IIA

Hạn chế khai thác sử dụng vì mục đích thương mại

KVNC

Khu vực nghiên cứu

SĐVN - 2007

Sách đỏ Việt Nam 2007


SL

Số lượng

UBND

Ủy Ban nhân dân

VU

Sắp nguy cấp


vi

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG....................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... iv
DANH MỤC KÍ HIỆU VIẾT TẮT ....................................... v_Toc52887816
MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài .........................................................................................2
3. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................3
Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................4
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ......................................................4
1.2. Tổng quan nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam5
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới .........................................................5
1.2.2. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam .........................................................9

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu ................................................................15
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu .................................................15
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu......................................17
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU.................................................................................................................19
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................19
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................19
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................19
2.2. Nội dung nghiên cứu.................................................................................19
2.3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................20
2.3.1. Phương pháp kế thừa .............................................................................20
2.3.2. Phương pháp điều tra cộng đồng ...........................................................20
2.3.3. Phương pháp thu thập mẫu ....................................................................22
2.3.4. Phương pháp đánh giá tính đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc .........23
2.3.5. Phương pháp đánh giá mức độ nguy cấp ...............................................23


vii

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn ..................................23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .........................26
3.1. Nguồn tài nguyên cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng .....................................................26
3.1.1. Sự đa dạng trong các bậc taxon ............................................................26
3.1.2. Đa dạng về dạng sống của nguồn tài nguyên cây thuốc ........................30
3.1.3. Đa dạng về nơi sống của nguồn tài nguyên cây thuốc ..........................32
3.2. Những cây thuốc thuộc diện cần bảo tồn ở Việt Nam đã ghi nhận được ở
huyện Thạch An ...............................................................................................34
3.3. Vốn tri thức bản địa trong việc sử dụng cây thuốc của cộng đồng dân tộc
thiểu số ở huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng .....................................................38

3.3.1. Kinh nghiệm sử dụng bộ phận làm thuốc của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở huyện Thạch An ..............................................................................38
3.3.2. Kinh nghiệm về cách chế biến cây thuốc của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở huyện Thạch An ..............................................................................41
3.3.3. Kinh nghiệm về nhóm bệnh chữa trị của cộng đồng các dân tộc thiểu số
ở huyện Thạch An ............................................................................................44
3.3.4. Vấn đề truyền thụ kiến thức về cây thuốc trong cộng dồng các dân tộc
thiểu sớ .............................................................................................................47
3.4. Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn của một số loài cây thuốc được sử dụng
trong cộng đồng các dân tộc thiểu số ở khu vực nghiên cứu ..........................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................52
1. Kết luận ........................................................................................................52
2. Kiến nghị......................................................................................................53
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................54
PHỤ LỤC…………………………………………………………………...61


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một quốc gia có 3/4 diện tích đồi núi, là nơi có nguồn tài
nguyên cây thuốc đa dạng và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc
thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân sớ q́c gia (Trần Thúy và
cs., 2005). Chính sự đa dạng về dân tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện,
thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa từng cộng đồng dân tộc thiểu số
đã tạo nên sự đa dạng và phong phú trong vốn tri thức dân gian về kinh nghiệm
sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm cây thuốc chữa bệnh.
Đối với mỗi dân tộc đều có những kinh nghiệm dân gian, những tri thức
về thuốc được truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Cùng với thời gian những bài th́c ngày càng trở nên có tính độc đáo và thông
dụng trong việc chăm sóc sức khỏe cho người dân và cộng đồng xung quanh.
Trong tri thức chăm sóc sức khỏe dân gian, các tộc người phần lớn sử
dụng các loại cây cỏ có trong địa bàn cư trú của mình, trở thành cây thuốc
để chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe. Cây cỏ là kết quả của quá trình tiến hóa
lâu dài dưới tác động của tự nhiên, còn tri thức là kết quả từ quá trình đấu
tranh sinh tồn của con người được đúc kết bằng kinh nghiệm, tích lũy và lưu
truyền qua nhiều thế hệ. Đặc biệt những tri thức bản địa về chăm sóc sức
khỏe, là những tri thức luôn cần thiết cho sự sinh tồn không chỉ của một tộc
người mà của cả nhân loại. Do đó, việc phục dựng và bảo tồn những tri thức
bản địa về chăm sóc sức khỏe có cả giá trị trong việc bảo tồn bản sắc văn
hóa tộc người mà còn có giá trị thiết thực trong đời sống (Nguyễn Thị
Thanh Vân, 2015).
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, quá trình đô
thị hóa… Hiện nay nhiều loài cây thuốc có giá trị quý đang có nguy cơ bị tàn


2

phá đến tuyệt chủng, lạm dụng khai thác quá mức. Cùng với đó, những bài
thuốc và những kinh nghiệm quý bấu của cộng đồng dân tộc cũng ngày càng bị
mai một đi. Đặc biệt hơn, những thế hệ trẻ ít tiếp thu những kiến thức mang
tính bản địa mà lại thích học theo những cái hiện đại, cái mới khiến cho những
bài thuốc và cây thuốc quý bị lãng quên đi.
Huyện Thạch An có diện tích tự nhiên là 690,79 km² là một trong những
huyện có nguồn tài nguyên khá là phong phú và đa dạng, đặc biệt là nguồn tài
nguyên rừng và đất rừng chiếm 90% diện tích đất canh tác của huyện. Huyện
Thạch An có 16 đơn vị hành chính, bao gồm 01 thị trấn và 15 xã. Đồng bào
dân tộc ở nơi đây chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Mỗi dân tộc
lại mang bản sắc và những kinh nghiệm chữa bệnh bằng thực vật làm thuốc

khác nhau và đa dạng. Trong đó có cộng đồng dân tộc Nùng, Tày, Dao là cộng
đồng dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật làm
thuốc. Mặt khác hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào về tri thức
bản địa sử dụng cây thuốc trong các cộng đồng dân tộc đó ở huyện Thạch An.
Xuất phát từ những lý trên, để góp phần bảo tồn, phát triển và giữ gìn những
kinh nghiệm quý của bà con nơi đây và tránh khai thác nguồn tài nguyên cây
thuốc một cách bừa bãi, và đồng thời để cung cấp cơ sở khoa học góp phần bảo
vệ nguồn gen cây thuốc và phát triển các bài thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu
số tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, tôi thực hiện “Nghiên cứu tri thức bản
địa sử dụng cây thuốc tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng”.
2. Mục tiêu của đề tài
Đánh giá tính đa dạng nguồn cây th́c và kinh nghiệm sử dụng cây
thuốc của cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Xác định được hoạt tính kháng khuẩn một số cây thuốc – chứng minh
khoa học cho kinh nghiệm sử dụng cây thuốc này của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở KVNC trong điều trị các bệnh nhiểm khuẩn.


3

3. Ý nghĩa của đề tài
Về khoa học: Xác định tri thức bản địa sử dụng các loài cây thuốc của
các cộng đồng dân tộc thiểu số tại huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng.
Về thực tiễn: Kết quả đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho công tác bảo
tồn và phát triển nguồn gen cây thuốc của các cộng đồng dân tộc tại huyện
Thạch An, tỉnh Cao Bằng.


4


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
Rất nhiều dân tộc trên thế giới, nhất là những nước nghèo, dựa vào
những loại cây thu hái hoang dại để làm thức ăn, vật liệu xây dựng, chất đốt,
thuốc chữa bệnh và cho nhiều mục đích khác. Đặc biệt hiện nay, tri thức bản
địa về cách dùng thuốc đã và đang phát triển ở một số nước trên thế giới.
Tại Việt Nam, nguồn tài nguyên thực vật đang đứng trước nguy cơ bị
mai một, do tác động của nhiều nguyên nhân như: tăng dân số, hậu quả của
việc tranh nhau các hình thức sử dụng đất để canh tác, xây dựng, khai thác, tàn
phá một cách vô ý thức. Bên cạnh đó, do nhiều nguyên nhân, kho tàng tri thức
dân gian quý báu của các dân tộc thiểu số đang bị mai một dần, đặc biệt là tri
thức y học bản địa (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005). Việt Nam là quốc gia có
nhiều loại dược liệu quý, hiếm và vốn tri thức y học truyền thống dân tộc với
nhiều bài thuốc có giá trị, thực sự là một kho tàng vô giá để tạo ra các sản
phẩm thuốc, dược liệu để phát triển nền y dược cổ truyền (Hải Yến, 2019).
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), có đến 80% dân số ở các nước đang
phát triển vẫn dựa vào thuốc thảo dược để chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Còn
tại Việt Nam, theo báo cáo của Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế, mỗi năm nước ta
tiêu thụ khoảng 50-60 nghìn tấn các loại dược liệu khác nhau, sử dụng vào việc
chế biến vị thuốc y học cổ truyền, nguyên liệu ngành công nghiệp dược hoặc
xuất khẩu (Phùng Tuấn Giang, 2016). Việc bảo tồn cây thuốc dân tộc khác với
việc bảo tồn các loại cây khác, vì nó gắn liền với tri thức sử dụng của dân tộc
thiểu số, nếu yếu tố tri thức mất đi thì cây thuốc trở thành cây hoang dại, phi
tác dụng (Nguyễn Thị Thanh Vân, 2005). Vì vậy, nghiên cứu về các loài cây
thuốc là hết sức cần thiết cho việc bảo tồn và phát triển các loài cây thuốc và
bài thuốc cho thế hệ hôm nay và mai sau.


5


1.2. Tổng quan nghiên cứu và sử dụng cây thuốc trên Thế giới và ở Việt Nam
1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên Thế giới
Trong những năm gần đây, những nghiên cứu về sử dụng cây th́c cho
mục đích chữa bệnh của người dân bản địa ở các khu vực, các quốc gia được
các nhà khoa học thực hiện trên khắp các châu lục trên Thế giới:
Ở Châu Á: Có thể nói đây là châu lục có nhiều dân tộc bản địa sinh
sống, với vốn tri thức bản địa về việc sử dụng các loài thực vật làm thuốc
phong phú và đa dạng, đã có những nghiên cứu cụ thể ở các cộng đồng người,
các khu vực khác nhau như:
Manju Panghal và cs.(2010), công trình nghiên cứu kiến thức bản địa về
cây thuốc được sử dụng ở cộng đồng Saperas của làng Khetawas, quận Jhajjar,
Haryana, Ấn Độ đã tìm thấy 57 loài thực vật thuộc 51 chi và 35 họ được người
dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau, theo nghiên cứu này cây thuốc
được cộng đồng Saperas sử dụng nhiều nhất là các cây thuộc họ Fabaceae.
Arshad Abbasi và cs.(2013) khi thẩm định về thực vật học và các giá trị
văn hóa của các loại rau ăn được hoang dã quan trọng trong y học của Lesser
dãy Hymalaya đã ghi nhận 45 loại rau ăn được hoang dã thuộc 38 chi và 24 họ
đã được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau và tiêu thụ.
Mi-Jang Song và cs.(2013) khi khảo sát cây thuốc ở đảo Jeju, Hàn Quốc
đã tìm thấy 171 loài thực vật thuộc 141 chi và 68 họ, 777 cách sử dụng các loài
cây thuốc của người dân bản địa được ghi lại.
Auemporn Junsongduang và cs.(2013) khi nghiên cứu về cây thuốc từ
nương rẫy và rừng thiêng của dân tộc Karen và Lawa ở Thái Lan đã chỉ ra 365
loài thực vật thuộc 244 chi và 82 họ được sử dụng làm thuốc, trong đó các cây
thuộc họ Euphorbiaceae và Lauraceae được người dân sử dụng nhiều nhất.
Mi-Jang Song và cs.(2014) khi điều tra và phân tích các kiến thức truyền
thớng về cây thuốc được sử dụng bởi các cư dân tại Vườn quốc gia (VQG)
Gayasan, Hàn Quốc đã điều tra và thống kê 200 loài thực vật thuộc 168 chi và



6

87 họ được các cư dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau như: rối
loạn cơ xương, đau nhức, rối loạn hệ hô hấp, bệnh gan và các vết cắt vết thương.
Ở Châu Âu: Đây là một Châu lục có lịch sử y học dân gian lâu dài,
những tri thức dân gian bản địa được truyền lại cho các thế hệ sau bằng việc
ghi chép lại và thông qua truyền miệng qua nhiều thế kỉ (Cassandra L. Quave
và cs., 2012). Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học
về việc sử dụng các loài thực vật để điều trị các loại bệnh của người dân bản
địa được thực hiện:
Maria Leporatti và cs.(2007) khi thực hiện nghiên cứu về một số công
dụng của cây thuốc trong khu vực Alto Tirreno Cosentino, Calabria, miền
Nam nước Ý đã chỉ ra 52 loài thực vật thuộc 35 họ được người dân sử dụng
để điều trị các loại bệnh chủ yếu như: bệnh ngoài da, bệnh về đường hô hấp,
đau răng, sâu răng và đau thấp khớp.
Montse Parada và cs.(2009) khi nghiên cứu thực vật dân tộc của khu vực
Alt Empordaf, Catalonia, bán đảo Iberia đã tìm thấy trên 518 loài thực vật
thuộc 335 chi và 80 họ được người dân sử dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Behxhet Mustafa và cs.(2012) khi nghiên cứu về các loài thực vật được
sử dụng làm thuốc của dãy núi Alps Albania ở Kosovo đã ghi nhận 98 loài
thực vật thuộc 39 họ được người dân sử dụng để điều trị các loại bệnh khác nhau,
trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ Rosaceae,
Asteraceae và Lamiaceae.
Ở Châu Mĩ: Việc nghiên cứu về việc sử dụng cây thuốc của người dân
bản địa cũng được thực hiện:
Rainer W Bussmann và Douglas Sharon (2006) trong một kết quả
nghiên cứu về sử dụng cây thuốc cổ truyền ở miền Bắc Peru đã ghi nhận 510
loài thực vật được người dân địa phương sử dụng để điều trị bệnh, các cây
thuộc các họ được sử dụng nhiều nhất là: Asteraceae, Fabaceae, Lamiaceae,

Solanaceae, Euphorbiaceae và Poaceae.


7

Cecilia Almeida và cs.(2006) khi nghiên cứu cây thuốc phổ biến được
sử dụng trong các khu vực Xingo – một khu vực khô hạn ở Đông Bắc Brazil đã
tìm thấy 187 loài thực vật thuộc 128 chi và 64 họ được người dân sử dụng để
điều trị các bệnh: cảm lạnh thông thường, viêm phế quản, bệnh tim mạch, bệnh
thận, viêm và an thần.
Gabriele Volpato và cs.(2009) trong một kết quả nghiên cứu sử dụng cây
thuốc của người nhập cư Haiti và con cháu của họ ở tỉnh Camaguey, Cuba đã
chỉ ra 123 loài thực vật thuộc 112 chi và 63 họ được người nhập cư Haiti sử
dụng để điều trị các bệnh khác nhau.
Gaia Luziatelli và cs.(2010) khi nghiên cứu cây thuốc của cộng đồng
Ashaninka, một nghiên cứu từ các cộng đồng bản địa của Bajo Quimiriki,
Junin, Peru đã tìm thấy 402 loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị
các loại bệnh, trong đó các cây được sử dụng nhiều nhất chủ yếu thuộc các họ:
Asteraceae, Araceae, Rubiaceae, Euphorbiaceae, Solanaceae và Piperaceae.
Yadav Uprety và cs.(2012) khi nghiên cứu sử dụng cây thuốc trong rừng
phương Bắc của Canada đã điều tra và thống kê 546 loài cây thuốc được sử
dụng bởi những người thổ dân của rừng phương bắc Canada, các loại cây
thuốc này được sử dụng để điều trị 28 bệnh và triệu chứng rối loạn khác nhau,
trong đó các cây thuốc được sử dụng để chữa bệnh rối loạn dạ dày – ruột, rối
loạn cơ xương là chủ yếu.
Theo nghiên cứu “Thực vật dân tộc của người dân Rayones, Nuevo
León, Mexico” năm 2014, đã ghi nhận 252 loài thực vật thuộc 228 chi và 91
họ được người dân Rayones sử dụng để điều trị các bệnh, trong đó các họ được
sử dụng chủ yếu là: Asteraceae và Fabaceae (Eduardo Estrada-Castillón và cs.,
2014).

Nghiên cứu “Cây th́c trong bối cảnh văn hóa của một cộng đồng
Mapuche – Tehuelche trong thảo nguyên Datagonia Argentina” đã chỉ ra 121
loài thực vật được cộng đồng sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến tiêu


8

hóa, hô hấp, tim mạch, giảm đau, chống viêm, sản khoa, phụ khoa và sinh dục
(Soledad Molares và Ana Ladio, 2014).
Ở Châu Phi: Đây là khu vực mà từ lâu nay người dân đã biết sử dụng
cây thuốc bản địa hàng nghìn năm nay để bảo vệ sức khỏe của họ, những
nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng cây thuốc của những người dân bản
địa ở châu Phi rất đa dạng và phong phú:
Tilahun Teklehaymanot và Mirutse Giday (2007) nghiên cứu về thực vật
học của cây thuốc được sử dụng bởi người dân ở Zegie Peninsula, Tây Bắc
Ethiopia đã ghi nhận 67 loài cây thuốc thuộc 64 chi và 42 họ được người dân
sử dụng để điều trị các bệnh liên quan đến rới loạn tiên hóa, kí sinh trùng và
nhiễm trùng.
“Nghiên cứu về thực vật học và kiến thức bản địa về sử dụng cây thuốc
của các thầy lang trong khu vực Oshikoto, Namibia”, đã tìm thấy 61 loài cây
thuốc thuộc 25 họ được các thầy lang trong khu vực sử dụng để điều trị các
bệnh khác nhau như: Tâm thần, nhiễm trùng da, vết thương ngoài da, rắn cắn
và các vấn đề tim mạch (Ahmad Cheikhyoussef và cs., 2011).
Nghiên cứu “cây thuốc được sử dụng bởi phụ nữ từ rừng ven biển
Agnalazaha Đông Nam Madagascar”, đã thống kê được 152 loài cây thuốc được
sử dụng bởi người dân địa phương để điều trị các bệnh, trong đó ghi nhận 8 loài
được sử dụng bởi những người phụ nữ để điều trị các biến chứng trong khi sinh,
các bệnh nhiệt đới như: sốt rét, giun chỉ và các bệnh liên quan đến tình dục như
bệnh lậu và giang mai (Mendrika Razafindraibe và cs., 2013).
Nghiên cứu về “sử dụng và quản lý cây thuốc truyền thống của cộng

đồng dân tộc Maale và Ari, ở miền nam Ethiopia”, đã ghi nhận 128 loài cây
thuốc thuộc 111 chi và 49 họ được cộng đồng người Maale và Ari sử dụng để
điều trị các loại bệnh khác nhau (Berhane Kidane và cs., 2014).


9

Ở Châu Úc: Những nghiên cứu về việc sử dụng cây th́c bản địa
được thực hiện ở châu Úc cịn rất ít. Một nghiên cứu về các loài cây th́c
được sử dụng bởi cộng đồng thổ dân Yaegl ở miền Bắc New South Wales,
Australia, đã ghi nhận 32 loài cây thuốc thuộc 21 họ được thổ dân Yaegl sử
dụng để điều trị các bệnh (Joanne Packera và cs., 2012).
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc đã để lại những
cơng trình mang tính khoa học, tính dân tộc sâu sắc, cho thấy vốn tri thức dân
gian bản địa về sử dụng cây thuốc trên thế giới là vô cùng đa dạng và phong phú.
1.2.1. Tổng quan nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, tập quán sử dụng cây thuốc đã có từ lâu. Hơn 4000 năm
dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã trải qua cuộc đấu tranh chống
giặc ngoại xâm, đấu tranh với thiên nhiên và bệnh tật. Ngay từ những buổi đầu
sơ khai, khi con người cịn sớng theo lới ngun thủy, trong quá trình tìm thức
ăn, tổ tiên chúng ta đã phát hiện ra công dụng và tác hại của nhiều loại cây.
Suốt một thời gian dài như vậy, tổ tiên chúng ta đã dần dần tích lũy được nhiều
kinh nghiệm, biết lợi dụng tính chất của cây rừng để làm thức ăn và làm thuốc
chữa bệnh (Trần Thúy và cs., 2005).
Thế kỷ thứ XI (TCN), nhân dân ta có tục ăn trầu cho ấm người, thơm
miệng, uống nước chè xanh cho mát, nụ vối cho dễ tiêu,… điều đó nói lên những
hiểu biết về dinh dưỡng và sử dụng thuốc của dân tộc (Lê Trần Đức, 1997).
Từ thời Hùng Vương, tổ tiên ta đã biết nấu rượu, biết dùng Thủy ngân
để ướp xác và sử sách đã ghi chép về một lương y tên là Thôi Vỹ đã biết chữa
bệnh lao hạch ở thời An Dương Vương (257 - 207) Trần Thúy và cs., 2005).

Thời nhà Lý (1010 - 1221) đã có tổ chức Ty Thái Y chăm lo và bảo vệ
sức khỏe cho nhà vua, có nhiều thầy thuốc chuyên lo việc chữa bệnh cho nhân
dân và phương pháp chữa bệnh bằng tâm lý liệu pháp phát triển. Trong sử sách
cịn ghi lại năm 1136, vua Lý Thần Tơng bị điên được lương y Nguyễn Chí


10

Thành người Gia Viễn - Ninh Bình dùng tâm lý liệu pháp và tắm nước Bồ hòn
chữa cho khỏi bệnh. Nhà Lý đặt quan hệ với Tống Huy Tông (Trung Quốc)
trao đổi thuốc Nam lấy thuốc Bắc Trần Thúy và cs., 2005). Ở thời này, làng
Đại Yên là một làng thuốc nổi tiếng, chuyên trồng và bán các loại cây thuốc
Nam phục vụ công tác chữa bệnh (Viện Dược liệu, 1993).
Thời nhà Trần (1224 - 1399), y học cũng khá phát triển, đã có kế hoạch
tự túc thuốc Nam để kháng chiến. Tướng Phạm Ngũ Lão đã trồng cây thuốc ở
Vạn An và Dược Sơn (xã Hưng Đạo - Chí Linh - Hải Dương) để cung cấp cho
quân y (Lê Trần Đức, 1997). Nổi bật ở thời này là nhà sư Tuệ Tĩnh (Nguyễn
Bá Tĩnh) - được nhân dân tôn trọng, gọi là “Ơng thánh th́c Nam”. Ṭ Tĩnh
đã xây dựng 74 ngôi chùa chữa bệnh cho nhân dân không lấy tiền và gây
phong trào trồng thuốc ở gia đình. Ông là một đại sư nước Việt dùng thuốc
Nam giảm giá trị của thuốc Bắc, sắc thuốc chữa bệnh cho nhân dân với phương
châm: “thuốc Nam chữa bệnh người Nam” ông đã truyền bá y dược cổ truyền
cho nhân dân trong các tác phẩm (Lê Trần Đức, 1997). Thời kỳ nhà Lê (1428 1876) đã có những chủ trương tiến bộ trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân, tổ chức Thái Y Viện, có lương y chăm lo việc chữa bệnh cho
quân đội, hàng năm tổ chức các đợt phịng và chớng dịch bệnh cho nhân dân.
Trong giai đoạn này có làng thuốc ở thôn Nghĩa Trai, huyện Văn Lâm, hiện
nay vẫn còn tồn tại và phát triển (Trần Thúy và cs., 2005).
Thế kỷ XVIII, Lê Hữu Trác hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (1729 - 1791)
đã thừa kế dược học của Tuệ Tĩnh chép vào tập “Lĩnh Nam bản thảo” nội dung
gồm 496 vị thuốc Nam của “Nam dược thần hiệu” và phát hiện thêm hơn 300

vị nữa. Tác giả đã để lại bộ sách thuốc rất có giá trị là: “Tân Hoa Hải Thượng
Lãn Ông y tông tâm lĩnh dương an toàn trạch” gọi tắt là “Lãn Ông Y Nghiệp”
hay “Lãn Ông Y Tập” gồm 66 quyển (Nguyễn Nhân Thống, 2008). Suốt 30
năm của cuộc dời mình, tác giả đã xây dựng được nền móng cho nền y học cổ
truyền Việt Nam toàn diện cả về lý luận, phương pháp điều trị và dược liệu.


11

Ngoài các bộ sách trên, còn kể đến tập “Vạn phương thập nghiệm” của
Nguyễn Nho và Ngô Văn Tĩnh gồm 8 tập, xuất bản 1763. Tập “Nam bang thảo
mộc” của Trần Nguyệt Phương mô tả 100 loài cây thuốc Nam, xuất bản năm 1858
(Lê Trần Đức, 1997).
Thời kỳ Tây Sơn (1788 - 1808) Nguyễn Hoành đã để lại tập “Nam
dược” với 590 vị thuốc, với các phương thuốc kinh nghiệm gia truyền (Lê Trần
Đức, 1997).
Thời kỳ từ năm 1802 - 1883, nhà Nguyễn cũng tổ chức Thái Y Viện, tổ
chức điều trị bệnh phong tập trung, mở trường dạy thuốc ở Huế (Trần Thúy và
cs., 2005). Nguyễn Quang Lượng, Nguyễn Kinh,… là những danh y nổi tiếng
thời này, đã góp phần phát triển nền y học với quyển: “Nam dược tập nghiệm
quốc âm” bằng chữ Nôm của Nguyễn Quang Lượng về phương thuốc dân gian.
Trong thời Pháp thuộc (1848 - 1945), y học cổ truyền nước ta có một số
hoạt động như: thành lập các hội y học ở Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ; mở các
lớp huấn luyện y học cổ truyền, mở các phòng chữa bệnh, tổ chức triển lãm y
học cổ truyền,… (Trần Thúy và cs., 2005). Đến đầu thế kỷ XX, đã cho xuất
bản một số sách Y học cổ truyền bằng chữ quốc ngữ như “Việt Nam dược học”
của Phó Đức Thành. Nhiều nhà thực vật học người Pháp và người Việt góp công
nghiên cứu cây th́c Việt Nam, như: bộ “Trung Việt dược tính hợp biên” của
Đinh Nho Chân với 1.600 vị thuốc Nam Bắc.
Sau cách mạng tháng 8 - 1945, y dược học cổ truyền đạt được những

thành tựu to lớn. Dưới sự lãnh đạo của Bộ y tế cùng y học hiện đại, sức
khỏe của người dân được quan tâm và chăm lo chu đáo hơn. Chỉ thị số 210
TTG/VG ngày 06/12/1966 của thủ tướng chính phủ đã nhận định như sau:
“Dược liệu nước ta rất nhiều, gồm các loài cây thuốc và một số động vật. Có
nhiều loài quý, hiếm ở trên thế giới. Dược liệu ở nước ta chẳng những là cơ
sở cho nền y học dân tộc mà còn có một vị trí quan trọng trong nền y học


12

hiện đại, chẳng những là nguồn tự cung tự cấp về các loài cây thuốc Nam,
thuốc Bắc, thuốc Tây, mà còn là loại hàng xuất khẩu có giá trị,… phải coi
trọng dược liệu như cây công nghiệp cao cấp” (Võ Văn Chi, 1996).
Vì vậy, sau khi nước nhà thống nhất, việc nghiên cứu cây thuốc ở nước
ta được quan tâm nhiều hơn. Có nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, tìm tịi và
phát hiện thêm nhiều loài cây th́c mới. Tiêu biểu có thể kể đến bộ sách
“Dược liệu học và các vị thuốc Việt Nam” gồm 3 tập, do Đỗ Tất Lợi biên soạn
năm 1957 và đến năm 1961, cuốn sách này được tái bản in thành 2 tập. Trong
đó, tác giả đã mô tả chi tiết và nêu công dụng của hơn 100 cây thuốc nam
(Nguyễn Tập, 2007). Đỗ Tất Lợi đã tiếp tục dày công nghiên cứu và trrong
những năm từ 1959 - 1965, tác giả cho xuất bản bộ “Những cây thuốc và vị
thuốc Việt Nam” gồm 6 tập, năm 1969 tái bản trong 2 tập. Cuốn sách này của
tác giả đã đề cập đến trên 500 vị thuốc có nguồn gốc thảo mộc, động vật và
khoáng vật. Tác giả đã kiên trì nghiên cứu, bổ sung liên tục các loài cây thuốc
trong các công trình nghiên cứu của mình và sách đã được tái bản nhiều lần và
các năm 1970, 1977, 1981, 1986, 1995, 1999, 2001 và năm 2003. Lần tái bản
thứ 7 vào năm 1995 số cây thuốc của tác giả nghiên cứu đã lên tới 792 loài và
gần đây nhất là lần tái bản lần thứ 13 (dẫn theo Lê Thị Thanh Hương, 2007).
Bộ sách của tác giả đã mang lại giá trị khoa học và giá trị thực tiễn sâu sắc, thể
hiện sự kết hợp giữa khoa học dân gian và khoa học hiện đại.

Trong những năm này, nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa
học đã được xuất bản thành các tập sách như: “Tài Nguyên cây thuốc Việt
Nam” vào 1993 của Viện Dược liệu, với khoảng 300 loài cây thuốc (Phạm
Hoàng Hộ, 2006); Trần Đình Lý với cuốn “1900 loài cây có ích” năm 1995, đã
thớng kê ở Việt Nam có khoảng 76 loài cho nhựa thơm, 260 loài cho dầu béo,
160 loài có tinh dầu, 40 loài tre nứa, 40 loài song mây (dẫn theo Lê Thị Thanh
Hương, 2007). Lương y lão thành, thầy thuốc ưu tú Lê Trần Đức với cuốn:
“Cây thuốc Việt Nam” năm 1995 đã giới thiệu hơn 830 loài cây th́c chính,


13

phụ (Lê Trần Đức, 1997). Võ Văn Chi là một nhà thực vật lớn của Việt Nam,
đã đóng góp rất nhiều trong quá trình nghiên cứu về các loài thực vật ở Việt
Nam và ông đã biên soạn cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam”, trong đó tác giả
mô tả rất tỷ mỷ về các cây được sử dụng làm thuốc ở Việt Nam bao gồm 3.200
cây (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2006). Ngoài ra, ćn “Cây cỏ có ích ở Việt
Nam” tập I, II đề cập đến rất nhiều cây cỏ có ích như làm gỗ, làm lương thực,
làm thuốc (Nguyễn Thượng Dong và cs., 2006).
Trong những năm từ 2000 đến nay, đã có nhiều cuốn sách và các tài liệu
về cây thuốc được xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu của nhiều người quan tâm
tới cây thuốc trên khắp đất nước Việt Nam như: “577 bài thuốc dân gian gia
truyền” (Âu Anh Khâm, 2001); “Thuốc Nam, thuốc Bắc và các phương thang
chữa bệnh” (Tào Duy Cần, 2001) và cuốn “Thuốc bệnh 24 chuyên khoa” (Tào
Duy Cần, 2006); “Nghiên cứu cây thuốc từ thảo dược” (Nguyễn Thượng Dong
và cs., 2006); “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” do Phạm Hoàng Hộ nghiên cứu
và tập hợp (Phạm Hoàng Hộ, 2006); “Cây thuốc, bài thuốc và biệt dược” của
Phạm Thiệp và cs.(2000) đề cập tới 327 cây thuốc phổ biến,… Đồng thời, có
nhiều công trình nghiên cứu về cây thuốc trên cả nước cơng bớ trên các tạp chí
về cây th́c như: Đặng Quang Châu (2011) đã công bố một số dẫn liệu về cây

thuốc của dân tộc Thái ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) gồm 177 loài, thuộc 149
chi, thuộc 71 họ khác nhau; Đặng Quang Châu và Bùi Hồng Hải (2003) khi
điều tra các loài cây của dân tộc Thái ở huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đã thu
được 93 loài thuộc 7 chi, 42 họ.
Các tác giả đã phân loại cây được sử dụng theo các nhóm bệnh: bệnh
ngoài da, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về gan, bệnh về xương… Lưu Đàm Cư
và cs.(2004) khi điều tra các loài cây có ích của dân tộc H’mơng ở vùng núi
cao phía Bắc đã phân loại được 4 nhóm theo công dụng: cây lương thực – thực
phẩm, cây làm thuốc, cây có độc, cây để nhuộm màu, cây ăn quả. Trong nhóm
này cây làm thuốc đã thống kê được 657 loài thuộc 118 họ mà người H’mông


14

sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho người và gia súc. Nguyễn Thị Thủy và Phạm
Văn Thỉnh (2004) đã xây dựng các mô hình vườn bảo tồn cây thuốc ở vùng
cao Sa Pa, như vườn rừng, trang trại, vườn các hộ gia đình. Bước đầu đã bảo
tồn được 52 loài cây thuốc thuộc 28 họ, trong đó có nhiều loài đang có nguy cơ
bị tuyệt chủng.
Trong Hội nghị Khoa học Toàn quốc lần thứ 4 năm 2011 tại Hà Nội, đã
có nhiều báo cáo khoa học về tài nguyên cây thuốc và cách sử dụng các loài
cây thuốc trong điều trị các bệnh của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam được công
bố như: một số kết quả nghiên cứu “Các loài thực vật được đồng bào dân tộc
Mường tại Khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò sử dụng làm thuốc trị
bệnh thận” của các tác giả Đỗ Sĩ Hiến và Đỗ Thị Xuyến (2011) đã chỉ ra 65
loài thực vật được đồng bào dân tộc Mường sử dụng làm thuốc chữa bệnh về
thận; “Những cây thuốc được sử dụng thay thế mật gấu theo kinh nghiệm dân
gian và đông y ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của tác giả Lê Thị Thanh
Hương và Nguyễn Thị Thuận (2011) đã thu được 35 loài thuộc 27 chi, 21 họ
của 2 ngành thực vật bậc cao được sử dụng làm thuốc chữa bệnh thay thế mật

gấu ở một số địa bàn tỉnh Thái Nguyên; “Điều tra các loài cây thuốc và giá trị
sử dụng của chúng ở một số xã thuộc huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” của
tác giả Võ Thị Phượng và Ngô Trực Nhã (2011) đã điều tra và thống kê 232
loài cây được sử dụng làm thuốc thuộc 186 chi, 90 họ tại các xã của huyện Cao
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Như vậy, việc điều tra và thống kê các loài cây thuốc, các bài thuốc
không những mang lại những giá trị khoa học, giá trị thực tiễn sâu sắc mà cịn
đóng góp và cơng tác bảo tồn nguồn dược liệu nước nhà, bảo tồn những bài
thuốc hay. Nhằm góp phần, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc
Việt Nam.


15

1.3. Tổng quan khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
* Vị trí địa lý
Thạch An là hụn miền núi phía Đơng Nam của tỉnh Cao Bằng, cách
thành phố Cao Bằng 39 km; có tọa độ địa lý nằm trong khoảng 106005’ 106050’ vĩ độ bắc và 22020’ - 22050’ độ kinh đông. Toàn huyện có 16 đơn vị
hành chính cấp xã gồm 15 xã và 01 thị trấn với tổng diện tích tự nhiên theo
ranh giới hành chính là 69.097,61 ha. Huyện có các vị trí tiếp giáp sau:
Phía Bắc giáp huyện Hoà An và thành phớ Cao Bằng.
Phía Nam giáp tỉnh Lạng Sơn.
Phía Đơng giáp huyện Phục Hoà và Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa,
Phía Tây giáp huyện Nguyên Bình và tỉnh Bắc Kạn,
Huyện có đường biên giới Việt - Trung dài 5,5 km. Thạch An có vị trí
khá thuận lợi so với các huyện khác của tỉnh Cao Bằng, là điều kiện thuận lợi
trong việc giao lưu phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật với trung tâm thành
phố Cao Bằng và các huyện trong tỉnh, lưu thông với các tỉnh bạn (Lạng Sơn,
Bắc Kạn) và nước bạn Trung Quốc qua lối mở Nà Lạn - Đức Long, huyện có

một hệ thống đường giao thông tương đối hoàn chỉnh gồm tỉnh lộ, huyện lộ và
đường liên xã, liên thôn; có đường Quốc lộ 4A đi qua đây là con đường chiến
lược về kinh tế - q́c phịng. Đồng thời là tún đường quan trọng để thông
thương giao lưu kinh tế - văn hóa, xã hội phát triển kinh tế - xã hội.
* Khí hậu
Thạch An có khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió
mùa, chia thành hai mùa rõ rệt. Mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều thường bắt đầu từ
tháng 4 đến tháng 10 trong năm, mùa đông lạnh, khơ, ít mưa, có sương ḿi,
sương mù, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do địa hình chia cắt mạnh
nên hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau.


16

- Nhiệt độ trung bình năm dao động từ 21,1 0 - 22,50c. Nhiệt độ trung
bình trong các tháng dao động từ 13,20 - 28,20c.
- Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 1.195,6 mm - 1.648,9
mm được xếp hạng trong các khu vực ít mưa của nước ta.
- Số giờ nắng trong năm dao động từ 1.293,1 h - 1.528 h.
- Độ ẩm khơng khí trung bình năm dao động từ 81 - 84% (Các số liệu
trên được lấy theo sớ liệu trạm quan trắc khí tượng Cao Bằng).
* Địa hình, địa mạo
Là huyện miền núi của tỉnh Cao Bằng, huyện Thạch An có địa hình dốc
nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, xen giữa các dãy núi là các thung lũng,
phần lớn là các thung lũng nhỏ hẹp. Điểm cao nhất so với mực nước biển là
núi Khuổi Moọng thuộc xã Quang Trọng (1.009 m), điểm thấp nhất thuộc Bản
Luồng xã Thuỵ Hùng (200 m).
Do kiến tạo của địa chất, địa hình của huyện khá phức tạp, thấp dần từ tây
sang đông, có nhiều nếp gấp tạo nên những khe sâu và được hình thành 3 vùng
rõ rệt: Vùng núi đá, vùng núi đất và thung lũng trong đó rừng và đất rừng chiếm

trên 90% diện tích canh tác toàn huyện
* Thủy văn
Trên địa bàn huyện có các con suối nhỏ với nguồn nước mặt khá phong
phú, các con sông, suối đều bắt nguồn từ vùng núi cao chảy về vùng thấp theo
hướng chủ đạo của địa hình là Tây Nam - Đông Bắc. Đây là nguồn cung cấp
nước chủ yếu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện như: suối
Minh Khai, suối Bản Cầu, suối Nà Ngườm, suối Nặm Nàng …
* Dân số
Dân số toàn huyện khoảng 30.850 người, gồm 06 dân tộc chính cùng
sinh sớng đó là các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Kinh, Hoa. Đồng bào các
dân tộc sống xen canh, xen cư ở tất cả các xã, thị trấn nhưng vẫn giữ được bản


×