Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng ĐÁP ÁN VÀ ĐỀ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 (NH 10- 11)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.12 KB, 4 trang )

ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học: 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 60 phút
(Đề này gồm 04 câu 01trang)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
Câu1(2,0 điểm). Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
Câu 2(4,0 điểm). Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành "Chiến tranh đặc biệt" (1961-
1965) ở miền Nam Việt Nam. Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược "Chiến
tranh đặc biệt" và giành đựơc thắng lợi như thế nào?
Câu 3(1,0 điểm). Tại sao nói với chiến thắng Việt bắc (1947), quân và dân ta đã đánh bại
hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng nhanh" của thực dân Pháp?
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Trình bày những nét chung về diễn biến của phong trào giải phóng dân
tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1975? Nét khác biệt cơ bản giữa
phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ la-tinh.
.............................................Hết.......................................................
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI TUYỂN SINH LỚP 10
Năm học: 2010 - 2011
MÔN: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 60 phút
(Hướng dẫn chấm này gồm 04 câu 04 trang)
Mã ký hiệu
SU-DH02-TS10-10
Mã ký hiệu
SU-DH02-TS10-10
Câu Đáp án Điểm
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (7,0 điểm)
1
(2,0 điểm)


Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng
tháng Tám năm 1945.
* Nguyên nhân:
- Nguyên nhân chủ quan (1,0 điểm):
+ Dân tộc ta có truyền thống yêu nước sâu sắc, khi Đảng Cộng
sản Đông Dương , Việt Minh phất cao ngọn cờ cứu nước thì toàn
dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.
0,25
+ Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đứng đầu là
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối đúng đắn và sáng tạo. Đã
xây dựng được khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp
được quần chúng rộng rãi.
0,5
+ Biết kết hợp tài tình đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị,
đấu tranh du kích với khởi nghĩa từng phần ở nông thôn, tiến lên
phát động Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước...
0,25
- Nguyên nhân khách quan (0,25 điểm):
+ Hoàn cảnh quốc tế vô cuìng thuận lợi đó là Hồng quân Liên
Xô và phe đồng minh đánh bại phe phát xít Đức - Nhật tạo nên
thời cơ "ngàn năm có một" để nhân dân ta vùng dậy giành độc
lập.
0,25
* Ý nghĩa lịch sử (1,0 điểm):
+ Đối với dân tộc:
- Cách mạng tháng Tám mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử
dân tộc ta, phá tan hai tầng xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật , lật
nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà,
đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ thành người độc lập tự do, làm
chủ nước nhà.

0,25
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt
Nam, mở đầu kỷ nguyên mới độc lập, tự do- kỷ nguyên giải
phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
0,25
+ Đối với thế giới:
- Cách mạng tháng Tám là thắng lợi đầu tiên trong thời đại
mới của một dân tộc nhỏ yếu tự giải phóng khỏi ách nô lệ thực
dân.Cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước
thuộc địa và nửa thuộc địa trên thế giới.
0,25
2
(4,0 điểm)
Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ khi tiến hành "Chiến tranh
đặc biệt" (1961- 1965) ở miền Nam Việt Nam. Quân dân
miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược "Chiến tranh đặc
biệt" và giành đựơc thắng lợi như thế nào?
* Âm mưu (0,5 điểm):
+ Là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới,
được tiến hành bằng quân đội tay sai, dưới sự chỉ huy của hệ
thống "cố vấn" Mĩ, dựa vào vũ khí, trang bị kỹ thuật, phương tiện
chiến tranh của Mĩ, nhằm chống lại phong trào cách mạng của
nhân dân ta. Âm mưu cơ bản: "dùng người Việt đánh người Việt"
0,5
* Thủ đoạn (0,75 điểm): 0,25
+ Được sự hỗ trợ chiến đấu và chỉ huy bằng hệ thống cố vấn
quân sự Mĩ, quân đội Sài Gòn mở các cuộc hành quân càn quét
nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng.
+ Tiến hành dồn dân lập "Ấp chiến lược" nhằm tách dân khỏi
cách mạng, "bình định" miền Nam, trang bị hiện đại, sử dụng phổ

biến các chiến thuật mới như "trực thăng vận" và "thiết xa vận"
0,25
+ Tiến hành hoạt động phá hoại miền Bắc, phong toả biên giới,
vùng biển nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào miền
Nam.
0,25
* Quân dân miền Nam đã chiến đấu chống chiến lược
"Chiến tranh đặc biệt" và giành đựơc thắng lợi:
+ Chủ trương của ta (0,5 điểm):
- Quân và dân miền Nam đã đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ-
nguỵ bằng kết hợp đấu tranh chính trị với vũ trang, kết hợp giữa
tiến công và nổi dậy.
0,25
- Đánh địch trên ba vùng chiến lược, bằng ba mũi giáp công
làm lung lay từng bước "ba chỗ dựa" của chiến lược "Chiến tranh
đặc biệt" là quân đội tay sai (công cụ), "ấp chiến lược" (xương
sống) và đô thi (hậu cứ)
0,25
+ Thắng lợi quân sự (0,75 điểm):
- Năm 1962, ta đánh bại nhiều cuộc càn quét của địch đánh
vào chiến khu D, căn cứ U Minh, Tây Ninh...
0,25
- Đấu tranh chống và phá "Ấp chiến lược " diễn ra gay go
quyết liệt giữa ta và địch. Ta đã phá "Ấp chiến lược" đi đôi với
dựng làng chiến đấu...
0,25
- Ngày 2/1/1963, ta lập nên chiến thắng Ấp Bắc (Mĩ Tho)
đánh bại cuộc hành quân càn quét của 2000 Mĩ- nguỵ Sài Gòn có
cố vấn chỉ huy với phương tiện chiến tranh hiện đại.
0,25

+ Thắng lợi chính trị (1,5 điểm):
- Ngày 8/5/1963, hai vạn tăng ni, phật tử Huế biểu tình phản
đối việc chính quyền Sài Gòn cấm treo cờ Phật.. Một làn sóng
ủng hộ phong trào Phật tử Huế lan nhanh ra cả nước, mạnh nhất ở
Sài Gòn.
0,25
- Ngày 11/6/1963, Hoà thượng Thích Quảng Đức tự thiêu trên
đường phố Sài Gòn để phản đối chính quyền Diệm.
0,25
- Ngày 16/6/1963, 70 vạn quần chúng Sài Gòn biểu tình làm
rung chuyển chế độ Sài Gòn.
0,25
- Ngày 1/11/1963, Mĩ chỉ đạo các tướng lĩnh trong quân đội Sài
Gòn Dương Văn Minh cầm đầu làm đảo chính lật đổ chính quyền
của anh em Diệm - Nhu hi vọng ổn định tình hình.
0,25
- Phối hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng lực lượng giải
phóng liên tiếp mở những chiến dịch tiến công quy mô lớn, tiêu
biểu là chiến dịch Đông- Xuân 1964 - 1965 trên các chiến trường
miền Nam và miền Trung.
0,25
- Đến giữa năm 1965, bằng các đòn tấn công chính trị, quân sự
và binh vận, quân dân miền Nam đã đánh bại chiến lược "chiến
tranh đặc biệt" của Mĩ.
0,25
3 Tại sao nói với chiến thắng Việt bắc (1947), quân và dân ta 0,5
(1,0 điểm)
đã đánh bại hoàn toàn chiến lược "đánh nhanh thắng
nhanh" của thực dân Pháp?
- Ngay từ đầu cuộc chiến tranh, Pháp thực hiện âm mưu đánh

nhanh thắng nhanh. Cuộc tấn công Việt Bắc nằm trong âm mưu
đó, nhưng thực dân Pháp không đạt được mục tiêu chiến lược đề
ra là tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và bộ đội chủ lực của
ta, nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
- Với chiến thắng Việt Bắc, quân dân ta dã đánh bại hoàn toàn
chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của địch, buộc chúng phải
chuyển sang đánh lâu dài với ta.
0,5
1
(3,0 điểm)
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (3,0 điểm)
Trình bày những nét chung về diễn biến của phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Phi từ sau chiến tranh thế giới thứ hai
đến năm 1975? Nét khác biệt cơ bản giữa phong trào giải
phóng dân tộc ở châu Phi so với khu vực Mĩ la-tinh.
+ Nét chung...
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, châu Phi trở thành "lục
địa mới trỗi dậy" trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc .
0,25
- Phong trào giải phóng dân tộc nổ ra sớm nhất ở vùng Bắc
Phi. Mở đầu là thắng lợi của Ai Cập (1953).
0,5
- Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam (1954) đã cổ vũ
và thúc đảy sự nổi dậy của nhân dân các nước thuộc địa Pháp ở
Bắc Phi và Tây Phi.
0,5
- Năm 1960 được gọi là "Năm châu Phi", 17 nước châu Phi
giành được độc lập.
0,25
- Năm 1960 trở đi phong trào giải phóng dân tộc lên cao và lan

rộng khắp mọi miền của châu Phi.
0,25
- Sự ra đời của nước cộng hoà nhân dân Ănggôla đánh dấu sự sụp
đổ về căn bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa
của nó ở châu Phi.
0,25
+ Nét khác biệt...(1,0 điểm)
- Châu phi đấu tranh chống chủ nghãi đế quốc, chủ nghĩa thực
dân cũ để giải phóng dân tộc, giành lại độc lập chủ quyền.
0,5
- Khu vực Mĩ La tinh đấu tranh chống lại chính sách phản động
tay sai của Mĩ để thành lập các chính phủ dân tộc dân chủ tiến bộ
nhằm giành độc lập và chủ quyền thực sự cho dân tộc.
0,5

.............................................Hết..............................................

×