Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Xu hướng ứng dụng các mô hình bán lẻ hiện đại tại các doanh nghiệp Việt Nam và thế giới hiện nay ? Mô tả quá trình cung ứng hàng hóa (logistics trực tiếp) của một doanh nghiệp bán lẻ cụ thể ?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.69 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA MARKETING – NGÀNH QUẢN TRỊ THƯƠNG HIỆU

BÀI THẢO LUẬN
MÔN: QUẢN TRỊ LOGISTICS KINH DOANH

Đề tài: Xu hướng ứng dụng các mơ hình bán lẻ hiện đại tại các doanh
nghiệp Việt Nam và thế giới hiện nay ? Mơ tả q trình cung ứng hàng
hóa (logistics trực tiếp) của một doanh nghiệp bán lẻ cụ thể ?

Giảng viên hướng dẫn: Phạm Thị Huyền
Lớp học phần: 2112BLOG1511
Nhóm thực hiện: Nhóm 4

1


Hà Nội, T4/2021

2


MỤC LỤC

3


LỜI MỞ ĐẦU

Xi theo dịng chảy tiến bộ của các phát kiến và công nghệ mới, ngành bán lẻ
trên thế giới bước vào giai đoạn “thay da đổi thịt”. Sự dịch chuyển này càng được


nhấn mạnh khi đặt trong bối cảnh dịch bệnh tác động đến mọi chủ thể trong nền kinh
tế. Các mơ hình bán lẻ trực tuyến, máy bán hàng tự động phát triển mạnh mẽ với độ
tăng trưởng không ngờ.
Trải qua năm 2019, một năm được đánh giá là đạt được nhiều dấu ấn, đầy sôi
động của thị trường bán lẻ Việt Nam với sự gia tăng mạnh mẽ cả về tổng lượng bán lẻ,
số lượng và quy mô của các chủ thể gia nhập thị trường bán lẻ, đặc biệt là sự phát triển
của mơ hình bán lẻ hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị cỡ vừa và nhỏ, cửa
hàng tiện lợi, đạt mức tăng trưởng 21,5% so với năm 2018, bước sang năm 2020, đại
dịch COVID-19 bùng phát trên toàn cầu đã và đang tác động đến hầu hết các ngành
nghề trong nền kinh tế Việt Nam, bán lẻ là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng
nhiều nhất trên cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực.
Việt Nam là một quốc gia có tiềm năng phát triển rất lớn chính vì thế nhận được
rất nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp bán lẻ lớn trên thế giới. Trên thực tế, việc
mở rộng của các doanh nghiệp nước ngoài như BigC, Lazada, Shopee, …. khiến các
doanh nghiệp trong nước vốn đã gặp nhiều khó khăn giờ lại càng khó tìm kiếm thị
trường khách hàng do không cạnh tranh được với các đối thủ lớn. Chúng ta đang thua
ngay trên sân nhà, bởi lẽ các doanh nghiệp rất có nhiều lợi thế nổi trội từ nguồn vốn,
thương hiệu, lưu thơng hàng hóa cho đến các đội ngũ nhân sự chất lượng cao, mơ hình
quản trị doanh nghiệp lớn.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang tập trung qua các kênh thương mại điện tử vì
tiềm năng phát triển của ngành này là rất lớn. Mục tiêu này đang phải đối mặt với khá
nhiều thách thức như là sự thiếu tin tưởng từ phía người tiêu dùng, việc kiểm soát các
nguồn hàng cũng chưa tốt, đặc biệt là q trình xây dựng mơ hình quản lý đường đi
của sản phẩm từ những nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Mục tiêu lớn nhất của
ngành là biến Việt Nam trở thành Trung tâm Logistics của khu vực; muốn làm được
việc này trước hết Chính phủ phải đưa ra những chính sách ưu đãi, xây dựng các hệ
4


thống cầu đường hiện đại; sau đó đặc biệt phải chú trọng xây dựng nguồn nhân lực

chất lượng cao
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BÁN LẺ HIỆN ĐẠI VÀ
MƠ HÌNH CUNG ỨNG HÀNG HÓA
1.1 Khái quát chung về bán lẻ hiện đại

Bán lẻ là mọi hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu
dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, khơng mang tính thương mại. (Philip
Kotler)
Cho đến nay tại Việt Nam chưa có tài liệu chính thức nào đưa ra khái niệm của
hệ thống bán lẻ hiện đại. Tuy nhiên dựa vào tính chất của kênh phân phối bán lẻ có thể
chia ra làm 2 loại hệ thống bán lẻ là hệ thống bán lẻ truyền thống và bán lẻ hiện đại.
Hệ thống bán lẻ hiện đại có mơ hình tiêu biểu là cửa hàng tiện dụng (convenience
store), siêu thị nhỏ (mini-super), siêu thị (supermarket), đại siêu thị (hypermarket), cửa
hàng bách hoá lớn (department store), cửa hàng bách hố thơng thường, cửa hàng đại
hạ giá (hard discounter), trung tâm thương mại (commercial center, shopping mall)…
1.2 Mơ hình cung ứng hàng hóa

1.2.1 Khái niệm
Q trình cung ứng hàng hóa cho khách hàng hay logistics trực tiếp trong bán
hàng là một tập hợp các thao tác nhằm đáp ứng chính xác nhất các yêu cầu đơn hàng
của khách hàng trong các giao dịch với chi phí thấp nhất có thể.
Các mục tiêu cụ thể của quá trình cung ứng trong bán hàng tập trung vào 3 vấn
đề chính:


Đáp ứng nhanh: địi hỏi thời gian thực hiện đơn đặt hàng trong bán bn và chi phí



thời gian mua hàng của khách hàng trong bán lẻ là ít nhất.

Tối thiểu hóa các sai lệch: Các yêu cầu giao hàng cho khách hàng trong bán buôn phải
đúng với mong đợi của khách hàng đã thể hiện trong hợp đồng mua bán, đặc biệt phải
giảm thiểu những sai lệch về thời gian. Trong bán lẻ phải thỏa mãn tối đa nhu cầu của
khách hàng về số lượng, chất lượng, yêu cầu lựa chọn hàng hóa… như đã truyền tin và
định vị đối với khách hàng trên thị trường mục tiêu.

5




Mục tiêu chi phí: Đáp ứng dịch vụ nhưng phải đảm bảo giảm thiểu chi phí cho q
trình cung ứng bằng cách tối ưu hóa các q trình, đổi mới công nghệ và tăng năng

1.2.1

suất phục vụ.
Các phương pháp và hình thức bán lẻ
a, Phương pháp
Phương pháp bán lẻ hàng hóa được hiểu là tổng hợp các cách thức mà nhờ đó,
định hình các thao tác của q trình cung cấp (phục vụ) hàng hóa trong bán lẻ



Phương pháp bán lẻ truyền thống: hay phương pháp bán hàng qua quầy. Ngăn cách về
không gian trong cửa hàng giữa khách hàng - người bán - hàng hóa và các thiết bị bán
hàng hay quầy hàng. Mọi hoạt động mua hàng của khách đều dựa trên sự phục vụ của
người bán hàng. Khách hàng ít tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa, khả năng lựa chọn hàng

hóa bị hạn chế, giữa người bán và người mua bị ngăn cách bởi các thiết bị trưng bày.

• Phương pháp bán hàng tiến bộ: tuân thủ nguyên tắc tạo ra không gian mở để gia tăng
tiếp xúc trực tiếp giữa khách hàng với hàng hóa. thiết bị và người bán, thu tính tiền tập
trung. Nhờ đó giảm thiểu đến mức tối đa đối với hàng hóa ở nơi bán, đảm bảo cho
khách hàng tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn hàng hóa tự do.
b, hình thức


Hình thức bán hàng tự phục vụ (self- service): Áp dụng phổ biến trong các siêu thị, là
hình thức người mua tự do tiếp cận hàng hóa để ngỏ trên các thiết bị thích hợp trong
cửa hàng, tự mình xem xét và lựa chọn hàng hóa mà khơng cần sự giúp đỡ của người

bán, trả tiền mua hàng ở nơi thu tiền tập trung.
• Hình thức bán hàng tự chọn (quầy hàng để ngỏ): là hình thức khách hàng tự do tiếp
cận và tìm hiểu hàng hóa ở vị trí bày hàng. Người bán hướng dẫn, tư vấn, chuẩn bị
hàng hóa mà khách hàng đã chọn, thanh tốn tiền hàng trực tiếp ở nơi bán (cửa hàng
thực phẩm), ở bàn bao gói (cửa hàng cơng nghệ), hoặc ở nơi thu tiền tập trung trong


gian hàng.
Hình thức bán hàng theo mẫu: Khách hàng tự mình hoặc với sự giúp đỡ của người bán
chọn hàng theo mẫu dược trưng bày ở gian hàng, trả tiền ở quầy tính tiền và nhận hàng
theo mẫu đã chọn. Cũng có thể giao hàng theo mẫu tới địa điểm khách hàng yêu cầu

và khách hàng phải trả thêm tiền dịch vụ.
• Bán lẻ theo đơn đặt hàng: Là hình thức cửa hàng nhận đặt hàng theo điện thoại, mạng vi
tính hoặc ở những điểm tiếp nhận trực tiếp. Tiến hành chuẩn bị hàng hóa theo đơn và giao
hàng hóa cho khách hàng tại những vị trí yêu cầu trong đơn hàng.
6





Bán lẻ cung ứng tới địa điểm của khách hàng: (còn gọi là bán hàng lưu động) Doanh
nghiệp dựa vào dự đốn nhu cầu để chuẩn bị hàng hóa và đưa hàng hóa tới các địa
điểm có sức mua tập trung. Khách hàng chọn hàng từ các phương tiện chở hàng tại các
địa điểm thuận tiện, trả tiền hàng và cơng phục vụ.
1.2.2 Các quy trình cung ứng hàng hóa trong bán lẻ
Tùy thuộc vào đặc điểm của hàng hóa và các hình thức bán hàng mà có thể có
các dạng quy trình cung ứng:



Dạng 1: Quy trình bao gồm đầy đủ bốn công đoạn áp dụng đối với những hàng hóa có
thể dự trữ một số ngày tại cửa hàng trong điều kiện kho phân phối cách khá xa cửa

hàng, hoặc hàng hóa phải trải qua giai đoạn phải biến đổi mặt hàng trong cửa hàng.
• Dạng 2: Quy trình gồm 3 cơng đoạn, áp dụng đối với những loại hàng hóa khơng thể


hoặc khơng cần dự trữ tại cửa hàng như thực phẩm tươi sống.
Dạng 3: Quy trình ngắn nhất gồm 2 công đoạn áp dụng đối với những hàng hóa đã
được chuẩn bị sẵn sàng để bán tại cửa hàng và trong những điều kiện chỉ cần nhập
hàng hàng ngày mà khơng cần dự trữ.
Các quy trình cung ứng hàng hóa trong bán lẻ trong cửa hàng bán lẻ
1, Nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa tại cửa hàng:
Là khâu đầu tiên trong quy trình cung ứng hàng hóa tại cửa hàng bán lẻ, được
thực hiện kế tiếp và đồng thời với việc bốc dỡ hàng hàng hóa.
Nội dung tiếp nhận hàng hóa bao gồm tiếp nhận về số lượng và chất lượng. Các
phương pháp tiếp nhận hàng hóa tại cửa hàng thường đơn giản để có thể đưa vàng hóa
vào bán hoặc bảo quản được ngay. Trong q trình tiếp nhận, nếu phát hiện hàng hóa

thừa, thiếu hoặc không đảm bảo chất lượng phải lập biên bản để quy trách nhiệm vật
chất giữa các bên. Sau khi giao nhận hàng hóa, phải tiến hành hạch tốn nghiệp vụ
nhập hàng để cung cấp thơng tin cho kiểm sốt q trình cung ứng.
Hàng hóa sau khi tiếp nhận có thể được chuyển thẳng ra gian hàng để bán, hoặc
chuyển sang bộ phận chuẩn bị hàng, hoặc chuyển sang phòng bảo quản để dự trữ bán ra.
2, Bảo quản hàng hóa trong cửa hàng:
Tổ chức bảo quản hàng hóa trong cửa hàng bao gồm: phân bố và chất xếp hàng
hóa, chăm sóc và giữ gìn hàng hóa.
Đối với mỗi loại hàng hóa bảo quản trong cửa hàng cần cố định vị trí của chúng
có tính đến kích thước, tần số bán, khối lượng công việc chuẩn bị hàng và điều kiện di
7


chuyển hàng hóa ra gian hàng. Trong các cửa hàng thực phẩm cần bố trí các thiết bị
lạnh để duy trì độ bảo quản phù hợp cho hàng hóa.
3, Chuẩn bị hàng bán:
Những thao tác logistic này có thể do bên sản xuất hoặc nhà kho thương mại thực
hiện tùy vào giá bán buôn đã chọn, hoặc cam kết giữa các bên giao dịch. Các nghiệp
vụ chính: mở bao bì, phân loại, làm sạch, pha lọc, lắp ráp, chỉnh lý, định lượng,..
Những thao tác này thường có vai trị quan trọng trong bán lẻ hàng thực phẩm do đặc
điểm tự nhiên và tiêu dùng của mặt hàng này. Tổ chức chuẩn bị hàng hóa cần có kế
hoạch về nơi cơng tác; Phân công lao động hợp lý; Sử dụng thiết bị và dụng cụ chuyên
dùng, đồng thời, phân bố thiết bị và vị trí cơng tác phải đảm bảo cho q trình bao gói
liên tục, giảm bớt khoảng cách di chuyển của hàng hóa, bao bì và vật liệu bao gói.
4, Phục vụ khách hàng trong bán lẻ hàng hóa:
Là khâu cuối cùng của q trình cung ứng hàng hóa trong cửa hàng. Kết thúc quá
trình logistic trực tiếp, chuyển giao hàng hóa cho khách hàng. Tùy thuộc vào các hình
thức bán hàng mà các quy trình phục vụ với các cơ cấu thao tác khác nhau. Các cơ cấu
thao tác của quy trình phụ thuộc vào đặc điểm mặt hàng như hàng đơn giản; hàng phức
tạp; đặc trưng nhu cầu như nhu cầu định sẵn, nhu cầu phát sinh khi mua,...


CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG ỨNG DỤNG CÁC MƠ HÌNH BÁN LẺ HIỆN ĐẠI
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀ NƯỚC NGOÀI
8


2.1

Thương mại điện tử

a, Đặc điểm
Thương mại điện tử cho phép chúng ta có sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ, sản
phẩm, thông tin và tiền tệ thông qua mạng internet hoặc các phương tiện điện tử khác
có kết nối mạng
Thương mại điện tử có khả năng cắt giảm chi phí và nâng cao hiệu quả đối với
các q trình sản xuất kinh doanh hoạt động của hầu hết các doanh nghiệp, tổ chức
hiện nay
Thương mại điện tử có thể áp dụng ngay vào các ngành dịch vụ khác như chính
phủ điện tử, đào tạo trực tuyến, du lịch,…
Khi cơng nghệ thông tin và khoa học kỹ thuật phát triển, khả năng liên kết và
chia sẻ thông tin giữa doanh nghiệp, nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng góp
phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, bán hàng
b, Xu hướng công nghệ
Công nghệ thực tế ảo (VR) và Thực tế ảo tăng cường (AR) là xu hướng mới
trong thời đại thương mại điện tử, giúp các doanh nghiệp thu hút khách hàng và gia
tăng doanh số
c, Ưu điểm


Thương mại điện tử giúp người bán có thể hoạt động trên phạm vi tồn cầu. TMĐT

xóa bỏ rào cản về mặt địa lý, người bán và người mua có thể gặp nhau trong thế giới

ảo mà không gặp trở ngại về vị trí.
• Thương mại điện tử giúp giảm đáng kể chi phí giao dịch, loại bỏ nhiều chi phí cố định
như tiền th cửa hàng. Các cơng ty có cơ hội được hưởng lợi nhuận cao hơn.
• Vận chuyển phát triển, khách hàng được nhận hàng nhanh chóng. Khiếu nại của khách
hàng cũng được giải quyết nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và công sức cho cả
người mua và người bán.
• Một lợi thế lớn khác của TMĐT là sự tiện lợi. Khách hàng có thể mua sắm 24/7,
website TMĐT hoạt động mọi lúc, khơng có giờ đóng cửa như cửa hàng vật lý.
• Thương mại điện tử cũng cho phép khách hàng và doanh nghiệp liên lạc trực tiếp với
nhau mà không cần qua trung gian, hai bên giao tiếp và giao dịch nhanh chóng.
d, Các trang Thương mại điện tử Việt Nam và nước ngoài
9


Hiện nay, Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường TMĐT phát
triển nhanh nhất ở Đông Nam Á. Tuy chỉ có xuất phát điểm là xấp xỉ 4 tỷ USD vào
năm 2015 nhưng nhờ tốc độ tăng trưởng trung bình trong 3 năm liên tiếp cao nên quy
mô thị trường TMĐT năm 2018 đã lên tới khoảng 7,8 tỷ USD. Các 'ông lớn' thương
mại điện tử tại Việt Nam như Shopee, Lazada, Tiki, Grab... có nhiều bước đi chiến
lược để giành thị phần tại thị trường tiềm năng Việt Nam. Miễn phí giao hàng và phí
trung gian thấp là một phần trong chiến lược marketing của Shopee ở Việt Nam. Điều
này giúp công ty trở thành sàn thương mại điện tử phổ biến nhất tại Việt Nam, sau một
thời gian ngắn gia nhập thị trường. Shopee đang vượt khá xa các đối thủ Việt Nam, khi
xếp sau là Thế Giới Di Động với 29 triệu người truy cập website hàng tháng. Tiki và
Lazada lần lượt là 22 triệu và 20 triệu, theo iPrice. Để cạnh tranh với Shopee, hồi
tháng 11 năm ngoái, Lazada bắt tay với Grab ở Việt Nam. Cùng lúc, Tiki lại kỳ vọng
lớn vào dịch vụ giao hàng 2 giờ nhờ chuỗi cung ứng từ đầu tới cuối cùng mạng lưới
trung tâm xử lý hàng hóa trên cả nước, trong năm 2020, Tiki ra mắt thẻ tín dụng đồng

thương hiệu với một ngân hàng nội địa. Điều này thể hiện mong muốn và tham vọng
không chỉ dừng lại ở thương mại điện tử.
Ở nước ngoài nổi tiếng với các trang TMĐT như Amazon, Alibaba, Walmart,
BestBuy… phát triển mạng mẽ với lượng người truy cập lớn.
Được thành lập vào năm 1994 với ý tưởng ban đầu là một cửa hàng sách trực
tuyến đã trở thành một công ty thương mại điện tử khổng lồ, định hình lại thị trường
bán lẻ tồn cầu với doanh thu mỗi năm cao hơn GDP của một nửa các quốc gia trên
thế giới.
Năm 2003 Alibaba cho ra mắt Taobao.Tính đến tháng 2/2018 Taobao có trên 580
triệu người dùng hàng tháng. Với hơn 1 tỷ sản phẩm được liệt kệ, năm 2016 Taobao là
1 trong 10 trang web TMĐT được viếng thăm nhiều nhất. Năm 2017, tổng khố lượng
hàng hóa trên sàn của Taobao và Tmall cộng lại vượt 3 ngàn tỉ nhân dân tệ, nhiều hơn
tổng các doanh nghiệp bán lẻ và trên internet của Mỹ cộng lại. Trong năm 2019, trong
vòng 24 tiếng, người tiêu dùng đã bỏ ra 38 tỷ USD để mua sắm trên các nền tảng của
Alibaba
10


2.2

Trung tâm thương mại

Trung tâm thương mại" là "loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa
chức năng", bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội
trường, phòng họp, văn phòng cho th được bố trí tập trung, liên hồn trong một hoặc
một số cơng trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh,
trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ
văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động kinh doanh thương nhân và
thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.
a, Đặc điểm

Trung tâm thương mại Hạng I: Đáp ứng tiêu chuẩn về kiến trúc hiện đại, kho
hàng, kỹ thuật bảo quản, khu vệ sinh, khu giải trí. Có diện tích kinh doanh từ
50.000m2 trở lên; Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh
các loại hình dịch vụ bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán bn, bán lẻ hàng
hoá; nhà hàng khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày giới thiệu
hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc,
hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp
đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân
hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng, tin học, tư vấn, mơi giới đầu tư, du lịch
Trung tâm thương mại Hạng II: Có diện tích kinh doanh từ 30.000m2 trở lên;
Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch
vụ, tương tự như Trung tâm thương mại hạng I, trừ yêu cầu về khu vực để tổ chức hội
chợ triển lãm.
Trung tâm thương mại Hạng III: Có diện tích kinh doanh từ 10.000m2 trở lên;
Hoạt động đa chức năng về kinh doanh hàng hoá và kinh doanh các loại hình dịch vụ,
tương tự như Trung tâm thương mại hạng II, trừ yêu cầu về khu vực phục vụ các hoạt
động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thơng, tin học; khơng u cầu các
dịch vụ nhà hàng khách sạn, thay vào đó là khu vực dành cho hoạt động ăn uống quy
mô nhỏ hơn.
11


12


b, Xu hướng công nghệ
Một số thương hiệu thời trang trưng trong Trung tâm thương mại bày biển quảng
cáo mua sắm online ngay tại trung tâm thương mại mà họ đang hoạt động với nhiều
chương trình khuyến mãi. => dần phát triển xu hướng online-to-offline.
Trung tâm thương mại thế hệ mới buộc phải thân thiện với các hình thức thanh

tốn khơng tiền mặt (qua ví điện tử), thân thiện với việc giao hàng qua các ứng dụng
trên điện thoại di động. Có nghĩa là trung tâm thương mại khơng chỉ phục vụ việc mua
bán tại chỗ, mà còn hỗ trợ khách hàng mua sắm online, từ xa.
c, Ưu điểm
Tiết kiệm thời gian, chi phí
So với việc phải di chuyển nhiều chỗ cùng một lúc để mua hàng, trung tâm
thương mại lại là tổ hợp tất cả hàng hóa bạn cần. thời gian gần đây, không chỉ là nơi
mua sắm thời trang, mà còn kết hợp với các siêu thị mini trong mua bán hàng tiêu
dùng và thực phẩm. Nhờ đó, mua sắm trong trung tâm thương mại rất tiện lợi, giúp tiết
kiệm thời gian và chi phí đi lại của bạn hơn rất nhiều
Nguồn gốc hàng hóa rõ ràng, đảm bảo


Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng
các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:



Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của siêu thị hay trung tâm thương mại.
Nếu hàng hóa, dịch vụ khơng có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ.
Phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.



Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch. Điều
này giúp công tác quản lý sản phẩm và giám sát của khách hàng thuận lợi hơn.



Ðối với hàng hóa là thực phẩm phải bảo đảm các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực

phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nơng sản, thực phẩm ở
13


dạng tươi hoặc sơ chế khơng có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại,
ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.


Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại siêu thị, trung tâm thương mại phải có
giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa. Nếu khơng, giá
phải được niêm yết tại quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.



Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điểm bảo hành.



Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng
hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
Thiết bị hiện đại, dịch vụ chất lượng



Nhiệt độ ổn định, thống mát, thuận lợi cho việc mua sắm.



Nhiều nơi có khu vực trơng giữ trẻ nhỏ giúp các bà nội trợ.




Hệ thống an ninh đảm bảo.



Chất lượng dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt
d, Các trung tâm thương mại điện tử Việt Nam và nước ngoài
Ở Việt Nam hiện nay, nhắc đến quy mơ và độ bao phủ thì khơng thể khơng nhắc
đến Vincom.Vincom Retail là công ty sở hữu, quản lý và vận hành các trung tâm
thương mại đẳng cấp, quy mô lớn bậc nhất Việt Nam; với quy mô và tốc độ phát triển
thần tốc.
Sau hơn 10 năm hoạt động, Vincom đã trở thành biểu tượng hội tụ của mua sắm,
giải trí và ẩm thực, là điểm đến yêu thích của mọi gia đình tại những thành phố, khu
vực mà Vincom xuất hiện. Hiện nay, Vincom đang quản lý và vận hành 19 trung tâm
thương mại trên cả nước với 3 thương hiệu nhánh: Vincom Center, Vincom Mega Mall
và Vincom Plaza.

14


AEON Mall hiện nay là phát triển các trung tâm mua sắm quy mô lớn, thuê và
vận hành, quản lý thuê nhà. Hiện tại, có 5 trung tâm thương mại lớn của Aeon mall tại
Việt Nam, hệ thống AEON MALL Việt Nam có 4 TTTM đã đi vào hoạt động gồm
AEON MALL Tân Phú Celadon, AEON MALL Bình Dương Canary, AEON MALL
Bình Tân, AEON MALL Long Biên. Hoạt động giao thương tại các TTTM với quy mơ
lớn đã góp phần thúc đẩy thị trường bất động sản tại các khu vực này phát triển
Ở nước ngồi có trung tâm mua sắm lớn nhất ở Hoa Kỳ là King of Prussia Mall
có diện tích lớn. King of Prussia Mall thu hút khoảng 22 triệu khách mỗi năm, nhờ các
thương hiệu lớn như Nordstrom, Macy và Bloomingdales cộng với các nhà bán lẻ nối

tiếng khác. Hay tại Philippinescó SM Megamall tại Metro Manila là một trong những
trung tâm lớn nhất ở Philippines. Trung tâm mua sắm thu hút khoảng 800.000 lượt
khách ghé thăm mỗi ngày cùng với quy mô chứa tối đa lên đến 4 triệu người với đầy
đủ các tiện dịch vụ từ rạp chiếu phim, sân chơi bowling, khu ẩm thực và Vương quốc
đồ chơi các cửa hàng bán lẻ
2.3

Siêu thị/ Đại siêu thị

Khái niệm theo từ điển kinh tế thị trường: “Siêu thị là cửa hàng tự phục vụ, bày
bán nhiều mặt hàng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của người tiêu dùng như
thực phẩm, đồ uống, dụng cụ gia đình và các loại vật dụng cần thiết khác.
Đại siêu thị là một dạng siêu cửa hàng kết hợp giữa một siêu thị và một cửa hàng
bách hóa. Đây là nơi tạo ra ra một địa điểm bán lẻ khổng lồ, có khả năng chứa rất
nhiều loại sản phẩm và hàng hóa bên trong.
a, Đặc điểm
Siêu thị là cửa hàng bán lẻ
Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi sản xuất và kinh doanh hàng hóa. Điều này
có nghĩa, đối tượng khách hàng của siêu thị là người tiêu dùng – những người trực tiếp
sử dụng hàng hóa. Tuy nhiên hiện nay, một số chủ cửa hàng tạp hóa cũng có thể tìm
đến siêu thị để u cầu mua hàng theo giá buôn, với điều kiện số lượng hàng hóa phải
15


đủ lớn. Về cơ bản, phương thức kinh doanh chủ yếu của siêu thị vẫn là bán lẻ. Trong
hệ thống các cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam, siêu thị được đánh giá là có quy mơ lớn
hơn siêu thị mini hay cửa hàng tạp hóa.
Siêu thị áp dụng phương thức tự phục vụ
Tự phục vụ (self-service hay libre- service) là phương thức kinh doanh cơ bản
của siêu thị. Theo đó, người mua tự lựa chọn hàng hóa theo nhu cầu và đem đến quầy

thu ngân để tiến hành thanh toán. Siêu thị là phương thức kinh doanh mà người bán
vắng bóng trong tồn bộ q trình mua hàng. So với cách bán hàng truyền thống, tự
phục vụ đem lại lợi ích khá lớn khi doanh nghiệp có thể tiết kiệm được chi phí thuê
nhân viên bán hàng. Với những ưu điểm đó, tự phục vụ được cho là đồng nghĩa với
văn minh, hiện đại và ngày càng phát triển. Do khơng có người bán tại quầy, giá cả
được niêm yết rõ ràng và người mua không thể mặc cả hay ép giá. Cho nên, ở Việt
Nam, nhiều người vẫn có thói quen lựa chọn chợ thay vì siêu thị.
Phương thức thanh tốn linh hoạt
Hàng hóa gắn mã vạch, mã số được đem ra quầy tính tiền ở cửa ra vào, dùng máy
quét để đọc giá, tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Đây chính là tính chất ưu
việt của siêu thị, đem lại sự thỏa mãn cho người mua sắm, đặc điểm này được đánh giá
là cuộc đại “cách mạng” trong lĩnh vực thương mại bán lẻ.
Nghệ thuật trưng bày hàng hóa
Nghệ thuật trưng bày hàng hóa là cần thiết, nhưng càng quan trọng với những
cửa hàng bán hàng theo phương thức tự phục vụ. Do ở đây khơng có sự quảng cáo và
mời chào từ phía người bán, nên hàng hóa cần được sắp xếp theo cách thu hút.
b, Xu hướng cơng nghệ
Các hình thức thanh tốn khơng tiền mặt (qua ví điện tử), được ứng dụng rộng
rãi, và mơ hình siêu thị khơng thu ngân bằng viêc, ông nghệ này sẽ cho phép khách
hàng quét mã vạch của các mặt hàng họ muốn mua và sau đó thanh tốn qua điện

16


thoại, có thể bằng thẻ, Apple Pay hoặc Google Pay, khách hàng có thể tự thanh tốn
tiền cho món hàng cần mua mà không cần bước qua quầy thu ngân như thơng thường.
c, Ưu điểm


Siêu thị mua hàng hóa của người sản xuất về một địa điểm để bán lại cho người tiêu

dùng với giá thấp nhất trong hệ thống phân phối.



Siêu thị giúp giải quyết sự khác biệt về không gian giữa sản xuất và thời gian tiêu
dùng không trùng khớp.



Siêu thị nắm bắt được nhu cầu thực tế của thị trường cả về sản phẩm, thời gian và
không gian. Chính vì vậy, siêu thị có thể truyền tải những thông tin cần thiết về nhu
cầu thị trường cho những người sản xuất và cung ứng hàng hố.



Tạo lập cầu nối để dẫn dắt người sản xuất định hướng vào nhu cầu thị trường, giảm
thiểu các tầng, nấc trung gian trong hệ thống phân phối
d, Siêu thị / Đại siêu thị tại Việt Nam và nước ngoài
Tại Việt Nam Aeon được biết đến là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ
lớn nhất trên cả nước với tổng số 179 liên doanh trong nước và ngoài nước Nhật Bản.
Giờ đây Aeon được biết đến như là một trung tâm thương mại mẫu mực, hiện đại, trở
thành nơi vui chơi mua sắm nổi tiếng tại Việt Nam. Hiện nay tại Việt Nam có 6 Aeon
Mall lần lượt tại Hà Nội, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và mới nhất là Hải
Phịng. Theo đuổi mơ hình " Một điểm đến" cho người tiêu dùng, Aeon Mall tạo ra trải
nghiệm mới mẻ dành cho khách hàng khi mua sắm, đồng thời tạo cơ hội cho nhiều
doanh nghiệp nhỏ lẻ tham gia vào. Ngoài ra bản thân Aeon Mall cũng đưa nhiều
thương hiệu con của mình vào chuỗi bán lẻ.
Ngồi ra tại Việt Nam, BigC cũng là 1 hệ thống siêu thị kinh doanh theo mơ hình
đại siêu thị hay là trung tâm thương mại. Đây là hình thức kinh doanh bán lẻ đang
được triển khai trên nhiều quốc gia trên thế giới. BigC trải khắp 20 tỉnh thành, luôn đề

ra mục tiêu làm hài lịng khách hàng thơng qua những nỗ lực mệt mỏi về bài tốn khó
khăn liên quan đến giá cả - chất lượng - dịch vụ.
17


Co.op Mart là một hệ thống siêu thị bán lẻ trực thuộc liên hiệp các hợp tác xã
thương mại Thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam, trong số đó có tới 84 siêu thị phủ
rộng khắp nước ta. Từ 1 siêu thị Co.op Mart đã nhanh chóng phát triển và lan tỏa trở
thành nơi mua sắm đáng tin cậy.
Aldi được biết đến như là một trong những chuỗi siêu thị giảm giá lớn nhất trên
thế giới. Với 10.366 chi nhánh trên tồn thế giới, có mặt tại 20 quốc gia. Từ quan
điểm khách hàng Aldi đã thiết kế nên trải nghiệm mua sắm được tinh giản tối ưu ( nofrills shopping) để giúp cho giữ chi phí thấp, và chỉ tập trung trữ những mặt hàng có
khối lượng bán thật lớn. Aldi chỉ tập trung bán những mặt hàng có nhãn hiệu riêng
thay vì các nhãn hiệu nổi tiếng là chìa khóa cho phép Aldi điều chỉnh giá bất cứ khi
nào họ muốn
2.4

Cửa hàng tiện lợi

a, Đặc điểm
Dạng cửa hàng bán lẻ
Cửa hàng tiện lợi thực hiện chức năng bán lẻ, tức là bán hàng hóa trực tiếp cho
người tiêu dùng, cuối cùng để họ sử dụng chứ không phải bán lại.
Áp dụng phương thức tự phục vụ
Đây là đặc trưng lớn nhất của mơ hình siêu thị ở các nước phát triển, không chỉ
các siêu thị bán hàng theo phương thức này mà hàng loạt các cửa hàng bán lẻ hiện đại
khác cũng áp dụng. Phương thức này giúp cho người mua cảm thấy thoải mái khi được
tự do chọn, ngắm nghía, so sánh hàng hóa mà khơng cảm thấy bị cản trở từ phía người
bán, cũng chính vì vậy mà các cửa hàng tiện lợi phải niêm yết giá cả một cách rõ ràng
để người mua không phải tốn công hỏi giá, mặc cả, tiết kiệm được thời gian. Ngồi ra

phương thức thanh tốn cũng rất thuận tiện vì hàng hóa gắn với mã vạch, mã số được
đem ra quầy tính tiền bằng máy và tự động in hóa đơn. Tất cả những yếu tố này được
khai thác triệt để đem lại sự thỏa mãn cho khách hàng.
Tiện lợi



Tiện lợi về thời gian: Mở cửa 24/24
Tiện lợi về hàng hóa: chỉ bán một số mặt hàng thiết yếu với kích cỡ, bao bì tiện lợi cho

khách hàng và có thể sử dụng ngay.
• Tiện lợi về vị trị: nằm ở vị trí tiện lợi cho khách hàng, gần khu vực giao thông, gần
khu đông dân cư, trường học,…
18




Tiện lợi về cách bày trí hàng hóa: hàng hóa trong cửa hàng phải được bày trí sao cho
khách dễ dàng tìm thấy món đồ họ cần trong thời gian ngắn nhất. Giá cả thường cao
hơn so với các loại hình phân phối truyền thống.
Do có cộng thêm các yếu tố tiện ích và đối tượng phục vụ chủ yếu là những
khách hàng có ít thời gian, có nhu cần mua sắm nhanh, mà vẫn đảm bảo chất lượng, an
toàn vệ sinh.
b, Xu hướng cơng nghệ
Sử dụng thẻ tích điểm , thanh tốn khơng tiền mặt và hướng tới cửa hàng không
thu ngân là xu thế công nghệ của cửa hàng tiện lợi trong những năm tới
c, Ưu điểm










Tiện ích, tiết kiệm thời gian
Đầu tư ít vốn
Vị trí thuận lợi
Giá cả cạnh tranh
Cách thức phục vụ chu đáo và tận tình
Thời gian mở cửa tối đa trong ngày
Hình thức cửa hàng nhìn sang trọng, cách bày trí hàng hóa rõ ràng khoa học và bắt



mắt.
Hàng hóa có xuất sứ rõ ràng, đảm bảo an toàn chất lượng và vệ sinh thực phẩm.
d, Cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam và nước ngoài
Circle K là một trong những cửa hàng tiện lợi có thương hiệu uy tín rộng khắp
thế giới và xuất hiện tại Việt Nam vào cuối năm 2008. Với 17.180 cửa hàng trên khắp
thế giới và hơn 400 cửa hàng tại Việt Nam, Circle K chiếm trọn sự tin tưởng của khách
hàng vì sự đa dạng phong phú và dịch vụ chăm sóc khách hàng tuyệt vời của mình.
Vinmart và Vinmart+ là hệ thống siêu thị tiện lợi thuộc tập đoàn Masan Group.
Là chuỗi cửa hàng nằm top 2 nhà bán lẻ được người tin dùng quan tâm nhất. Sau khi
được VinGroup mua lại 23 chuỗi siêu thị Fivimart và sát nhập vào VinMart, giờ đây số
lượng siêu thị của Vin là khoảng hơn 100 và hơn 1400 cửa hàng tiện lợi VinMart.
Tại nước ngoài 7- Eleven là một chuỗi cửa hàng tiện lợi quốc tế, hoạt động theo
hình thức chuyển nhượng kinh doanh. Với hơn 50000 đại lý, có mặt tại hơn 16 quốc

gia , 7-Eleven đã trở thành chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn nhất thế giới.

19


20


CHƯƠNG 3: Q TRÌNH CUNG ỨNG HÀNG HĨA CỦA TRUNG TÂM
THƯƠNG MẠI AEON MALL
3.1 Vài nét về tập đoàn bán lẻ Aeon Mall

AEON hiện là một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới
với 179 liên doanh trong và ngoài nước Nhật Bản. Được thành lập từ năm 1758, với
lịch sử trải dài trên 250 năm, Tập đoàn AEON là một trong những nhà bán lẻ lâu đời
nhất tại Nhật Bản.
Trong suốt quá trình hoạt động của mình, Tập đồn AEON duy trì một cam kết
khơng hề thay đổi đó là ln đặt ra tiêu chí “Khách hàng là trên hết”. Nguyên tắc cơ
bản của Tập đồn AEON chính là hướng tới một xã hội thịnh vượng, ổn định và hịa
bình thơng qua hoạt động bán lẻ. Với trách nhiệm đó, Tập đồn AEON đã có được
lịng tin của khách hàng cũng như mở rộng hoạt động kinh doanh khơng chỉ tại Nhật
Bản mà cịn tại các quốc gia khác trong khu vực Châu Á trong một khoảng thời gian
dài.
Ngày nay, Tập đoàn AEON là một trong những công ty kinh doanh bán lẻ lớn
nhất với các chỉ số liên kết ấn tượng về quy mô và hiệu quả hoạt động tại Nhật Bản
cũng như ở các quốc gia khác.
AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 dưới hình thức
Văn phòng Đại diện (01/12/2009 – 10/07/2012). Ngày 07/10/2011: Được sự chấp
thuận từ UBND Thành phố. Hồ Chí Minh, Cơng ty TNHH AEON Việt Nam chính
21



thức được thành lập, đầu tư cho các hoạt động về xây dựng, tổ chức, quản lý và kinh
doanh các mơ hình Trung tâm thương mại, Trung tâm bách hóa tổng hợp và Siêu thị
hiện đại. Đây được xem là phương hướng kinh doanh chủ đạo. Ngồi ra AEON cịn
thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến xuất nhập khẩu, thương mại và
nghiên cứu. Tính đến nay Aeon đã có đến 5 trung tâm thương mại tại Việt Nam, mới
đây nhất Aeon Mall Hà Đông
Các chuỗi trung tâm thương mại và siêu thị của Tập đoàn AEON.
Chuỗi các Trung tâm thương mại và Siêu thị tại AEON hiện đang được vận hành
thành công tại Nhật Bản và nhiều quốc gia khác trong khu vực Châu Á. Các trung tâm
thương mại và Siêu thị AEON mang đến cho khách hàng sự hỗ trợ toàn diện các nhu
cầu thiết yếu hàng ngày, bao gồm đa dạng các ngành hàng, từ quần áo, thực phẩm đến
các mặt hàng đồ gia dụng. Các mặt hàng này được lựa chọn và giám định một cách kỹ
lưỡng, đáp ứng một cách hoàn hảo về khẩu vị, và thị hiếu của người dân địa phương,
cũng như sẵn sàng cung cấp các dịch vụ cần thiết khác.
Tại Việt Nam, khi đến với Trung tâm thương mại và Siêu thị AEON, các khách
hàng có thể dễ dàng tìm được cho mình đa dạng các loại hàng hóa, sản phẩm và vẫn
đáp ứng tiêu chuẩn an tồn, vệ sinh theo tiêu chuẩn Nhật Bản, và có nhiều sự lựa chọn
hơn cho ẩm thực với hàng trăm món ăn phù hợp khẩu vị người Việt Nam.
Phát triển các Trung tâm mua sắm.
AEON hiện đang rất tích cực trên con đường phát triển các Trung Tâm Mua Sắm
dựa trên tiêu chí hài hịa với cộng đồng xung quanh khơng chỉ tại Nhật Bản mà còn ở
các nước khác. Doanh nghiệp đã và đang nỗ lực cải tiến chất lượng dịch vụ và các tiện
ích nhằm đáp lại sự thay đổi theo thời gian, môi trường cũng như những nhu cầu ngày
càng đa dạng của khách hàng.
Tại Việt Nam, dưới mơ hình Trung Tâm Mua Sắm tiên tiến nhất, AEON mang
đến cho khách hàng một “Điểm mua sắm tổng hợp” – nơi khách hàng có được những
trải nghiệm mua sắm thú vị và vui vẻ, đặc biệt được tận hưởng những giờ phút thư
giãn cùng gia đình, người thân và bạn bè với nhiều hoạt động giải trí và ẩm thực phong

phú.

22


3.2 Q trình cung ứng hàng hóa tại Aeon Mall
Aeon Mall là một doanh nghiệp bán lẻ tại Nhật Bản và gia nhập vào thị trường
Việt Nam từ năm 2009, với đại diện là Công ty TNHH Aeon Việt Nam gồm 6 trung tâm
là:


AEON Tân Phú Celadon



AEON Bình Dương Canary



AEON Bình Tân



AEON Long Biên



AEON Hà Đơng




AEON Hải Phịng
Aeon bán hàng theo phương pháp bán hàng tiến bộ, khách hàng có nhiều khơng
gian tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. thiết bị và người bán, thu tính tiền tập trung.
Nhờ đó giảm thiểu đến mức tối đa đối với hàng hóa ở nơi bán, đảm bảo cho khách
hàng tiếp cận, tìm hiểu và lựa chọn hàng hóa tự do.
Aeon đã thực hiện q trình cung ứng hàng hóa tiêu chuẩn với 4 q trình: q
trình tiếp nhận hàng hóa, q trình bảo quản, quá trình chuẩn bị bán và quá trình
phục vụ.
3.2.1 Q trình tiếp nhận hàng hóa
Theo đánh giá của AEON, trong số gần 3.000 nhà cung cấp cho AEON Việt
Nam, chỉ có 200-300 doanh nghiệp có khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và
kinh nghiệm xuất khẩu để được đưa vào Aeon Nhật Bản. Tại Aeon Việt Nam, những
doanh nghiệp đã có thương hiệu, sản phẩm đạt chất lượng thì việc đưa hàng hóa vào
siêu thị rõ ràng sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn so với những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy
nhiên, Aeon Việt Nam cũng tổ chức những khóa đào tạo nhằm nâng cao kiến thức và
cập nhật những quy định mới dành cho nhà cung cấp, ví dụ như khóa đào tạo "Nâng
23


cao năng lực truy xuất nguồn gốc và kiểm nghiệm sản phẩm". Như đại diện AEON
Việt Nam cho biết: “Khi chúng tơi làm việc nhập hàng thì các sản phẩm đều có điều
kiện nhất định, mỗi bên cung cấp hàng hóa cũng cần cung cấp chứng nhận nhất định
cho chúng tơi. Sau đó, chúng tơi đến doanh nghiệp đó, địa phương đó thăm cơ sở và
tận mắt kiểm tra quy trình sản xuất và chất lượng của sản phẩm, quy mô thị trường họ
cung cấp.”
Như vậy, các sản phẩm muốn "đặt chân" vào Aeon Mall đều phải qua kiểm định
chất lượng nghiêm ngặt, phải chứng minh được nguồn gốc xuất xứ và quy trình sản
xuất.
Quy trình: Kiểm tra và đảm bảo chất lượng sản phẩm đáp ứng với các tiêu chuẩn

kỹ thuật của AEON Việt Nam; thương lượng chi tiết về giá cả, điều kiện giao hàng…
đối với nhà cung cấp. Sau đó, cơng ty sẽ tiến hành ký kết hợp tác và bán những sản
phẩm đạt đủ điều kiện tại hệ thống siêu thị AEON trên toàn quốc.
Nhân viên nhận hàng hóa được giao đến cửa hàng, sắp xếp hàng hóa gọn gàng,
sạch sẽ và đem trưng bày tại khu vực bán. tùy theo mặt hàng mà có điều kiện hồ sơ
khác nhau.
Trong thời gian tới, AEON Việt Nam sẽ tiếp tục đẩy mạnh tìm kiếm các nhà
cung cấp mới và giới thiệu các sản phẩm: thực phẩm tươi sống chất lượng, thực phẩm
khô, đặc sản vùng miền...Và cùng với đó, Tổng Giám đốc AEON Việt Nam, cho biết:
“Một trong những chiến lược quan trọng của AEON Việt Nam là mở rộng quy mô tiêu
thụ hàng Việt, chúng tôi luôn cố gắng đưa các sản phẩm trong nước tới người tiêu
dùng thơng qua các chuỗi Trung tâm Bách hóa tổng hợp và Siêu thị của AEON Việt
Nam tại thị trường Việt Nam.”
3.2.2 Quá trình bảo quản
Tổ chức bảo tồn hàng hóa trong cửa hàng bao gồm phân bố trí sắp xếp hàng hóa
chăm sóc và giữ gìn hàng hóa
Aeon áp dụng bao bì, thiết bị cho phép giảm bớt đáng kể thời hạn bảo quản hàng
hóa trong cửa hàng và do đó giảm được diện tích dùng để dự trữ và bảo quản trong cửa
hàng từ 40 đến 60% diện tích phịng bảo quản. Các sản phẩm cần giữ lạnh luôn được
Aeon bảo quản trong các kho lạnh nhiệt độ phù hợp với từng loại sản phẩm, các sản
phẩm cần bảo quản nơi khơ thống cũng được Aeon sắp xếp ở những kho thích hợp.
24


Aeon đã ứng dụng cơng nghệ mới trong đóng gói, bảo quản và giữ độ tươi nguyên
chất của mặt hàng nông sản, trái cây trong chế biến…
Các sản phẩm mới được nhập về thường xuyên và quầy kệ được sắp xếp lại liên
tục để tạo sự mới mẻ cho khách hàng mỗi lần đặt chân đến.
Các thiết bị dùng trong bảo quản hàng hóa của Aeon đạt tiêu chuẩn với các tủ
mát và tủ đông, các giá kệ để hàng như kệ pallet, thiết bị đo nhiệt độ, hệ thống thơng

gió
Bên cạnh đó, bằng việc sử dụng máy điều hịa một cách thơng minh, tất cả các
cửa hàng AEON có thể đạt được kết quả tốt trong việc bảo tồn hàng hóa và bảo tồn
năng lượng. Bộ điều chỉnh nhiệt độ theo mùa Đơng và Hè giúp AEON có thể quản lý
chất lượng khơng khí trong cửa hàng và cùng lúc có thể đảm bảo một mơi trường bảo
quản mọi loại hàng hóa và tạo một mơi trường mua sắm thoải mái. AEON cịn lập bản
hướng dẫn nhiệt độ đơng lạnh cho từng sản phẩm. Thêm vào đó, các cửa hàng tại trung
tâm aeon còn đang sử dụng tủ lạnh có cửa nhằm dự trữ hàng hóa với giá trị sử dụng tối
đa và đảm bảo tiết kiệm năng lượng.
3.2.3 Q trình chuẩn bị bán
Aeon vẫn duy trì chính sách ưu tiên bán hàng Việt Nam. Hiện 80% hàng hóa bán
tại khu vực tự chọn của siêu thị Aeon là hàng sản xuất trong nước, 20% còn lại là hàng
Nhật và các nước khác. Ở khu vực cho thuê mặt bằng, 50% gian hàng kinh doanh hàng
Việt Nam, 15% gian hàng Nhật và 35% gian hàng các nước khác.
Việc sắp xếp hàng hóa thuận tiện là một trong những tiêu chí quan trọng được
Aeon quan tâm, được giám sát bởi bộ phận giám sát trung tâm và bộ phận giám sát
hàng hóa. Việc sắp xếp hàng hóa tại Aeon được coi là một nghệ thuật trưng bày vì:
giúp khách hàng tìm kiếm hàng hóa họ cần mua một cách dễ dàng và thuận tiện, kích
thích gợi mở nhu cầu khách hàng, thu hút bán và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong
tâm trí khách hàng.
Aeon phân loại hàng hóa theo từng nhóm các hàng hóa đều được phân loại thành
từng nhóm (quầy hàng): Gia vị, bánh kẹo, hóa mỹ phẩm, trà cà phê, thực phẩm tươi
sống, thực phẩm đông lạnh, đồ gia dụng…Từng nhóm hàng này được sắp xếp trên một
kệ hoặc các kệ liền nhau, xoay mặt vào nhau giúp khách hàng tìm kiếm nhanh hơn.

25


×