Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

PHân tích SWOT hoạt động kinh doanh của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.18 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH SWOT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VINAMILK
1. Giới Thiệu Doanh Nghiệp
Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt
Nam. Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và
sữa bột; sản phẩm có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống,
kem và phó mát. Vinamilk cung cấp cho thị trường một những danh mục các sản
phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa chọn nhất. Theo Euromonitor,
Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc ngày 31
tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây
dựng hệ thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các
sản phẩm mới như nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị
trường.
2. Hình Thành Và Phát Triển
Cơng ty cổ phần sữa Việt Nam có tên giao dịch Quốc tế là: Vietnam dairy Products
Joint – Stock Company. Công ty được thành lập năm 1976 trên cơ sở tiếp quản 3
nhà máy Sữa của chế độ cũ để lại. Sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần
sữa Việt nam được khái quát trong 3 giai đọan chính:
Giai đoạn 1976 – 1986:
Sau khi tiếp quản 3 nhà máy Sữa do chế độ cũ để lại sau năm 1975: nhà máy sữa
Thống Nhất; nhà máy sữa Trường Thọ; và nhà máy sữa Bột Dielac (Nestle) tình
hình sản xuất gặp nhiều khó khăn phức tạp: máy móc thiết bị hư hại nhiều, phụ tùng
thiếu thốn, nguyên liệu trống khơng. Trong điều kiện đó, cơng ty vẫn đảm bảo một
lượng hàng nhất định để phục vụ người tiêu dùng, đối tượng chủ yếu là người già,
người bệnh và trẻ em.
Giai đoạn 1987 – 2005:


Thời kỳ 1987 – 1996: đây là gia đoạn khó khăn trong sản xuất kinh doanh nói chung
của đất nước, Thực hiện đường lối đổi mới của nhà nước, công ty đã chủ động lập
phương án phát triển các cơ sở sản xuất và kinh doanh trên tồn quốc: khơi phục nhà
máy sữa bột Dielac vào năm 1988 (nhà máy bị hư hại sau khi tiếp quản nhưng chưa


được sửa chữa). Tháng 8/1993, Chi nhánh Hà Nội được thành lập để triển khai mạng
lưới kinh doanh tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc và tháng 6/1995 chi nhánh sữa Đà
Nẵng ra đời phục vụ người tiêu dùng ở các tỉnh Miền trung – Tây Nguyên. Tháng 3
năm 1994, nhà máy sữa Hà Nội được khánh thành và đi vào hoạt động sau 2 năm
xây dựng. Đây là nhà máy sữa đầu tiên ở Miền Bắc được xây dựng sau ngày giải
phóng .Đặc biệt từ năm 1991, nhận thức rõ tầm quan trọng chủ trương của Đảng về
“ Phát triển Nông – Lâm - Ngư nghiệp gắn với Công nghiệp chế biến và xây dựng
nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình Kinh tế - Xã
hội “, công ty đã tạo lập vùng nguyên liệu nội địa, đầu tư phát triển chăn nuôi bị sữa
trong nơng thơn, thực hiện chủ trương của Đảng về liên minh Công – Nông, làm cơ
sở cho chuyển dịch cơ cấu Công – Nông nghiệp theo đường lối kinh tế mới của
Đảng. Cuộc “ cách mạng trắng “ đã được hình thành.
Thời kỳ 1996 – 2005: mạnh dạn đổi mới cơ chế tiêu thụ sản phẩm; áp dụng các
chính sách hợp lý đối với hệ thống tiêu thụ và người tiêu dùng; triển khai chương
trình sữa học đường đồng thời đấy mạnh tiếp thị bằng nhiều hình thức phù hợp. Giai
đoan này công ty đã mở được thị trường xuất khẩu sang các nước Trung đông, SNG,
thị trường khó tính EU và Bắc Mỹ, kim ngạch xuất khẩu trong 6 năm (bắt đầu xuất
khẩu từ 1 năm 1998) đạt 479 triệu đô la Mỹ. Năm 2003, công ty chuyển sang hoạt
động theo mơ hình cổ phần hóa
Có thể nói q trình xun suốt từ 1996 tới năm 2005, sản xuất kinh doanh không
ngừng được nâng cao và phát triển, tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15 – 45%,
doanh thu tăng từ 1,5 đến 2,6 lần; nộp ngân sách nhà nước tăng từ 1,1 đến 6,5 lần;
thị phần Vinamilk chiếm 75 -90% tùy từng chủng loại sản phẩm; xuất khẩu tăng dần
theo từng năm : từ 28 triệu USD ( 1998 ) lên 168 triệu USD ( 2002); Tổng sản lượng
sản xuất hàng năm trung bình đạt 220 – 250 triệu lít. Vùng nguyên liệu nội địa được


tiếp tục phát triển tạo điều kiện giảm dần nhập khẩu nguyên liệu tiến tới cân đối xuất
nhập; xây dựng một số nhà máy mới: Nhà máy sữa Cần Thơ (tháng 5/2001); Nhà
máy sữa Bình Định (tháng 5/2003): Nhà máy sữa Sài gòn (tháng 9/2003): Nhà máy

sữa Nghệ An (tháng 6/2005) Nhà máy sữa Tiên Sơn (tháng 12/2005). Cũng trong
giai đoạn này cơng ty thành lập Xí nghiệp Kho vận sài gòn (tháng 3/2003) nhằm
đảm bảo dịch vụ vận chuyển, phục vụ khách hàng tiêu thụ sản phẩm Vinamilk.
Giai đoạn 2005 – đến nay:
Tổng doanh thu tăng 188%; lợi nhuận sau thuế tăng 5,2 lần; tỷ suất lợi nhuận sau
thuế/vốn chủ sở hữu tăng 75%; Nộp ngân sách nhà nước tăng 4,6 lần; đầu tư hàng
ngàn tỷ đồng hiện đại hịa máy móc thiết bị - cơng nghệ; kim ngạch xuất khẩu đạt
444,7 triệu USD sản lượng sản xuất trung bình hàng năm đạt trên 560 ngàn tấn; thu
mua sữa tươi tăng hàng năm từ 10 – 17% sản lượng và giá trị; tổng vốn sở hữu chủ
tăng hàng năm đến nay (2011) đạt con số trên 11 ngàn tỷ đồng; thu nhập bình quân
của người lao động tăng 68%. Về kinh doanh: công ty thực hiện chiến lược chiếm
lĩnh 75% thị phần toàn quốc; mở rộng thị trường trong đó lấy thị trường nội địa làm
trung tâm; Đẩy mạnh và phủ đều điểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa bàn lãnh thổ
của cả nước với mạng lưới rất mạnh bao gồm 183 nhà phân phối, 94.000 điểm bán
hàng phủ đều 64/64 tỉnh, thành phố. cơng ty tích cực xúc tiến quan hệ đối ngoại, tìm
kiếm thị trường mới để xuất khẩu đồng thời giữ vững thị trường truyền thống .
Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng cơng nghệ mới, lắp
đặt các thiết bị máy móc chế biến hiện đại, tăng cơng suất chế biến và mở rộng cơ sở
sản xuất, phát triển vùng nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu tư 5 năm 2005 –
2010 là 4.469 tỷ đồng. Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ trên cả
nước, khám và cung cấp sữa miễn phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em, học sinh
tiểu học và đối tượng suy dinh dưỡng. Công tác khoa học công nghệ luôn được coi
là mũi nhọn đột phá làm tăng dần chủng loại qua từng năm. Trong 5 năm nghiên
cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng kiến làm lợi cho Nhà
nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản phẩm sữa
tươi 100%...


Cơng ty đã hình thành các vùng ngun liệu trong nước bằng việc xây dựng 5 trang
trại bò sữa: Trang trại bò sữa Tuyên Quang ( 2007); Trang trại bò sữa Nghệ An

( 2009); Trang trại bị sữa Thanh Hóa ( 2010); Trang trại bị sữa Bình Định ( 2010);
Trang trại bò sữa Lâm Đồng ( 2011); với tổng lượng đàn bị 5.900 con. Hỗ trợ,
khuyến khích nơng dân ni bị sữa bằng cách bao tiêu tồn bộ sản phẩm sữa tươi
với giá cao ( cao hơn giá thế giới ) , chấp nhận giảm lợi nhuận từ khâu chế biến
( Mỗi năm từ 15 – 25 tỷ đồng ) để bù vào giá thu mua sữa cao, đồng thời hỗ trợ kỹ
thuật sơ chế, tồn trữ, bảo quản sữa tươi cho nông dân. Nếu năm 2005 mới tu mua
92.500 tấn sữa tươi thì 5 năm sau ( 2010) con số thu mua lên đến 127.000 tấn ( tăng
trưởng 38%). Tổng cộng 5 năm thu mua 550.000 tấn sữa tươi trị giá trên 2.000 tỷ
đồng, trung bình mỗi năm tăng 10-20% về sản lượng và giá trị, tạo điều kiện đàn bò
sữa cả nước phát triển nhanh từ 104.000 con ( năm 2005) lên trên 130.000 con ( năm
2010) .
Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hố máy móc thiết
bị, cơng nghệ cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi
nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát
Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh Cần Thơ (1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội
( 2010 ), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega hiện đại tự động hóa
hồn tồn ở Phía Bắc ( Tiên Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ), 2 Nhà máy : sữa
bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ
đi vào hoạt động cuối năm 2012. Những năm qua, Cơng ty tham gia tích cực và đều
đặn cơng tác xã hội.
3. Chức Năng Nhiệm Vụ
Chức năng chính : Sản xuất sữa và các chế phẩm từ Sữa
TẦM NHÌN
“Trở thành biểu tượng niềm tin số một Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người “
SỨ MỆNH


“Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng tốt nhất, chất lượng
nhất bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc sống

con người và xã hội”
GIÁ TRỊ CỐT LÕI
-

Chính trực: Liêm chính, Trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao
dịch.

-

Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng Công ty, tôn
trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.

-

Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên
liên quan khác.

-

Tuân thủ: Tuân thủ Luật pháp, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và các quy chế, chính
sách, quy định của Cơng ty.

-

Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.

4. Cơ Cấu Tổ Chức



Cơng ty có trụ sở chính tại Số 10 phố Tân Trào, Phường Tân Phú, Quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ chức gồm 17 đơn vị trực thuộc và 1 Văn phòng. Tổng số
CBCNV 4.500 người.

5. Sản Phẩm
Nhóm Sản Phẩm
Vinamilk

Dielac
Ridielac
Vfresh

Sữa Đặc

Tên Sản Phẩm
Sữa tươi
Sữa chua ăn
Sữa chua uống
Sữa chua men sống
Kem
Phô mai
Sữa bột dành cho người lớn
Sữa bột dành cho bà mẹ
Sữa bột dành cho trẻ em
Bột ăn dặm dành cho trẻ em
Sữa đậu nành
Nước ép trái cây
Smoothie
Trà các loại
Nước nha đam

Ơng Thọ
Ngơi sao phương nam


6. Phân Tích Mơi Trường Vĩ Mơ

Về chính sách xuất nhập khẩu:
Chính sách của Nhà nước về xuất nhập khẩu sữa trong những năm qua chưa
thúc đẩy được phát triển sữa nội địa. Hơn một năm qua giá sữa bột trên thị
trường thế giới tăng gấp 2 lần và luôn biến động. Các Công ty chế biến sữa
như Vinamilk, Dutchlady đã quan tâm hơn đến phát triển nguồn sữa nguyên
liệu tại chỗ. Tuy vậy vẫn chưa có gì đảm bảo chắc chắn chương trình tăng tỷ lệ
sữa nội địa của họ cho những năm tiếp theo.
Mặt khác, hiện nay Việt Nam có dân số đơng, tốc độ tăng trưởng kinh tế
ổn định, đời sống vật chất ngày càng cao vấn đề sức khỏe ngày càng được
quan tâm, với một môi trường được thiên nhiên ưu đãi. Bên cạnh đó có những
chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc khuyến khích chăn ni và chế biến
bị sữa cho người nơng dân. Với các chính sách này tạo điều kiện cung cấp
đầu vào nguyên liệu cho Công ty rất lớn. Các chính sách hoạt động của chính
phủ trong việc chăm lo sức khỏe chống suy dinh dưỡng khuyến khích người
dân dùng sữa để cải thiện vóc dáng, trí tuệ, xương cốt cho tất cả mọi người
đặc biệt là trẻ nhỏ và người già. Các chiến dịch uống, phát sữa miễn phí của
các cơng ty sữa tất cả góp phần tạo nên một thị trường tiềm năng cho ngành
sữa Việt Nam. Báo cáo tổng kết thi trường Việt nam của một công ty sữa đa
quốc gia nêu rõ :GDP Việt nam tăng khoảng 8%/năm và tỉ lệ trẻ suy dinh
dưỡng vẫn còn khoảng trên 20%. Sân chơi của các doanh nghiệp sữa nằm ở
khả năng mua sắm ngày càng lớn của người tiêu dùng với các khoản ngân
sách quốc gia dành cho chiến lược phòng chống, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng
của trẻ còn 15 đến dưới 20% trong vòng 10 năm tới. các chính sách chăn ni
bị đang được đẩy mạnh góp phần tăng cường nguồn ngun liệu cho các cơng

ty sản xuất sữa trong nước thay vì nhập khẩu, để tăng sức cạnh tranh. Bên


cạnh đó việc Việt Nam gia nhập WTO một cơ hội lớn cho sữa việt nam gia
nhập thị trường thế giới và học hỏi kinh nghiệm trong việc chế biến chăn ni
và quản lý…Để hồn thiện hơn tạo ra những sản phẩm sữa chất lượng tốt và
giá cả rẻ hơn. Qua đó chúng ta cũng thấy được mối đe dọa cho ngành sữa việt
nam là việc hội nhập tổ chức thương mại thế giới WTO sẽ khiến cho các nhà
máy sản xuất sữa nhỏ tại việc nam sẽ khơng có sức cạnh tranh với các tập
đoàn sữa lớn mạnh trên thế giới như Mead Johnson, Abbott. Thêm vào đó
chúng ta lại chưa có một mơ hình chăn ni quản lý một cách hiệu quả. Nguồn
nguyên liệu của chúng ta còn thiếu rất nhiều buộc chúng ta luôn phải nhập
khẩu nguyên liệu từ nước ngồi chính điều ấy làm cho giá của các loại sữa
tăng cao chúng ta đa không sử dụng tốt, hiệu quả những tài nguyên quý giá mà
thiên nhiên của chúng ta đa ban tặng. tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng
Việt Nam còn rất cao (70% trong tiêu dùng).
Về chính sách thuế:
Theo cam kết gia nhập WTO, múc thuế xuất khẩu sữa bột thành phẩm đến
năm 2012 là 25%, nhưng đến nay mức thuế nhập khẩu đang thấp hơn cam kết
tạo điều kiện cho các sản phẩm sữa bột nhập khẩu dễ dàng cạnh tranh hơn với
các sản phẩm nội địa.
Thuế nhập khẩu nguyên liệu cũng thấp hơn cam kết với WTO. Hiện Việt Nam
vẫn phải nhập khẩu 70% nguyên liệu bột sữa để sản xuất do nguồn cung trong
nước khơng đáp ứng được nhu cầu.
Thói quen uống sữa của người Việt: Việt Nam không phải là nước có truyền
thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận dân chúng chưa có thói quen tiêu thụ
sữa. Trẻ em giai đoạn bú sữa mẹ trong cơ thể có men tiêu hố đường sữa
(đường lactose). Khi thơi bú mẹ, nếu khơng được uống sữa tiếp thì cơ thể mất



dần khả năng sản xuất men này. Khi đó đường sữa khơng được tiêu hố gây
hiện tượng tiêu chảy nhất thời sau khi uống sữa. Chính vì vậy nhiều người lớn
khơng thể uống sữa tươi (sữa chua thì khơng xảy ra hiện tượng này, vì đường
sữa đa chuyển thành axit lactic). Tập cho trẻ em uống sữa đều đặn từ nhỏ, giúp
duy trì sự sản sinh men tiêu hố đường sữa, sẽ tránh được hiện tượng tiêu chảy
nói trên. Thêm vào đó so với các thực phẩm khác và thu nhập của đại bộ phận
gia đinh Việt Nam (nhất là ở các vùng nơng thơn) thì giá cả của các sản phẩm
sữa ở Việt Nam vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều nước khác, với mức thu nhập
cao, việc uống sữa trở thành một điều không thể thiếu được trong thực đơn
hàng ngày)Những nước có điều kiện kinh tế khá đang xây dựng chương trình
sữa học đường, cung cấp miễn phí hoặc giá rất rẻ cho các cháu mẫu giáo và
học sinh tiểu học. Điều này không chỉ giúp các cháu phát triển thể chất, cịn
giúp các cháu có thói quen tiêu thụ sữa khi lớn lên.

7. Phân Tích Mơi Trường Ngành
Đặc điểm của thị trường sữa: Nếu như trước năm 1990, ngành sữa Việt Nam được
xem như là một ngành kém hấp dẫn, chỉ có một vài cơng ty sản xuất sữa với quy mô
nhỏ, sản phẩm đơn điệu, sản lượng thấp, chỉ khoảng 12.000 tấn/năm, thì đến năm
2009 đã có hơn 25 cơng ty sản xuất và hàng chục nhà phân phối, văn phịng đại diện
có nhập và bán sữa ở thị trường Việt Nam. Mức sản xuất trong nước đã đạt 262.000
tấn, với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt hơn 14%/năm trong suốt 5 năm trở lại đây,
tuy nhiên mức sản lượng này chỉ đáp ứng được 22% nhu cầu của thị trường. Tổng
doanh thu năm 2009 đạt hơn 18.500 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2008. Trên thị
trường có 4 dịng sản phẩm chính: sữa bột, sữa nước, sữa đặc, sữa chua. Phân khúc
thị trường cao cấp vẫn nằm chủ yếu trong tay các hãng sữa nước ngồi với các dịng
sản phẩm sữa nhập khẩu.


Đây là một thị trường béo bở cho các nhà sản xuất. Hầu hết các dây chuyền sản xuất
hiện nay đều nhập từ châu Âu và mỗi công ty đều có những bí quyết cơng nghệ sản

xuất sữa riêng, do đó phẩm cách và chất lượng sữa của các nhà sản xuất cũng khác
nhau. Khủng hoảng kinh tế trong 2 năm qua ít tác động đến ngành sữa Việt Nam;
nhu cầu tiêu thụ sữa ngày càng tăng. Vì vậy đây có thể xem là một thị trường đầy
tiềm năng thu hút các nhà đầu tư tham gia vào thị trường. Hơn nữa, mạng lưới bán lẻ
có sẵn nên thị trường này đang thu hút hàng lượt các tập đoàn nước ngoài nhảy vào.
Khuynh hướng và người thực hiện: Kinh tế phát triển đời sống của người dân đang
ngày càng nâng lên; nếu trước đây là thành ngữ “ăn no mặc ấm” thì sau hội nhập
WTO là “ăn ngon mặc đẹp”. Nhu cầu tiêu dùng sữa của người dân Việt Nam ổn
định, mức tiêu thụ bình quân hiện nay là 14 lít/người/năm, cịn thấp hơn so với Thái
Lan (23lít/người/năm) và Trung Quốc (25 lít/người/năm). Sữa và các sản phẩm từ
sữa đã gần gũi hơn với người dân, nếu trước những năm 90 chỉ có 1-2 nhà sản xuất,
phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột (nhập ngoại), hiện nay thị trường sữa
Việt Nam đa có gần 20 hãng nội địa và rất nhiều doanh nghiệp phân phối sữa chia
nhau một thị trường tiềm năng. tổng lượng tiêu thụ sữa Việt Nam liên tục tăng mạnh
với mức từ 15-20% năm, theo dự báo đến năm 2010 mức tiêu thụ sữa tại thị trường
sẽ tăng gấp đôi và tiếp tục tăng gấp đơi vào năm 2020.
Hơn nữa, Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% cơ cấu dân số) và mức
tăng dân số trên 1%/năm. Thu nhập bình qn đầu người tăng thêm 6%/năm. Đây
chính là tiềm năm và cơ hội cho ngành công nghiệp sữa Việt Nam phát triển ổn định.
8. Phân Tích Mơi Trường Nội Bộ
Ma Trận SWOT
S (điểm mạnh)
W (Điểm yếu)
-S1: Vinamilk là công ty sữa hàng đầu
- W1: Hiện nay mặc dù VNM đang có


Việt Nam được hỗ trợ bởi truyền thống kế hoạch xây dựng trang trại bị sữa trong
hoạt động uy tín, cũng như thương hiệu nước song nguyên liệu phần lớn vẫn phải
được xây dựng tốt.


nhập khẩu do đó sẽ chịu tác động bởi các

- S2: Sản phẩm đa dạng thích hợp cho yếu tố như: giá thế giới, tỷ giá…
các độ tuổi và đáp ứng các nhu cầu khác
nhau.

- W2: Giá thành các sản phẩm từ sữa
hiện nay nếu như so sánh với các nước

- S3: VNM có mạng lưới phân phối và phát triển trên thế giới vẫn đang ở mức
bán hàng trải rộng trên cả nước. Các đại khá cao. Điều này khiến cho một phần đối
lý của VNM cũng được trang bị hệ thống tượng người tiêu dùng trong nước có thể
tủ đơng để bảo quản sản phẩm sữa đến tiếp cận với các sản phẩm của đối thủ cạnh
tay người tiêu dùng.
- S4: Nhờ có ban lãnh đạo và điều hành

tranh.
- W3: Thị phần lớn, thương hiệu mạnh

tốt. Điều này thể hiện ở khả năng kiểm nhưng nếu so sánh về giá cả thì các sản
sốt chi phí đầu vào ổn định, lợi nhuận phẩm của cơng ty chưa có tính cạnh tranh
của cơng ty tăng trưởng ổn định qua các cao so với các sản phẩm khác
năm.
- S5: Có số vốn lớn và hệ thống PR rất tốt
O (Cơ hội)
T (Thách thức)
- O1: Thị trường sữa Việt Nam ngày
- T1: Sữa (đặc biệt là sữa bột nhập
càng phát triển do thu nhập người dân khẩu dành cho trẻ em) hiện nay vẫn nhận

ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu được sự quan tâm của người tiêu dùng
dùng các sản phẩm tăng cường sức khỏe trong nước. Sữa nước, sữa chua và sữa đặc
như sữa ngày một tăng thêm.

là những sản phẩm mà VNM đã chiếm

- O2:Với lợi thế là một doanh nghiệp được thị phần lớn. Tuy nhiên sự cạnh tranh
nội địa lớn trong ngành, VNM sẽ dễ dàng ở phân khúc sữa bột ngày càng khó khăn
khi tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng nếu hơn do tâm lý sính sữa ngoại của người
như so sánh với các hãng sữa ngoại khác.
- O3: Hệ thống phân phối tốt cũng là

tiêu dùng.
- T2: Thị trường xuất khẩu chỉ đóng

một yếu tố hỗ trợ khi VNM đưa vào thị góp tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu doanh thu


trường các dòng sản phẩm mới (nếu các của VNM hiện nay chủ yếu tiêu thụ các
sản phẩm này được người tiêu dùng chấp sản phẩm sữa đặc và sữa bột. Tuy nhiên
nhận)

những thị trường xuất khẩu này cũng đang

- O4: Dân số Việt Nam là dân số trẻ, tiềm ẩn những rủi ro chính trị như Thái
nên đây là thị trường đầy tiềm năng trong Lan, Irac …
việc tiêu thụ lượng sữa lớn.

- T3: Sữa ngoại đang thao túng lũng


- O5: Nhà nước đang khuyến khích đoạn thị trường sữa tại Việt Nam, gây khó
nơng dân chăn ni bị sữa. Đây là nguồn khăn trong sự cạnh tranh của công ty.
nguyên liệu đầu vào thuận lợi cho Công
ty

- T4: Sữa nhiễm Melamin tại Trung
Quốc ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu

- O6: Dịng sữa bột, sữa đặc chưa có dùng sữa trong nước, làm quá trình tiêu
sản phẩm thay thế

thụ sữa bị chậm lại
- T5: Dòng sữa tươi và sữa nước có
sản phẩm thay thế như nước uống có ga,
nước tăng lực …



×