Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

25 năm nhìn lại một số vấn đề kinh tế xã hội được xác định tại Hội nghị KHXH về ĐBSCL

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.76 KB, 5 trang )

25 năm nhìn lại một số vấn đề kinh tế xã hội được xác định tại Hội nghị
KHXH lần thứ nhất về ĐBSCL
Phạm Thanh Thôi[1]
Từ năm 1979, Viện Khoa học xã hội tại TP. Hồ Chí Minh (nay là Viện KHXH
vùng Nam Bộ) đã thực hiện chương trình nghiên cứu tổng hợp liên ngành về đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Đây được coi là chương trình nghiên cứu khoa
học xã hội với sự tham gia của nhiều ngành, đặc biệt là những vấn đề kinh tế, văn
hóa, xã hội của ĐBSCL đã được quan tâm.
Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hiệu quả từ chương trình nghiên cứu nói trên, nhất là
việc gắn tri thức khoa học vào sản xuất và xây dựng đời sống xã hội, Ủy Ban
KHXH Việt Nam đã chỉ đạo Viện KHXH tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức “Hội nghị
khoa học xã hội lần thứ nhất về ĐBSCL” từ ngày 01 đến ngày 03 tháng 10 năm
1981. Hội nghị đã nhận được 80 tham luận khoa học, với sự tham gia của hơn 200
nhà khoa học và quản lý xã hội có uy tín, đến từ hơn 30 đơn vị là các bộ/ngành,
viện nghiên cứu, trường đại học, cơ quan báo chí… của Việt Nam.
Liên quan đến chủ đề hội thảo hôm nay, “ĐBSCL – thực trạng và giải pháp để trở
thành vùng trọng điểm phát triển kinh tế giai đoạn 2006-2010”, chúng tôi đã làm
một việc mà có lẽ lâu nay ít người trong chúng ta chú ý, đó là: thử nhìn lại thực
tiễn của mấy vấn đề kinh tế xã hội được xác định tại “Hội nghị khoa học xã hội lần
thứ nhất về ĐBSCL”. Trải qua 25năm, từ khi những vấn đề kinh tế xã hội cấp thiết
được xác định cho các nhà khoa học và quản lý xã hội triển khai, đến nay là
khoảng thời gian đủ để chúng ta nhìn lại.
Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi cố gắng giới thiệu một số vấn đề kinh tế,
văn hóa, xã hội của ĐBSCL đã được “Hội nghị KHXH lần thứ nhất“ xác định.
Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối với quá trình phát triển kinh tế xã
hội của vùng ĐBSCL hiện nay, chúng tôi giới thiệu trong bài viết này một số nội
dung từ hội nghị. Bài viết sẽ góp thêm ý, khi mà chúng ta đang tiếp tục phân tích


và tìm các giải pháp để nâng cao các nguồn lực phát triển bền vững cho vùng
ĐBSCL.


Có thể nói rằng, “Hội nghị KHXH lần thứ nhất” đã quan tâm đến hầu hết các
nguồn lực tự nhiên và xã hội để tìm giải pháp nghiên cứu, phát triển vùng ĐBSCL.
Khi bàn tới các nguồn lực để phát triển vùng, hội nghị đã cơng báo nhiều cơng
trình và các hướng nghiên cứu tiếp theo về nguồn lực tự nhiên. Từ 25 năm trước,
ĐBSCL là vùng kinh tế được các nhà khoa học xác định là vùng có tiềm năng về
tự nhiên rất quý giá. Là vùng châu thổ màu mỡ vào loại lớn nhất Đơng Nam Á[2],
có các loại và số lượng động thực vật rất phong phú. Điều kiện tự nhiên của vùng
đất này có đủ cơ sở để vùng phát triển tồn diện các ngành nghề sản xuất nơnglâm-ngư nghiệp. Hội nghị KHXH-1981 đã coi ĐBSCL có đủ điều kiện để trở
thành vùng trọng điểm số một ở Việt Nam về sản xuất lương thực. Đồng thời, nếu
như trữ lượng các sản phẩm từ nơng-lâm-ngư nghiệp lớn và tốt, đó sẽ là điều kiện
đảm bảo để vùng phát triển ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, hội nghị cũng xác định tiềm năng tự nhiên ở ĐBSCL mới là điều kiện
cần và để có được điều kiện đủ thì phải tiến hành tốt cuộc cách mạng về khoa học
và kỹ thuật. Trách nhiệm của các nhà khoa học là phải triển khai các đề tài nghiên
cứu sâu rộng về tự nhiên và xã hội, từ đó đưa ra những đánh giá về hiện trạng tiềm
năng của các nguồn lực này. Chẳng hạn phải nghiên cứu phương thức canh tác, sử
dụng nguồn tài nguyên của các cộng đồng dân cư, để có cơ sở dự báo được các xu
hướng biến đổi của tự nhiên, đời sống xã hội trong vùng. Hội nghị đã nhận thức
được khá sâu sắc về những nguy cơ xảy ra nếu dân cư trong vùng tiến hành khai
thác nguồn lực tự nhiên mà không chú ý gì đến việc bảo vệ và phục hồi. Hội nghị
thừa nhận rằng không thể tách rời được các nghiên cứu tự nhiên và nghiên cứu xã
hội. Nhu cầu về các kết quả nghiên cứu từ hướng tiếp cận liên ngành các khoa học
là cấp thiết. Những kết quả từ các nghiên cứu liên ngành mới giúp hiểu biết sâu
sắc về mối quan hệ, quá trình hình thành và các xu hướng biến đổi của các nguồn
lực tự nhiên và xã hội (con người) ở ĐBSCL.


Về mặt xã hội, hội nghị đã xác định một số nhân tố xã hội có ảnh hưởng tích cực
đến quá trình tổ chức sản xuất và xây dựng đời sống xã hội của người ở ĐBSCL
như: dân cư có những người “dám làm ăn lớn”, tâm lý dễ tiếp nhận cái mới; ít bảo

thủ; tính khí thẳng thắn; trung thực; đặc trưng kinh tế hộ gia đình phổ biến. Đồng
thời cũng xác định một số nhân tố văn hóa xã hội chưa tích cực, có thể gây cản trở
đến q trình phát triển nói chung của vùng. Hội nghị đặc biệt quan tâm tới một
trong các nguồn lực quan trọng nhất để phát triển ở ĐBSCL là đặc điểm dân cư.
Dân số ở ĐBSCL đầu những năm 1980 là 12 triệu người[3], trong đó hơn 90%
dân số là nơng dân, họ chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất lương thực với
trình độ khoa học kỹ thuật cịn rất thấp. Đời sống sản xuất của người nông dân
ĐBSCL chủ yếu là tổ chức sản xuất nhỏ lẻ, sản xuất độc canh và mang tính tự
nhiên, năng suất lao động phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, phân bố dân cư và sử
dụng lao động khơng hợp lý, tình trạng thất nghiệp còn tiềm ẩn rất nghiêm trọng.
Trong khi đó, hệ thống giao thơng vận tải, thơng tin liên lạc cịn ở trình độ thấp
kém. Hội nghị đã chỉ ra, vấn đề dân cư và lao động của ĐBSCL cịn gắn với vấn
đề dân trí, dân tộc và tơn giáo. Tín ngưỡng tơn giáo, nếp sống khơng chỉ thuộc
phạm vi văn hóa mà cịn trực tiếp tác động đến sản xuất. Các nhà khoa học ngay từ
đầu đã chú ý, ĐBSCL đang là vùng đất có xáo trộn dân cư, ruộng đất và phân hóa
giai cấp sâu sắc. Trong vùng xuất hiện rất nhiều người đi làm thuê, không đất,
thiếu đất rất đáng lo ngại. Tất cả những nhân tố có tính xã hội này đang và sẽ là
khó khăn rất lớn để nhà nước triển khai các chính sách phát triển kinh tế trong
tương lai. Đó cũng là các nhân tố gây khó khăn cho q trình sử dụng hợp lý các
tiềm năng tự nhiên để phát triển bền vững.
Bàn về vấn đề phát triển văn hóa ở ĐBSCL, bên cạnh khẳng định lại những giá trị
tích cực về các đặc trưng văn hóa của tồn vùng, hội nghị đã đặt ra mấy vấn đề rất
đáng quan tâm: tình trạng mù chữ và bỏ học khá trầm trọng; mê tín dị đoan rất
nặng nề; nhiều tập quán trong sinh hoạt và ăn uống đang gây bất lợi cho sức khỏe
và mơi trường; sự tiếp nhận văn hóa đồi trụy đang lan nhanh; phương tiện và nội
dung tuyên truyền giáo dục nếp sống mới còn rất yếu kém… Để giảm thiểu các tác


động tiêu cực của các nhân tố này trong quá xây dựng và phát triển ĐBSCL đòi
hỏi phải đẩy mạnh việc xây dựng các cơng trình và đội ngũ những người làm cơng

tác trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa, giáo dục và y tế. Nhà nghiên cứu và quản lý
xã hội phải tìm hiểu tồn diện và sâu sắc về mặt văn hóa, xã hội trong suốt q
trình tổ chức sản xuất và phát triển của người dân vùng đồng bằng châu thổ này.
Kết quả nghiên cứu phải xuất phát từ các quan sát thực tiễn và phải được ứng dụng
để giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Trong quá trình phát triển của vùng ĐBSCL, các nhà khoa học lưu ý tới việc thiết
lập mối quan hệ hỗ tương với các vùng miền khác trong cả nước, đặc biệt là Tp.
Hồ Chí Minh. Vai trị trung tâm của Tp.Hồ Chí Minh về khoa học kỹ thuật, giao
thơng vận tải, về kinh tế công nghiệp, dịch vụ cũng như các lĩnh vực văn hóa xã
hội khác là điều kiện thuận lợi to lớn cho ĐBSCL xây dựng quy hoạch tổng thể về
phát triển kinh tế xã hội cho toàn vùng.
Từ điều kiện hiện tại, để cải thiện được các nguồn lực trong quá trình phát triển ở
ĐBSCL, hội nghị đã xác nhận cần phải làm ba cuộc cách mạng đồng thời, một là
“cách mạng trong tổ chức và quản lý”; hai là “cách mạng trong nhận thức, văn hóa
và tư tưởng”; ba là “cách mạng về khoa học kỹ thuật”. Hội nghị nhấn mạnh rằng,
ba cuộc cách mạng này nếu tách rời, thì quá trình xây dựng và phát triển kinh tế –
xã hội ở ĐBSCL sẽ phải trả giá rất lớn. Xác định vai trị và vị trí của nhà khoa
học, hội nghị cho rằng, nếu khơng có những kết quả từ các cơng trình nghiên cứu
sâu rộng về tự nhiên, con người và xã hội bằng cách tiếp cận liên ngành các khoa
học để ứng dụng thì sẽ khó giúp được nhà quản lý xã hội tránh được những vấn
nạn trong quá trình phát triển ở ĐBSCL. Hàng loạt các nhân tố văn hóa xã hội như
trình độ lao động, tập quán sản xuất, phong tục tập quán, nếp sống,… nếu không
được nghiên cứu sâu để định lượng, dự báo và xác định các xu hướng biến đổi của
chúng thì ắt sẽ là lực cản to lớn đến q trình phát triển bền vững của tồn vùng.
**
*


Phải nói rằng, bài viết chưa giới thiệu được hết các vấn đề khoa học tại Hội nghị
KHXH lần thứ nhất (1981) đã đưa ra. Nhưng chắc rằng, nhiều tham luận tại hội

nghị đã đề cập khá toàn diện đến vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội khá sâu sắc. Bài
viết này mới dừng lại ở việc giới thiệu một số vấn đề và nội dụng có tính chất
phương pháp luận trong quá trình nghiên cứu về ĐBSCL mà hội nghị đã đưa ra.
Nhưng vì mục tiêu phát triển bền vững của vùng ĐBSCL, có lẽ hội thảo sẽ tiếp tục
có những đánh giá sâu rộng về các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đã được quan
tâm, được triển khai thành các đề tài nghiên cứu khoa học và quá trình ứng dụng
các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn trong 25 năm qua ở ĐBSCL. Việc
làm này ít nhiều có ý nghĩa, làm cơ sở khoa học và thực tiễn cho những đề tài
nghiên cứu và ứng dụng tiếp theo.



×