Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

Giáo trình Tâm lý học xã hội: Phần 2 - Trần Quốc Thành, Nguyễn Đức Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (576.97 KB, 71 trang )

- Chú ý đầy đủ đến việc tổ chức các nhóm sinh viên trong q trình dạy học và giáo
dục. Nên coi các nhóm sinh viên là đơn vị cơ sở của hoạt động dạy học và giáo dục. Hầu
hết các hoạt động của sinh viên diễn ra trong môi trường nhóm nhỏ, các cơ chế tâm lý xã
hội cũng phát huy tác dụng trong nhóm. Đặc biệt, nhóm nhỏ là mơi trường thuận lợi cho
việc phát huy tính tích cực chủ động trong học tập và nghiên cứu của sinh viên, là môi
trường cho việc rèn luyện các “kĩ năng mềm”.
- Hình thành nhóm nhỏ trong dạy học, giáo dục bằng nhóm và thơng qua nhóm. Để
thực hiện điều đó cần ý thức rõ việc tổ chức nhóm và tác động để hình thành các hiện
tượng tâm lý nhóm, từ việc lựa chọn quy mơ nhóm, đến việc giúp nhóm hình thành các
mục tiêu, các ngun tắc, khuyến khích sự chủ động trong hoạt động của nhóm, quan tâm
đến sự phát triển của nhóm.
- Cần đưa ra những yêu cầu chính thức khi hình thành các nhóm: đánh giá kết quả
của nhóm, của cá nhân trong nhóm trong sự tương quan với kết quả của nhóm, sự luân
chuyển các vai trị xã hội trong cấu trúc chính thức của nhóm.
- Quan tâm đến q trình ra quyết định nhóm sự hình thành các chuẩn mực nhóm.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG III
1. Nhóm xã hội là gì? Có những loại nhóm xã hội nào? Ý nghĩa của việc nghiên cứu
các nhóm xã hội?
2. Phân tích sự khác biệt giữa cấu trúc chính thức và cấu trúc khơng chính thức của
nhóm. Cần có cách ứng xử như thế nào với cấu trúc khơng chính thức? Tại sao?
3. Chuẩn mức nhóm là gì? Vai trị của chuẩn mục nhóm? Làm thế nào để hình thành
các chuẩn mực nhóm?
4. Nhóm nhỏ là gì? Có các loại nhóm nhỏ nào? Trong dạy học và giáo dục theo anh
(chị) cần quan tâm tới nhóm nhỏ nào? Tại sao?

Chương 4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ TÂM LÝ XÃ HỘI CỦA TẬP THỂ
I. TẬP THỂ VÀ CẤU TRÚC QUAN HỆ CÁ NHÂN TRONG TẬP THỂ
1. Khái niệm tập thể


Tập thể là một loại nhóm nhỏ phát triển cao. Nhóm nhỏ có thể phát triển qua 3 mức


độ:
a) Nhóm phân tán: Là loại nhóm các thành viên mới tập hợp lại với nhau, các thành
viên có chung một mục đích chưa thống nhất giá trị chung, do đó chưa liên kết gắn bó với
nhau. Ví dụ: tập hợp người trong một đám cưới, chờ tàu chở xe... loại nhóm này có thể
phát triển nếu có thời gian bình thường thì rất dễ tan rã do chưa có giá trị chung đáng kể.
b) Tổ hợp tác: Là loại nhóm trong đó các thành viên đã tập hợp trong một thơi gian
đủ để có sự thống nhất những giá trị chung, mà giá trị chung đó có ý nghĩa với từng cá
nhân. Do đó các thành viên gắn bó với nhau chặt chẽ. Ví dụ: phường bn, tổ đổi cơng...
Trong loại nhóm này các thành viên tồn tại phải dựa vào nhau. Loại nhóm này có
thể phát triển cao trở thành tập thể khi giá trị chung mà họ theo đuổi có ý nghĩa đối với xã
hội. Nhóm này có thể phát triển theo hướng phi xã hội. Ví dụ: nhóm làm ăn phi pháp buôn
lậu...
c) Tập thể: Là tập hợp người có tổ chức, các thành viên gắn chặt với nhau bởi những
giá trị chung, giá trị này vừa có ý nghĩa với các thành viên vừa có ý nghĩa xã hội. Đó là
tiêu chuẩn cơ bản phân biệt tập thể với các loại phường hội.
Như vậy, có thể hiểu tập thể là một loại nhóm có tổ chức, có mục đích và nhiệm vụ
chung, mục đích và nhiệm vụ chung đó vừa có ý nghĩa đối với từng cá nhân vừa có giá trị
đối với xã hội.
Thực chất tập thể là một loại nhóm phát triển cao mà ở đó các thành viên được tổ
chức chặt chẽ. Mỗi thành viên giữ một vị trí nhất định trong tập thể nhưng đều hướng tới
mục đích, nhiệm vụ chung của tập thể. Các thành viên đều nhận thức được ý nghĩa của
mục đích và nhiệm vụ chung đối với cá nhân mình, coi đó là một giá trị và phấn đấu để đạt
giá trị đó, bảo vệ giá trị đó. Đồng thời mục đích, nhiệm vụ chung của tập thể có ý nghĩa
với xã hội, hay nói khác đi, giá trị mà tập thể theo đuổi khơng chỉ có ý nghĩa đối với mỗi
cá nhân mà cịn có ý nghĩa với cả xã hội. Chính những giá trị đó đã thu hút, hấp dẫn cá
nhân vào tập thể, gắn bó với tập thể.
2. Cấu trúc quan hệ cá nhân trong tập thể
Theo nghiên cứu của A.V.Pêtrơvxki trong tập thể có ba lớp quan hệ cá nhân như
sau:



* Lớp thứ nhất: là lớp trên bề mặt, dễ nhận thấy khi nhìn vào một tập thể. Lớp quan
hệ này bao gồm toàn bộ những quan hệ liên cá nhân có tính chất chủ quan, tùy tiện, xuất
phát từ sự thiện cảm với nhau. Đây chính là các nhóm tự phát trong tập thể. Đặc điểm của
lớp quan hệ này là:
- Sự hấp dẫn về mặt cảm xúc giữa các cá nhân định hướng cho sự lựa chọn quan hệ.
Sự hồ hợp nhóm được xem như sự phối hợp và ăn khớp các hành động.
- Quan hệ này xuất hiện khi các thành viên của tập thể ở vào những tình huống
khơng động chạm đến các giá trị chung của tập thể, khơng có ý nghĩa đối với hoạt động
chung.
- Đây là lớp quan hệ dễ thấy nhưng không cơ bản, khơng đặc trưng cho tập thể đích
thực.
* Lớp quan hệ thú hai; Lớp này “chìm” dưới lớp một, gồm tồn bộ những qua hệ
liên nhân cách có tính chất gián tiếp - tạo nên những đặc điểm riêng của tập thể. Các thành
viên quan hệ với nhau thông qua mục đích và nhiệm vụ hoạt động chung. Đặc điểm:
- Sự trội hẳn của các hiện tượng: tự xác định theo tinh thần tập thể của cá nhân thừa
nhận giá trị chung của tập thể phải bảo vệ giá trị chung của tập thể.
- Quan hệ này xuất hiện khi phải bảo vệ giá trị chung của tập thể hoặc phải thực
hiện các hoạt động chung.
- Đây là quan hệ biểu hiện sự đồn kết đích thực của tập thể.
* Lớp quan hệ thứ ba: Là lớp “chìm” nhất gồm các mối quan hệ liên cá nhân dựa
trên cơ sở có cùng thái độ tích cực đối với mục đích nhiệm vụ chung của tập thể. Nhóm
này bao gồm các phân tử trung kiên nhất của tập thể - dù tập thể có khó khăn thế nào lớp
này cũng vẫn vững vàng. Ngược lại nếu lớp này hỏng là tập thể dễ dàng tan rã.
3. Các giai đoạn phát triển tập thể
Theo quan điểm chung của các nhà nghiên cứu về tập thể thì tập thể có thể được
hình thành qua 4 giai đoạn.
a) Giai đoạn tổng hợp sơ bộ
Giai đoạn này bắt đầu khi các cá nhận mới tập hợp lại với nhau vì một mục đích
chung hay yêu cầu nào đó của hoạt động chung như một lớp học, một cơ quan mới thành



lập. Các cá nhân đến từ nhiều nơi khác nhau nên họ chưa hiểu nhau, chưa hiểu và chưa
thừa nhận giá trị chung của tập thể.
Đặc điểm nổi bật của giai đoạn này là các cá nhân chưa hiểu nhau họ không thể
thống nhất ý kiến với nhau. Mỗi người đều giữ gìn, chưa dám bộc lộ bản thân. Điều này
làm cho các cá nhân có sức hấp dẫn lẫn nhau, các quan hệ cá nhân chủ yếu để thăm dò
nhau.
Do mới tập hợp lại, chưa hiểu nhau nên trong tập thể chưa hình thành được dư luận.
Khi có một sự kiện nào đó xảy ra thì mỗi người có ý kiến khác nhau và cũng ngại bộc lộ
nên các ý kiến đánh giá về sự kiện khó thống nhất.
Thời gian tồn tại của giai đoạn này tùy thuộc vào tính chất của tập thể và đặc điểm
của hoạt động chung của tập thể. Nếu là tập thể sinh viên thì giai đoạn này có thể tồn tại
một học kì. Nhưng nếu là tập thể cơng an, bộ đội thì giai đoạn này ngắn hơn rất nhiều. Có
khi chỉ một vài tuần.
b) Giai đoạn phân hóa
Khi tập thể tồn tại một thời gian, một số cá nhân đã hiểu nhau phần nào do hoạt
động chung và do giao tiếp. Họ tìm thấy những điểm chung và hình thành nên các nhóm
nhỏ.
Căn cứ vào thái độ của các nhóm với yêu cầu của tập thể, có thể chia thành ba
nhóm:
- Nhóm tích cực, gồm những người tích cực trong hoạt động, tự giác chấp hành các
yêu cầu của tập thể. Những người này đã thừa nhận giá trị chung của tập thể và tích cực
bảo vệ các giá trị đó.
- Nhóm tiêu cực, gồm những người thiếu tích cực trong hoạt động chung, làm việc
thiếu tích cực, khơng tự giác chấp hành các yêu cầu của tập thể. Những người này không
hẳn chống đối tập thể nhưng họ chưa thừa nhận giá trị chung của tập thể nên vẫn giữ
khoảng cách với mọi người.
- Nhóm trung gian thỏa hiệp, gồm những người khơng hẳn tích cực, cũng khơng hẳn
tiêu cực. Họ đứng ở giữa, bên nào mạnh thì họ theo. Nếu thấy xu thế tập thể nhiều người

tích cực thì họ tích cực, khơng thì ngược lại.


Tỉ lệ thành viên của ba nhóm này tùy thuộc vào mức độ phát triển của tập thể. Lúc
đầu có thể nhóm tích cực ít người, nhưng sau đó số lượng các thành viên sẽ tăng dần. Số
người ở nhóm trung gian và nhóm tiêu cực sẽ giảm dần. Do chia thành các nhóm với
những thái độ khác nhau như vậy nên tập thể khó có sự thống nhất trong đánh giá các sự
kiện, dư luận khó hình thành. Khi có một sự kiện xảy ra, mỗi nhóm sẽ có cách đánh giá
khác nhau, khó hình thành đánh giá chung.
Thời gian tồn tại của giai đoạn này cũng tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm hoạt
động của tập thể như giai đoạn một.
c) Giai đoạn tổng hợp thực sự
Tập thể tồn tại một thời gian dài, do cùng hoạt động và sự tiếp xúc thường xuyên
làm cho các thành viên hiểu nhau. Họ thừa nhận giá trị chung và cùng có ý thức bảo vệ giá
trị đó. Khơng phải 100% số thành viên đều có ý kiến giống nhau nhưng đa số đều có thái
độ tích cực trong hoạt động, đều nhận thấy trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ chung.
Đặc điểm của giai đoạn này là các thành viên gắn bó với nhau trên cơ sở thừa nhận
giá trị chung. Dư luận tập thể được hình thành nhanh và có vai trị điều chỉnh hành vi cá
nhân rất mạnh mẽ. Tập thể đoàn kết thành một khối và rất dễ thống nhất ý kiến khi có vấn
đề gì đó cần bàn bạc.
d) Giai đoạn phát triển cao
Đến giai đoạn này, các cá nhân trong tập thể đã hồn tồn hiểu nhau và có thể chia
sẻ với nhau, dám bộc lộ bản thân và được người khác thừa nhận. Tập thể thực sự đồn kết,
gắn bó. Các thành viên tự giác và có ý thức trách nhiệm cao nhiều mối quan hệ khác nhau. Trong sự đa dạng đó có thể có thể chia ra làm hai
loại mối quan hệ: quan hệ xã hội và quan hệ “tâm lý” của nhân cách - quan hệ liên nhân
cách.
Cấu trúc quan hệ xã hội được bộ môn Xã hội học nghiên cứu. Trong lý thuyết của
khoa học, Xã hội học đã đưa ra rất nhiều loại quan hệ xã hội: quan hệ kinh tế, quan hệ
pháp quyền, quan hệ chính trị... Tổng hoà các mối quan hệ này tạo nên quan hệ xã hội.
Đặc trưng của quan hệ xã hội được biểu hiện ở chỗ, trong các mối quan hệ này không chỉ

đơn giản là cá nhân “gặp gỡ” với cá nhân hay cá nhân “quan hệ” với cá nhân khác mà
những cá nhân này với tư cách là những người đại diện cho các nhóm xã hội nhất định (đại
diện cho giai cấp nghề nghiệp, các tổ chức chính trị, đảng phái...). Do vậy, có thể hiểu:


quan hệ xã hội là quan hệ giữa các cá nhân với tư cách đại diện cho một nhóm xã hội, do
xã hội quy định một cách khách quan vai trị của mỗi cá nhân trong nhóm. Ví dụ: thầy trò; người mua - người bán; thủ trưởng - nhân viên.
Đặc trưng cơ bản của quan hệ xã hội là các mối quan hệ này được thiết lập không
phải dựa trên nền tảng có thiện cảm hay khơng thiện cảm của các cá nhân mà dựa trên cơ
sở về vị trí nhất định của mỗi cá nhân trong xã hội, trên cơ sở những chức năng, hành vi
mà cá nhân phải thực hiện khi đứng ở vị trí đó (gọi là vai xã hội). Bởi vậy, các mối quan
hệ này được xã hội quy định một cách khách quan. Đây là mối quan hệ giữa các nhóm xã
hội hay giữa các cá nhân với tư cách là những đại diện các nhóm xã hội đó. Điều này nói
lên rằng quan hệ xã hội khơng có tính bản sắc. Bản chất của các mối quan hệ này không
nằm trong sự tác động qua lại giữa các nhân cách mà nằm trong sự tác động qua lại giữa
các vai trò xã hội.
Trong thực tế, mỗi cá nhân đảm nhiệm không chỉ một vai trị mà là nhiều vai xã hội:
Họ có thể là một giáo viên, một người bố, là một thành viên một câu lạc bộ, là một trưởng
họ... Có những vai xã hội được quy định trước cho con người từ khi mới sinh ra (ví dụ là
nam hay nữ), những vai xã hội khác được hình thành trong cuộc sống. Mặc dù vậy, bản
thân vai xã hội không quyết định hoạt động và hành vi của mỗi người mà tất cả những
điều đó phụ thuộc vào nhận thức của cá nhân và sự nhập vai của cá nhân đó. Sự nhập vai
mang màu sắc cá nhân rõ rệt vì được xác định bằng hàng loạt các đặc điểm tâm lý cá nhân
của người mang vai đó. Bởi vậy các quan hệ xã hội, mặc dù thực chất là các quan hệ theo
vai, không phải là quan hệ nhân cách, nhưng trong thực tế, trong mỗi sự biểu hiện cụ thể
vẫn có “sắc thái nhân cách”. Trở thành nhân cách trong hệ thống các quan hệ xã hội, con
người nhất định phải tham gia vào quá trình tác động qua lại, vào q trình giao tiếp vì
thơng qua các q trình đó những đặc tính cá nhân nhất định được biểu hiện. Bởi vậy mỗi
vai trị xã hội khơng có nghĩa là sự định trước tuyệt đối của hành vi, mà nó thường xuyên
giữ lại một vài “phạm vi cơ hội” cho người thực hiện. Ta có thể ước lệ gọi đó là “phong

cách nhập vai”. Chính phạm vi này trở thành nền tảng để xây dựng các quan hệ khác bên
trong của hệ thống quan hệ xã hội - quan hệ liên nhân cách.
b) Khái niệm, vai trò và bản chất của quan hệ liên nhân cách
Khi tham gia vào các quan hệ với người khác, cá nhân, một mặt có thể thực hiện vai
xã hội do mối quan hệ đó quy định. Khi đó cá nhân đang tiến hành mối quan hệ xã hội.


Mặt khác, cá nhân có thể quan hệ với người khác không phải trên cơ sở của vai xã hội mà
chủ yếu dựa trên cơ sở của tình cảm, xúc cảm của quan hệ mang tính tâm lý. Khi đó cá
nhân đang thực hiện quan hệ liên nhân cách.
Quan hệ liên nhân cách là quan hệ cá nhân với cá nhân trên cơ sở tâm lý, tình cảm
và sự đồng nhất với nhau ở mức độ nhất định.
Như vậy, nói đến quan hệ liên nhân cách là nói đến quan hệ mang tính người người, nói đến nội dung tâm lý của quan hệ đó chứ khơng nói đến nội dung “cơng việc”
của quan hệ đó.
c) Quan hệ giữa quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách
Quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Trong Tâm
lý học xã hội có rất nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề xác định vị trí của quan hệ liên
nhân cách với hệ thống quan hệ xã hội. Đôi khi quan hệ liên nhân cách được coi như
ngang hàng với quan hệ xã hội, một thành phần tạo nên các quan hệ xã hội, hoặc ngược lại
quan hệ liên nhân cách ở mức độ cao hơn quan hệ xã hội, hay quan hệ liên nhân cách là sự
phản ánh trong ý thức của quan hệ xã hội...Theo quan điểm khác, bản chất của quan hệ
liên nhân cách có thể được hiểu đúng nếu như chúng không đặt ngang hàng với quan hệ xã
hội mà được nhìn nhận như một hàng quan hệ đặc biệt xuất hiện bên trong mỗi loại quan
hệ xã hội và nó khơng thể nằm ngồi các quan hệ này (ví dụ như “thấp hơn”, “cao hơn”
hay “bên cạnh”).
Có thể có sơ đồ biểu diễn hai loại quan hệ này như sau:
Xã hội
Các quan hệ xã hội- chính trị

Các quan hệ liên nhân cách

Xã hội

Kinh tế

Quan hệ giữa các nhóm
Quan hệ liên nhân cách nằm trong quan hệ xã hội, chúng đan xen vào nhau. Bất kì
một quan hệ xã hội nào cũng bao hàm quan hệ liên nhân cách ở một mức độ nhất định.


Ngược lại bất kì một quan hệ liên nhân cách nào cũng bao hàm một quan hệ xã hội nhất
định. Ví dụ, trong quan hệ tình u, thoạt nhìn đây là quan hệ có vẻ như là quan hệ liên
nhân cách đơn thuần nhưng thực tế nó cũng khơng thể thốt khỏi một kiểu quan hệ xã hội
(một vai trị xã hội là nam giới và vai kia là nữ giới). Sự tồn tại quan hệ liên nhân cách bên
trong các hình thức khác nhau của quan hệ xã hội như là sự thực hiện các quan hệ trong
hoạt động của các nhân cách cụ thể, trong các hoạt động giao tiếp và sự tác động qua lại.
Trong quá trình thực hiện đó, mối quan hệ giữa con người với con người (trong đó có mơi
quan hệ xã hội) một lần nữa được tái tạo lại. Hay nói một cách khác, trong tồn bộ tiến
trình vận hành hệ thống khách quan các quan hệ xã hội có sự hiện diện của các yếu tố
thuộc về các cá nhân. Chính vì vậy ở đây có sự giao thoa giữa quan hệ xã hội và quan hệ
liên nhân cách.
Bản chất quan hệ liên nhân cách khác với bản chất quan hệ xã hội được thể hiện ở
nét đặc trưng quan trọng: quan hệ liên nhân cách được thiết lập trên nền tảng xúc cảm, tình
cảm. Điều đó có nghĩa là những quan hệ liên cách đó xuất hiện và hình thành trên nền tảng
những tình cảm nhất định nảy sinh ở con người trong mối quan hệ giữa con người với con
người. Chính vì vậy quan hệ liên nhân cách được xem như là nhân tố của bầu “khơng khí
tâm lý” trong nhóm.
2. Các yếu tố chi phối quan hệ liên nhân cách
a) Giao tiếp trong hệ thống quan hệ liên nhân cách
Khơng thể có quan hệ người - người (bao hàm cả quan hệ xã hội và quan hệ liên
nhân cách) nói chung nếu thiếu giao tiếp. Giao tiếp là phương tiện là cơng cụ để thực hiện

các quan hệ đó. Do vậy, giao tiếp có một vị trí trung tâm trong hệ thống phức tạp các quan
hệ của con người. Hiểu chung nhất, giao tiếp như là sự tác động qua lại giữa hai hay nhiều
người để trao đổi thông tin, nhận thức hay tình cảm. Trong cấu trúc của giao tiếp có những
phương diện sau: 1) Sự gắn kết, thành lập cộng đồng; 2) Sự trao đổi thông tin; 3) Sự hiểu
biết lẫn nhau. Cả ba phương diện này của giao tiếp đều tác động mạnh mẽ đến quan hệ liên
nhân cách.
Giao tiếp là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã hội lồi người. Nó vừa là
phương thức phát triển cá nhân vừa là phương thức để thống nhất các cá nhân. Cần đặc
biệt nhấn mạnh ý tưởng rằng, trong giao tiếp, cá nhân lĩnh hội các chuẩn mực, các giá trị
xã hội, đồng thời biểu hiện sự gắn bó tình cảm, sự ghét bỏ, chối từ hay đơn giản là thờ ơ,


lãnh đạm đối với các cá nhân khác. Cũng trong giao tiếp, các định hướng giá trị của cá
nhân có thể xích gần lại với định hướng giá trị của cá nhân khác hay theo chiều ngược lại
là phân hóa rõ ràng hơn. Chính điều này tác động đến quan hệ liên nhân cách.
Hai hàng quan hệ của con người - quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách được
bộc lộ và thực hiện chính trong giao tiếp. Vì vậy có thể nói, nguồn gốc khởi thủy của giao
tiếp được bắt nguồn từ hoạt động trong cuộc sống của cá nhận. Giao tiếp là thực hiện toàn
bộ hệ thống các quan hệ của con người. Các mối quan hệ đa dạng của con người chỉ có thế
thực hiện trong giao tiếp. Xã hội lồi người khơng thể tồn tại nếu khơng có giao tiếp. Nó
vừa như một phương thức thống nhất các cá nhân vừa như là một phương thức phát triển
các cá nhân đó. Chính vì vậy giao tiếp cùng một lúc thực hiện hai nhiệm vụ: vừa thực hiện
quan hệ xã hội và vừa thực hiện quan hệ liên nhân cách.
Mỗi loại quan hệ vận hành trong các hình thức đặc trưng của giao tiếp. Giao tiếp với
tư cách thực hiện quan hệ liên nhân cách được nghiên cứu rất nhiều trong Tâm lý học xã
hội. Giao tiếp liên nhân cách được nảy sinh từ hoạt động cùng nhau của con người. Vì vậy,
nó được thực hiện trong các quan hệ liên nhân cách đa dạng, có nghĩa là nó được hình
thành trong trường hợp khi quan hệ giữa con người với con người mang tính tích cực và
ngay cả khi quan hệ đó mang tính tiêu cực.
Giao tiếp khi thực hiện các quan hệ xã hội là giao tiếp giữa các nhóm hay các cá

nhân như là đại diện của các nhóm xã hội. Trong trường hợp này hoạt động giao tiếp cần
thiết phải được diễn ra thậm chí ngay cả khi có sự đối kháng giữa các nhóm. Trong tác
phẩm của mình, Mác đã viết rằng: giao tiếp là người bạn đồng hành tuyệt đối của lịch sử
nhân loại. Theo Lêônchiev, giao tiếp cũng là người bạn đồng hành tuyệt đối trong hoạt
động hàng ngày, trong sự tiếp xúc hàng ngày của con người. Như vậy, chúng ta có thể
nghiên cứu lịch sử thay đổi các hình thức của giao tiếp trong phạm vi phát triển xã hội
cùng với sự phát triển các quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị và các quan hệ xã hội khác.
Với tư cách là người đại diện cho một số nhóm xã hội, con người giao tiếp với đại diện
của nhóm xã hội khác và cùng một lúc đã thực hiện được hai loại quan hệ: quan hệ xã hội
và quan hệ nhân cách. Ví dụ, người nơng dân khi bán sản phẩm của mình ngồi chợ và
nhận được một số tiền, số tiền này như một công cụ cần thiết của giao tiếp trong hệ thống
quan hệ xã hội. Mặt khác, người nông dân này khi bán hàng đã bộc lộ những đặc điểm tâm


lý riêng của mình, tác động qua lại với khách hàng hay nói cách khác là chính bằng nhân
cách của mình để giao tiếp với khách hàng.
b) Những yếu tố tâm lý xã hội
Với tư cách là quan hệ tâm lý giữa các cá nhân, quan hệ liên nhân cách chịu sự tác
động của một loạt các yếu tố tâm lý xã hội. Đó là sự gần gũi giữa các cá nhân, sự tương
tác và hình ảnh “cái tơi” của các cá nhân.
Sự gần gũi giữa các cá nhân bao hàm sự gần gũi về địa lý và về tâm lý. Sự gần gũi
về địa lý thường tạo cơ hội cho sự giao tiếp thường xuyên giữa các cá nhân, từ đó làm nảy
sinh sự hiểu biết lẫn nhau, sự gắn bó và đồng nhất lẫn nhau ở mức độ nhất định, đặc biệt
trong các trường hợp các cá nhân đó cùng ở trong mơi trường lạ, khơng quen thuộc. Sự
gần gũi về địa lý càng gần thì càng tạo điều kiện cho việc hình thành nhiều quan hệ liên
nhân cách. Sự gần gũi về địa lý còn tạo ra những sự tương đồng nhất định về tâm lý giữa
các cá nhân trong cùng một cộng đồng.
Sự gần gũi giữa các cá nhân về tâm lý trong Tâm lý học xã hội thường được gọi là
sự tương hợp tâm lý. Sự tương hợp tâm lý có thể hiểu là sự giống nhau của các đặc điểm
tâm lý của các cá nhân và sự thích ứng lẫn nhau dễ dàng giữa các cá nhân. Sự tương hợp

tâm lý về thái độ, sở thích, về quan điểm, về cách thức ứng xử... là điều kiện thuận lợi cho
sự hình thành các quan hệ liên nhân cách. Các yếu tố đó có thể giúp quan hệ liên nhân
cách trở nên gắn bó chặt chẽ hơn. Sự tương hợp tâm lý tạo ra sự hài hịa trong quan hệ mà
các cá nhân khơng cần phải điều chỉnh nhiều để thích ứng với cá nhân khác. Đây được coi
là tiền đề tốt cho một quan hệ liên nhân cách bền chặt. Các cá nhân có xu hướng tìm kiếm
và thiết lập quan hệ với các cá nhân khác giống mình. Điều này lại được giải thích bằng cơ
chế đồng nhất hóa và nhu cầu được khẳng định bản thân của cá nhân trong đời sống xã
hội. Sự giống nhau giữa một số cá nhân tạo điều kiện cho cá nhân cảm thấy sự tự tin, tôn
trọng vào bản thân, thúc đẩy cá nhân quan hệ tích cực hơn với các cá nhân giống mình.
Tuy nhiên, trong Tâm lý học xã hội cũng có những ý kiến ngược lại cho rằng không chỉ sự
tương hợp tâm lý giúp quan hệ liên nhân cách có thể tạo ra và làm tăng cường quan hệ liên
nhân cách mà ngay cả sự khác biệt cũng có vai trị nhất định trong việc tạo ra quan hệ liên
nhân cách. Không ít khi, sự khác biệt lại tạo ra sự cuốn hút các đối tượng khác trong quan
hệ liên nhân cách.


Quan hệ liên nhân cách diễn ra trên cơ sở sự tương tác giữa các cá nhân. Tương tác
được hiểu là sự tác động lẫn nhau giữa các cá nhân nhằm thực hiện những mục đích nhất
định nào đó. Trong quá trình tương tác, các cá nhân nằm trong sự tác động qua lại trực
tiếp, trao đổi thông tin, điều chỉnh, phối hợp hành động với nhau, nhận thức lẫn nhau.
Chính trong q trình này, các đặc điểm tâm lý của cá nhân được bộc lộ, biểu hiện ra bên
ngoài và được các cá nhân khác nhận biết. Tính chất của sự tương tác có thể ảnh hưởng
đến quan hệ liên nhân cách. Có hai loại tương tác chính: hợp tác và cạnh tranh. Mỗi loại có
tính chất riêng. Hợp tác là sự tương tác theo chiều hướng phối hợp hành động, giúp đỡ lẫn
nhau trong hoạt động. Hợp tác có thể tạo quan hệ liên nhân cách tốt khi các cá nhân tham
gia vào quan hệ đó tích cực và thiện chí. Ngược lại, nếu các cá nhân ỷ lại, bị động, sự
tương tác sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Cạnh tranh là loại tương tác giúp cá
nhân phát huy tốt nhất tiềm năng của mình, bộc lộ rõ rệt bản thân. Tuy nhiên cạnh tranh
với mục đích tiêu cực có thể làm hủy hoại quan hệ liên nhân cách.
Hình ảnh “cái tơi” của mỗi cá nhân là một cấu trúc tâm lý, là biểu tượng của cá nhân

về chính bản thân, hình thành nhờ q trình tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Cái tôi là
hạt nhân của hệ thống điều khiển của nhân cách. Nó chi phối thái độ, hành vi của con
người trong các quan hệ xã hội. Trong quá trình hoạt động với người khác cái tôi được thể
hiện ở 5 phương diện: tính đồng nhất, tính ổn định, q trình tự ý thức, tự đánh giá về bản
thân và ý thức xã hội (theo Shibutani). Tính đồng nhất thể hiện ở hành vi, ứng xử của một
cá nhân. Trong cùng một tình huống, một thời điểm, một cá nhân khơng có những cách
ứng xử trái ngược nhau. Cá nhân lựa chọn và hành động theo một lập trường nhất định.
Bên cạnh đó, cái tơi tương đối ổn định, nó khơng dễ dàng thay đổi khi cá nhân thay đổi vai
xã hội của mình. Do vậy, xác định được vị trí của bản thân trong các quan hệ với người
khác đóng vai trò to lớn đối với việc điều chỉnh quan hệ liên nhân cách. Bên cạnh đó,
chính nhờ các quan hệ với người khác, cá nhân có thể hình thành cái tơi ngày càng chính
xác hơn.
HƯỚNG VẬN DỤNG TRONG DẠY HỌC VÀ GIÁO DỤC:
Các tri thức tâm lý học xã hội về nhân cách giúp nhận biết các yếu tố chi phối sự
phát triển nhân cách, từ đó tác động nhằm phát triển nhân cách của sinh viên trong hoạt
động giáo dục. Đồng thời, dựa trên các kiểu nhân cách để có những cách thức ứng xử phù
hợp trong quan hệ với sinh viên. Trong hoạt động dạy học và giáo dục cần chú ý:


- Tạo điều kiện cho sự phát triển nhân cách lành mạnh ở sinh viên, giúp sinh viên có
được sự thích ứng tốt nhất với hoạt động học tập hình thành nghề nghiệp thơng qua việc tổ
chức nhóm, tổ chức mơi trường hoạt động tích cực, phát huy những điểm mạnh, tính chủ
động của sinh viên.
- Phân loại và nhận biết các kiểu nhân cách khác nhau ở sinh viên. Việc đó giúp
giảng viên có thể dự đốn được các chiều hướng hành vi ở sinh viên, đồng thời có khả
năng dự kiến các tác động hay cách thức ứng xử phù hợp với các kiểu nhân cách. Bên
cạnh đó, việc chỉ ra các hình mẫu của các kiểu loại nhân cách xã hội giúp dự đoán và tác
động đến sự thích ứng của sinh viên với các tình huống xã hội.
- Chú ý đến sự tác động và các yếu tố chi phối sự hình thành quan hệ liên nhân cách
trong quá trình tiến hành các quan hệ xã hội với sinh viên. Một mặt có thể xây dựng quan

hệ liên nhân cách tích cực, mặt khác có ý thức thoát khỏi sự chi phối của các quan hệ liên
nhân cách trong quá trình vận hành các quan hệ xã hơi.
CÂU HỎI ƠN TẬP CHƯƠNG VI
1. Nhân cách là gì? Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển
nhân cách? Vai trị của các yếu tố đó?
2. Có các thành phần nào tạo nên cấu trúc của nhân cách?
3. Thế nào là kiểu nhân cách xã hội? Ý nghĩa của việc nghiên cứu kiểu nhân cách xã
hội? Anh/Chị cho biết có những kiểu nhân cách xã hội nào? Mơ tả kiểu nhân cách đó.
4. Phân biệt quan hệ xã hội và quan hệ liên nhân cách. Làm cách nào để điều chỉnh
các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ liên nhân cách?



×