Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng Việt Nam - Nam Bộ 1945-1975: Phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 99 trang )

HÀ MINH HỒNG

NAM BỘ 1945-1975

NHỮNG GĨC NHÌN TỪ LỊCH SỬ
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

NHÀ XUẤT BẢN ðẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH, 2008


NAM BỘ 1945-1975
NHỮNG GĨC NHÌN TỪ LỊCH SỬ
CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG VIỆT NAM

1


MỤC LỤC
Lời giới thiệu -------------------------------------------------------------------------------------- 4
Lời dẫn --------------------------------------------------------------------------------------------- 5
Mở ñầu – Nam Bộ với 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975) ----------------- 6
Phần 1 – Nam Bộ mở ñầu chiến tranh cách mạng Việt Nam --------------------------- 13
1. Sự lựa chọn hịa bình giữa nguy cơ chiến tranh ---------------------------------- 14
2. Vài suy nghĩ về Hội nghị Cây Mai ngày 23 tháng 9 năm 1945 ---------------- 21
3. ðặc ñiểm xây dựng chính quyền cách mạng ở Nam Bộ trong buổi ñầu
kháng chiến (giai ñoạn 1945-1946) ------------------------------------------------ 25
4. Chiến thắng ðiện Biên Phủ và chiến trường Nam Bộ --------------------------- 32
5. Cao trào tiến công và nổi dậy ở Nam Bộ trong và sau chiến dịch ðiện
Biên Phủ ------------------------------------------------------------------------------- 38
Phần 2 – Chống phá bình định ở Nam Bộ trong kháng chiến chống Mỹ 19541975 ------------------------------------------------------------------------------------------------- 43
1. Chiến tranh giành dân trong chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ ở


Nam Bộ những năm 1954–1975 ----------------------------------------------- 44
2. Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước nhìn từ trận tuyến
chống phá bình định ------------------------------------------------------------------ 55
3. Những phương thức chủ yếu chống phá bình định ở Nam Bộ trong cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước ------------------------------------------------------- 62
4. Chống phá bình định – địn phối hợp với tiến cơng qn sự trong Tổng tấn
công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968 ở ðồng bằng sơng Cửu Long -------------- 77
5. Chống phá bình định ở vùng ven Sài Gòn–Chợ Lớn–Gia ðịnh trong
những năm chống Việt Nam hóa chiến tranh (1969-1973) --------------------- 84
6. Vai trị của lực lượng vũ trang ñịa phương trên trận tuyến chống phá bình
định ở Nam Bộ giai đoạn 1972-1973 ---------------------------------------------- 92
Phần 3 – Những mốc son của chiến tranh chống Mỹ trên ñất Nam Bộ thành
ñồng ------------------------------------------------------------------------------------------------- 99
1. Tua Hai với sự lựa chọn con ñường vũ trang khởi nghĩa------------------------ 100
2. Chiến thắng Bình Giã với trận tuyến chống phá bình định trong qúa trình
đánh bại chiến tranh đặc biệt -------------------------------------------------------- 104
3. Những giá trị của chiến thắng Bắc Tây Ninh ñánh bại cuộc hành quân
Junctioncity ---------------------------------------------------------------------------- 108
4. Sức tiến cơng ở thành phố trọng điểm Tết Mậu thân 1968 --------------------- 114
5. Tầm vóc của chiến dịch tiến cơng Nguyễn Huệ xuân hè 1972 ----------------- 120
6. ðấu tranh công khai hợp pháp ở Sài Gòn trong kháng chiến chống Mỹ
cứu nước (1954-1975)---------------------------------------------------------------- 124
2


7. Phản ứng Phước Long ---------------------------------------------------------------- 128
8. Trận Xuân Lộc trong thế trận Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 ---- 134
9. Trận ñánh Cầu Rạch Chiếc trong ðại thắng mùa xuân 1975 - Ý nghĩa lịch
sử và ý tưởng về một di tích --------------------------------------------------------- 139
Lời kết – Dấu ấn chiến tranh trong đặc trưng văn hóa vùng ở Nam Bộ ------------- 148

Phụ lục --------------------------------------------------------------------------------------------- 153

3


LỜI GIỚI THIỆU
Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, dân tộc Việt Nam phải tiến hành hai
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và xâm lược Mỹ ñể bảo vệ thành quả cách mạng,
bảo vệ nền ñộc lập, tự do và thống nhất non sông. Trên dặm dài 30 năm kháng chiến ấy
(1945-1975), cùng cả nước, quân và dân Nam Bộ ñã chiến ñấu bền bỉ, anh dũng, mưu trí,
sáng tạo, làm nên bao chiến cơng, viết nên những trang sử oai hùng, thực sự là nơi “ñi
trước, về sau”, xứng ñáng là mảnh ñất THÀNH ðỒNG TỔ QUỐC !
Cuộc chiến đã lùi xa ngót 1/3 thế kỷ kể từ khi chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh kết
thúc thắng lợi. Từ đó đến nay, đã có nhiều cơng trình, cuốn sách, bài báo, hội thảo khoa
học về cuộc chiến tranh này, bao gồm trong đó cuộc đấu tranh anh dũng của quân và dân
ta trên ñịa bàn Nam Bộ rịng rã 30 năm. Là một người lính thời chống Mỹ trước khi trở
thành một nhà nghiên cứu, một người giảng dạy môn lịch sử Việt Nam cận hiện ñại tại
một ñại học lớn ở phía Nam, Hà Minh Hồng đã có những năm tháng cùng đồng đội xơng
pha trong lửa ñạn trên chiến trường. Kinh nghiệm trận mạc, ký ức chiến tranh, bản lĩnh
và phương pháp của một nhà nghiên cứu có “thâm niên”, chắc chắn là sự “hối thúc”, là
động lực để Hà Minh Hồng gắn bó và dồn tâm sức vào chủ ñề lịch sử Nam Bộ kháng
chiến. Ngót chục năm trước, anh đã cho ra mắt bạn ñọc chuyên khảo dày dặn về Phong
trào chống phá bình định nơng thơn ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước 1969-1972 (Nxb Quân ñội nhân dân H.2000). Tại cơng trình này, mặt trận đấu tranh
chống phá bình định âm thầm nhưng rất quyết liệt và ñẫm máu của quân dân Nam Bộ
trong giai ñoạn nhiều thử thách hy sinh của cách mạng miền Nam, ñược tái hiện khá
thuyết phục và hấp dẫn bởi chiều sâu của những vấn ñề ñặt ra và cách thức giải quyết của
tác giả.
Ở tầm mức bao quát hơn, lần này, trong nghiên cứu của mình, Hà Minh Hồng đặt
cuộc đấu tranh của quân và dân ta ở Nam Bộ trên nền chung 30 năm chiến tranh cách

mạng để trình bày, ñể xem xét… Một cách tiếp cận như thế cho phép tác giả, tại chun
khảo này, có điều kiện đi sâu hơn nữa vào các chiều cạnh thuộc về hoặc liên quan tới
cuộc ñấu tranh của con người và mảnh ñất nơi ñây trong cuộc ñấu tranh sinh tử với kẻ thù
hung bạo. Bạn ñọc sẽ thấy ở ñây một số những vấn ñề cốt lõi, một số nhân tố cơ bản tạo
ra và nhân lên sức mạnh Việt Nam trong 30 năm chiến tranh cách mạng; thấy ở ñây cuộc
đấu tranh bền bỉ, kiên cường, đầy mưu trí, sáng tạo của quân và dân ta trên chiến trường
Nam Bộ - cuộc đấu tranh vừa mang tính phổ qt, vừa có nét đặc thù khơng thể lẫn.
ðành rằng, với cuộc chiến kéo dài ñằng ñẵng 30 năm trên một ñịa bàn rộng lớn, vẫn cịn
đó biết bao vấn đề khoa học ñặt ra cho giới nghiên cứu lịch sử Việt Nam; cịn đó biết bao
nội dung cần dày cơng sưu tầm tư liệu ñể tái hiện chuẩn xác và ñầy ñủ hiện thực lịch sử
một thời trận mạc nhiều gian khổ, hy sinh, nhưng cũng đầy chiến cơng vang dội… nhưng
dù vậy, với chuyên luận này, tác giả Hà Minh Hồng đã cung cấp một tài liệu tham khảo
bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử hiện ñại
Việt Nam.
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách cùng bạn ñọc.
Hà Nội, mùa Thu 2008
ðại tá, PGS-TS Hồ Khang
Phó Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự Việt Nam

4


LỜI DẪN
Nam Bộ là vùng ñất ñược khai phá sau cùng của Tổ quốc Việt Nam. Nếu giới hạn
Nam Bộ là vùng đất lục tỉnh xưa, thì địa bàn này chỉ gồm dải đất liền từ miền ðơng qua
thành phố Sài Gịn xuống đến miền Tây cực nam đất nước, tổng cộng khoảng hơn 60
ngàn cây số vuông. Kiến tạo ñịa chất của vùng Nam Bộ là khi biển ñã lùi dần thì con
người vươn tới. Người Việt, người Hoa và cư dân văn hóa Ốc Eo lấn xuống duyên hải,
khai mở miền châu thổ, tạo dựng cuộc sống mới, chế ngự thiên nhiên; mấy trăm năm đi
theo hướng đó ñã lập nên xứ sở Nam Bộ trù phú và sống ñộng.

Từ giữa thế kỷ XIX, khi thực dân phương Tây gây chiến tranh xâm lược, Nam Bộ
ñã giương cao ngọn cờ cứu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc. Và cuộc chiến
chống chủ nghĩa thực dân trên ñất Nam Bộ ñã không ngừng nghỉ suốt 1 thế kỷ. Lớp lớp
người dân Nam Bộ vừa thấm nhuần cái tự do dân chủ, vừa khao khát nền ñộc lập thống
nhất quốc gia, năng ñộng với những ñổi thay của thời cuộc, nhưng kiên ñịnh con ñường
ñấu tranh cách mạng.
Trong 30 năm chiến tranh kể từ sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nam Bộ là chiến
trường diễn ra nhiều tình huống gay go, phức tạp và cũng mang nhiều nét ñộc ñáo của
chiến tranh nhân dân. Nam Bộ ñi trước và về sau từ kháng chiến chống thực dân Pháp
ñến kháng chiến chống Mỹ cứu nước; những bước thăng trầm của chiến tranh cách mạng
diễn ra trên ñịa bàn này ln ln có ảnh hưởng sâu sắc đến tồn cục; ngược lại bất cứ sự
kiện nào của ñất nước và tồn miền trong chiến tranh cũng đều có tác động ở nhiều mức
ñộ khác nhau ñến chiến trường Nam Bộ.
Chiến tranh trên ñất Nam Bộ ác liệt và kéo dài, những tổn thất về người và của
trên ñất Nam Bộ suốt 30 năm khơng thể tính được. Nam Bộ có sào huyệt của chủ nghĩa
thực dân cũ và mới, nhưng Nam Bộ cũng là ñầu mối và bàn ñạp, nơi quyết ñịnh cuối
cùng của thế trận chiến tranh nhân dân cách mạng Việt Nam. Người Nam Bộ cương trực
và kiên quyết, dũng cảm và mưu trí; đất Nam Bộ thấm ñượm nghĩa tình và rộng mở
khoan dung. Ra khỏi chiến tranh là Nam Bộ lại vươn lên ñi ñầu trong chống đói nghèo và
lạc hậu, đi trước trong mở cửa, hội nhập với thế giới và khu vực.
Những bài viết trong tập sách này ñược nghiên cứu trong nhiều thời gian khác
nhau của quá trình nghiên cứu và giảng dạy lịch sử chiến tranh Việt Nam thời hiện đại.
ðó là những góc nhìn từ lịch sử chiến tranh cách mạng về một số lĩnh vực quen thuộc
nhưng cần nhấn mạnh của Nam Bộ thời kỳ 30 năm (1945-1975). Việc cùng trao đổi với
các giới nghiên cứu trong và ngồi qn ñội, lý giải những vấn ñề chiến tranh với các thế
hệ sinh viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học ñã giúp sáng tỏ thêm nhiều vấn ñề khoa
học về chiến tranh trên miền đất chiến trường xưa, đó là cách thức chính hình thành lên
những bài viết. Tuy vậy nhiều vấn ñề của chiến tranh ở nhiều ñịa phương Nam Bộ chưa
thể ñề cập tới; nhiều sự kiện và diễn biến trong 30 năm cịn chưa được phản ảnh; những
bài viết trong tập sách này cũng khơng phải đã ñược chọn lọc tiêu biểu; ñây chỉ là những

nghiên cứu bước ñầu về một chủ ñề quá rộng lớn ñối với một người còn chưa nhiều kinh
nghiệm sống trên vùng ñất Nam Bộ.
Hy vọng rằng tập sách này sẽ góp thêm một góc nhìn tham khảo về lịch sử và văn
hóa chiến tranh ở Nam Bộ, làm thành niềm khích lệ cho nhiều nghiên cứu về sau cũng
những vấn ñề của thời chiến tranh hào hùng ấy.
Thành phố Hồ Chí Minh, Hè – Thu 2008
TÁC GIẢ
5


MỞ ðẦU
NAM BỘ VỚI 30 NĂM CHIẾN TRANH CÁCH MẠNG
(1945 – 1975)
Nam Bộ - bộ phận phía Nam của Tổ quốc Việt Nam gồm 18 tỉnh, thành: An Giang,
Bà Rịa - Vũng Tàu, Bạc Liêu, Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau, Cần Thơ, ðồng Nai,
ðồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Sóc Trăng, Tây Ninh, Thành phố Hồ Chí
Minh, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long. Với diện tích khoảng 64.400 km2, Nam Bộ gồm
3 phần: các tỉnh rừng núi trung du miền ðơng, các tỉnh đồng bằng miền Tây và ðơ thị Sài
Gịn - Chợ Lớn.
Miền ðơng rộng 27.920 kilômét vuông 1 với những cao nguyên thấp và những
ngọn ñồi lượn sóng vốn là vùng của những núi lửa ñã tắt và của các thềm sông ñã lùi xa.
ðất ñỏ từ phún thạch và ñất xám từ phù sa cổ làm cho rừng và các loại cây công nghiệp
lâu niên quanh năm xanh tốt, đem lại nhiều nơng thổ sản. Những cánh đồng hẹp nhỏ ven
các con sơng ðồng Nai, Sài Gịn, Sơng Bé đem đến cho rừng núi miền ðơng lúa và hoa
màu của chính đất đai miền ðông. Những ngọn núi vừa như Chứa Chan (cao 858 m), Bà
Rá (cao 736 m), Bà ðen (cao 986 m) ñứng ở miền ñất thoai thoải phía nam Trường Sơn
như trở nên cao hơn, tầm nhìn xa của nó thật là rộng và có giá trị nhiều mặt.
Miền Tây là miệt đồng bằng châu thổ rộng 39.950 kilơmét vng2 do hai hệ thống
sơng Cửu Long và ðồng Nai bồi đắp, ñó là sản phẩm của sự lùi dần của biển và sự tiến
tới của con người. Dấu tích của kiến tạo cịn sót lại ở Rừng Sác, ðồng Tháp Mười, U

Minh như muốn tô bảy ngọn Thất Sơn ở Châu ðốc - Hà Tiên thêm vịi vọi. Trên độ cao
trung bình chỉ 1 – 2 m so với mực nước biển của vùng ñồng bằng này, những sống ñất
(giồng ñất) rộng hàng triệu héc-ta dọc sông Tiền, sông Hậu và miền dun hải, chúng
được hình thành bởi sự lắng tụ phù sa trong mơi trường nước ngọt. ðó chính là vùng lý
tưởng của việc cư trú và trồng trọt.
Nằm giữa khu vực ñất mới ñang phát triển và nối hai phần ðơng - Tây là thành
phố Sài Gịn. Từ đầu thời kỳ mở mang khai phá, đất Sài Cơn, Bến Nghé đã đón đợi
những sự tụ họp. Hầu như sơng - biển đều gặp nhau ở đây, đường đi mn nẻo cũng
chụm ñầu mối về ñây. Chỉ riêng ñường bộ ñã thấy thật thuận chiều, từ Sài Gòn ra miền
Trung xuống miền Tây bằng quốc lộ 1, lên miền ðông và sang Campuchia bằng quốc lộ
13, ra biển bằng quốc lộ 15 (nay là quốc lộ 51), lên Cao nguyên bằng quốc lộ 20... Trước
khi trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa - chính trị, Sài Gịn đã từng là “cái chợ” của cả
miền Lục tỉnh Nam Kỳ, cửa ngõ giao thương của cả vùng ñất mới với bên ngồi. Với
diện tích hơn 2.000 km2, Sài Gịn cịn là nơi tụ về của nhiều khối quần cư, nơi sinh dưỡng
những tiềm năng kinh tế kinh tế công - thương nghiệp - xuất nhập khẩu - dịch vụ mà hai
miền ðơng - Tây khơng thể nào tự có được. Nói cách khác, Sài Gịn vừa dung hịa vừa bổ
sung phần thiếu của mỗi miền Rừng - Biển - ðồng bằng của Nam Bộ.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa
làm ñảo lộn tất cả trật tự của hệ thống thuộc ñịa của chủ nghĩa ñế quốc ở khu vực này.
1
2

Huỳnh Lứa (chủ biên), Lịch sử khai phá vùng ñất Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr 17.
Huỳnh Lứa (chủ biên), Lịch sử khai phá vùng ñất Nam Bộ, Sñd, tr 19.

6


Hình ảnh “Nước Việt Nam từ trong máu lửa, rũ bùn đứng dậy sáng lịa” (Thơ Nguyễn
ðình Thi) làm cho chủ nghĩa đế quốc điên cuồng chống lại, trong đó đế quốc Mỹ nhìn

thấy Việt Nam và cả ðơng Dương là “phần thưởng đặt cho một trị chơi lớn”1. Thực dân
Pháp muốn cướp nước ta một lần nữa, ñế quốc Mỹ muốn lấy Việt Nam làm phòng tuyến
ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan tràn xuống vùng ðông Nam Á. Chính vì thế nhân dân
Việt Nam phải tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng 30 năm, mà trong quá trình đó Nam
Bộ ln ln là một chiến trường quan trọng với những ñặc ñiểm như sau.
Nam Bộ - chiến trường có vị trí chiến lược quan trọng
Khi triển khai chiến lược toàn cầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Mỹ đã
coi Việt Nam nhất là Nam Việt Nam, là nơi tập trung nhiều quyền lợi quân sự, chính trị,
Nam Việt Nam là một đầu cầu lục địa lợi hại thuận lợi cho việc mở rộng không gian
chiến lược ở khu vực này. Biển Việt Nam có thể sử dụng những căn cứ không quân, hải
quân ở ðông Nam Á để khống chế Nam Thái Bình Dương và eo biển Ma-lắc-ca, con
đường tiếp thức ăn cho nền cơng nghiệp Nhật Bản. ðất liền Nam Việt Nam nối sang
Campuchia, Thái Lan, Miến ðiện, kéo dài sang hàng loạt các nước vùng Nam Á, Trung
Cận ðơng. ðường bộ, đường biển, đường khơng của Nam Việt Nam đều có vị trí ñầu
mối và nối liền gần nhất với nhiều quốc gia.
Nằm giữa vùng chiến lược ấy, Nam Bộ có những đặc ñiểm rất quan trọng, mà bất
cứ bên nào trong chiến tranh đều khơng thể khơng quan tâm. Phía Bắc tiếp liền với Tây
Ngun, phía ðơng là biển Nam Hải, phía Nam là vịnh Thái Lan, phía Tây giáp
Campuchia, Nam Bộ như một ñầu cầu nối liền các vùng ñất, vùng biển có vị trí số 1 của
phía Nam ðơng Dương.
ðịa hình địa thế Nam Bộ chia ra các bộ phận với những đặc điểm khác nhau. Miền
ðơng Nam Bộ thuận lợi cho hoạt động khơng qn, pháo binh, bộ binh từ quy mơ nhỏ
đến quy mơ lớn, cịn miền Tây Nam Bộ có thể sử dụng hải quân chiến thuật. Miền ðơng
thuận lợi cho việc cơ động và tác chiến lớn. Miền Tây thích hợp với hoạt động của chiến
tranh du kích và tác chiến nhỏ và vừa. Sài Gịn là đơ thị lớn nhất miền Nam, một trong
những sào huyệt của nền đơ hộ Pháp trước đây và là sào huyệt lớn nhất của chủ nghĩa
thực dân mới của Mỹ ở miền Nam những năm 1954 - 1975.
Có thể nói Nam Bộ, gồm cả đơ thị, rừng núi, trung du, ñồng bằng, rừng sác duyên
hải, là một chiến trường có ý nghĩa chiến lược sống cịn đối với chế ñộ thực dân cũ và
mới ở miền Nam. Mặt khác Nam Bộ còn là một “kho của, kho người”, nơi có tiềm lực

lớn về nhân tài vật lực cho chiến tranh, nơi có phong trào cách mạng phát triển mạnh ở
miền Nam.
Nguồn vật lực của Nam Bộ rất dồi dào. Chỉ tính riêng lúa gạo, đồng bằng sơng
Cửu Long đã có diện tích canh tác gần 2.000.000 ha, sản lượng lúa chiếm 86% toàn Nam
Bộ, chiếm 72% toàn miền Nam (sản lượng năm 1965 = 3.126.052 tấn, năm 1973 =
4.005.000 tấn)2. Ngồi ra cịn nhiều nơng lâm thổ sản và sản phẩm của các hoạt ñộng
kinh tế khác của rừng núi, đồng bằng, đơ thị và sơng, biển Nam Bộ với tiềm năng không
nhỏ.
Về dân số, năm 1954, Nam Bộ có 9,5 triệu người (miền ðơng có gần 3 triệu, Sài

1

Nhuận Vũ, Những bế tắc của Lầu Năm góc sau Việt Nam, Nxb. Quân ñội nhân dân, Hà Nội, 1981, tr. 8.
Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và quy luật hoạt ñộng của Mỹ
ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo), Phịng Tổng kết địch, Lưu hành nội bộ, 1984, tr. 28.
2

7


Gịn có 1,5 triệu, miền Tây có khoảng 5 triệu)1. Năm 1974, Nam Bộ có 13,3 triệu dân,
vhiếm 65,5% dân số tồn miền Nam; trong đó miền ðơng và Sài Gịn 6,1 triệu dân,
chiếm 30% tồn miền Nam và 45,9% tồn Nam Bộ; miền Tây có 7,2 triệu dân, chiếm
35,5% toàn miền Nam và 54,1% toàn Nam Bộ)2. Dân số bình qn tồn Nam Bộ 21 năm
chiến tranh (1954-1975) là 11,4 triệu người, chiếm 66,5% dân số bình qn tồn miền
Nam. Tốc độ tăng dân số bình qn khá lớn, riêng đồng bằng sơng Cửu Long trong vịng
43 năm (1936-1979) tăng 7,4 %/năm3. Phân bố dân cư trong chiến tranh ở Sài Gịn là
2.500 người/km2, ở đồng bằng miền Tây từ 200-400 người/km2, ở vùng trung du miền
ðông từ 100-200 người/km2, thưa nhất là vùng rừng núi miền ðông và vùng ðồng Tháp
Mười, U Minh chỉ khoảng 50 người/km2. Như vậy Nam Bộ, nhất là đồng bằng miền Tây

có thể cung cấp nhiều nhân tài vật lực phục vụ cho chiến tranh, kể cả khi chiến tranh kéo
dài.
Về chính trị và xã hội, Nam Bộ có một số tơn giáo địa phương như: Cao ðài có
gần 1 triệu tín đồ (phát triển mạnh ở miền ðơng), Hịa Hảo có khoảng 70 vạn tín đồ (phát
triển mạnh ở miền Tây). Trong chiến tranh, Hồ Hảo và Cao ðài đều có lực lượng vũ
trang riêng đơng hàng vạn người. ðạo Phật và đạo Thiên Chúa, Tin Lành cũng có hàng
triệu tín đồ với hệ thống chùa chiền, nhà thờ khá hoàn chỉnh, mật độ khá dầy (Sài Gịn có
526 nhà thờ, đồng bằng miền Tây có 300 ngơi chùa của 8.000 sư sãi người Việt gốc
Miên)4. Thành phần dân tộc ở Nam Bộ, ngồi người Việt là chủ yếu, cũng có một số tộc
người khác đơng dân cư như: Hoa có hơn nửa triệu người (chủ yếu ở Sài Gòn, Chợ Lớn),
Khmer có gần 1 triệu người (chủ yếu ở miền Tây Nam Bộ), S’tiêng, M’nơng... có hàng
vạn người (chủ yếu ở miền ðơng Nam Bộ). Nhìn chung có khá nhiều những vấn đề dân
tộc, tơn giáo ở Nam Bộ có thể dễ dàng khai thác phục vụ cho các vấn ñề chính trị, qn
sự.
Như vậy, Nam Bộ có vị trí chiến lược rất quan trọng về nhiều mặt, mà bất cứ bên
nào trong chiến tranh đều khơng thể khơng quan tâm. Mọi vấn ñề chiến lược, chiến thuật
về quân sự, cũng như các nhân tố ñảm bảo cho một cuộc chiến tranh, nhất là chiến tranh
kéo dài, chiến tranh leo thang, đều có thể tìm thấy ở Nam Bộ những thuận lợi lớn ñể tiến
hành và giành thắng lợi.
Nam Bộ - chiến trường mở ñầu và chiến trường quyết ñịnh kết thúc chiến tranh
cách mạng Việt Nam
Năm 1945, cùng với toàn dân tộc nổi dậy trong bão táp Cách mạng tháng Tám,
Nam Bộ tổng khởi nghĩa lật ñổ ách thống trị của Nhật, Pháp, giành chính quyền về tay
nhân dân, đưa bộ phận phía Nam của Tổ quốc về lại trong lòng dân tộc sau hơn 80 năm
bị chia cắt. Nhưng ngay sau đó thực dân Pháp lại gây chiến tranh tái xâm lược Việt Nam,
mở ñầu bằng cuộc ñánh chiếm Sài Gòn rồi mở rộng ra các tỉnh Nam Bộ, Nam Trung bộ.
Nhất định khơng chịu trở lại cuộc đời nơ lệ, Sài Gịn đã đứng lên, các tỉnh Nam Bộ, Nam
Trung bộ ñã ñứng lên kiên quyết kháng chiến chống xâm lược. Hai chữ Nam Bộ từ sau
ngày 23-9-1945 từ đó trở nên thân thiết và thiêng liêng đối với mọi người dân Việt Nam,
bởi nó đã là một bộ phận không thể tách rời khỏi thân thể Tổ quốc Việt Nam thống nhất.

Sau khi mở ñầu cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp tái xâm lược, Nam Bộ
chuyển thành chiến trường sau lưng ñịch, phối hợp với chiến trường chính Bắc bộ. Trên
1

Ban Tổng kết chiến tranh B2, Q trình cuộc chiến tranh xâm lược Sđd, tr. 24-27.
Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược Sñd, tr. 28.
3
Lê Bá Thảo, ðịa lý ñồng bằng sông Cửu Long, Nxb. Tổng hợp ðồng Tháp, 1986, tr. 62.
4
Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược Sñd, tr. 24.
2

8


ñịa bàn này, chiến tranh du kích ñã phát triển, các lực lượng cách mạng ở Nam Bộ ñã
từng bước trưởng thành và đẩy mạnh kháng chiến, uy tín và ảnh hưởng của cách mạng ñã
ăn sâu vào cuộc sống hàng triệu người, nhất là nơng dân đồng bằng sơng Cửu Long.
Chính sách ruộng đất và các chính sách kinh tế - xã hội khác của chính phủ kháng chiến
đã sớm được thực hiện, đem lại lợi ích thiết thực cho cuộc sống của nhiều tầng lớp dân
cư Nam Bộ. Có thể nói trong cuộc đấu tranh giữa cách mạng và phản cách mạng diễn ra
khá quyết liệt ở Nam Bộ, kết quả là hàng triệu người dân yêu nước ñã một lòng hướng cả
về ðảng và Bác Hồ; tham gia hết mình vào cuộc kháng chiến của dân tộc; cho ñến trước
khi Mỹ xâm lược miền Nam và giành giật lấy người dân Nam Bộ, thì ở đây cách mạng ñã
chiếm trọn rồi.
Kết thúc 9 năm kháng chiến chống Pháp, Nam Bộ và cả miền Nam vẫn chưa có
hịa bình tự do mà phải tiếp tục đương đầu với cuộc chiến tranh thực dân mới của ñế quốc
Mỹ.
Trong cuộc chiến lần này, Mỹ và chính quyền Sài Gịn đã xây dựng ở miền ðông
và miền Tây Nam Bộ nhiều căn cứ, kho tàng, hệ thống thiết bị chiến trường, biến rừng

núi và ñồng bằng Nam Bộ thành các “vùng chiến thuật” có đầy đủ lực lượng và vũ khí
trang bị hiện đại. Mỹ xây dựng Sài Gịn thành “Thủ đơ” của cái gọi là “Việt Nam Cộng
hịa”. ðồng thời xây dựng nhiều căn cứ, kho tàng, bến cảng, hệ thống giao thông mạng
nhện, cùng một hệ thống chỉ huy chỉ ñạo chiến tranh rất ñồ sộ, vừa thuận lợi cho việc bảo
vệ thành phố, vừa bảo ñảm cho việc tiến hành chiến tranh thực dân mới. Nhiều chính
sách và kế hoạch chiến tranh của Mỹ, nhất là từ sau năm 1960 đã được triển khai thí điểm
ở Nam Bộ trước khi triển khai ồ ạt ra toàn miền Nam. Càng về cuối cuộc chiến tranh, Mỹ
và chính quyền tay sai càng có sự thống nhất với nhau trong nhận thức cuộc chiến, trong
đó chúng đã nhận ra điều quan trọng là tính chất quyết định cuối cùng của chiến trường
Nam Bộ.
Về phía cách mạng, Nam Bộ là phần rộng lớn nhất ở chiến trường B2, nơi hội tụ
ñầy ñủ nhất những ñặc ñiểm tiêu biểu của chiến tranh cách mạng Việt Nam trong kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, là chiến trường trọng ñiểm nhất của cuộc chiến tranh giữa ta
và ñịch. Phong trào quần chúng ở Nam Bộ chống Mỹ-Diệm sớm ñi theo con ñường cách
mạng bạo lực ñể lật ñổ chế ñộ tàn bạo ấy. ðầu năm 1960, từ đốm lửa nổi dậy ở Bến Tre,
tồn bộ nơng thôn và rừng núi Nam Bộ rồi lan nhanh ra khắp miền Nam, ñã vùng lên
phong trào ðồng Khởi ñập vỡ từng mảng lớn hệ thống chính quyền địch ở cơ sở, giành
lại quyền làm chủ cho hàng triệu dân, giải phóng đại bộ phận nơng thơn và rừng núi, tiến
tới thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, chuyển thế cho cách
mạng miền Nam từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến cơng.
Bước vào chiến tranh cách mạng chống chiến lược Chiến tranh ñặc biệt, Chiến
tranh cục bộ và Chiến tranh Việt Nam hóa, nhân dân và các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ
ñã cùng toàn miền Nam từng bước phát triển thế chiến lược tiến cơng, đánh lui từng bước,
đánh đổ từng bộ phận, tiến tới đánh đổ hồn tồn chiến tranh xâm lược thực dân mới của
Mỹ, kể cả lúc chúng có hơn nửa triệu quân viễn chinh Mỹ cùng ñạo quân của 5 nước chư
hầu tham chiến. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước không chiến trường nào ở
miền Nam là khơng quan trọng hay ít quan trọng, nhưng dù sao thắng lợi ở chiến trường
Nam Bộ, ñặc biệt là Sài Gịn, vẫn có ý nghĩa quyết định nhất đối với việc tiêu diệt hồn
tồn đạo qn xâm lược và ý chí xâm lược của kẻ thù. Chính vì thế, trong đại thắng mùa
xn 1975, khi chuyển từ tiến cơng chiến lược sang Tổng tiến công, lực lượng vũ trang

cách mạng đã sớm chọn mục tiêu đánh vào Sài Gịn và các tỉnh Nam Bộ ñể kết thúc
chiến tranh, giải phóng hồn tồn miền Nam. Quyết tâm đó đã được thực hiện bằng chiến
9


dịch Hồ Chí Minh lịch sử, khiến địch phải đầu hàng khơng điều kiện ngày 30-4-1975.
Như vậy chiến tranh cách mạng bắt ñầu nổ những tiếng súng ñầu tiên ở Nam Bộ;
và 30 năm sau, những tiếng súng kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến trường kỳ cũng tại
chiến trường Nam Bộ.
Nam Bộ sáng tạo và làm phong phú những phương thức tiến hành chiến tranh
cách mạng Việt Nam
Là một trong những chiến trường trọng ñiểm của chiến tranh 30 năm (1945-1975),
nhất là trong giai ñoạn kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 -1975), Nam Bộ cũng là
nơi có phong trào chiến tranh nhân dân phát triển sớm, ngày càng rộng lớn và quyết liệt.
Ngay từ những ngày ñầu Nam Bộ kháng chiến, nhân dân và các lực lượng cách
mạng ở Nam Bộ đã có nhiều hình thức kết hợp cả đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ
trang. Lực lượng kháng chiến đã nhanh chóng tấn cơng qn Pháp bằng những “mặt trận
qn sự” hình thành xung quanh đơ thị Sài Gịn, đồng thời tổ chức những cuộc tuần hành,
biểu dương lực lượng, bãi khóa, bãi thị, bãi cơng ở ngay trong các thành phố, thị xã, thị
trấn...
Trong cuộc kháng chiến sau đó, nhất là từ sau ðồng khởi 1960, cuộc chiến tranh
nhân dân ở Nam Bộ ñã tiếp tục sáng tạo ra nhiều hình thức và nội dung mới ñể chống
cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới. Những khái niệm “hai chân, ba mũi, ba vùng”
được hình thành trong phong trào tồn dân đánh giặc, được áp dụng phổ biến và bổ sung
ngày càng phong phú sau ñó ñược khái quát thành phương châm và phương thức tiến
hành chiến tranh. ðó là cách đánh địch bằng cả lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang,
với các hình thức đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang; đánh bằng ba mũi
giáp cơng (chính trị, quân sự, binh vận); ñánh trên cả ba vùng chiến lược (rừng núi,
nơng thơn đồng bằng, đơ thị)...
Trong cuộc chiến tranh một mất một còn ở miền Nam những năm 1954-1960, ñịch

muốn phá vỡ mối quan hệ cùng bản chất (giữa các lực lượng cách mạng với quần chúng
nhân dân yêu nước) rồi tạo cho nó mối quan hệ mới khác bản chất (giữa cách mạng và
phản cách mạng). Chúng ñã thực hiện bằng nhiều cách: Tố cộng, diệt cộng ñể gây oán
thù lẫn nhau, Cải cách ñiền ñịa ñể lừa bịp và tạo lòng tin mới, gom dân quy khu lập ấp ñể
“tát nước bắt cá” cách ly cá với nước, bom đạn, chất độc hóa học, càn quyết, ñánh phá ác
liệt ñể gây sự khiếp sợ bi quan, phát triển kinh tế - văn hóa để lung lạc, lơi kéo dụ dỗ mua
chuộc...
Phải tìm mọi cách để giữ cho bằng ñược mối liên hệ mật thiết giữa cách mạng với
quần chúng nhân dân, do đó bám trụ là vấn đề sống cịn của sự tồn tại phát triển phong
trào cách mạng cơ sở. Lực lượng cách mạng ở xã ấp gồm các chi bộ ðảng, các cơ sở
quần chúng cách mạng, lực lượng dân quân du kích; các lực lượng này cùng bám trụ ñịa
bàn và dựa vào nhau mà tồn tại hoạt ñộng. Khi cán bộ du kích bám trụ thì cũng có dân và
quần chúng bám trụ, cụ thể là khi cán bộ bám dân, thì dân bám xã ấp, từ đó du kích tồn
tại bám ñịch mà diệt ñịch. Bám trụ như trên cũng chính là quyết tâm thực hiện ba bám:
cán bộ cách mạng bám dân - dân chúng bám xã ấp - du kích bám đánh địch. Khi thực
hiện được ba bám thì có làng xã chiến đấu và thực hiện được phương thức đánh giặc
bằng “hai chân, ba mũi, ba vùng”.
Có một thực tế khác là càng về cuối cuộc chiến tranh ñịch càng coi giành dân là
một cuộc chiến tranh thực sự; và ñịch dồn mọi lực lượng, mọi nỗ lực vào việc giành
thắng lợi cho cuộc chiến tranh ở làng xã. Nam Bộ đã có q trình tiến hành cuộc chiến
10


tranh nhân dân du kích từ thời kỳ chống Pháp nên bước vào thời chống Mỹ, nhất là từ sau
ðồng khởi, phong trào nhân dân du kích chiến tranh Nam Bộ càng có điều kiện phát
triển mạnh. Trên cơ sở phong trào nhân dân du kích chiến tranh phát triển mạnh mẽ thì
lực lượng vũ trang địa phương (gồm bộ đội địa phương và dân qn du kích) mới có thể
xây dựng trưởng thành nhanh chóng được. Mặt khác, sự phát triển của chiến tranh cách
mạng làm cho chiến tranh nhân dân du kích địa phương càng ngày được sự hỗ trợ của lực
lượng vũ trang chính quy.

ðối tượng chính của chiến tranh nhân dân du kích địa phương là chống càn qt
bình định, chống các lực lượng kìm kẹp của địch ở xã ấp gồm đồn bót, các lực lượng
chiếm đóng, tề xã ấp, các cuộc cảnh sát, các đồn bình định... Trận địa tốt nhất của chiến
tranh nhân dân du kích là các làng xã chiến đấu. Chính ở ñây ñã sáng tạo thêm ra nhiều
phương thức mới, vũ khí mới, lối đánh mới mà kẻ thù khơng sao hiểu nổi và khơng sao
chống đỡ nổi. Các hầm chơng, mìn, “bãi tử địa”, các “đạo qn ong vị vẽ”, các loại vũ
khí mới như súng “ngựa trời”, mìn đạp... đó là sản phẩm mà khơng đạo qn viễn chinh
nào có được, cịn nhân dân thì từ anh du kích, chị dân qn, đến ơng già bà lão và em nhỏ
ai cũng làm được, sử dụng được. Vì thế ở xã ấp chiến ñấu ai cũng ñánh giặc, ai cũng là
chiến sĩ và kẻ ñịch gọi họ chung là “Việt cộng”. Chiến tranh du kích ở xã ấp phát triển sẽ
kết hợp với các hoạt động đấu tranh chính trị, vũ trang của các lực lượng cấp trên và các
địa phương với nhau, làm cho hình thái chiến tranh nhân dân ở Nam Bộ trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ càng có nội dung phong phú. Lực lượng vũ trang từng bước hình thành
và tiến hành những chiến dịch tiến cơng diệt từng tiểu đồn, trung đồn, chiến đồn địch,
gây thối ñộng lớn ñến lực lượng chủ yếu của chiến tranh xâm lược của Mỹ, thúc ñẩy
mạnh mẽ phong trào chống phá bình định ở nơng thơn. Các ấp chiến lược, ấp tân sinh của
ñịch sau khi bị phá tan, quần chúng nhân dân trong đó giành được quyền làm chủ hồn
tồn, thì sẽ diễn ra q trình “biến hóa” thành xã ấp chiến đấu tùy theo quy mơ cần thiết.
Các xã ấp chiến đấu hình thành lại nối với nhau thành hệ thống liên hồn, trong đó du
kích và nhân dân cùng sáng tạo ra các cách thức ñánh giặc.
*
Như vậy, chiến tranh cách mạng 30 năm (1945-1975) là cuộc chiến trường kỳ gian
khổ chống chiến tranh xâm lược ñể bảo vệ Tổ quốc, giải phóng miền Nam, thống nhất đất
nước; đó cũng là cuộc chiến tranh của dân, vì dân và do dân. Sức sáng tạo của nó nằm
trong bản chất sáng tạo cách mạng của quần chúng nhân dân. Ba mươi năm - chỉ chiếm
1/10 thời gian của lịch sử 300 năm khai phá và phát triển vùng đất mới, nhưng là khoảng
thời gian vơ cùng quan trọng của lịch sử Nam Bộ. Bởi đó là 3 thập niên Nam Bộ chuyển
biến trên mọi lĩnh vực, một mặt nó chịu sự tác động liên tục, ngày càng mạnh của q
trình thực dân hóa từ bên ngồi, mặt khác nó gắn liền với cuộc chiến đấu gian khổ trường
kỳ của dân tộc vì độc lập, vì tự do của Tổ quốc.

Nam Bộ đã góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân trên
mảnh ñất “Thành đồng của Tổ quốc”. Nó sẽ trở thành sức mạnh lịch sử to lớn của Nam
Bộ trong công cuộc chống nghèo nàn và tụt hậu ñã và ñang diễn ra từ sau năm 1975.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Tổng kết chiến tranh B2, Quá trình cuộc chiến tranh xâm lược của ñế quốc Mỹ và
quy luật hoạt ñộng của Mỹ ngụy trên chiến trường B2 (Dự thảo). Phòng tổng kết ñịch.
Lưu hành nội bộ, 1984.
2. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của ðảng, vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội, tiến lên
giành những thắng lợi mới, Nxb. Sự thật, H.1970.
11


3. Cửu Long, Mấy vấn đề chiến tranh du kích ở nơng thơn miền Nam trong giai đoạn đánh
bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của Mỹ. Tài liệu lưu trữ phịng Khoa học cơng
nghệ mơi trường Qn khu 7.
4. Cao Văn Lượng - Phạm Quang Toàn - Quỳnh Cư, Tìm hiểu phong trào ðồng khởi ở miền
Nam Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, H.1981.
5. Huỳnh Lứa (Chủ biên), Lịch sử khai phá vùng ñất Nam Bộ, Nxb. Thành phố Hồ Chí
Minh, 1987.
6. Qn Giải phóng miền Nam, Hội nghị dân quân Nam Bộ tổng kết về phần xã chiến đấu
(1962). Tài liệu lưu trữ phịng Khoa học cơng nghệ mơi trường Qn khu 7.
7. Qn Giải phóng miền Nam, Một số kinh nghiệm về xã chiến ñấu ở đồng bằng nơng thơn
(Báo cáo kết luận hội nghị dân quân du kích Nam Bộ tháng 11/1962). Tài liệu lưu trữ
phịng Khoa học cơng nghệ mơi trường Qn khu 7.
8. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của ñế
quốc Mỹ ở Việt Nam, H.1991.
9. Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975),
Tập I, Nxb. Sự thật, H.1990.
10. Nhuận Vũ, Những bế tắc của Lầu Năm Góc sau Việt Nam, Nxb. Qn đội nhân dân,
H.1981.


12


PHẦN 1
NAM BỘ MỞ ðẦU CHIỀN TRANH
CÁCH MẠNG VIỆT NAM

13


SỰ LỰA CHỌN HỊA BÌNH GIỮA NGUY CƠ CHIẾN TRANH
1. Nền ñộc lập trứng nước giữa nguy cơ chiến tranh
Cuộc Tổng khởi nghĩa diễn ra nhanh chóng và giành thắng lợi trọn vẹn: chỉ 15
ngày kể từ khi quyết ñịnh Tổng khởi nghĩa (13-8-1945) đến khi Cơn ðảo được giải
phóng (28-8-1945), nhân dân Việt Nam từ Bắc chí Nam, từ ñất liền ñến hải ñảo ñã nổi
dậy lật ñổ bộ máy chính quyền thực dân, phong kiến, phát xít, dựng lên chính quyền cách
mạng của nhân dân từ Trung ương ñến ñịa phương.
Thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 dẫn ñến sự ra ñời nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hịa, nền dân chủ cộng hịa đầu tiên trên ñất nước ñã trải qua hàng
ngàn năm ñấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuyên ngôn ðộc lập do Chủ tịch Hồ Chí
Minh đọc tại vườn hoa Ba ðình ngày 2-9-1945 ñã trịnh trọng tuyên bố trước quốc dân
ñồng bào và tồn thế giới về nền độc lập của Việt Nam. Từ đây tồn dân tộc Việt Nam
bước vào xây dựng, củng cố nền ñộc lập dân chủ.
Tuy nhiên, nền ñộc lập tự do của dân tộc Việt Nam vừa hình thành trên căn bản sự
thất bại của chủ nghĩa phát xít, chưa phải là sự thất bại của chủ nghĩa thực dân. Thắng lợi
của ðồng minh trong Chiến tranh thế giới lần thứ II mới chỉ là thắng lợi của phe dân chủ
đối với chủ nghĩa phát xít, tạo điều kiện cho các dân tộc có quyền tự quyết định tương lai
và vận mệnh lịch sử của mình, nhưng chủ nghĩa thực dân sau chiến tranh lại tìm thấy cơ
hội ñể phục hồi và phát triển ở hệ thống thuộc địa.

Nước Pháp ngay sau khi được giải phóng (cuối năm 1944) và nhất là khi Chiến
tranh thế giới lần thứ II ñi vào giai ñoạn cuối, ñã phục hồi các thế lực thực dân với ý ñồ
muốn trở lại chế độ thuộc địa ở ðơng Dương. Tun bố ngày 24-3-1945 của De Gaulle
đã nói rõ: Liên bang ðơng Dương sẽ gồm 5 xứ riêng biệt: Nam kỳ, Trung kỳ, Bắc kỳ, Cao
Miên, Ai Lao; Liên bang ðông Dương sẽ có một chính phủ Liên bang do một viên tồn
quyền cầm đầu và gồm có một số bộ trưởng Pháp và bản xứ chịu trách nhiệm trước viên
toàn quyền, viên tồn quyền là đại diện của nước Pháp1.
Pháp bị Nhật đảo chính, chế độ cai trị của Pháp ở ðơng Dương bị lật đổ, nhưng
thực dân Pháp khơng đi với Việt Minh để chống phát xít Nhật, vì biết Việt Minh là lực
lượng ñộc lập chống chế ñộ thuộc ñịa, còn Nhật sẽ bị quân ðồng minh tiêu diệt và phải
rời khỏi ðơng Dương, do đó Pháp chấp nhận tạm thời thua Nhật ñể chuẩn bị lực lượng
ñưa sang ðơng Dương khi điều kiện cho phép.
Thực hiện âm mưu lập lại chế ñộ thuộc ñịa, ngay khi chiến tranh chưa chấm dứt,
thực dân Pháp quyết định đưa “Sư đồn giải phóng ðơng Dương” nhảy dù xuống nhiều
nơi ở Việt Nam, Lào, Campuchia. Khi Chiến tranh thế giới lần thứ II kết thúc, theo sự
phân công của lực lượng ðồng Minh, từ ngày 6 đến 11-9-1945, phái đồn Anh do tướng
Gracey cầm đầu đưa một lữ đồn vào Sài Gịn dưới danh nghĩa là thay mặt lực lượng
ðồng minh ñể giải giáp quân ñội Nhật. Theo chân quân Anh và ñược quân Anh tạo ñiều
kiện thuận lợi, quân Pháp cũng trở lại nhiều vị trí trước đây bị Nhật đảo chính ngày 9-31945. ðặc biệt là Pháp lén lút đưa tiểu đồn biệt kích thuộc trung đồn bộ binh thuộc ñịa
số 5 (5eR.I.C) gồm 120 lính Pháp ñi theo quân Anh.
1

Nam Bộ và Nam Trung bộ trong hai năm ñầu kháng chiến (1945-1946), Nxb. Văn Sử ðịa, H.1957, tr. 11.

14


Qn Anh có nhiệm vụ vào ðơng Dương giải giáp qn Nhật, đồng thời tìm cách
giúp qn Pháp lập lại chế ñộ thuộc ñịa ở ñây, nhằm giữ ổn ñịnh cho cả hệ thống thuộc
ñịa của chủ nghĩa thực dân phương Tây ở miền Viễn ðơng giàu có này. Tướng Gracey

chỉ huy 6.000 quân Anh ngay khi vào ñến Sài Gịn đã phối hợp với qn Pháp trong
nhiều hoạt động nhằm giành lại quyền lực cho các thế lực thực dân. Dưới danh nghĩa
ðồng minh vào ðông Dương giải giáp qn Nhật, qn Anh đã tích cực giúp qn Pháp
thực hiện âm mưu lập lại chế ñộ thuộc ñịa: ngay khi đặt chân lên Sài Gịn, Gracey ra lệnh
thả tù binh Pháp bị Nhật bắt giữ trước đây, địi Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
thả những tên Pháp bị bắt trong vụ khiêu khích ngày 2-9-1945, cho phép quân Nhật tiếp
tục làm nhiệm vụ cảnh sát trong thành phố, đồng thời chúng địi chiếm trụ sở Ủy ban
Hành chính Nam Bộ và cơng nhận tên Cédile làm Thống ñốc Nam kỳ.
Từ ngày 14-9-1945 ñến 22-9-1945, quân Anh, Pháp liên tục can thiệp vào nội bộ
chính quyền cách mạng như cấm nhân dân mang vũ khí đi biểu tình, địi tước vũ khí của
lực lượng vũ trang cách mạng, ra lệnh giới nghiêm ban đêm, cấm báo chí xuất bản, giao
vũ khí và xe vận tải cho qn đội Pháp, tổ chức họp báo tuyên bố “Việt Minh không ñại
diện cho nhân dân Việt Nam”, “Pháp có nhiệm vụ thành lập chính phủ mới”… Phái bộ
Anh cịn tun bố giữ quyền kiểm soát thành phố, buộc lực lượng vũ trang Việt Minh rút
khỏi thành phố, địi đặt “Quốc gia tự vệ cuộc” (lực lượng công an cách mạng) dưới sự chỉ
huy của chúng và làm áp lực ñể kiểm soát quận 2, quận 3. Lực lượng của Anh, Pháp và
Nhật ở Sài Gịn lúc bấy giờ đơng khoảng hơn 10.000 tên1.
Qn Tưởng mặc dù phải đối phó với lực lượng cách mạng Trung Quốc đang lớn
mạnh, nhưng khơng bỏ lỡ cơ hội được Mỹ cho khốc áo ðồng minh vào giải giáp qn
Nhật để thực hiện tham vọng chính trị ở ðông Dương. Tướng Lư Hán và Tiêu Văn tranh
thủ thời gian ngay khi chiến tranh thế giới vừa kết thúc, đưa 200.000 qn vào Việt Nam
hịng thực hiện mục tiêu trước mắt là sắp đặt chế độ chính trị ở Việt Nam với các nhiệm
vụ cụ thể: phá tan Mặt trận Việt Minh, giải tán ðảng Cộng sản ðơng Dương, kiềm chế và
bắt cóc lãnh tụ Hồ Chí Minh.
Phát xít Nhật đã thất trận trong chiến tranh, nhưng 50.000 quân Nhật rời khỏi
ðông Dương trong tâm trạng thù hằn với cách mạng Việt Nam, sẵn sàng tiếp tay cho Anh,
Pháp lập lại chế độ thuộc địa ở ðơng Dương
Mỹ có một bộ phận qn đội ở ðơng Dương, liên hệ cả với Việt Minh và các lực
lượng ðồng minh, trước mắt là tạo ñiều kiện cho quân Tưởng vào ðơng Dương thực hiện
ý đồ sắp xếp lại vùng ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực này.

Như vậy nền dân chủ cộng hịa cịn trong trứng nước thì các thế lực ngoại xâm và
nội phản đã rình rập. Ở phía Bắc vĩ tuyến 16, hàng chục vạn quân Tưởng với những mục
tiêu cụ thể, có nhiều cơng cụ và lực lượng hỗ trợ ñể thực hiện dã tâm xâm lược. Ở phía
Nam vĩ tuyến 16, qn Pháp, Anh đã khiêu khích trắng trợn và chúng quyết tâm thực
hiện dã tâm xâm lược bằng biện pháp chiến tranh. Ngày 2-9-1945, khi người dân Sài Gịn
đang mít tinh mừng độc lập, qn Pháp thực dân ở Sài Gịn đã khiêu khích bắn vào đồn
người dự mít tinh làm 47 người chết.
2. Sự lựa chọn hịa bình và phản ứng của nền ñộc lập tự do
Thắng lợi vừa giành ñược trong Tổng khởi nghĩa cũng bao hàm cả việc tạo dựng
nền hòa bình làm mơi trường, điều kiện đảm bảo cho cơng cuộc kiến thiết ñất nước.
Chiến tranh thế giới chấm dứt, chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt; thắng lợi của quân ðồng
1

Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia ðịnh kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1994, tr. 50.

15


minh trong chiến tranh đã kiến tạo nền hịa bình mới cho nhân loại, ñồng thời tạo ñiều
kiện khách quan cho nhiều quốc gia dân tộc nổi dậy giành quyền làm chủ, xây dựng nền
độc lập, tự chủ, trong đó có Việt Nam.
Từ sau khi Chiến tranh thế giới thứ II chấm dứt, nhân dân Việt Nam cũng như
nhân loại tiến bộ có nguyện vọng chung là hịa bình. Bởi chiến tranh ñã tàn phá và hủy
hoại nhiều tài sản, của cải của nhiều quốc gia trên thế giới; làm chết hàng chục triệu
người (riêng Liên Xơ có 25 triệu) và hàng chục triệu người khác bị thương. Tổn thất to
lớn do chiến tranh gây ra không chỉ là hậu quả nặng nề mà các dân tộc phải chịu ñựng
trong và sau chiến tranh (có nơi như nước Nhật do bị bom nguyên tử nên hậu quả chiến
tranh sẽ kéo dài hàng thế kỷ của nhiều thế hệ), mà còn gây ra sự khiếp sợ của tất cả các
quốc gia tham chiến...
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau khi ra đời lựa chọn con đường hịa bình là

sự lựa chọn tất yếu ñể xây dựng và kiến thiết nền dân chủ cộng hịa của đất nước. Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa do Chủ tịch Hồ Chí Minh ñứng ñầu ngay sau ngày ñộc
lập ñã ñề ra 6 biện pháp cấp bách: cứu đói – chống dốt – tổng tuyển cử tự do – chống hủ
hóa dân tộc và thực hiện cần, kiệm, liêm, chính – bỏ các thứ thuế vơ lý – tự do tín
ngưỡng1. ðó là những chủ trương và biện pháp hịa bình đầu tiên của chế độ mới để xây
dựng nền kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nước Việt Nam mới, làm cơ sở của nền
dân chủ cộng hòa, làm nên sức mạnh bảo vệ hịa bình và độc lập tự do của dân tộc.
Mặc dù nguy cơ chiến tranh trên cả nước là rất lớn và rất phức tạp, nhưng Chính
phủ Hồ Chí Minh vẫn tìm mọi cách tránh những mâu thuẫn dẫn ñến xung ñột, nhất là
xung ñột với lực lượng vũ trang các nước đang có âm mưu thơn tính Việt Nam.
Ở phía Bắc, Chính phủ Hồ Chí Minh cho thực hiện nhiều biện pháp thiết thực làm
mất mục tiêu ñánh phá của quân Tưởng, buộc quân Tưởng phải chú ý ñến nhiệm vụ giải
giáp quân Nhật và phải hợp tác với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa: Tuyên bố giải tán ðảng
Cộng sản, nêu cao khẩu hiệu Hoa – Việt thân thiện, hoan nghênh quân ðồng minh và ủng
hộ Chính phủ Hồ Chí Minh, chấp nhận cung cấp lương thực thực phẩm cho quân Tưởng,
chấp nhận cho Việt Quốc, Việt Cách tham gia Chính phủ và chuyển thành Chính phủ liên
hiệp… ðối sách ấy làm cho hàng chục vạn qn Tưởng khơng thể có hành động gây
xung đột và cũng khơng thể có ngun cớ trực tiếp ñể gây chiến ở Việt Nam.
Ở phía Nam, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa cũng bước đầu thi hành
nhiều chủ trương của chính sách để xây dựng củng cố hệ thống chính quyền cách mạng,
tăng cường sự lãnh ñạo của ðảng và Chính phủ ở Nam Bộ... Tuy vậy cuộc chiến đã bùng
nổ ở Sài Gịn và lan nhanh ra Nam Bộ.
ðược sự giúp ñỡ ñắc lực của quân Anh, ñêm 22 rạng ngày 23-9-1945, quân Pháp
nổ súng ñánh chiếm các công sở của cách mạng như Ủy ban Hành chánh Nam Bộ, Sở
Cảnh sát, Sở Bưu ñiện, ðài Phát thanh, ngân hàng, nhà ñèn, Khám lớn Sài Gịn, rồi tiến
qua cầu Thị Nghè, cầu Bơng, cầu Kiệu, cầu Khánh Hội, cầu Mac Mahon (nay là cầu
Nguyễn Văn Trỗi) mở rộng vùng ñánh chiếm.
Ngay sáng ngày 23-9-1945, Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam Bộ (sau là Ủy ban
Kháng chiến Hành chính Nam Bộ), họp khẩn cấp tại Cây Mai quyết ñịnh phát ñộng cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Những cuộc bãi công, bãi thị, bãi khóa nổ

ra, thực hiện bất hợp tác với ñịch; nhân dân khênh giường, tủ, bàn, ghế, xe cộ ra ñường
và hạ cây chắn ngang ñường ñể chặn bước tiến của giặc. Với khẩu hiệu “ðộc lập hay là
1

Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, H., 2000, tr. 7-9.

16


chết”, nhiều tổ chức vũ trang, bán vũ trang nhanh chóng hình thành, sẵn sàng bước vào
cơng cuộc bảo vệ cách mạng, chống xâm lược.
Theo hiệu triệu của Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, khắp nơi nổ ra các
cuộc tổng bãi cơng, bãi thị, bãi khóa, tản cư khỏi thành phố, kiên quyết bất hợp tác với
giặc… Mọi sinh hoạt chợ búa, giao thơng, trường học trong tồn thành phố đều ngừng
hẳn. Cơng nhân nghỉ việc, nhà máy bị phá. Mọi vật dụng như bàn ghế, quầy hàng, xe kéo,
xe thổ mộ… ñược ñẩy ra ñường. Cây bị cưa, cột ñèn bị ñập gãy, vật cản, chiến lũy ñược
dựng lên khắp nơi. Các lực lượng kháng chiến ở Sài Gịn hình thành 4 mặt trận ở 4 phía
Bắc (Mặt trận cầu Thị Nghè) – Nam (Mặt trận cầu Bình ðiền) – ðơng (Mặt trận cầu chữ
Y) – Tây (Mặt trận cầu Tham Lương), tạo thành thế “trong ñánh ngồi vây”, giam chân
qn địch và tiêu diệt chúng trong thành phố.
Chiến sự tiếp diễn từng ngày ở trung tâm thành phố, dọc ñường Verdun, quanh ga
xe lửa, chợ Bến Thành, cầu Ông Lãnh, khu bến tàu, Cầu Muối, chợ Bàn Cờ, sở Cứu hỏa
ở ñường Galliéni (nay là ñường Trần Hưng ðạo), sở Công an, xưởng Vật liệu cao su
Labbé ở Cầu Muối, Chợ Lớn…
Ngày 24-9-1945, lực lượng cách mạng tấn cơng bót Thương Khẩu ở đường Giăng
Ê-đen (nay là đường Nguyễn Tất Thành). Hàng nghìn đồng bào Xóm Chiếu, Khánh Hội,
Tân Thuận, Tân Quy, lực lượng Cơng đồn xung phong, công nhân các hãng Faci, Caric,
Nisaki, tấn công bót số 6. Ngày 25-9-1945, lực lượng cách mạng đánh ñịch ở ñường
Mayer (nay là ñường Võ Thị Sáu), bến Tắm Ngựa (nay là ñường Huỳnh Tịnh Của),
Khám Lớn…

Ngày 26-9-1945, du kích đốt cháy cầu Lái Thiêu, tập kích đồn xe chở vũ khí của
Anh tiếp tế cho quân Pháp tại ngã ba Nhà Làng (nay là xã Thạnh Mỹ Tây). Ngày 27-91945, lực lượng cách mạng phục kích quân Pháp và quân Nhật từ Khánh Hội ñịnh nống
qua cầu Thị Nghè. Ngày 30-9-1945, lực lượng cách mạng tập kích trên ñường Catinat
(nay là ñường ðồng Khởi), nhà máy rượu, kho gạo, kho vải ở Tân Bình…
Trước tình hình hình đó, địch dùng kế hỗn binh chờ lực lượng chi viện. Lợi dụng
thời gian ngừng bắn, Pháp ñưa 5.000 quân và nhiều vũ khí từ chính quốc chi viện sang và
tổ chức hành quân ra ngoại thành ñể phá thế bao vây của qn cách mạng. Dựa vào qn
số đơng, vũ khí tối tân, lại được qn đội Hồng gia Anh và tàn quân Nhật tích cực hỗ
trợ, vào cuối tháng 10, đầu tháng 11-1945, thực dân Pháp phá vịng vây, tiến ñánh các
tỉnh khác của Nam Bộ.
Từ tháng 11-1945 ñến tháng 2-1946, quân Pháp ñánh chiếm hầu hết các tỉnh thành
Nam Bộ, Nam Trung bộ, đường giao thơng chiến lược, các vị trí quan trọng và khu vực
xung yếu về quân sự từ Nam Trung bộ trở vào. Chúng lấy đó làm bàn đạp để thực hiện
tiến qn ra Bắc đánh chiếm lại tồn bộ Việt Nam và ðơng Dương, như chúng ñã làm hồi
cuối thế kỷ XIX.
Cuộc chiến bùng nổ sớm ở Sài Gịn là phản ứng đầu tiên của nền ñộc lập - một
phản ứng tự nhiên và tức thời của người dân và lãnh ñạo cách mạng ở thành phố Sài Gịn
đã thấm nhuần cái thiêng liêng của nền tự do ñộc lập, dù mới 28 ngày được hưởng thụ.
Sài Gịn và Nam Bộ kháng chiến làm cho tình hình diễn biến thêm phức tạp và nguy cơ
chiến tranh thêm nóng bỏng, nhưng khơng phá vỡ xu thế phát triển của nền dân chủ cộng
hòa Việt Nam, khơng đi ngược lại sự lựa chọn con đường hịa bình của Chính phủ Hồ
Chí Minh đang thực hiện. Nó chỉ càng làm cho nguyện vọng hịa bình của nhân dân ở
Nam Bộ cũng như cả nước trở thành hiện thực, với quyết tâm và hành ñộng cụ thể ñể giữ
17


nền hịa bình độc lập.
3. Những nỗ lực cứu vãn hịa bình – Chiến tranh khơng tránh khỏi
Nhiệm vụ cấp bách của đất nước: cứu vãn nền hịa bình, đẩy lùi nguy cơ chiến
tranh. So với tình hình nóng bỏng của chiến sự ở Nam Bộ, thì nguy cơ chiến tranh ở phía

Bắc vĩ tuyến 16 cịn nguy hiểm hơn nhiều. Bởi 20 vạn qn nước ngồi đã đứng chân
ngay tại Thủ đơ Hà Nội và các địa phương xung quanh; những cơng cụ và thủ đoạn của
chúng thì nhiều và nham hiểm; những mục tiêu của chúng thì cụ thể và rất hệ trọng;
chúng lại có danh nghĩa quân ñồng minh. Việc ñối phó với nguy cơ chiến tranh ở phía
Bắc vì vậy khơng chỉ là bằng tinh thần và lực lượng vật chất, mà cịn địi hỏi mưu và trí,
với giải pháp trước mắt khơng thể giống như Nam Bộ. Nhất là khi quân Pháp ở Nam Bộ
ñã mở rộng vùng chiếm đóng và đang tìm đường đưa quân ra Bắc; sức ép của nguy cơ
ñối ñầu cùng lúc với nhiều loại kẻ thù ngày càng lớn.
Tổ quốc lâm nguy, Hồ Chí Minh cùng ðảng, Chính phủ hóa giải nguy cơ chiến
tranh bằng những nguyên tắc: Tránh ñối ñầu với nhiều loại kẻ thù cùng một lúc; thỏa hiệp,
nhân nhượng có nguyên tắc với từng loại kẻ thù; thực hiện “hịa để tiến”…
Các hiệp định được ký kết: Hiệp ñịnh Sơ bộ ký ngày ngày 6-3-1946 (cho phép
15.000 quân Pháp ra Bắc thay quân Tưởng), chấp nhận Hội nghị trù bị ðà Lạt (chuẩn bị
cho đàm phán chính thức Việt-Pháp tại Paris), Ký bản Tạm ước ngày 14-9-1946 (ñảm
bảo quyền lợi cho Pháp và mở lại ñàm phán ñể giải quyết mối quan hệ Việt-Pháp).
Những hoạt ñộng ngoại giao sáng ngời thiện chí hịa bình của nền dân chủ cộng
hịa được tiến hành: Hồ Chủ tịch gửi thư cho những người ñứng ñầu các nước ðồng minh
ñề nghị kiến lập quan hệ ngoại giao, xin gia nhập Liên Hiệp quốc (tháng 9-10/1945), Hồ
Chủ tịch nhiều lần gặp riêng các Cao ủy Pháp và Tư lệnh quân ñội Pháp ở Việt Nam (đầu
năm 1946), cử Phái đồn Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thăm Quốc hội
Pháp (tháng 5-1946), cử đồn đại biểu chính thức sang Pháp dự đàm phán chính thức
Việt-Pháp để giải quyết mối quan hệ hai nước bằng con đường hịa bình (tháng 5-9/1946),
Hồ Chủ tịch với tư cách thượng khách của Chính phủ Pháp sang thăm nước Pháp và làm
việc với một số chính giới Pháp (từ 31-5-1946 đến 14-9-1946)…
Ở trong nước, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Chủ tịch Hồ Chí Minh,
từ sau ngày độc lập đã đưa ra các chính sách, sắc lệnh và nhiều thơng báo, thơng tư, thư
kêu gọi ñồng bào các giới các ngành, cả ngồi Bắc lẫn trong Nam, phải có thái độ đúng
đắn với quân ðồng minh, xây dựng mối quan hệ thân thiện, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau,
tình hữu hảo hữu nghị với kiều dân và qn đội nước ngồi ở Việt Nam, khơng gây thù
ốn với ai…

Như thế, thiện chí hịa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam ñã ñược thể hiện
trong thực tế ngay từ ñầu khi cách mạng thành cơng, được nhân dân trong nước đồng tình
ủng hộ, được nhân dân và nhiều chính giới Pháp thừa nhận, quân ðồng minh ở ðông
Dương không thể chối cãi. Song thiện chí hịa bình của Việt Nam đang bị các thế lực
thực dân và phản ñộng áp chế ngày càng mạnh bằng những thủ ñoạn và biện pháp chiến
tranh. Những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và của Hồ Chủ tịch
nhằm cứu vãn nền hịa bình khơng thể có hiệu quả lâu dài ñược, bởi nguy cơ chiến tranh
của chủ nghĩa thực dân ñế quốc trong khu vực này còn rất lớn.
Việt Nam và bán đảo ðơng Dương năm 1945-1946 trở thành nơi tập trung quyền
lợi của chủ nghĩa thực dân phương Tây (ñại diện là Pháp) ở khu vực này – nơi Mỹ đang
cố gắng gây dựng vai trị mới, Tưởng đang có tham vọng chính trị, Nhật tiếc nuối với ảnh
18


hưởng của chính sách ðại ðơng Á mới gây dựng trong 5 năm vừa qua. Quyền lợi ấy
cũng mâu thuẫn với quyền ñộc lập tự do của nhân dân Việt Nam và các dân tộc ðơng
Dương
Cuộc xung đột quyền lợi tay ba (Việt Nam – Pháp – Mỹ) ở ðông Dương sẽ khơng
dễ dàng được giải quyết khi thực lực của mỗi bên ñều ñang ñược tập hợp và phát huy sức
mạnh trong cuộc tranh giành quyền lợi cho mình. Việt Nam Dân chủ Cộng hịa mới ra
đời đang cần có điều kiện hịa bình và sự giúp đỡ của các nước ñể kiến thiết ñất nước.
Pháp cũng ñang cần có thuộc địa để góp phần vào việc phục hồi và phát triển tư bản sau
chiến tranh. Mỹ đang tìm cách gây dựng ảnh hưởng ở ðông Nam Á…
Mỹ không ủng hộ Pháp trở lại ðông Dương lúc này, nhưng cũng khơng tạo điều
kiện cho nhân dân Việt Nam chống âm mưu của Pháp lập lại chế ñộ thuộc ñịa ở đây. Thái
độ của Mỹ lúc này có ý nghĩa quan trọng đối với nền hịa bình ở ðơng Dương, cụ thể là
Mỹ thừa nhận thực tế Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa là một chính phủ độc lập,
sẽ có giá trị lớn đối với việc đảm bảo sự lựa chọn hịa bình tránh nguy cơ chiến tranh ở
ðơng Dương, và vì vậy cũng sẽ có ý nghĩa quan trọng ñối với việc thiết lập quan hệ Việt
Nam – Pháp, Việt Nam – Mỹ cả trước mắt và lâu dài.

Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa đã cố gắng hết mức để cứu vãn nền hịa
bình, tránh chiến tranh, tha thiết với việc kiến lập quan hệ ngoại giao với các nước, kêu
gọi sự trợ giúp của các nước, trước hết là các nước ðồng minh. Trong khi đó Mỹ khơng
chìa tay ra, cịn Pháp thì rắp tâm xâm lược Việt Nam một lần nữa.
Trong tình thế chiến tranh không thể tránh khỏi, việc xây dựng lực lượng cho một
cuộc kháng chiến ñể bảo vệ thành quả cách mạng là cần thiết và tất yếu. Một mặt, những
biện pháp cứu vãn hịa bình vẫn được thực thi, mặt khác Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hịa triển khai những công việc chuẩn bị và giành quyền chủ ñộng ñể phát ñộng
toàn dân ñứng lên chống xâm lược.
Những lực lượng chính trị và vũ trang được khẩn trương xây dựng, củng cố.
Những phương án được hình thành để đối phó với các tình huống bất trắc do thực dân
Pháp gây ra. Cả nước ủng hộ và tiếp tay cho Nam Bộ kháng chiến ñể nêu cao quyết tâm
và ý chí chiến đấu chống xâm lược, có tác dụng tích cực đối với việc chuẩn bị tinh thần
và tư tưởng cho cả dân tộc bước vào chiến tranh.
Khi thực dân Pháp ñã ñưa ra những tối hậu thư và chuẩn bị hành động chiến tranh
xâm lược trên quy mơ lớn, việc cứu vãn hịa bình đã khơng thể tiếp tục được nữa, Chính
phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ñã buộc phải phát lệnh tuyên chiến. ðêm 19-12-1946,
Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi với quyết tâm lớn: “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định khơng
chịu mất nước, nhất định khơng chịu làm nơ lệ”. ðêm ấy, từ Thủ đơ Hà Nội, cuộc kháng
chiến bùng nổ và lan nhanh ra tồn quốc. Sự lựa chọn con đường hịa bình và tránh nguy
cơ chiến tranh sau gần 2 năm thực hiện (1945-1946), ñến ñây bước sang một giai ñoạn
mới: kháng chiến tồn dân, tồn diện, trường kỳ để giành lại hịa bình.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. A. Patti, Tại sao Việt Nam, Người dịch Lê Trọng Nghĩa, Nxb. ðà Nẵng, 1995.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000.
3. Jean Sainteny, Câu chuyện về một nền hịa bình bị bỏ lỡ, Nxb. Cơng an nhân dân. H.2003.
4. Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia ðịnh kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 1994.
19



5. Lưu Văn Lợi – Nguyễn Hồng Thạch, Pháp tái chiếm ðông Dương và chiến tranh lạnh,
Nxb. Công an nhân dân, H.2002.
6. Maclear, Machael, Việt Nam – cuộc chiến tranh 10 ngàn ngày, Nxb. Sự thật, H.1995.
7. Nam Bộ và Nam Trung bộ trong hai năm ñầu kháng chiến (1945-1946), Nxb. Văn Sử ðịa,
H.1957.
8. ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðảng Tồn tập, Tập 8 (1945-1947), Nxb. Chính trị
quốc gia, H.2000.
9. Nguyễn Kiên Giang, Việt Nam năm ñầu tiên sau cách mạng tháng Tám, Nxb. Sự thật,
H.1961.
10. Philippe Devillers, Paris – Sài Gòn – Hà Nội (Tài liệu lưu trữ của cuộc chiến tranh 1944 1947), Hoàng Hữu ðản dịch, Nxb. TP. Hồ Chí Minh, 1993.

20


VÀI SUY NGHĨ VỀ HỘI NGHỊ CÂY MAI
NGÀY 23 THÁNG 9 NĂM 1945*
Với ý chí quyết tâm dù có hy sinh ñến ñâu, dù phải ñốt cháy dãy Trường Sơn cũng
kiên quyết giành cho ñược ñộc lập, cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 diễn ra
trên cả nước và nhanh chóng giành thắng lợi. Từ đây một trang sử mới ñã mở ra cho cả
dân tộc: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời, nhân dân Việt Nam tự đứng lên làm
chủ vận mệnh của mình, tồn dân Việt Nam bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ nền tự
do ñộc lập.
Nhưng ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành cơng, chính quyền cách mạng
phải đương đầu với vơ vàn thử thách, khó khăn rất phức tạp và rất nghiêm trọng, nhất là
nạn giặc ngoài, thù trong.
Quân ðồng minh đã tiến vào ðơng Dương. Ở miền Bắc 20 vạn quân Tưởng tràn
vào với danh nghĩa quân ðồng minh làm nhiệm vụ giải giáp qn đội Nhật. Cịn ở miền
Nam, quân ñội Anh vào cũng với tư cách quân ðồng minh, làm nhiệm vụ quốc tế nhưng
thực chất quân Anh ñã dọn ñường cho quân Pháp quay trở lại ðơng Dương. Một số đơn

vị qn Pháp đã theo gót qn Anh vào phía Nam thực hiện âm mưu trở lại xâm lược
Việt Nam lần thứ hai.
Dã tâm và hành ñộng xâm lược của quân Pháp ñã bộc lộ trắng trợn. ðêm 22, rạng
23-9-1945 tại Sài Gòn, quân Pháp có qn Anh giúp sức đã nổ súng tấn cơng ñánh chiếm
Sở Bưu ñiện, Sở Cảnh sát, Khám Lớn và trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ, trụ sở Quốc
gia Tự vệ cuộc – những nơi trọng yếu có tính chất biểu trưng của chính quyền cách mạng
ở Nam Bộ. Âm mưu của thực dân Pháp là lợi dụng lúc quân ðồng minh vào giải giáp
quân phát xít Nhật, nhanh chóng dùng lực lượng qn sự sẵn có đánh chiếm Sài Gịn và
tồn Nam Bộ làm bàn đạp cho việc đánh chiếm tồn bộ nước Việt Nam, lập lại chế độ
thuộc địa và Liên bang ðơng Dương như chúng ñã làm hồi cuối thế kỷ XIX.
Hành ñộng gây hấn trắng trợn của thực dân Pháp từ ngày 2-9-1945 ñến ñây, nhất
là việc dùng quân sự ñánh chiếm những cơ quan trọng yếu của cách mạng, ñặt Xứ ủy
Nam Bộ trước nhiều tình huống phải cân nhắc:
- Hoặc tìm cách hịa hỗn với qn Pháp gây hấn để nhượng bộ chúng và ñợi cơ
hội, ñợi lực lượng sẽ dàn xếp với chúng;
- Hoặc cầu cứu quân ðồng minh Anh, Tưởng hay Mỹ can thiệp ñể ngăn chặn quân
Pháp liều lĩnh gây lại chiến tranh ðông Dương:
- Hoặc cứ liều lĩnh hơ hào đánh qn ăn cướp, đồng thời tức tốc cầu viện Trung
ương và các tỉnh kéo về để có lực lượng ñủ sức chống chọi với quân xâm lược;
- Hoặc chấp nhận để chúng chiếm Sài Gịn và mở rộng chiến tranh xâm lược, tức
là chấp nhận chế ñộ thuộc ñịa; nhân dân ta lại mất ñộc lập tự do và trở lại kiếp nơ lệ.
Tình hình khẩn cấp không cho phép chần chừ, những người chịu trách nhiệm
trước nhân dân và cách mạng Nam Bộ lập tức triệu tập một Hội nghị liên tịch Xứ uỷ Nam
Bộ, Ủy ban Hành chính Nam Bộ, đại diện Tổng bộ Việt Minh ở Sài Gòn. Hội nghị diễn
ra lúc 7 giờ sáng 23-9-1945 (gần 7 tiếng ñồng hồ kể từ khi quân Pháp gây hấn ở Sài Gòn),
*

Viết chung với TS Phan Thị Xuân Yến (ðại học Sài Gòn)

21



tại số nhà 269 ñường Cây Mai (nay là ñường Nguyễn Trãi) Chợ Lớn (nay thuộc quận 5,
thành phố Hồ Chí Minh) – lịch sử gọi là Hội nghị Cây Mai.
ðó là sự nhanh nhạy, kịp thời nắm bắt tình hình của Xứ ủy Nam Bộ, Ủy ban Hành
chính Nam Bộ trước hành ñộng của quân xâm lược; một hành ñộng khá gấp rút nhằm
tranh thủ thời gian ñể tạo ra bất ngờ ñối với quân Pháp xâm lược, ñồng thời sớm khẳng
định vai trị người thủ lĩnh của các tầng lớp quần chúng nhân dân trước sự biến vừa diễn
ra.
Hội nghị Cây Mai có các vị:
-

Hồng Quốc Việt, Cao Hồng Lãnh: ñại diện Tổng bộ Việt Minh (vào Sài Gịn
ngày 27-8-1945).

-

Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Nguyễn: đại diện Xứ ủy Nam Bộ.

-

Phạm Văn Bạch: ñại diện Ủy ban Hành chính Nam Bộ.

-

Trần Văn Giàu, Huỳnh Văn Tiểng, Phạm Ngọc Thạch, Ngơ Tấn Nhơn: đại
diện Ủy ban Kháng chiến Nam Bộ (dự kiến trước khi vào Hội nghị).

Thành phần Hội nghị chủ yếu vẫn là các đồng chí lãnh đạo chủ chốt ở Nam Bộ
trong thời kỳ Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Mặc dù tình hình nội bộ Xứ ủy cịn chưa

thống nhất giữa Tiền phong và Giải phóng, nhưng Trung ương thì ở xa, chỉ có đại diện
của Tổng bộ Việt Minh. Tình hình “nước sơi, lửa bỏng” khơng cho thời gian tính tốn,
cân nhắc nhiều, mà nó địi hỏi phải quyết đốn kịp thời, mau lẹ, bởi vì qn xâm lược
Pháp đã tun chiến.
Lúc này khơng thể cứ ngồi chờ Trung ương chỉ ñạo, phải biết gạt bỏ những thành
kiến với nhau trước kia ñể cùng nhau hợp tác và thống nhất hành ñộng chống quân cướp
nước. Những người tham dự Hội nghị Cây Mai từ nhiều thành phần và vị trí vai trị quan
trọng khác nhau của cách mạng ở Nam Bộ ñã nêu cao tinh thần vì nghĩa lớn, dám làm
dám chịu, nhất là sự quyết ñóan của người có trọng trách trước vận mệnh cách mạng.
Hội nghị phân tích, đánh giá tình hình, so sánh lực lượng và đi đến hình thành 3
phương án:
1. Ém qn, đợi lệnh của Trung ương, vì Nam Bộ kháng chiến sẽ ảnh hưởng đến
tình hình cả nước, do đó phải đợi kế hoạch tồn quốc do Trung ương lãnh ñạo. Ý kiến
này dựa vào bức ñiện của Trung ương gửi cho Hoàng Quốc Việt và Xứ uỷ Nam Bộ ngày
22-9-1945, nhắc nhở phải hết sức tránh ñụng chạm với quân ðồng minh ñể tránh tạo cớ
cho kẻ thù vào hùa với nhau tiến tới xố bỏ chính quyền cách mạng non trẻ.
2. Ém quân, nhưng phải giữ khí thế phong trào cách mạng bằng cách huy ñộng
quần chúng ồ ạt biểu tình chống âm mưu tái xâm lược của Pháp. Chưa nên hạ lệnh kháng
chiến, chỉ hạ lệnh tổng bãi cơng, bãi thị, khơng hợp tác với địch, đồng thời ñiện ra Trung
ương xin ý kiến và chờ lệnh Trung ương.
3. Trước mắt phải phát động tồn dân kháng chiến, ñồng thời báo ra Trung ương
xin chỉ thị lãnh ñạo, không ñể ñịch dễ dàng tàn sát ñồng bào, chiến sĩ cách mạng; bởi nếu
mất Sài Gòn và Nam Bộ, thì sẽ gây tổn thất nặng nề cho cuộc kháng chiến tồn quốc nhất
định sẽ xảy ra. Pháp nổ súng đánh chiếm những vị trí cơ quan quan trọng của cách mạng
ở Nam Bộ, bộc lộ rõ âm mưu xâm lược trắng trợn, gây sự căm phẫn trong các tầng lớp
nhân dân; khơng cịn đường nào khác phải phát ñộng nhân dân và lãnh ñạo nhân dân
ñứng lên chiến ñấu bảo vệ chính quyền cách mạng, phải hạ lệnh kiên quyết ñánh Pháp,
22



mặc dù chúng có quân Anh hỗ trợ…
Phải lựa chọn phương án nào ? Nhưng phương án nào cũng địi hỏi phải thực hiện
gấp rút, khơng được chần chừ do dự, khơng có thời gian chuẩn bị, khơng có chỗ cho sự
phân tích lý giải dài dịng, khơng được chờ ñợi diễn biến tiếp theo.
Phương án 1 ñòi hỏi ém quân và chờ ñợi sẽ làm cho ngọn lửa căm thù ñang hừng
hực cháy trong quần chúng ñẩy người dân vào tình trạng tự phát đứng lên chống trả qn
xâm lược.
Phương án 2 chẳng khác nào “con thiêu thân” lao vào họng súng của quân thù, lực
lượng của ñồng bào Nam Bộ cũng sẽ tổn thất lớn, người dân sẽ mất lịng tin vào Xứ ủy
và chính quyền cách mạng vừa thành lập.
Sau hàng tiếng đồng hồ phân tích, thảo luận, lựa chọn, Hội nghị ñi ñến thống nhất
quyết ñịnh chọn phương án 3: Phát ñộng lập tức cuộc kháng chiến tồn dân ở Sài Gịn và
Nam Bộ, đồng thời gửi ñiện báo gấp ra Trung ương và Hồ Chủ tịch xin chỉ thị.
ðây là sự lựa chọn tối ưu, thể hiện rõ ý chí nguyện vọng của đơng đảo nhân dân,
ñồng thời thể hiện quyết tâm lớn và tinh thần trách nhiệm cao của lãnh ñạo Xứ ủy, Ủy
ban Hành chính Nam Bộ trước Trung ương ðảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch trong việc
phát ñộng cuộc kháng chiến sớm hơn dự kiến, thậm chí rất sớm và rất táo bạo.
Hội nghị cũng quyết định chính thức thành lập Ủy ban Kháng chiến hành chính
Nam Bộ do Trần Văn Giàu làm Chủ tịch. Liền đó, Chủ tịch Trần Văn Giàu đưa ra để
thơng qua bản Hiệu triệu được soạn sẵn ngay từ ñêm khi tiếng súng gây hấn của Pháp ở
Sài Gòn vừa nổ. Hiệu triệu kêu gọi tất cả ñồng bào già, trẻ, gái, trai, hãy cầm bất cứ thứ
vũ khí gì có trong tay, kể cả tầm vơng, giáo mác, gậy gộc... xơng lên đánh đuổi qn xâm
lược. Lời hiệu triệu kết thúc bằng mệnh lệnh ñanh thép: “ðộc lập hay là chết”! “Cuộc
kháng chiến bắt ñầu”!
Hội nghị Cây Mai tổ chức gấp gáp và nhằm tìm cách đối phó tức thời với hành
động gây hấn và ăn cướp của thực dân Pháp. Nhưng nó có tính chất một Hội nghị “Diên
hồng” của các bô lão thời Trần trước thế mạnh của giặc Mông Nguyên tràn sang cướp
nước ta hồi thế kỷ XIII. Hội nghị Cây Mai tức tốc quyết ñịnh phát ñộng kháng chiến sau
28 ngày ñộc lập, thể hiện lòng tin lớn và cả quyết vào ý chí vì độc lập tự do của tồn dân
ở Sài Gòn và Nam Bộ trước họa xâm lăng. Nó cũng thể hiện ý chí quyết tâm đánh giặc

Pháp xâm lược, sự sẵn sàng hy sinh của những người lãnh đạo Xứ ủy, Ủy ban Hành
chính Nam Bộ cũng như ñồng bào Nam Bộ, ñể bảo vệ nền ñộc lập và chính quyền cách
mạng mới giành được.
Với những quyết ñịnh của Xứ ủy, Ủy ban Hành chính Nam Bộ tại Hội nghị Cây
Mai ngày 23-9-1945, nhân dân Sài Gòn là người ñầu tiên thực hiện lời thề ñộc lập mà Hồ
Chủ tịch đọc trong lời Tun ngơn độc lập ngày 2-9-1945: “Tồn thể dân tộc Việt Nam
quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải ñể giữ vững quyền tự do,
ñộc lập”. ðồng thời cũng là căn cứ thực tiễn ñầu tiên ñể cả nước nêu cao ý chí quyết tâm:
“Thà hy sinh tất cả chứ nhất định khơng chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Archimedes L. A. Patti, Tại sao Việt Nam, Người dịch Lê Trọng Nghĩa, Nxb. ðà Nẵng,
1995.
2. Hồ Chí Minh, Tồn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2000.
3. Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1945-1954)
23


Những sự kiện, Nxb. Văn hóa - Thơng tin, H.1997.
4. Jean Sainteny, Câu cuyện về một nền hịa bình bị bỏ lỡ, Nxb. Công an nhân dân, H.2003.
5. Lịch sử Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia ðịnh kháng chiến (1945-1975), Nxb. Thành phố Hồ
Chí Minh, 1994.
6. ðảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện ðảng Toàn tập, Tập 8 (1945-1947), Nxb. Chính trị
quốc gia, H.2000.

24


×