Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết liên quan đến đề tài xê dịch của nhóm Tự lực văn đoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (775.68 KB, 8 trang )

HNUE JOURNAL OF SCIENCE
Social Sciences, 2018, Volume 63, Issue 10, pp. 37-44
This paper is available online at

DOI: 10.18173/2354-1067.2018-0067

KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN VÀ TIỂU THUYẾT
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NHĨM TỰ LỰC VĂN ĐỒN

Lê Việt Đồn
Trường Trung học phổ thơng Hồ Thị Kỷ, Cà Mau
Tóm tắt. Từ lâu, hướng nghiên cứu thi pháp học đã gặt hái được rất nhiều thành quả khoa học
to lớn trong nghiên cứu văn học ở nước ta. Trong đó, khía cạnh khơng gian nghệ thuật là một
trong những chìa khóa quan trọng góp phần gợi mở thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn
chương. Tiếp cận theo hướng không gian nghệ thuật, chúng tôi phát hiện được trong tiểu
thuyết và truyện ngắn liên quan đến mảng đề tài xê dịch của nhóm Tự lực văn đồn có các
kiểu không gian nghệ thuật tiêu biểu là: không gian sông biển; khơng gian văn hóa, tâm linh;
khơng gian mưa gió; không gian làng quê và dạng thức đặc trưng nhất là khơng gian tâm lí
của nhân vật
Từ khóa: Đề tài xê dịch, nhóm Tự lực văn đồn, khơng gian nghệ thuật, thi pháp học.

1.

Mở đầu

Truyện ngắn và tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đồn là một trong những thành cơng rực rỡ
của dịng văn học lãng mạn trong thời kì 1930 – 1945 ở nước ta. Hành trạng nghiên cứu về sự
nghiệp văn học của nhóm Tự lực văn đồn từ lâu đã được tìm hiểu, bóc tách và đạt được nhiều
thành tựu khoa học sâu sắc [1-4]. Gắn liền với lịch sử nghiên cứu ấy là cả một số phận lắm nỗi
thăng trầm trong sự nhìn nhận, đánh giá về mặt văn học của nhóm tác giả này.
Trong bài viết này, chúng tơi khơng có tham vọng trình bày một cách bao quát những thành tựu


văn học của nhóm Tự lực văn đồn mà chỉ tập trung sự chú ý vào vấn đề không gian nghệ thuật
trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đồn có liên quan đến cảm hứng xê dịch.

2.

Nội dung nghiên cứu

2.1. Khơng gian văn hóa, tâm linh
Trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đồn có liên quan đến đề tài xê dịch,
chúng ta nhận thấy một dạng thức khơng gian gắn liền với văn hóa, tâm linh của người Việt. Đó là
khơng gian Thiền. Điều đặc biệt là khơng gian này đều gắn liền với tình yêu nam nữ của các nhân
vật. Theo cảm nhận của chúng tơi, Thiền chính là khoảng khơng gian trong đó các nhân vật nữ cố
tìm quên một thời quá vãng để hướng đến sự thanh sạch trong tâm hồn (hướng đạo) và các nhân
vật nam thì cố dùng sức mạnh của tình yêu nhằm hướng đến hạnh phúc viên mãn của những con
người trần tục.
Như vậy, nhìn một cách khái quát, không gian Thiền trong sáng tác của Tự lực văn đoàn gắn
liền với sự giằng xé nội tâm cao độ của các nhân vật trong cuộc chiến cân não giữa một bên là
phần thanh cao (lí trí) và một bên là phần bản năng (tình cảm hồng trần). Do vậy, có thể nói, sự chọn
Ngày nhận bài: 19/6/2018. Ngày sửa bài: 19/7/2018. Ngày nhận đăng: 27/9/2018.
Tác giả liên hệ: Lê Việt Đoàn. Địa chỉ e-mail:

37


Lê Việt Đồn

lựa của các nhân vật là khơng hề dễ dàng và chính điều này tạo nên sự hấp dẫn vô cùng mới mẻ ở
chiều sâu thẩm mĩ của tác phẩm. Trong tiểu thuyết Hồn bướm mơ tiên, tác giả Khái Hưng đã xây
dựng nên một chuyện tình yêu lí tưởng dưới bóng từ bi. Và do vậy, khơng gian văn hóa chốn cửa
Thiền trở thành một khía cạnh khơng thể thiếu để hai nhân vật chính là Lan và Ngọc có thể tìm

thấy sự hịa hợp, đồng điệu giữa hai tâm hồn đang yêu, giữ được sự tốt đẹp của tình u cũng như
vẻ đẹp của tơn giáo mà mình đã trót tơn thờ, phụng sự. Ngay phần đầu tiểu thuyết, trong đoạn đối
thoại giữa Ngọc và Lan, tác giả đã để cho Lan kể lại Phật tích của ngôi chùa Long Giáng mà Ngọc
sắp đến. Câu chuyện đó mang màu sắc Phật thoại mà chúng ta vẫn thường thấy trong kho tàng
truyện kể dân gian (chẳng hạn như Từ Đạo Hạnh, Liễu Hạnh cơng chúa…): “Ngọc Hồng
Thượng đế muốn giúp nhà vua tỉnh ngộ, liền cho một nàng tiên nga giáng thế đầu thai, tức là Văn
Khôi công chúa. Công chúa nhan sắc diễm lệ một thời, nhưng khi lớn lên, chỉ ngày đêm học đạo
tu hành. Sau vì nhà vua cố ý kén phị mã, cơng chúa liền đương đêm lẻn bước trốn đi, nhờ có các
thần tiên đưa đường tới nơi này xin thụ pháp đức Cao Huyền hịa thượng. Về sau có thám tử báo
tin, đức vua mấy phen cho quan quân đến chùa đón cơng chúa về triều. Cơng chúa nhất định
khơng nghe. Nhà vua nổi giận, truyền quan quân phóng hỏa đốt chùa. Ngọn lửa vừa nhóm, bỗng
một con rồng vàng hiện lên phun nước tắt ngay. Vì thế chùa này mới lấy tên Long Giáng từ thuở
ấy. Nhà vua nghe tin cả sợ. Từ đó Ngài dốc lịng tin theo phép mầu nhiệm của đức Thích Ca Mâu Ni
và lập tức cho sửa sang chùa để công chúa ở lại tu hành…” (Hồn bướm mơ tiên).
Có thể nói, chính khơng gian Thiền là điểm tựa khơng thể thiếu để tình u giữa hai nhân vật
nảy nở và trưởng thành theo tiến trình của truyện. Rất nhiều lần trong tác phẩm này, tác giả Khái
Hưng miêu tả những chi tiết có liên quan đến văn hóa Phật giáo mà nhân vật Ngọc – một người
ngoại đạo được trải nghiệm như: tiếng kinh kệ, tiếng chuông chùa, lễ cầu đàn… Tất cả những tình
tiết ấy đóng vai trị như một mơi sinh lí tưởng, giúp cho tình yêu của Lan và Ngọc được đảm bảo
trong màu sắc bất hoại của lí tưởng, miễn dịch với những tư tưởng tầm thường, dung tục mà kẻ
phàm tục có thể vướng phải trong tâm niệm. Chẳng hạn, một đoạn miêu tả tiếng chuông chùa
cùng tâm trạng của nhân vật Ngọc: “Trong làng khơng khí n tĩnh, tiếng chuông thong thả ngân
nga như đem mùi thiền làm tăng vẻ đẹp cảnh thiên nhiên. Lá cây rung động, ngọi khói thướt tha,
bơng lúa sột soạt, như cảm tiếng gọi của Mâu Ni muốn theo về nơi hư không tịch mịch” (Hồn
bướm mơ tiên). Đoạn kết của thiên tiểu thuyết này cũng được bao trùm bởi một khơng khí Thiền
cô đọng và lãng mạn như trong một câu chuyện thần tiên, trong đó, con người đã thốt ra được
bản ngã ích kỉ để hướng đến những giá trị vĩnh cửu của cả đạo và đời: “Ngọc từ giã Lan, dắt xe
đạp xuống đồi. Bây giờ sắc trời dìu dịu, vạn vật như theo tiếng chuông chiều thong thả rời vào
quãng êm đềm, tịch mịch. Lan đứng chắp tay tụng niệm, mắt lờ đờ nhìn xuống con đường đất
quanh co, lượn khúc dưới chân đồi. Gió chiều hiu hiu... Lá rụng!” (Hồn bướm mơ tiên).

Chúng ta cũng có thể bắt gặp không gian Thiền trong truyện ngắn Thế rồi một buổi chiều của
Nhất Linh. Trong những ngày tá túc tại gác khánh cũ, nhân vật Dũng đã cảm nhận vẻ đẹp yên tĩnh,
thinh lặng của nhà chùa – nơi tu hành thốt tục của hai sư nữ, chỉ có anh là khách giang hồ, tạm
dừng chân để qua cơn nguy khốn vì bị vây bắt: “Sáng hơm sau, khi Dũng thức dậy, ánh nắng đã
xiên qua cửa sổ, chiếu vào sân, ngồi gác khánh, tiếng chim buổi sáng ca hót hịa với tiếng lá
thơng rì rào. Dũng ngồi vào chỗ có ánh nắng để sưởi, vì trong người thấy lạnh buốt. Qua cửa sổ,
chàng trông thấy một cái vườn rậm rạp trồng toàn ổi và chuối”.
Ở đoạn kết của truyện ngắn, Nhất Linh đã tạo ra sự ngạc nhiên khôn cùng cho bạn đọc. Ông
đã để hai nhân vật vượt rào, thực hiện ý định táo bạo của mình là rời bỏ nhà chùa để tìm thấy sự
hạnh phúc trong tình u hồn tồn vị kỉ, bỏ lại một sư nữ già với cuộc đời tu hành cô độc: “Thế
rồi một buổi chiều... Một buổi chiều yên tĩnh. Sư cô một mình thơ thẩn đợi giờ thỉnh chng. Gió
bắc nhẹ nhàng thổi như đem theo với cái lạnh lẽo của buổi chiều đông những nỗi buồn xa xôi,
không duyên cớ. Tiếng rì rào của mấy cây thơng già lọt vào chùa nghe phiêu diêu như tiếng than
vãn của không trung. Sư cơ thấy tâm hồn mình lạnh lẽo với gió hiu hiu, rung động với lá thông
38


Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết liên quan đến đề tài xê dịch của nhóm Tự lực văn đồn

reo rì rào. Hương thơm từ trên Phật tịa theo gió đưa xuống phảng phất, bao bọc lấy người sư cô,
chiều hôm ấy, đem lại cho sư cô những cảm giác mới lạ, gợi trí sư cơ nghĩ tới những nỗi ái ân, yêu
thương của quãng đời mà sư cơ tưởng đã xóa mờ trong trí nhớ”. Khác với nhân vật Lan trong Hồn
bướm mơ tiên, nhân vật nữ tu hành trong truyện ngắn này đã đi theo tiếng gọi của tình u nam nữ.
Cơ đã có đủ sự dũng cảm để có thể vượt qua được sức mạnh của lí trí – tức là lí tưởng tu hành mà
một phần đời của nàng đã tôn thờ, để được sống hồn tồn cho tình cảm, điều mà nàng đã đánh
mất trong cái quá khứ buồn tẻ và bi kịch đã qua.
Không chỉ không gian Phật giáo, tiểu thuyết Tự lực văn đồn cịn xây dựng cả dạng thức
khơng gian gắn liền với mạch nguồn văn hóa, tín ngưỡng dân gian của dân tộc. Đó là tín ngưỡng
thờ thần đá (Sơn Tinh hay Tản Viên Sơn Thánh) trong tiểu thuyết Con đường sáng của Hoàng
Đạo. Trong tâm thức Việt, Sơn Tinh là vị phúc thần, đem lại sự an lành cho nhân dân trong việc

chống lũ lụt, nói khác đi là chống lại sức mạnh của thiên tai. Trong phần đầu của cuốn tiểu thuyết,
tác giả Hoàng Đạo đã phóng chiếu tâm thức thần thoại đó qua cái nhìn của nhân vật Duy trong
một đêm trăng sáng, lúc nhân vật đi nghỉ trên vùng Tam Đảo: “Ánh đèn trong các thuyền và các
nhà bè phía bên kia sơng lấm tấm vàng thành một vệt dài. Một làn trắng, không rõ là khói hay cát,
bốc lên ở ngồi bãi xa rồi lẫn vào trong ánh trăng. Núi Tản Viên vẫn rõ hình; sau làn sương, quả
núi mờ như xa hẳn và vì thế trơng tưởng núi cao lớn hơn mọi ngày. Quả núi ấy, ngay từ thuở bé,
luôn luôn Duy trơng thấy trước mắt, và chàng vẫn coi nó như một sự gì rất hùng tráng, nhìn vạn
năm nay yên lặng đứng bao quát cả một vùng, một sự rất lớn lao nhưng xa xôi không bao giờ
chàng tới được” (Con đường sáng).

2.2. Khơng gian mưa gió
Trong văn xi Tự lực văn đồn, hình tượng khơng gian mưa gió cũng là điểm nhấn quan
trọng về mặt không gian nghệ thuật. Ta có thể bắt gặp hình tượng này trong các tác phẩm tiêu biểu
như: Bướm trắng, Đời mưa gió, Đơi bạn, Đoạn tuyệt, Con đường sáng, Thế rồi một buổi chiều,…
Trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, tác giả cũng thường xuyên sử dụng dạng thức
không gian mưa để làm nổi bật tâm trạng của nhân vật Trương. Không gian mưa gắn liền với nỗi
thất vọng của Trương lúc anh tìm đến nhà thổ để giải sầu: “Mưa có một phần nặng hạt hơn trước.
Trương ngửng lên gác trọ của Linh. Cửa sổ nhỏ, lộ ra một khoảng tường xanh nhạt có treo bức
tranh lụa và mẩu màn trắng đã cũ. Trương đốn Linh cịn thức và đương ngồi làm việc. Chiếc cửa
sổ có ánh vàng, như mở ra cho Trương thấy qua màn bụi mưa đêm, tất cả các êm đềm nhạt nhẽo
của cuộc đời” (Bướm trắng). Nửa đêm thức giấc, Trương bỗng bàng hoàng nghĩ đến Thu và nhìn
bên ngồi mưa rơi: “Trương ngồi dậy, lưng dựa vào thành giường và lắng tai nghe. Ở ngoài mưa
vẫn rả rích (…). Chàng lẩm bẩm: Hai mươi giấc tốt hăm mốt nữa đêm. Hơm nay hăm ba chắc là
có trăng. Chàng buồn nghĩ đến những cảnh mưa trong trăng, đến những quãng không rộng rãi mờ
mờ và một cái bến đò ở rất xa với con thuyền ngủ im dưới mưa…” (Bướm trắng).
Nhân vật Trương thường thỏa mãn thú vui hoan lạc trong những đêm mưa gió. Nói khác đi,
mưa gió chính là dạng thức khơng gian bao quanh nhân vật trong sự tội lỗi của nó: “Có lắm đêm,
trời đương mưa gió, chàng trở dậy đi bộ ra Khâm Thiên tìm các bạn chơi: chàng muốn đi bộ hơn
là đi xe mặc dầu trời lấm tấm mưa vì chàng thấy có một cái thú đầu đọa tấm thân mình. Khơng
phải Trương thích gì một tối vui đùa, nhưng nếu cứ ở nhà để chống lại cái ý muốn đi thì chàng

thấy mình khổ ghê gớm…” (Bướm trắng).
Trong tiểu thuyết Đời mưa gió (Khái Hưng và Nhất Linh), khơng gian mưa gió cũng là một
dạng thức biểu trưng cho cuộc đời chìm nổi, phiêu bạt, phóng đãng của nhân vật Tuyết – một
người con gái giang hồ, xem xê dịch, thú vui trần thế là nguồn sống không thể thiếu của bản thân.
Và cũng có sự đồng điệu với nhân vật Trương trong Bướm trắng, khung cảnh mưa gió trong Đời
mưa gió gắn liền với tội lỗi và sự ăn năn của Tuyết. Những thời khắc Tuyết trở về gặp Chương
đều gắn với gió mưa, để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Nhân vật Chương đón
giao thừa trong một đêm đầy mưa gió, đó cũng là đêm mà Tuyết quay trở về sau hai năm phiêu
39


Lê Việt Đoàn

bạt cùng với những đam mê nhục dục của nàng: “Cây đèn điện bên giậu sắt chiếu một luồng sáng
nhảy múa trong cái màn mưa phùn tha thướt bay lướt theo chiều gió. Sát cửa sổ, cây động đình lắc
lư cái thân mềm yếu, chịm lá cứng rầu rĩ than thở khơng thơi và tí tách nhỏ giọt mưa xuống lối đi
lát sỏi” (Đời mưa gió ). Cũng trong lần tái ngộ cuối cùng của hai tâm hồn lạc lõng ấy, hình ảnh
thảm hại của Tuyết chí khiến Chương cảm thấy thương hại nhiều hơn là tha thứ. Cảnh tượng một
người phụ nữ, trong đêm mưa gió phải dấn thân bước đi từng bước nặng nề vì bệnh tật, đói rách,
nghèo khổ, khiến cho chàng cảm thương nhưng cũng chính sự già nua quá độ của những tháng
ngày phóng túng hình hài lại làm cho chàng khơng thể không cảm thấy ghê tởm, khinh khi con
người mà chàng đã từng yêu, từng dành những tình cảm cao khiết nhất: “Thấy Tuyết gầy gò trong
bộ quần áo rộng thênh thang và rét run đứng không được vững. Chương thương hại bảo vú già dắt
nàng lại ngồi bên lò sưởi. Chương vụt nghĩ đến tình cảnh kẻ khốn nạn, khơng cửa, khơng nhà, lặn
lội trên con đường đầy mưa gió, giữa lúc mọi người vui vẻ đón chào xuân” (Đời mưa gió).
Trong truyện ngắn Thế rồi một buổi chiều (Nhất Linh), nhân vật Dũng giã từ hai sư cô để ra
đi cũng vào một đêm mưa gió: “Trời đã sẩm tối. Gió lạnh nổi lên vù vù lọt qua khe giại. Lâm tấm
có vài hạt mưa. Dũng biết đã đến lúc từ biệt hai nhà sư: tuy ra ngoài chưa chắc thốt khỏi những
nơi canh phịng, nhưng Dũng biết rằng không thể nào đêm hôm lại ở trong chùa, chỉ có một mình
mình với hai sư nữ”. Nhưng chính nhờ vào lòng thương người của sư nữ trẻ tuổi mà Dũng đã ở lại

nơi khánh chuông bỏ hoang. Cuộc hạnh ngộ, tâm tình của hai nhân vật, một người là khách chinh
phu, ra đi để xây đắp lí tưởng sơng hồ và một người vì lỡ mối duyên ngày xanh mà phải đi tu, diễn
ra trong khơng gian mưa gió đầy lãng mạn, thi vị. Không đêm mưa cũng là khung cảnh mà Dũng
và sư nữ trò chuyện hàn huyên với nhau trong gác khánh, giúp hai người hiểu nhau hơn và đi đến
tình yêu chân thành, mãnh liệt: “Trời đã bắt đầu đổ mưa to, gió nổi lên thổi mạnh ào ào, ngọn đèn
lập lịe muốn tắt. Sư cơ không để ý đến ngoại vật, lẳng lặng ngồi nghe; lời Dũng nói như đưa tâm
hồn nàng đến một mảnh đời khác hẳn cảnh đời lạnh lẽo ở nơi am vắng này, một cảnh đời tươi tốt
mà tiếng đàn, tiếng sáo thay vào tiếng chuông tiếng mõ mà hương thơm nồng nàn của trăm thức
hoa thay vào hương trầm, hương nhang thanh đạm…” (Thế rồi một buổi chiều).

2.3. Không gian làng quê
Nếu dạng thức không gian biển (mà chúng tôi chưa có điều kiện trình bày trong bài báo này)
gắn liền với những cuộc ăn chơi, truy hoan, hưởng lạc của các nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn thì khơng gian làng q chính là khung cảnh mang tính chất gột rửa, sám hối cho những
tội lỗi, mặc cảm về quá khứ mà các nhân vật đã gây ra cho bản thân cũng như những người thân
của họ.
Trong tiểu thuyết Bướm trắng của Nhất Linh, cảnh đêm tối ở làng q làm tốt lên được vẻ
đẹp hiền hịa, trong sáng nơi thôn dã. Tác giả Nhất Linh chỉ chọn lựa, miêu tả vài đối tượng nhưng
cũng đã làm nổi bật lên được hồn quê ẩn sâu trong từng hình ảnh của q hương Việt Nam: “Bóng
một cành tre in ngược, ngọn trúng vào giữa một đám sao trông như một cây bông vừa tỏa hoa lấp
lánh” (Bướm trắng). Cảnh dạo chơi trên đồi giữa Trương và Thu được Nhất Linh miêu tả bằng vài
nét chấm phá đơn giản: “Bóng một đám mây chạy qua người khiến Trương đưa mắt nhìn lên.
Từng đám mây trắng và cao yên lặng bay trong ánh sáng rực rỡ. Ở dưới cánh đồng có tiếng đứa
bé con gọi trâu” (Bướm trắng).
Cảnh gắn với tình, tình ở đây là tâm trạng chán chường của Trương khi biết mình mắc bệnh
lao. Do vậy, lúc về quê của Thu để mừng tuổi ông nội người yêu, lúc nào chàng cũng quy chiếu
mọi vật, mọi điều vào tâm lí đó: “Trời ấm và trong. Trên một cây bàng nhỏ, những lộc mới đâm,
màu xanh non hơi phớt hồng, trông như một đàn bướm ở đâu bay về đậu yên. Chàng nghĩ cây
bàng năm nào cũng nhớ đâm lộc, đã bao lần rồi, vẫn chỉ như thế mà không chán. Chàng thấy cây
cỏ cũng như người, khao khát được sống, tuy đời bao giờ cũng giống như bao giờ” (Bướm trắng).

Không gian sông nước chốn làng quê là nơi trở về cũng là nơi để có thể gột rửa tội lỗi chất
chồng của nhân vật Trương sau những tháng ngày chồn chân mỏi gối chốn Hà thành: “Chàng cầm
40


Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết liên quan đến đề tài xê dịch của nhóm Tự lực văn đoàn

bát nước uống thong thả, đương uống chàng ngừng lại để ý tới cái vẻ êm lặng của mặt nước sông.
Thu và cuộc đời rối rắm của chàng trước kia chàng thấy xa xơi khơng có gì liên lạc với chàng nữa.
Chàng thấy lòng chàng cũng yên lặng như mặt sông và bao nhiêu những tội lỗi xấu xa của đời cũ
như đã gột sạch hết” (Bướm trắng).
Không gian làng quê lúc Trương quay về gặp Nhan để bắt đầu cuộc sống mới mang vẻ đẹp
tiêu biểu cho làng quê Việt Nam. Hình ảnh của luống rau, giàn mướp và cả việc tưới rau trong
thẹn thùng của Nhan gợi mở biết bao cảm xúc trong lòng Trương. Trương nhận thấy đây chính là
hạnh phúc mà bấy lâu nay chàng tìm kiếm. Nó q giản dị, mộc mạc như chính người dân q mà
chàng thì đã lạc lối vì mãi theo đuổi những điều phù phiếm, xa xôi – những con bướm trắng
thống hiện, thống ẩn mà khơng bao giờ chàng có thể nắm bắt, sở hữu được: “Trương nhìn thẳng
vào hai mắt Nhan; chàng lắng tai nghe tiêng nhái kêu ran ở ngoài lũy tre và nhớ đêm hơm về ấp
với Thu nửa đêm sực thức dậy nhìn bàn tay Thu qua khe vách. Một nỗi nhớ tiếc xa xôi cùng đến
với tiếng nhái kêu trong buổi chiều” (Bướm trắng).
Trong tiểu thuyết Đời mưa gió, khung cảnh làng quê cũng là nơi cứu rỗi tâm hồn Tuyết, khơi
dậy trong nàng những cảm xúc tưởng như đã vùi chôn cùng năm tháng: “Nay ở giữa một nơi thôn
quê lặng lẽ, xa hẳn chốn thành thị huyên náo, Tuyết bỗng thấy như vẽ ra trước mắt một cảnh
tượng quen quen. Nàng tưởng đã sống ở nơi đó một thời gian quá khứ mà chỉ nhớ mang máng như
trong giấc mộng mơ hồ. Cái ao nước tù trong xanh, cây sung rễ mọc nổi trên mặt đất tựa như con
rắn trăn, đã mốc thích, khóm chuối lá to bảng màu xanh vàng như một đám tàn quạt phe phẩy theo
ngọn gió và che mát rợp hẳn một góc vườn bên những luống khoai lang, khoai sọ; cảnh đó gợi
trong kí ức Tuyết, nhiều câu chuyện ngây thơ thuở xưa ...” (Bướm trắng).
Cuộc đời phóng đãng của Tuyết tưởng chừng như khơng thể biết cảm động là gì thì nay trở
nên là một tâm hồn nhạy cảm. Người phụ nữ chỉ biết lấy ái tình xác thịt và những thú ăn chơi

hoang đàng làm tôn chỉ sống bỗng nhiên nhận ra là mình vẫn cịn có thể rung động trước vẻ đẹp
giản dị chốn làng quê. Kí ức tuổi thơ êm đềm hiện về, đánh thức những mặc cảm xa xôi. Khung
cảnh làng quê ở ấp Khương Thượng – nơi mà Chương đưa Tuyết về để nghỉ ngơi, lãng quên đi
những nỗi buồn đã qua trở thành nơi cứu chuộc tâm hồn lạc lối của nàng, dẫu chỉ là trong một thời
khắc ngắn ngủi của cuộc đời đầy mưa gió của Tuyết: “Rồi Tuyết nói hun thun, cười ln ln,
hỏi tên từng cây, từng con chim, từng con trùng. Có khi nàng rẽ xuống ruộng, xòe bàn tay se sẽ
xoa lên những cây lúa mới cấy, màu xanh vàng trông mơn mởn non tươi…” (Bướm trắng).
Chương cùng Tuyết tìm vào thú vui câu cá bên bờ ao. Có lẽ, trong suy nghĩ của mình, Tuyết cũng
khơng thể hình dung là mình có thể trải qua những phút giây đằm ấm như vậy bên người yêu.
Tuyết nhớ lại tuổi thơ, nàng cũng chơi đùa với đám anh em, cũng thả diều, câu cá…
Trong tiểu thuyết Con đường sáng (Hoàng Đạo), tác giả cũng có những trang miêu tả khung
cảnh làng quê vào mùa gặt lúa rất nên thơ, rất Việt Nam mà chúng ta cũng có thể bắt gặp bất cứ
nơi đâu ở đất nước mình. Cảnh đồng lúa chín được Hồng Đạo miêu tả thật tài tình lúc Duy đánh
xe từ Tam Đảo về Hà Nội. Đó là cảnh tượng mà lâu nay, với cuộc sống giàu sang, vương giả của
mình, Duy chưa hề quan tâm. Nay trong sự ngẫu nhiên hiếm thấy (xe bị hỏng), chàng có dịp
chiêm ngưỡng, đắm mình trong cảnh vật hiền hòa, tươi sáng như một bức họa của thiên nhiên:
“Trước mặt Duy, giữa đám ruộng lúa xanh còn ngậm mầu, những thửa ruộng lúa yêu, lúa di chín
sớm, màu vàng tươi, sáng hẳn lên, trơng như những mảnh ánh nắng. Hai bên đường những ngọn
lúa nặng hạt nằm ngả rạp vào bờ cỏ may hồng. Tiếng bánh xe chạm vào lúa nghe rào rào và châu
chấu bay lên đậu cả vào trong xe, trên mũ, trên áo Duy. Những con châu chấu đều một loạt màu
vàng như màu lúa và trơng tưởng chừng như chúng nó cũng vừa mới chín theo lúa...” (Con đường
sáng). Cảnh đồng lúa ở thôn quê vào một đêm trăng như một bài thơ trữ tình về quê hương, đất
nước: “Cả một cánh đồng im lặng dưới bóng trăng; những bơng lúa nặng sương ở gần lóng lánh
một thứ ánh sáng lạnh; ngoài xa, sương mù màu trắng đục êm tỏa mãi đến tận chân trời; từng chỗ,
trên biển sương, nổi lềnh bềnh màu lam nhạt của những dải rừng xa” (Con đường sáng).
41


Lê Việt Đồn


2.4. Khơng gian tâm lí
Để đánh dấu sự thành cơng của mình, mỗi một nghệ sĩ cần phải đưa ra những đổi mới, sáng
tạo trong từng thể loại mà mình theo đuổi. Trong những tác phẩm văn chương có liên quan đến
mảng đề tài xê dịch, nhóm Tự lực văn đồn cũng có những đóng góp rất lớn vào q trình hiện đại
hóa văn học Việt Nam qua sự cách tân trong các khía cạnh miêu tả tâm lí nhân vật, kết cấu, đề tài…
Trong hầu hết những truyện ngắn và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, chúng ta có thể thấy rằng
yếu tố tâm lí ln được các nhà văn trong nhóm đặc biệt quan tâm, mổ xẻ, đi sâu vào những chiều
kích tế vi nhất của nó. Qua khảo sát các tác phẩm có liên quan đến đề tài xê dịch trong sáng tác Tự
lực văn đồn, chúng tơi tạm khái qt mơ thức miêu tả tâm lí của văn xi Tự lực văn đồn như
sau: Dùng thiên nhiên (cảnh vật sự vật) để làm nền rồi qua đó tái hiện thời điểm quá khứ (có dấu
hiệu tương tự) để nhân vật trơi vào dịng ý thức q vãng, qua đó xác tín, đi sâu vào phản ứng
của nhân vật trong lát cắt của thực tại. Thời điểm quá khứ ấy thường là những kí ức tuổi thơ –
những lát cắt rời rạc, những mảnh vỡ còn tồn tại trong tiềm thức, để rồi khi đứng trước một kích
thích, nó bật dậy, trở thành những phản ứng mang tính chất giải tỏa ẩn ức tuổi thơ – một khía cạnh
mà theo phân tâm học của S. Freud có ảnh hưởng to lớn đến con người, đặc biệt là quá trình sáng
tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ. Đây gần như là một công thức ổn định mà các thành viên Tự lực
văn đoàn rất hay vận dụng trong xuyên suốt các tác phẩm của mình, đặc biệt là mảng tiểu thuyết
của họ. Sau đây, chúng ta thử đi vào phân tích một số trường hợp tiêu biểu từ văn bản.
Trong tiểu thuyết Con đường sáng, tác giả Hồng Đạo đã miêu tả tâm lí của nhân vật Duy
theo phương thức như thế. Nhân vật Duy khi đi chơi trên Tam Đảo, nhìn cảnh vật mà nghĩ về
những tháng ngày thơ bé của mình: “Trên lưng chừng sườn núi, ánh đèn điện ở Tam Đảo trông
như một sợi dây kết bằng sao lấp lánh. Chàng lại tưởng như một đám rước đèn Trung Thu, nhất là
đêm hôm ấy trời sáng trăng. Duy chợt nghĩ đến những ngày cịn thơ đi rước đèn trên những con
đường trắng xóa dưới ánh trăng rằm. Sao những ngày ấy chàng dễ vui thế; một cái đèn xếp màu
hoa lí cũng đủ khiến chàng sung sướng được đến mấy ngày…” (Con đường sáng). Sợi dây kết nối
tâm trạng Duy trong thời khắc hiện tại với quá khứ là “ánh đèn điện” như “kết bằng sao lấp
lánh”. Chính những ngơi sao lấp lánh ấy có sự tương đồng với “con đường trắng xóa dưới ánh
trăng rằm” của tuổi thơ xa xôi, thời gian có người mẹ và đứa em. Tâm trạng chán chường, muốn
quyên sinh của Duy cũng được miêu tả theo cách thức ấy: Từ một thời khắc hiện tại (tiếng mối
kêu) nhắc nhớ về một thời quá vãng, từ đó quay trở về giây phút hiện tại: “Tiếng một con mối kêu

ở sau lưng chàng. Duy nhớ lại nhiều lúc ở nhà quê, nghe tiếng mối kêu về mùa đông đương khi
sung sướng nhằm trong chăn, thiu thiu sắp ngủ. Rồi giấc ngủ đến êm đêm, như có một nàng tiên
yêu kiều khẽ phủ lên chàng một tấm thảm nhung đen thắm để chàng ấm áp thêm. Duy ngẫm nghĩ:
Quyên sống... sao không quên hẳn đi” (Con đường sáng).
Hồi ức tuổi thơ của Duy cũng sống lại trong giây phút nghe được tiếng những người gọi nhau
trên sông, lúc đang nằm trên giường (sau đêm ân ái với cô đào quê): “Duy thốt nhiên thấy lịng
mình lắng xuống; chàng vừa sực nhớ đến những ngày đã lâu lắm, từ khi còn trẻ dại ở nơi quê nhà,
những ngày xa như thuộc về kiếp trước của chàng. Cả tuổi thơ đã êm đêm trôi qua bên con sông
Luống nhỏ bé và thân yêu. Có một lần cậu bé Duy ra vườn chanh đứng khóc, nhìn qua lũy tre, mải
ngắm làn hơi trắng lan trên mặt nước rồi ngi dần và qn khóc…” (Con đường sáng). Trong
tiểu thuyết này, còn rất nhiều đoạn trong đó, tác giả Hồng Đạo cách thức miêu tả tâm lí nhân vật
chính như trên. Chẳng hạn, khi Duy chứng kiến cảnh dân quê đập lúa, kí ức tuổi thơ lại ùa về với
anh: “Mùi thơm của lúa mới lẫn với mùi rạ ướt, mùi bụi rác bốc lên, Duy tưởng chừng là mùi của
hết cả thôn quê và bỗng nhớ đến những ngày mùa hồi còn bé, như đượm cả cái mùi thơm riêng ấy.
Chàng nhớ lại những đêm trăng như đêm nay, trời sáng và trong cực độ, cậu bé Duy ngồi bên
cạnh cô bé Thơ ăn ngô rang, xem đập lúa…” (Con đường sáng).
Trong tiểu thuyết Đơi bạn, Nhất Linh có sự cải biến một chút, khi từ phút giây hiện tại, tác
giả cho nhân vật Dũng ước lượng trước tương lai giữa mình và Loan. Đây là dạng thức miêu tả
42


Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết liên quan đến đề tài xê dịch của nhóm Tự lực văn đồn

tâm lí bằng cảm giác, thay vì bằng ẩn ức tuổi thơ: “Mùi hoa khế đưa thoảng qua, thơm nhẹ quá
nên Dũng tưởng như không phải là hương thơm của một thứ hoa nữa. Đó là một thứ hương lạ để
đánh dấu một quãng thời khắc qua trong đời: Dũng thấy trước rằng độ mười năm sau, thứ hương
đó sẽ gợi chàng nhớ đến bây giờ, nhớ đến phút chàng đương đứng với Loan ở đây…” (Đôi bạn).
Nhưng có thể nói, phải đến Bướm trắng thì ngịi bút tài hoa của Nhất Linh mới có thể thi triển tài
năng phân tích tâm lí nhân vật lên đến mức đỉnh cao, thượng thừa, chẳng khác gì một nhà tâm lí
học thực thụ. Nhận xét về thành cơng của nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết này,

nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung nhấn mạnh: “Đến Bướm trắng (1939) sau đó, Nhất Linh
tiếp tục khuynh hướng hướng nội của Đơi bạn mà ngịi bút phân tích tâm lí sắc sảo của ơng có
một chiều sâu mới. Nhà văn không chỉ miêu tả những cảm giác nhẹ nhõm thơ mộng mà đi vào
những góc khuất, những ẩn ức, những giằng xé trong tâm hồn vừa bệnh hoạn vừa như hướng
thiện” [3; tr.535].
Bướm trắng là quyển tiểu thuyết phiêu lưu hiện đại, cả trong không gian và trong ý thức nhân
vật. Nhân vật chính của nó – Trương, là một nhân vật sa đọa, gần như là tín đồ của chủ nghĩa vô
luân. GS. Đỗ Đức Hiểu trong bài viết Tiểu thuyết Nhất Linh đã có những đánh giá đáng chú ý về
thành công của tác phẩm như sau: “… Bướm trắng với cốt truyện đơn giản, là thế giới bên trong
của con người vô cùng biến động, cái ý thức và tiềm thức, cái vơ lí và cái phi lí, giấc mơ, mê sảng,
linh cảm… Tình u, cái chết, màu trắng, tự tử, máu, vào tù, sám hối, trụy lạc, tình thương, đám
ma, giết người, đời sống nơi thơn dã… đó là những phiêu lưu trong tâm hồn Trương được tác giả
Nhất Linh miêu tả một cách tinh vi” [3, tr.554]. Trên khía cạnh loại hình nhân vật, Nhất Linh đã
xây dựng thành công kiểu nhân vật đa tính cách (thiện và ác đan xen vào nhau, biến động, chuyển
hóa, thâm nhập vào nhau một cách dữ dội) khác hẳn với kiểu nhân vật đơn tính cách như trong
tiểu thuyết truyền thống ở Việt Nam. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, đó là sự học hỏi của tác giả
với tiểu thuyết phương Tây, cụ thể là các tên tuổi như: Stendhal, Dostojevski, Flaubert. Thật vậy,
hình tượng nhân vật Trương có gì đó rất tương đồng với nhân vật chính của Tội ác và trừng phạt
của Dostojevski, vừa mang trong mình hình hài của thiên thần, vừa là nơ lệ trung thành cho những
dục vọng, hành động thấp hèn, xấu xa của ác quỷ.
Để xây dựng thành công nhân vật Trương, Nhất Linh đã vận dụng gần như tất cả những gì có
thể của khóa hóa học tâm hồn để bóc tách những chiều kích sâu sắc nhất trong tâm lí nhân vật. Đó
là linh cảm, bản năng, ý thức, tiềm thức, vô thức, quá khứ, hiện tại, tương lai… Trong suốt tác
phẩm, sự ám ảnh cái chết của nhân vật Trương trở đi, trở lại như một điệp khúc đầy khắc khoải,
mê sảng, thậm chí như là một chứng bệnh thần kinh. Nhất Linh đã dùng cách thức mờ hóa dịng
chảy của ý thức nhân vật Trương bằng hàng loạt những từ, cụm từ mang tính chất ước đoán nhiều
hơn là khẳng định về mặt cảm giác: chàng nhận thấy, chàng nhớ lại, chàng nghĩ thêm, tự nhủ,
chàng bất giác nghĩ rằng, theo đuổi suy nghĩ,… Nhưng xét trên bình diện đại thể, cơng thức để
Nhất Linh triển khai thành công sự vận động của cốt truyện là cách thức pha trộn tinh tế hai yếu tố:
vơ lí và hành động. Đây cũng chính là điều mà GS. Đỗ Đức Hiểu và Đặng Tiến từng nhận xét và

phân tích một cách sâu sắc.
Tổng kết lại sự thành cơng trong cách xây dựng hình tượng nhân vật Trương, GS. Đỗ Đức
Hiểu khái quát: “Đúng là một hành trình hết sức phức tạp, với những vận động từ tinh vi, vừa dữ
dội trong tâm hồn con người, chưa từng có trong tiểu thuyết Việt Nam trước đó. Ở phương Tây
thế kỉ XX, có những nhà văn mơ ước một quyển tiểu thuyết “khơng có những ràng buộc với bên
ngồi” và nghĩ đến “từ chương học của cái yên lặng” (yên lặng bên ngồi cịn bên trong tâm hồn,
những vận động tinh tế, khó nắm bắt và những điên khùng, những vụ nổ dữ dội). Nhân vật tự hình
thành qua những biến động ấy. Người đọc khám phá nhân vật qua từng trang của truyện và cùng
tham gia xây dựng nhân vật” [3, tr.562].

43


Lê Việt Đồn

3.

Kết luận

Qua tìm hiểu vấn đề khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhóm Tự lực
văn đồn có liên quan đến đề tài xê dịch, chúng tôi bước đầu khái quát nên các dạng thức khơng
gian tiêu biểu là: khơng gian văn hóa, tâm linh; khơng gian mưa gió; khơng gian làng q và
khơng gian tâm lí. Trong các dạng thức trên, kiểu khơng gian tâm lí là dạng thức khơng gian nghệ
thuật đặc trưng hơn cả. Đó là cách thức phân tích những chiều kích sâu thẳm, đối lập, thiên về
cảm giác của nhân vật trên nền tảng hiện thực là cảnh vật, thiên nhiên – tức môi trường bao quanh
nhân vật. Điều các nhà văn quan tâm hơn cả không phải là tái hiện lại hiện thực khách quan mà
chính là sự biểu hiện của thực tại tinh thần – một thế giới đầy ám ảnh, bí hiểm. Trong đó, những
ẩn ức tuổi thơ luôn là cánh cửa quan trọng nhất để các nhà văn giải mã tâm lí nhân vật một cách
đầy biện chứng và logic theo quy luật khách quan của tâm lí. Đây cũng chính là khía cạnh thành
cơng nhất, có nhiều đóng góp nhất của nhóm Tự lực văn đồn vào q trình hiện đại hóa nền văn

học dân tộc như nhiều nhà nghiên cứu đi trước đã khẳng định.
Tìm hiểu khơng gian nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của nhóm Tự lực văn đồn
sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc đối sánh với không gian nghệ thuật của các tác giả khác có liên
quan đến mảng đề tài xê dịch trong văn học hiện đại Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX, để tìm ra
những nét đặc trưng nhất trong cách xây dựng cảm hứng xê dịch của từng tác giả, nhóm tác giả.
Tất nhiên, đó là nhiệm vụ nghiên cứu của một cơng trình khoa học khác với một quy mơ lớn và
tinh thần khoa học nghiêm túc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phan Cự Đệ (sưu tầm và giới thiệu), 1990. Tự lực văn đoàn: Con người và văn chương. Nxb Văn học,
Hà Nội.
[2] Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hồnh Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức,
2000. Giáo trình Văn học Việt Nam (1900 – 1945). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[3] Hà Minh Đức, 2007. Tự lực văn đoàn: Trào lưu – Tác giả. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4] Nguyễn Hoành Khung (chủ biên) và nhiều tác giả khác, 1989. Văn xuôi lãng mạn Việt Nam: 1930 –
1945 (5 tập). Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
[5] Nhất Linh, 1989. Bướm trắng. Nxb Tổng hợp An Giang.
[6] Nhất Linh, 2007. Đoạn tuyệt – Đôi bạn. Nxb Văn học, Hà Nội.
[7] Nhất Linh, 2000. Thế rồi một buổi chiều. Nxb Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
[8] Nhất Linh và Khái Hưng, 1989. Đời mưa gió. Nxb Tổng hợp Đồng Tháp.
[9] Nhất Linh và Khái Hưng, 2015. Anh phải sống. Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
[10] Trần Hữu Tá, Nguyễn Thành Thi, Đồn Lê Giang (chủ biên), 2013. Nhìn lại Thơ mới và văn xi Tự
lực văn đồn. Nxb Thanh niên, Tp. Hồ Chí Minh.

ABSTRACT
The art space in novels and short stories related
to the subject of moving group of the Literary Self-help group
Le Viet Doan
Ho Thi Ky High School, Ca Mau
Long ago, the direction of studying poetry has gained a lot of great scientific achievements in
literature study in our country. In that sense, space art is one of the important keys that contribute to

the art world of literary works. Artistic space approach, we found in novels and short stories related to
the subject of moving group of the Literary Self-help group has the typical art space styles: river space;
cultural space, spiritual; windy weather; village space and the most characteristic are the psychological
space of the character.
Keywords: Moving subjects, Self-reliant group, art space, theology.
44



×