Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Tác động của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Coca Cola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.9 KB, 19 trang )

A. LỜI MỞ ĐẦU
Thế giới đương đại đang có những chuyển biến lớn lao với nhiều sự kiện diễn ra một
cách nhanh chóng, phức tạp, khó lường vừa mang đến những thách thức vừa tiềm ẩn
những cơ hội, thời cơ, hy vọng vào tương lai. Ta nhận thấy rõ hơn điều đó khi nhìn vào
sự phát triển của nền kinh tế đặc biệt là các hoạt động kinh doanh quốc tế. Với sự phát
triển nhanh chóng về mọi mặt trên tồn thế giới ở mọi lĩnh vực, có thể thấy doanh nghiệp
ở các quốc gia đều đang được “ cơ hội gõ cửa “. Thế giới đang trên đà hội nhập và phát
triển, với một tầm nhìn xa chắc hẳn hầu hết các doanh nhân đều xây dựng cho doanh
nghiệp của mình một chiến lược kinh doanh mang tính chất vươn tầm quốc tế. Khơng thể
phủ nhận, tồn cầu hóa mở ra con đường lớn về xuất nhập khẩu, mở rộng thị trường buôn
bán, mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với việc kinh doanh trong nước. Song việc mở
rộng kinh doanh cũng mang lại khơng ít thách thức, rủi ro cho các doanh nghiệp. Một
doanh nghiệp tiến hành kinh doanh quốc tế sẽ chịu khơng ít tác động của các mơi trường
như pháp lý, văn hóa,.. và đặc biệt là môi trường kinh tế. Để làm rõ hơn về vấn đề này,
nhóm 2 sau thời gian tìm hiểu và phân tích sẽ mang đến những hiểu biết rõ hơn về “ Tác
động của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế của một doanh nghiệp ”,
áp dụng cụ thể vào một doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh quốc tế mạnh mẽ trên thị
trường toàn cầu hiện nay chính là Cơng ty Coca Cola.

1


B. NỘI DUNG
Chương I. Khái quát về môi trường kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh doanh.
Môi trường kinh doanh là sự tổng hợp các yếu tố có liên quan và tác động tới sự tồn
tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố đó được phân chia thành các yếu tố
bên trong và các yếu tố bên ngồi. Thêm vào đó, các nhà quản lý khơng thể kiểm sốt
trực tiếp các yếu tố đó, dù họ có nhiều cố gắng trong việc tác động tới chúng như: vận
động hành lang đối với việc thay đổi các điều luật, tăng cường các hoạt động xúc tiến
thương mại cho sản phẩm mới tung ra thị trường nhằm thay đổi thái độ của người tiêu


dùng...
2. Khái niệm môi trường kinh doanh quốc tế.
Môi trường kinh doanh quốc tế là tổng thể các yếu tố môi trường thành
phần: môi trường luật pháp, chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội, cạnh tranh, tài chính,...
Những yếu tố này tồn tại trong mỗi quốc gia trong nền kinh tế thế giới, chúng có tác
động và chi phối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, buộc các doanh nghiệp tự
điều chỉnh các mục đích, hình thức và chức năng hoạt động của mình để thích ứng, nắm
bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh.
Trong những điều kiện của xu hướng quốc tế hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế
giới và nền kinh tế mỗi quốc gia, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng được mở rộng
và phát triển. Để thích ứng với xu hướng này, các doanh nghiệp đang từng bước tăng
dần khả năng hội nhập, thích ứng của mình với điều kiện mới của mơi trường kinh
doanh trong và ngồi nước nhằm tăng cơ hội, giảm thách thức, hạn chế rủi ro và gia tăng
lợi nhuận.
Do khác nhau về điều kiện địa lý, trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, trình độ nhận
thức, tập quán... nên mỗi quốc gia tồn tại môi trường kinh doanh không giống nhau. Môi
trường kinh doanh là sự tổng hợp và tương tác lẫn nhau giữa các yếu tố ảnh hưởng trực
tiếp và gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng không chỉ
đối với các hoạt động và kết quả kinh doanh của các cơng ty nước ngồi đang hoạt động
2


tại nước sở tại, mà còn ảnh hưởng đến cả kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh
doanh nội địa.
Vì vậy, để có thể tiến hành kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp kinh doanh
quốc tế phải có sự am hiểu nhất định về môi trường kinh doanh nước ngoài, nơi mà các
doanh nghiệp sẽ hoạt động.
Chương II. Môi trường kinh tế và ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt
động kinh doanh quốc tế
1. Khái niệm môi trường kinh tế

Môi trường kinh tế là tập hợp nhiều yếu tố có ảnh hưởng sâu rộng đến quyết định về
chiến lược marketing của doanh nghiệp.
2. Các yếu tố của mơi trường kinh tế
a) Mơ hình kinh tế
*Kinh tế tập trung
Kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế trong đó nhà nước sở hữu chi phối mọi nguồn
lực.
Những nền kinh tế tập trung có nhiều nhược điểm. Việc Nhà nước sở hữu các
phương tiện sản xuất – đất đai, nông trại, nhà xưởng, ngân hàng, cửa hàng, bệnh viện…
khiến cho giá cả của dịch vụ và hàng hóa khơng có nhiều biến động trong nền kinh tế
tập trung. Tuy nhiên chất lượng thì lại có xu hướng thay đổi nhanh, thường là đi theo
thời gian do ít nhất là 1 trong 3 nguyên nhân sau :
- Hầu hết các sản phẩm được cung cấp số lượng ít
- Người tiêu dùng về cơ bản là khơng có hoặc ít lựa chọn thay thế
- Khơng có nhiều động lực để sản xuất cải tiến, đầu tư hay nâng cấp
Tương tự như vậy, các nước kinh tế tập trung có xu hướng phát triển những ngành
sản xuất địi hỏi quy mơ và vốn lớn có được lợi nhuận cao nhưng lại chỉ sản xuất các
sản phẩm khơng có lợi thế cạnh tranh với nước ngoài với chất lượng chỉ ở mức chấp
nhận được.
*Kinh tế thị trường

3


Kinh tế thị trường là một hệ thống trong đó các cá nhân chứ khơng phải là chính
phủ sẽ quyết định các vấn đề kinh tế. Mọi người có quyền tự do lựa chọn làm việc gì, ở
đâu, tiêu dùng hay tiết kiệm như thế nào và nên tiêu dùng bây giờ hay sau này. Các cá
nhân đưa ra quyết định cho nền kinh tế thị trường sẽ phụ thuộc vào cá nhân và doanh
nghiệp sở hữu và chi phối các nguồn lực hơn là chính phủ. Do đó, “sự thống trị của
người tiêu dùng” chính là cơ sở của nên kinh tế thị trường.

*Kinh tế hỗn hợp
Hầu hết các nền kinh tế có thể được coi là kinh tế hỗn hợp, nghĩa là rơi vào khoảng
giữa của thang phân cực kinh tế tư bản – kinh tế xã hội chủ nghĩa. Một nền kinh tế hỗn
hợp là kinh tế mà hầu hết do thị trường quyết định và hình thức sở hữu tư nhân là phổ
biến hơn, nhưng vẫn có can thiệp của nhà nước vào các quyết định cá nhân.
b) Chỉ số kinh tế
-

Các chỉ báo kinh tế vĩ mơ, cịn được gọi là cơng bố dữ liệu cơ bản, là số liệu thống kê
hoặc số liệu đọc phản ánh sản lượng hoặc sản lượng của một nền kinh tế, chính phủ
hoặc lĩnh vực.

-

Các chỉ số kinh tế này khác nhau về tần suất, tác động và ý nghĩa.

-

Các chỉ số bao gồm những thứ như: thông báo lãi suất, GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ
số việc làm, doanh số bán lẻ, chính sách tiền tệ, v.v.

-

Các chỉ số kinh tế vĩ mơ có thể gây ra sự biến động gia tăng trên thị trường tài chính.

-

Nói chung, sự khác biệt giữa sự đồng thuận của thị trường và kết quả thực tế càng lớn
thì phản ứng hoặc biến động càng cao.


3. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh quốc tế

4


-

Một nền kinh tế có dấu hiệu tăng trưởng tốt và ổn định là điều kiện thuận lợi đối với
nhà kinh doanh.

-

Khi nền kinh tế có những dấu hiệu bất ổn, ví dụ khi lãi suất, tỷ giá thường xuyên biến
động, kinh tế suy thoái,… nhà kinh doanh sẽ gặp phải nhiều rủi ro thiệt hại.

Chương III. Ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh của
Công ty Coca- Cola Việt Nam.
1. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của công ty Coca- Cola Việt Nam.
a. Lịch sử hình thành:
Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994, sau
khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại.
• 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu tại Việt Nam.
• Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá trình kinh doanh lâu
dài.
• Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đơng Dương và cơng ty
Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc.
• Tháng 9 năm 1995: Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước
Giải Khát Coca-Cola Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công
ty Chương Dương của Việt Nam.
• Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - Coca-Cola

Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại Việt
Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Cơng ty Nước Giải Khát Đà Nẵng.
• Tháng 10 năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở
thành Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt
Nam lần lượt thuộc về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay
đổi này đã được thực hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền
Nam.

5


• Tháng 3 đến tháng 8 năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang
hình thức sở hữu tương tự.
• Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Cơng ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của CocaCola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh.
• Từ ngày 1 tháng 3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco,
một trong những Tập Đồn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
b. Cơ cấu tổ chức của coca-cola Việt Nam:
Coca-Cola Việt Nam là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài của Coca-Cola Indochina
Pte.Ltd, tên gọi trước kia là Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải Khát Coca-Cola
Chương Dương được thành lập vào năm 1995 và là công ty liên doanh với tổng số vốn
đầu tư 48 triệu đô la Mỹ giữa Công ty Coca-Cola Indochina Pte. Ltd (60% vốn) và Công
ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nước Giải Khát Chương Dương (40% vốn). Tháng 10 năm
1998, Chính Phủ chấp thuận cho phép liên doanh chuyển đổi thành công ty 100% vốn
đầu tư nước ngồi thơng qua việc tái đầu tư vốn. CCBV đặt tại Thủ Đức và tuyển dụng
khoảng 841 nhân viên. Các sản phẩm nước giải khát Coca-Cola được sản xuất tại ba nhà
máy đóng chai đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Tháng 6 năm 2011,
Chính phủ Việt Nam đồng ý cho phép ba nhà máy đóng chai sát nhập theo cơ cấu quản
lý tập trung trong đó, nhà máy đóng chai Coca-Cola Việt Nam(CCBV) ở Thành phố Hồ
Chí Minh giữ vai trị quản lý. Hai nhà máy đóng chai ở Hà Nội và Đà Nẵng hiện đang

hoạt động như hai chi nhánh của Công ty Coca-Cola Việt Nam ở khu vực phía Bắc và
miền Trung.
c. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh:
Công ty coca-cola là một hãng sản xuất và kinh doanh nước giải khát. Sản phẩm chủ lực
của Coca-Cola là đồ uống có ga nhưng cơng ty cũng sản xuất cả đồ uống khơng có ga
như nước đóng chai, nước hoa quả và nước tăng lực.

6


Các sản phẩm của cơng ty gồm có: Coca-cola ,Fanta cam, Fanta dâu, Fanta trái cây, Diet
coke-lone, Dchweppes soda chanh, Srush Sarsi, Sunfil cam, Sunfoll dứa, Nước uống joy,
Nước uống tăng lực samurai...
2. Hoạt động của Coca-Cola trên thị trường Việt Nam:
a. Mục tiêu:
“Chiến lược chắc chân thị trường”
Khi mới thâm nhập vào thị trường Việt Nam, Coca-Cola đã tập trung vào thị trường chủ
chốt nhất. Thị trường chủ chốt được công ty Coca- Cola lựa chọn là thị trường miền
Nam. Đây là nơi người dân sống năng động hơn, chi tiêu nhiều hơn. cũng tức là nhu cầu
lớn hơn. Sau khi thành công ở thị trường miền Nam, công ty tiến hành thực hiện mở rộng
chi nhánh đến những đia điểm khác như Hà Nội và Đà Nẵng. Đối tượng mà Coca-Cola
hướng đến khi thâm nhập thị trường Việt Nam là thanh thiếu niên. Đây là chiến lược mà
hãng sản xuất nước ngọt lớn nhất thế giới CoCa Cola luôn lấy làm cơ sở cho mục tiêu
phát triển. Ngay từ khi thành lập, Coca Cola có mục tiêu là chiếm lĩnh những thị trường
lớn nhất chứ không hẳn là dàn trải thị trường của mình trên tồn thế giới. Chủ tịch Heyer
đã từng nói: “Sẽ rất dễ mắc phải sai lầm nếu ta cứ cố gắng mở rộng thị trường. Trong khi
những thị trường phổ thơng cịn chưa được khai thác hết tiềm năng của nó!”
b. Chiến lược kinh doanh của Coca cola tại Việt Nam:
-


Chiến lược phát triển sản phẩm

 Đa dạng loại nước giải khát
Coca Cola đang cố gắng chiến đấu vì mục tiêu trở thành cơng ty nước giải khát lớn nhất,
cung cấp đầy đủ các loại nước theo nhu cầu của người tiêu dùng với đa dạng mẫu mã, sản
phẩm và mở rộng phân phối. Cùng là hương vị của Coca Cola nhưng công ty đã cho ra
mắt các sản phẩm Coca Cola mix như: Coca-Cola, Coke Zero, Diet Coke/Coca-Cola

7


Light và Coca-Cola Life. Các thương hiệu Coca Cola này hướng tới các đối tượng và nhu
cầu khác nhau.
Ví dụ: Coca - Cola dành cho những ai thích hương vị truyền thống; Coca Cola Light dành
cho những người đam mê thời trang và không muốn uống nhiều đường để tránh tăng
cân… Ngồi ra, Coca Cola cịn cho ra mắt rất nhiều loại đồ uống khác nhau đa dạng về
mẫu mã từ sản phẩm chủ lực là đồ uống có gas như Fanta, Maaza, Limca, sprite, Thums
Up, Minute Maid, Nimbu Fresh hay Nested Iced Tea.
Ông James Quincey, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Coca-Cola đã chia sẻ rằng,
việc xây dựng danh mục “Thương hiệu hướng đến người tiêu dùng” địi hỏi phải thay đổi
chiến lược, thay vì bán những sản phẩm cơng ty có, hãy bán những sản phẩm theo ý thích
của người tiêu dùng.
 Đa dạng mẫu mã
Coca Cola sử dụng các loại chai đóng độc quyền. Các loại chai có thể sản xuất hàng loạt
và khó nhận biết. Vì vậy, Coca Cola đã sử dụng mẫu chai độc đáo, khác biệt và dễ nhận
biết. Hơn thế, Coca Cola khơng ngừng cải tiến bao bì nhằm đem đến cho khách hàng cảm
giác mới lạ, bắt mắt, lạc quan và thuận tiện hơn khi sử dụng.
-

Chiến lược giá cả


Giá cả rất quan trọng vì nó quyết định lợi nhuận, sự sống cịn của một cơng ty. Việc hiểu
rõ phương pháp định giá sản phẩm là điều cần thiết với mỗi chuyên viên
Marketing. Công ty Coca Cola đã điều chỉnh giá bán theo phân khúc thị trường, theo
nhãn hàng. Giá cả sẽ phụ thuộc vào định dạng đối thủ cạnh tranh như Pessi, Tân Hiệp
Phát, nền kinh tế và các tác nhân khác. Bằng cách xem nhận thức của người mua về giá
trị, Coca Cola sẽ định giá sản phẩm chứ khơng phải qua chi phí của người bán. Để đánh
bại đối thủ cạnh tranh và chiếm vị trí độc tơn trên thị trường, Coca-Cola đã thực hiện
chính sách giảm giá chai thủy tinh nước ngọt có gas. “Giảm giá các sản phẩm đóng chai
thủy tinh là đánh trực diện vào các doanh nghiệp Việt như Bidrico, Chương Dương”, ông
Nguyễn Đặng Hiến - Tổng Giám đốc Công ty Tân Quang Minh, đơn vị sở hữu thương
8


hiệu Bidrico, nhận định. Là doanh nghiệp sản xuất nước ngọt thành công nhất trên thị
trường nội địa những năm đầu thập kỷ 90, tuy nhiên Tribeco đã bị Coca-Cola đánh bật ra
khỏi thị trường bằng chiêu giảm giá. Cụ thể, vào năm 1998, Coca-Cola giảm giá 30%, giá
giao cho đại lý là 800 đồng/chai; loại chai lớn giảm từ 31.200 đồng cịn 20.600/đồng két.
Ngay lập tức, để đối phó, Tribeco phải hạ giá sản phẩm từ 950 đồng còn 660 đồng/chai
(giá giao tại đại lý). Tuy nhiên, trong cuộc chơi tài chính, người ít tiền sẽ khơng bao giờ
thắng kẻ nhiều tiền. Sản lượng Tribeco giảm từ 30 triệu lít (1998) xuống cịn 4 triệu lít
(2000), lợi nhuận từ 6,8 tỉ đồng chỉ còn 0,2 tỉ đồng. Tribeco đã chạy khỏi lĩnh vực nước
uống có gas và nhảy sang vùng đất mới là sữa đậu nành đóng chai, đóng hộp và nước trái
cây tươi. Tuy nhiên, sau khi thế độc quyền được thiết lập, người tiêu dùng sẽ chịu thiệt
thòi nhất. Năm 2000, sau khi hạ giá để triệt Tribeco, Coca-Cola đã ngay lập tức tăng giá
bán lên 2.000 đồng/chai.
-

Chiến lược Marketing


Chiến lược kinh doanh của Coca Cola tại Việt Nam nói riêng và trên tồn Thế giới nói
chung cực kỳ thành công và đem lại hiệu quả cao. Coca Cola chi rất mạnh tay cho các
chiến dịch Marketing của họ. Qua các chiến dịch Marketing, họ đem lại cho người tiêu
dùng cái nhìn mới lạ, ấn tượng về sản phẩm, từ đó thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng của họ.
Coca Cola từng thực hiện chiến lược Marketing toàn cầu “One Brand” vào đầu năm
2016 kết hợp cả bốn thương hiệu của Coca-Cola: Coca-Cola, Coke Zero, Diet
Coke/Coca-Cola Light, và Coca-Cola Life, trong chiến dịch “Uống cùng cảm xúc”.
Chiến dịch này giúp khách hàng tìm được loại đồ uống phù hợp với khẩu vị và lối sống
của mình.
Cơng ty Coca-Cola Việt Nam đã từng khởi động chương trình dành cho giới trẻ năng
động trên tồn quốc: “Bật nắp Sắp đơi – Trúng đã đời” nhằm thu hút khách hàng mục tiêu
là giới trẻ. Tinh thần chủ đạo “Chung hưởng niềm vui” dành cho nhóm bạn hơn là một cá
nhân là điểm khác biệt của chương trình này với các chương trình khuyến mãi thơng
thường.
9


Bắt đầu từ Úc và nhanh chóng lan rộng đến 123 quốc gia, chiến dịch “Share A Coke” của
Coca-Cola nhanh chóng “hạ gục” trái tim của rất nhiều bạn trẻ trên tồn thế giới. Đây
khơng chỉ đơn thuần là một chiến dịch quảng bá mà đã trở thành những “cầu nối” hạnh
phúc với nhau trong khi thế giới mạng đang khiến giới trẻ ngày càng… lười gặp gỡ.Tại
Việt Nam, chiến dịch “Share a coke” có tên “Trao Coca-Cola, kết nối bạn bè” gây được
tiếng vang rất lớn. Video quảng cáo “Share a coke” chỉ sau một ngày đưa lên Youtube đã
khiến hàng triệu người phải rơi nước mắt với lời nhắn nhủ: “Niềm vui chỉ đến khi ta biết
quan tâm, hãy gửi đến họ bằng những lời cảm ơn chân thành nhất.”
Ngoài ra, những chai Coca-Cola in tên người dùng đã trở thành cơn sốt, trở thành hiện
tượng được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội. Coca-Cola ra mắt tới 95 phiên bản bao
bì khác nhau gồm 8 mối quan hệ gia đình, 67 tên riêng và 20 cá tính độc đáo.
-


Chiến lược phân phối sản phẩm.

Hệ thống phân phối của Coca Cola theo mơ hình phân phối hàng tiêu dùng nhanh. Và
Coca Cola có mặt ở hầu hết mọi nơi trên Thế giới. Tại Việt Nam, có 3 nhà máy đóng chai
được đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng. Bên cạnh đó, mạng lưới phân
phối của Coca-Cola rộng khắp cả nước, từ các thành phố lớn tới vùng nông thôn, từ tổng
đại lý tới các cửa hàng nhỏ lẻ. Coca-Cola thu hút các điểm phân phối nhỏ bằng cách hỗ
trợ tài chính, trang trí cửa hàng, tặng ơ,...

10


3. Anh hưởng của môi trường kinh tế đến hoạt động kinh doanh
a. Tăng trưởng kinh tế
Năm
Mức tăng trưởng(%)

2015

2016

6,68

6,21

2017
6,81

2018
7,08


Bảng: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 2015-2018
Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam giai đoạn 2015-2020 đã đi được gần
hết chặng đường và đạt được nhiều kết quả ấn tượng. Tăng trưởng GDP phục hồi rõ nét
sau giai đoạn 2011-2015, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, đặc biệt là trong các năm
2017-2019 (với tốc độ tăng tương ứng đạt 6,81% năm 2017; 7,08% năm 2018. Một quốc
gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, GDP tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu
cầu, về số lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị
hiếu... dẫn đến tăng lên về quy mô thị trường. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp
Coca-Cola tại Việt Nam mở rộng hoạt động và thu được lợi nhuận cao. Hai năm 2015 và
2016, doanh thu của Coca-Cola đạt gần 7000 tỷ đồng, với lợi nhuận sau thuế khoảng
500 tỷ đồng mỗi năm. Hai năm này mỗi năm Coca- Cola đóng thuế thu nhập doanh
nghiệp hơn 150 tỷ đồng. Vào giai đoạn 2016-2018, mỗi năm Coca-Cola đóng góp trung
bình 3500 tỷ đồng vào GDP quốc gia, tương đương khoảng 0,11% GDP cả nước. Công
ty đã tạo ra 80.076 việc làm trung bình hàng năm, trong đó 2.370 việc làm được tạo ra từ
các hoạt động trực tiếp của doanh nghiệp, với mức chi trả 2.400 tỷ đồng lương thưởng
phúc lợi cho nhân viên, 77.706 việc làm gián tiếp được tạo ra từ chuỗi cung ứng. Đặc
biệt đến năm 2019, Coca-Cola đứng vị trí thứ hai trong các nhóm doanh nghiệp sản xuất
của bản xếp hạng các doanh nghiệp phát triển bền vững do VCCI bình chọn.

11


Lợi nhuận
600
500
400
Lợi nhuận
300
200

100
0

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Biều đồ thể hiện lợi nhuận của công ty Coca-Cola giai đoạn 2015-2018.
Như vậy, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có tác động mạnh mẽ đến
hoạt động kinh doanh của công ty Coca-Cola tại Việt Nam. Kinh tế tăng trưởng dẫn đến
chi tiêu của khách hàng nhiều hơn. Từ đó, giúp công ty mở rộng thị trường , mở rộng
hoạt động và đạt được lợi nhuận cao hơn.
b. Mức lãi suất
Với chiến lược Tồn cầu hóa, ơng Roberto Goizueta, với khẩu hiệu: “ Think global,
act global”, đã đẩy Coca-cola trở thành một cơng ty tồn cầu, tập trung rất nhiều các hoạt
động quản lý và tiếp thị tại các trụ sở công ty ở Atlanta, tập trung vào các thương hiệu cốt
lõi của công ty, và mua cổ phần sở hữu của các cơng ty đóng chai nước ngồi để cơng ty
có thể có ảnh hưởng lên sự kiểm sốt chiến lược nhiều hơn đối với họ.
Chiến lược Toàn cầu hóa giúp Coca-cola khai thác thị trường quốc tế đầy tiềm năng
bên ngồi. Và hơn hết, tiêu chuẩn hóa giúp Coca-cola tập trung vào sản phẩm cốt lõi,
kiểm soát chiến lược kinh doanh và giảm chi phí. Hơn nữa, áp dụng chiến lược tồn cầu
hóa, Coca-cola có thể quản lí được chất lượng sản phẩm và tạo được thương hiệu bền
12


vững. Từ đó, tăng lợi thế cạnh tranh, dần dần giành thị phần. Với chiến lược này, ông

Goizueta đã giúp Coca-Cola thu được 67% trong tổng thu nhập và 77% lãi từ các quốc
gia ngoài lãnh thổ Bắc Mỹ.
Riêng tại Việt Nam, sau 20 năm hiện diện thì đến tận năm 2015, Cocacola mới lần đầu
tiên đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, khi công ty này lần đầu báo lãi. Hai năm 2015 và
2016, doanh thu của Coca-cola Việt Nam đều đạt gần 7.000 tỷ đồng, với lợi nhuận sau
thuế khoảng 500 tỷ đồng mỗi năm. Hai năm này, mỗi năm Coca-cola Việt Nam đóng thuế
thu nhập doanh nghiệp hơn 120 tỷ đồng. Biên lợi nhuận gộp của Coca-cola Việt Nam
tương đương với mức gần 40%. Tuy nhiên, chi phí bán hàng trên doanh thu của đơn vị
này lại cao hơn 10%, trung bình cứ 10 đồng doanh thu thì Coca-cola chi ra 2,3 đồng chi
phí bán hàng và chỉ khoảng 6 đồng cho chi phí ngun liệu. Dù có lãi nhưng do liên tục
báo lỗ nhiều năm trước, lũy kế đến cuối năm 2016, Coca-Cola vẫn lỗ gần 2.700 tỷ đồng.
Trước đó lỗ lũy kế của Coca-cola Việt Nam cuối năm 2014 lên tới gần 4.000 tỷ đồng. Với
kết quả kinh doanh hiện tại, cần ít nhất 5 năm nữa để Coca-cola Việt Nam có thể xóa hết
lỗ lũy kế. Tuy nhiên, con số lỗ này không cản trở quá trình đầu tư thêm vào thị trường
Việt Nam. Theo nguồn tin của VnExpress, Coca-cola Việt Nam hiện có vốn điều lệ
12.376 tỷ đồng, tăng gần 4.000 tỷ so với cuối năm 2016.

13


Giám Đốc Điều Hành - James Quincey đã chia sẻ với các nhà phân tích rằng CocaCola đã khơng ngừng phát triển để trở thành một công ty nước giải khát toàn diện trong
năm 2017, hoàn thành những kỳ vọng với một năm nhiều thay đổi và mở đường cho một
sự phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2018. Doanh thu tự thân cả năm đã tăng 3%, và lợi
nhuận cơ bản trước thuế đã tăng 9%. Công ty đã đạt được giá trị toàn cầu trong cả quý IV
và cả năm bằng việc mở rộng danh mục đồ uống khi tập trung vào người tiêu dùng, từ đó
giúp đẩy mạnh tỉ lệ thành công từ thị trường này sang thị trường khác, mua lại những
thương hiệu mới và học hỏi được nhiều những kinh nghiệm, sử dụng phương pháp kiểm
tra và thử nghiệm sản phẩm trước khi ra mắt. Doanh nghiệp Coca Cola ln hướng đến
tăng trưởng có trách nhiệm, và từ đó, trở thành một cơng ty nước giải khát tồn diện phát
triển đúng cách, bởi vì đây là điều đúng đắn mà doang nghiệp nên làm cho cả người tiêu

dùng lẫn bản thân doanh nghiệp.

14


c. Lạm phát
Lạm phát chính là “lửa thử vàng” cho nên, việc đầu tiên, doanh nghiệp cần xác định,
đánh giá các tác động của lạm phát đến doanh nghiệp và ngành cơng nghiệp bán lẻ từ
nhiều góc độ. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch ứng phó và hành động. Năm 2016 được
coi là thành công trong việc kiểm soát lạm phát trong điều kiện giá một số mặt hàng thiết
yếu tăng trở lại nhưng nhờ lạm phát thấp nên Nhà nước vẫn có dư địa điều chỉnh giá một
số mặt hàng do Nhà nước quản lý tiệm cận dần theo giá thị trường. Lạm phát cơ bản
tháng 12/2016 tăng 1,87% so với cùng kỳ năm trước (lạm phát sau khi loại trừ giá lương
thực-thực phẩm, giá năng lượng và giá các mặt hàng do Nhà nước quản lý bao gồm dịch
vụ y tế và dịch vụ giáo dục), tăng nhẹ so với mức 1,69% của năm 2015. Mức tăng lạm
phát cơ bản trong năm 2018 so với cùng kỳ có biên độ dao động trong khoảng từ 1,18%
đến 1,72%, lạm phát cơ bản bình quân năm tăng 1,48% thấp hơn mức kế hoạch 1,6%,
cho thấy chính sách tiền tệ vẫn đang được điều hành ổn định. Trước tình hình lạm phát
biến đổi liên tục, doanh nghiệp Coca Cola ở Việt Nam phải liên tục điều chỉnh phương
hướng điều chỉnh giá bán buôn bán lẻ, áp dụng các biện pháp bán hàng chủ động phù hợp
với dao động thì trường mà khơng gây ra hoặc ít thua lỗ.
4. Những thách thức đối với sự phát triển của Cocacola tại Việt Nam
+ Thứ nhất, mối đe dọa cạnh tranh rất cao
Một trong những yếu tố thách thức đầu tiên với Coca cola đến từ mối đe dọa cạnh tranh
của các thương hiệu đồ uống như Pepsi, nước tăng lực RedBull và Monster đặc biệt là tập
đoàn Tân Hiệp Phát tại thị trường Việt Nam. Mặc dù Coca cola đang dẫn đầu trong phân
khúc đồ uống nhưng cơng ty đang có sự tăng trưởng trong cả chi phí lẫn hoạt động kinh
doanh do sự cạnh tranh ngày càng tăng cao.
+ Thứ hai, các quy định mới của chính phủ về nước giải khát
Tại Việt Nam, chính phủ có ban hành nhiều đạo luật liên quan tới việc bán và sản xuất

nước giải khát như quy định về “ĐIỀU KIỆN VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI
15


VỚI CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN NƯỚC GIẢI KHÁT”. Ngoài ra, quốc gia cũng áp
đặt mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho đồ uống có ga. Các quy định mới sẽ ảnh hưởng đến lợi
nhuận của Coca Cola vì hãng sẽ phải trả nhiều thuế hơn và cải tổ lại đồ uống để phù hợp
với các quy định. Cũng như, mức phạt do không tuân thủ cũng tăng lên dẫn đến áp lực
lên quỹ tài chính của Cơng ty này.
+ Thứ ba, nhu cầu về các sản phẩm thân thiện với sức khỏe
Nhu cầu về các sản phẩm tốt cho sức khỏe đã tăng cao trong những năm gần đây. Những
xu hướng này nhìn chung đã ảnh hưởng khơng tốt tới Coca cola khi hãng này được xem
là một trong những thương hiệu có những sản phẩm khơng lành mạnh, dễ gây béo phì…
Kể cả Coca cola đang cố gắng cải thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu và sở thích của
người tiêu dùng thì việc đáp ứng những nhu cầu này cũng đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào
hoạt động tiếp thị thu hút Khách hàng.
+ Thách thức về đa dạng hoá sản phẩm
Hiện nay cơ cấu sản phẩm của Coca Cola là chưa nhiều, mới chỉ tập trung ở đồ uống,
chưa nhiều ở phần thực phẩm như đồ ăn nhẹ và độ đa dạng còn thấp điều nay có thể làm
địn bẩy cho các đối thủ cạnh tranh với Coca Cola đặc biệt là PepsiCo
+ Làn sóng dư luận tẩy chay
Hiện nay có rất nhiều làn sóng dư luận kêu gọi tẩy chay thức uống có gas vì nguyên nhân
gây hại cho sức khoẻ. Nhiều chuyên gia y tế còn cấm sử dụng loại nước này. Ở 1 vài nới
người ta khơng cịn dùng Coca Cola như 1 loại nước uống mà dùng nó như một thứ nước
tẩy rửa. Ngồi ra, Coca cịn chịu sự chỉ trích về các nguồn tái chế và tái tạo, trong việc sử
dụng chai nhựa có thể gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường.
5. Đề ra giải pháp chiến lược kinh doanh quốc tế của công ty Coca- Cola
a. Giải pháp trong hoạt động marketing
16



-

Coca cola “chắc chân trên thị trường”, tập trung vào dòng sản phẩm chủ lực, tập trung
vào các thị trường chủ chốt chứ không phải dàn trải để rồi không thu được gì trong cả
năm.

-

Cơng ty cần thực hiện các vụ thơn tính quan trọng trong khu vực đồ uống khơng có
gas nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong phân khúc thị trường đang lên.

-

Các chiến dịch Marketing cần phải bao quát rộng hơn những điểm liên quan đến người
tiêu dùng như sử dụng những công nghệ tiếp thị mới từ hình thức quảng cáo 3D sang
chương trình khách hàng lâu dài trực tuyến nhằm kết nối với người tiêu dùng, thu hút
khách hàng tuổi teen – đây chính là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn để duy trì
bền vững doanh thu của cơng ty.

-

Tổ chức chiến dịch PR ở những trung tâm thương mại lớn như Tràng Tiền Praza ( Hà
Nội ), Metro ( Đà Nẵng ), TP Hồ Chí Minh,...

-

Tiếp thị trải nghiệm: Cùng với PR công ty sẽ sử dụng sản phẩm của mình để mời
những người tham gia thử sản phẩm và cùng cảm nhận sự sảng khoái và một tinh thần
phấn khích khi uống Coca Cola.


-

Phát triển Marketing trực tiếp: Sử dụng các phương tiện truyền thông để gửi tới khách
hàng những thông điệp tốt nhất về hãng.

-

Phát triển kênh phân phối: Coca Cola phải tập trung vào xây dựng cho mình một hệ
thống phân phối rộng rãi hơn nữa và đủ mạnh để lan tỏa sản phẩm của mình đến mọi
tầng lớp người tiêu dùng.

b. Giải pháp trong hoạt động sản xuất

17


-

Cần cải tiến công nghệ để đáp ứng nhu cầu khách hàng và cạnh tranh đối với các dối
thủ trong và ngồi ngành.

-

Cần có những thay đổi để đáp ứng đặc điểm và thị yếu của người tiêu dùng.

-

Hoạt động cần nhấn mạnh đến vấn đề an toàn chất lượng sản phẩm


-

Công ty cần tạo ra các sản phẩm thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng đén
môi trường tự nhiên.

-

Cần tái chế hiệu quả vỏ lon nước ngọt.

-

Cần tìm kiếm nguồn nguyên liệu mới giúp vận hành hiệu quả, tiết kiệm chi phí sản
xuất.

-

Nâng cao sản xuất đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, quảng bá thương hiệu, đa
dạng hóa sản phẩm nhằm thu hút khách hàng trước sự đe dọa của các hãng khác.

-

Đi theo hướng kinh doanh bền vững với những sáng kiến như tiết kiệm nước trong q
trình sản xuất, vật liệu khi đóng gói và thậm chí là cả điện năng của hàng triệu tủ lạnh
của các hãng trên khắp thế giới.

C. KẾT LUẬN
Từ các số liệu trên ta thấy Coca-Cola cũng đã đưa ra các chiến lược quốc tế để có thể
kinh doanh ở mơi trường nước ngồi. Việc am hiểu mơi trường kinh tế của các quốc gia
khác nhau đã giúp cho Coca-Cola đáp ứng được các nhu cầu địa phương và tăng cao lợi
nhuận. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, các doanh nghiệp hiện đại cần phải đặc biệt quan

tâm đến sự hội nhập về văn hóa; tập trung xây dựng các chiến lược kinh doanh như tăng
cường phát triển sản phẩm văn hóa, xây dựng thương hiệu, xây dựng văn hóa doanh
nghiệp, đồng thời, trước sự cạnh tranh gay gắt của thị trường quốc tế, đối mặt với những
18


quan niệm giá trị khác nhau của từng quốc gia, từng dân tộc, doanh nghiệp cần phải biết
vận dụng linh hoạt các chiến lược kinh tế, từ đó mới có thể đứng vững trên thị trường
quốc tế, tạo ra sự đột phá mạnh mẽ trong quá trình phát triển thương hiệu doanh nghiệp.

19



×