Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn nguyễn công hoan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Y THƠM

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng - Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Y THƠM

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN

Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Phong Nam

Đà Nẵng - Năm 2014




LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Tác giả luận văn

Y Thơm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề..................................................................................... 2
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 9
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 9
5. Đóng góp của luận văn. .................................................................... 10
6. Bố cục luận văn. ............................................................................... 10
CHƯƠNG 1: NGUYỄN CÔNG HOAN – CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN
ĐẶC SẮC CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX ....... 12
1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG
HOAN.......................................................................................................... 12
1.1.1. Cuộc đời...................................................................................... 12
1.1.2. Sự nghiệp .................................................................................... 14
1.2. NGUYỄN CÔNG HOAN – NHÀ VĂN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN 1930 1945 ............................................................................................................. 17
1.2.1. Cây bút truyện ngắn xuất sắc....................................................... 17
1.2.2. Một đỉnh cao của văn chương trào phúng.................................... 23
Tiểu kết chương 1 ........................................................................................ 28

CHƯƠNG 2: NÉT ĐỘC ĐÁO CỦA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG HOAN ............................................. 30
2.1. QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN QUA
TRUYỆN NGẮN ......................................................................................... 30
2.1.1. Quan niệm “cuộc đời là một sân khấu hài kịch” .......................... 31
2.1.2. Quan niệm về “con người tha hóa”.............................................. 39
2.2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT ĐỘC ĐÁO TRONG TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CÔNG HOAN ............................................................................ 43


2.2.1. Cái nhìn sắc sảo, nhạy bén trong việc khám phá, phát hiện
vấn đề ................................................................................................... 43
2.2.2. Cái nhìn phê phán, đả kích xã hội................................................ 45
2.3. THẾ GIỚI HÌNH TƯỢNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CƠNG
HOAN.......................................................................................................... 47
2.3.1. Hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan ....... 48
2.3.2. Sự đa dạng của “Tấn trị đời” trong truyện ngắn Nguyễn
Cơng Hoan............................................................................................ 54
Tiểu kết chương 2 ........................................................................................ 59
CHƯƠNG 3: PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN
NGUYỄN CƠNG HOAN NHÌN TỪ PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN ...... 61
3.1. CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU TRUYỆN NGẮN NGUYỄN CÔNG
HOAN.......................................................................................................... 61
3.1.1. Đặc điểm cốt truyện .................................................................... 61
3.1.2. Nghệ thuật kết cấu....................................................................... 64
3.2. NGÔN TỪ NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
CƠNG HOAN.............................................................................................. 71
3.2.1. Ngơn ngữ miêu tả hành động ...................................................... 75
3.2.2. Ngơn ngữ bình dân, suồng sã ...................................................... 78
3.2.3. Ngơn ngữ trào lộng ..................................................................... 81

3.3. GIỌNG ĐIỆU TRÀO PHÚNG TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN
CƠNG HOAN.............................................................................................. 88
3.3.1. Giọng trần thuật khơi hài............................................................. 89
3.3.2. Giọng châm biếm, đả kích.......................................................... 93
Tiểu kết chương 3 ........................................................................................ 97
KẾT LUẬN................................................................................................. 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 102
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN THẠC SĨ (BẢN SAO).


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nguyễn Công Hoan (1903-1977) là một trong những nhà văn hiện thực
xuất sắc của nền văn xi Việt Nam hiện đại. Ơng là người có cơng khai phá,
mở đường cho dịng văn học hiện thực phê phán Việt Nam với khuynh hướng
hiện thực chủ nghĩa. Nguyễn Công Hoan đã để lại cho nền văn học nước nhà
một số lượng tác phẩm khá đồ sộ với hơn 200 truyện ngắn, gần 30 truyện dài
và nhiều cơng trình nghiên cứu văn học có giá trị. Trong đó, truyện ngắn được
coi là sở trường của ơng. Nói đến Nguyễn Cơng Hoan là nói đến một trong
những tác giả nổi tiếng nhất về truyện ngắn ở nước ta từ trước tới nay.
Thế giới truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan đa dạng, phong phú về
những cảnh ngộ, những kiểu người đang múa máy, khóc cười trong xã hội cũ.
Những câu chuyện độc ác, tàn nhẫn; những chuyện thương tâm ai oán, cùng
những câu chuyện nực cười, lố lăng trong xã hội thực dân nửa phong kiến đầy
rẫy bất công ngang trái được nhà văn tái hiện một cách độc đáo. Cùng với đó,
bức chân dung của những vị tai to mặt lớn, đầy quyền thế sống phè phỡn
trong thế giới thượng lưu cũng được nhà văn tái hiện và phê phán. Bằng tài
năng quan sát, kinh nghiệm văn chương vốn có của mình, Nguyễn Cơng Hoan

đã khái qt và liên hệ với những vấn đề đang hiện ra nhằm phơi bày bản chất
của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Tái hiện bức tranh xã hội
thực dân nửa phong kiến tạp nham, lố bịch, đầy rẫy bất cơng dưới ngịi bút
trào phúng, đả kích, châm biếm mạnh mẽ và sâu cay, Nguyễn Công Hoan đã
đạt được những thành cơng nhất định.
Có thể khẳng định, với những gì đã đóng góp cho nền văn học nước nhà,
Nguyễn Công Hoan đã tạo được dấu ấn về phong cách của mình, đặc biệt ở
thể loại truyện ngắn. Truyện của ông luôn tạo được một sự hấp dẫn đối với


2

người đọc, bởi một lối kể chuyện có duyên, chủ đề bao giờ cũng rõ ràng, bắt
nguồn từ cuộc sống thực, tình tiết truyện ln mang tính hài hước.
Nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một tác gia là vấn đề có tính lí
luận, sẽ giúp các nhà nghiên cứu có được một hệ thống những luận điểm quan
trọng để đánh giá giá trị của tác phẩm, khám phá nét độc đáo trong sáng tác
của nhà văn, cũng như sự đi lên của một nền văn học. Hiểu biết về phong
cách nghệ thuật của nhà văn cũng giúp cho người giáo viên dạy văn chọn
giảng tác phẩm của họ chính xác hơn. Mặt khác, khi nắm vững được nét độc
đáo của người nghệ sĩ này so với nghệ sĩ kia, tác phẩm này với tác phẩm kia
sẽ có hướng dạy chuẩn mực và sáng tạo, tránh được sự đơn điệu nhàm chán
trong bài giảng của mình.
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu
về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhưng riêng vấn đề đi sâu khảo sát có hệ
thống phương diện nghệ thuật truyện ngắn của ông để thấy được đặc điểm
riêng, thấy được những yếu tố đặc sắc hình thành nên phong cách nghệ thuật
của nhà văn vẫn chưa có cơng trình nào thực hiện triệt để.
Với những lý do trên đây, chúng tôi đã lựa chọn đề tài Phong cách nghệ
thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan để nghiên cứu, nhằm thấy được tài

năng, sự cống hiến cũng như những nét độc đáo trong sáng tác của ơng.
2. Lịch sử vấn đề
Nói đến phong cách là nói đến dấu ấn cá nhân của người nghệ sĩ được in
đậm lên tác phẩm: từ cách tổ chức tác phẩm, cách xử lí đề tài, cách xây dựng
nhân vật, tạo tình huống đến giọng điệu, ngơn ngữ,…Nghệ thuật xây dựng tác
phẩm, đặc biệt trong truyện ngắn Nguyễn Công Hoan đã gây được sự chú ý
của dư luận. Từ đó đến nay, đã có rất nhiều cơng trình tìm hiểu nội dung cũng
như hình thức nghệ thuật của nhà văn. Có thể chia q trình nghiên cứu ra
thành hai chặng:


3

2.1. Giai đoạn trước 1945
Trước cách mạng tháng Tám, khi truyện ngắn Nguyễn Công Hoan mới
ra mắt bạn đọc, đã có rất nhiều bài viết khen ngợi nội dung hiện thực và giá trị
nghệ thuật truyện ngắn của nhà văn. Như trong bài “Một ngọn bút mới” của
Trúc Hà năm 1932 có viết: “khơng réo rắt như một khúc đàn, không nhẹ
nhàng như một bài thơ, không man mác như gió thổi mặt nước, khơng bóng
bẩy như cành hoa trong gương, văn ơng có cái hay, rõ ràng, sáng sủa, thiết
thực, hơi văn nhanh và gọn. Lời văn hàm một giọng trào phúng, lại thường
hay đệm vào một vài câu hoặc một vài chữ có ý khơi hài, bơng lơn thú vị”
[12, tr.47]
Nhà phê bình Trần Hạc Đình cũng có viết: “Nguyễn Công Hoan là nhà
văn ưa tả, ưa vẻ cái xấu xa, hèn mạt, đê tiện của cả một hạng người xưa nay
vẫn đeo cái mặt nạ giả dối” và ông cũng đã chỉ ra nét đặc sắc trong truyện
ngắn của Nguyễn Công Hoan: “cái đặc sắc của ông là cái giọng cười cợt có ý
vị chua chát, sâu độc lạ lùng”, “thật ra cái dấu vết của tác giả nó lộ ra cả trong
tiếng cười. Tiếng cười mỉa mai, lạnh lùng, trong đó ẩn cả một tấm lịng cảm
động, đau đớn, ê chề vì những điều trơng thấy.”[12, tr.283]

Thiếu Sơn cũng đánh giá cao nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Công
Hoan. "Cái đặc sắc của ông Hoan là ở chỗ ơng biết quan sát những cái chung
quanh mình, biết kiểm tra những chuyện tức cười, biết vẽ người bằng những
nét ngộ nghĩnh thần tình, biết vấn đáp bằng những giọng hoạt kê lý thú và biết
kết cấu thành những tấn bi hài kịch". [12, tr.275]
Tập truyện ngắn Kép Tư Bền ra đời đã trở thành một sự kiện gây xơn xao
đời sống văn học và bắt đầu có những ý kiến khen chê trái ngược nhau. “Phái
nghệ thuật vị nghệ thuật” chê bai, tìm cách làm giảm đi giá trị của nhà văn. Lê
Tràng Kiều viết: “Ai có đọc hết các tác phẩm của Nguyễn Cơng Hoan thì thấy


4

ông không đáng là nhà văn xã hội” và “Nguyễn Công Hoan theo chúng tôi chỉ
là một anh kép hát vài câu bơng lơn có dun thế thơi ”[12, tr.36]
Trong khi đó phái nghệ thuật vị nhân sinh lại chú ý nhiều đến phần biểu
dương, khen ngợi, cổ vũ Nguyễn Công Hoan. Hải Triều cho rằng: “Cái chủ
trương nghệ thuật vị nhân sinh của tơi ngày nay đó biểu hiện bằng những bức
tranh rất linh hoạt dưới ngòi bút tài tình của nhà văn sĩ Nguyễn Cơng Hoan”
và ơng cũng đánh giá cao nội dung hiện thực, giá trị nghệ thuật của Nguyễn
Công Hoan: “với những câu văn rất thành thực, chắc chắn, ngộ nghĩnh, nhiều
khi cục cằn, thô bỉ nữa, chúng ta phải phục Nguyễn Công Hoan là một nhà kể
chuyện rất thiệt và rất có duyên.” Nhưng mặt khác, ơng lại có nhận định: “Về
phương diện tả thực, có thể nói tác giả đã đạt đến mục đích phần lớn rồi vậy.
Nhưng về phương diện xã hội thì thật chưa hoàn toàn” [12, tr.279]
Phái vị nghệ thuật, với đại diện là Hoài Thanh cũng đã khen truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan. Về nghệ thuật kể chuyện của nhà văn ông viết: “tài nghệ
của nhà văn là ở cách kể chuyện. Nguyễn Công Hoan đã khéo lấy những điều
quan sát có ý vị lắp vào những cốt truyện khơng có gì. Đó là cái đặc sắc của
ơng”, và “Tài quan sát của Nguyễn Công Hoan trước sau không thay đổi mấy

nhưng nghệ thuật của ông thay đổi rất nhiều” [12, tr.266]
Dưới mắt của Trương Chính : “Nguyễn Cơng Hoan là một anh pha trò và
một anh pha trò đậm. Anh pha trò ấy đã hiểu nghề, đã thành thạo lắm, nên anh
đã được khán giả hoan nghênh” [12, tr.292]. Trương Chính cho rằng: Nguyễn
Cơng Hoan là một nhà văn có tài quan sát rất tinh vi, cách dùng chữ của ông
ngộ nghĩnh, đôi khi đến vui và cách kể chuyện của ơng có dun.
Năm 1944, Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại, cũng khen về cách
viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan: "Nguyễn Công Hoan sở trường về
truyện ngắn hơn là truyện dài. Trong các truyện dài, nhiều chỗ ông lúng túng,
rồi kết thúc giản dị quá, không xứng một truyện to tát ông đã dựng. Trở lại, ở


5

truyện ngắn, ông tỏ ra là một người kể chuyện rất có dun. Phần nhiều
truyện ngắn của ơng linh động lại có nhiều cái bất ngờ, làm người đọc khối
trá vô cùng. Những truyện ngắn của ông tiêu biểu cho thứ văn vui, thứ văn mà
có lẽ từ ngày nước Việt Nam có tiểu thuyết viết theo lối mới, người ta chỉ
thấy ở ngịi bút ơng thơi”[12, tr.63]. Ơng quan niệm : “Chỉ trong phạm vi tả
chân và trào lộng, cây bút của Nguyễn Cơng Hoan mới có thể vững vàng, cịn
ngồi phạm vi ấy, tơi e rằng nó sẽ lung lay”. Ở nhận định này, những yếu tố
mà ông Vũ Ngọc Phan đã nói ra như: “Một người kể chuyện rất có dun”,
truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan “linh động”, “nhiều cái bất ngờ” khiến
cho người đọc “khoái trá”, Nguyễn Công Hoan chỉ “vững vàng” trong “phạm
vi tả chân và trào lộng” theo chúng tơi đó là những yếu tố quan trọng tạo nên
phong cách của Nguyễn Công Hoan.
2.2. Giai đoạn sau 1945
Sau Cách mạng tháng Tám, sự nghiệp văn học của Nguyễn Công Hoan
được đánh giá cao hơn, xác đáng hơn. Các sách nghiên cứu, các giáo trình đại
học, các bài báo, tạp chí, và những năm gần đây các luận án tiến sỹ, thạc sỹ...,

ngày càng khai thác nhiều mặt, nhiều khía cạnh, nhiều yếu tố trong sáng tác
của ông. Về cơ bản đều thừa nhận ông là nhà văn có biệt tài truyện ngắn và có
một phong cách nghệ thuật truyện ngắn riêng biệt.
Tác giả Nguyễn Đức Đàn nhận định: "Về nghệ thuật viết truyện ngắn
phải nói rằng Nguyễn Cơng Hoan là người có nhiều khả năng và kinh nghiệm.
Truyện của ông thường rất ngắn. Lời văn khúc chiết, giản dị. Cốt truyện được
dẫn dắt một cách có nghệ thuật để hấp dẫn người đọc. Thường kết cục bao giờ
cũng đột ngột. Mỗi truyện thường như một màn kịch ngắn có giới thiệu, thắt
nút và mở nút. Cố nhiên không phải là tất cả mọi truyện đều đạt cả. Nhưng
thường thì những truyện khơng đạt chủ yếu là do nội dung tư tưởng"[12,
tr.97]. Về đặc trưng phương pháp sáng tác ông lại cho rằng: “Nguyễn Công


6

Hoan đã nhìn thấy bản chất thối nát xấu xa của bọn thống trị xun qua cái
hình thức bề ngồi đẹp đẽ giả tạo của chúng. Nhưng khi nhìn quần chúng
nghèo khổ, có nhiều trường hợp cái nhìn ấy chỉ dừng lại ở hiện tượng mà
không đi được vào bản chất”.[12, tr.110]
Trong Nhà văn Việt Nam 1945-1975, Phan Cư Đệ có nhận xét về truyện
ngắn của Nguyễn Cơng Hoan: “Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan rất tập
trung, cô đọng, cảm hứng đi liền một mặt từ đầu đến cuối: ngắn (là hình thức)
và thanh giản (là tinh thần), đó là hai đức tính cơ bản của tơi. Mỗi truyện chỉ
mơ tả một việc, một cảnh, một nỗi lòng”.[12, tr.180]
Năm 1977, Lê Thị Đức Hạnh cũng có những nhận xét về tư tưởng, chủ
đề của truyện ngắn Nguyễn Công Hoan: “Từ một thái độ sống dứt khoát, từ
một động cơ viết rõ ràng, Nguyễn Công Hoan thường lập ý cho truyện của
ơng có tư tưởng, chủ đề cụ thể, rõ ràng khiến người đọc dễ nhận thấy”
[12,tr.391]. “Sau khi đã tìm được tư tưởng, chủ đề rồi, Nguyễn Công Hoan
biết cách tạo dựng một cốt truyện, thường thường là sắc nhọn, ở đấy như đang

có gì xảy ra và bao giờ ông cũng tự nhiên, giản dị có vẻ như được nảy sinh
một cách dễ dàng như một cái gì tự thân vốn có chứ khơng địi hỏi một sự
gắng gỏi nào hết”. “Tạo được cốt truyện, Nguyễn Công Hoan mới tập trung
sức mạnh của ngòi bút vào việc thể hiện những chi tiết.”[12, tr.392]
Trong Tạp chí văn học, số 6, 1993, Phong Lê đó nhận định về tiếng cười
của Nguyễn Công Hoan: “Nghĩ về Nguyễn Công Hoan tôi luôn nhớ đến một
tiếng cười riêng, tiếng cười Nguyễn Công Hoan, tiếng cười gây cười, lập tức
làm ta bật cười, cười không cản được, cười to lên hoặc tủm tỉm nhưng rồi sau
đó là một vị chát, có lúc như nghẹn đắng, có lúc làm cay nơi mắt ta”.[12,
tr.246]
Năm 1978, trong Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, có
bài nghiên cứu của Nguyễn Đăng Mạnh về phong cách Nguyễn Công Hoan.


7

Ơng viết: Nguyễn Cơng Hoan “thích bốp chát, đánh vỗ ngay vào mặt đối
phương. Tiếng cười đã kích của Nguyễn Cơng Hoan thường là những địn
đơn giản mà ác liệt”. “Mỗi truyện ngắn của Nguyễn Cơng Hoan có một chủ
đề rõ ràng, đơn giản (…) gắn được với một mâu thuẫn trào phúng và một tình
thế có tính hài hước”. Ông chỉ ra chỗ mạnh và chỗ yếu của Nguyễn Công
Hoan xung quanh việc xây dựng cốt truyện: "Đọc truyện ngắn Nguyễn Công
Hoan thấy tài hoa của ông chủ yếu dồn vào cốt truyện và cách kể chuyện (...).
Ơng có một cái duyên kể chuyện hết sức hấp dẫn (...). Phương thức kể chuyện
biến hóa, tài vẽ hình, vẽ cảnh sinh động, khả năng dựng đối thoại có kịch tính,
giọng kể chuyện tự nhiên hoạt bát, lối ví von so sánh độc đáo, cách chơi chữ
táo bạo, dí dỏm (...). Về đại thể bí quyết chủ yếu vẫn là nghệ thuật dẫn dắt
tình tiết sao cho mâu thuẫn trào phúng, tình thế hài hước bật ra ở cuối tác
phẩm một cách đột ngột bất ngờ", nhưng: “nhiều khi để cho cốt truyện được
ly kỳ hấp dẫn, nhà văn sẵn sàng hy sinh cả tính hợp lý, tính chân thực của

những quá trình diễn biến tâm lý nhân vật” [12, tr.171-172].
Theo dịng thời gian các cơng trình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn
Công Hoan dần được khai phá sâu hơn về vấn đề lời văn nghệ thuật. Trong số
những người nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan, Lê Thị Đức Hạnh và
Nguyễn Thanh Tú đã dành nhiều tâm huyết cho truyện ngắn của ông. Trong
công trình: Nghệ thuật viết truyện ngắn đặc sắc và độc đáo của Nguyễn Công
Hoan, Lê Thị Đức Hạnh nhận xét : "Nguyễn Công Hoan tiếp nhận phần lớn
những hình ảnh hay, tốt, gạn lọc lấy những phần tinh túy, nhuần nhuyễn vào
ngòi bút, tạo thành một phần máu thịt trong câu văn của ông (...). Ngôn ngữ
Nguyễn Công Hoan là ngôn ngữ của quần chúng được chọn lọc, và nâng cao,
đậm hương vị ca dao, tục ngữ, có khi tác giả đưa ca dao, tục ngữ vào truyện
một cách rất tự nhiên thoải mái. Những chữ dùng của ông thường giản dị giàu


8

hình ảnh cụ thể, so sánh, ví von, làm cho người đọc dễ có liên tưởng thú vị"
[12, tr.394].
Nguyễn Thanh Tú cũng đã nhận xét về một số thủ pháp nghệ thuật biểu
hiện cái hài trong câu văn của Nguyễn Công Hoan: “Ngôn ngữ của Nguyễn
Công Hoan là một thứ ngơn ngữ suồng sã để lật ngửa, lộn trái, nhịm ngó từ
dưới và từ trên, đập vỡ vỏ ngồi để nhìn vào bên trong. Đó chính là một thái
độ khơng biết sợ (…) câu văn của ơng thường mang tính hài hước và đối chọi
bên trong (…); ơng có những lối ví von so sánh độc đáo những liên tưởng bất
ngờ, thú vị (…); lối chơi chữ và ghép nghĩa rất phổ biến”. [12, tr.426-427].
Tóm lại, các nhận định về Nguyễn Cơng Hoan nhìn chung đều thống
nhất ở chỗ: coi Nguyễn Cơng Hoan là nhà văn có biệt tài về truyện ngắn, đặc
biệt là truyện ngắn trào phúng. Truyện của ông luôn tạo ra được sự hấp dẫn
đối với người đọc bởi một lối kết chuyện có duyên, chủ đề bao giờ cũng rõ
ràng, tình thế truyện mang tính hài hước. Nguyễn Công Hoan là người chịu

ảnh hưởng nhiều của truyền thống văn học dân tộc, ông chú ý nhiều đến việc
xây dựng cốt truyện hơn là xây dựng tính cách nhân vật.
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan là đề tài có ý
nghĩa, giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể hơn nhiều vấn đề về truyện ngắn và
về phong cách nghệ thuật của nhà văn. Đã từ rất lâu, một số tác phẩm có giá
trị của Nguyễn Cơng Hoan đã được tuyển chọn vào chương trình văn học ở
nhà trường phổ thông. Bởi vậy, đề tài cịn có ý nghĩa góp phần đi sâu hơn về
nhà văn, về tác phẩm trong nhà trường và là tài liệu hỗ trợ đắc lực cho việc
giảng dạy của giáo viên. Từ việc nghiên cứu lịch sử vấn đề chúng tôi nhận
thấy tất cả những bài nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Công Hoan trước và
sau Cách mạng, kể cả những bài đã đi phân tích các vấn đề cơ bản của phong
cách nhưng cũng chỉ dừng lại ở sự khái quát, chưa đi sâu phân tích cặn kẽ
những yếu tố trạo nên phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công


9

Hoan. Và từ những kết quả nghiên cứu của người đi trước, chúng tơi có được
những gợi mở, nhận xét, đánh giá tin cậy để triển khai nghiên cứu đề tài này.
3. Phương pháp nghiên cứu
Căn cứ vào nội dung và mục đích của luân văn, người nghiên cứu lựa
chọn những phương pháp chủ yếu sau:
3.1. Phương pháp tiếp cận hệ thống: xuất phát từ quan niệm phong cách
là một khái niệm chỉ phẩm chất cao của nghệ thuật, luận văn sẽ chú ý đi sâu
vào những tác phẩm tiêu biểu, xuất sắc, biểu hiện được cá tính sáng tạo và sở
trường của tác giả. Vì vậy, chúng tơi chọn cách tiếp cận hệ thống nhằm
nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan trong tính chỉnh thể.
3.2. Phương pháp so sánh đối chiếu: giúp cho chúng tôi chỉ ra những nét
tương đồng và khác biệt giữa nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan và
nghệ thuật truyện ngắn của các nhà văn hiện thực cùng thời để thấy được nét

khác biệt, đặc sắc hình thành nên phong cách truyện ngắn Nguyễn Cơng
Hoan.
3.3. Phương pháp phân tích, tổng hợp:
Chúng tơi sử dụng phương pháp này để phân tích các tác phẩm cụ thể,
qua đó khái quát lên những nhận định về đặc điểm sáng tác hình thành nên
phong cách nghệ thuật của nhà văn.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát của chúng tôi là phong cách nghệ thuật truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan (gồm những nét độc đáo, đặc sắc về tư tưởng và hình
thức nghệ thuật).
4.2. Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài, chúng tôi lựa chọn những truyện ngắn tiêu biểu
trong tập Truyện ngắn chọn lọc Nguyễn Công Hoan, Nhà xuất bản Thời đại,
Hà Nội, 2010 làm đối tượng khảo sát chính để viết luận văn này.


10

5. Đóng góp của luận văn.
Đề tài: “Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan” nhằm
khẳng định những giá trị đặc sắc cũng như phong cách nghệ thuật đầy cá tính
riêng trong truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan, và đóng góp của ơng vào truyện
ngắn Việt Nam, văn xi Việt Nam hiện đại.
Người viết tiến hành nghiên cứu đề tài này khơng dám mong có nhiều
đóng góp mới mẻ cho lĩnh vực nghiên cứu về Nguyễn Công Hoan bởi đây là
mảng nghiên cứu đã có nhiều thành tựu, người viết thực hiện đề tài nhằm mục
đích góp phần cho thấy những đặc điểm nghệ thuật đặc sắc hình thành nên
phong cách truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan và qua đó thấy được tài năng
viết truyện ngắn của ơng và vị trí danh dự mà Nguyễn Cơng Hoan có được

trong tiến trình lịch sử văn học dân tộc.
6. Bố cục luận văn.
Ngoài mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Nguyễn Công Hoan – cây bút truyện ngắn đặc sắc của văn
xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX.
Đây là chương chúng tôi đi vào giới thiệu những vấn đề liên quan đến
cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Cơng Hoan; vị trí của Nguyễn
Cơng Hoan trong quá trình phát triển Văn học hiện đại Việt Nam.
Chương 2: Nét độc đáo của thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn
Nguyễn Công Hoan
Chương này, chúng tôi tập trung làm rõ những vấn đề liên quan đến quan
niệm nghệ thuật, cái nhìn nghệ thuật của Nguyễn Cơng Hoan trong truyện
ngắn. Bên cạnh đó cũng đi sâu phân tích thế giới hình tượng trong tác phẩm
của ơng như hình tượng nhân vật và các loại hình tượng khác.
Chương 3: Phong cách nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Cơng Hoan nhìn
từ phương thức thể hiện


11

Chúng tơi tập trung phân tích những biểu hiện phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Công Hoan thông qua cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ và giọng
điệu nghệ thuật.


12

CHƯƠNG 1
NGUYỄN CÔNG HOAN – CÂY BÚT TRUYỆN NGẮN ĐẶC
SẮC CỦA VĂN XUÔI VIỆT NAM NỬA ĐẦU THẾ KỶ XX

1.1. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG
HOAN
1.1.1. Cuộc đời
Nguyễn Công Hoan sinh ngày 6 tháng 3 năm 1903 tại làng Xuân Cầu,
huyện Văn Giang, tỉnh Bắc Ninh (nay là xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh
Hải Hưng) trong một gia đình nho học, có truyền thống u nước và đóng góp
cho cách mạng nhiều người con ưu tú. Ơng thân sinh ra Nguyễn Cơng Hoan
là Nguyễn Đạo Khang, đỗ tú tài, làm chức huấn đạo, lương ít lại đông con nên
người anh ruột là Nguyễn Đạo Quán, đỗ phó bảng, làm tri huyện đã ni đỡ
em mấy người con, trong đó có Nguyễn Cơng Hoan. Trong số các cháu,
Nguyễn Công Hoan là một cậu bé thông minh, hóm hỉnh nên được bác yêu
chiều nhất, coi như con đẻ và lo nuôi dạy cho đến khi trưởng thành. Tuy con
cháu nhà quan nhưng Nguyễn Cơng Hoan lại có tâm lý ghét quan, thấy được
sự bóc lột tàn nhẫn, dã man và đê tiện của bọn quan lại, đồng thời cũng tự cao
về sự “nghèo trong” của gia đình mình. Ngay từ nhỏ, Nguyễn Cơng Hoan đã
được bà nội dạy truyền khẩu nhiều thơ phú, truyện cổ dân gian, những giai
thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích bọn quan lại và người bác của
ơng ln chăm sóc việc học hành cho con cháu, thích sưu tầm phương ngôn,
tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn, soạn sách dạy chữ Nho với đề tài Việt Nam. Vì
thế, niêm luật của thơ ca, thanh điệu của ngôn ngữ và sự say mê văn học đã
thấm dần vào ông ngay từ hồi thơ ấu. Những thơ ca và giai thoại trên đã ảnh
hưởng sâu sắc đến lối viết của ông sau này.


13

Năm lên 6 tuổi, Nguyễn Công Hoan học chữ Nho, rồi chuyển sang học
chữ Pháp. Khi 9 tuổi ông mới bắt đầu lên Hà Nội học trường Bưởi. Trong
những năm trọ học ở đây, ông đã quen biết được nhiều người, nhiều bạn bè,
trong đó có Nguyễn Khắc Hiếu, sau là nhà thơ Tản Đà.

Tháng 9 năm 1922, Nguyễn Công Hoan trúng tuyển vào trường Nam sư
phạm ở Hà Nội. Những năm ở trường, Nguyễn Công Hoan được học văn học
một cách tương đối có hệ thống, nhất là văn học Pháp.
Năm 1926, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng Sư phạm, làm nghề dạy học
ở nhiều nơi (như Hải Dương, Nam Sách, Kinh Môn, Lào Cai, Nam Định, Trà
Cổ…) cho đến ngày Cách mạng Tháng Tám thành cơng.
Ơng bắt đầu viết văn từ 1920 (17 tuổi) lúc đang học ở trường Bưởi. Năm
1923 (20 tuổi), ơng có tập truyện ngắn đầu tiên “Kiếp hồng nhan” được xuất
bản. Đầu năm 1930, ông có nhiều truyện đăng báo, được mọi người chú ý và
đến năm 1935, tập Kép Tư Bền ra đời thì nổi tiếng khắp Trung, Nam, Bắc.
Do viết văn có đụng chạm đến bộ máy cai trị của thực dân, lại có một
thời gian tham gia Quốc dân đảng của Nguyễn Thái Học, vào Đảng Xã hội
Pháp và thời kỳ Mặt trận Dân chủ có liên hệ với những người cộng sản nên
Nguyễn Công Hoan luôn bị mật thám theo dõi. Ông đã mấy lần bị bắt và lần
cuối cùng (do hiến binh Nhật bắt) bị giam cho đến ngày khởi nghĩa tháng
Tám. Sau cách mạng, ông giữ chức Giám đốc kiểm duyệt báo chí Bắc Bộ,
kiêm Giám đốc Sở Tun truyền Bắc Bộ.
Kháng chiến tồn quốc bùng nổ, ơng gia nhập quân đội, là biên tập viên
báo Vệ quốc quân, Giám đốc trường Văn hóa quân nhân, Chủ nhiệm và biên
tập tờ Quân nhân học báo. Năm 1948 ông được kết nạp vào Đảng Lao động
Việt Nam. Năm 1952 ông làm việc ở Trại tu thư của ngành giáo dục, viết sách
giáo khoa và biên soạn cuốn “Sử Việt Nam hiện đại từ Pháp thuộc đến năm
1950” dùng cho lớp 7 hệ 9 năm và viết báo “Giáo dục nhân dân” cơ quan


14

ngôn luận đầu tiên của Bộ Quốc gia giáo dục lúc bấy giờ. Nguyễn Công Hoan
cũng là một trong những nhà văn hiện đại mà tác phẩm đưa vào sách giáo
khoa đã đáp ứng được yêu cầu quan trọng là dạy cho học sinh hiểu, nói, viết

tiếng Việt đúng nhất, tốt nhất.
Từ sau năm 1954, ông trở lại nghề viết văn với cương vị Chủ tịch Hội
nhà văn (khóa đầu tiên 1957-1958), ủy viên Ban Thường vụ trong các khóa
chấp hành Hội tiếp sau đó, đồng thời là ủy viên Ban chấp hành Hội liên hiệp
Văn học nghệ thuật Việt Nam. Tên tuổi của ông đã được ghi trong Từ điển
Bách khoa tồn thư của Liên Xơ từ những năm 60 và cũng ngay những năm
60 giáo sư tiến sĩ Niculin đã gọi ông là “bậc thầy về truyện ngắn châm biếm”.
Khi hịa bình lập lại (1954), ơng trở về Thủ đô, làm việc ở Hội văn nghệ
Việt Nam và từ đây ông mới thật sự trở lại viết văn liên tục. Đến năm 1957,
khi Hội nhà văn Việt Nam được thành lập, ơng được bầu làm Chủ tịch Hội
khóa đầu tiên và tiếp tục làm Uỷ viên thường vụ trong các khóa tiếp theo. Sau
gần 60 năm cầm bút, ngày 6/6/1977 Nguyễn Công Hoan mất tại Hà Nội, thọ
74 tuổi.
Năm 1988, tại cuộc hội thảo khoa học “Nguyễn Công Hoan, con người
và sự nghiệp” tổ chức ở Hà Nội nhân 85 năm ngày sinh của nhà văn (19031988), nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu văn học có tên tuổi trong nước đã tỏ
lòng trân trọng và đánh giá đúng mức giá trị bộ tiểu thuyết “Đống rác cũ” của
ông, bộ tiểu thuyết đó bị thu hồi năm 1963.
Nhà văn Nguyễn Công Hoan đã vinh dự được là một trong 14 nhà văn
xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỷ XX được tặng giải thưởng Hồ Chí
Minh đợt I.
1.1.2. Sự nghiệp
Nguyễn Công Hoan viết văn rất sớm, từ khi còn ngồi trên ghế nhà
trường và ngay từ những ngày đầu cầm bút, ông đã xác định được hướng đi


15

và phong cách viết. Ông chuyên viết về những đề tài phản ánh hiện thực xã
hội, sở trường là bút pháp hiện thực trào lộng. Ông đã vẽ lên bức tranh sinh
động về xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác, đầy rẫy bất cơng, giả dối. Ơng

đả kích không thương tiếc bọn quan lại tham lam, bỉ ổi, chức cao nhưng ít tài
đức, bọn địa chủ cường hào keo bẩn, ngu dốt, bọn tư sản vô lương tâm chỉ
biết chạy theo đồng tiền và lối sống tư sản lố lăng, đồi bại, đồng thời ông rất
thương cảm với cảnh cơ cực của những người nghèo khổ, bênh vực họ.
Ông được đánh giá là một trong những nhà văn xuất sắc nhất của dòng
văn học hiện thực phê phán. Văn của ông được người đọc yêu mến và trân
trọng. Tác phẩm in đầu tay “Kiếp hồng nhan” (viết năm 1920, được Tản Đà
thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xi Việt Nam
bằng tiếng quốc ngữ. Đến “Kép Tư Bền” (viết năm 1927, xuất bản năm 1935)
thì ơng thực sự trở thành “một nhà văn bậc thầy về truyện ngắn và nghệ thuật
trào phúng (Lê Thị Đức Hạnh)”. “Kép Tư Bền” đã gây lên một chấn động lớn
trên văn đàn, 18 tờ báo suốt từ Nam đến Bắc đăng bài khen ngợi. Đây cũng
chính là đề tài cho cuộc bút chiến giữa hai quan điểm “nghệ thuật vị nghệ
thuật” và “nghệ thuật vị nhân sinh”.
Nguyễn Công Hoan viết nhiều trong những năm 1920 – 1945. Truyện
dài của ông cũng chiếm khối lượng lớn, song cái phần đặc sắc chỉ riêng
Nguyễn Cơng Hoan mới có lại ở truyện ngắn. Trong số những truyện dài của
ông tiêu biểu là tác phẩm “Bước đường cùng” (xuất bản năm 1938), cuốn
truyện ra đời vào lúc phong trào Mặt trận Dân chủ lên cao, có ảnh hưởng rất
sâu rộng. Chính quyền thực dân đã phải ra lệnh cấm lưu hành. Từ sau năm
1954, ơng cũng có nhiều truyện ngắn viết về cải cách ruộng đất và chiến sĩ
cách mạng.
Cụ thể, những thành quả cống hiến của ông như sau:


16

a. Truyện ngắn:
- Thời kỳ 1929 – 1935 có các truyện ngắn tiêu biểu: Thật là phúc, Cái
nạn ô tô, Đàn bà là giống yếu, Kép Tư Bền, Vợ, Ngậm cười, Kìa con!, Nhân

tình tơi…
- Thời kỳ 1936 – 1939: Nội dung phản ánh phong phú, sâu sắc hơn với
các truyện ngắn: Vẫn còn trịch thượng, Chiếc đèn pin, Nạn râu, Ngượng
mồm, Gánh khoai lang, Quyền chủ, Phành phạch, Hai cái bụng, Lại chuyện
con mèo, Chiếc quan tài, Được chuyến khách, Sáng, Chị phu mỏ, Đào kép
mới, Tinh thần thể dục…
- Thời kỳ 1940 – 1945: Công dụng của cái miệng, Người thứ ba, Con
ve…
- Thời kỳ 1945 – 1977: Bà lái đị Việt Nam, Nơng dân và địa chủ,…
b. Truyện dài
Có số lượng lớn và đề cập tới nhiều nội dung khác nhau: Tắt lửa lòng,
Lệ Dung, Tấm lòng vàng, Ơng chủ, Bà chủ….
c. Tiểu thuyết
Ngồi ra cũng có nhiều tiểu thuyết nổi bật như: Lá ngọc cành vàng,
Bước đường cùng, Cái thủ lợn, Đống rác cũ.
Có thể thấy, Nguyễn Cơng Hoan là một cây bút có sức sáng tạo dồi dào,
dẻo dai với một khối lượng lớn tác phẩm với nhiều thể loại khác nhau, trong
đó nổi bật nhất là truyện ngắn và khơng ít được xếp vào truyện hay, có ý
nghĩa tiêu biểu cho một nền văn học dân tộc, thu hút được sự quan tâm của
bạn đọc trong và ngoài nước. Đặc biệt tác phẩm của ông đã được dịch ra
nhiều thứ tiếng như Liên Xô, Trung Quốc, Bungari, Ấn Độ, Nhật Bản,…điều
này đó phần nào khẳng định vai trị, vị trí của ơng trong nền văn học dân tộc.


17

1.2. NGUYỄN CÔNG HOAN – NHÀ VĂN TIÊU BIỂU GIAI ĐOẠN
1930 -1945
Nguyễn Công Hoan là một trong những cây bút xuất sắc của nền văn học
Việt Nam đầu thế kỷ XX. Ơng có số lượng tác phẩm khá đồ sộ với nhiều thể

loại và được đánh giá là tác giả có sức sáng tác dẻo dai vượt hơn hẳn so với
các tác giả cùng thời như Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Thạch
Lam,…Đặc biệt, giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn đỉnh cao trong sáng tác,
cụ thể là ở thể loại truyện ngắn đã giúp ông trở thành một trong những nhà
văn hiện thực tiêu biểu trong nền văn học dân tộc.
1.2.1. Cây bút truyện ngắn xuất sắc
Ngay từ buổi đầu cầm bút, Nguyễn Công Hoan đã tự vạch cho mình một
con đường đi riêng, một con đường được cho là tích cực nhất so với tình hình
văn học cơng khai nước ta lúc bấy giờ và phản ánh thực trạng của xã hội là
việc làm rất cần thiết của các nhà văn. Hiện thực xã hội của ta dưới chế độ
thực dân và phong kiến đầy rẫy những câu chuyện đáng khinh, đáng ghét và
cũng đáng thương. Những sự thật ấy thể hiện rất rõ và chiếm số lượng lớn
trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan. Ông đã lựa chọn khuynh hướng văn
học hiện thực phê phán mà trước đó được khơi nguồn từ một số sáng tác của
Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học, Hồ Biểu Chánh…; sau đó được định hình
hồn chỉnh và phát triển mạnh mẽ với sáng tác của Ngô Tất Tố, Vũ Trọng
Phụng, Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao…Trong dịng chảy chung đó, Nguyễn
Cơng Hoan đã tạo được cho mình một mạch riêng với những nét đặc sắc, độc
đáo trong sáng tác. Ông đã dùng ngịi bút của mình vạch toạc tất cả những sự
thật đen tối của một chế độ xã hội tàn nhẫn và mục nát đến xương tủy, những
sự thật mà nhiều người có thể biết nhưng chưa nhận thức được hết cái tính
chất vơ đạo, bất nhân của nó.


18

Nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Công Hoan nhuần nhuyễn, sinh động và
hấp dẫn đã đóng góp to lớn vào quá trình hiện đại hóa văn xi tiếng Việt nửa
đầu thế kỉ XX. Tác giả Lê Thị Đức Hạnh trong cuốn “Nguyễn Công Hoan về
tác gia và tác phẩm” đã đánh giá: “Nguyễn Công Hoan không chỉ đơn thuần

với tư cách một sáng tạo cá nhân mà cịn có tư cách đại biểu của một khuynh
hướng, một thể loại, một phong cách có ý nghĩa về phương diện mỹ học.”[12,
tr.17]
Trong các thời kỳ sáng tác của mình, thời kỳ 1930 – 1939 là thời kỳ sáng
tác sung sức nhất và bắt đầu tự khẳng định được mình một cách mạnh mẽ và
vững chắc của Nguyễn Công Hoan. Từ 1929 đến khi tập Kép Tư Bền ra đời
(1935), ông đã sáng tác được một số lượng truyện khá lớn, trong đó nhiều
truyện có giá trị. Riêng truyện ngắn đã lên tới con số trên 80. Đề tài mà
Nguyễn Công Hoan tập trung khai thác trong thời kỳ này rất phong phú, đề
cập đến nhiều tầng lớp, nhiều loại người, nhiều vấn đề, nhiều tình huống xã
hội.
Cụ thể chia làm 3 loại truyện chính:
Một loại tố cáo, lên án những bọn chuyên sống bằng cách áp bức, bóc lột
những người nghèo khổ. Chúng thường hành động vô lương tâm, nhân cách
rất đê tiện nhưng lại làm ra vẻ đạo đức như bọn quan lại và tay sai cường hào,
địa chủ, tư sản. Nguyễn Công Hoan gọi chung những kẻ ấy là “bọn nhà giàu”.
Thứ hai là loại miêu tả những cảnh khổ cực của nông dân và của những
người nghèo khác như kép hát, đi ở, phu xe,…cả những kẻ cắp, ăn mày, gái
điếm,…nhằm mục đích phê phán xã hội đương thời.
Thứ ba là loại đả kích những hạng người tuy khơng phải là tư sản nhưng
nhờ đế quốc mà phong lưu, chịu ảnh hưởng lối sống tư sản đồi trụy ở Châu
Âu. Đó là những cơng chức có lương cao, bổng hậu, một số ít tiểu tư sản, tiểu
trí thức bám vào bọn thống trị sống đê tiện, mất nhân cách. Loại truyện này,


19

nói chung mơ tả và phê phán mọi cái xấu xa, thối nát của tầng lớp trên và
trung lưu trong chế độ cũ.
Nói đến tài năng của người nghệ sĩ thì trước hết phải nói tới con mắt và

tấm lịng, cùng với năng khiếu nghệ thuật. Giữa lúc xã hội đang đầy rẫy
những biến động phức tạp, tuổi trẻ rất dễ mất phương hướng, thế mà Nguyễn
Cơng Hoan đã có một quan niệm sống đúng đắn, lành mạnh. Ông tự nhủ:
Ngoài việc đi dạy học, cần phải làm một việc gì đó có ích, chứ khơng thể chỉ
“có mặt ở trên đời một cách buồn tẻ và vơ tích sự” [28, tr.116]. Từ quan niệm
này, ơng đó định hướng cho sáng tác của mình một cách cụ thể: “Truyện phải
có nội dung bổ ích và trước hết truyện phải thực” [28, tr.132]. Nguyễn Công
Hoan không sa đà vào những truyện phù phiếm, vẩn vơ mà đều xuất phát từ
cái hiện thực đông đặc trước mắt, do quan sát được và ông chỉ viết những
điều cần viết. Từ việc xác định đối tượng đả kích của mình là kẻ giàu, đương
nhiên là có quyền, có thế và đứng về phía người nghèo bị lép vế, ông đã
phanh phui được nhiều chuyện xấu xa, thối nát, cùng những sự đau thương,
khổ nhục của đời người trong xã hội cũ và lựa chọn con đường đi riêng cho
mình đó là con đường của chủ nghĩa hiện thực, con đường mà ông đã đi suốt
cuộc đời cầm bút hơn nửa thế kỷ và đã làm cho tên tuổi ông trở nên sáng giá.
Cụ thể, thời kỳ (1929 - 1935) là thời kỳ nở rộ với những sáng tác khẳng
định vai trị, vị trí của Nguyễn Công Hoan trên văn đàn. Đặc biệt, giai đoạn
này đã mở ra thời kỳ sáng tác mới của ông. Riêng về truyện ngắn, ông thường
lấy đề tài từ những tin tức thời sự hằng ngày, hoặc mô tả những việc thật mắt
thấy tai nghe hoặc đọc được ở trên sách báo. Nhiều đề tài tác giả khai thác từ
sự đối lập giữa hai loại người như trong Hai thằng khốn nạn, tác giả đã đặt sự
khốn nạn về tinh thần của anh giàu bên cạnh sự khốn nạn về vật chất của anh
nghèo rồi chĩa mũi dùi đả kích thẳng vào tên nhà giàu giữa lúc nó hiện
ngun hình là một thằng khốn nạn.


20

Về đề tài quan lại, tác giả đã nói lên được phần nào bản chất xấu xa, đê
tiện của chúng như trong Thật là phúc, Đàn bà là giống yếu, Một tấm gương

sáng, Chánh bá mất giày, Răng con chó của nhà tư sản, Báo hiếu trả nghĩa
cha, Báo hiếu trả nghĩa mẹ,….Ơng đã cơng kích sâu cay bọn nhà giàu chuyên
sống bằng cách áp bức, bóc lột những người nghèo khổ với những hành động
vô lương tâm nhưng lại ra vẻ đạo đức.
Song, một nét nổi trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan trong thời
kỳ này là sự chú trọng nhiều đến các tầng lớp dưới của xã hội những người
phải bán thân, bán sức lao động với giá rẻ mạt để ni miệng, ni gia đình
mà vẫn đói khát, cực khổ, đó là những kiếp sống, những lớp người từ nông
dân (Vợ, Hai thằng khốn nạn) đến những người đi ở (Thanh! Dạ!), kéo xe
(Ngựa người và người ngựa, Được chuyến khách), kép hát (Kép Tư Bền), cả
đến những kẻ ăn cắp (Thằng ăn cắp, Bữa no đòn, Thế cho nó chừa…), ăn mày
(Cái vốn để sinh nhai),….Mỗi mẫu chuyện, mỗi con người, mỗi cảnh đời
trong truyện đều như một biểu tượng sống về tội áp bức, bóc lột, bần cùng
hóa nhân dân ta của bọn thực dân và tay sai của chúng.
Có thể nói, thời kỳ này, riêng về truyện ngắn, Nguyễn Công Hoan sáng
tác tương đối đều tay, đề tài được mở rộng và khá phong phú. Ông chú ý
nhiều về các lớp người bị áp bức, bóc lột. Với số lượng truyện tương đối
nhiều, nội dung hiện thực sâu hơn trước, nghệ thuật viết rất độc đáo. Nguyễn
Công Hoan đã vượt lên hàng đầu trong số những người viết văn hiện thực,
góp phần thúc đẩy cho văn học này phát triển và tạo thành một trào lưu mạnh
mẽ.
Đây là thời kỳ mà Nguyễn Công Hoan đã từng bước khẳng định mình
với những thành quả nhất định, chiều sâu khi thể hiện các tư tưởng, chủ đề
ngày càng điêu luyện trong nghệ thuật viết, xứng đáng là một nhà văn tiêu
biểu của văn học hiện thực thời kỳ 1930 – 1935.


×