Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Thế giới nghệ thuật thơ hoàng phủ ngọc tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (626.9 KB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM TRẦN BÍCH NGUYỆT

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
HỒNG PHỦ NGỌC TƢỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHẠM TRẦN BÍCH NGUYỆT

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ
HỒNG PHỦ NGỌC TƢỜNG

Chun ngành
Mã số

: Văn học Việt Nam
:
60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGÔ MINH HIỀN

Đà Nẵng – Năm 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Phạm Trần Bích Nguyệt


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………………1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu…………………………………………………2
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu……………………………………………5
4. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………………..5
5. Đóng góp của luận văn…………………………………………………….6
6. Bố cục luận văn……………………………………………………………6
CHƢƠNG 1: THƠ TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA HỒNG
PHỦ NGỌC TƢỜNG ..................................................................................... 7
1.1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HPNT – “NHÀ THƠ
CỦA NỖI BUỒN” ............................................................................................ 7
1.1.1. Về cuộc đời HPNT .................................................................................. 7

1.1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật ............................................................. 11
1.2. THƠ TRONG QUAN NIỆM SÁNG TẠO CỦA HPNT ......................... 15
1.2.1. Cảm hứng thơ-mạch nguồn của sáng tạo nghệ thuật ........................... 15
1.2.2. Thơ là sự trở về “căn - nhà - ở - đời” của nó ........................................ 18
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG NGHỆ THUẬT TRONG THƠ HỒNG
PHỦ NGỌC TƢỜNG ................................................................................... 23
2.1. HÌNH TƢỢNG CÁI TƠI TRỮ TÌNH ..................................................... 23
2.1.1. Cái tơi chiêm nghiệm về thân phận con ngƣời ..................................... 23
2.1.2. Cái tôi suy tƣ về số phận của đất nƣớc, quê hƣơng .............................. 31
2.2. HÌNH TƢỢNG KHƠNG GIAN NGHỆ THUẬT ................................... 38
2.2.1. Khơng gian thiên nhiên cảnh sắc .......................................................... 38
2.2.2. Không gian tâm tƣởng........................................................................... 43
2.3. HÌNH TƢỢNG THỜI GIAN NGHỆ THUẬT ........................................ 49


2.3.1. Thời gian thực tại .................................................................................. 49
2.3.2. Thời gian tâm tƣởng .............................................................................. 54
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG THỨC NGHỆ THUẬT THƠ HOÀNG PHỦ
NGỌC TƢỜNG ............................................................................................. 63
3.1. NGƠN NGỮ NGHỆ THUẬT.................................................................. 63
3.1.1. Ngơn ngữ giàu nhạc tính, họa tính ....................................................... 63
3.1.2. Ngơn ngữ giàu tính triết lí ..................................................................... 69
3.2. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT................................................................ 75
3.2.1. Giọng hoài cảm ..................................................................................... 75
3.2.2. Giọng suy tƣ, chiêm nghiệm ................................................................. 79
3.3. BIỂU TƢỢNG NGHỆ THUẬT .............................................................. 84
3.3.1. Biểu tƣợng con đƣờng - dấu chân ......................................................... 84
3.3.2. Biểu tƣợng hoa và cỏ ............................................................................ 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 95

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Thế giới nghệ thuật đƣợc hiểu nhƣ một chỉnh thể toàn vẹn bao hàm
nhiều cấp độ, yếu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật. Việc đi sâu vào nghiên
cứu thế giới nghệ thuật của một nhà văn cũng là quá trình tìm hiểu sự sáng
tạo, quan niệm về nghệ thuật, về cuộc sống của chính nhà văn ấy.
Thơ là một loại hình nghệ thuật xuất hiện sớm. Để hiểu rõ đƣợc bản
chất của thơ là điều không đơn giản, bởi thế giới của thơ là một thế giới của
ảo ảnh đầy tính nhiệm màu. Hơn nữa, thơ ca là nghệ thuật biểu hiện tâm
trạng, là nơi để cái tôi chủ quan của mỗi chủ thể sáng tác bộc lộ đời sống
riêng của mình. Tìm hiểu những vấn đề bản chất trong thế giới nghệ thuật của
nhà thơ là con đƣờng đi vào giải mã các phƣơng thức, hình thức nghệ thuật
biểu hiện mà nhà thơ sử dụng để phản ánh và sáng tạo hiện thực.
1.2. Đƣợc biết đến là “nhà văn của những dịng sơng”, HPNT để lại dấu
ấn rõ nét trong văn học Việt Nam với tài năng của một nhà viết kí nổi tiếng
của thế kỉ XX. Ơng khẳng định tên tuổi bằng một phong cách viết vừa trữ
tình, lãng mạn vừa thâm trầm, triết lí. Khơng chỉ là nhà văn, duyên phận với
thơ đã làm nên một HPNT - “nhà thơ của những nỗi buồn”. Đến với thế giới
thơ ông, ta nhƣ lạc vào cõi giới của sự suy tƣ, chiêm nghiệm. Nó mở ra một
cánh cửa bỏ ngõ trong không gian và trong tâm hồn. Chất thơ với gam màu
chủ đạo là những nỗi buồn tâm sự và thế sự đan cài, kết nối với nhau tạo nên
một vẻ đẹp “huyền bí”. Vì vậy, thơ HPNT có sức hút đặc biệt với bạn đọc.
1.3. Tiếp cận thơ HPNT, chúng tơi chọn đi sâu tìm hiểu thế giới nghệ thuật
thơ của ông nhằm làm nổi bật những đặc trƣng thẩm mỹ của một hồn thơ độc
đáo. Việc nghiên cứu này khơng chỉ hƣớng đến nhìn nhận giá trị thơ HPNT

mà cịn xác nhận vị trí, đóng góp của nhà thơ trong sự vận động và phát triển
của thơ ca Việt Nam.


2

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
HPNT là một nhà văn, nhà thơ đƣợc đông đảo bạn đọc cũng nhƣ các
nhà phê bình, nghiên cứu biết đến. Bên cạnh thể loại kí, sự xuất hiện của thơ
ơng đã tạo nên một giá trị thẩm mĩ riêng, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà
nghiên cứu. Ngoại trừ những bài viết bình bàn về mảng văn xi của HPNT,
chúng tơi xin đề cập đến những bài viết liên quan ít nhiều đến đề tài.
Tháng 10/1994, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã viết bài Thơ Hoàng Phủ
Ngọc Tường một cõi tâm linh. Trong bài viết, tác giả đã đi sâu vào bình diện
nội dung của tập thơ Người hái phù dung và đƣa nhận định : “bao trùm tập
thơ Người hái phù dung là tâm trạng của một con ngƣời “ốm nặng”, luôn luôn
đối mặt với cái chết. Nếu triết học cổ kim từng dụng tâm nghiên cứu về cái
chết, và nhiều cuộc tranh cãi bất phân thắng bại đã nổ ra giữa Duy tâm và
Duy vật thì Hồng Phủ Ngọc Tƣờng là tờ giấy thấm, thấm đẫm triết học về
cái chết từ cả hai phía. Có lúc thơ anh rất thiền: “Nợ ngƣời một khối u sầu Tìm ngƣời tơi trả ngày sau luân hồi”, có lúc lại rất biện chứng: “Màu xanh ấy
là đổi bằng máu thắm - Đâu phải màu trời của buổi Ngun Sơ”. Khơng phải
tình cờ mà thơ anh nhiều lần chạm tới cái chết. Hồi còn là sinh viên Văn
khoa, Cái chết (La Mort) đã là đề tài cho luận văn của anh. Và mỗi lần chạm
tới cái chết, thơ anh buồn một nỗi buồn đứt ruột. Nỗi buồn dai dẳng kéo dài
suốt tập thơ nhƣ một sự cố hữu đã định trƣớc. Phải chăng, “Nỗi buồn là căn
nhà ở đời của thơ” đích thực là quan niệm nghệ thuật của anh?” [38].
Ngô Minh khi tiếp cận với thơ HPNT đã ví nhà thơ nhƣ “những mạch
vỉa than đá”. Ông nhận xét về con ngƣời, phong cách nghệ thuật và đặc biệt
dừng lại phân tích về những đặc tính trong thơ HPNT: “Trong thơ, bằng cái
tơi mạnh mẽ đó, Hồng Phủ đã đào sâu đến mạch vỉa của nỗi buồn và hƣ vơ,

làm cho những hình tƣợng thơ có sức bám vào tâm khảm con ngƣời.” “…tơi
bao giờ cũng rất thích những vẻ đẹp huyền bí trong thơ Hồng Phủ. Đó là vẻ
đẹp thần thái, từ sự ngất ngƣỡng thi sĩ và tri thức uyên bác thốt lên, chứ không


3

phải là viết ra! Vậy sức mạnh của thơ Hoàng Phủ là gì ?. Thứ nhất đó là sự
hồn nhiên thi sĩ. Hồn nhiên nhƣ trẻ thơ, vô thức nhƣ ma ám.” “Một nét riêng
cần nhấn mạnh là thơ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng có hơi hƣớng, khí chất nhƣ
bay lên nhƣ ở xứ đền đài miếu mạo thâm u linh thiêng nào đó, hay nhƣ từ đất
vọng lên” [36]. Cuối cùng Ngô Minh kết luận: “Thơ Tƣờng là cái thốt lên chứ
không phải là cái đƣợc viết ra” [36].
Trong Bài thơ hay và lạ của Hoàng Phủ Ngọc Tường đăng trên báo
Thừa Thiên Huế (5/7/2000), nhà thơ Ngô Minh một lần nữa đã phân tích cặn
kẽ vẻ đẹp, khí chất rất riêng của bài thơ Bềnh bồng cho tới mai sau và khẳng
định: “… trong nguồn thơ nhƣ từ đất vọng lên của Tƣờng lại có một bài thơ
khác lạ, bài thơ nhƣ từ trời vang xuống, đầy chứa chan, khối cảm và trí tuệ.
Ðó chính là bài thơ Bềnh bồng cho tới mai sau, bài thơ về trái tim tình yêu,
trái tim mặt trời vĩnh cửu, một bài thơ tình hay và mới” [37].
Cũng trên nguồn thơ và hồn thơ HPNT, Bùi Bích Hạnh đã khai thác
những “địa chỉ buồn” của thơ HPNT. Bài viết mở ra thế giới của cái tôi, của
tâm linh, chất hiện sinh trong thơ ông và tác giả nhận định: “Không ngần ngại
khi gọi Hồng Phủ Ngọc Tƣờng là nhà-thơ-của-cõi-vơ-thƣờng. Một chút lãng
đãng, một chút trầm tƣ, một chút phiên bản đời mình, Hồng Phủ Ngọc
Tƣờng đã làm duyên cho thế giới nghệ thuật của ơng. Một cái gì đó lặng lặng,
buồn buồn len thấm trong ta khi đi vào thế giới thơ Hoàng Phủ” [35].
Hồ Thế Hà trong Thơng điệp thơ Hồng Phủ Ngọc Tường đƣa ra nhận
xét khái quát về động thái thơ, nghệ thuật tổ chức, xây dựng hình ảnh, vận
dụng ngơn ngữ thơ và chìa khóa giải mã ẩn số thơ của HPNT. Sau khi phân

tích cụ thể trong bài viết, tác giả kết luận: “Đấy là toàn bộ những ẩn số của
thế giới thơ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng dù anh muốn thơng điệp đến chúng ta.
Và đó cũng là ẩn số của chính cuộc đời anh để chiến thắng nỗi buồn và thần
chết để tiếp tục sáng tạo” [8].


4

Quan tâm, “yêu con ngƣời trong thơ, quý con ngƣời trong văn” của
HPNT, Lê Thị Hƣờng đã “luôn trăn trở để tìm một ý niệm chính xác” về
phong cách nghệ thuật của nhà thơ này. Ở hai bài viết Thế giới cỏ dại trong
văn thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường và Xin được nói về Hồng Phủ Ngọc Tường
như một thi sĩ của thiên nhiên, Lê Thị Hƣờng nhận định: “Cảm nhận văn thơ
anh Tƣờng là cảm nhận tự trái tim, với cả vốn liếng văn hóa có sẵn ở mỗi
ngƣời” [16]. Đồng thời, tác giả đi sâu phân tích những vần thơ trữ tình triết lí
mà đầy nghệ thuật và gợi hƣớng giải mã thơ Hoàng Phủ: “cõi thơ của ngƣời
thi sĩ rất Huế này cũng là một vũ trụ thu nhỏ với hình ảnh đồi cỏ thơm, trời
mây khói, thiên hà, miền cỏ gai, ngàn thông, châu chấu và chim sẻ...Trong thế
giới nghệ thuật đó, cỏ trở thành ẩn dụ cho triết lí vơ thƣờng”. “Nếu thử tìm
một chiếc chìa khóa để giải mã thế giới nghệ thuật của Hồng Phủ Ngọc
Tƣờng, theo tơi, có lẽ đó là một ca từ rất đẹp của Trịnh Công Sơn “Đời ta có
khi tựa lá cỏ- ngồi hát ca rất tự do” (Hồng Phủ Ngọc Tƣờng đã ghi lại trong
mẩu kí Hoa trái quanh tơi). Cỏ trong văn thơ Hồng Phủ Ngọc Tƣơng đã nối
khơng gian và khơng gian, nối cõi lịng và cõi đời, nối con ngƣời và vũ trụ,
nhất thời và vĩnh hằng... Nhỏ nhoi quá là cỏ, lớn lao q cũng là cỏ. Ngơn
ngữ cỏ hoa. Triết- lí -đời- ngƣời...”[15].
Theo một hƣớng tiếp cận khác, Trần Anh Phƣơng đi vào Tình u dâng
hiến trong thơ Hồng Phủ Ngọc Tường. Tác giả phân tích tỉ mĩ những biện
pháp nghệ thuật HPNT sử dụng trong thơ, đồng thời nêu lên bản chất tình yêu
hiện tồn trong thơ của nhà thơ này: “… tơi nhận ra gƣơng mặt tình u trong

thơ Hồng Phủ Ngọc Tƣờng đẫm chất nhân văn cao cả, với anh tình yêu là
giai điệu của bài ca dâng hiến. Thơ anh không trau chuốt gọt đẽo đến cầu kỳ
mà hồn nhiên nhƣ hơi thở hay chính cuộc đời anh hoá thân làm câu chữ để
thắp lên khát vọng cho sự vơ biên tuyệt đích, khát vọng vĩnh cửu trong tình
yêu” [22].


5

Khi cảm nhận tập thơ Người hái phù dung của HPNT, Thanh Thảo đƣa
ra nhận xét độc đáo khi gọi HPNT là “ngƣời hái phù du”: “Nhƣng đọc thơ
Tƣờng, tôi nghĩ anh là ngƣời hái phù du. Phù du không nở khơng tàn, lúc có
khơng, hiện hữu đó mà vơ thƣờng đó, mới là lồi hoa mà "lồi" thi sĩ hái đƣợc
trong thế giới hiện đại này. Nghĩ nhƣ thế thì dễ sống hơn, dù ai cũng biết đã
dám tự nhận mình là nhà thơ là đã dám nhận lãnh một sứ mạng, dẫu sứ mạng
ấy cũng là phù du” [27].
Nhƣ vậy, qua các bài nghiên cứu, phê bình trên đây chúng tơi nhận thấy
các tác giả đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số
đặc điểm về nội dung, nghệ thuật của thơ HPNT. Tuy nhiên, các bài viết chƣa
đi sâu nghiên cứu có hệ thống toàn diện về thế giới nghệ thuật thơ ông. Do
đó, với việc nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường trên
tinh thần kế thừa những thành quả của các tài liệu trên theo chúng tôi là điều
cần thiết, phù hợp với yêu cầu của việc nghiên cứu thơ ca. Thực hiện luận văn
này, nếu thành công sẽ gợi mở đƣợc nhiều vấn đề về thơ HPNT, đồng thời có
đƣợc cái nhìn tồn diện và chân xác giá trị thơ ông.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hai tập thơ: Người hái phù dung (1992), Nxb Hội nhà văn và Hoàng
Phủ Ngọc Tường – tuyển tập 4 (thơ) (2002), Nxb Trẻ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

Thế giới nghệ thuật thơ HPNT bao gồm hình tƣợng cái tơi trữ tình, hình
tƣợng khơng gian, thời gian nghệ thuật và một số phƣơng thức nghệ thuật nhƣ
ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tƣợng nghệ thuật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp hệ thống-cấu trúc
Hệ thống lại toàn bộ thơ HPNT thành một chỉnh thể thống nhất và xem
xét chỉnh thể ấy theo một cấu trúc đã đƣợc vạch định.


6

4.2. Phương pháp phân tích-tổng hợp
Chúng tơi tiến hành chia, xem xét, đánh giá các hình tƣợng nghệ thuật
đặc trƣng nhƣ cái tơi trữ tình, khơng gian, thời gian và các phƣơng thức nghệ
thuật: ngôn ngữ, giọng điệu, biểu tƣợng trong quá trình khảo sát thơ HPNT
để tổng hợp lại và đi đến khái quát.
4.3. Phương pháp so sánh
Tiến hành so sánh thơ HPNT trong mối tƣơng quan với tác giả trong
chiều đồng đại và lịch đại nhƣ Xuân Quỳnh, Lƣu Quang Vũ… để qua đó thấy
đƣợc sự khác biệt, độc đáo làm nên giá trị thơ ơng.
5. Đóng góp của luận văn
Nghiên cứu Thế giới nghệ thuật thơ Hoàng Phủ Ngọc Tường, chúng tơi
mong muốn đóng góp thêm một hƣớng tiếp cận, giải mã thế giới thơ ông.
Đồng thời với việc đi sâu khám phá đặc sắc của hình tƣợng thơ cùng những
phƣơng phức nghệ thuật thơ sẽ góp phần khẳng định bản sắc riêng, độc đáo
của thơ HPNT. Ngƣời viết cũng hi vọng rằng kết quả của luận văn sẽ đóng
góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu thơ HPNT.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận
văn gồm ba chƣơng:

Chƣơng 1: Thơ trong hành trình sáng tạo của Hồng Phủ Ngọc Tƣờng.
Chƣơng 2: Hình tƣợng nghệ thuật trong thơ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng.
Chƣơng 3: Một số phƣơng thức nghệ thuật thơ Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng.


7

CHƢƠNG 1

THƠ TRONG HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO
CỦA HỒNG PHỦ NGỌC TƢỜNG
1.1. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA HPNT “NHÀ
THƠ CỦA NỖI BUỒN”
1.1.1. Về cuộc đời HPNT
HPNT sinh ngày 9/9/1937 tại thành phố Huế, q gốc của ơng ở làng
Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông là một nhà
văn, nhà thơ đƣợc đông đảo bạn đọc biết đến. Bản thân là một nhà viết kí nổi
tiếng nhƣng HPNT vẫn thích đƣợc xem mình là nhà thơ, một nhà thơ đúng
nghĩa. Trong suốt hành trình sáng tạo, bên cạnh hình ảnh một nhà văn, ơng
cịn là một nhà thơ có phong cách với đặc trƣng rất riêng - “nhà thơ của nỗi
buồn”. Cuộc đời ông là một chuỗi hành trình khơng mệt mỏi của một tâm hồn
ln ý thức về bản ngã của chính mình và nhân sinh.
Từ nhỏ cho đến khi học hết bậc trung học, HPNT sinh sống tại Huế.
Năm 1960 ông tốt nghiệp khóa I ban Việt Hán, Đại học Sƣ phạm Sài Gịn.
Trong khoảng thời gian từ năm 1960 đến 1966, ơng về dạy các môn Văn và
Triết tại trƣờng Quốc học Huế. Đến năm 1964, HPNT nhận bằng Cử
nhân triết tại Đại học Văn khoa Huế. Từ những ngày còn đi học, ông đã hăng
hái tham gia phong trào đấu tranh địi hịa bình của học sinh, sinh viên, tri
thức Huế. Từ năm 1964-1966, HPNT tham gia vào phong trào chống Mỹ
Ngụy của Phật tử Huế. Và cũng trong khoảng thời gian này, ơng giữ chức

Tổng thƣ kí tịa soạn báo Sinh viên Huế, báo Dâng và tạp chí Việt Nam,Việt
Nam.
Là một trí thức u nƣớc, HPNT đã từng gắn bó đời mình với cuộc
kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Năm 1966-1975, ông


8

thoát ly lên chiến khu, tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ bằng hoạt động
văn nghệ: tiếp tục làm báo Cờ giải phóng của Thành ủy Huế.
Từ năm 1968 đến 1975 , ông nắm giữ trọng trách ở các chức vụ nhƣ:
Tổng thƣ kí Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, ủy viên Ủy ban nhân dân
cách mạng tỉnh Quảng Trị, Tổng thƣ kí Liên minh các lực lƣợng dân tộc. Và
năm 1978, ông đƣợc kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam. Thời gian này,
HPNT vừa sáng tác vừa làm chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên,
Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt.
Năm 1998, trong chuyến công tác ở Đại học Duy Tân, Đà Nẵng, ông
không may bị tai biến. Tuy nhiên, nhờ ý chí, nghị lực và sự giúp đỡ của mọi
ngƣời ông đã vƣợt qua bệnh tật và tiếp tục lao động, sáng tạo không ngừng
nghỉ.
Vƣợt lên trên tất cả những thăng trầm, ông luôn luôn khát khao sống để
viết và cho ra đời những tác phẩm hay. Trong sự nghiệp cầm bút, ông đã đạt
đƣợc những giải thƣởng có giá trị: Giải thƣởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt
Nam trao cho tập bút kí Rất nhiều ánh lửa (1980); giải thƣởng văn học của
Ủy ban liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam trao cho tập bút kí
Ngọn núi ảo ảnh (2000); giải thƣởng văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam trao
cho tập nhàn đàm Miền gái đẹp (2002).
Ông là một trong những nhà văn đã tạo nên dấu ấn riêng với phong
cách sáng tạo độc đáo. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần
nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tƣ đa

chiều đƣợc tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch
sử, địa lí... Tất cả đƣợc thể hiện qua ngịi bút hƣớng nội, súc tích, mê đắm và
tài hoa. Có thể nói, con ngƣời đầy trách nhiệm với đời của HPNT trên hành
trình sáng tạo của ơng đã chứng tỏ đƣợc bề dày kinh nghiệm của ngƣời cầm
bút.


9

Là một ngƣời có bản lĩnh, với vốn hiểu biết sâu rộng về nhiều mặt,
HPNT đã cung cấp cho bạn đọc một lƣợng tri thức lớn. Các tri thức ấy đã
đƣợc ông vận dụng linh hoạt để đi vào khám phá những vấn đề của cuộc
sống, chiêm nghiệm giá trị cuộc đời. Nhắc đến HPNT là nhắc đến tấm gƣơng
của một con ngƣời ln nỗ lực hết mình trong những trang viết và dành trọn
cuộc đời cho ý nghĩa chân thật và trọn vẹn của chữ “Tâm”. Với phong thái
nghiêm túc, đơi mắt nhìn đời thấu sáng cũng nhƣ tâm hồn yêu đời “đắm say
đến độ mê mải”, mỗi trang viết của HPNT sẽ là những suy tƣ, trăn trở của
chính con ngƣời ơng trƣớc nhân tình thế thái, một con ngƣời mà cái tâm luôn
ngời sáng và “thắm đỏ”.
Trong suốt cuộc đời HPNT, quê hƣơng, gia đình và đặc điểm con ngƣời
nhà thơ đã ảnh hƣởng rất lớn đến những sáng tác của của ông. Quê gốc ở
Quảng Trị nhƣng HPNT đƣợc sinh ra và lớn lên ở Huế - một miền non nƣớc
đẹp và thơ. Tại đây, nhà thơ đã sống, học tập và công tác, phần lớn cuộc đời
với những buồn vui của ông đã trải qua ở miền đất này. Bởi vậy, qua thơ của
ông, ta ln thấy phảng phất bóng dáng của thành phố Huế mộng mơ. Bên
cạnh đó, Huế cũng là cái nơi trong những năm kháng chiến sục sôi, là nơi tâm
hồn nhà thơ luôn hƣớng về với một nỗi niềm thiết tha tình yêu quê hƣơng, sự
lo âu cho số phận của quê nhà.
Gia đình cũng là một nhân tố quan trọng của cuộc đời của HPNT. Đặc
biệt là ngƣời bạn đời gắn bó với ơng: nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ. Chính điều ấy

đã tạo nên sợi dây vơ hình gắn kết tâm hồn HPNT với thơ. Bà Mỹ Dạ vừa là
vợ lại vừa là một ngƣời bạn tri kỉ, luôn bên cạnh và sẻ chia với ơng trong suốt
hành trình đến với thơ, là nơi để lắng nghe ông, để ơng có thể bộc bạch, thủ
thỉ, tâm tình. Những tâm hồn đồng điệu cùng sáng tạo những vần thơ.
Cuộc đời HPNT ghi dấu tên tuổi của một nhà giáo Triết học, một nhà
văn lớn thành cơng về thể kí và cả một nhà thơ. Dù rất thành công với văn


10

xuôi nhƣng bản thân HPNT vẫn mong muốn đƣợc trở thành nhà thơ, một nhà
thơ đích thực. Với nhà thơ, đời khơng chỉ có văn mà cịn là đời thơ nữa.
Chính cái duyên thơ đã len lỏi, bén rễ trong tâm hồn ông nhƣ huyết mạch nuôi
dƣỡng hồn thơ ngày càng lớn, đam mê và sâu sắc hơn. Có kiến thức uyên bác,
có nền tảng văn hóa và trƣởng thành cùng với những trải nghiệm cuộc sống
dƣờng nhƣ khiến cho bút lực HPNT có phần dồi dào. Vì lẽ đó mà thơ của ông
đầy những sắc thái độc đáo lấp ló trong từng câu chữ.
Thơ HPNT viết nhiều về những gì xảy ra xung quanh ơng, về những sự
việc, sự kiện của cuộc sống . Nhƣng trong mỗi vần thơ luôn chứa đựng sự day
dứt và sâu lắng. Quê hƣơng, đất nƣớc đi vào những trang thơ cũng đã trở
thành một phần máu thịt trong ơng. Bên cạnh đó, thiên nhiên xuất hiện trong
thơ HPNT dƣờng nhƣ là “một niềm ân huệ”. Tất cả những rung cảm sâu sắc
của tâm hồn hiện lên một cách trọn vẹn dƣới bút thơ ông “vừa lặng lẽ”, “vừa
lay động”, thực hƣ - hƣ thực đã làm nên một cốt cách rất riêng của nhà thơ.
Là ngƣời đam mê viết, ông đến với thơ nhƣ một duyên hạnh ngộ, nhƣ
cây rễ bám sâu vào vách đá tìm những giọt nƣớc nguồn, bền bỉ vƣơn xanh.
Quả là tinh chất của tâm hồn, đƣợc chắt chiu cả một đời, gửi gắm vào thơ.
Theo dòng thời gian, thơ là sự phản ánh tâm tƣ của HPNT về mọi khía cạnh
của cuộc đời mà ơng từng trải nghiệm. Số phận không chỉ ƣu ái cho ông với
sự thành cơng vang dội của thể kí mà cịn dành cả một dun tình khi cho ơng

đến với thơ. Với HPNT, thơ cho ông sự an ủi, cho ông nhận biết ý nghĩa sự
tồn tại của mỗi cá nhân và của riêng bản thân ơng trong đời sống này. Chính
vì vậy, “nếu những trang bút kí làm sang trọng đời văn Hồng Phủ Ngọc
Tƣờng thì thế giới nghệ thuật thơ là duyên phận đời ông” [35].
Nhƣ vậy, cuộc đời và con ngƣời của HPNT là một minh chứng cụ thể
cho thái độ sống đầy trách nhiệm với đời, một quan điểm sống tích cực. Bằng
sự hiểu biết rộng và sâu về mọi lĩnh vực cộng với tình cảm chân thành của


11

mình trong mỗi trang viết, ơng đã gieo vào tâm hồn bạn đọc những hạt giống
của nhân cách, của giá trị nhân bản cao đẹp. Dù trải qua nhiều thăng trầm
nhƣng ông vẫn giữ trọn nhân cách của ngƣời cầm bút, không ngừng sáng tạo
để cống hiến cho đời. “Những trang viết của HPNT, dù là văn xuôi hay thơ
đều là “những trang đời chắt lọc”. Vì vậy, tìm hiểu thế giới thơ ông cũng là
con đƣờng để thấu thị thêm một cái tôi đa dạng trong thể loại nhƣng thống
nhất trong tƣ tƣởng.
1.1.2. Hành trình sáng tạo nghệ thuật
Hành trình sáng tạo nghệ thuật của HPNT là một chuỗi nối kết của sự
nghiệp văn xuôi và thơ. Tên tuổi của ơng có thể tính từ khi tập bút kí có tên
Ngơi sao trên đỉnh Phu Vân Lâu đƣợc xuất bản năm 1972. Trong gần bốn
mƣơi năm bền bỉ với đời văn, đời ngƣời, HPNT đã lƣu đƣợc danh thơm của
mình trên văn đàn hiện đại nhƣ một trong số những nhà viết kí nổi tiếng.
Bằng ý thức, trách nhiệm của một nhà văn trong mong muốn làm giàu có
thêm đời sống thể loại văn học, ông đã dành trọn sự nghiệp văn xi của mình
cho thể loại kí. Ở đây, với đề tài này, chúng tôi sẽ đi sâu vào hành trình sáng
tạo nghệ thuật thơ của HPNT.
Trƣớc khi đến với thơ, ông viết văn, làm báo trong những ngày cịn đi
học rồi sau đó chọn bút kí là mảnh đất để phát huy tài năng của mình. Song

chính cái tạng ngƣời thích ngẫm suy, trầm tƣ, ln khao khát một thế giới mà
cái tơi bản thể tìm về đƣợc với chính mình đã khiến HPNT tìm đến thơ nhƣ
một tất yếu để phơi trải lịng mình. Con đƣờng đến với thơ của HPNT cũng là
quá trình in dấu rõ rệt tâm hồn, tƣ tƣởng, phong cách sáng tác của ông ở từng
gia đoạn khác nhau của lịch sử.
Với HPNT, thơ là một lối rẽ, một duyên nợ của ngƣời cầm bút. Hành
trình sáng tạo thơ của ơng đƣợc gói gọn trong hai chặng đƣờng cụ thể với
những cảm hứng độc đáo riêng của mỗi chặng. Ở đây, chúng tôi chọn cách


12

chia những chặng đƣờng thơ của nhà thơ theo đặc trƣng cảm hứng trong mỗi
chặng thơ để thấy rõ mạch vận động cũng nhƣ sự chuyển hƣớng tƣ tƣởng
trong sáng tác của ơng.
Mang trong mình trái tim đầy tâm huyết với nghề, chất nghệ sĩ đa tài
của HPNT đã phát tiết trên nhiều thể loại, trong đó có thơ. Năm 1976, ông
xuất bản tập thơ đầu tay Những dấu chân qua thành phố. Có thể nói, đây là
cột mốc quan trọng đánh dấu sự bén duyên của nhà văn với thơ ca. Tập thơ
này thể hiện rõ nét cảm hứng về đất nƣớc - con ngƣời…
Trong thời gian thoát ly lên chiến khu tham gia cuộc kháng chiến
chống Mỹ bằng hoạt động văn nghệ, HPNT đã cảm nhận rất rõ và sâu sắc
hồn cảnh nƣớc nhà, q hƣơng trong khói lửa chiến tranh. Những dấu chân
qua thành phố là tập thơ chứa đựng cảm hứng của ông về đất nƣớc - con
ngƣời, đặc biệt là tình cảm dành cho quê nhà. Đất-núi-thành phố là những
hình ảnh chủ đạo, xuyên suốt của tập thơ. Có thể nói, đây là tập thơ của
những trang thơ chứa chan nhiệt huyết của một thầy giáo trẻ, từ giã giảng
đƣờng để khốc lên mình màu áo lính, bƣớc vào cuộc kháng chiến với lời tạ
từ giản dị mà chân thành.
Ký ức của những năm tháng hành quân nơi núi rừng, những con đƣờng

trải dài gắn liền với tình yêu và nỗi nhớ đã đi vào thơ HPNT một cách tự
nhiên, nhẹ nhàng mà chứa chan xúc cảm… Những bài thơ trong tập này đƣợc
soi chiếu bằng đơi mắt của ngƣời lính hành qn ra trận với biết bao cung bậc
cảm xúc đối với đất nƣớc, quê hƣơng. Dƣới con mắt của một ngƣời trực tiếp
tham gia kháng chiến, cảm nhận nỗi đau thƣơng, những vần thơ hiện lên chân
thực và rung động. Hình ảnh thành phố, mẹ, chị, em…rồi cả họ-những con
ngƣời không tên lần lƣợt xuất hiện trong các bài thơ phải chăng cũng chính
nỗi niềm, tiếng lịng của HPNT?


13

Tập thơ còn là những bài ngợi ca tấm gƣơng anh dũng của những con
ngƣời đã hiến dâng đời mình cho độc lập, tự do của dân tộc nhƣ: Bàn tay trên
trán, Chim và hoa trên đất em nằm, Cánh tay mọc lại…
Nhƣ vậy, ông mở đầu con đƣờng thơ của mình bằng cảm hứng đất
nƣớc - con ngƣời xuyên suốt tập Những dấu chân qua thành phố. Trái tim
nặng tình, nặng lịng với q hƣơng, xứ sở cùng với bút thơ đã chắp cánh cho
hồn thơ HPNT viết nên những vần thơ chan chứa tình đời, tình ngƣời:
“ Đất-Núi-Thành phố ơi
Mn năm tình lớn rộng
Vì Ngƣời, tơi dâng đời
Vì Ngƣời, tôi cầm súng”
(Đất-núi-thành phố)
Với tập thơ đầu tay này, nhà thơ đã góp vào thơ kháng chiến lúc bấy
giờ một hồn thơ đầy nhiệt huyết, một giọng thơ chân thành để lại nhiều xúc
cảm nơi bạn đọc.
Chặng đƣờng thơ đầu tiên bắt đầu từ năm 1976 nhƣng mãi đến năm
1992, HPNT mới xuất bản tập thơ thứ hai. Người hái phù dung ra đời là một
sự chuyển hƣớng sáng tác của ông. Từ cảm hứng về đất nƣớc-con ngƣời trong

chặng đƣờng thơ trƣớc, ông đã chuyển sang cảm hứng về thân phận-vũ trụ.
Khác với Những dấu chân qua thành phố, Người hái phù dung là tập
thơ của nỗi buồn. Hầu hết các bài đều viết về nỗi buồn. Bao trùm tập thơ là
tâm trạng của một con ngƣời “luôn đối mặt với cái chết”. Những hình ảnh hoa
cỏ đƣợc nhà thơ nhắc đến khá nhiều đã đƣợc nâng lên thành biểu tƣợng nghệ
thuật có sức “ám ảnh”. Bằng vốn tƣ duy thấm đẫm triết học, HPNT đã phả
hồn vào thơ những vấn đề mang tính “hiện sinh”. Thân phận-tình yêu; cái
chết-sự sống; thời gian; vô thƣờng… Tất cả làm nên một màu sắc khác lạ của


14

tập thơ, một nỗi buồn cứ nhƣ kéo ra miên man, không dứt. Nỗi buồn lắng
đọng và thấm đƣợm vẻ đẹp của sự tinh tế.
Người hái phù dung đã cho thấy sự chuyển hƣớng rõ rệt trong phong
cách thơ của HPNT. Ở chặng thơ này, nhà thơ chạm sâu vào những vấn đề
mang tính bản chất, để mình đắm chìm trong cõi giới sáng tạo riêng – sự lắng
đọng của tâm hồn. Đó là những khoảnh khắc thăng hoa tinh diệu khi ơng chọn
“sống trong bóng tối, hít thở bóng tối, và biết nghe trong bóng tối những tiếng
mơ hồ” [34;182]. Qua tập thơ này, cũng nhƣ ở chính nhan đề tập thơ ông đã
đặt, HPNT chứng tỏ ông là ngƣời hiểu rất rõ “bản chất phù hƣ của thế giới”.
Những cánh hoa phù dung không chỉ là cảm hứng sáng tạo mà đã trở thành
nỗi “ám ảnh”, ấn vào trí nhớ nhà thơ nhƣ những vết sẹo, nhƣ một mối duyên
nợ của ông với hoa và với thơ:
“Thôi em cảm tạ chờ mong
Ngày anh đi hái phù dung chƣa về…”
(Đêm qua)
Đến tập Người hái phù dung, thơ HPNT đã đạt đến độ chín mùi và
thăng hoa. Những vần thơ càng ngày càng lắng sâu vào nội tâm con ngƣời với
sự chiêm nghiệm, suy tƣ về cuộc đời.

Có thể nói, hành trình sáng tạo thơ của HPNT tuy chỉ gói gọn trong hai
chặng đƣờng với hai tập thơ tiêu biểu, song ở mỗi chặng đƣờng thơ ông cũng
đã để lại những dấu ấn khá rõ nét. Thơ ông thiên về chất trữ tình truyền thống
và nổi bật ở sự quyện hịa tính nhạc, tính họa. Đặc biệt, ở chặng thứ hai với
tập Người hái phù dung, HPNT khiến độc giả khơng chỉ nhớ đến ơng là một
nhà văn mà cịn u mến ơng với vị thế chính thức của nhà thơ - “một thi
nhân khác kiểu”.


15

1.2. THƠ TRONG QUAN NIỆM SÁNG TẠO CỦA HPNT
1.2.1. Cảm hứng thơ-mạch nguồn của sáng tạo nghệ thuật
HPNT là nhà văn chuyên về kí nhƣng rất mê thơ. Thơ đến với ông chỉ
là “duyên” nhƣng mỗi vần thơ ông viết đều chất chứa những cảm xúc mãnh
liệt trong sâu thẳm tâm hồn. Với ơng, thơ cũng chính là sự trăn trở lớn nhất
của cuộc đời ngƣời thi sĩ. Vì thế, khi làm thơ HPNT cũng có những quan
niệm nghệ thuật rất riêng.
Ngƣời xƣa từ nhiều góc độ khác nhau đã cảm nhận khá đầy đủ và sâu
sắc đặc tính của cảm hứng thơ. Dấu hiệu trƣớc tiên của cảm hứng thơ là cảm
xúc mãnh liệt, dào dạt hơn bình thƣờng. Ngƣời cầm bút khơng thể dửng dƣng
trƣớc những gì đang diễn ra xung quanh mà cất bút viết nên những dòng thơ
theo mạch cảm xúc. Các sách bàn về nghệ thuật làm thơ đều nhấn mạnh đến
cảm hứng, coi đó là trạng thái tâm lý cơ bản, có vai trị then chốt và bao trùm
trong quá trình cấu tứ cũng nhƣ xây dựng hình tƣợng ngơn từ. Đối với ngƣời
làm thơ, ai ai cũng đều hiểu cảm hứng là nhu cầu bộc lộ tình cảm kết hợp với
năng lực tƣởng tƣợng, liên tƣởng khác thƣờng cộng hƣởng với những điều
kiện thuận lợi khác để sản sinh ra đƣợc một áng thơ hay. Vây, xét về bản chất
thì chính cảm hứng đã thôi thúc mãnh liệt khiến nhà thơ buộc phải viết ra
những điều đang nung nấu cháy bỏng trong lòng:

“Trong khi hứng động vừa đêm tuyết
Ngâm đƣợc câu thần dặng dặng ca”
(Ngơn chí – 3, Nguyễn Trãi)
Cảm hứng vốn là một trạng thái tâm lí đặc biệt, khi đó sức chú ý đƣợc
tập trung cao độ kết hợp với cảm xúc mãnh liệt sẽ tạo điều kiện cho óc tƣởng
tƣợng và năng lực sáng tạo một cách hiệu quả nhất. Trong quá trình sáng tác,
để cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật chân chính, lẽ tất nhiên các nghệ
thuật gia phải trải qua giai đoạn của trạng thái cảm hứng. Thi sĩ cũng không


16

ngoại lệ. Một tác phẩm thơ đƣợc sáng tác mà nhà thơ khơng có cảm hứng thì
khơng đáng nói đến, vì chất nghệ thuật chẳng có là bao. Chính vì vậy, cảm
hứng là khâu quan trọng trong quá trình sáng tác nghệ thuật nói chung cũng
nhƣ thơ ca nói riêng. Ta có thể nhận thấy rõ điều này trong Sang thu của Hữu
Thỉnh: “Bỗng nhận ra hƣơng ổi/ Phả vào trong gió se” cịn “Sƣơng chùng
chình qua ngõ”, thế là có cảm giác “Hình nhƣ thu đã về”. Cảm hứng thu đƣợc
huy động từ các giác quan: Khứu giác (hƣơng ổi), xúc giác (gió se), thị giác
(sƣơng chùng chình). Hai chữ “hình nhƣ” rất tinh tế, nhƣ là một cảm nhận bất
ngờ, nhƣ là nói với lịng mình. “Hình nhƣ” thì cũng có thể là thật, cũng có thể
là hƣ. Mơ màng. Đến hình ảnh cũng mơ màng, hƣ thực: “Có đám mây mùa
hạ/ Vắt nửa mình sang thu”. Cái hay của bài thơ chính là ở cảm hứng về mùa
thu đƣợc biểu hiện qua những tâm trạng, hình ảnh đi giữa hai bờ hƣ thực
này… Nhƣ vậy, cái quyết định thơ hay thơ dở vẫn là cảm hứng. Cảm hứng
quán xuyến, chi phối cấu tứ, hình tƣợng thơ, mở lối cho sự sáng tạo trong thơ.
Cảm hứng chân thành, say mê may ra mới có thơ đạt đƣợc độ chín. Cảm hứng
giả, say mê giả sẽ chỉ có những câu thơ giả, sống sƣợng.
Theo quan niệm của HPNT thơ là phải bắt nguồn từ cảm hứng và cảm
hứng sẽ là mảnh đất cho sự thăng hoa. Với ông, cảm hứng thơ, tự nó đã mang

nhiều tính thần bí, nó bắt nguồn từ đâu và sẽ đi về đâu chúng ta khơng thể giải
thích đƣợc, chỉ có thể dùng một số từ ngữ để miêu tả trạng thái của nó, đó là
đột nhiên tỉnh ngộ, thi tứ tn ra, cây bút nhƣ có thần…Thực tế thì cảm hứng
thơ có tính chất bí ẩn, diệu kì, đặc điểm lớn nhất của nó là khơng hẹn mà đến,
hay đến khơng sao đốn trƣớc đƣợc, cũng không sao cản lại đƣợc. Cho nên,
ông làm thơ xuất phát từ chính cảm hứng nội tại của cái “tâm” và viết nhƣ
một lẽ tự nhiên. Tất cả những rung động của trái tim nghệ sĩ tài hoa, những
suy tƣ trăn trở về con ngƣời, cuộc đời, lẽ sống chết dƣờng nhƣ đã thổi nguồn
cảm hứng trong ông, tạo nên những vần thơ “thăng hoa”. Với nhà thơ, thơ là


17

sự bộc bạch trƣớc hết với bản thân và cảm hứng thơ chính là chất xúc tác để
ơng sáng tạo.
HPNT cũng cho rằng cảm hứng thơ sẽ là yếu tố quan trọng trong quá
trình sáng tác của mỗi nhà thơ. Bởi với tính chất thần bí, cảm hứng thơ sẽ đến
một cách đột nhiên, trƣớc những cái bình thƣờng chƣa nắm bắt đƣợc lại bất
ngờ “thấu thị” và sự vật đƣợc chiếm lĩnh sâu sắc, tinh tế, toàn diện. Cộng
hƣởng với những rung cảm tinh tế của trực giác thi sĩ, cảm hứng sẽ mở đƣờng
cho những sáng tạo thẩm mỹ trong thơ. Cảm hứng thơ đƣợc nảy sinh trong ý
thức và tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên tâm hồn của thi sĩ làm nảy sinh
những tình cảm chân thành. Cảm hứng thơ vừa là cuộc hành trình nhọc nhằn,
vừa là sự nghỉ ngơi thƣ thái trong tâm hồn nhà thơ, khơi dậy sự sáng tạo bằng
niềm say mê, bằng tất cả niềm hứng khởi. Chính vì thế, nó sẽ nâng giấc tâm
hồn thi sĩ với những khát khao đƣợc chinh phục, khám phá những ngọn nguồn
sâu kín để từ đó giãy bày qua những vần thơ, con chữ.
Nói cách khác, HPNT ý thức rõ tầm quan trọng của cảm hứng thơ. Ơng
cũng ví một cách rất độc đáo rằng thơ có cảm hứng sẽ là “ngón tay lƣợm
đƣợc cả trời”. Theo ông, cảm hứng thơ không chỉ cần thiết mà cịn đóng vai

trị quan trọng đối với việc sáng tác thơ. Cảm hứng sẽ là nhân tố gieo vào mỗi
ngƣời những rung cảm để sáng tạo nghệ thuật, để có thể viết nên những vần
thơ đích thực:
“Tơi còn ngọn nến hao gầy
Chảy nhƣ nƣớc mắt từ ngày sơ sinh
Tơi xin em chút lịng thành
Cài lên một phiến u tình làm hoa”
(Địa chỉ buồn)


18

Cảm hứng thơ đƣa ngƣời làm thơ đến với thơ và những rung động thật
sự. Có cảm hứng, thơ sẽ có hồn cốt, từ đó làm nên sức sống của tác phẩm. Và
khi cảm hứng chân thực đƣợc xuất phát từ những trực cảm sâu lắng nơi trái
tim thi sĩ sẽ mở ra đƣợc con đƣờng đến với sự sáng tạo nghệ thuật.
Hiểu và nhận thức rõ đƣợc tầm quan trọng của cảm hứng thơ, HPNT
càng nuôi khát vọng và không ngừng phấn đấu trong bút lực để thơ thực sự là
điểm tựa của tâm hồn, của con ngƣời, là nơi chắt chiu tiếng lịng, bộc lộ cảm
xúc:
“Vẽ tơi một nữa mặt ngƣời
Nửa kia mê muội của thời hoang sơ
Vẽ tôi nghe tiếng mơ hồ
Bàn tay em vỗ bên bờ hƣ khơng
Vẽ tơi một đóa bơng hồng
Tàn phai từ bữa em cầm trên tay
Vẽ tơi một nét mơi cƣời
Một dịng nƣớc mắt, một đời phù du”.
(Vẽ tôi)
1.2.2. Thơ là sự trở về “căn - nhà - ở - đời” của nó

Theo quan niệm mĩ học thì nỗi buồn là “cái đẹp trong sự đổ vỡ” của nó.
Thơ chính là cái đẹp nhƣng khi trong thơ không ẩn chứa nỗi buồn thì cũng
có nghĩa nó đã đánh mất cái “bùa dun” quyến rũ nội tại. Do vậy, cái đẹp
đƣợc bảo tồn trong nỗi buồn, nỗi buồn là hiện thân của cái đẹp. Nỗi buồn
nâng cao tâm hồn con ngƣời. Nỗi buồn ở đây không phải là biểu hiện của sự
yếu đuối, ủy mị, mà trái lại chính là sức mạnh của nhân tính, sức mạnh của
cái đẹp. Thấu hiểu vẻ đẹp tồn triệt ấy của nỗi buồn nên HPNT ln gắn thơ
với nỗi buồn nhƣ một quan niệm riêng của bản thân trên con đƣờng đi vào
những chân trời thơ.


19

Với HPNT, thơ đƣợc tạo ra từ nỗi buồn. Thơ ông đƣợc khai sinh từ
chính khối cảm xúc buồn của bản thân mình. Ở đó, cái tơi của HPNT đƣợc
sống đúng với những rung cảm sâu lắng của bản thể. Và thơ ra đời trên chất
liệu chủ đạo là nỗi buồn. Ơng cho rằng, hành trình đến với thơ khơng chỉ là
một hành trình đƣợc vun vén bởi những cảm hứng mà còn là sự trở về đúng
nghĩa bản chất thơ. Cổ nhân có câu: “Thơ chính là viết về cái đau, cái thốn,
cái cảm của con ngƣời trƣớc hoàn cảnh”. Vì vậy, bản chất của thơ cũng đã
hàm chứa nỗi buồn. Hiểu đúng bản chất của nỗi buồn trong thơ, ta sẽ nhận
thấy hình nhƣ cái buồn, cái đau thƣơng lại là nét đẹp thanh cao và trong sạch.
Xuất phát từ quan niệm ấy, nỗi buồn trở thành thi liệu để HPNT sáng
tạo và thơ là nơi để ông diễn tả nỗi buồn. Không phải ngẫu nhiên mà ông
đƣợc mệnh danh là “nhà thơ của nỗi buồn”. Bởi lẽ, vẻ đẹp của nỗi buồn
không chỉ là nội hàm thơ ơng phản ánh, mà nó cịn là ánh quang tốt ra từ tinh
thần, từ quan niệm và góc nhìn căn bản của thơ ơng. Trong nỗi đau, nó vẫn
tốt lên vẻ điềm tĩnh, vẻ đẹp ở miền tinh thần còn vƣơng víu. Điều đó minh
chứng cho quan niệm nghệ thuật đã đƣợc thẩm thấu, nghiệm sinh của nhà thơ
với toàn bộ mọi khía cạnh mà ơng cảm nhận, phản ánh sau những nếm trải và

thức ngộ. Nhƣng HPNT không chú tâm nhiều về câu chữ, không chạy theo
những cái "mốt" của hình thức thơ, khơng phụ thuộc thơ truyền thống hay
hiện đại, mà dùng thơ để diễn tả vẻ đẹp toàn triệt của nỗi buồn, cốt sao mỗi
bài thơ là mảnh đất bay lên của lời ca, sự chiu chắt của tình u thƣơng, dù là
trong nỗi cơ đơn, trống vắng đến hoang lạnh của ông về nỗi niềm thân phận.
Mối quan tâm đau đáu, thƣờng trực trong thơ ông vẫn là con ngƣời và cuộc
đời. Vì thế, ngay cả ở những câu thơ, những bài thơ buồn nhất, vẫn vọng lên
từ trong sâu thẳm của nó tiếng thì thầm, vẫn thấy tốt lên ở đó vẻ đẹp của nỗi
buồn.


20

Mục đích cuối cùng của nhà thơ ln hƣớng tới là vẻ đẹp và HPNT
cũng không ngoại lệ. Song, ông đã vƣợt thoát ra những cái đẹp vốn dĩ hiện
hữu bình thƣờng mà tìm đến cái đẹp tiềm ẩn trong nỗi buồn để đƣợc sống với
nỗi buồn:
“Trên kỉ niệm giận hờn
Có ngơi sao chiều tím
Là mơi em cuối xuống
Trên mình anh, vết thƣơng”
(Bài ca sao)
Trong trạng thái chống chếnh tỉnh thức đó, HPNT đã hái đƣợc những
câu thơ đẹp từ nỗi buồn. Khi sống đúng với nỗi buồn, cảm và hiểu bản chất
của nó, ngƣời nghệ sĩ sẽ biết tự chủ để quay trở về bản thể của ngọn lửa tâm
hồn âm thầm cháy trong mạch tƣ duy của mình. Tỉnh táo và sâu lắng, nỗi
buồn mang ý nghĩa thật mơng lung, khơng cùng.
Với một cách nhìn khác, thơ với HPNT cần phải “trở về căn- nhà- ở đời là nỗi buồn”. Nỗi buồn đƣợc nhìn nhận một cách sâu sắc và nâng lên
thành triết lí. Đó chính là vẻ đẹp của những nỗi đau và khát vọng đời thƣờng.
Buồn cũng nhƣ một thực thể gắn với con ngƣời, với cuộc đời. Chính trong nỗi

buồn, con ngƣời ta mới thật sự chiêm nghiệm đƣợc đủ đầy những giá trị cuộc
sống. Nhờ có nỗi buồn mà “con ngƣời ta khát sống tốt đẹp hơn”. Do đó, thơ
một khi trở về đúng với “căn nhà” của nó sẽ đánh thức ở ngƣời đọc sự đồng
cảm, trăn trở, sự suy tƣ của những trải nghiệm. Những câu thơ quay về đúng
với bản chất nhƣ thế sẽ thực sự có ý nghĩa với con ngƣời.
Bằng chất thơ là nỗi buồn HPNT đã bộc lộ quan điểm của ông về thơ.
Buồn vẫn là căn nhà mà thi sĩ trú ngụ. Bản thân nhà thơ làm thơ khi cô đơn
cùng cực. Nỗi buồn là một ám ảnh đơi khi nhƣ định mệnh. Ơng có khá nhiều
bài thơ đào sâu hiện thực tâm trạng, thể hiện nỗi buồn ở nhiều dáng vẻ khác


×