Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trang phục của dân tộc Khơme

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.85 KB, 5 trang )

Trang phục của dân tộc
Khơme


Đối với người Khơme, trang phục không chỉ để mặc mà cịn phải thỏa mãn cả về
mỹ thuật, tín ngưỡng và tâm linh.

Trang phục dân tộc Khơ Me
Tùy theo từng hoàn cảnh khác nhau mà người phụ nữ Khơme lựa chọn cho mình
những bộ trang phục truyền thống khác nhau. Cũng giống như nhiều dân tộc thiểu
số khác, trang phục truyền thống của phụ nữ Khmer khá cầu kỳ và màu sắc rực rỡ.
Đó là sự kết hợp hài hịa giữa áo tầm vơng (cịn gọi là áo cổ vịng), vận xà rông và
“sbay” cùng với những hạt cườm, hạt kim sa lấp lánh được đính trên nền hoa văn
tinh xảo. Áo tầm vông thường được dệt bằng tơ tằm hay chỉ kim tuyến với nhiều
họa tiết hoa văn khác nhau, xà rông là một mảnh thổ cẩm rộng khoảng 1m, dài
3,5m khi mặc thì cuốn lại che nửa người phía dưới. Để tơn thêm nét dịu dàng uyển
chuyển đầy nữ tính trong bộ lễ phục này khơng thể thiếu “Sbay” - một loại khăn
lụa mềm mại được cuốn chéo từ vai trái xuống bên sườn phải.


Trang phục dân tộc Khơ Me trong ngày hội
Điểm nổi bật trên trang phục truyền thống của người phụ nữ Khơme là bao giờ
cũng đính hạt cườm hay kim sa sáng lấp lánh kết hợp với hoa văn tinh xảo, thêm
vào đó là gam màu khá sặc sỡ... càng làm tăng thêm vẻ đẹp của trang phục.
Trong những ngày lễ, tết, người dân Khơme thường diện trang phục chủ yếu là
màu vàng. Đây là màu gợi khơng khí hội hè, cũng là màu sắc chủ đạo trong trang
trí kiến trúc tôn giáo truyền thống thường gặp trong các ngôi chùa Phật giáo.
Để làm nên bộ trang phục dân tộc đặc sắc, người Khơme có kỹ thuật nhuộm khá
tinh tế gọi là “tkat”và “batik” khiến vải vóc, tơ lụa bóng mà màu sắc không phai.
Váy của phụ nữ Khơme được dệt bằng chất liệu tơ tằm, sợi bông hoặc chỉ kim
tuyến, kết hợp rất nhiều hoa văn và họa tiết.


Người Khơme quan niệm để được khoẻ mạnh cần đeo vào cổ tay hoặc thắt lưng
một sợi dây bùa có gắn một mảnh xương hay nanh vuốt thú dữ như hổ,cá sấu,heo
rừng... để ngăn trừ gió độc, tà ma… do vậy, trang sức là bộ phận rất quan trọng
trên trang phục từ xưa đến nay. Nghề chế tác đồ trang sức hình thành từ rất sớm và
có những sản phẩm độc đáo. Những chiếc vịng cổ, lắc tay có mơtip đa dạng


nhưhình trăng lưỡi liềm, hình thoi, hình trái cây, hình chim, hình thú... được đơng
đảo phụ nữ ưa chuộng và họ coi đây là vật dụng không thể thiếu mỗi khi đi ra
đường.
Biểu hiện rõ nhất trang phục phục truyền thống của người Khơme là trong lễ cưới.
Theo phong tục, chú rể sẽ mặc chiếc “sampơt hơl” có màu đỏ và trang trí hoa văn.
Ngồi ra, chú rể có thể mặc loại áo Khơme ngắn màu đỏ hoặc trắng, cổ đứng, tay
dài, cài 9 cúc ở phía trước. Nơi vai trái vắt dải khăn (khăn kânxail) đeo thêm con
dao cưới (kầm pach) nhằm mục đích múa mở đường trong lễ cưới, để cắt trầu cau
cho cơ dâu dùng, hoặc cịn được giải thích là biểu tượng cho lịng trung thuỷ,sẵn
sàng hy sinh cho tình u (qua sự tích nàng Tiêu,chàng Tum)...

Trang phục dân tộc Khơ Me

Trong khi đó, trang phục truyền thống của cô dâu là chiếc “sampôt” bằng sợi kim
tuyến hay tơ tằm màu đỏ sậm hoặc màu hồng cánh sen sậm, dài đến cổ chân, có dệt
hoa văn cùng chiếc áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở một bên vai (xabây). Một tấm


“sronko” có dạng như chiếc yếm hình bán nguyệt qng phi trước quanh chân cổ,
che phủ hầu hết phần trên của ngực áo.
Ngồi ra, cơ dâu cịn qng xéo ngang ngực tấm khăn hình chữ nhật dệt bằng sợi
kim tuyến rực rỡ. Trên đầu đội mũ cưới quý phái hình tháp nhọn 3 tầng và một
chiếc khăn lộng lẫy “kà păng”. Chiếc mũ của cơ dâu thường có màu đỏ, trang trí

họa tiết sặc sỡ bởi các hạt ngọc trai, hạt xoàn nhân tạo hay thêu hoa cườm xà xung
quanh. Trên mũ cắm tua tủa các cây trâm (sniêk sok) gắn bơng hoa trịn đủ màu
như một rừng hoa khoe sắc (tượng trưng cho tuổi trẻ của cô dâu tươi đẹp như mùa
xuân). Nơi chân mũ gắn hai chuỗi hạt ngọc rũ dài xuống hai bên tai của cô dâu.
Trang phục của cơ dâu Khơme cịn có thêm hoa tai được làm bằng hình cầu, chế
tác bằng đồng thau giống hình dáng của các loại trái cây. Đây có thể là một nét
riêng biệt của dân tộc Khơme mà không phải nơi nào cũng có được.



×