Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bài diễn thuyết "Sự vận hành của nền kinh tế qua các thời kì"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.08 KB, 32 trang )

Douglass C. North
Phiên Dịch: Lê Thủy
*Bài Diễn thuyết tưởng nhớ Alfred Nobel, ngày 9 tháng 12 năm 1993
I
Lịch sử kinh tế là một môn khoa học nghiên cứu sự vận hành của các nền kinh tế qua thời
gian. Mục đích của việc nghiên cứu lĩnh vực này không chỉ nhằm đem lại cho những sự kiện kinh
tế trong quá khứ một cái nhìn mới mà cịn nhằm đóng góp cho lý thuyết kinh tế một hệ thống
phân tích cơ bản. Hệ thống này giúp chúng ta có thể hiểu được những biến đổi kinh tế. Một lý
thuyết động lực kinh tế tương tự như lý thuyết cân bằng tổng thể (general equilibrium theory) sẽ
là một cơng cụ phân tích lý tưởng. Khơng có nó, chúng ta có thể mơ tả những đặc tính của các
nền kinh tế trong quá khứ, kiểm tra sự vận hành của các nền kinh tế ở nhiều thời kỳ khác nhau
song chúng ta không thể có được một sự hiểu biết mang tính phân tích về cách thức mà các nền
kinh tế phát triển qua thời gian.
Lý thuyết động lực kinh tế (theory of economic dynamics) cũng có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh
vực kinh tế phát triển. Khơng có gì huyền bí trong việc lý giải tại sao lĩnh vực kinh tế phát triển
đã không thể tiến triển được trong suốt 5 thập kỷ sau Đại Chiến Thế giới lần II. Lý thuyết tân cổ
điển chỉ đơn thuần là một cơng cụ khơng thích hợp cho việc phân tích và đưa ra những chính sách
đem lại sự phát triển. Lý thuyết này quan tâm đến sự vận hành của thị trường chứ không quan
tâm đến việc thị trường phát triển ntn. Làm sao một người có thể soạn thảo ra chính sách trong
khi chính anh ta lại khơng hiểu gì về q trình phát triển của nền kinh tế? Những phương pháp
mà các nhà kinh tế tân-cổ điển sử dụng lại quá nhấn mạnh vào các chủ đề và đi ngược lại một sự
phát triển như vậy. Ở dạng thức nguyên sơ của nó, lý thuyết tân-cổ điển đem lại cho mình một sự
chính xác tốn học và một phong thái thanh lịch. Nó mơ phỏng một thế giới tĩnh trong đó khơng
hề tồn tại một sự cọ sát, va chạm nào. Khi được áp dụng cho lịch sử kinh tế và phát triển nó tập
trung vào sự phát triển kỹ thuật và gần đây hơn là đầu tư vốn con người trong khi phớt lờ cơ cấu
khuyến khích nằm trong các thể chế. Cơ cấu này quyết định mức độ đầu tư xã hội vào nhân tố kỹ
thuật hay vào nhân tố con người. Trong việc phân tích sự vận hành của nền kinh tế qua thời gian,
lý thuyết này có hai giả định sai lầm: một là các thể chế khơng có vai trị gì trong q trình này và
hai là thời gian cũng không quan trọng đối với sự vận hành của nền kinh tế.



Bài luận này nói về thể chế và thời gian. Nó khơng đem lại cho các bạn một lý thuyết động
lực kinh tế (economic dynamics theory) kiểu như thuyết cân bằng tổng thể (general equilibrium
theory)1 Chúng tơi khơng có kiểu lý thuyết đó. Đúng hơn nó phác thảo sơ lược cho chúng ta một
hệ thống phân tích cơ bản. Hệ thống này có khả năng tăng cường hiểu biết của chúng ta về sự tiến
hoá của các nền kinh tế trong lịch sử. Nó cung cấp những chỉ dẫn cơ bản cho các nhà hoạch định
chính sách trong việc thực hiện nhiệm vụ mà họ đang phải tiến hành. Đó là làm cho nền kinh tế
vận hành tốt hơn. Hệ thống phân tích cơ bản này là một sự cải biên của lý thuyết tân-cổ điển. Cái
nó giữ lại là giả định cơ bản về tình trạng khan hiếm tạo nên cạnh tranh và những cơng cụ phân
tích của lý thuyết kinh tế vi mơ. Cái nó cải biên là giả định về sự hợp lý. Cái nó bổ sung là khía
cạnh thời gian.
Các thể chế tạo thành những cấu trúc khuyến khích của xã hội. Vì thế, các thể chế kinh tế, xã hội
chính là những yếu tố nền tảng quyết định sự vận hành của nền kinh tế. Thời gian liên quan đến
những thay đổi kinh tế và xã hội là một khía cạnh mà mà theo đó sự học hỏi của con người định
hình cho cách thức tiến hố của các thể chế. Điều đó có nghĩa là, niềm tin của mỗi cá nhân, của
các nhóm người, của các xã hội, niềm tin quyết định sự chọn lựa của họ là kết quả học tập kéo dài
không chỉ suốt một đời người hay trong một thời đại mà được tích luỹ qua thời gian và truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác.
Hai phần tiếp theo của bài luận này tơi sẽ dành để tóm lược cơng trình nghiên cứu của tơi và đồng
nghiệp về bản chất của thể chế và cách thức chúng ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế (II)
tiếp đó sẽ nêu những đặc trưng của thay đổi thể chế (III).2 Bốn phần cịn lại mơ tả cách tiếp cận
khoa học ? với quá trình học tập của con người (IV); cung cấp một cách tiếp cận thể chế/? cho
lịch sử kinh tế (V); chỉ ra những gợi ý chính sách mà những cách tiếp cận này đem lại trong việc
tăng cường hiểu biết của chúng ta về quá khứ (VI); và cuối cùng là đưa ra khuyến nghị cho việc
soạn thảo các chính sách phát triển hiện tại (VII).
II
Các thể chế là những cưỡng chế do con người đặt ra để điều chỉnh các mối quan hệ tương tác của
con người. Thể chế bao gồm các cưỡng chế và các đặc tính riêng biệt của việc thi hành những
cưỡng chế này. Trong cưỡng chế có cưỡng chế chính thức (quy định, luật lệ, pháp chế) và cưỡng
chế phi chính thức (chuẩn mực hành vi, tập quán, và các quy tắc đạo đức tự áp đặt). Tất cả những
yếu tố này hợp lại với nhau tạo thành cơ cấu khuyến khích động viên (incentive structure)của các

xã hội và nhất là của các nền kinh tế. Cùng với loại công nghệ sử dụng, thể chế quyết định chi phí
giao dịch và chuyển đổi. Chúng hợp thành một phần của chi phí sản xuất. Chính Ronald Coase
(1960) là người đã đưa ra mối liên hệ quan trọng giữa thể chế, chi phí giao dịch và lý thuyết tâncổ điển. Lý thuyết tân-cổ điển cho rằng thị trường hoạt động có hiệu quả chỉ có được khi khơng
tồn tại phí giao dịch. Chỉ với điều kiện q trình giao dịch diễn ra miễn phí thì các tác nhân tham
gia vào nền kinh tế mới có thể tối ưu hố tổng cầu mà khơng cần phải tính đến những sắp đặt thể
chế. Nhưng một khi phải trả phí cho các giao dịch thì sẽ phải tính đến vai trị của các thể chế. Và
rõ ràng là chúng ta phải chi trả phí cho các giao dịch của chúng ta. Wallis và North (1986) đã
chứng minh trong một nghiên cứu thực nghiệm rằng vào năm 1970 khu vực giao dịch chiếm tới
45% GDP của nền kinh tế. Trong thực tế, các thị trường hiệu quả được tạo ra khi hoạt động mua
đi bán lại trên các thị trường làm cho cạnh tranh đủ mạnh cộng với q trình phản hồi thơng tin


diễn ra hiệu quả đến mức có thể tạo ra những điều kiện gần giống với điều kiện phí giao dịch
bằng 0 của Coase. Lúc đó, các bên tham gia vào nền kinh tế có thể hiện thực hố những khoản lợi
thu được từ buôn bán, trao đổi mà các lập luận của lý thuyết tân-cổ điển đã đưa ra.
Song cần phải đáp ứng được những yêu cầu rất nghiêm ngặt về thể chế và thơng tin thì mới có thể
có được những thị trường hoạt động hiệu quả. Các tác nhân tham gia vào nền kinh tế khi đó phải
biết mục tiêu của mình là gì. Khơng những vậy, họ còn phải biết làm cách nào để đạt được mục
tiêu đó một cách đúng đắn. Nhưng làm sao họ có thể biết được? Câu trả lời hợp lý là mặc dù các
tác nhân tham gia vào nền kinh tế thoạt đầu có thể sử dụng nhiều phương thức sai lệch khác nhau
song q trình phản hồi thơng tin và hoạt động mua đi bán lại để kiếm lời diễn ra trên các thị
trường sẽ sửa đổi những phương thức sai lầm ban đầu đó, xử phạt những hành vi sai phạm. Và
kết quả là những người chơi còn sống sót sẽ có được những cách thức đúng đắn để đạt được mục
tiêu mà họ cần có.
Mơ thức quy tắc thị trường cạnh tranh có một điều kiện cịn nghiêm ngặt hơn. Đó là nếu phí giao
dịch là đáng kể thì các thể chế của thị trường chịu tác động sẽ được thiết kế sao cho có thể xui
khiến các tác nhân tham gia tìm cách có được thơng tin cần thiết hướng dẫn họ sửa chữa sai lầm
của mình. Điều này khơng chỉ có hàm ý là các thể chế sẽ được thiết kế sao cho chúng hoạt động
có hiệu quả. Nó cịn có nghĩa rằng có thể bỏ qua các thể chế này trong phân tích kinh tế vì chúng
khơng đóng một vai trị độc lập nào trong sự vận hành của nền kinh tế.

Đây là những yêu cầu khắt khe hiếm khi được đáp ứng trong thực tế. Thường thì hành động của
một cá nhân được dựa trên những thông tin không đầy đủ. Cá nhân này hành động theo mơ thức
tự mình tạo ra một cách chủ quan. Đa phần những mô thức này là sai lầm và thông tin phản hồi
không đủ để sửa chữa những lỗi lầm đó. Các thể chế khơng nhất thiết phải được tạo ra và thậm
chí cũng khơng thường được tạo ra để hoạt động có hiệu quả về mặt xã hội. Đúng hơn thể chế,
hay ít nhất là những quy định chính thống được tạo ra để phục vụ lợi ích cho một nhóm người
nắm trong tay quyền lực thương thuyết để tạo ra những luật lệ mới. Trong một thế giới khơng có
phí giao dịch, sức mạnh thương thuyết khơng có tác động tới tính hiệu quả của kết quả. Song
trong một thế giới có chi phí giao dịch thì tác động này được ghi nhận.
Đối với thị trường kinh tế người ta có thể tìm thấy một thị trường hội tụ những điều kiện gần
giống với những điều kiện cần thiết để thị trường hoạt động hiệu quả, tuy rất hãn hữu. Cịn đối
với thị trường chính trị thì khơng thể. Lý do thật rõ ràng. Chi phí giao dịch là phí của việc định
giá những gì đã được trao đổi và thực hiện những thoả thuận sau trao đổi. Trong thị trường kinh
tế, thứ đang được định giá là các thuộc tính giá trị, tức là các số đo vật lý hay khía cạnh quyền sở
hữu của hàng hố, dịch vụ. Chúng cũng có thể là hoạt động của các tác nhân tham gia trao đổi.
Tuy quá trình định giá thường là tốn kém song vẫn dựa trên một số chuẩn mực nhất định:các số
đo vật lý phải mang tính khách quan (kích cỡ, cân nặng, màu sắc, v.v.) và các khía cạnh về quyền
sở hữu phải được định nghĩa bằng những thuật ngữ pháp luật. Cạnh tranh cũng đóng một vai trị
quan trọng trong việc giảm chi phí thi hành. Hệ thống tư pháp buộc các bên tham gia phải thi
hành các thoả thuận. Song, cho dù trong quá khứ hay hiện tại thì các thị trường kinh tế ln có
đặc trưng là tính khơng hồn hảo và có chi phí giao dịch cao.
Đánh giá và thi hành những thoả thuận trong các thị trường chính trị cịn là một việc làm khó


khăn hơn rất nhiều. Thứ được đưa ra trao đổi (giữa các cử tri và các nhà lập pháp trong một nền
dân chủ) ở đây là những lời hứa cho các lá phiếu. Cử tri hầu như khơng có động cơ để tìm hiểu
thêm về thơng tin bởi dường như lá phiếu của một cử tri đơn lẻ khơng có mấy ý nghĩa. Việc làm
cho vấn đề trở nên phức tạp hơn sẽ tạo ra tình trạng khơng chắc chắc. Việc thi hành các thoả
thuận chính trị gặp đầy dẫy những khó khăn. Cạnh tranh trong thị trường chính trị kém hiệu quả
hơn rất nhiều so với thị trường kinh tế. Các cử tri có thể được thơng tin một cách đầy đủ về các

chính sách đơn giản, dễ đánh giá và có ý nghĩa quan trọng với cuộc sống thực tế của họ. Song
vượt lên trên những chính sách dễ hiểu đó, thì sự rập khn tư tưởng (như những gì tơi sẽ bàn
luận dưới đây ở phần IV) sẽ thắng thế và định hình hoạt động sau đó của nền kinh tế 3. Chính
cách thức này xác lập và thi hành các quyền sỏ hữu. Bởi vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi
các thị trường kinh tế hoạt động có hiệu quả lại hiếm hoi đến như vậy.
III
Chính mối tương tác giữa các thể chế và các tổ chức đã định hướng cho sự tiến hoá của các thể
chế trong một nền kinh tế. Nếu các thể chế là những luật lệ của một trị chơi thì các tổ chức cùng
những doanh nhân là người chơi. Các tổ chức bao gồm các thực thể chính trị (các đảng phái chính
trị, Thượng viện, một uỷ ban thành phố, cơ quan luật pháp), thực thể kinh tế (công ty, liên đồn
thương mại, trang trại gia đình, hợp tác xã), các thực thể xã hội (nhà thờ, câu lạc bộ, hội điền
kinh), các thực thể giáo dục (trường trung học, đại học, trung tâm hướng nghiệp).
Mỗi tổ chức được thiết lập sẽ phản ánh một cơ hội do ma trận thể chế đem lại. Có nghĩa là nếu
như khung thể chế dung dưỡng một hành động sai trái thì các tổ chức sai trái sẽ mọc lên. Nếu
khung thể chế trọng thưởng những hoạt động sản xuất thì các tổ chức kiểu như các công ty sẽ
xuất hiện để tham gia vào các hoạt động sản xuất.
Thay đổi kinh tế là một quá trình diễn ra một cách liên tục ở khắp mọi nơi, một q trình có lợi.
Nó là kết quả của những lựa chọn của một cá nhân tham gia vào nền kinh tế hay của các doanh
nhân. Trong khi phần lớn các quyết định này là sự lựa chọn được đưa ra hàng ngày (Nelson và
Winter, 1982) thì một số quyết định lại liên quan đến việc thay đổi "các hợp đồng" hiện hành giữa
các cá nhân và các tổ chức. Đôi khi việc ký kết một hợp đồng mới có thể được diễn ra trong
khn khổ cấu trúc hiện tại của quyền sở hữu và các luật lệ chính trị. Song cũng có lúc những
dạng thức ký kết hợp đồng mới đòi hỏi phải thay đổi các luật lệ. Cũng giống như vậy, các chuẩn
mực hành vi chi phối các giao dịch hoặc sẽ được chỉnh sửa dần hoặc sẽ bị mai một dần. Trong cả
hai tình huống thì các thể chế đều đang bị thay đổi.
Sở dĩ sự sửa đổi diễn ra là bởi vì mỗi cá nhân cho rằng họ có thể làm việc tốt hơn nếu tái cơ cấu
các trao đổi (kinh tế hay chính trị). Nguồn gốc của sự thay đổi có thể nằm ngồi nền kinh tế - ví
dụ như một sự thay đổi giá cả hay chất lượng của một sản phẩm cạnh tranh tại một nước tạo ra
những thay đổi trong quan niệm của các doanh nhân trong một nền kinh tế khác về cơ hội kiếm
lời. Song nguồn gốc cơ bản nhất về mặt dài hạn của sự thay đổi là sự học hỏi của mỗi cá nhân và

của mỗi doanh nhân trong các tổ chức. Trong khi sự tị mị vơ thưởng vơ phạt sẽ dẫn đến quá
trình học hỏi thì tốc độ tiếp thu sẽ phản ánh mức độ khốc liệt của cạnh tranh giữa các tổ chức.
Cạnh tranh phản ánh tình trạng khan hiếm mà ở đâu cũng có. Nó thúc đẩy các tổ chức tham gia
vào quá trình học hỏi để tìm cách sống sót. Mức độ cạnh tranh có thể khác nhau. Và trên thực tế,


chúng rất khác nhau. Mức độ độc quyền càng lớn thì các tổ chức càng ít có động cơ để học hỏi.
Tốc độ thay đổi kinh tế là một hàm số của tốc độ tiếp thu. Tuy nhiên hướng đi của những thay đổi
này lại là hàm số của những thành quả mong đợi của việc tiếp thu những loại tri thức khác nhau.
Mô thức tinh thần mà người chơi tạo nên quyết định cách hiểu về các thành quả mong đợi.
IV
Cần phải dỡ bỏ giả định mang tính duy lý làm cơ sở của lý thuyết kinh tế để tiếp cận một cách
xây dựng bản chất của quá trinh học tập của con người. Lịch sử cho thấy rằng các tư tưởng, ý
tưởng, giáo lý, thần thoại hay các định kiến có ý nghĩa quan trọng. Việc hiểu được cách thức tiến
hố của chúng là cần thiết để có thể có được những tiến triển trong việc thiết lập nên một khung
để hiểu được sự thay đổi xã hội. Khung lựa chọn hợp lý giả định rằng mỗi cá nhân biết cái gì là
phục vụ cho lợi ích cá nhân của mình và hành động theo hướng riêng đó. Điều đó có thể đúng
trong trường hợp những cá nhân đưa ra sự lựa chọn trong thị trường phát triển ở trình độ cao và
các nền kinh tế hiện đại 4 song rõ ràng nó là sai lầm khi quyết định được đưa ra trong các điều
kiện không chắc chắn, những điều kiện là đặc trưng của các lựa chọn kinh tế và chính trị đã định
hướng (và tiếp tục định hướng) thay đổi lịch sử:
Nếu… chúng ta thừa nhận một giả định cho rằng người ra quyết định bị hạn chế một cách trầm
trọng về cả tri thức và khả năng vi tính, lúc đó chúng ta phải phân biệt giữa thế giới thực với thế
giới trong quan niệm và cách lý giải riêng của người đó. Lý thuyết của chúng ta phải bao gồm các
quá trình lý giải. Khơng chỉ vậy, lý thuyết của chúng ta cịn phải đề cập đến cả các quá trình tạo
ra sự thể hiện chủ quan của tác nhân tham gia về vấn đề ra quyết định theo hệ thống riêng của
người đó. (Simon, 1986, tr. S210-11)
Chúng ta cần xây dựng một khung phân tích có nguồn gốc từ hiểu biết về q trình học tập của
con người diễn ra ntn. Trước khi có thể xây dựng được một lý thuyết như vậy chúng ta còn rất
nhiều việc phải làm tuy khoa học nhận thức đã có được những bước tiến lớn trong những năm

gần đây. Những tiến bộ này đủ để gợi mở cho chúng ta một cách tiếp cận thăm dò có thể giúp
chúng ta hiểu được q trình ra quyết định trong điều kiện không chắc chắn.5
Học tập đi liền với việc phát triển một cấu trúc để miêu tả những dấu hiệu khác nhau mà các giác
quan tiếp nhận được. Kiến trúc ban đầu của cấu trúc này là mang tính di truyền song những uốn
nắn sau này là kết quả của trải nghiệm của mỗi người. Có thể phân ra làm 2 loại trải nghiệm: trải
nghiệm trong môi trường vật lý và trải nghiệm có được từ mơi trường ngơn ngữ, văn hố, xã hội.
Các cấu trúc này tổ chức các khái niệm của chúng ta và theo dõi ký ức của chúng ta về các trải
nghiệm và các kết quả phân tích. Chúng được phân thành nhiều tầng lớp, từ thấp lên cao. Ngay từ
giai đoạn thơ ấu của mỗi con người, chúng đã bắt đầu phát triển. Dựa trên sự phân tầng này,
chúng ta hình thành những phương thức tinh thần để mô tả và lý giải về môi trường xung quanh,
thường là theo những cách thức phù hợp với một mục tiêu nhất định nào đó. Cả các tầng lớp và
các mơ thức đều phát triển thể hiện những thơng tin phản hồi có được từ những trải nghiệm mới:
có lúc thơng tin phản hồi củng cố các tầng lớp và các mô thức của chúng ta có lúc, nó lại có thể
dẫn tới sự biến đổi, mà ngắn gọn hơn, dẫn tới quá trình học hỏi. Bởi vậy, quá trình tái định nghĩa
các phương thức tinh thần có thể diễn ra liên tục với những trải nghiệm mới, trong đó có việc tiếp


xúc với ý tưởng của người khác.
Lúc này, quá trình học tập của con người phát sinh những điểm khác biệt so với q trình học tập
của các lồi động vật khác (kiểu như con sên biển, một con vật thí nghiệm ưa thích của các nhà
khoa học nhận thức). Đặc biệt, nó khác xa so với những thứ tương tự như máy tính nổi lên như
những đề tài nghiên cứu về trí thơng minh nhân tạo. Có vẻ như trí óc sắp xếp và tái sắp xếp các
phương thức tinh thần, biến chúng từ dạng thức ban đầu cho những mục đích đặc biệt thành trạng
thái trừu tượng hơn sao cho chúng có thể xử lý được thơng tin. Clark và Karmiloff-Smith (1993)
đã sử dụng thuật ngữ tái mô tả trừu tượng (representational redescription) để chỉ quá trình này.
Năng lực khái quát hoá từ cái riêng thành cái chung, khả năng sử dụng những sự vật tương tự là
một phần của q trình tái mơ tả. Chính năng lực này là khởi nguồn của óc sáng tạo. Khơng chỉ
vậy, nó cịn là gốc rễ của các hệ thống tư tưởng và tín ngưỡng làm cơ sở cho những lựa chọn của
con người.6
Một di sản văn hố chung là cơng cụ để giảm bớt những dị biệt trong các phương thức tinh thần

của mỗi cá nhân trong xã hội. Nó cũng là công cụ để truyền đạt những khái niệm có sức gắn kết
tồn xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Trong các xã hội cận đại thì q trình học hỏi văn hố
đem lại cho con người cơng cụ giao tiếp; nó cũng cung cấp một sự lý giải chung cho các hiện
tượng mà các thành viên trong xã hội đó chưa được chứng kiến dưới dạng thức tôn giáo, huyền
thoại và các giáo lý. Tuy nhiên, các cấu trúc tín ngưỡng này khơng chỉ bó hẹp trong các xã hội sơ
khai. Chúng cũng là một cấu phần thiết yếu của các xã hội hiện đại.
Thể chế, ở đây bao gồm cả các luật lệ chính thống và các quy tắc phi chính thức, góp phần làm
biến đổi các cấu trúc tín ngưỡng thành các cấu trúc kinh tế và xã hội. Chúng có mối quanhệ chặt
chẽ với các mô thức tinh thần. Các mô thức tinh thần là sự tái hiện bên trong các hệ thống nhận
thức của mỗi cá nhân tạo ra để miêu tả lại môi trường xung quanh; các thể chế là các cơ chế bên
ngồi (so với trí óc của mỗi người) mà mỗi cá nhân tạo ra để cấu trúc và sắp đặt mơi trường xung
quanh.
V
Khơng có gì đảm bảo rằng sự phát triển của thể chế và tín ngưỡng trong thời gian sẽ đem lại tăng
trưởng kinh tế. Hãy để tôi nêu một vấn đề mà thời gian đặt ra chúng ta bằng một câu chuyện ngắn
của nhận thức/thể chế kể về thay đổi kinh tế/chính trị dài hạn.
Vì các bộ lạc phát triển trong những môi trường khác biệt nên họ hình thành các ngơn ngữ khác
biệt, trải qua các trải nghiệm khác biệt và sử dụng những mô thức khác biệt để lý giải thế giới
xung quanh họ. Ngôn ngữ và các phương thức tinh thần tạo thành những cưỡng chế phi chính
thức xác đinh khung thể chế của bộ lạc. Chúng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới
dạng điều cấm kỵ, huyền thoại hay phong tục và tạo nên sự nối tiếp về văn hố.7
Khi phân cơng lao động càng trở nên chun mơn hố hơn thì các bộ lạc lại tiến hố thành các
nền kinh tế và chính trị. Với kinh nghiệm và học tập khác nhau, các xã hội và nền văn minh đạt
được thành công ở mức độ khác nhau trong việc giải quyết vấn đề kinh tế cơ bản, đó là sự khan
hiếm tài nguyên. Lý do là ở chỗ, khi môi trường ngày càng trở nên phức tạp hơn thì con người


ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn và các cấu trúc thể chế ngày càng phải phức tạp hơn để
có thể thâu tóm được những nguồn lợi tiềm tàng mà trao đổi thương mại đem lại. Quá trình phát
triển này đòi hỏi xã hội phải gây dựng những thể chế cho phép các trao đổi khách quan của mọi

cá nhân diễn ra xuyên suốt thời gian và không gian. Về vấn đề thu lợi từ sự phối hợp này thì khả
năng tạo ra những thể chế cần thiết để thâu tóm các nguồn lợi thương mại có được từ quá trình ký
kết hợp đồng phức tạp hơn thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ mà văn hoá và các kinh nghiệm địa
phương đã tạo ra các thể chế và các hệ thống tín ngưỡng khác biệt. Trong thực tế, phần lớn các xã
hội trong lịch sử đều bị "mắc" trong ma trận thể chế. Kết quả là nó khơng thể tiến hoá thành một
sự trao đổi khách quan cần thiết để có thể đạt được mức năng suất mà tại đó sự chun mơn hố
và phân cơng lao động sẽ tạo nên Của cải cho các Dân tộc (Wealth of Nations).
Điểm mấu chốt của câu chuyện trên chính là thành quả học tập mà con người có được xuyên suốt
thời gian. Trong ngữ cảnh này, thời gian không chỉ bao gồm các trải nghiệm hiện tại, sự học hỏi
mà cịn là kinh nghiệm tích luỹ được của thế hệ trước được cất giấu trong các giá trị văn hoá. Học
tập tập thể - một thuật ngữ mà Hayek đã sử dụng bao gồm những kinh nghiệm đã kiên trì trải qua
thử thách của thời gian. Chúng được thể hiện trong ngôn ngữ, thể chế, công nghệ và lề lối chúng
ta làm việc. Đó là "sự chuyển giao vốn kiến thức chúng ta tích luỹ được trong thời gian" (Hayek
1960: 27). Chính văn hố đã đem lại cho chúng ta chìa khố để hiểu được sự phụ thuộc lối mịn
(path dependence) - một thuật ngữ dùng để mô tả tác động mạnh mẽ của quá khứ đối với hiện tại
và tương lai. Quá trình học tập hiện tại của bất kỳ một thế hệ nào cũng đều diễn ra trong bối cảnh
của các khái niệm có được từ học tập tập thể. Học tập vì thế là một quá trình phát triển liên tục
thấm đẫm văn hoá của một xã hội. Nó quyết định thành quả nhận thức sau này. Song khơng có gì
đảm bảo rằng những kinh nghiệm tích luỹ được trong quá khứ nhất thiết phải tự sửa đổi để giải
quyết những vấn đề mới nảy sinh. Các xã hội bị "mắc kẹt" là những hệ thống tín ngưỡng và thể
chế không đương đầu được và không giải quyết được các vấn đề xã hội phức tạp mới nảy sinh.
Chúng ta cần hiểu nhiều hơn về sự học tập tích luỹ của xã hội. Q trình học hỏi có vẻ như là một
hàm số của (1) cách mà thơng tin có được từ một trải nghiệm thấm vào một cấu trúc tín ngưỡng
nhất định; và (2) những trải nghiệm khác biệt mà các cá nhân và xã hội gặp phải vào những thời
điểm khác nhau. Tỷ suất lợi nhuận mong đợi (tư nhân) của ngành quân sự (thời Trung cổ ờ châu
Âu), của việc theo đuổi và làm thanh sạch một giáo lý tôn giáo (Rome trong và sau thời kỳ
Constantine) hay của việc nghiên cứu để tìm ra một chiếc đồng hồ có thể xác định chính xác vĩ
độ trên biển (trong kỷ nguyên của những chuyến thám hiểm trước đây, hoạt động này đã đem lại
một nguồn lợi lớn) có thể là rất cao.
Động cơ để có được chân tri thức - cơ sở cần thiết tạo nên tăng trưởng kinh tế, chịu sự tác động

của các thưởng và phạt vật chất; về cơ bản chúng cũng chịu sự tác động của độ bao dung xã hội
dành cho những sáng kiến; như đã được thực chứng với một danh sách dài các nhà sáng chế từ
Galileo cho đến Darwin.
Trong khi lịch sử viết một cách tương đối đầy đủ về nguồn gốc và sự phát triển của khoa học thì
nó hầu như khơng đề cập đến mối liên hệ giữa cấu trúc thể chế, hệ thống tín ngưỡng và các lực
khuyến khích hay cản trở việc tìm đến với chân tri thức. Một nhân tố chủ yếu của sự phát triển
của Tây Âu là sự dần dần hiểu được tính hữu dụng của việc ngiên cứu các khoa học thuần tuý.


Các động cơ khuyến khích bên trong hệ thống tín ngưỡng, như đã được thể hiện trong các thể
chế, quyết định sự vận hành của nền kinh tế xuyên suốt thời gian. Cho dù chúng ta có muốn mơ
tả sự vận hành kinh tế ntn đi chăng nữa thì ghi chép lịch sử vẫn là những ghi chép lịch sử. Ghi
chép lịch sử cho thấy, hầu như trong mọi xã hội, quá khứ hay hiện tại thì nền kinh tế đều vận
hành thật viên mãn. Con người bằng những thử nghiệm và sai lầm đã học cách làm cho nền kinh
tế vận hành một cách tốt hơn; Song phải mất đến mười thế kỷ (kể từ cuộc cách mạng kinh tế lần
thứ nhất) quá trình này mới cho kết quả. Khơng những thế, những gì mà nó đem lại vẫn nằm
ngoài tầm với của hơn một nửa dân số thế giới. Hơn thế, những cải tiến hợp lý sự vận hành của
nền kinh tế, ngay cả khi nó được hiểu theo nghĩa hẹp như sự đầy đủ về vật chất là hiện tượng của
một số ít thế kỷ gần đây và mãi cho đến những thập kỷ cuối của thế kỷ 20, chúng vẫn chỉ gói gọn
trong một phần nhỏ của thế giới. Việc lý giải tốc độ và hướng thay đổi của kinh tế là một bài tốn
khó.
Hãy để chúng tôi lấy 24 tiếng đồng hồ trong một ngày tượng trưng cho quãng thời gian mà con
người đã trải qua kể từ khi con người bắt đầu tách khỏi các loài động vật linh trưởng khác (sự
kiện này được chứng minh là đã diễn ra vào khoảng bốn, năm triệu năm trước ở châu Phi). Sau
đó, sự phát triển của nông nghiệp và nếp sống định cư khoảng 8000 năm trước Công Nguyên tại
vùng Crescent màu mỡ đã mở ra một thời kỳ tiến hoá của cái gọi là nền văn minh nhân loại. Cả
quá trình này chỉ diễn ra trong bốn phút cuối cùng của 24 giờ đồng hồ. Trong khoảng thời gian
hai mươi ba giờ năm mươi sáu/năm mươi bảy phút trước đó, con người vẫn sống bằng săn bắt và
hái lượm. Dân số có tăng trưởng song với một tốc độ chậm chạp.
Bây giờ, nếu chúng ta lấy 24 tiếng đồng hồ khác để tượng trưng cho quãng thời gian tiến hoá của

văn minh nhân loại - quá trình này diễn ra cách đây một vạn năm kể từ khi xuất hiện nơng nghiệp
- thì có vẻ như tốc độ thay đổi trong 12 tiếng đầu tiên tương đối chậm cho dù hiểu biết của chúng
ta về khảo cổ học còn hạn chế. Những nhà nhân chủng học trước đây ước tính rằng tốc độ tăng
trưởng dân số sẽ tăng gấp đôi so với thời kỳ trước song tốc độ đó vẫn chậm hơn so với thực tế.
Tốc độ biến đổi tăng tốc vào khoảng thời gian năm nghìn năm trở lại đây cùng với sự hưng thịnh
và suy vong của các nền kinh tế và các nền văn minh. Dân số có thể tăng từ ba trăm triệu thời kỳ
của Christ lên tới tám trăm triệu người vào năm 1750. Đây là một sự tăng tốc đáng kể so với
những tỷ lệ tăng trưởng trước kia. Khoảng thời gian 250 năm cuối cùng, tức là chỉ 35 phút cuối
cùng của 24 tiếng, là khoảng thời gian của tăng trưởng kinh tế hiện đại. Đi liền với nó là hiện
tượng bùng nổ dân số đưa dân số thế giới vượt mức năm tỷ người.
Nếu chúng ta tập trung vào 250 năm cuối cùng này thì chúng ta sẽ thấy tăng trưởng chỉ giới hạn
trong khu vực Tây Âu và những vùng mở rộng của đất nước Anh trong khoảng 200 đến 250 năm.
Tốc độ thay đổi trong mỗi thời đại khác nhau là khác nhau; không chỉ thế, thay đổi cịn diễn ra
khơng có sự định hướng. Điều này không phải chỉ là kết quả của sự suy yếu của một nền văn
minh đơn nhất; rõ ràng là có những thời kỳ trì trệ kéo dài (secular stagnation). Ví dụ gần đây nhất
là khoảng thời gian ngắt quãng giữa giai đoạn cuối của Đế chế La Mã ở phương Tây và sự hồi
sinh của châu Âu xấp xỉ năm trăm sau.
VI


Cách tiếp cận thể chế/nhận thức giúp cho chúng ta điều gì trong việc hiểu biết về nền kinh tế
trong quá khứ? Trước hết cách tiếp cận này cần xét đến ý nghĩa của những vận động thất thường
của nền kinh tế mô tả trong phần trước đây. Các điều kiện kinh tế khơng tự động tiến hố để cho
phép giao dịch chi phí thấp diễn ra trong thị trường khách quan (impersonal market) - thị trường
cần thiết cho một nền kinh tế hoạt động có hiệu quả. Lý thuyết trò chơi (game theory) nêu được
những đặc trưng của vấn đề này. Mỗi cá nhân thường thấy nên hợp tác, trao đổi với một người
khác khi trò chơi được lặp lại, khi người đó có đầy đủ thơng tin về hoạt động của đối thủ trong
những lần chơi trước và khi có ít người tham gia trị chơi. Sự hợp tác này khó có thể được duy trì
nếu như trị chơi khơng được lặp lại (hay khi đó là một trị chơi khơng có tương lai sẽ được tái
diễn hay khi thiếu thơng tin về người cùng chơi, có nhiều người tham gia trò chơi. Việc tạo ra các

thể chế sau này sẽ thay đổi tỷ suất lợi tức/chi phí tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khách
quan (impersonal exchange) là một quá trình phức tạp. Lý do là bởi nó khơng chỉ kéo theo việc
tạo ra các thể chế kinh tế mà còn đòi hỏi các thể chế này phải được hỗ trợ bởi các thể chế chính
trị phù hợp. Chúng ta chỉ bắt đầu tìm hiểu bản chất của tiến trình lịch sử này. Câu chuyện về sự
phát triển của Châu Âu từ một lục địa tương đối lạc hậu thành một đế chế kinh tế hùng mạnh trên
thế giới vào thế kỷ thứ 18 là một câu chuyện về sự tiến hoá dần của các hệ thống tín ngưỡng. Nó
diễn ra trong bối cảnh cạnh tranh giữa các đơn vị kinh tế, chính trị rời rạc tạo ra các thể chế kinh
tế, các cấu trúc chính trị là động lực cho tăng trưởng kinh tế.8 Chúng ta cũng có thể tìm thấy
những trường hợp thành công (như Hà Lan, Anh) và thất bại (như Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha)
ngay trong nội bộ Tây Âu. Chúng phản ánh tính đa dạng của mơi trường tiếp xúc bên ngồi của
các nước này.9
Thứ hai, phân tích thể chế/nhận thức cần phải lý giải sự phụ thuộc lối mịn (path dependence),
một trong những đặc tính nổi bật của lịch sử.Tại sao một nền kinh tế đã một lần tăng trưởng hay
trì trệ lại có xu hướng tiếp tục tăng trưởng hay trì trệ? Đã có những cơng trình nghiên cứu tiên
phong về vấn đề này cung cấp cho chúng ta hiểu biết sâu sắc về nguồn gốc của sự phụ thuộc lối
mòn (path dependence) (Arthur, 1989 và David, 1985). Song vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa
biết. Giả định hợp lý của lý thuyết tân cổ điển giả thiết rằng doanh nhân chính trị của các nền
kinh tế trì trệ có thể đơn giản là thay đổi định hướng của các nền kinh tế bị thất bại. Khơng phải
vì các nhà cai trị khơng nhận thức được về sự vận hành yếu kém của nền kinh tế. Mà đúng hơn là
vì việc xoay chuyển nền kinh tế là một hàm số của bản chất các thị trường chính trị được quy
định bởi các hệ thống tín ngưỡng của các tác nhân tham gia. Ví dụ như quá trình suy thối kéo dài
của Tây Ban Nha kéo nó ra khỏi ánh hào quang của đế chế Hasburg ở thế kỷ 16 sang tình trạng
thảm hại dưới thời Franco ở thế kỷ 20. Quá trình này được đặc trưng bởi thái độ tự mãn kéo dài
và các giải pháp đề xuất kỳ quặc. 10
Thứ ba, cách tiếp cận này sẽ góp phần tăng cường hiểu biết của chúng ta về mối quan hệ tương
tác phức tạp giữa các yếu tố thể chế, cơng nghệ và dân số trong tồn bộ q trình biến đổi kinh tế.
Một lý thuyết hồn hảo về sự vận hành của nền kinh tế phải là một lý thuyết có cách tiếp cận tổng
hợp với lịch sử kinh tế. Chắc chắn chúng ta chưa ghép nối được tất cả các mảnh vụn lại với nhau.
Ví dụ phân tích thể chế và cơng trình mở đường cho lý thuyết nhân chủng học của Robert Fogel
11 cùng những gợi ý của nó cho việc tái đánh giá sự vận hành của nền kinh tế chưa được ghép nối

một cách hồn hảo với nhau. Với thay đổi cơng nghệ cũng vậy. Cần phải gắn kết phân tích thể
chế với những đóng góp quan trọng của Nathan Rosenberg (1976) và Joel Mokyr (1990). Đó là
những khuyến nghị mà hai ông đưa ra trong khi tìm hiểu về động lực và tác động của biến đổi


cơng nghệ mà cho đến nay vẫn cịn ý nghĩa tham khảo. Song nhiệm vụ chính của lịch sử kinh tế
là gắn kết toàn bộ những nhánh riêng rẽ này của q trình nghiên cứu.
VII
Với cơng cụ phân tích của trường phái tân cổ điển, chúng ta không thể lý giải được sự hưng thịnh
và suy vong của Liên Xô và chủ nghĩa Cộng sản quốc tế. Song chúng ta cần phải lý giải những
vấn đề phát triển đương đại với cách tiếp cận thể chế/nhận thức. Để làm được như vậy, tức là đưa
ra được một khung phân tích để hiểu rõ về thay đổi kinh tế, chúng ta phải xét đến những khuyến
nghị sau của cách tiếp cận này:
1. Nó là hỗn hợp của luật lệ chính thống, chuẩn mực phi chính thức, và đặc điểm thực thi những
chuẩn mực này tạo nên sự vận hành của nền kinh tế. Trong khi các luật lệ chính thức có thể thay
đổi ngay lập tức thì các chuẩn tắc phi chính thức thường chỉ thay đổi dần dần. Sở dĩ một thay đổi
mang tính cách mạng sẽ khơng bao giờ cách mạng đúng như mong ước của những người cổ x
cho nó là bởi tính "chính đáng" của luật chính thống lại do các chuẩn mực phi chính thức quy
định. Thường thì sự vận hành của nền kinh tế sau thay đổi này khác xa so với mong đợi. Và một
nền kinh tế vận dụng những luật lệ của một nền kinh tế khác sẽ vận hành không giống với nền
kinh tế đầu tiên áp dụng những luật lệ đó bởi nó có những chuẩn mực và cơ chế thi hành khác.
Bài học rút ra là việc chuyển giao thành cơng những luật lệ kinh tế và chính trị của các nền kinh
tế thị trường phương Tây cho Thế Giới Thứ Ba và các nền kinh tế Đông Âu không đủ để tạo ra
được những nền kinh tế vận hành tốt. Tư nhân hóa khơng phải là một phương thuốc bách bệnh để
khắc phục tình trạng vận hành yếu kém của nền kinh tế.
2. Các thể chế chính trị góp phần quan trọng trong việc định hình cho sự vận hành của nền kinh tế
bởi nó định ra và thi hành những luật lệ kinh tế. Bởi vậy, một bộ phận quan trọng của chính sách
phát triển là phải thiết lập nên những thực thể chính trị tạo ra và thực thi quyền sở hữu một cách
có hiệu quả. Tuy nhiên, chúng ta hầu như khơng có hiểu biết gì về việc làm cách nào để tạo ra
chúng khi mà mơn kinh tế chính trị mới (kinh tế thể chế mới áp dụng cho chính trị) phần lớn lại

tập trung vào Hoa Kỳ và các thực thể chính trị phát triển. Có một nhu cầu cấp thiết phải nghiên
cứu các thực thể chính trị dành cho Thế Giới Thứ Ba và Đơng Âu. Nhưng dù sao thì những phân
tích trên đây cũng cho chúng ta những khuyến nghị sau:
a. Các thể chế chính trị chỉ ổn định khi nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức có lợi trong việc duy
trì các thể chế đó.
b. Vì chính mơ thức tinh thần của các tác nhân tham gia vào nền kinh tế định hướng cho các lựa
chọn nên muốn cải cách thành cơng thì phải thay đổi cả thể chế và hệ thống tín ngưỡng.
c. Xây dựng những chuẩn mực hành vi có tác dụng hỗ trợ và hợp


Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001
GEORGE A. AKERLOF*
Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ.
Phiên Dịch: Hồ Phương Trang
ĐƯỜNG PHILLIPS VÀ NAIRU
Có lẽ mối quan hệ vĩ mô riêng lẻ quan trọng nhất là đường Phillips. Đường Phillips "giá-giá"
liên kết tỷ lệ lạm phát với tỉ lệ thất nghiệp, tỉ lệ lạm phát mong đợi, và những biến số ảnh
hưởng tới tổng cung, như là giá dầu lửa hoặc lương thực. Sự cân bằng giữa lạm phát và thất
nghiệp ẩn trong mối quan hệ này định rõ "tình trạng khả thi" cho chính sách tiền tệ và vì thế
đóng vai trị quyết định trong cơng thức của nó. Đường Phillips lần đầu tiên được đánh giá
cho nước Anh, 39 sau đó là cho Hoa Kỳ 40 và nhiều nước khác nữa.41
Nền tảng của Đường Phillips là đường cung và đường cầu. Phillips chỉ ra rằng khi cầu cao và
tỉ lệ thất nghiệp thấp, thì cơng nhân có thể thương lượng để mức lượng danh nghĩa tăng cao
hơn so với khi cầu giảm và thất nghiệp thì tăng. Chính sách giá cả của các công ty chuyển lạm
phát tiền lương (được điều chỉnh cho phù hợp với năng suất) thành lạm phát giá cả. Vì vậy,
đối với những người hoạch định chính sách, sự cân bằng lâu dài tồn tại giữa lạm phát và thất
nghiệp.
Vào cuối những năm 60, Milton Friedman (1968) và Edmund Phelps (1968) đã thêm vào một
lời khuyên mới vô cùng quan trọng. Họ chỉ ra rằng những công nhân quan tâm và thoả thuận
về mức lương thực tế, chứ không phải là mức lương danh nghĩa: những công nhân thường hy

vọng và nhận được bồi thường cho lạm phát mong đợi sau đó thoả thuận từ đó, họ yêu cầu
mức lương thực tế cao hơn khi tỉ lệ thất nghiệp giảm. Một lần nữa, chính sách giá cả chuyển
lạm phát tiền lương thành lạm phát giá cả.
Kết quả của sự chuyển đổi nhỏ này theo kết luận - khi cơng nhân địi tăng mức lương thực tế,
khơng phải danh nghĩa - là rất lớn: thay thế cho sự cân bằng kéo dài giữa thất nghiệp-lạm
phát, hiện tại chỉ có một tỉ lệ thất nghiệp "tự nhiên" duy nhất phù hợp với lạm phát ổn định.
Cùng với việc thương lượng "mức lương thực tế", đường Phillips dài hạn - sự kết hợp giữa
thất nghiệp/ lạm phát phù hợp với sự cân bằng giữa lạm phát thực tế và lạm phát mong đợi thẳng đứng bởi vì có một và chỉ một tỷ lệ thất nghiệp - "tỉ lệ tự nhiên" - mà tại đó lạm phát
thực tế và lạm phát mong đợi phù hợp
Để hiểu được tại sao đường Phillips dài hạn lại thẳng đứng, hãy tưởng tượng rằng một ngân
hàng trung ương cố gắng thơng qua chính sách tiền tệ để giữ cho tỉ lệ thất nghiệp dưới tỉ lệ tự
nhiên. Cung với thị trường lao động chặt chẽ một cách khác thường, những công nhân yêu cầu
tăng mức lương danh nghĩa cao hơn lạm phát mong đợi (cộng số lương thực tế thông thường
vào sự tăng năng suất. Các công ty lần lượt thông qua việc tăng giá trị liên đới đối với giá cả,
cốt để lạm phát vượt q những gì cơng nhân lúc đầu tham gia khi họ thương lượng. Với tỉ lệ


thất nghiêpẹ dưới mức tự nhiên, lạm phát thực tế vì thế vượt quá lạm phát mong đợi.
Trước kia, những công nhân đã bị lừa gạt. Bởi vậy, thời gian qua, lạm phát mong đợi và lạm
phát lần lượt tăng mạnh. Với tỉ lệ thất nghiệp được giữ dưới mức tỉ lệ tự nhiên, kết quả là lạm
phát tăng hơn hết. Giống như vậy, mơ hình Friedman-Phelps dự đốn rằng một ngân hàng
trung ương cố gắng giữ tỉ lệ thất nghiệp trên mức tỉ lệ tự nhiên một cách vô hạn định cuối
cùng thường gây ra lạm phát tăng nhanh chóng. Chỉ có tỉ lệ thất nghiệp tự nhiên là gây ra lạm
phát ổn định.
Các nhà kinh tế chấp nhận giả thuyết tỉ lệ tự nhiên một cách đặc biệt ngay sau khi nó được
đưa ra bởi Friedman và Phelps vào cuối những năm 60. Ba lý do khiến giả thiết này được ưu
ái là: Đầu tiên, nó đã giải thích một cách xuất sắc lạm phát và thất nghiệp vào những năm 60
và 70. Tại thời điểm tỉ lệ thất nghiệp thấp vào cuối những năm 60, lạm phát tăng tới mức lạm
phát mong đợi, thay đổi lạm phát thất nghiệp ngắn hạn cân bằng. Vì thế những năm 70 bắt
đầu bằng một cân bằng lạm phát thất nghiệp ít thuận lợi hơn nhiều so với những năm 60.

(Các nhà phân tích đã bỏ qua những lời giải thích hợp lý là khi lạm phát tăng, như nó đã từng
tăng vào cuối những năm 60, việc thương lượng tiền lương và định giá cả bắt đầu lưu tâm tới
lạm phát mong đợi, điều này trước kia đã bị bỏ qua.) 42 Thứ hai là những đánh gia theo lối
kinh nghiệm của đường Phillips đã đưa ra những hệ số của những lạm phát trước kia mà tổng
của chúng không khác về mặt thống kê so với số 1. Kết luận được đưa ra là những điều kiện
lạm phát trễ trong bản đánh giá như thế phù hợp với lạm phát mong đợi, điều này tự động đi
ngược lại với trung bình của lạm phát trước kia, và một kết luận nữa là hệ số của lạm phát
mong đợi trong việc quyết định tỉ lệ lạm phát hiện tại là bằng 1. 43 Cuối cùng là các nhà kinh
tế học có khuynh hướng chấp nhận những giả thuyết dựa vào lý trí khơng có giá trị, mặc dù
chỉ chấp nhận bằng những thử nghiệp với sức mạnh tương đối thấp. 44
Các nhà kinh tế học không nên chấp nhận giả thuyết tỉ lệ tự nhiên quá vội vã. Có rất nhiều lý
do cả về mặt lý thuyết cũng như thực hành để nghi ngờ về giả thuyết này. Về mặt lý thuyết,
giả thuyết tỉ lệ tự nhiên nhắc tôi nhớ tới một cuốn sách với quy tắc tự đặt về cách ăn kiêng
thông thường. Theo như quy tắc tự đặt đó, đối với mỗi 3200 calo dư thừa chúng ta ăn, chúng
ta tăng lên 1 pound. Và với mỗi 3200 calo chúng ta thiếu thì chúng ta giảm đi 1 pound. Điều
này khiến tôi tưởng tượng ra hai anh em sinh đôi. Một trong hai anh em ăn vừa đủ để giữ cho
trong lượng của anh ta đều đều. Còn người kia ăn nhiều hơn 100 calo bánh quy mỗi ngày. Nếu
như quy tắc tự đặt là đúng thì sau một năm người ăn bánh quy sẽ năng hơn người kia 11
pound. Sau một thập kỷ anh ta sẽ nặng hơn 110 pound. Và năm mươi năm sau, nếu anh ta có
thể sống lâu như thế, anh ta sẽ nặng hơn 550 pound.
Như tất cả mọi người mong đợi, quy tắc tự đặt đã bị sụp đổ khi được áp dụng suốt một
khoảng thời gian dài: sự thể hiện chính xác hơn của mối quan hệ giữa trọng lượng và calo chỉ
ra rằng việc duy trì cân nặng cao hơn địi hỏi phải có một lượng calo dư thừa. Thật may mắn
là trọng lượng của hai anh em sinh đôi sẽ không khác nhau mãi mãi. Cũng giống như vậy,
phỏng đốn của tơi là ít nhất đối với tỉ lệ thất nghiệp, lạm phát sẽ tiệm cận với giá trị bất biến
hơn là tăng hay giảm một cách vô hạn định. Lý luận như vậy hồn tồn có thể sai, nhưng sai
sót từ phép loại suy của cuốn sách ăn kiêng theo quy luật tự đặt đã cảnh báo cho chúng ta biết


rằng giả thuyết tỉ lệ tự nhiên có vẻ hơi kỳ cục. Tại tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, dự đốn của

Friedman/Phelps về lạm phát tăng nhanh dường như hồn tồn hợp lý và thích hợp. 45 Nhưng
tơi nghi ngờ về tính khả thi của lý thuyết khi tỉ lệ thất nghiệp cao.
Sự nghi ngờ của tôi liên quan tới giả thuyết tỉ lệ tự nhiên được ủng hộ bởi một thực tế mang
tính kinh nghiệm chỉ ra rằng tính khả thi của nó khơng thể áp dụng được ở khắp mọi nơi. Tỉ lệ
thất nghiệp tại Hoa Kỳ trong những năm 30 hiển nhiên là vựơt quá - chắc chắn là vượt quá - tỉ
lệ tự nhiên hợp lý. Theo như giả thuyết tỉ lệ tự nhiên, giảm phát giá cả tăng nhanh trong suốt
cả một thập kỷ. Điều đó đã khơng xảy ra.
Giá cả giảm xuống một thời gian, nhưng lạm phát ngừng lại sau năm 1932; không có lạm phát
nào đáng kể trong suốt mười năm qua, mặc dù tỉ lệ thất nghiệp rất cao. Bằng chứng này chỉ ra
rằng, ít nhất sau một thời gian, khi tỉ lệ lạm phát thấp trong khi mức độ thất nghiệp lại cao, thì
giả thuyết tỉ lệ tự nhiên sẽ bị sụp đổ. Một thất bại như thế sẽ không quá quan trọng đối với
một lý thuyết bắt nguồn từ những quan sát thực tế, nhưng nó tạo ra một vết rạn cho mối quan
hệ bắt nguồn từ những yếu tố cơ bản, những yếu tố được chấp nhận bởi vì chúng được cho
rằng sẽ tồn mãi mãi và tồn tại ở khắp mọi nơi.
Bằng chứng của những năm 30 không phải là duy nhất. Nền kinh tế hiện đại để lộ ra những
đặc tính giống nhau. Ví dụ, Pierre Fortin ước lượng là từ năm 1992 tới năm 2000, nền kinh tế
Canada trải qua gần 12 điểm của tỉ lệ thất nghiệp nhiều hơn ước lượng 8% của NAIRU. 46
Cùng thời gian đó, lạm phát trung bình rất thấp 1 ½ phần trăm một năm. Theo như lý thuyết tỉ
lệ tự nhiên, trung tâm của lạm phát giảm nên giảm xuống khoảng chừng 6 phần trăm vì đánh
giá cơ bản của đường Phillips là ½. Thay vào đó, lạm phát vào thời kỳ đó giảm xuống chỉ cịn
0.1 phần trăm.
Bằng chứng thuộc toán kinh tế chỉ ra rằng lý thuyết tỉ lệ tự nhiên nằm ở bãi cát hơn là năm ở
trong đá. Đánh giá tại những thời điểm khác nhau về tỉ lệ tự nhiên chỉ ra rằng nó thay đổi theo
thời gian; nhưng thậm chí ngay cả khi tính tới những thay đổi đó, những đánh giá của quá
trình tỉ lệ tự nhiên đã đưa ra những lỗi lầm có chất lượng cao. Staiger, Stock và Watson (1997)
ước tính một khoảng tin cậy 95% cho tỉ lệ tự nhiên Hoa Kỳ lên tới 5 phần trăm; tỉ lệ này cao
gấp ba lần sự chênh lệch chuẩn của tỉ lệ thất nghiệp tại Hoa Kỳ suốt 50 năm qua.
Trong những nghiên cứu gần đây, William Dickens, George Perry và tôi đã phát hiện ra hai
giả thuyết dựa trên hành vi, trái ngược lại với mơ hình tỉ lệ tự nhiên, đã đưa ra một sự cân
bằng ổn định giữa thất nghiệp và lạm phát tại thời điểm thất nghiệp đủ cao và tỉ lệ lạm phát

thấp. Giả thuyết đầu tiền là "Keynes thuần tuý": công nhân phản đối và các công ty hiếm khi
lợi dụng, cắt giảm mức lương danh nghĩa. Giả thuyết thứ hai liên quan tới vai trò của lạm phát
kỳ vọng trong thương lượng mức lượng: chúng ta tranh luận rằng, tại thời điểm lạm phát rất
thấp, môt số lượng rất lớn các công nhân không coi lạm phát đủ quan trọng để ảnh hưởng tới
những quyết định của họ. Tuy vậy, khi lạm phát tăng, những tổn hại của việc bỏ qua nó cũng
tăng lên, và vì thế một số lượng lớn các cơng ty và cơng nhân lưu tâm tới nó khi thương lượng
mức lương.
Kết luận của Keynes rằng những công nhân phản đối việc cắt giảm mức lương danh nghĩa là


hoàn toàn phù hợp với sự hiểu biết theo trực giác của họ về tâm lý. Kết luận cũng đồng ý với
lý thuyết tâm lý học và các bằng chứng. Lý thuyết triển vọng thừa nhận rằng những cá nhân
đánh giá những thay đổi trong hoàn cảnh của họ theo lợi ích hay thiệt hại của họ dựa theo một
số điểm nhất định. Bằng chứng chỉ ra rằng những cá nhân đó đã quan tâm quá nhiều vào việc
làm thế nào để tránh thiệt hại chứ không hề quan tới việc làm sao để tăng thêm lợi ích.
Kahneman và Tversky đã chứng minh rằng rất nhiều kết quả thực nghiệm trái ngược với việc
tăng lợi nhuận tới tột cùng có thể làm hợp lý hố bằng lý thuyết kỳ vọng.
Phía sau sự không linh động của tiền lương là một mối liên hệ tự nhiên của lý thuyết kỳ vọng
nếu như tiền lương hiện tại được chấp nhân bởi công nhân sau khi họ đã liệu tính những mất
mát và lợi nhuận. Ủng hộ quan điểm này, Shafir, Diamond và Tversky (1997) tìm thấy trong
một bản thăm dị ý kiến rằng, cơ cấu tinh thần của từng cá nhân không chỉ được định nghĩa
theo ngôn ngữ thực tế được đưa ra bởi những nhà kinh tế học cổ điển mà còn thể hiện một vài
ảo ảnh tiền tệ.
Rất nhiều tài liệu nghiên cứu theo lối kinh nghiệm chỉ ra rằng tiền lương thực tế là rất khó
khăn. Sử dụng những dữ liệu theo báo cáo, Card và Hyslop (1997) và Kahn (1997) nhận ra
rằng những thay đổi trong phân bổ tiền lương danh nghĩa không đối xứng xung quanh số 0.
Fortin tìm thấy những thay đổi tiền lương rất lạ tại điểm không theo dữ liệu của Canada. Từ
năm 1992 tới 1994, khi lạm phát tại Canada là 1.2 phần trăm và tỉ lệ thất nghiệp trung bình
khoảng 11.0 phần trăm, chỉ có khoảng 5.7 phần trăm của hiệp định hợp nhất khơng điều chỉnh
theo giá sinh hoạt có mức lương năm đầu tiên bị cắt giảm, trong khi đó 47 phần trăm có mức

tiền lương ổn định. 47
Trong những cuộc phỏng vấn chi tiết tại Connecticut, Bewley nhận ra rằng những người quản
lý chỉ sẵn sàng cắt giảm mức lượng danh nghĩa như là một phương sách cuối cùng. 48 Để điều
tra xem liệu các cơng ty có cắt giảm tổng bồi thường thông qua việc cắt giảm lợi nhuận trái
ngược lại với cắt giảm tiền lương, Lebow, Saks và Wilson kiểm tra ngành kinh doanh của
từng cá nhân được kiểm sốt bởi Chỉ số chi phí của việc thuê nhân công: họ nhận ra rằng cắt
giảm lợi nhuận chỉ là một sự thay thế rất nhỏ đối với việc cắt giảm tiền lương. 49 Sử dụng số
liệu của Thuỵ Sỹ Fehr và Goette phát hiện ra rằng thậm chí lạm phát thấp trong một khoảng
thời gian 7 năm và tăng năng suất thấp khơng làm tăng tính thường xuyên của việc cắt giảm
tiền lương. 50
Tại thời điểm lạm phát thấp, sản lượng và lạm phát sẽ cân bằng trong một thời gian dài nếu
như có một sự phản đối với việc cắt giảm tiền lương. Không giống như mơ hình của
Friedman-Phelps, trong đó sự cân bằng như thế này là rất ngắn ngủi, việc lạm phát tăng trong
một thời gian dài (nếu nó gần tới điểm khơng) sẽ dẫn đến tình trạng thất nghiệp giảm đáng kể
và sản lượng tăng nhiều hơn. 51 Trình tự đi như sau:
Trong cả thời điểm tốt cũng như không tốt, một vài công ty và ngành kinh doanh làm việc tốt
hơn những người khác. Tiền lương cần phải được điều chỉnh lại để phù hợp với sự khác nhau
trong vận mệnh kinh tế. Trong thời gian lạm phát vừa phải và sản lượng tăng, tiền lương có
thể dễ dàng điều chỉnh cho phù hợp. Những cơng ty khơng may mắn có thể tăng tiền lương họ
trả ít hơn mức trung bình, trong khi đó những cơng ty may mắn khác có thể trả cho công nhân


của họ trên mức trung bình. Tuy nhiên, nếu sản lượng tăng ít (như thời kỳ từ đầu những năm
70 cho tới giữa những năm 90 tại Hoa Kỳ) và khơng có lạm phát thì các cơng ty cần cắt giảm
tiền lương thức tế của họ , việc này chỉ có thể làm được bằng cách cắt giảm tiền lương của
những người làm công cho họ.
Dưới những kết luận thực tế về tính dễ thay đổi và sự tương quan theo chuỗi của những đột
biến trong cầu thông qua các cơng ty, tính thường xun cần thiết của việc cắt giảm tiền lương
tăng cũng nhanh như việc lạm phát giảm. Ác cảm về phía cơng ty khi lạm dụng việc cắt giảm
mức lương theo danh nghĩa dẫn tới việc tăng tỉ lệ thất nghiệp lâu dài. Bởi vì mức lượng thực

tế tại điểm lao động được cung cấp cao hơn mức việc làm thì lạm phát sẽ thấp, tỉ lệ thất
nghiệp phù hợp với lạm phát ổn định tăng khi lạm phát giảm xuống những mức độ thấp hơn.
Spillovers đưa ra một tác động của việc làm chung thay đổi trong những cơng ty đó bị ép buộc
bởi sự bất lực của họ trong việc cắt giảm tiền lương. Vì thế, lợi ích của giảm phát ít là nó "bơi
thêm dầu nhớt cho bánh xe của thị trường lao động". Sự bắt chước của một mơ hình với
những đột biến và ác cảm về phía cơng ty đối với việc cắt giảm tiền lương danh nghĩa gợi ý
rằng, với những thông số thật được lựa chọn, sự cân bằng giữa lạm phát và thất nghiệp rất khó
khăn tại thời điểm lạm phát thấp, trong khi đó sản lượng tăng cũng thấp.
Ví dụ, một sự giảm sút lâu dài trong lạm phát từ hai phần trăm một năm xuống tới điểm
không sẽ dẫn tới một sự tăng lâu dài trong tỉ lệ thất nghiệp xấp xỉ hai phần trăm.52 Đánh giá
của đường Phillips đối với Hoa Kỳ sau Thế chiến thứ II, tương xứng với mơ hình bắt chước
vưa được mơ tả, đưa ra những kết quả giống nhau.
Khi đường Phillips được đánh giá được sử dụng để mô phỏng theo lạm phát đã trải qua vào
những năm 30, sự việc này rất giống với lạm phát thực sự mà Hoa Kỳ đã trải qua trong thời
kỳ kinh tế trì trệ. 53 Sự đóng giả có thể so sánh được về mơ hình tỉ lệ tự nhiên, trái lại, chỉ ra
lạm phát tăng rất nhanh vào những năm 30.
Một giả thuyết khác về thái độ cũng tạo ra sự cân bằng ổn định giữa lạm phát và tỉ lệ thất
nghiệp ở mức làm phát thấp. Giả thuyết này dựa trên quan điểm rằng lạm phát không tăng vọt
khi ở mức thấp, những sự thay đổi mức giá có thể xảy ra trong tương lai được bỏ qua trong
khi thoả thuận tiền công. 54 Với sự cạnh tranh độc quyền và tiền lương hiệu dụng, việc bỏ qua
lạm phát khi nó đang ở mức thấp là hợp lý.55 Nghiên cứu tâm lý học về những sự khác nhau
nổi trội cũng như ngiên cứu về nhận thức tâm lý đều cho thấy con người thường bỏ qua những
sự thay đổi không quan trọng đối với quyết định của họ.56 Các nhà kinh tế lượng ước tính
bước thay đổi của Phillips mà tạo khả năng cho lạm phát trong quá khứ ảnh hưởng tới lạm
phát hiện tại khi lạm phát ở mức cao nhiều hơn khi làm phát ở mức thấp phù hợp với giả
thuyết rằng: ở mức lạm phát cao, tổng hệ số của lạm phát xảy ra trong quá khứ gần với một. 57
Ở mức lạm phát thấp, tổng hệ số gần với khơng.Cũng giống như vậy phép phân tích hồi quy
sử dụng kết quả tính tốn của cuộc điều tra về lạm phát kỳ vọng như một chỉ sổ độc lập đưa ra
hệ số về lạm phát kỳ vọng ở mức cao sẽ cao hơn khi lạm phát ở mức thấp. 58 Rõ ràng, khi thời
kỳ lạm phát ở mức cao và thấp kết hợp để ước tính một mơ hình phi tuyến của ảnh hưởng của

lạm phát kỳ vọng chúng ta thấy rằng ảnh hưởng của chúng phụ thuộc vào những thời kỳ lạm


phát trước đó.
Một biểu hiện của việc nghiên cứu kinh tế vĩ mô dựa trên hành vi về mức lạm phát rất thấp
dẫn tới hậu quả lâu dài là mức thất nghiệp cao và mức năng suất thâp, có mối quan hệ mật
thiết với các chinh sách tiền tệ. Hầu hết chúng ta đều cho rằng ngân hàng trung ương rất cẩn
trọng, bảo thủ và an tồn. Nhưng tơi lại thấy rất nhiều ngân hàng trung ương giống như nhưng
tay lái xe liều lĩnh: dể tránh những nguy cơ lạm phát trong hiện tại, họ lái xe sát vào lề đường,
giữ mức lạm phát quá thấp và mức thất nghiệp quá cao. Trong những năm 1990, Canada có
mức lạm phát rất thấp và một khoảng cách thất nghiệp chưa từng thấy - gần bốn phần trăm với Mỹ. 59 Châu Âu cũng có tỉ lệ thất nghiệp cao và mức lạm phát rất thấp. Nhật Bản còn tiến
xa hơn với giảm phát. Các ngân hàng trung ương làm theo những quyển sách giáo khoa về giả
thuyết tỉ lệ tự nhiên cần nghe theo lời khuyên của Oliver Cromwell của Quốc Hội thuộc nhà
thờ Scotland:" Tôi van xin những người trong lịng Chúa hãy nghĩ có thể các bạn đã mắc sai
lầm." Đây không phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi mà cuộc điều tra đầu tiên về nhận
thức tâm lý sử dụng lời trích dẫn này để chứng minh cho một sai lầm phổ biến: đó là quá tư
tin.60
TIẾT KIỆM
Việc mọi người thường tiết kiệm quá ít là một chuyện phổ biến. Để bù vào thiệt hại này, hầu
hết chính phủ các nước phát triển đều dành một khoản lớn cho người già lúc về hưu. Thêm
vào đó, rất nhiều ơng chủ địi hỏi và bao cấp đóng góp lương hưu cho người làm cơng. Thậm
chí với những bước tiến này, hầu hết mọi người vãn cho rằng tài sản tài chính của hầu hết các
hộ gia đình đều ít hơn rất nhiếu so với mức họ cần để duy trỉ mức tiêu dùng khi về hưu.
Đối với ngành Tân kinh tế học cổ điển, tiết kiệm quá nhiều hay qua ít, giống như thất nghiệp
khơng tự nguyện, là một việc không thể thực hiện được, một sự trái ngược rõ ràng với các giả
thuyết của kinh tế học hiện đại. Bởi vì tiết kiệm là kết quả của sự tối đa hoá độ thoả dụng của
từng cá nhân, nó phải, do thiếu các ngoại hưởng, đúng. Ngược lại, kinh tế học vĩ mô dựa trên
hành vi đã phát triển các công cụ lý thuyết và các chiến lược dựa trên kinh nghiệm để nâng
cao hiểu biết về hành vi thay đổi theo thời gian kiểu như thế này.
Một cuộc cải cách mang tính lý thuyết then chốt cho phép những phân tích hệ thống về hành

vi thay đổi theo thời gian là một sự công nhận rằng các cá nhân có thể tổi đa hố hàm thoả
dụng mà đã được tách ra khỏi những gì được coi là tượng trưng cho " phúc lợi thực sự". Một
khi sự phân biệt này được chấp nhận, "tiết kiệm quá ít" trở thành một khái niệm có nghĩa. Tư
tưởng này được minh hoạ bằng huyền thoại những con lemmut. Người ta tin rằng cứ một vài
năm một lần những con lemmut lại tập họp đông đủ để tham gia vào một cuộc tử hành mà kết
thúc bằng việc chúng đều nhảy xuống biển.62 Những hành vi của lemmut chứng tỏ một sự
phân biệt chung giữa các nhà tâm lý học, nhưng sự phân biệt này không xảy ra giữa các nhà
kinh tế. Trừ phi Chúa hiển linh bất ngờ trong lần nhảy xuống nước, độ thoả dụng và phúc lợi
được đưa ra bởi mỗi hàm, nhưng chúng tối đa hoá lấn nhau.
Nghĩ về điều này: quan điểm phổ biến về tiết kiệm, rằng mọi người tiết kiệm quá ít cũng được
miêu tả tương tự. Việc quyết định liệu mọi người tiết kiệm quá nhiều hay quá ít liên quan tới


việc hỏi xem liệu con người, giống như nhưng con lemmut, có một chức năng có ích miêu tả
lợi ích của chúng, nhưng tối đa hố lợi ích của những con khác. 63 Những dẫn chứng này đưa
ra những khác biệt lớn lao giữa hai khái niệm. Những tỉ lệ phủ định cao của việc giảm thời
gian là cần thiết cho việc giải thích tỉ lệ thu nhập. 64 Tuy nhiên, kết quả các phiếu điều tra về
việc cân bằng tiết kiệm tiêu dùng cho thấy mọi người cho rằng họ cần phải tiết lộ về tỉ lệ giảm
giá ở mức có lợi trên trung bình một chút.65
Hàm triết khấu hyperbolic được sử dụng trong ngiên cứu sự lựa chọn tiết kiệm theo thời gian,
có thể được sử dụng để hình thức hố sự phân biết giữa hàm thoả dụng miêu tả hành vi tiết
kiệm thực sự và hàm thoả dụng tính tốn lợi ích thu được từ những hành vi trên. Hàm
hyperbolic giải quyết những khó khăn con người gặp phải khi điều khiển bản thân.
Ngược lại, theo tỉ lệ chiết khấu giảm theo hàm mũ mà được coi là học thuyết tân cổ điển, hàm
hyperbolic cho rằng tỉ lệ chiết khấu từng được sử dụng để đánh giá sự đánh đổi giữa sự suy
giảm của các thời kỳ cận nhau khi cột thời gian kéo dài: các cá nhân sử dụng tỉ lệ chiết khấu
cao để đánh giá những sự lựa chọn mà yêu cầu một sự đánh đổi, hi sinh ngay lập tức để đạt
được thành quả trong tương lai và tỉ lệ chiết khấu thấp hơn khi một sự hi sinh như vậy bị trì
hỗn tới tương lai. Vì vậy, họ kiên nhẫn khi đưa ra những quyết định địi hỏi việc trì hỗn tiền
thù lao khi những sự hi sinh này bị trì hỗn; nhưng lại thiếu kiên nhẫn trong việc trì hỗn tiền

thù lao trong một thời gian ngắn. Bởi vì mức tiêu thụ hiện tại tăng vọt nhanh hơn trong mức
tiêu thụ trong tương lai, các cá nhân chần chừ đối với việc tiết kiệm. Hàm hyperbolic thống
nhất với những phát hiện có tính thử nghiệm: Chủ thể con người và con vật thường muốn trì
hỗn tiền thù lao trong tương lai hơn là thực hiện điều nay ngay lập tức.
Hai hình thức của việc trì hỗn này gây ra bới chiết khấu hyperblic. "Trì hỗn ngây thơ" xảy
ra khi các cá nhân nhận định không chinh xác là hàm thoả dụng của họ sẽ khác đi trong tương
lai. Họ cũng dự đoán một cách sai lầm rằng mặc dù hôm nay tăng vọt nhưng ngày mai sẽ
khác. Họ không thể thấy rằng bản thân ngày mai và hơm nay khác nhau, vì vậy ngày mai cũng
sẽ tăng vọt như hôm nay một khi nó đã tiến gần thêm một bước. Những người hay chần chừ
một cách ngây thơ tin tưởng một cách sai lầm rằng họ sẽ an toàn (ăn kiêng, tập thể dục, bỏ
thuốc lá…) ngày mai, mặc dù họ không làm như vậy hôm nay và họ thấy ngạc nhiên rằng
những sự hi sinh bị trì hỗn hơm nay cũng sẽ lại bị trì hỗn ngày mai. Theo như hệ thống
những từ chuyên ngành của O'Donoghue và Rabin (1999), những người chần chừ ở dạng
phức tạp hơn gọi là preproperation. Những người này có những sự kỳ vọng đúng đắn về tương
lai của họ. Họ nói với bản thân: khơng có lý do nào để trì hỗn việc phải làm trong ngày hôm
này nếu như ngày mai sẽ đặc biệt tăng vọt. Nếu ngày mai đặc biệt tăng vọt thì tơi sẽ sử dụng
tất cả những gì tơi đã gác sang một bên ngày hơm nay khi nó cũng đã đặc biệt tăng vọt. Vì vậy
tơi sẽ khơng thực hiện việc hi sinh trong ngày hôm nay.
Laibson sử dụng chiết khấu hyperbolic như là một yếu tố căn bản của một chương trình điều
tra về hành vi tiết kiệm và chính sách. Với đồng tác giả Repettp và Tobacman (1998) ông đã
mô phỏng những ảnh hưởng của các chương trình ưu đãi thuế khác nhau trong một thể giới
mà những người tiêu dùng là những người hay trì hỗn. Họ đánh giá rằng những ảnh hưởng
tích cực đối với phúc lợi xã hội có được do những thay đổi nhỏ trong ưu đãi để giữ lại những
gì đã làm giảm sự trì hỗn. Do cơng trình này, những quy định về thuế thúc đẩy các kế hoạch


tiết kiệm 401 (k) đã thay đổi. Nếu các công ty lựa chọn, cơng nhân hiện tại có thể tự động
được nhận và tự động và mặc nhiên được công nhận sự đóng góp. Việc thực hiện những kế
hoạch này đã giúp tăng đáng kể tỉ lệ tham gia và kế hoạch và nhiều công nhân tiếp tục duy trỉ
những đóng góp của họ ở mức ngầm định.67

Bên cạnh sự phổ biến của chương trình bảo trợ xã hội và một số chương trình khác mà "bắt
buộc" người tiêu dùng phải tiết kiệm, bằng chứng rõ ràng nhất của việc tiết kiệm ít có lẽ là
việc quan sát thấy rằng, khi nghỉ hưu, trung bình các cá nhân giảm đáng kể mức tiêu dùng.68,
Trên thực tế, mức tiêu dùng sau khi nghỉ hưu giảm khơng liên tục.69 Những người có nhiều
của cải hơn và thu nhập cao hơn giảm mức tiêu dùng ít hơn rất nhiều. Phát hiện này khó lý
giải với vịng mức sống và mơ hình chiết khấu theo hàm mũ.70
Thaler và Benartzi (2000) đã xem xét lại một kế hoạch tiết kiệm để vượt qua xu hướng hay trì
hỗn của cơng nhân và kiểm tra điều này qua thí nghiệm ở cơng ti cỡ trung bình: người làm
công được mời tham gia một kế hoạch tiết kiệm mà theo đó họ được chọn trước khoản tiền
lấy tử khoản tăng lương để cho vào tiết kiệm. Thống nhất với chiết khấu hyperbolic nhưng
khơng thống nhất với mơ hình hàm mũ tiêu chuẩn, các công nhân chọn khoản tiết kiệm tương
đối khiêm tốn từ khoản tăng lương tương lai. Trong một thời gian ngắn, tỉ lệ tiết kiệm trung
bình đã tăng gấp đôi.71
THỊ TRƯỜNG TÀI SẢN
Học Thuyết Chung của Keynes là tác phẩm khởi xướng viết về quan điểm tài chính hiện đại
dựa trên hành vi của thị trường tài sản. Theo phép ẩn dụ của Keynes " đầu tư chuyên nghiệp
có thể cũng giống như những cuộc thi trên báo ở đó những đối thủ cạnh tranh phải chọn ra sáu
khuôn mặt đẹp nhất từ một trăm bức ảnh, giải thưởng được trao cho người mà có lựa chọn gần
với sự lựa chọn của phần lớn những người tham gia và cuộc thi nói chung."72 Vì vậy thị
trường chứng khoán thay đổi rất nhanh và cũng phản ứng nhanh với tin tức. Quan điểm này
về thị trường chứng khốn ngượi với mơ hình thị trường có hiệu quả ở đó giá cổ phiếu đo
lường giả trị hiện tài của những sư trở lại trong tương lại phù hợp với rủi ro.
Đầu những năm 1980 Robert Shiller tiến hành một bài kiểm tra trực tiếp về giả thuyết về tính
khơng ổn định q mức của Keynes. Ơng lý luận rằng nếu giả cố phiếu thực sự là giá trị dự
báo của lợi tức kỳ vọng trong tương lai, chúng sẽ ít đa dạng hơn những lợi tức được chiết
khấu. Suy nghĩ của Shiller là một ứng dụng trực tiếp của nguyên tắc số liệu đơn giản. Nếu dự
báo thới tiết có quá nhiều sai lệch so với thời tiết thực sự thì dự báo thới tiết đó cần bị loại bỏ.
73 Sử dụng số liệu về giá cổ phiếu và cổ tức của Mỹ trong 100 năm qua, 74 ơng tìm thấy
chính xác những gỉ mà Keynes đã mong muốn: độ lệch chuẩn của giả cố phiếu (đã được giảm
khuynh hướng) lớn hơn năm lân so với độ lệch chuẩn của cổ tức được chiết khấu (đã được

giảm khuynh hướng). Những kết quả này được tái khảng định trong những bài kiểm tra phức
tạp hơn mà cho phép chính xác tính chất khơng tĩnh tại của cả giả cổ phiếu và giá trị triết khấu
hiện tại của cổ tức.75
Bất chấp những kết quả của những bài kiểm tra có phương sai, sự tin tưởng vào thị trường
hiệu quả được củng cố bằng những kết quả dựa trên kinh nghiệm như việc tìm ra một loạt sự


tương quan không nổi bật của lợi tức dựa trên số liệu hàng tháng.76 Việc phủ nhận giả thuyết
rằng lợi tức có sự tương quan theo sê-ri với nhau cho thấy thị trường chứng khoán chuyển
biến theo những yếu tố gần với bứơc ngẫu nhiên. Để đáp lại, Summers (1986) đưa ra một mơ
hình về "thị hiếu nhất thời" - vói một loạt độ lệch có tương quan vói nhau của thị trường hoàn
hảo - những bài kiểm tra về tương quan hàng loạt có luỹ thửa rất thấp: luỹ thừa của những bài
kiểm tra này thấp tới mức phải cần tới số kiệu của 5000 năm trước khi nó có thể phân biệt 50
phần trăm của thời gian với giả thuyết bước ngẫu nhiên và một thị hiếu nhất thời có thể đẩy
giá cổ phiếu lên 30 phần trăm so với mức 35 phần trăm cơ bản của thời gian.77
Vượt xa việc xác lập của sự tồn tại của tính dễ biến động cao, Shiller cũng kiểm tra những
nguyên nhân có thể. Trong Irrational Exuberance (1999), ơng kiểm tra những tin tức về sự sôi
sục của thị trường cổ phiếu những năm 1990 và giải thích tại sao ý tưởng về một "thời đại
mới" ở cả thị trường tại chính và nền kinh tế thực sự được phổ biến rộng rãi. Khi giá cổ phiếu
tăng, mantra của "nền kinh tế mới" được chuyển từ người này sang người khác, các nhà đầu
tư cá nhân hành động theo quan điểm của giới truyền thông, giới truyền thông luôn luôn
khuếch đại ảnh hưởng của những quy tắc kinh tế cơ bản như là internet lên năng suất. Những
ảo tưởng về thị trường cổ phiếu như thế rất phổ biến; chúng xảy ra ở rất nhiều nước khác nhau
và thường qua một quá trình lịch sử.
Thực chất, bản ghi chép của Kindleberger về chứng cuồng loạn và hoang mang và lịch sử của
Galbraith về tác phẩm Great Crash năm 1929 được coi như là một tác phẩm tiền nhiệm xuất
sắc sau Irrational Exuberance
Thực chất, bản tường trình về chứng điên cuồng và thần kinh không ổn định của Kindleberger
và lịch sử của tác phẩm Great Crash của Galbraith vào năm 1929 là tác phẩm tiền nhiệm lỗi
lạc trước tác phẩm Irrational Exuberance. Chuyên đề thứ hai theo kinh nghiệm chỉ ra rằng

những nghi ngờ về tính hợp lý của thị trường cổ phiếu vẫn là một câu hỏi khó trả lời về lợi tức
cổ phần . Trong suốt hai trăm năm qua, lợi tức trên cổ phần cao hơn đáng kể so với lợi tức của
trái phiếu. Ví dụ, từ năm 1802 tới năm 1998 lợi tức thực tế của chỉ số cổ phần thị trường là 7.0
phần trăm so với 2.9 phần trăm đối với một sự đảm bảo tương đối an toàn. 78 Trong suốt 75
năm qua, từ năm 1926 tới năm 2000, lợi tức thực tế là 8.7 phần trăm đối với cổ phần trái
ngược lại với 0.7 phần trăm đối với trái phiếu, một khoảng cách là 8.0 phần trăm.
Khoảng cách này rất lớn: Siegel và Thaler (1998) tính tốn rằng một sự đầu tư $ 1,000 thực
hiện cách đây 75 năm sẽ sinh lợi lên tới $12,400 đối với trái phiếu và $884,000 đối với cổ
phần. Khoảng cách này quá lớn tới mức sự bác bỏ hợp lý là một món súp vịt: Cùng với việc
tăng lợi nhuận tới tột cùng, lợi nhuận cận biên của tiêu dùng ngày nay nên bằng với lợi nhuận
phụ thêm mong đợi ngày mai từ những dữ liệu của ngày hôm nay. Điều kiện này ngụ ý nói
rằng tiền lãi cổ phần nên bằng với tích số của hệ số rủi ro và hiệp phương sai giữa sự tăng
trưởng của tiêu dùng và lợi tức lên giá cổ phần. Tuy nhiên, đối với một vài giá trị của hệ số rủi
ro, tích số này nhỏ hơn rất nhiều so với lợi nhuận cổ phần, vì thế nó đã loại bỏ hành vi tiêu
dùng theo lý trí. Sự loại bỏ này được biết tới như là một câu đố về lợi nhuận của cổ phần. 79
Một bằng chứng khác về tính khơng hợp lý của giá cổ phần lấy từ dữ liệu phân tích chéo.
Cũng giống với việc tìm ra chuỗi dữ liệu theo thời gian của Shiller về tình khơng ổn định dư


thừa gắn liền với nghịch đảo số trung bình của tỉ số giá cả/tiền lãi cổ phần, De Bondt và
Thaler (1987) đã tìm ra nghịc đảo số trung bình của tiền lãi cổ phần theo cách phân tích chéo:
một danh mục vốn đầu tư được tạo bởi 50 người chiến thắng cao nhất cách đây năm năm góp
phần khơng nhỏ giới thiệu nên chỉ số trung bình thị trường, trong khi đó, danh mục vốn đầu tư
của 50 người thất bại thảm hại lại có ích hơn là chỉ số thị trường. Những sự việc bất bình
thường khác trong thị trường cổ phiếu, như là việc giá cổ phần giảm 20% chỉ trong một ngày
vào tháng Mười năm 1987 khi thiếu những thông tin quan trọng cũng khiến cho moi người
nghi ngờ về giả thuyết thị trường hiệu quả. 80
Tài sản khơng chỉ là quan trọng vì lợi ích của chính nó, chúng cịn quan trong bời vì chunggs
ảnh hưởng tới nền kinh tế vĩ mơ, thơng qua ít nhất là ba kênh.
Đầu tiên, giá trị của của cải ảnh hưởng tới sự giàu có, và vì thế ảnh hưởng tới tiêu dùng.

Thứ hai, giá của của cải đang hiện hành liên quan tới giá của tư bản mới - chỉ số q của Tobin ảnh hưởng tới đầu tư vì đầu tư có thể coi như là một sự bn chứng khốn giữa vốn cổ phần
mới và những tun bố đối với những tài sản hiện hành tương đương. 81
Cuối cùng, giá trị tài sản ảnh hưởng tới những may rủi mà các cơng ty có thể phá sản. Những
công tư gần tới ngưỡng phá sản nhận thấy thật sự khó khăn, nếu khơng muốn nói là khơng
thể, mượn tiền, và vì vậy thường tìm trước những cơ hội đầu tư mang lại lợi nhuận cao. 82


KINH TẾ VĨ MÔ DỰA TRÊN HÀNH VI và HÀNH VI KINH TẾ VĨ MÔ
Bài diễn thuyết đoạt giải, ngày 8 tháng 12 năm 2001
GEORGE A. AKERLOF*
Khoa kinh tế, Đại học Berkeley, California, CA 94720-3880, Hoa Kỳ.
Phiên Dịch: Hồ Phương Trang
SỰ NGHÈO KHỔ VÀ TÍNH ĐỒNG NHẤT
Nếu sự phân phối thu nhập là một chủ đề trong kinh tế học vĩ mơ, như là nhiều người đã
thừa nhận, thì kinh tế học dựa trên hành vi cũng đưa ra những hiểu biết thấu đáo về
những vấn đề kinh tế vĩ mô vẫn đang tồn tại suốt một thời gian dài mà Hoa Kỳ đang phải
đối mặt: sự chênh lệch trong thu nhập và điều kiện xã hội giữa mật độ người da trắng
chiếm đa số và người gốc Phi chiếm thiểu số. Khi tài sản kế thừa là cả chế độ chiếm hữu
nô lệ và sự phân biệt chủng tộc đối với người Mỹ da đen thì cảnh nghèo nàn vẫn đè nặng
lên những người Mỹ gốc Phi.
Tỉ lệ nghèo nàn của người Mỹ gốc Phi là 23.6 phần trăm vào năm 2000 gần gấp ba tỉ lệ
của người da trắng là 7.7 83. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 1/8 dân số nhưng những người
Mỹ gốc Phi lại chiếm gần 1/ 4 hộ nghèo của tất cả Hoa Kỳ. 84 Thực tế cịn khác hơn rất
nhiều so với những gì con số thống kê này đưa ra bởi vì vấn đề của những người Mỹ gốc
Phi nghèo nhất này không đơn thuần chỉ là cảnh nghèo túng. Chúng còn bao gồm sự
tăng cao mạnh mẽ trong tỉ lệ tội phạm, ma t, nghiện rượu, chửa hoang, hộ gia đình chỉ
có phụ nữ làm chủ và sống dựa vào tiền trợ cấp. Những con số thống kề về tình trạng tù
tội chỉ ra rằng những vần đề này ảnh hưởng tới một phần đáng kể trong bộ phận những
người Mỹ gốc Phi. Ví dụ như, khoảng 4.5 phần trăm đàn ơng da đen đang bị bỏ tù. 85 Tỉ
lệ đàn ông da đen phải vào tù cao hơn tỉ lệ này ở người da trắng theo một hệ số là tám

trên một. 86 Và những rủi ro trong đời của một người đàn ông trẻ tuổi da đen phải vào tù
lên tới 1/ 4. 87
Theo quan điểm của chúng tơi, vì lý thuyết kinh tế chuẩn mực có thể giải thích cho hành
vi tự huỷ diệt như vậy nên Rachel Kranton và tơi đã phát triển những mơ hình, dựa vào
quan sát xã hội và tâm lý để hiểu những bất lợi dai dẳng của người Mỹ gốc Phi. Lý
thuyết của chúng tơi nhấn mạnh vai trị của tính đồng nhất và những quyết định do từng
cá nhân đưa ra về việc họ muốn là ai. Theo lý thuyết của về cảnh nghèo túng của những
người thiểu số, những tầng lớp và chủng tộc trong xã hội bị tước quyền sở hữu phải đối
mặt với một sự lựa chọn Hobbesian.
Một khả năng có thể xảy ra là lựa chọn một sự đồng nhất thích hợp với văn hố vượt
trội. Nhưng sự đồng nhất như vậy phù hợp với nhận thức rằng sự chấp nhận đầy đủ của


tất cả các thành viên về văn hoá vượt trội là không thể xảy ra. Sự lựa chọn như thế cũng
có thể làm hao tổn tâm trí đối với bản thân mình vì nó liên quan tới việc là một ai đó
"khác"; gia đình và bạn bè, những người cũng ở bên ngồi văn hố vượt trội cũng có thể
có những quan điểm tiêu cực đối với một người không theo quy tắc của tổ chức. Vì vậy,
những cá nhân có thể cảm thấy rằng họ khơng thể "vượt qua" một cách đầy đủ.
Mỗi một sự đồng nhất đều có liên quan tới những quy định cho hành vi lý tưởng. Trong
trường hợp tính đồng nhất đối lập lại, những quy định này thường được định nghĩa dưới
dạng những gì khơng phải la văn hố vượt trội. Vì những qui định của văn hố vượt trội
xác nhận "tính tự thi hành", những điều trong văn hoá đối lập lại thường mang tính tự
huỷ diệt. tính đồng nhất của văn hố đối lập có thể dễ dàng hơn trong cái tơi bản ngã,
nhưng cũng có thể làm suy yếu về mặt kinh tế và thân thể.
Lý thuyết dựa trên tính đồng nhất về sự bất lợi phù hợp với mọi bằng chứng. Ví dụ, nó
đã tìm ra được những nghiên cứu bởi những tác giả như là Anderson (1990), Clark
(1965), Du Bois (1965), Fraizier (1957), Hannerz (1969), Rainwater (1970), và Wilson
(1987, 1996). Đọc bất kỳ tiểu sử nào của một người Mỹ gốc Phi nào: vũ điệu không
thoải mái giữa chấp nhận và phản bác ln ln giữ vị trí trung tâm sân khấu.
Lý thuyết đồng nhất về tình trạng nghèo khó của những người thiểu số có những quan hệ

mật thiết với chính sách xã hội đi trệch từ những điều bắt nguồn từ lý thuyết tân cổ điển
chuẩn mực. Ví dụ, lý thuyết kinh tế chuẩn mực về tình trạng tội phạm và trừng phạt hoàn
toàn dùng lý lẽ để biện hộ cho sự ngăn cản việc chiến đấu chống lại tội ác: hãy đẩy
nguyên tắc lên thật cao, như bang California đã từng làm cùng với điều luật "ba nguyên
tắc hoặc bạn sẽ bị tống cổ ra ngoài", và kẻ phạm tội đang có mưu đồ sẽ phải nghĩ lại.
Nhưng những nhà tù đã đầy mà tình hình phạm tội vẫn không dừng lại. Trái lại, một lý
thuyết dựa trên tính đồng nhất cho rằng tình trạng bỏ tù gây nên những ảnh hưởng tiêu
cực bên ngồi có thể bù đắp cho những lợi ích ngắn hạn từ việc ngăn cản hành động
phạm tội thơng qua những chính sách bỏ tù khắc nghiệt hơn. 88 Chính bản thân nhà tù là
một trường học cho sự đồng nhất đa văn hố, và vì vậy là mảnh đất gieo hạt cho những
tội ác tương lại.
Hơn thế nữa, tình trạng bên ngồi trong việc hình thành sự đồng nhất dùng lý lẽ để biện
hộ cho những chương trình để làm giảm tình trạng phạm tội trước khi nó xảy ra. Ví dụ,
những điều này bao gồm cả những chương trình điều trị và phục hồi cho những người
nghiện ma tuý nặng và chương trình việc làm cơng cộng cho giới trẻ trong thành phố. Lý
thuyết đồng nhất cho rằng những lợi ích của việc tăng chi phí cho các trường học của
người Mỹ gốc Phi vùng lân cận với tỉ lệ nghèo đói cao rất thực tế và có hiệu quả: Trẻ em
Mỹ gốc Phi được nhận thấy là đã hưởng ứng một cách đặc biệt với sự thay đổi trong chất
lượng giáo viên và quy mô của lớp học. 89 Trường có thể nhận giáo viên đặc biệt và quan
tâm tới từng vấn đề của sinh viên cùng với việc đưa ra chương trình giảng dạy chuẩn
mực. 90 Cuối cùng, những cái bên ngồi liên quan tới việc hình thành sự đồng nhất giải
thích cho hành động xác nhận, bởi nó là một dấu hiệu của việc đón chào những người
Mỹ gốc Phi bước vào xã hội của những người da trắng, một xã hội đã từ chối họ rất lâu.


91

KẾT LUẬN
Đã ba mươi năm kể từ khi cuộc cách mạng trong lý thuyết tăng trưởng bắt đầu và sau đó
lướt qua kinh tế học vĩ mơ. Kinh tế học vĩ mô hiện đại là chuẩn mực trong tất cả những

chương trình cao học, và chiếm một nửa trong chuỗi hai khố học. Việc chấp nhận kinh
tế học vĩ mơ diễn ra chậm hơn, nhưng cuộc cách mạng cũng ảnh hưởng tới bộ mơn này.
Nếu có bất kỳ một vấn đề nào trong kinh tế học mang tính hành vi, đó chính là kinh tế vĩ
mơ. Tơi đã tranh luận trong bài thuyết trình này rằng sự trao đổi, tính cơng bằng, tính
đồng nhất, ảo tưởng về tiền, ác cảm thất bại, tính tập hợp và sự trì hỗn giúp giải thích
sự khởi hành của nền kinh tế trong thế giới thực từ mơ hình cân bằng chung và mang
tính cạnh tranh. Mối quan hệ theo quan điểm của tôi là kinh tế vĩ mô phải dựa trên
những cân nhắc theo hành vi.
Tác phẩm Lý thuyết chung của Keynes là đóng góp lớn nhất cho kinh tế học vĩ mơ dựa
trên hành vi trước kỉ nguyên hiện tại. Hầu hết ở khắp mọi nơi Keynes đổ hết lỗi của
những thất bại thị trường lên xu hướng tâm lý (như là ở trong tiêu dùng) và tính phi lý
(như là trong sự đầu cơ tích trữ trong thị trường cổ phiếu). Ngay sau khi nó được phát
hành, những người trong ngành kinh tế vĩ mô đã ngay lập tức quen thuộc với kinh tế học
theo trường phái Keynes. Họ đã khai hố nó khi họ dịch nó thành tốn học "mềm mại"
của kinh tế cổ điển. 92 Nhưng nền kinh tế, giống như sư tử, rất hoang dã và nguy hiểm.
Kinh tế học hiện đại dựa trên hành vi phát hiện lại khía cạnh hoang dã của hành vi kinh
tế vĩ mô. Những nhà kinh tế học dựa trên hành vi đang trở thành những người thuần
phục sư tử. Nhiệm vụ này cũng thú vị về mặt tri thức nhưng cũng khơng kém phần khó
khăn.
Tài Liệu Trích Dẫn
2 Tham khảo trang />3 Tham khảo Lucas và Sargent (1979).
4 Hầu hết những câu hỏi rắc rối này đều không được nghiên cứu vào thời gian đó,
chúng gắn liền với văn học nhưng cũng khơng có cuộc thảo luận nào về chúng. Có lẽ
chương trình nghiên cứu hiệu quả nhất của kinh tế vĩ mô trong suốt những năm 60 là sự
phát triển của mơ hình tốn kinh tế vĩ mơ. Những mơ hình nghiên cứu về sự thất nghiệp
của Phelps và một số người khác (1970) xuất hiện vào cuối những năm 60 để trả lời một
câu hỏi: Ý nghĩa của sự thất nghiệp là gì? Nhưng họ lại chấp nhận trong khuôn khổ của
sự thất nghiệp tự nhiên và tự nguyện.
5 Tơi đã bỏ sót hai câu hỏi quan trọng nhất mà những nền móng cơ sở nhỏ nhất của
chúng được phát triển từ cuối những năm 60. Đầu tiên, tại sao tín dụng lại có thể được

định mức? Donald Hodgman (1960, trang 258) đã làm sáng tỏ rằng lý thuyết kinh tế
của đầu những năm 60 nhận ra rằng định mức tính dụng là một câu hỏi bí ẩn khơng thể


giải thích được:
"Các nhà kinh tế học theo xu hướng phân tích thường miễn cưỡng chấp nhận [định mức
tín dụng] tại giá trị bề ngồi bởi khó khăn của họ trong việc đưa ra một lời giải thích
mang tính lý thuyết cho hiện tượng này, hiện tượng gắn liền với những nguyên lý của
hành vi kinh tế vĩ mô dựa trên lý trí. Tại sao những người cho vay nên phân phối bằng
phương pháp phi giá cả và như phủ nhận chính họ lợi ích của lợi tức cao hơn?". Ông
quy những quan điểm này cho Paul Samuelson như đã được phát biểu tại quốc hội.
Thông tin không đối xứng đưa ra một lý do tuyệt vời cho định mức tín dụng (Tham khảo
thêm tài liệuJaffee and Russell (1976) and Stiglitz and Weiss (1981)).
6 Tham khảo Akerlof (1970)
7 Mishkin (1976) sau này đã phát triển những ý tưởng khuyến khích tơi tham gia vào
khố học này ngay từ ban đầu. Ông chỉ cho tôi biết tại sao nhu cầu cho xe ơ tơ lại khơng
ổn định bởi vì ơ tơ là mặt hàng không dễ quy ra tiền mặt do thông tin không cân xứng.
8 Tham khảo Chamerlin (1962) và Robinson (1942).
9 Ví dụ, tơi có thể tưởng tượng một cách rõ ràng một sinh viên cao học không nhận thức
được mơ hình cạnh tranh khơng gian của Hotelling (1929). Tơi khơng thể nhớ chính xác
được nó trong chương trình giảng dạy cao học nào nhưng tơi có thể nhớ rõ tìm thấy nó
để lẫn trong phụ lục của tác phẩm Monopolistic Competition của Chamberlin
10 Khi nói chuyện với Michael Rothschild tại Cambridge, và Massachusetts, mùa hè
năm 1969. Tôi vẫn còn nhớ cách sử dụng cũng như rất nhiều người ngày này nhớ tới lần
đầu tiên họ nghe thấy ai đó nói họ sẽ "phát triển nền kinh tế".
11 Tơi khơng có ngày chính xác khi bài báo này được chấp nhận, nhưng tôi nhớ rằng
mất khoảng hơn một năm giữa việc chấp nhận và xuất bản.
12 Tham khảo Solow (1959, 1962) và Arrow (1962).
13 Lý thuyết này phải đối mặt với một khó khăn trong lý thuyết. Vì tình trạng thất nghiệp
chung hồn tồn có thể quan sát được, những công nhân nên ước định những kỳ vọng

của họ về sự phân bổ tiền lương phổ biến dựa trên tỷ lệ thất nghiệp chung. Việc ước
định như vậy sẽ loại trừ ra mối tương quan liên hoàn khi thất nghiệp.
14 Câu hỏi này được đưa ra lần đầu bởi Tobin (1972). Đối với một vài dữ liệu về hành
vi của những người bỏ việc, tham khảo Akerlof, Rose và Yellen (1988). Kenneth
McLaughlin (1991) đã cố gắng thử hài hoà chu kỳ của những người bỏ việc với Kinh tế
học Tân cổ điển như sau: Ông định nghĩa những người bỏ việc như là những người làm
công bắt đầu quen với sự phân chia tiền lương, và coi việc giảm sản xuất như là việc
công ty giảm tiền công. Trong mơ hình của McLaughlin một sự tăng năng xuất theo
hướng tích cực đột ngột có thể khiến cho các cơng nhân địi hỏi tiền lương cao hơn. Vì


một vài yêu cầu bị bác bỏ nên những người bỏ việc khi mà tỷ lệ thất nghiệp giảm.
Nhưng tại sao tiền lương của công ty lại châm trễ so với nhu cầu của công nhân trong
khi họ đang đứng trước một sự tăng năng xuất đột ngột và tích cực?
15 Một kết luận xuất sắc và chính xác về vấn đề này đã được đưa ra bởi Yellen (1984).
16 Kết luận ở đây về mơ hình người trong cuộc - người ngồi cuộc là nó đã đưa ra một
sự giải thích đặc biệt khái quát về khái niệm của tiền lương hiệu quả.
17 Tham khảo Dunlop (1975)
18 Tham khảo Dickens và Katz (1987) và Krueger và Summers (1988). Chú ý rằng
những nghiên cứu này là cho Hoa Kỳ vào một thời kỳ nhất định khi mà việc tổ chức
thành cơng cơng đồn là rất yếu; vì thế nó khơng phải là nhân tố chính trong sự chênh
lệch về tiền lương. Ngược lại, sự chênh lệnh về tiền lương theo nghiên cứu của Dunlop
có thể là lý do chính của sự chênh lệch trong sức mạnh đoàn kết.
19 Tham khảo Krueger và Summers (1988).
20 Tham khảo Katz (1986) và Blinder và Choi (1990). Blinder và Choi tìm ra một bằng
chứng rất thuyết phục ủng hộ cho những yếu tố tinh thần khi trả lương cao cũng như
những bằng chứng ủng hộ việc coi tiền lương hiệu quả như là một công cụ để đưa ra kỷ
luật cho công nhân. Bewley (2000) kết luận rằng tình thần là một lý do quan trọng trong
việc thất bại khi cắt giảm tiền lương. Campbell và Kamlani (1997) thì lại cho rằng yếu
tố tính thần là một lý do chủ yếu để các công ty khơng cắt giảm tiền lương, nhưng vì vậy

là mối quan tâm đối với những người bỏ việc bởi những công nhân tốt nhất.
21 Tham khảo Akerlof (1982) và Rabin (1993).
22 Tham khảo Akerlof và Yellen (1990) và Levine (1992).
23 Tham khảo Fehr, Kirchsteiger và Reidl (1993), Fehr và Falk (1999) và Fehr, Gachter
và Kirchsteiger (1996).
24 Tham khảo Lindbeck và Snower (1988).
25 Tham khảo Roy (1952).
26 Tham khảo Shapiro và Stiglitz (1985) và Bowles (1985), Foster và Wan (1984) và
Stoft (1982). Mơ hình kỷ luật cho cơng nhân có được một phần nhỏ tính xác thực nhưng,
như là tồn bộ giải thích cho thất nghiệp khơng cố ý, nó phải trải qua cả những khó
khăn mang tính lý thuyết lẫn những khó khăn mang tính kinh nghiệm. Theo lý thuyết,
trong những cơng việc mà sự giám sát khơng hồn chỉnh và những cơng nhân có thể
quyết định mức độ cố gắng của họ, những cơng ty có danh tiếng tốt có thể u cầu nhân
viên của họ mua trái khốn. Những trái khoán này sẽ bị tước bỏ trong trường hợp người


×