Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thiên nga mang hồn Việt trên bình gốm hóa Lam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.21 KB, 6 trang )

Thiên nga mang hồn Việt
trên bình gốm hóa Lam


Trong số Bảo vật quốc gia Việt Nam do Bảo tàng Lịch sử
quốc gia đang lưu giữ, có một chiếc bình gốm hoa lam vẽ
thiên nga.

Hiện vật này được tìm thấy trong con tàu đắm ở Cù Lao
Chàm. Sở hữu những nét vẽ màu lam tinh tế trên nền sứ
trắng, đã giúp chiếc bình trở nên nổi bật giữa các hiện vật
tương tự được tìm thấy cùng địa điểm. Điều khiến các nhà
nghiên cứu, nhà sưu tập quan tâm và ca ngợi “độc đáo nhất,
hồn quê Việt nhất” chính là hình vẽ những chú thiên nga của
chiếc bình.


Trên nền sứ trắng, các nét vẽ màu lam biểu tả những chú
thiên nga ở nhiều hình dáng khác nhau. Tiêu biểu như một tư


thế sống động của một chú thiên nga: đuôi hướng lên trên,
phần đầu và cổ tạo nên một góc vng hướng về phía trước,
tạo nên một thần thái chăm chú quan sát. Những viền cánh có
sự mềm mại, tạo cảm giác uyển chuyển. Nét vẽ với sự
chuyển màu đậm nhạt trên khu vực phần cánh, thân của thiên
nga rất tinh tế. Cách vẽ phóng khống đầy sức sống, tạo nên
hình ảnh một chú thiên nga chân thực, khơng hề gị bó. Trong
bố cục chung, tạo hình của chú thiên nga tạo nên sự độc đáo
của hiện vật. Bất cứ người chiêm ngưỡng nào cũng có thể
thấy sự khác biệt trong tạo hình của những chú thiên nga.


Tạo hình khơng giống như những hình ảnh, hình dung mặc
định về thiên nga trước đó của chúng ta: hầu hết là hình ảnh
về các giống thiên nga châu Âu, kích thước lớn, phần cổ
dài…Chú thiên nga trên hiện vật gợi sự gần gũi và quen
thuộc hơn. Có thể nói, thiên nga này thuộc một dòng khác, là
thiên nga truyền thống, đặc trưng của Việt Nam. Các hoa
văn, phong cảnh sơn thủy, mây trời cây cối… trên hiện vật
góp phần làm nổi bật sự thuần Việt của những chú thiên nga.


Các chi tiết được đánh giá là lạ mắt, cách thể hiện khoáng
đạt. Các nhà nghiên cứu cho rằng, cách diễn tả hoa văn, bố
cục hồn tồn khơng giống với phong cách Trung hoa. Điều
này đã tôn lên nét riêng của chiếc bình trong dịng gốm hoa
lam Việt Nam. Mặc dù được xác định là một bảo vật mang
hồn Việt nhưng, nơi sáng tạo ra hiện vật lại gây nhiều tranh
cãi trong giới nghiên cứu. Có hai luồng ý kiến khác nhau về
xuất xứ của “Bình gốm hoa lam vẽ thiên nga”: thuộc gốm
Chu Đậu và thuộc lị quan Hồng thành Thăng Long. Tuy
rằng, chưa có sự xác định chính xác nơi thực sự làm nên
tuyệt tác này, nhưng, tinh hoa của nghề gốm Việt Nam thể
hiện qua hiện vật là điều hồn tồn khẳng định.

Khi được tìm thấy trên con tàu đắm ở Cù Lao Chàm, “Bình
gốm hoa lam vẽ thiên nga” nằm trong số những hiện vật độc
bản. Mặc dù nghề gốm Việt Nam có rất nhiều các tuyệt tác,
nhưng, so với nhưng hiện vật được ta lưu giữ và biết tới
thuộc các bộ sưu tập trong nước, đây thực sự là Bảo vật quốc



gia. Giá trị của hiện vật không chỉ xứng đáng với danh hiệu
trên về mặt thời gian, và kỹ nghệ làm gốm. Điểm đặc biệt với
những nét vẽ thiên nga mang đậm hồn Việt chính là điểm
khẳng định giá trị của chiếc bình. Hiện nay,“Bình gốm hoa
lam vẽ thiên nga” đang nằm trong Bộ sưu tập Bảo vật quốc
gia được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia và nhận được
sự quan tâm từ nhiều nhà sưu tập và nghiên cứu.



×