Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Nguyễn Huệ lịch sử ... 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.09 KB, 6 trang )

Nguyễn Huệ lịch sử ...
3

Tơi đốn rằng Nguyễn Khắc Phê đọc SCML trong tâm trạng của một người đọc
sách danh nhân lịch sử, loại sách viết ra nhằm tuyên truyền giáo dục lòng yêu
nước. Nhưng SCML là tiểu thuyết. Và Nguyễn Huệ được sử dụng để tạo ra một
nhân vật hoàn toàn thuộc về lãnh vực hư cấu mà ta chỉ có thể phê phán nó như là
sản phẩm của hư cấụ Nguyễn Khắc Phê cố tìm ra một Nguyễn Huệ của riêng ông
trong SCML, một Nguyễn Huệ đã được đúc khuôn từ một ý niệm tiền chế. Với
một tinh thần như thế thì thật khơng cách gì ơng có thể đọc "Gió lửa" chứ nói gì
đến "Phẩm Tiết" hay "Mùa mưa gai sắc".

Khác với cái nhìn hạn chế đó, Phan Cự Đệ, trong bài viết nói trên, cho rằng SCML
nghiêng về tiểu thuyết hơn là lịch sử. Ơng khơng quan niệm lịch sử chỉ là những
câu chuyện của các ông hoàng bà chúa, của các tướng lĩnh, là sử biên niên của các
trận đánh. Tiểu thuyết lịch sử trước hết phải là tiểu thuyết, là "thế sự", là chất "văn
xuôi" (caractère prosaique), là cuộc sống muôn màu muôn vẻ của con người và
thiên nhiên" 8. Theo ông, Nguyễn Mộng Giác "có cái nhìn dân chủ hóa (Phan Cự
Đệ nhấn mạnh) đối với các vĩ nhân lịch sử như Nguyễn H.. Nguyễn Huệ cũng
có "những tình cảm vui buồn, nói năng hành xử theo tâm lý bình thường như
chúng ta". Riêng về ý kiến này, tôi xin được ngạc nhiên: Ô hay, vậy Nguyễn Huệ
chẳng phải là con người hay sao, hơn thế nữa lại là một người "áo vải, chân đất"!
Nếu ơng khơng vui buồn như chúng ta thì chẳng lẽ ơng là gỗ đá? Nếu ơng khơng
nói năng như chúng ta thì ơng nói năng kiểu gì nàỏ Tơi cho rằng trong thực tế, có
lẽ ơng nói năng cịn "bình dân" hơn chúng ta nữa kìa, vì ơng là một người xuất
thân từ nông thôn và học hành đâu có bằng chúng ta ngày nay 9. Vả lại, ngôn ngữ


và cung cách của Nguyễn Huệ trong SCML, theo tôi, rất "sang", rất trí thức, khác
hẳn cái chất nơng dân mà người ta thường vẫn quy cho ông. Phải chăng, cũng như
Nguyễn Khắc Phê, Phan Cự Đệ mang một "thiên kiến" về Nguyễn Huệ, một tiền


đề về Nguyễn Huệ y như thể Nguyễn Huệ sinh ra đã là một ông thần, một "đấng"
lãnh tu..

SCML rõ ràng không phải viết về Nguyễn Huệ như một vĩ nhân - điều mà các sử
gia và bộ máy thông tin tuyên truyền đã làm quá nhiều và có quá hiệu quả, ngược
lại – cũng như các tác phẩm trên - muốn thăm dò những phía khác của người anh
hùng xét như một con người (khơng cần phải kèm theo những thuộc tính - có khi
đã trở thành - sáo rỗng như oanh liệt, hiển hách, thiên tài, lỗi lạc...). SCML tái hiện
giai đoạn nhiễu nhương thời Nguyễn Huệ qua 2 tuyến nhân vật: gia đình thầy giáo
Hiến và gia đình Nguyễn Nhạc. Tất cả các nhân vật ấy đan chéo số phận vào nhau,
tạo nên những biến cố, từ cá nhân, gia đình cho đến đất nước. Hiện diện từ đầu
đến cuối là An, cô con gái của ông giáo Hiến, là nhân vật chính của tác phẩm,
tượng trưng cho thân phận con người giữa thời tao loạn. Nguyễn Huệ, người tình
hờ của An, trung tâm của mọi biến cố, góp phần làm đậm nét thêm thân phận đó
qua trị chơi quyền lực.

Nhân vật Nguyễn Huệ xuất hiện, ở chương 5, phần cuốị Những chi tiết về Nguyễn
Huệ không nhiều so với một vài nhân vật khác như ta mong đợi, tuy thế là những
chi tiết nổi bật, giúp ta hiểu tại sao Nguyễn Huệ lại có thể thực hiện được những
kỳ tích có một khơng hai trong lịch sử. Tơi thích dùng lại một từ của Đỗ Minh
Tuấn 10: "giải mã". SCML giúp giải mã một số biến cố và hành vi mà Nguyễn
Huệ thực hiện. Bằng những chi tiết, thoạt trông chẳng có gì đặc biệt (cử chỉ, thái
độ, lời phát ngơn trong sinh hoạt thường ngày), SCML cho ta thấy một Nguyễn
Huệ độc đáo trong cá tính và thơng minh sắc sảo trên chiến trường và trong chính
trường.


Dẫu vậy, ở đây, khác hẳn với khái niệm về một anh hùng nông dân, Nguyễn Huệ
xuất hiện trong nhân dáng và nhân cách của một nhà trí thức bình dân, sống một
đời sống tương đối đầy đủ, vì có một người anh có tiền, lại cũng có quyền.

Nguyễn Huệ khơng hề có những nỗi cay đắng, phẫn uất của một nông dân bị áp
bức. Cuộc khởi nghĩa cũng không có vẻ gì là khởi nghĩa nơng dân. Trở lại với ý
kiến của Nguyễn Khắc Phê cho rằng SCML đã viết về giai đoạn khởi nghiệp của
anh em Tây Sơn quá dài, trong lúc những chiến công của Nguyễn Huệ lại viết q
ngắn. Theo tơi, với tính cách "giải mã", SCML tập trung vào giai đoạn khởi
nghiệp là hợp lý. Giai đoạn này rất quan tro.ng. Nó chứa đựng "mật mã" cho các
biến cố về sau, xét trên nhiều phương diện, kể cả những thắng lợi và thất bại của
Tây Sơn sau nàỵ

Huệ là em út của Nhạc và Lữ. Huệ giống hai anh nhưng linh động và tự tin hơn.
Về thể hình, điểm nổi bật đáng ghi nhận là Huệ mặt đầy mụn. "Mụn này vừa lặn,
hai ba cái khác đã nổi cộm lên" (...) "Trên má, mấy nốt mụn thâm tím hiện lờ mờ
trên làn da nâụ Một mớ tóc quăn phủ xuống cái trán rộng". Điều này khiến anh có
vẻ mặc cảm. Nguyễn Nhạc giới thiệu với thầy giáo Hiến:"Thằng Lữ tuổi Mùi,
thằng Huệ tuổi dậu (1753). Trước đây, tơi có cho đi học, cả hai viết chữ đã ngay
ngắn. Thằng Huệ sáng trí hơn, lâu lâu có làm được cái đơn, giúp tơi sổ sách thu
thuế. Nhưng mấy thầy đồ chúng học chỉ võ vẽ được năm ba chữ, nên sức học hai
đứa chưa đi đến đâu" (SCML, tr. 143)

Lúc này, Huệ mới có 15 tuổị Lớp học do Biện Nhạc năn nỉ ông giáo thành lập, chỉ
có 4 đứa học trị: Lữ, Huệ, một người con của ông giáo và một đứa trẻ khác ở
trong làng. Có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ bắt đầu từ cái lớp học "chẳng
đặng đừng" nàỵ Vì từ đó mà tạo ra một quan hệ tay ba Nhạc Huệ- giáo Hiến, xuất
phát điểm cho một cuộc khởi nghĩa mà có lẽ lúc đầu khơng ai nghĩ tớị


Ý đồ của tác giả khi xây dựng Nguyễn Huệ trong SCML, theo tơi, là tìm cách trả
lời cho câu hỏi: Cái gì đã tạo nên một Nguyễn Huệ anh hùng? Câu trả lời là: tư
tưởng.


Quả vậy, nhân vật Nguyễn Huệ là một nhân vật "đầy cả tư tưởng". Ông là một
chiến lược gia, một chính trị giạ Những ý kiến mà Nguyễn Huệ phát biểu, tranh
cãi với thầy, với ông anh và với các nhà nho đều thuộc loại các đề tài lớn của
chính trị và triết học cổ kim: vai trò của nhà nho, vấn đề nhân nghĩa, chuyện quyền
hành, vai trò của người dân. Huệ suy gẫm, phân tích mọi sự từ chuyện lớn đến
chuyện nhỏ, cố tìm thấy đúng bản chất và tính cách riêng của mỗi sự việc, sự vật.
Thành thật mà nói, tơi khơng hiểu được những kiến thức ấy Huệ có được từ đâủ
Một khả năng như thế, dù có là thần đồng, cũng phải trải
qua một quá trình học tập lâu dài, chứ không thể chỉ tham dự một loại "trường
làng" bất đắc dĩ với một thầy giáo bất đắc dĩ như thế.

Ta có thể nói, sự nghiệp của Nguyễn Huệ phát triển dựa trên hai quan hệ: quan hệ
với thầy giáo Hiến về mặt tư tưởng và quan hệ với người anh Nguyễn Nhạc về mặt
quan điểm và hành đô.ng. Trước hết là quan hệ thầy trò: giáo Hiến và Huê.. Huệ là
người ham học nhất. Anh thích hỏi chuyện sinh hoạt, cách sống của vua chúa và
đám quan lại ở Phú Xuân. Anh bạo dạn hỏi "hết chuyện này đến chuyện khác" và
chuyện nào cũng "muốn biết rốt ráo tường tận". Lúc đầu, ơng giáo có vẻ ngạc
nhiên nhưng rồi tức khắc nhận ra khả năng khác lạ của người học trị nàỵ Cách cư
xử của ơng thay đổị Từ những trao đổi, hỏi han vặt vãnh, hai thầy trò dần dà nhảy
qua những địa hạt quan trọng hơn, điều khác thường đối với một cậu học trò 15
tuổi mới võ vẽ năm ba chữ. Chẳng mấy chốc, ông thầy cảm thấy mừng rỡ vì "tìm
được kẻ tri âm". Ơng khơng cịn lưu ý đến "giới hạn tuổi tác và kinh nghiệm sống
của Huệ".


Quan hệ thầy trị đặc biệt đó kéo dài mãi về sau cho đến khi thầy giáo Hiến chết.
Đó là một quan hệ vừa đầm ấm, chân tình, tương kính lại tương khắc. Người học
trị mà ơng thầy muốn truyền đạt cái chí khí nhà nho truyền thống của mình đã
chọn một con đường khác, thực tiễn, phù hợp với những gì đang diễn ra trước mắt
và vì thế thành ra đối kháng với ông. Quan hệ giữa hai người "ln ln có

khoảng cách trang trọng sẽ sàng giữa thầy và trò, giữa người bảo trợ và kẻ thất
thế" (...) "Lớp học có hình thái phóng khống, lối dạy dỗ thân mật, uyển chuyển
như là cha dạy con"

(...)Hai thầy trò đối đáp nhau, thẳng thắn tranh luận với nhau đủ mọi vấn đề ngay
trên đám ruộng miễu, hoặc lúc ngồi nghỉ dưới gốc mít cỗi bên miễu cơ hồn" (...)
Huệ là một "cậu học trị rắn mắt, khơng chịu tin vội vào những điều thầy dạỵ Cùng
ở trạng thái bất quyết, nhưng người học trị thì ở đầu con dường tìm tới chân lý,
cịn ơng thầy thì đứng nép ở cuối con đường gập ghềnh ấy, mặt mày tư lự". Dẫu
vậy, sự hăm hở của Huệ khiến "ông luôn luôn bị cuốn hút vào cuộc phiêu lưu kỳ lạ
của học trị" (241, 242) 11. Tài liệu dạy học có Sử ký, Đường thi, Truyền kỳ mạn
lục, Tứ thư ngũ kinh. Thấy Huệ có khả năng, thầy "bắt Huệ học sử ký", là môn
học quan trọng, chỉ dành cho những học trị đã thơng thạo thi phú mọi loạị Học
chính trị cũng là học cái rối rắm, phức tạp của quan trường. Bài đầu tiên mà Huệ
học là "Tựa truyện Du hiệp", bàn về người làm việc nghĩa hiệp. Huệ chú ý đến
đoạn kết là đoạn gây ấn tượng nhất: "Ăn trộm lưỡi câu thì chết chém. Ăn trộm
nước người thì phong hầụ Cửa nhà hầu, nhân nghĩa thiếu gì đâu" (163).

Huệ hết sức lưu tâm tới đề tài đó. Một hôm, Huệ hỏi thầy: "Như... thế nào mới là
người hiệp?", ông giáo đáp "Phải khỏe để làm người không biết sơ.. Phải không
quá cẩn thận để dám làm. Phải rộng rãi để giúp người mà không so đo hơn thiệt.
nếu cần, dám quên mình mà giúp người" "Quên cả sống chết xông vào cứu một
thằng ăn cướp ngay ban ngày, giữa chợ, có phải là hiệp khơng, thưa thầỷ" (...)
Khơng "Nhảy xuống sông cứu một người sắp chết đuối dù không biết bơi, đã được


gọi là hiệp chưả (...) Chưa thể gọi là hiệp. Thêm một người chết nữa, phí đi! "Vậy
là con biết phải làm gì rồị Gặp một tên thu thuế hống hách và tham lam đang bị
bọn cướp đường hành hung, ta khơng nên can thiệp vào làm gì. Để bọn cướp thanh
tốn với nhaụ Thấy một anh học trị thức khuya, dậy sớm, học thuộc làu thi phú để

thi đậu ra làm ký phủ, duyện lại, mình phải cứu anh ta, khơng thì anh ta chết đuối
mất" (171, 172). Câu đáp của cậu học trị 15 tuổi khiến ơng giáo sững sờ. Mà
người đọc như tôi cũng sững sờ. Đoạn đối thoại này khiến ta tưởng đến phương
pháp tranh luận mà Socrate sử dụng với đám biện sĩ Hy Lạp thời xưa (sophist)
được ghi lại trong các tác phẩm nổi tiếng của Platon: phương pháp "irony", nói
mỉạ Huệ dồn ơng thầy vào thế bí bằng cách hỏi để ơng thầy phải chấp nhận quan
điểm của mình. Huệ nhiều lần sử dụng cách tranh luận kiểu đó với thầỵ

Một lần hai thầy trị bàn nhau về cái đóị Quan niệm của một người quân tử như
thầy là "Đói cho sạch rách cho thơm, hay là: Quân tử thực vô cầu bão". Trò phản
bác : "Như vậy con nghĩ thầy chưa thực đói" (243). Tại saỏ Trị phân tích rõ: "Con
đã nghĩ: Những lời thầy dạy con rút ra từ sách thánh hiền, đều do những kẻ no đặt
ra cả. Nhờ no đủ nên thảnh thơi nghĩ ngược nghĩ xuôi thế nào cũng được. Hoặc
muốn no lâu, no bền, thì nghĩ thế nào cho đẹp lòng bọn vương hầụ Con nhớ mãi
câu nói của ơng Tử Trường: "Cửa nhà hầu nhân nghĩa thiếu gì đâu" Thầy đã dạy
con năm trước. (245). Ơng thầy chịu thua, chua chát nói: "Anh nói phảị Bọn kẻ sĩ
chúng tôi chỉ được mỗi việc chầu chực ở cửa nhà vương hầu"



×