Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Thành tựu và hạn chế của phép biện chứng và Chủ nghĩa duy vật trước Mác - 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.73 KB, 6 trang )

không" trong nguyên tử là điều kiện vận động của nó. Tuy nhiên Đêmơcrit đ• khơng
lý giải được nguồn gốc của vận động.
Sau Đêmôcrit là Arixtốt (384 - 322 TCN) ông cho rằngvận động gắn liền với các
vật thể với mọi sự vật, hiện tượng của giới tự nhiên. Ông cũng khẳng định vận động
là không thể bị tiêu diệt "Đ• có vận động và m•i m•i sẽ có vận động". Arixtốt là
người đầu tiên đ• hệ thống hố các hình thức vận động thành 6 dạng: Phát sinh, tiêu
diệt, thay đổi trạng thái, tăng, giảm, di chuyển vị trí .
Tuy nhiên Arixtốt lại dơi vào duy tâm vì cho rằng thần thánh là nguồn gốc của mọi
vận động.
Tóm lại, phép biện chứng thời cổ đại về căn bản là đúng nhưng chủ yếu mới dựa
trên những phỏng đoán, những trực kiến thiên tài. Phép biện chứng tự phát thời cổ
đại đ• nhìn thấy bức tranh chung của thế giới trong sự tác động, liên hệ của các mặt
đối lập, song chưa đi sâu vào chi tiết của bức tranh. Vì vậy, nó khơng tránh khỏi bị
phủ định bởi phép siêu hình trong thời kỳ cận đại.
2.2. Phép biện chứng Tây Âu thế kỷ XIV - XVIII
Suốt trong 4 thế kỷ (từ thế kỷ XIV đến thế kỷ XVIII), sự trưởng thành của tư tưởng
biện chứng Tây Âu mang nhiều ý nghĩa độc đáo. Phép biện chứng trong thời kỳ này
phát triển trong thời kỳ thống trị của tư duy siêu hình.
Sau đêm trường Trung cổ, triết học là thứ triết học kinh viện giáo điều gắn với đạo
Thiên chúa. Đến thời kỳ Phục hưng, triết học thời kỳ này đ• khơi phục lại những tư
tưởng duy vật cổ đại nhưng vẫn cịn mang tính phiếm thần, yếu tố duy vật xen lẫn
duy tâm. Tuy nhiên phép biện chứng thời kỳ này vẫn có bước phát triển như tư
tưởng về "sự phù hợp của các mặt đối lập" của Gioocdanơ Brunô (1548 -1600).


Theo G.Brunô mọi cái đều liên hệ với nhau và đều vận động, kể từ các hạt vật chất
nhỏ nhất - nguyên tử đến vô số thế giới của vũ trụ vô tận, cái này tiêu diệt cái kia ra
đời. Nếu không theo nguyên tắc "các mặt đối lập phù hợp với nhau" thì dù là nhà
tốn học, nhà vật lý, cả nhà triết học cũng không làm việc được.
Một trong những đại biểu của triết học Tây Âu thời kỳ cận đại là Ph.Bêcơn (1561 1626). Ph.Bêcơn khẳnh định vật chất không tách rời vận động, nhận thức bản chất
của sự vật là nhận thức sự vận động của chúng. Ơng đ• tiến hành phân vận động


thành 19 loại. Tuy nhiên tính chất siêu hình của ơng thể hiện: Ông quy mọi loại vận
động về vận động cơ học. Song cống hiến của ông là ở chỗ coi đứng yên là một
hình thức của vận động, coi vận động là đặc tính cố hữu của vật chất, ơng là người
đầu tiên nhận thấy tính bảo tồn vật chất của thế giới.
Trong thời kỳ cận đại, khoa học tự nhiên đ• phát triển và đi sâu mổ xẻ phân tích giới
tự nhiên thành những bộ phận nhỏ để nghiên cứu. Những phương pháp đó đ• tạo ra
thói quen nghiên cứu xem xét sự vật trong trạng thái cô lập, tách rời và bất biến. Từ
khi Ph.Bêcơn và Lốccơ đem phương pháp trong khoa học tự nhiên áp dụng vào triết
học thì phương pháp siêu hình trở thành phương pháp thống trị trong triết học.
Phương pháp siêu hình đó đóng một vai trị tích cực nhất định trong q trình nhận
thức giới tự nhiên, phương pháp đó chỉ thích ứng với trình độ sưu tập, mơ tả giới tự
nhiên. Do đó khi khoa học chuyển sang nghiên cứu các quá trình phát sinh, phát
triển của sự vật, hiện tượng thì nó bộc lộ rõ những hạn chế. Vì vậy nó khơng tránh
khỏi bị phủ định bởi phép biện chứng của triết học cổ điển Đức với đỉnh cao là phép
biện chứng Hêghen.
2.3. Phép biện chứng cổ điển Đức


Như Lênin đ• từng đánh giá: Dù có sự thần bí hố duy tâm, nhưng phép biện chứng
cổ điển Đức đ• đặt ra sự thống nhất giữa phép biện chứng và logic học và lý luận
nhận thức. Trong các nền triết học trước C. Mác thì triết học cổ điển Đức có trình
độ khái qt hố và trừu tượng hố cao với kết cấu hệ thống chặt chẽ, logic. Đây là
tiến bộ của nền triết học Đức so với các nền triết học khác. Nền triết học cổ điển
Đức bắt đầu từ Kantơ, đạt đỉnh cao ở Hêghen sau đó suy tàn ở triết học Phoiơbắc.
Kantơ (1724 - 1804) là người sáng lập ra trường phái triết học cổ điển Đức. Ơng
cho rằng chỉ khi nhận thức ở trình độ lý tính thì mới có mâu thuẫn mà chưa thấy
được rằng mâu thuẫn là vốn có trong hiện thực khách quan. Mâu thuẫn chưa phải là
mâu thuẫn biện chứng giữa chính đề và phản đề, chưa có sự thống nhất và chuyển
hố lẫn nhau. Mặc dù cịn nhiều hạn chế nhưng trong vấn đề này Kantơ đ• tiến gần
đến phép biện chứng.

Hêghen (1770 -1831) là nhà biện chứng lỗi lạc. Phép biện chứng của ông là một
tiền đề lý luận quan trọng của triết học Mácxit. Triết học của ông có ảnh hưởng rất
mạnh đến tư tưởng của nước Đức và cả Châu Âu đương thời, triết học của ông được
gọi là "tinh thần Phổ". Phép biện chứng của Hêghen là phép biện chứng duy tâm tức
là phép biện chứng về sự vận động và phát triển của các khái niệm được ơng đồng
nhất với biện chứng sự vật. Ơng viết: "phép biện chứng nói chúng là nguyên tắc của
mọi vận động, mọi sự sống và mọi hoạt động trong phạm vi hiện thực. Cái biện
chứng là linh hồn của mọi nhận thức khoa học chân chính " 1 . Luận điểm xuyên
suốt trong hệ thống triết học của Hêghen là: "Tất cả cái gì là hiện thực đều là hợp lý
và tất cả những gì hợp lý đều là tồn tại" 2 .


Hêghen là người đ• có cơng trong việc phê phán tư duy siêu hình và là người đầu
tiên trình bày tồn bộ giới tự nhiên, x• hội và tư duy một cách biện chứng, có nghĩa
là trong sự vận động, biến đổi và phát triển không ngừng. Trong logic học, Hêghen
khơng chỉ trình bày các phạm trù triết học như lượng - chất, vật chất - vận động mà
còn đề cập đến các quy luật khác như lượng đổi dẫn đến chất đổi, quy luật phủ định
biện chứng. Nhưng tất cả chỉ là những quy luật vận động, phạm trù của tư duy, của
khái niệm.
Khi nghiên cứu x• hội, Hêghen khẳng định sự phát triển cuả x• hội là sự đi lên. Q
trình phát triển của lịch sử có tính kế thừa. Lịch sử là tính thống nhất giữa tính
khách quan và chủ quan trong hoạt động của con người. Hêghen đ• có cơng xây
dựng một hệ thống các phạm trù và quy luật của phép biện chứng như là những
công cụ của tư duy biện chứng.
Trong khi hệ thống triết học của Hêghen chứa đựng những tư tưởng biện chứng sâu
sắc thì cách trình bày của ơng lại mang tính duy tâm bảo thủ, thể hiện ở: Sự vận
động của x• hội là do sự vận động của tư duy (ý niệm tuyệt đối) sinh ra. Do đó mà
C.Mác gọi phép biện chứng của Hêghen là: "Phép biện chứng đi lộn đầu xuống
đất". Vì vậy, cần phải đặt nó đứng bằng hai chân trên mảnh đất hiện thực, nghĩa là
trên quan điểm duy vật.



C. kết luận

Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử trước Mác là những kho tàng
quý giá để lại cho thế giới loài người mà sau này Mác và Ăng ghen là những người
kế tục hoàn hảo nhất. Đặc biệt là duy vật HyLạp cổ đại, duy vật phoi ơ bắc và phép
biện chứng của Hêghen. Hai ông nhiều lần nói rằng, trong sự phát triển của mình,
hai ơng chịu ơnnhièu nhà triết học Đức và là học trò của triết học HyLạp cổ đại.
Tuy trong từng thời kỳ các tư tưởng duy vật và biện chứng cịn có những hạn chế
riêng song đ• đóng góp tích cực vào kho tàng nhận thức của nhân loại. Lịch sử tư
tưởng và thực tiễn cho thấy chỉ khi nào đứng trên quan điểm duy vật và nắm vững
lý luận phép biện chứng, chúng ta mới có thể nhận thức được các sự vật, một cách
khoa học, bản chất và giải quyết các mối quan hệ một cách đúng đắn, mới có thể cải
tạo tự nhiên biến đổi x• hội theo hướng phát triển. Ngược lại các quan điểm duy
tâm duy ý chí siêu hình sẽ dẫn đến sai lầm, khuyết điểm gây tổn thất cho quá trình
phát triển của x• hội.
Vì vậy học tập nghiên cứu sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng là hết sức cần thiết. Nó giúp ta nắm vững phép biện chứng duy
vật, thấu suốt những phương pháp luận đồng thời nắm được nguồn gốc ra đời, hình
thành, phát triển qua quá trình đấu tranh gay gắt với chủ nghĩa duy tâm và các quan
điểm siêu hình để khẳng định được vị trí to lớn của nó trong nhận thức và cải tạo
thế giới.


Hiện nay đất nước ta đang trên con đường xây dựng chủ nghĩa x• hội, việc nghiên
cứu lịch sử chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng là nhu cầu bức thiết để đổi mới tư
duy. Nghiên cứu từ lịch sử của nó cũng à một phương pháp biện chứng trong
nghiên cứu triết học. Đảng ta khảng định nguyênt ắc là phải trung thành với Mác Lênin, giữ đúng định hướng xã hội chủ nghĩa, không che giấu sai lầm và phải vận
dụng sáng tạo phương pháp biện chứng Mác Xít để khắc phục những sai lầm xây

dựng thành cơng nhà nước xã hội chủ nghĩa.

D. Tài liệu tham khảo

1-

GT Triết học Mác- Lê Nin - NXB Chính trị Quốc gia.

2-

Tạp chí Triết học số 423

3-

Tạp chí Cộng sản số tháng 2/2000; 10/2004

4-

Tạp chí phát triển kinh tế.

5-

Tạp chí Thời báo kinh tế.



×