Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Những thành tựu và hạn chế của phép biện chứng trong nền triết học cổ điển đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.45 KB, 22 trang )

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

MỤC LỤC
Lời nói đầu ----------------------------------------------------------------------------------1
I) Điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm của triết học cổ điển Đức-------------------2
1. Điều kiện kinh tế-xã hội, khoa học----------------------------------------------------2
2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức--------------------------------------------------------3
3. Thành tựu và hạn chế của triết học cổ điển Đức-------------------------------------3
3.1 Thành tựu--------------------------------------------------------------------------------3
3.2 Hạn chế----------------------------------------------------------------------------------5
II) Phép biện chứng cổ điển Đức và một số nhà triết học tiêu biểu------------------6
1. Phép biện chứng cổ điển Đức----------------------------------------------------------6
2. Một số nhà triết học tiêu biểu----------------------------------------------------------6
2.1 Nhà triết học Kant----------------------------------------------------------------------6
2.1.1 Phê bình lý luận thuấn túy----------------------------------------------------------8
a) Định hướng của triết học lí luận: tri thức và vật tự nó------------------------------8
b) Cảm giác tiên nghiệm; cảm tính, khơng gian, thời gian----------------------------9
c) Phân tích học tiên nghiệm: giác tính và phạm trù------------------------------------9
d) Biện chứng tiên nghiệm:lý tính và Antimoni-----------------------------------------9
2.1.2 Thành tựu ---------------------------------------------------------------------------10
2.1.3 Hạn chế------------------------------------------------------------------------------11
2.2 Nhà triết học Heghen-----------------------------------------------------------------11
2.2.1 Khoa học lơgich---------------------------------------------------------------------13
2.2.1.1 Logich học là gí?-----------------------------------------------------------------13
2.2.1.2 Những ngun tắc để xây dựng Logich học-----------------------------------14
2.2.1.3 Kết cấu của logich học và phép biện chứng duy tâm------------------------14
2.2.1.4 Tư duy biện chứng---------------------------------------------------------------15
2.2.2 Triết học tự nhiên-------------------------------------------------------------------16
2.2.3 Triết học tinh thần------------------------------------------------------------------16


2.2.4 Thành tựu----------------------------------------------------------------------------18
2.2.5 Hạn chế------------------------------------------------------------------------------19
Kết luận-------------------------------------------------------------------------------------20
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

1


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Lời nói đầu
Phép biện chứng là một môn khoa học triết học, xét trên nhiều phương diện, nó là
hiện tượng có ý nghĩa thế giới quan rộng lớn như bản thân triết học. Như vậy,
phép biện chứng ra đời, hình thành và phát triển từ khi triết học ra đời. Trong quá
trình phát triển, phép biện chứng trải qua 3 giai đoạn quan trọng là : phép biện
chứng chất phác của các nhà triết học cổ đại, phép biện chứng duy tâm của triết
học cổ điển Đức, và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong đó
phép biện chứng duy tâm của các nhà triết học cổ điển Đức ( tiêu biểu trong triết
học Kant và Hêghen) là một trong những thành tựu vĩ đại trong lịch sử phép biện
chứng. Các nhà triết học cổ điển Đức tiếp thu những tư tưởng biện chứng trong
các di sản triết học truyền thống từ thời cổ đại (Hêraclít), xây dựng phép biện
chứng trở thành một phương pháp luận triết học trong việc nghiên cứu các hiện
tượng tự nhiên và xã hội. và triết học cổ điển Đức mà đỉnh cao là phép biện chứng
duy tâm đã trở thành một trong 3 nguồn gốc hình thành chủ nghĩa Mác-Lênin.
Trên cơ sở đó em xin chọn đề tài” Những thành tựu và hạn chế của phép
biện chứng trong nền triết học cổ điển Đức”. Thông qua đề tài này không
những cho phép chúng ta nắm vững phương pháp luận của nó, mà cịn giúp chúng
ta nắm được bức tranh toàn cảnh, hiểu được nguồn gốc ra đời, sự hình thành và

phát triển của phép biện chứng duy tâm của triết học cổ điển Đức. Qua đó cho
chúng ta hiểu được những đóng góp to lớn của chúng với tư cách là một trong ba
nguồn gốc hình thành của chủ nghĩa Mác- Lênin; một hệ tư tưởng mà Việt Nam
chúng ta làm cơ sở lý luận cho sự phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội
theo hướng cơng nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.

I) Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học và đặc điểm của triết học cổ điển Đức

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

2


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

1. Điều kiện kinh tế - xã hội, khoa học
Triết học cổ điển Đức ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức đặc biệt. Nước
Đức vào cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX vẫn còn là một quốc gia phong
kiến điển hình, với 360 tiểu vương quốc tự lập trong một liên bang Đức chỉ cịn là
hình thức, lạc hậu về kinh tế và chính trị. Thủ cơng nghiệp, cơng nghiệp, nơng
nghiệp bị đình đốn. Triều đình vua Phổ Phriđrich Vin Hem vẫn tăng cường quyền
lực duy trì chế độ quân chủ, cản trở đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ
nghĩa. Cả đất nước bao trùm bầu khơng khí bất bình của đơng đảo quần chúng.
Trong khi đó ở nước Pháp đã tiến hành cuộc cách mạng tư sản, ở nước Anh
thực hiện cuộc cách mạng công nghiệp làm rung chuyển châu Âu, đưa châu Âu
bước vào nền văn minh công nghiệp. Tấm gương của các nước Tây Âu đã thức
tỉnh tinh thần cách mạng của giai cấp tư sản Đức và những bộ phận tiến bộ khác
của xã hội Đức. Nhưng vì giai cấp tư sản Đức và những lực lượng tiến bộ khác

nằm rải rác ở những vương quốc nhỏ tách rời nhau, nhỏ bé về số lượng, yếu kém
về kinh tế và chính trị nên không thể tiến hành cách mạng tư sản trong thực tiễn,
mà chỉ tiến hành cách mạng về phương diện tư tưởng. Họ muốn thỏa hiệp với tầng
lớp phong kiến quý tộc Phổ, giữ lập trường cải lương trong việc giải quyết những
vấn đề phát triển đất nước.
Trước đòi hỏi của quá trình phát triển phương thức sản xuất tư bản ở các
nước Tây Âu, khoa học tự nhiên đã đạt nhiều thành tựu lớn: phát hiện ra điện, phát
hiện ra ôxy và bản chất sự cháy của Lavoadie; việc phát hiện ra tế bào của
Lơvenhuc; học thuyết về dưỡng khí của Pritski và Sielo... Những thành tựu đó
chứng tỏ sự hạn chế của phương pháp tư duy siêu hình trong việc lý giải bản chất
của các hiện tượng tự nhiên và thực tiễn xã hội đang diễn ra. Nó địi hỏi cần có
cách nhìn mới, phương pháp mới, quan niệm mới về vai trò và khả năng của con
người. Triết học cổ điển Đức ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu đó.

2. Đặc điểm triết học cổ điển Đức

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

3


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Triết học cổ điển Đức chứa đựng một nội dung cách mạng nhưng hình thức
của nó cực kỳ “rối rắm”, bảo thủ. Đặc điểm này thể hiện rõ nét nhất trong triết học
của Kant và Hêghen.
Đề cao vai trị tích cực của hoạt động con người, coi con người là một thực
thể hoạt động, là nền tảng và điểm xuất phát của mọi vấn đề triết học. Con người

là chủ thể đồng thời là kết quả của q trình hoạt động của chính mình; tư duy và
ý thức của của con người chỉ có thể phát triển trong q trình con người nhận thức
và cải tạo thế giới.
Tiếp thu tư tưởng biện chứng trong triết học cổ đại, triết học Đức xây dựng
phép biện chứng trở thành phương pháp luận triết học độc lập với phương pháp tư
duy siêu hình trong lĩnh vực nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Giả
thuyết hình thành vũ trụ của Kant; việc phát hiện ra những quy luật và phạm trù
của Hêghen đã làm cho phép biện chứng trở thành một khoa học thực sự mang ý
nghĩa cách mạng trong triết học. Đây là một đặc điểm nổi bật của triết học cổ điển
Đức.
Với cách nhìn bao quát, biện chứng, nhiều nhà triết học Đức có tham vọng
xây dựng một hệ thống triết học vạn năng không những làm nền tảng cho thế giới
quan của con người mà còn trở thành một thứ khoa học của các khoa học. Do vậy,
trong học thuyết triết học của Kant, Duyrinh, Hêghen thường bàn đến nhiều vấn đề
như: khoa học tự nhiên, pháp quyền, lịch sử, luân lý, mỹ học.
3. Thành tựu và cống hiến.
3.1 Thành tựu
Tuy có những hạn chế trong lĩnh vực chính trị - xã hội nhưng thành tựu của
triết học cổ điển Đức thật là vĩ đại.
Triết học cổ điển Đức mang lại cách nhìn mới về thực tiễn xã hội và tiến
trình lịch sử nhân loại, nó đề cao vai trị hoạt động tích cực của con người. Khắc
phục triết học truyền thống phương Tây. Nó coi con người là chủ thể hoạt động
như là vấn đề nền tảng, xuất phát điểm của một vấn đề triết học.

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

4


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Kế tục tư tưởng triết học cổ đại (Xôcrat cho triết học là sự tự ý thức của con
người về chính bản thân mình) và phục hưng (coi con người là trung tâm). Kant
lần đầu tiên hiểu con người là chủ thể đồng thời là kết quả của quá trình hoạt động
của mình, khẳng định hoạt động thực tiễn cao hơn lý luận. Hêghen phát triển thêm
tư tưởng này và coi bản thân lịch sử phương thức tồn tại của con người, mỗi cá
nhân hồn tồn làm chủ vận mệnh của mình. Ơng khẳng định: con người là sản
phẩm của một thời đại lịch sử nhất là định vì vậy nó mang bản chất xã hội.
Trước những thành tựu khổng lồ của kinh tế - xã hội, khoa học - văn hoá.
Các nhà triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hêghen đều đề cao sức mạnh trí tuệ và
khả năng hoạt động của con người. Tuy nhiên, khi nhấn mạnh sức mạnh của con
người họ đã rơi vào cực đoan, họ đã thần thánh hoá con người, coi con người là
chúa tể tự nhiên, bản thân giới tự nhiên nhiều chỗ cũng được họ luận giải như kết
quả hoạt động của con người.
Tuy vậy phải thấy một trong những thành tựu to lớn của triết học cổ điển
Đức là nó khẳng định rằng tư duy và ý thức chỉ có thể phát triển trong chừng mực
con người nhận thức và cải tạo thế giới. Con người là chủ thể, đồng thời là kết quả
của tồn bộ nền văn minh do chính mình tạo ra, nghiên cứu tiến trình lịch sử nhân
loại cũng như toàn bộ mối quan hệ con người - tự nhiên như một quá trình phát
triển biện chứng.
Tuy từ lập trường duy tâm, các nhà triết học cổ điển Đức đã xây dựng nên
các hệ thống triết học độc đáo, đề xuất được tư duy biện chứng, lơgích biện chứng,
học thuyết về các q trình phát triển, mà tìm tịi lớn nhất trong tất cả cá tìm tịi
của họ đó là phép biện chứng.
Với cách nhìn tổng quát và phương pháp biện chứng, các nhà triết học cổ
điển Đức có ý đồ hệ thống hố tồn bộ tri thức và thành tựu mà nhân loại đã đạt
được. Tiếp thu tinh hoa của siêu hình học thế kỷ XVIII trong việc phát triển tư duy
lý luận và hệ thống hố tồn bộ tri thức lồi người, Kant và Hêghen có ý đồ xây

dựng một hệ thống triết học vạn năng làm nền tảng cho thế giới quan của con
người, khôi phục lại các quan niệm coi triết học là khoa học của các khoa học.
Phải nói rằng: triết học cổ điển Đức là giai đoạn phát triển mới về chất trong lịch
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

5


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

sử tư tưởng Tây Âu và thế giới cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây là đỉnh cao
của thời kỳ triết học cổ điển ở phương Tây, đồng thời nó ảnh hưởng to lớn đến
triết học hiện đại.
3.2 Mặt hạn chế:
Hạn chế chung nhất trong thế giới quan của các nhà triết học cổ điển Đức thể
hiện rõ mâu thuẫn giữa tính cách mạng - khoa học về tư tưởng với tính bảo thủ về
lập trường chính trị - xã hội hầu hết các nhà triết học thời kỳ này đều xây dựng
được hệ thống triết học chứa đựng những tư tưởng khoa học lớn có tính vạch thời
đại, đặc biệt là triết học Kant và Hêghen. Nhưng họ lại không dám tiến hành, thực
hiện những cuộc cải cách, bảo vệ chính thể Nhà nước Phổ phong kiến.
Chủ nghĩa duy tâm thần bí, phía trước và bên cạnh các nhà triết học cổ điển
Đức là một dòng triết học duy vật, đặc biệt là tư tưởng duy vật của các nhà triết
học khai sáng. Song các nhà triết học cổ điển Đức thấy rằng: từ quan điểm duy
vật, người ta không thể giải thích được thế giới. Bản chất của thế giới theo họ là
tinh thần, do vậy chỉ có thể giải quyết được những vấn đề của thế giới bằng tinh
thần. Họ đã từ thế giới tinh thần xây dựng nên những hệ thống triết học duy tâm,
thần bí.
Triết học trừu tượng tách rời hiện thực, triết học cổ điển Đức đưa ra được

những tư tưởng tiến bộ, chống chế độ xã hội cũ nhưng đó chỉ là những tư tưởng,
nó khơng đi vào chính trị xã hội và hoạt động cách mạng mà chỉ là những hệ thống
triết lý trừu tượng ở bên trên.
Nếu các nhà tư tưởng pháp tiến hành cách mạng trong thực tiễn, công khai
chống lại Nhà nước và giáo hội thì các nhà triết học cổ điển Đức chỉ suy nghĩ về
nó trong tư tưởng, khơng giám cơng khai chống lại thực tại đó. Họ là các giáo sư
chính thức trong các trường Đại học của vương quốc Phổ, do sợ hãi hiện thực cách
mạng, thoả hiệp với giai cấp tư sản, tư tưởng cách mạng của họ đã phải phủ ngồi
triết học cảu mình một lớp vỏ thần bí duy tâm tự biện, nặng nề, xa rời hiện thực.
II) Phép biên chứng cổ điển Đức và một số nhà triêt học tiêu biểu
1. Phép biện chứng cổ điển Đức
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

6


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Phép biện chứng là thành tựu lớn nhất trong nền triết cổ điển Đức, được thể
hiện qua tư tưởng triết học của hai nhà triết học lớn là Kant và Heghen.
 Tư tưởng biên chứng của Kant gồm:
- Giả thiết về sự hình thành vũ trụ
- Biện chứng trong quá trình nhận thức
- Học thuyết về mâu thuẫn ( Antimoni)
 Tư tưởng biện chứng của Heghen gồm:
- Lơgích học: trình bày về sự phát triển của “ý niệm tuyệt đối”, biểu hiện trong các
học thuyết: tồn tại, bản chất, khái niệm
- Triết học tự nhiên:có sự đóng góp trong tư tưởng về sự thống nhất giữa vật chất

và vận động, không gian, thời gian, về sự thống nhất giữa tính liên tục và đứt đoạn
trong vận động.
- Triết học tinh thần: coi lịch sử là quá trình phát triển hợp quy luật, trong đó có sự
kế thừa.
2. Một số nhà triết học tiêu biểu
2.1 Nhà triết học Kant
Kant là người sáng lập ra triết học cổ điển Đức. Ông sinh ngày 22 - 04 - 1724
và lớn lên trong một gia đình trung lưu gốc Scốtlen tại Kenítbec, một thành phố cổ
vùng Đơng - Bắc nước Phổ trước đây. Mùa thu năm 1740 ông vào học khoa Triết
học trường đại học Kenítbec. Ở đây ông được trang bị không chỉ Triết học mà cả
khoa học tự nhiên. Ngay từ những năm trong trường đại học ơng đã rất quan tâm
và có năng khiếu về các mơn tốn học và vật lý học và cơ học, vũ trụ học...
Năm 1770, ông trở thành giáo sư và là Giám đốc trường Đại học Kennitbéc.
Năm 1775, ông nhận học viện Tiến sỹ triết học với luận văn: “Lịch sử tự nhiên và
lý thuyết về thiên hà”.
Kant không hề ra khỏi thành phố quê hương quá 60 dặm và suốt đời độc
thân. ông mất ngày 12 tháng 4 năm 1804. Ở trường đại học Kenitbéc, Kant giảng
một loạt các mơn học: Siêu hình học (triết học) và lơgích học, tốn học và cơ học,
vật lý học và địa chất học, nhân loại học và lịch sử tự nhiên đại cương. Ơng cịn
giảng cả vũ trụ học, địa vật lý, nhân chủng học. Cũng ở đây, Kant đã tập trung
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

7


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

toàn bộ sức lực và thời gian để thực hiện nhiệm vụ mà cả cuộc đời ơng đã đặt ra

cho mình là xây dựng một hệ thống triết học mới. Nhiều cơng trình khoa học tự
nhiên và triết học của ông đã ra đời, nâng ơng lên vị trí một trong những học giả
un bác nhất thời đó. Những học thuyết của ơng thống trị tư tưởng khoa học và
triết học tư sản thế kỉ XIX. Ông đã để lại cho nhân loại một trong những hệ thống
triết học độc đáo và sâu sắc nhất.
Cuộc đời hoạt động triết học của Kant được chia làn hai thời kỳ: trước phê
phán và sau phê phán.
Trong thời kỳ trước phê phán ( trước năm1770), Kant xuất phát từ quan điểm
duy vật tự phát và biện chứng tự nhiên, tập trung nghiên cứu các vấn đề về khoa
học và triết học tự nhiên như: giải thích hiện tượng thủy triều, lý giải sự phát triển
của thái dương hệ ( vũ trụ), đưa ra giả thuyết về vũ trụ với câu nói nổi tiếng” hãy
cho tơi vất chất,tôi sẽ chỉ cho các anh thấy thế giới phải ra đời từ vật chất như thế
nào”
Khi dựa trên cơ học của Newton và vật lý học của Decate-Lepnit, Kant coi
giới tự nhiên như một hệ thống luôn nằm trong q trình phát triển ngày càng hồn
thiện. Theo ơng từ xa xưa, cả thế giới đều nằm trong trạng thái hỗn độn, nhờ lực
vạn vật hấp dẫn mà các vật chất khuyếch tán khắp nơi trong không gian và tụ lại
thành những đám mây lớn, dưới tác dụng của lực hút và lực đẩy mà trong lòng các
đám mây xuất hiện các luồng gió xốy làm cho cho các hạt vật chất kết lại theo
dạng cầu. Ma sát làm cho các hạt vật chất nóng lên và do lực hút chiếm ưu thế lớn
hơn so với lực đẩy mà chúng kết tụ lại với nhau thành mặt trời và các hành tinh
khác có độ nóng khác nhau. Vì khoảng khơng vũ trụ quá lớn và do lực đẩy hiện
diện, nên lực hút không đủ quy tụ vật chất trong vũ trụ lại thành một khối lớn mà
thành nhiều khối nhỏ hơn tạo thành các hành tinh độc lập. Vì cường độ của lực
hấp dẫn tỉ lệ thuận với khối lượng, nên các hành tinh càng xa mặt trời càng nhẹ,
còn nhân của hành tinh thì nặng hơn lớp vỏ của nó.
Sang thời kỳ phê phán ( sau 1770), do chịu ảnh hưởng của các biến động xã hội
tiền các mạng tư sản Pháp và quan điểm triết học của Lepnit, Vonphơ… mà Kant
chuyển phong cách triết lý sang tinh thấn phê phán để nghiên cứu lại toàn bộ di
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA


8


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

sản triết học hiện có. Đối với Kant, nhiệm vụ của triết học là xác định bản chất con
người.
Để khám phá được bản chất con người, Kant đòi hỏi phải coi con người như
một chủ thể hoạt động nói chung, con người bao quát cả lĩnh vực nhận thức, lĩnh
vực thực tiễn và lĩnh vực giá trị. Khi đó con người cầm phải trả lời 3 câu hỏi lớn:
tơi có thể biết được điều gì? Tơi cần phải làm gì? Tơi có thể hi vọng vào cái gì?.
Tồn bộ triết học của Kant là lời giải đáp cho các bức xúc trên.
2.1.1 Phê bình lý luận thuần túy
a) Định hướng của triết học lí luận: tri thức và vật tự nó
Kant cho rằng, các lý luận nhận thức trước đây không đáp ứng được các tiêu
chuẩn để xây dựng hệ thống tri thức khoa học. Vì vậy, muốn xây dựng lý luận
nhận thức khoa học trước hết hết phải biết phê phán, phê phán khơng chỉ đơn
thuần là mổ xẻ để tìm sai sót trong lý luận nhận thức cũ mà cịn thiết lập khả năng
nhận thức của con người, của triết học đối với mỗi ngành khoa học. Khi đó con
người sẽ biết được khả năng nhận thức được thế giới được hay khơng? Nếu có thì
giới hạn khả năng nhận thức thế giới được hay không? Nhận thức thức tương đối
hay tuyết đối?
Theo ông thế giới vật chất tồn tại khách quan dưới dạng những những sự vật
cá biệt. Tuy nhiên khi nghiên cứu nó, chúng ta gặp phải mâu thuẫn trong nhận
thức; bởi vì một mặt, nếu thừa nhận tri thức phản ánh thế giới khách quan, mà thế
giới khách quan tồn tại dưới dạng sự vật cá biệt, thì tri thức đó phải là tri thức
riêng lẻ, ngẫu nhiên chứ không phải là tri thức phổ biến, tất yếu. Mặt khác, nếu địi

hỏi tri thức phải mang tính phổ biến, tất yếu thì phải thừa nhận tri thức này không
phản ánh thế giới khách quan, nghĩa là chỉ thừa nhận tri thức chỉ là sản phảm của
tư duy. Để giải quyết mâu thuẫn này ông buộc phải đưa ra khái niệm vật tự nó và
thừa nhận sự tồn tại của tri thức tiên nghiệm.
Kant chia tri thức của con người thành tri thức kinh nghiệm và tri thức tiên
nghiệm. Khi vận động, bản chất của thế giới-vật tự nó lộc lộ ra thành các hiện
tượng; con người dùng các giác quan của mình để đón nhận các hiện tượng đó; do
vậy tri thức kinh nghiệm mang tính riêng lẻ-ngẫu nhiên. Nhờ tri thức tiên nghiệm
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

9


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

mang tính phổ quát-tất yếu mà chúng ta sắp xếp lại tri thức kinh nghiệm theo một
trật tự có tính hệ thống thành hiểu biết con người.
Tóm lại với mục đích xây dựng một hệ thống tri thức tiên nghiệm làm nền
tảng cho khoa học và triết học như một khoa học, Kant buộc phải thừa nhận vật tự
nó. Vật tự nó được Kant hiểu theo 3 giác độ; một là, tất cả những gì thuộc về lĩnh
vực hiện tượng mà chúng ta chưa nhận thức được; hai là, tất cả những gì thuộc về
bản chất sự vật khách quan, tồn tại ngoài chúng ta mà chúng ta không thể nhân
thức được;và ba là, tất cả những lí tưởng, những chuẩn mực, sự hoàn hảo tuyệt đối
mà con người cố vươn đến nhưng khơng đạt được.
b) Cảm giác tiên nghiệm, cảm tính, khơng gian, thời gian
Kant coi cảm tính là năng lực của chủ thể có được cảm giác, cịn cảm giác
chỉ phản ánh hiện tượng mà khơng phản ánh điều gì về bản thân sự vật khách
quan cả.tuy nhiên những cảm giác kinh nghiệm này lại được sắp xếp theo một trật

tự định sẵn nào đó trước kinh nghiệm. Đó là khơng gian, thời gian. Khơng gian là
hình thức bên ngồi, cịn thời gian là hình thức bên trong dùng để sắp xếp kinh
nghiệm cảm tính của con người.
c) Phân tích học tiên ngiệm. giác tình và phạm trù
Giác tính là năng lực tư duy có được phạm trù, và sử dụng phạm trù, cịn
phạm trù khơng phải là các phản ánh hiện thực khách quan-vật tự nó –mà kết quả
sáng tạo của tư duy của chủ thể nhận thức
Phạm trù là hình thức tiên nghiệm của giác tính mang tính phổ biến, tất yếu được
dùng để tổng hợp tri giác thành tri thức khách quan, khoa học.
d) Biện chứng tiên nghiệm. Lý tính và Antimoni.
Nếu giác tính là năng lực tư duy có được phạm trù, và sử dụng phạm trù vào
lĩnh vực cảm tính, thì lý tính là khả năng cao nhất của tư duy có được ý niệm, và
sử dụng ý niệm vào mọi lĩnh vực mà nó muốn vươn tới. Nếu giác tính thừa nhận
vật tự nó là bất khả tri, và tự thõa mãn hoạt động nhận thức của mình trong lĩnh
vực hiện tượng luận, thì lí tính khơng muốn hoạt động nhận thức của mình bị ràng
buộc bởi một phạm vi, điều kiện nào cả.

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

10


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Lý luận về Anmoni: khi vươn tới nhận thức thế giới nói chung, lý tính sa vào 4
Anmoni
Anmoni 1
Chình đề: Thế giới có khởi đầu về thời gian và bị giới hạn trong khơng gian

Phản đề: Thế giới khơng có khởi đầu về thời gian và khơng bị giới hạn trong
khơng gian.
Antimoni2
Chính đề: Thế giới như một chỉnh thể phức tạp được cấu thành từ các bộ phận
đơn giản
Phản đề: Thế giới không thể phân chia được, trong đó khơng có cái gì là đơn giản
cả
Antimoni3
Chính đề:Trong thế giới, mọi cái đều diễn ra một cách tự do
Phản đề: Trong thế giới, không có tự do, mọi cái đều diễn ra theo luật định
Antimoni 4
Chính đề:Trong thế giới, tồn tại mối liên hệ tất yếu
Phản đề: Trong thế giới, không tồn tại mối liên hệ tất yếu, mọi cái đều ngẫu nhiên
2.1.2 Thành Tựu
- Nét nổi bật trong triết học của Kant là đã trình bày những quan niệm biện chứng
của mình về giới tự nhiên và đặt nền tảng cho lý luận về phương pháp nghiên cứu
khoa học ông khẳng định tri thức khoa học là một hệ thống mở và tư tưởng hồi
nghi trong khoa học là chìa khóa cho sự phát triển của khoa học. Ăngghen đã đánh
giá cao những giả thuyết của Kant là sự công phá vào những quan điểm siêu hình,
kể cả trong triết học và khoa học.
- Quan niệm về thế giới của Kant chứa đựng nhiều tư tưởng duy vật và hoàn chỉnh
hơn so với các giả thuyết về vũ trụ trước đó, nó đem lại cho con người một cách
nhìn mới - cách nhìn phát triển về thế giới; bước đầu xây dựng nền tảng cho quan
niệm phát triển biện chứng về tự nhiên.
- Triết học của Kant xuất phát từ nghiên cứu tự nhiên – tới con người như một chủ
thể, từ tồn tại tới hoạt động. Ngoài tư tưởng “hoài nghi trong khoa học” để xây
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

11



TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

dựng phương pháp nghiên cứu khoa học, đây cũng là những tiền lý luận của học
thuyết Mác sau này về hoạt động thực tiễn của con người như là nền tảng của đời
sống xã hội.
- Triết học Kant đã đặt ra nền móng cho một quan niệm biện chứng về giới tự
nhiên và lịch sử, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc cho sự phát triển của triết
học phương Tây hiện đại. Nhiều tư tưởng của triết học hiện sinh, chủ nghĩa duy ý
chí, triết học thực chứng, hiện tượng học đều ít nhiều đều xuất phát từ những tư
tưởng của triết học Kant.
2.1.3 Hạn chế
- Triết học Kant với nội dung hết sức đa dạng phong phú bao trùm nhiều lĩnh vực,
nhưng cịn chứa đựng nhiều mâu thuẫn mà chính ông cũng không tự giải thích
được. chẳng hạn như học thuyết về “tri thức kinh nghiệm” hay “vật tự nó”.
- Lý luận về Antimoni của Kant còn bộc lộ nhiều hạn chế: ví dụ: Ơng chỉ thừa
nhận mâu thuẫn tồn tại trong lý tính- tư tưởng mà khơng thừa nhận nó tồn tại trong
thực tiễn, chỉ có 4 Anmoni chứ không phải nhiều hơn, Antimoni chưa phải là mâu
thuẫn biện chứng, và cách giải quyết không phải ở chỗ đúng sai từng luận đề…
2.2 Nhà triết học Hêghen
Hêghen (1770-1831) sinh ra trong một gia đình quan chức cao cấp ở thành
phố Sttuggat. Do chịu ảnh hưởng bởi Senlinh mà Hêghen đã say sưa nghiên cứu
triết học, ông trở thành nhà triết học –bác học vĩ đại nhất, người hoàn chỉnh nền
triết học duy tâm biện chứng cổ điển Đức, bậc tiền bối triết học của Mác
Tư tưởng biện chứng của Hêghen là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức, biểu
hiện rõ nét ở tư tưởng của ông về sự phát triển được ơng trình bày rõ nét trong hệ
thống triết học của mình gồm 3 bộ phận: Lơgích học, Triết học tự nhiên, Triết học
tinh thần.

Hệ thống triết học Heghen được xây dưng dựa vào 4 luận điểm nền tảng sau:
Một là: Thừa nhận sự tồn tại của ý niệm tuyệt đối (YNTĐ)
Ý niệm tuyệt đối là:
- Nền tảng của hiện thực;

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

12


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

- Sự đồng nhất giữa tư duy & tồn tại, tinh thần & vật chất;
- Đấng tối cao sáng tạo ra giới tự nhiên, con người & lịch sử nhân loại.
Hai là: Thừa nhận sự phát triển của ý niệm tuyệt đối
- Phát triển được Hêghen hiểu như một chuỗi các hành động phủ định biện chứng,
trong đó cái mới liên tục thay thế cái cũ, nhưng đồng thời kế thừa những yếu tố
hợp lý của cái cũ
- Sự phát triển của ý niệm tuyệt đối diễn ra theo tam đoạn thức “chính đềphản
đềhợp đề”.
Ba là: Thừa nhận ý thức con người là sản phẩm của lịch sử
- Ý thức con người là sản phẩm của lịch sử nhân loại, còn lịch sử nhân loại là đỉnh
cao phát triển ý niệm tuyệt đối trên trần gian.
- Lịch sử nhân loại có được nhờ vào lịch sử cá nhân (hoạt động có ý thức của mỗi
cá nhân cụ thể) nhưng nó lại là nền tảng quy định ý thức & họat động có ý thức
của họ;
- Ý thức cá nhân là sự khái quát toàn bộ lịch sử mà ý thức nhân loại đã trải qua; ý
thức nhân loại là sự tái hiện lại tồn bộ tiến trình của lịch sử nhân loại, là sản phẩm

của lịch sử, là hiện thân của ý niệm tuyệt đối .
Bốn là: Triết học là khoa học về ý niệm tuyệt đối
- Học thuyết về ý niệm tuyệt đối , thể hiện ở trần gian trong nghệ thuật, tơn giáo &
triết học (triết học là hình thức thể hiện cao & đầy đủ nhất ý niệm tuyệt đối );
- Khoa học của mọi khoa học – cơ sở của thế giới quan & tư tưởng con người.
Mỗi thời đại có một triết học riêng - tinh hoa tinh thần của thời đại đó; là thời đại
được thể hiện dưới dạng tư tưởng; là sự kết tinh, khái quát tồn bộ lịch sử tư tưởng
trước đó, đặc biệt là tư tưởng triết học. Triết học & lịch sử triết học thống nhất với
nhau (cái lơgích & cái lịch sử); Triết học phải bao trùm toàn bộ lịch sử phát triển
của ý niệm tuyệt đối .
2.2.1 Khoa học lơgích

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

13


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Nghiên cứu ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn sơ khai, là xuất phát điểm của hệ
thống – trình bày hạn chế của Lơgích học cũ Hêghen, khởi thảo Lơgích học mới
(vạch ra bản chất của tư duy, mang lại phương pháp lậun triết học cho khoa học).
2.2.1.1 Lơgích học là gì?
- Lơgích học là khoa học về phạm trù & quy luật tư duy thuần túy (ý niệm tuyệt
đối trong chính nó).
- Lơgích học là sự thể hiện Thượng đế trong bản chất vĩnh hằng của mình trước
khi sáng tạo ra giới tự nhiên & các tinh thần hữu hạn khác.
- Tư duy mang tính khách quan: giới tự nhiên là thế giới khách quan vô thức (tư

duy thể hiện qua các sự vật); tư duy con người là thế giới khách quan có ý thức
(giai đoạn cao của ý niệm tuyệt đối , qua đó ý niệm tuyệt đối nhận thức được
mình); Trong tư duy mọi cái đối lập (Vật chất & tinh thần, kinh tế & chính trị, tư
tưởng & hiện thực...) đều thống nhất.
- Lơgích là siêu hình học được xây dựng dựa trên luận điểm “Cái gì hợp lý thì hiện
thực & cái gì hiện thực thì hợp lý”.
- Phép biện chứng là linh hồn uyển chuyển của Lơgích học & Lơgích học là cơ thể
- hệ thống phạm trù sống động, nó ln đào thải những phạm trù không thể hiện
bản chất sống động của tư duy, đồng thời trang bị cho con người một phong cách
tư duy biện chứng để khám phá ra chân lý, để đi đến tự do.
2.2.1.2 Những nguyên tắc để xây dựng Lơgích học:
Nghịch lý về sự phát triển: Phát triển là q trình vận động vừa tiến lên phía
trước, vừa quay về điểm khởi đầu ⇒ Đồng nhất cái khởi đầu & cái cuối cùng của
hệ thống phát triển (Cái khởi đầu là cái cuối cùng dưới dạng tiềm năng. Cái cuối
cùng là cái khởi đầu đã được khai triển đầy đủ). Việc xác định cái khởi đầu có ý
nghĩa rất quan trọng. Cái khởi đầu phải được xác định dựa trên các nguyên tắc sau
đây:
Nhận thức khách quan: Cái khởi đầu phải là cái khách quan, được xác định
không dựa vào sự ưa thích của nhà nghiên cứu.

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

14


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Nhận thức mâu thuẫn: Cái khởi đầu phải chứa mâu thuẫn cơ bản của tồn bộ

hệ thống (nếu khơng chứa mâu thuẫn cơ bản thì cái khởi đầu khơng thể phát triển
thành hệ thống, và cái cuối cùng không phải là cái khởi đầu được khai triển đầy
đủ).
Nhận thức từ trừu tượng đến cụ thể trong tư duy, từ đơn giản đến phức tạp:
Cái khởi đầu phải là cái đơn giản nhất, trừu tượng nhất (để phù hợp với xu thế
phát triển tiến lên của q trình nhận thức).
Nhận thức thống nhất lơgích & lịch sử: Cái khởi đầu vừa là cái lịch sử đầu
tiên vừa là cái lơgích tất yếu (phát triển là q trình xảy ra theo trình tự thời gian,
có vượt bỏ những cái ngẫu nhiên để liên tục tiến lên).
2.2.1.3 Kết cấu của “khoa học lơgích” & phép biện chứng duy tâm:
Gồm 3 phần, mỗi phần nghiên cứu 1 trong 3 giai đoạn tương ứng của tư duy thuần
túy trong chính nó.
Học thuyết về tồn tại vạch ra tính quy định lẫn nhau giữa lượng & chất.
Những thay đổi liên tục về lượng sẽ dẫn đến những biến đổi gián đoạn về chất, và
ngược lại. Đó là cách thức tồn tại của sự vật (khái niệm):
Tồn tại xuất phát không là tồn tại hiện hữu mà là tồn tại thuần túy (tồn tại ở
một phương diện nhất định và được đồng nhất với hư vô) nhưng lại là tồn tại dẫn
đến sinh thành.
Bước chuyển từ tồn tại thuần túy sang sinh thành là sự thống nhất giữa chất &
lượng trong độ. Chất là tính quy định bên trong của sự vật. Lượng là tính quy định
bên ngồi của sự vật. Độ là sự thống nhất của chất & lượng trong sự vật để sự vật là
nó. Khi Lượng của sự vật thay đổi vượt quá độ, qua điểm nút thì Chất này chuyển
thành Chất khác, tức bước nhảy xảy ra.
Học thuyết về bản chất bàn về tự vận động & phát triển của các phạm trù:
Đồng nhất–khác biệt–đối lập-mâu thuẫn; Bản chất–Hiện tượng; Nội dung–Hình
thức; Khả năng–hiện thực; Nguyên nhân–Kết quả;…

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

15



TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Sự thống nhất & đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của
mọi sự vận động & phát triển của sự vật.
Trong bản thân khái niệm vốn có sẵn cái khác biệt được sinh ra từ cái đồng
nhất. Lúc đầu là khác biệt nhỏ, do tích lũy dần dẫn đến khác biệt cơ bản (đối lập);
từ đây mâu thuẫn hình thành & phát triển dẫn đến chuyển hóa.
Học thuyết về khái niệm bàn về sự tự vận động & phát triển của ý niệm
tuyệt đối thơng qua các hình thức tồn tại chủ quan (khái niệm – phán đoán – suy
luận), bàn về thực tiễn, chân lý (ý niệm – sự thống nhất giữa khái niệm & thực
tiễn).
- Sự phát triển của khái niệm theo xu hướng phủ định của phủ định (xoắn ốc).
- Khái niệm luôn phát triển qua các giai đoạn nhận thức: Giai đoạn cảm tính (Cảm
giác, tri giác, biểu tượng)  Giai đoạn lý tính (Khái niệm, phán đoán, suy lý).
Phán đoán được xây dựng trên khái niệm biến đổi nên nó ngày càng sâu sắc. - Suy
lý được xây dựng trên phán đoán… nên nó ngày càng sáng tạo, năng động.
2.2.1.4 Tư duy biện chứng
Lơgích phát triển qua 3 thời kỳ: trước Kant, Kant–Phíchtơ, hiện tại (Hêghen)
ứng với 3 giai đoạn phát triển của tư duy:
- Giác tính – tư duy thơng thường, mang nặng tính trực quan, sử dụng các phạm
trù bất động, sơ cứng, coi thế giới ln tĩnh tại...
- Lý tính biện chứng – tư duy dựa trên sự phát triển của khái niệm, sử dụng các
phạm trù uyển chuyển, thay đổi, coi mọi sự vật (cái hiện hữu) đều phải thay đổi.
- Lý tính tư biện – tư duy dựa trên cơ sở thống nhất giác tính với lý thuyết biện
chứng, coi sự vật là sự thống nhất & đấu tranh của những cái đối lập (tư duy biện
chứng chín mùi).


2.2.2 Triết học tự nhiên
Bàn về giới tự nhiên - một tồn tại khác của ý niệm tuyệt đối dưới dạng các
sự vật vật chất. Hêghen khơng giải thích ý niệm tuyệt đối chuyển từ chính nó sang
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

16


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

giới tự nhiên như thế nào & khi nào, mà chỉ nói rằng ý niệm tuyệt đối tồn tại bên
ngoài thời gian, giới tự nhiên cũng khơng có khởi đầu trong thời gian. Giới tự
nhiên đã được tạo ra, hiện đang được tạo ra và sẽ vĩnh viễn được tạo ra. Các hình
thức chủ yếu của ý niệm tuyệt đối tồn tại dưới dạng giới tự nhiên là:
Cơ học bàn về về không gian, thời gian, vật chất, vận động, lực hấp dẫn vũ trụ…
theo tinh thần duy tâm, thậm chí có chỗ siêu hình.
Vật lý học bàn về thiên thể, ánh sáng, nhiệt...
Sinh thể học bàn về địa chất học, thực vật học, động vật học...
2.2.3 Triết học tinh thần
Xem xét ý niệm tuyệt đối ở giai đoạn cuối trên con đường diễu hành nơi trần
gian, từ bỏ giới tự nhiên, khắc phục sự tha hóa, quay về chính mình. Nó bao gồm:
TT chủ quan: ý niệm tuyệt đối thể hiện trong linh hồn con người (Nhân loại học)
 trong ý thức (Hiện tượng học) để phân biệt với cơ thể  trong tri thức (Tâm lý
học) - cái tinh thần bắt thế giới bên ngồi phục tùng nó.
TT khách quan: ý niệm tuyệt đối thể hiện trong pháp quyền thông qua tự do ý
chí của cá nhân; khi cá nhân trở thành chủ thể đạo đức  trong đạo đức học - sự
hòa hợp hành vi của các chủ thể  trong phong hóa - sự thể hiện bản tính tự do

của ý niệm tuyệt đối trong các hình thức gia đình, xã hội cơng dân & nhà nước.
TT tuyệt đối: ý niệm tuyệt đối thể hiện trong nghệ thuật - hình ảnh cảm tính 
trong tơn giáo - biểu tượng thống nhất niềm tin với lý tính  trong triết học - hệ
thống khái niệm trừu tượng.
Đây là 3 hình thức mà ý niệm tuyệt đối sử dụng để tự khám phá chính mình,
để rũ bỏ mọi dấu vết vật chất bám vào mình nơi trần gian mà quay về với mình cái khởi đầu trong tính tồn vẹn, đầy đủ. Triết học là quá trình tự nhận thức.
Học thuyết về tinh thần tuyệt đối là sự tổng hợp tất cả giá trị của mọi học thuyết
(lĩnh vực hoạt động tinh thần) của con người, là khoa học của mọi khoa học.
Trong nó, ý niệm tuyệt đối đã hồn thành q trình nhận thức chính mình, quay về

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

17


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

với mình trong học thuyết về tinh thần tuyệt đối. Tinh thần tuyệt đối là kết quả tối
cao, toàn diện & triệt để của toàn bộ lịch sử thế giới.
- Triết học tinh thần- thành tựu vĩ đại của học thuyết Hêghen, thực chất là lý luận
duy tâm bàn về sự phát triển ý thức cá nhân, ý thức xã hội; trí tuệ, lý tính con
người:
- Bản tính con người là bất bình đẳng  Sự bất công, tệ nạn xã hội  Nảy sinh
mâu thuẫn giữa các cá nhân, giữa các giai tầng (sự giải quyết các mâu thuẫn này là
động lực cơ bản của sự phát triển của xã hội)  Ra đời nhà nước.
- Nhà nước dung hòa mâu thuẫn, để xã hội phát triển bình thường. Nhà nước là
một giá trị tinh thần, là sự ngao du của Thượng đế trong xã hội loài người (hiện
thân của ý niệm tuyệt đối nơi trần gian).

- Chiến tranh vừa là phương tiện giúp xã hội tránh được sự thối nát, vừa làm xáo
trộn xã hội.
- Lịch sử là kết quả hoạt động của con người cụ thể nhưng không phụ thuộc vào ý
muốn của họ. Lịch sử thống nhất cái chủ quan (lợi ích con người) & cái khách
quan (quy luật).
- Con người là sản phẩm của thời đại (không ai có thể thốt ra khỏi thời đại mà
khơng bị thời đại phán xét, khơng có lực lượng xã hội nào làm đảo ngược được
thời đại mà không phải trả giá đắt).
- Đề cao lý tính nhưng coi trọng cảm tính (khơng có sự say mê thì khơng có gì vĩ
đại; ai nhìn nhận thế giới một cách hợp lý thì thế giới đánh giá về họ một cách hợp
lý).
- Vĩ nhân là người hiểu được những gì là cần thiết & hợp thời. Phải biết kết hợp
tính đảng với tính khách quan để xem xét lịch sử & đánh giá cá nhân
- Vai trị của lao động & phân cơng lao động đối với sự phát triển của lịch sử nhân
loại.
- Lịch sử nhân loại phát triển ngày càng tiến bộ - xã hội ngày càng tự do (hiểu và
làm theo quy luật - hiện thân của ý niệm tuyệt đối ). Xã hội càng tiến bộ, con
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

18


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

người càng tự do, nhân cách càng phát triển. Con người là chúa tể của số phận &
sứ mệnh của mình…
2.2.4 Thành tựu:
- Đề cao & coi tinh thần là cơ sở giải quyết mọi vấn đề lý luận & thực tiễn, là tư

tưởng chủ đạo xuyên suốt toàn bộ nội dung Triết học Hêghen:
- Ý niệm tuyệt đối chi phối sự sinh thành, hiện hữu, tiêu vong của mọi cái trong
thế giới.
- Giới tự nhiên vật chất là sự tự tha hóa (tồn tại sơ cứng bất động) của ý niệm tuyệt
đối.
- Phép biện chứng là linh hồn sống động của hệ thống triết học Hêghen:
- Tư tưởng về mối liên hệ phổ biến (mọi cái đều liên hệ lẫn nhau) & tư tưởng về
sự phát triển (quá trình phủ định biện chứng) là mạch suối ngầm thấm chảy qua
toàn bộ hệ thống triết học Hêghen.
- Phát triển là quá trình thay đổi thấp  cao, đơn giản  phức tạp, chưa hịan
thiện  hồn thiện, bằng cách chuyển hóa qua lại giữa Lượng và Chất, do sự giải
quyết những mâu thuẫn trong các hình thức cụ thể của ý niệm tuyệt đối tạo nên.
- Từ việc phân tích q trình tự vận động của ý niệm tuyệt đối, Hêghen phát hiện
ra: Các quy luật cơ bản & không cơ bản của phép biện chứng; Xây dựng các
ngun tắc Lơgích biện chứng, các quan điểm biện chứng về nhận thức.
- Đặt nền móng cho sự thống nhất giữa phép biện chứng Lơgích học & nhận thức
luận; sự thống nhất giữa lý luận & thực tiễn; tính cụ thể, tính q trình, tính phù
hợp với thực tiễn của chân lý.
- Phép biện chứng tư duy - cống hiến vĩ đại của Hêghen cho kho tàng tư tưởng
nhân loại. Triết học Hêghen là cội nguồn của triết học Mác.

2.2.5 Hạn chế:

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

19


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC


GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

- Coi nhận thức chỉ là khám phá ra ý niệm tuyệt đối ; thực tiễn chỉ là hoạt động
tinh thần của chủ thể sáng tạo ra tư tưởng
- Phép biện chứng của Hêghen vừa là lý luận biện chứng về sự phát triển của ý
niệm vừa là phương pháp lý luận biện chứng nghiên cứu ý niệm, thông qua phép
biện chứng của ý niệm, Hêghen đã đoán được phép biện chứng của sự vật, vì vậy,
nó là phép biện chứng duy tâm.
- Do bị giam hãm trong hệ thống duy tâm thần bí nên phép biện chứng vừa có nội
dung biện chứng, tiến bộ, cách mạng, vạch thời đại, vừa có nội dung phản động,
phản khoa học, bảo thủ, tư biện; tức chứa nhiều mâu thuẫn
- Phủ nhận sự phát triển trong giới tự nhiên & nhiều thành tựu khoa học tự nhiên
lúc bấy giờ nếu chúng không hợp với ý niệm tuyệt đối.
- Coi nhà nước & văn minh Đức là đỉnh cao của ý niệm tuyệt đối trên trần gian, là
đích mà mọi dân tộc phải vươn đến;
- Coi triết học của mình là đỉnh cao của tư duy triết học mọi thời đại - ý niệm tuyệt
đối đã khám phá ra chính mình từ cái khơng phải là mình để quay về với mình do
đó tại đây mọi sự phát triển đều chấm dứt.

KẾT LUẬN
HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

20


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

Giá trị lớn lao của triết học cổ điển Đức đó là xây dựng phép biện chứng với

tư cách là lý luận phát triển, nhận thức luận và lơgích. Nếu phép biện chứng trong
triết học cổ đại chủ yếu được nghiên cứu dự trên những kinh nghiệm;còn phép
biện chứng trong các đời đại lịch sử tiếp theo về văn bản đã bị phương pháp tư duy
siêu hình thay thế và chỉ được phát triển không đồng đều trong một số triết học
lớn; phương pháp tư duy biện chứng trong chủ nghĩa duy tâm Đức đã trở thành
một lý luận được xây dựng một cách có hệ thống. Các nhà kinh điển Đức đã áp
dụng có ý thức phép biện chứng vào cac lĩnh vực nhận thức nhau, hình thành nên
các quy luật phát triển chung nhất của nhận thức, của văn hóa tinh thần.
Lênin đẽ nhận định, chính nhờ phép biện chứng của các nhà kinh điển của
triết học Đức xây dựng mới có thể chuyển từ chủ nghĩa duy vật siêu hình sang thế
giới quan khoa học duy vật biện chứng và đã đóng góp quan trong vào việc hình
thành chủ nghĩa mác. Ngày nay, việc hiểu được một trong những nguồn gốc hình
thành chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin là một công
cụ tư duy sắc bén để đưa nước ta tiến lên giành thắng lợi trên con đường cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Giáo trình đại cương lịch sử triết học,Ts.Nguyễn Ngọc Thu- Ts. Bùi
Văn Mưa, Nxb Tổng Hợp Tp.Hcm 2003

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

21


TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

GVHD: TS. BÙI VĂN MƯA

- Lút Vích Phoi ơ Bắc và sự cáo chung của triết học cổ điển Đức , Ph.

Ănghen , Nxb Sự Thật 1969
-

Lịch sử phép biện chứng. Phép biện chứng cổ điển Đức ; Đỗ Minh
Hợp ,Nxb Chính Trị Quốc Gia 1998

- Trang web diendankienthuc.net
- Bài giảng triết học, Ts Bùi Văn Mưa

HVTH: ĐẶNG PHƯỚC KHOA

22



×