Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Kiến thức, thực hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường týp 2 tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (442.98 KB, 12 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG


TỪ HỮU CHÍ

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHỊNG
BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT, BÌNH DƢƠNG NĂM 2019
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI, 2019

--------


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHOA: KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN: Y TẾ CÔNG CỘNG

TỪ HỮU CHÍ

KIẾN THỨC, THỰC HÀNH PHỊNG
BIẾN CHỨNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ
LIÊN QUAN Ở NGƢỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƢỜNG TÝP 2 TẠI THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT, BÌNH DƢƠNG NĂM 2019



Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8720701
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CƠNG CỘNG
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.BS LÊ ĐÌNH PHAN
HÀ NỘI, 2019

--------


LỜI CẢM ƠN
Đề tài Luận văn Thạc sỹ sức khỏe chun ngành Y tế cơng cộng: “Kiến thức,
thực hành phịng biến chứng và một số yếu tố liên quan ở ngƣời bệnh đái tháo
đƣờng týp 2 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng năm 2019” là kết
quả của sự cố gắng không ngừng của bản thân tác giả, cũng như sự giúp đỡ, động
viên khích lệ của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp và người thân. Qua trang viết này
tác giả xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ chúng tôi trong thời gian học
tập - nghiên cứu khoa học vừa qua.
Tôi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS.BS Lê Đình Phan Người hướng dẫn khoa học, PGS.TS.BS Trần Văn Hưởng và Bệnh viện Đa khoa
Nam Anh đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa
học cần thiết cho luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Thăng Long,
Phòng Sau Đại học, khoa Khoa học sức khỏe, Bộ môn Y tế công cộng đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến bạn bè, đồng nghiệp, đơn vị công
tác đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện đề tài.
Tác giả luận văn

TỪ HỮU CHÍ



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi, do chính bản thân tôi thực hiện, tất cả số liệu trong luận văn này là trung
thực, khách quan và chƣa từng đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào
khác. Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
Tác giả luận văn

TỪ HỮU CHÍ


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Theo Tiếng Việt
BC

Biến chứng

BHYT

Bảo hiểm y tế

BN

Bệnh nhân

CBYT

Cán bộ y tế


CĐĐT

Chế độ điều trị

CNVC

Công nhân viên chức

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

KT

Kiến thức

MLQ

Mối liên quan

NC

Nghiên cứu




Quyết định

TH

Thực hành

THA

Tăng huyết áp

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thơng

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TTĐT

Tn thủ điều trị

TTYT

Trung tâm y tế


WHO

Tổ chức y tế Thế giới

Theo tiếng Anh

World Health Organization


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................ 4
1.1. Bệnh đái tháo đường .......................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa: ................................................................................................. 4
1.1.2. Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: ............................................................... 4
1.1.3. Phân loại đái tháo đường: .......................................................................... 5
1.1.4. Dịch tễ học bệnh đái tháo đường: .............................................................. 6
1.1.5. Biến chứng đái tháo đường ........................................................................ 9
1.1.6. Điều trị bệnh đái tháo đường ................................................................... 10
1.1.7. Lịch theo dõi và các chỉ tiêu cần đánh giá của người bệnh đái tháo đường
............................................................................................................................ 15
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước: ..................................................... 17
1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới: ......................................................................... 17
1.2.2. Nghiên cứu trong nước: ........................................................................... 18
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................. 23
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu................................................... 23
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu. ............................................................................. 23
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu. ............................................................................... 23
2.1.3. Thời gian nghiên cứu ............................................................................... 23
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................ 23
2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu: ...................................................................... 23
2.3. Các biến số và chỉ số nghiên cứu: .................................................................... 24
2.3.1. Biến số, chỉ số nghiên cứu và tiêu chí đánh giá:...................................... 24
2.3.2 Bảng thang điểm đánh giá Kiến thức, thực hành về phòng biến chứng của
người bệnh ĐTĐ ................................................................................................ 26
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ....................................................................... 27
2.4.1. Công cụ thu thập thông tin: ...................................................................... 27
2.4.2. Kỹ thuật thu thập số liệu .......................................................................... 28
2.4.3. Quy trình thu thập số liệu và sơ đồ nghiên cứu ....................................... 28
2.5. Sai số và biện pháp khống chế sai số: .............................................................. 29
2.5.1. Sai số ........................................................................................................ 29
2.5.2. Biện pháp khống chế ................................................................................ 29
2.6. Xử lý và phân tích số liệu: ............................................................................... 30
2.7. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .............................................................................. 30
2.8. Hạn chế của đề tài: ........................................................................................... 31
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................................ 32
3.1. Đặc điểm người bệnh trong mẫu nghiên cứu: .................................................. 32
3.1.1. Thông tin cá nhân:.................................................................................... 32
3.1.2. Kiến thức của người bệnh: ....................................................................... 36


3.1.3. Thực hành của người bệnh:...................................................................... 40
3.2. Mối liên quan giữa Kiến thức, thực hành về phòng biến chứng bệnh đái tháo
đường với các đặc điểm của người bệnh: (Phân tích đơn biến).............................. 43
3.2.1. Mối liên quan giữa Kiến thức về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường
với các đặc điểm của người bệnh ....................................................................... 43
3.2.2. Mối liên quan giữa Thực hành về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường
với các đặc điểm của người bệnh ....................................................................... 48
3.2.3. Mối liên quan giữa Kiến thức chung với Thực hành chung về phịng biến

chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................ 53
3.3. Phân tích mối liên quan với Thực hành chung về phòng biến chứng bệnh đái
tháo đường: (Phân tích Hồi quy Logistic đa biến) .................................................. 54
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .................................................................................... 56
4.1. Đặc điểm người bệnh trong mẫu nghiên cứu: .................................................. 56
4.1.1. Thông tin cá nhân:.................................................................................... 56
4.1.2. Kiến thức của người bệnh về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường ... 58
4.1.3. Thực hành của người bệnh về phòng bệnh đái tháo đường ..................... 59
4.2. Mối liên quan giữa Kiến thức, thực hành về phòng biến chứng bệnh đái tháo
đường với các đặc điểm của người bệnh: ............................................................... 60
4.2.1. Mối liên quan giữa Kiến thức chung về phòng BC bệnh đái tháo đường
với đặc điểm người bệnh .................................................................................... 60
4.2.2. Mối liên quan giữa thực hành chung về phòng bệnh đái tháo đường với
đặc điểm người bệnh .......................................................................................... 60
4.3. Mối liên quan với Thực hành chung về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường
................................................................................................................................. 62
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 63
KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 66
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 73


DANH MỤC BẢNG, BIỀU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Bảng 2.1. Các biến số và chỉ số nghiên cứu: .......................................................... 24
Bảng 2.2. Đánh giá kiến thức về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ............................. 26
Bảng 2.3. Đánh giá thực hành về phòng biến chứng bệnh ĐTĐ ............................ 27
Bảng 3.1. Mô tả đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................. 32
Bảng 3.2. Tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu ................................................. 34
Bảng 3.3. Tình hình sử dụng các nguồn thơng tin truyền thơng của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................... 35

Bảng 3.4. Những khó khăn trong việc tuân thủ điều trị bệnh của đối tượng nghiên
cứu ........................................................................................................................... 35
Bảng 3.5. Kiến thức về biểu hiện bệnh của đối tượng nghiên cứu ....................... 36
Bảng 3.6. Kiến thức về cách tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu ............. 36
Bảng 3.7. Kiến thức về biến chứng của đái tháo đường của đối tượng nghiên cứu
................................................................................................................................. 37
Bảng 3.8. Kiến thức về hậu quả của biến chứng bệnh đái tháo đường của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................. 37
Bảng 3.9. Kiến thức về các yếu tố làm trầm trọng bệnh của đối tượng nghiên cứu
................................................................................................................................. 38
Bảng 3.10. Kiến thức về cách phòng biến chứng của đối tượng nghiên cứu ...... 38
Biểu đồ 3.1. Kiến thức chung về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường của đối
tượng nghiên cứu ................................................................................................... 39
Bảng 3.12. Thực hành về tuân thủ chế độ ăn, các thức ăn cần tránh của đối tượng
nghiên cứu ............................................................................................................. 40
Bảng 3.13. Thực hành về tuân thủ chế độ luyện tập, thời gian luyện tập, tần suất
luyện tập của đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 41
Bảng 3.14. Thực hành về tuân thủ dùng thuốc hoặc tự ý điều trị thuốc khác của đối
tượng nghiên cứu ................................................................................................... 42
Biểu đồ 3.2. Thực hành chung về phòng biến chứng bệnh đái tháo đường của đối
tượng nghiên cứu ................................................................................................... 43
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức chung về phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 44
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với kiến thức chung về phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 44
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 45
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 46
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa thu nhập với kiến thức chung về phòng biến chứng

bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 47
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa Bảo hiểm y tế với kiến thức chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 47


Bảng 3.22. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với kiến thức chung về phòng
biến chứng bệnh đái tháo đường ........................................................................... 47
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa giới tính với thực hành chung về phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 48
Bảng 3.24. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với thực hành chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 49
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa nghề nghiệp với thực hành chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 50
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với thực hành chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 51
Bảng 3.27. Mối liên quan giữa thu nhập với thực hành chung về phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường .............................................................................................. 52
Bảng 3.28. Mối liên quan giữa Bảo hiểm y tế với thực hành chung về phòng biến
chứng bệnh đái tháo đường ................................................................................... 52
Bảng 3.29. Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh với thực hành chung về phòng
biến chứng bệnh đái tháo đường ........................................................................... 53
Bảng 3.30. Mối liên quan giữa Kiến thức chung với Thực hành chung về phòng
biến chứng bệnh đái tháo đường ........................................................................... 53
Bảng 3.31. Một số yếu tố liên quan với Thực hành chung về phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường qua phân tích Hồi quy Logistic đa biến .............................. 54


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, có yếu tố di truyền, do hậu quả của
tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh được đặc trưng bởi tình

trạng tăng đường huyết cùng với các rối loạn về chuyển hóa đường, đạm, mỡ và
chất khống [28].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường toàn cầu ở những người trưởng thành trên 18 tuổi
đã tăng từ 4,7% năm 1980 lên 8,5% vào năm 2014 [58].
Tỷ lệ bệnh đái tháo đường đang gia tăng nhanh hơn ở các nước thu nhập
trung bình và thấp. [63]
Khơng chỉ do những di chứng để lại và các khó khăn, tốn kém trong q
trình điều trị, hiện nay bệnh đái tháo đường còn được coi là một vấn đề sức khỏe
cộng đồng lớn trên toàn thế giới do tần suất lưu hành bệnh ngày càng gia tăng.
Theo thống kê mới nhất của Tổ chức y tế thế giới (WHO), trên thế giới cứ 10 giây
lại có một người chết vì bệnh đái tháo đường. Trung bình, một ngày có 8,700 người
và một năm có 3,2 triệu người chết do đái tháo đường. [12], [29]. Số người mắc
bệnh tiểu đường đã tăng từ 108 triệu vào năm 1980 lên tới 422 triệu vào năm 2014.
Gần một nửa số ca tử vong do đường huyết cao xảy ra trước 70 tuổi. WHO ước
tính rằng bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ bảy trong
năm 2016. [63]
Năm 2016, ước tính có 1,6 triệu ca tử vong trực tiếp do bệnh tiểu đường. 2,2
triệu ca tử vong khác là do đường huyết cao vào năm 2012 [63]
Ở Việt Nam, tình hình mắc bệnh đái tháo đường đang có chiều hướng gia
tăng đặc biệt là tại các thành phố lớn. Theo kết quả thống kê năm 1992 tại Hà Nội:
Đái tháo đường chiếm 1,42%, Huế: chiếm 0,96% và thành phố Hồ Chí Minh chiếm
2,52%. Đến năm 2001 tỷ lệ đái tháo đường tại khu vực nội thành của bốn thành phố
lớn là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 5,1% và đến năm 2003 tỷ lệ đái tháo
đường tại khu vực thành phố là 4,4%. Trong đó đái tháo đường týp 2 chiếm >90%
toàn bệnh nhân đái tháo đường. Bác sĩ Phan Hướng Dương, Phó Giám đốc Bệnh
1


viện Nội tiết trung ương, cho biết thống kê cả nước trong 10 năm từ 2002 đến
2012, tỷ lệ người mắc đái tháo đường tăng đến 200%. Cụ thể trong năm 2002, số

người bệnh chiếm 2,7% dân số, rối loạn dung nạp glucose 7,3%. Đến năm 2012,
con số này lần lượt tăng lên 5,4% và 13,7%. Do đó, chính đái tháo đường týp 2 mới
gây vấn đề cho sức khỏe cộng đồng, vì tần suất nó gia tăng song hành với sự lão
hóa, đơ thị hóa, lối sống tĩnh tại và với sự béo phì ở dân số các nước cơng nghiệp
[5], [9], [32].
Bệnh tiểu đường là ngun nhân chính gây mù, suy thận, đau tim, đột quỵ và
cắt cụt chi dưới [63]. Những biến chứng của đái tháo đường đã chứng minh mức độ
trầm trọng của bệnh cũng như những chi phí về kinh tế - xã hội. Để khống chế
đường huyết ở mức bình thường ngồi việc dùng thuốc giảm đường huyết nhằm
không gây tăng hay giảm đường huyết quá mức, đồng thời hạn chế được tình trạng
tăng lipit máu làm chậm bước tiến của xơ vữa động mạch, đặc biệt ở những người
bệnh đái tháo đường týp 2, thì chế độ ăn – vận động thể lực là phương pháp điều trị
lâu dài bệnh đái tháo đường [29].
Chế độ ăn uống lành mạnh, hoạt động thể chất thường xuyên, duy trì trọng
lượng cơ thể bình thường và tránh sử dụng thuốc lá là những cách để ngăn ngừa
hoặc trì hỗn sự khởi phát của bệnh tiểu đường týp 2 [63]
Điều trị tốt đái tháo đường nhằm nâng cao chất lượng sống, kéo dài tuổi thọ
cho bệnh nhân và giảm chi phí cho tồn xã hội. đái tháo đường là bệnh mãn tính
chưa có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn mà phải điều trị suốt đời, dễ làm bệnh
nhân chán nản bỏ cuộc, một số bệnh nhân không hiểu được tầm quan trọng của
việc dùng thuốc nhất là đái tháo đường týp 2, hoặc vì lý do kinh tế. Việc giáo dục,
tư vấn, cung cấp những kiến thức, thực hành trong việc tuân thủ điều trị lâu dài cho
bệnh nhân không chỉ phụ thuộc vào người thầy thuốc mà cần có sự hợp tác tốt giữa
bệnh nhân – gia đình – thầy thuốc để đạt hiệu quả cao trong kiểm sốt đường huyết
và phịng ngừa được một số biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên.
2


Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một là một phịng khám tuyến huyện của
tỉnh Bình Dương. Vừa phụ trách mảng điều trị vừa phụ trách dự phòng. Trung tâm

y tế Thành phố Thủ Dầu Một tiếp nhận khám chữa bệnh bảo hiểm cho các đối
tượng người dân thuộc thành phố Thủ Dầu Một nói riêng và mọi người dân trong
tỉnh nói chung. Số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm y tế một gia
tăng vì chính sách thơng tuyến huyện khám Bảo hiểm y tế. Để quản lý và giám sát
về chế độ tuân thủ điều trị của những người bệnh đái tháo đường tại cộng đồng là
một vấn đề khó khăn đối với nhân viên y tế.
Số liệu về thực trạng bệnh đái tháo đường tại thành phố Thủ Dầu Một, thông
tin về các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành tuân thủ chế độ điều trị bệnh
đái tháo đường là rất cần thiết. Những số liệu này sẽ giúp cho các nhà hoạch định
chính sách đánh giá đúng về tình hình mắc bệnh, nguy cơ phát triển bệnh, hiệu quả
của các biện pháp phòng chống và điều trị để xây dựng kế hoạch quản lý, phòng
chống biến chứng của bệnh đái tháo đường một cách thiết thực nhất.
Xuất phát từ mục đích này, chúng tơi tiến hành nghiên cứu “Kiến thức, thực
hành phòng biến chứng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh đái tháo đường týp
2 tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương năm 2019”.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài:
1. Đánh giá kiến thức, thực hành phòng biến chứng ở người bệnh đái tháo đường
týp 2 điều trị ngoại trú tại Trung tâm y tế thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình
Dương năm 2019
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành phòng biến chứng
bệnh đái tháo đường týp 2 của đối tượng nghiên cứu

3



×