Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Y tế công cộng: Tử vong và một số yếu tố liên quan ở người bệnh HIV/AIDS điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú huyện Gia Lâm, Hà Nội giai đoạn 2008–2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (644.35 KB, 30 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

LÊ THỊ HỒNG THẮM

TỬ VONG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN
GIA LÂM, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG

Hà Nội – 12/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE
BỘ MÔN Y TẾ CÔNG CỘNG

LÊ THỊ HỒNG THẮM

TỬ VONG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH
HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN
GIA LÂM, HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2008 – 2018

CHUYÊN NGÀNH: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 8.72.07.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y TẾ CÔNG CỘNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : PGS.TS. ĐẶNG ĐỨC NHU

Hà Nội – 12/2019




1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Dịch HIV/AIDS là một đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm hoạ đối với tính
mạng, sức khoẻ con người và tương lai nòi giống của các quốc gia, dân tộc trên
toàn cầu, tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, văn hoá, trật tự và an toàn
xã hội, đe doạ sự phát triển bền vững của đất nước.
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Việt Nam vào năm 1990
tại Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến 31/12/2012, số trường hợp nhiễm HIV
hiện cịn sống là 210.703 trường hợp, trong đó số người bệnh AIDS hiện còn
sống là 61.699 và tử vong do AIDS là 63.372 trường hợp. Tỷ lệ hiện nhiễm
HIV là 239/100.000 dân. Các ca nhiễm HIV đã được báo cáo ở tất cả 63 tỉnh
thành trên cả nước, tới 98% các quận huyện và 79,1% phường xã [4].
Dưới sự hỗ trợ cả về kỹ thuật và kinh phí của các tổ chức quốc tế thông qua
các nguồn tài trợ song phương và đa phương, với sự cam kết và đầu tư nguồn lực
của nhà nước, chương trình điều trị thuốc kháng virus (ARV) đã được triển khai và
nhanh chóng mở rộng trên phạm vi toàn quốc. đến cuối tháng 12/2011, đã có
57.663 người lớn và 3.261 trẻ em được điều trị ARV [4].
Tại Hà Nội, ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện năm 1993, tính
đến 31/12/2014, có 20.943 người nhiễm HIV hiện đang sống, trong đó 5.291
người bệnh AIDS còn sống và 3.836 Ca tử vong do HIV/AIDS, tỷ lệ hiện
nhiễm HIV/AIDS là 228/100.000 dân. Chương trình chăm sóc, hỗ trợ và điều
trị HIV/AIDS tại Hà Nội cũng đã đạt được những thành cơng đáng ghi nhận. Số
phịng khám ngoại trú phục vụ người bệnh HIV/AIDS đã được mở rộng từ 10
cơ sở năm 2006 lên 18 cơ sở năm 2015. Số người bệnh HIV/AIDS mới hàng
năm được điều trị thuốc kháng vi rút cũng tăng nhanh trong giai đoạn vừa qua
từ 488 người năm 2006 lên 832 người năm 2011. Đến hết năm 2015, thành phố
Hà Nội đang cung cấp dịch vụ điều trị thuốc kháng vi rút cho 5.785 người bệnh
HIV/AIDS [9].



2
Việc quyết định thời điểm để bắt đầu điều trị ARV là rất quan trọng trong
việc làm giảm tỷ lệ tử vong của người bệnh nhiễm HIV đã được minh chứng
qua kết quả của một số nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trên thế giới các nghiên cứu đã cho thấy khởi đầu điều trị muộn (CD4 < 200
tế bào/mm3) thuốc ARV phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các chỉ số xét nghiệm
lúc khởi trị (như số lượng tế bào CD4, ALT, AST, công thức máu…), giai đoạn
lâm sàng, và các hành vy nguy cơ như: Nghiện chích ma túy, quan hệ tình dục
khơng an tồn,… Các người bệnh càng có nhiều yếu tố nguy cơ trên thì khả năng
tử vong trong quá trình điều trị ARV của người bệnh càng cao.
Nghiên cứu về nguy cơ tử vong và các yếu tố tiên lượng sớm tử vong tại
các phòng khám ngoại trú sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học giúp các nhà
quản lý các chương trình điều trị ARV nâng cao chất lượng điều trị, xây dựng
một mơ hình cung cấp dịch vụ có hiệu quả cao, dễ tiếp cận và đáp ứng được các
nhu cầu khác nhau của người bệnh. Ở Việt Nam, nguy cơ tử vong và các yếu tố
tiên lượng sớm trên các người bệnh đang được điều trị bằng ARV còn chưa
được nghiên cứu nhiều, đặc biệt tại Hà Nội là địa phương có số người hiện
đang điều trị ARV cao thứ hai toàn quốc. Chính vì vậy, chúng tơi thực hiện
nghiên cứu đề tài “Tử vong và một số yếu tố liên quan ở người bệnh
HIV/AIDS điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú huyện Gia lâm, Hà nội
giai đoạn 2008 – 2018” Với 2 mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng tử vong của người bệnh HIV/AIDS điều trị tại phòng khám
ngoại trú huyện Gia Lâm - Hà Nội giai đoạn 2008 – 2018.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến tử vong của đối tượng nghiên cứu.


3
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Người bệnh HIV/AIDS điều trị ngoại trú tại phòng khám ngoại trú huyện
Gia Lâm.
- Hồ sơ bệnh án của người bệnh đang được điều trị bằng thuốc kháng
retrovirus (ARV) tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế huyện Gia Lâm.
Người bệnh được đưa vào điều trị theo tiêu chuẩn chỉ định điều trị đã được nêu
rõ trong Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm HIV ban hành năm 2009 theo
quyết định số 3003/QĐ-BYT và thỏa mãn các tiêu chuẩn lựa chọn dưới đây.
Tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu: Các hồ sơ của người bệnh thỏa
mãn các điều kiện sau sẽ được lựa chọn vào nghiên cứu:
-

Người bệnh đã đăng ký tại phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế huyện
Gia Lâm.

-

Các người bệnh đã được bắt đầu đưa vào điều trị ARV từ 01/01/2008 đến
31/12/ 2018.

-

Những người bệnh điều trị ARV đưa vào nghiên cứu đến thời điểm điều tra
tối thiểu là 24 tháng.

Tiêu chuẩn loại trừ: Các hồ sơ của người bệnh được lựa chọn vào nghiên cứu
sẽ tiếp tục được sàng lọc. Nếu người bệnh nào có một trong các điều kiện sau
đây sẽ bị loại trừ ra khỏi nghiên cứu:
-


Các người bệnh đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu nhưng đã chuyển
sang các phòng khám khác trước thời điểm điều tra.

-

Các người bệnh đủ tiêu chuẩn nghiên cứu nhưng đã bỏ điều trị, khơng cịn
theo dõi điều trị tại phịng khám trước thời điểm điều tra.


4
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Từ tháng 06/2019 đến tháng 12/2019
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu
Phòng khám ngoại trú Trung tâm y tế huyện Gia Lâm, Hà Nội.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích kết hợp hồi cứu số liệu.
2.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu: Toàn người bệnh tại phòng khám điều trị ngoại trú Trung tâm y tế
huyện Gia Lâm thỏa mãn các tiêu chí lựa chọn.
Cách chọn mẫu
Sàng lọc các đối tượng đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu. Cán bộ nghiên
cứu sẽ phối hợp với các cán bộ điều trị của các phịng khám ngoại trú rà sốt lại hệ
thống quản lý người bệnh của phòng khám ngoại trú để lựa chọn các người bệnh
đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn vào nghiên cứu.
2.3. Các biến số, chỉ số nghiên cứu
2.4. Phương pháp thu thập số liệu
Công cụ thu thập số liệu: Theo bộ công cụ là bảng kiểm được thiết kế sẵn ở
trong phần phụ lục.

Kỹ thuật thu thập số liệu: Điều tra bằng bảng kiểm được thiết kế sẵn.
Quy trình thu thập số liệu:


5
Việc thu thập số liệu từ các hồ sơ bệnh án của người bệnh sẽ được thực hiện
bằng một công cụ thu thập số liệu do Cán bộ nghiên cứu phát triển.
Công cụ thu thập số liệu sẽ bao gồm các biến số nghiên cứu chính như sau:


Tên phịng khám



Các thông tin nhân khẩu học và kinh tế xã hội của người bệnh: tuổi, giới,
trình độ văn hóa, nghề nghiệp, tình trạng hơn nhân



Các thơng tin về tình trạng nhiễm HIV của người bệnh và hành vi nguy
cơ: tình trạng sử dụng ma túy



Các thơng tin về tình trạng sức khỏe của người bệnh: tình trạng các
nhiễm trùng cơ hội kèm theo, các chỉ số huyết học và chức năng gan, số
lượng CD4 khi bắt đầu điều trị.

-


Trước khi chính thức thu thập số liệu, công cụ thu thập số liệu này đã được
thử nghiệm và chỉnh sửa để đảm bảo tính dễ sử dụng và ghi chép số liệu.
Cơng cụ thu thập số liệu được đính kèm trong phụ lục 2.

-

Các cán bộ thu thập số liệu được tập huấn cách sử dụng cơng cụ số liệu
trước khi chính thức thu thập số, bao gồm: 1 cán bộ nghiên cứu và 2 cán bộ
chun mơn của phịng khám.

2.5. Xử lý và phân tích số liệu
Số liệu sau khi được thu thập sẽ được nhập, xử lý và phân tích bằng phân
mềm Epidata 3.1. Sau đó xử lý bằng phần mềm thống kê STATA 11.0.
- Số liệu mơ tả: Tính tồn giá trị số lượng, tỷ lệ %, trung bình, độ lệch
chuẩn theo các biến số nghiên cứu. Kết quả được mô tả dưới dạng bảng số liệu
haowcj biểu đồ.
- Số liệu phân tích mối liên quan: Tính tốn các giá trị p, OR, 95% CI dựa
trên các biên số nghiên cứu và mô tả dưới dạng bảng số liệu.


6
2.6. Sai số và biện pháp khắc phục sai số
Trong quá trình nghiên cứu thường mắc phải sai số hệ thống, chúng tôi đã
tiến hành các biện pháp khắc phục sau:
-

Công cụ thụ thập số liệu sẽ được thử nghiệm và chỉnh sửa trước khi nhập
số liệu để đảm bảo tính dễ sử dụng và ghi chép số liệu.

-


Các cán bộ thu thập số liệu sẽ được tập huấn cách sử dụng cơng cụ số liệu
trước khi chính thức thu thập số liệu tại Phòng khám. Đội thu thập số liệu
gồm 3 người: 1 cán bộ của trung tâm phòng chống HIV/AIDS, 1 cán bộ
của Phòng khám và 1 giám sát viên của Trung tâm.

2.7. Đạo đức nghề nghiệp trong nghiên cứu
-

Các thông tin nhạy cảm liên quan đến danh tính của người bệnh (Họ tên và
địa chỉ) khơng được đưa vào Phiếu thu thập thông tin.

-

Các điều tra viên và nghiên cứu viên được yêu cầu ký vào một bản cam kết
không tiết lộ bất kỳ một thông tin nào liên quan đến người bệnh mà ta đã
sử dụng hồ sơ bệnh án của họ để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu.

2.8. Hạn chế của nghiên cứu
-

Do thời gian và nguồn lực có hạn, nên nghiên cứu chỉ tiến hành được trên
Hồ sơ bệnh án của người bệnh mới bắt đầu đưa vào điều trị ARV từ
01/01/2008 đến 31/12/2018 tại Phòng khám ngoại trú Trung tâm Y tế
huyện Gia Lâm mà chưa thể tiến hành ở các Phòng khám ngoại trú trên địa
bàn Thành phố Hà Nội.

-

Nghiên cứu chỉ mới đề cập đến một số yếu tố tiên lượng sớm tử vong của

người bệnh mà không nghiên cứu tồn bộ các yếu tố.

-

Nghiên cứu chỉ có tính giá trị thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, không thể
đại diện cho khu vực hay toàn quốc.


7
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thông tin chung, tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu
Bảng 3.1. Phân bố tuổi của đối tượng nghiên cứu (n=276)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Dưới 30 tuổi

42

15,2

30 – 40 tuổi

190

68,9

Trên 40 tuổi


44

15,9

276

100

Tuổi

Tổng

Đối tượng nghiên cứu tập trung ở nhóm tuổi từ 30 đến 40 tuổi, chiếm
tỷ lệ 68,9%. Hai nhóm đối tượng dưới 30 tuổi và trên 40 tuổi có tỷ lệ tương
đương nhau chiếm xấp xỉ 15%.

29,0
71,0

Nam

Nữ

Biểu đồ 3.1. Phân bố giới tính của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Phần lớn đối tượng được nghiên cứu có giới tính nam chiếm tỷ lệ
71%. Đối tượng có giới tính nữ tham gia nghiên cứu chỉ chiếm 29%.


8

Bảng 3.2. Phân bố trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Tiểu học

15

5,4

Trung học cơ sở

29

10,5

Trung học phổ thông

215

77,9

Trung cấp, cao đẳng, đại học

17

6,2


276

100

Tổng

Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu tập trung ở nhóm đối
tượng có trình độ trung học phổ thơng (77,9%). Ngồi ra, tỷ lệ đối tượng
nghiên cứu có trình độ trung cấp trở lên cũng chiếm đến 6,2%.
Bảng 3.3. Phân bố tình trạng hơn nhân của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Tình trạng hơn nhân

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Chưa kết hôn

23

8,3

Đã kết hôn

213

77,2

Ly dị, ly thân


40

14,5

Tổng

276

100

Phần lớn các đối tượng nghiên cứu đều đã kết hôn, tỷ lệ đối tượng
chưa kết hôn chỉ chiếm khoảng 8,3%. Tỷ lệ đối tượng đã ly thân, ly hôn cũng
chiếm tỷ lệ khá cao khoảng 14,5%.


9
Bảng 3.4. Phân bố tình trạng nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
(n=276)
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Khơng có việc làm

60

21,7

Lao động tự do


167

60,5

Có việc làm ổn định

49

17,8

276

100

Nghề nghiệp

Tổng

Số đối tượng nghiên cứu hiện vẫn cịn cơng việc, nghề nghiệp ổn định
chiếm tỷ lệ khá thấp (17,8%). Đa số đối tượng nghiên cứu hiện chỉ có cơng việc
theo hình thức lao động tự do (60,5%). Ngồi ra nhóm đối tượng hiện khơng có
việc làm chiếm đến 21,7%.

28,3
71,7

Ngoại thành

Nội thành


Biểu đồ 3.2. Phân bố nơi sinh sống của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Phần lớn đối tượng nghiên cứu sinh sống tại khu vực ngoại thành
chiếm tỷ lệ 71,7%, đối tượng sống tại khu vực nội thành chỉ chiếm khoảng
28,3%.


10
Bảng 3.5. Giai đoạn bệnh của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Giai đoạn bệnh

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Giai đoạn 1

85

30,8

Giai đoạn 2

171

62,0

Giai đoạn 3

12


4,3

Giai đoạn 4

8

2,9

Tổng

276

100

Phần lớn đối tượng nghiên cứu khi bắt đầu điều trị có tình trạng bệnh
ở giai đoạn 1 (30,8%) và giai đoạn 2 (62%). Những đối tượng ở giai đoạn 3 và
4 chiếm tỷ lệ rất thấp, lần lượt là 4,3% và 2,9%).

29,0
71,0

Có tiêm chích ma túy

Khơng tiêm chích

Biểu đồ 3.3. Tiền sử tiêm chích ma túy của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Trong nhóm đối tượng nghiên cứu, nhóm từng tiêm chích ma túy
chiếm tỷ lệ 29%, nhóm đối tượng chưa từng tiêm chích ma túy chiếm tỷ lệ



11
71%.
Bảng 3.6. Tiền sử quan hệ tình dục khơng an toàn và bệnh LTQĐTD của
đối tượng nghiên cứu (n=276)
Số lượng

Tỷ lệ (%)



132

47,8

Khơng

144

52,2



101

36,6

Khơng

175


63,4

Tiền sử
Quan hệ tình dục khơng an tồn

Mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tỷ lệ đối tượng nghiên cứu từng qua hệ tình dục khơng an tồn chiếm
tỷ lệ khá cao 47,8%. Bởi nguyên nhân đó mà có đến 36,6% đối tượng nghiên
cứu từng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.


12

5,4

94,6

Mắc/Điều trị lao

Không mắc

Biểu đồ 3.4. Tiền sử mắc/điều trị lao của đối tượng nghiên cứu (n=276)
Tỷ lệ đối tượng mắc/điều trị lao khá thấp, chỉ chiếm tỷ lệ 5,4% ĐTNC.
Bảng 3.7. Tiền sử nhiễm trùng cơ hội của đối tượng nghiên cứu (n=276)

Nấm họng

Từng mắc

SL
(%)
139
50,4

Chưa mắc
SL
(%)
137
49,6

Zona

55

19,9

221

80,1

Bệnh phổi

35

12,7

241

87,3


Tiêu chảy kéo dài > l tháng

15

5,4

261

94,6

Sốt kéo dài > 1 tháng

8

2,9

268

97,1

Hội chứng suy kiệt

25

9,1

251

90,9


Bệnh khác

19

6,9

257

93,1

Nhiễm trùng cơ hội

Đối tượng nghiên cứu gặp phải khá nhiều vấn đề về nhiễm trùng cơ
hội, trong đó nhiễm trùng cơ hội chiếm tỷ lệ cao nhất là nấm họng với 50,4%


13
đối tượng mắc phải. Hai loại nhiễm trùng cơ hội hiếm gặp theo kết quả nghiên
cứu là tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng (5,4%) và sốt kéo dài trên 1 tháng (2,9%).
3.2. Thực trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu

37,7
62,3

Hiện đang điều trị

Đã tử vong

Biểu đồ 3.5. Tình trạng hiện tại của đối tượng nghiên cứu (n=276)

*Ghi chú: Tình trạng của ĐTNC tính đến thời điểm thu thập thông tin
Trong tổng số 276 đối tượng được nghiên cứu, hiện chỉ cịn 62,3%
đang điều trị, đã có tổng số 104 trường hợp tử vong chiếm 37,7%.
Bảng 3.8. Tử vong của đối tượng nghiên cứu phân theo giới tính (n=276)
Giới
Nam
Nữ
Chung

Đã tử vong
SL
(%)
86
43,9

Đang điều trị
SL
(%)
110
56,1

Tổng
SL (%)
196 (100)

18

22,5

62


77,5

80 (100)

104

37,7

172

62,3

276 (100)


14
Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ tử vong của đối tượng nam cao (43,9%)
hơn khá nhiều so với tỷ lệ tử vong của đối tượng nữ (22,5%). Tỷ lệ tử vong ở
nam giới cũng cao hơn so với tỷ lệ tử vong chung (37,7%) của nhóm đối tượng.
Bảng 3.9. Tình trạng tử vong đối tượng nghiên cứu phân theo trình độ học
vấn (n=276)
Đã tử vong

Trình độ học vấn

Đang điều trị

Tổng


SL

(%)

SL

(%)

SL (%)

Tiểu học

5

33,3

10

66,7

15 (100)

THCS

15

51,7

14


48,3

29 (100)

THPT

75

TC, CĐ, ĐH

9

52,9

104

37,7

Chung

34,9

140

215
65,1

(100)

8


47,1

17 (100)

172

62,3

276
(100)

Tỷ lệ tử vong cao nhất nằm ở 2 nhóm đối tượng có trình độ học vấn
trung học cơ sở (51,7%) và trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học (52,9%). Tỷ lệ
tử vong của 2 nhóm trình độ học vấn tiểu học (33,3%), trung học phổ thông
(34,9%) là tương đương nhau và thấp hơn so với 2 nhóm kể trên.
Bảng 3.10. Tình trạng tử vong đối tượng nghiên cứu phân theo tình trạng
hơn nhân (n=276)
Tình trạng

Đã tử vong

Đang điều trị

Tổng

hơn nhân

SL


(%)

SL

(%)

SL (%)

Chưa kết hôn

3

13,0

20

87

23 (100)

Kết hôn

90

42,3

123

57,7


213


15
(100)
Đã ly dị, ly
thân
Chung

27,5

11
104

37,7

29
172

72,5

40 (100)

62,3

276
(100)

Trong các nhóm đối tượng, nhóm có tình trạng độc thân có tỷ lệ tử
vong thấp nhất (13%), tiếp đó là nhóm đã ly thân, ly hơn với tỷ lệ tử vong là

27,5%. Nhóm kết hơn có tỷ lệ tủ vong cao nhất trong số 3 nhóm đối tượng
(42,3%).

Bảng 3.11. Tình trạng tử vong đối tượng nghiên cứu phân theo nghề
nghiệp (n=276)

Khơng có việc làm

Đã tử vong
SL
(%)
25
41,7

Lao động tự do

63

Nghề nghiệp

Có việc làm ổn
định
Chung

16

104

37,7


32,7

37,7

Đang điều trị
SL
(%)
35
58,3
104

33

172

62,3

Tổng
SL (%)
60 (100)
167
(100)

67,3

62,3

49 (100)

276

(100)

Tỷ lệ tử vong cao nhất thuộc về nhóm đối tượng khơng có việc làm
(41,75), tiếp đó là nhóm lạo động tự do với tỷ lệ tử vong 37,7%. Nhóm có tỷ lệ
tử vong thấp nhất là nhóm có cơng việc ổn định (32,7%).


16
Bảng 3.12. Tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu phân theo nơi
sống (n=276)
Đã tử vong

Đang điều trị

Tổng

Nơi sống
(%)

SL

SL

(%)

SL (%)

Nội thành

28


35,9

50

64,1

78 (100)

Ngoại thành

76

38,4

122

61,6

198 (100)

Chung

104

37,7

172

62,3


276 (100)

Tỷ lệ tử vong của đối tượng sống ở khu vực ngoại thành (38,4%) cao
hơn đôi chút so với khu vực nội thành (35,9%), tuy nhiên sự chênh lệch này
khơng có sự khác biệt lớn.
Bảng 3.13. Phân bố tử vong của ĐTNC phân theo giai đoạn lâm sàng
(n=276)

Giai đoạn
bệnh

Đã tử vong

Đang điều trị

Tổng

SL

(%)

SL

(%)

SL (%)

Giai đoạn 1


37

43,5

48

56,5

85 (100)

Giai đoạn 2

60

111

Giai đoạn 3

5

35,1
41,7

7

64,9
58,3

171 (100)
12 (100)


Giai đoạn 4

2

25,0

6

75,0

8 (100)

Chung

104

37,7

172

62,3

276 (100)

Số đối tượng tử vong tập trung chủ yếu ở giai đoạn 1 và 2, tỷ lệ tử
vong cao nhất ở nhóm đối tượng giai đoạn (43,5%) và thấp nhất ở nhóm đối
tượng giai đoạn 4 (25%).



17
Bảng 3.14. Phân bố tử vong của đối tượng nghiên cứu theo tiền sử tiêm
chích ma túy (n=276)
Đã tử vong

Đang điều trị

Tổng

Tiền sử tiêm chích ma
túy
SL

(%)

SL

(%)

Có tiêm chích

37

46,3

43

53,8

Khơng tiêm chích


67

34,2

129

65,8

104

37,7

172

62,3

Chung

SL (%)
80 (100)
196 (100)
276 (100)

Theo kết quả nghiên cứu, nhóm đối tượng có tiền sử tiêm chích ma túy
(46,3%) có tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm đối tượng khơng có tiền sử tiêm
chích ma túy (34,2%).
Bảng 3.15. Phân bố tử vong của đối tượng nghiên cứu theo tiền sử quan hệ
tình dục khơng an tồn (n=276)
Tổng


Đã tử vong

Đang điều trị

SL

(%)

SL

(%)

SL (%)



44

43,6

57

56,4

101 (100)

Khơng

60


34,3

115

65,7

175 (100)

104

37,7

172

62,3

276 (100)

Quan hệ TD khơng
an tồn

Chung

Đối tượng từng quan hệ tình dục khơng an tồn có tỷ lệ tử vong cao
hơn so với đối tượng chưa quan hệ tình dục khơng an tồn, tỷ lệ này lần lượt là


18
43,6% và 34,3%.

Bảng 3.16. Phân bố tử vong của đối tượng nghiên cứu theo tiền sử mắc
bệnh lây truyền qua đường tình dục (n=276)
Tổng

Đã tử vong

Đang điều trị

SL

(%)

SL

(%)

SL (%)

Có bệnh

54

53,5

47

46,5

101 (100)


Khơng bệnh

50

28,6

125

71,4

175 (100)

104

37,7

172

62,3

276 (100)

Có bệnh LTQĐTD

Chung

Kết quả nghiên cứu cho thấy, đối tượng có mắc các bệnh lây truyền
qua đường tình dục có tỷ lệ tử vong (53,5%) cao hơn so với nhóm đối tượng
khơng mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (28,6%).
Bảng 3.17. Phân bố tử vong của đối tượng nghiên cứu theo tiền sử

mắc/điều trị bệnh lao (n=276)
Tổng

Đã tử vong

Đang điều trị

SL

(%)

SL

(%)

SL (%)

Có mắc/điều trị lao

8

61,5

5

38,5

13 (100)

Không mắc/điều trị lao


96

36,5

167

63,5

263 (100)

Chung

104

37,7

172

62,3

276 (100)

Tiền sử mắc/điều trị
lao

Theo kết quả tại bảng 3.17, tỷ lệ tử vong của những đối tượng
mắc/điều trị bệnh lao (61,5%) cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ tử vong của nhóm
đối tượng khơng mắc/điều trị lao (36,5%).



19
Bảng 3.18. Phân bố tử vong của đối tượng nghiên cứu theo tiền sử nhiễm
trùng cơ hội (n=276)

Nấm họng

48

34,5

91

65,5

Tổng
SL (%)
139 (100)

Zona

18

32,7

37

67,3

55 (100)


Bệnh phổi

10

28,6

25

71,4

35 (100)

12

80

3

20

15 (100)

4

50

4

50


8 (100)

20

80

5

20

25 (100)

9

47,4

10

52,6

19 (100)

104

37,7

172

62,3


276 (100)

Tiền sử nhiễm trùng cơ
hội

Đã tử vong
SL
(%)

Tiêu chảy kéo dài>l
tháng
Sốt kéo dài > 1 tháng
Hội chứng suy kiệt
Bệnh khác
Chung

Đang điều trị
SL
(%)

Tỷ lệ tử vong ở nhóm đối tượng có tiền sử nhiễm trung cơ hội tương
đối cao, trong đó 2 nhóm đối tượng tiêu chảy kéo dài trên 1 tháng và sốt kéo
dài trên 1 tháng có tỷ lệ tử vong cao nhất (80%). Nhóm có tỷ lệ tử vong thấp
nhất là nhóm bệnh phổi (28,6%)


20
150
100


95.7 88.8 86.6
82.2 80.8 78.6 77.5 72.5
67.4 62.3

50
0

37.7
21.4 22.5 27.5 32.6
19.2
17.8
13.4
11.2
N1
N2
N3
N4
N5
N6
N7
N8
N9
N10
4.3
Tỷ lệ sống

Tỷ lệ tử vong

Biều đồ 3.6. Tỷ lệ sống và tử vong theo thời gian điều trị của ĐTNC

(n=276)
Biểu đồ 3.6 thể hiện tỷ lệ tử vong của nhóm đối tượng thay đổi qua
các năm, sau 10 năm tỷ lệ đối tượng còn sống và điều trị là 62,3% và tỷ lệ đối
tượng tử vong sau 10 năm là 37,7%.
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng tử vong của đối tượng nghiên
cứu
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa tuổi và tình trạng tử vong của ĐTNC
(n=276)
OR

Đã tử vong

Đang điều trị

Dưới 30 tuổi

14

28

1

1

30 – 40 tuổi

73

117


0,8 (0,4 – 1,6)

0,5

Trên 40 tuổi

17

27

0,79 (0,3 – 1,9)

0,6

Tuổi

(95%CI)

p

Kết quả nghiên cứu cho thấy số đối tượng tử vong tập trung ở nhóm
đối tượng từ 30 đến 40 tuổi và trên 40 tuổi. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ ra


21
được mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tuổi và tỷ lệ tử vong của đối tượng
(p>0,05).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa giới tính và tình trạng tử vong của ĐTNC
(n=276)


Giới tính
Nam
Nữ

Đã tử

Đang điều

OR

vong

trị

(95%CI)

86

110

18

2,69
(1,49 – 4,85)

62

p

<0,001


Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa giới tính
và tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu (p<0,001). Đối tượng nam giới
có khả năng tử vong cao hơn 2,69 lần đối tượng nữ.
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa trình độ học vấn và tình trạng tử vong của
ĐTNC (n=276)
OR

Đã tử vong

Đang điều trị

≤ THCS

20

24

1

1

THPT

75

140

1,5 (0,8 – 2,97)


0,1

TC/CĐ/ĐH

9

8

0,74 (0,2 – 2,2)

0,5

Học vấn

(95%CI)

p

Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
trình độ học vấn và tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu (p>0,05).


22
Bảng 3.22. Mối liên quan giữa nơi sống và tình trạng tử vong của ĐTNC
(n=276)
Đã tử

Đang điều

OR


vong

trị

(95%CI)

Ngoại thành

76

122

1,1

Nội thành

28

50

(0,64 – 1,9)

Nơi sống

p

0,7

Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra được mối liên quan có ý nghĩa thống

kê giữa nơi sống và tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.23. Mối liên quan giữa nghề nghiệp và tình trạng tử vong của
ĐTNC (n=276)
Đã tử

Đang

OR

vong

điều trị

(95%CI)

Khơng có việc làm

25

35

1

1

Lao động tự do

63

104


1,17 (0,6 – 2,1)

0,59

Có việc làm ổn định

16

33

1,47 (0,6 – 3,2)

0,3

Nghề nghiệp

p

Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
nghề nghiệp và tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu (p>0,05).

Bảng 3.24. Mối liên quan giữa tiền sử tiêm chích ma túy và tình trạng tử
vong của ĐTNC (n=276)
Đã tử

Đang

OR


vong

điều trị

(95%CI)

Có tiêm chích

37

43

Khơng tiêm chích

67

129

Tiền sử tiêm
chích ma túy

1,65 (0,97 – 2,8)

p

0,06


23
Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa

tiền sử tiêm chích ma túy và tình trạng tử vong của đối tượng nghiên cứu
(p>0,05).
Bảng 3.25. Mối liên quan giữa tiền sử quan hệ tình dục khơng an tồn và
tình trạng tử vong của ĐTNC (n=276)
Đã tử

Đang điều

OR

vong

trị

(95%CI)



44

57

1,47

Khơng

60

115


(0,89 – 2,4)

Quan hệ TD
khơng an tồn

p

0,1

Kết quả nghiên cứu chưa chỉ ra mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa
tiền sử quan hệ tình dục khơng an tồn và tình trạng tử vong của đối tượng
nghiên cứu (p>0,05).
Bảng 3.26. Mối liên quan giữa tiền sử mắc bệnh lây truyền qua đường tình
dục và tình trạng tử vong của ĐTNC (n=276)
Đã tử

Đang điều

OR

vong

trị

(95%CI)



54


47

2,87

Khơng

50

125

(1,7 – 4,7)

Có bệnh
LTQĐTD

p

<0,001

Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa yếu tố
mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục và tình trạng tử vong của đối tượng
nghiên cứu (p<0,001). Đối tượng mắc bệnh LTQĐTD có khả năng tử vong cao
hơn 2,87 lần đối tượng không mắc bệnh LTQĐTD.


×