Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Y tế công cộng: Biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết áp tại trung tâm y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (518.83 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

NGUYỄN MINH PHƯƠNG

BIẾN CHỨNG TĂNG HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ
YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ THÀNH PHỐ PHỦ LÝ
TỈNH HÀ NAM NĂM 2019

Chuyên ngành
Mã số

: Y TẾ CƠNG CỘNG
: 8 72 07 01

TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Y TẾ CÔNG CỘNG

HÀ NỘI – 2019


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
=========

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Anh Tuấn

Luận văn sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận văn cấp ….. tổ chức
tại Đại Học Y Hà Nội vào hồi ... giờ … ngày… tháng … năm 20…

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


1. Thư viện Trường Đại học Thăng Long
2. Thư viện


CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

1

CBYT:

Cán bộ Y tế

2

CI:

Khoảng tin cậy (Confidence Interval)

3

HA

Huyết áp

4


HATr:

Huyết áp tâm trương

5

HATT:

Huyết áp tâm thu

6

OR:

Tỷ suất chênh (Odds Ratio)

7

PKĐK:

Phòng khám đa khoa

8

THA:

Tăng huyết áp

9


TLBA:

Trích lục bệnh án

10

TBMMN:

Tai biến mạch máu não

11

THCS:

Trung học cơ sở


1
GIỚI THIỆU LUẬN VĂN
1. Đặt vấn đề
Tỷ lệ người mắc tăng huyết áp (THA) ngày càng tăng và tuổi bị
mắc mới cũng ngày một trẻ hóa [1]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), năm 2013 tồn thế giới có tới 972 triệu người bị tăng huyết
áp và con số này được ước tính vào khoảng 15,6 tỷ người vào năm
2025 [41]. Các biến chứng của THA là rất nặng nề, ảnh hưởng đến
sức khỏe người bệnh, gây tàn phế thậm chí là tử vong và trở thành
gánh nặng về tinh thần cũng như vật chất cho gia đình người bệnh
cũng như toàn xã hội. Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý với chức
năng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, trong đó có THA. Qua khám và

điều trị thì phát hiện nhiều người bệnh tăng huyết áp đang điều trị tại
đây đã bị biến chứng của tăng huyết áp như: suy tim, tai biến mạch
máu não, suy thận, rối loạn lipit mỡ máu [1]. Từ trước đến nay, mặc
dù số liệu quản lý người bệnh tăng huyết áp vẫn được thu thập định
kỳ, tuy nhiên chưa có nghiên cứu được thực hiện đánh giá thực trạng
mức biến chứng của người bệnh tăng huyết áp như thế nào và một số
yếu tố liên quan. Bởi vậy chúng tôi đề xuất nghiên cứu: “Biến chứng
tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở người bệnh tăng huyết
áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam năm
2019” với các mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng biến chứng tăng huyết áp ở người bệnh
điều trị tăng huyết áp tại Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lýtỉnh Hà Nam năm 2019.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết
áp của đối tượng nghiên cứu
2. Những đóng góp mới của luận văn
Kết quả nghiên cứu đã mô tả được thực trạng THA và một số
biến chứng của THA tại thành phố Phủ Lý, Hà Nam. Điều này cho
thấy việc kiểm soát biến chứng và điều trị còn chưa hiệu quả. Do
vậy, đánh giá này có ý nghĩa rất quan trọng trong điều trị và nâng cao
chất lượng điều trị cho người bệnh THA. Nghiên cứu cũng đưa ra
được các yếu tố liên quan tới biến chứng THA gồm: tuổi, thời gian
mắc bệnh, hành vi uống rượu bia, hút thuốc, ăn mặn và cách điều
trị…


2
3. Bố cục của luận văn
Luận văn có 69 trang, gồm Đặt vấn đề (2 trang). 4 chương:
Chương 1: Tổng Quan (13 trang), Chương 2: Đối tượng và phương
pháp nghiên cứu (9 trang), Chương 3: Kết quả nghiên cứu (32 trang),

Chương 4: Bàn luận (13 trang), Kết luận (1 trang), Kiến nghị (1
trang). Ngồi ra cịn có: phần tài liệu tham khảo, 3 phụ lục, bảng,
biểu đồ và hình ảnh minh chứng.
Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về tăng huyết áp
Tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu hệ thống
động mạch tăng cao, bệnh được phân loại thành các giai đoạn theo
từng mức tăng huyết áp tâm thu (HATT) và huyết áp tâm trương
(HATTr). Hội tăng huyết áp Thế giới (ISH) cùng với Tổ chức Y tế
Thế giới (WHO) đã quy định huyết áp từ 140/90 mmHg trở lên được
gọi là tăng huyết áp (Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc huyết áp tâm
trương ≥ 90 mmHg) [42]. Tại Việt Nam, năm 2010, Bộ Y tế cũng
quyết định áp dụng tiêu chuẩn này để đánh giá tăng huyết áp [5], [9].
1.2. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp
1.2.1. Biến chứng não
Biến chứng não là những biến chứng rất thường gặp và thường
nặng nề với các người bệnh tăng huyết áp. Tai biến mạch máu não
bao gồm cả xuất huyết não và nhồi máu não với các triệu chứng thần
kinh khu trú không quá 24 giờ hoặc bệnh não do tăng huyết áp với lú
lẫn, hôn mê kèm theo co giật, nôn mửa, nhức đầu dữ dội [37]. Đây là
biến chứng có thể xảy ra đột ngột vào bất cứ thời gian nào trong ngày
nhưng chủ yếu vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi, mùa đơng
kéo dài. Chính vì vậy kiểm sốt tốt huyết áp nhằm tránh các cơn tăng
huyết áp kịch phát là ưu tin hàng đầu để giảm thiểu các biến chứng
này [1], [8].
Theo thống kê WHO (2013), trong các ca tử vong do biến chứng
của tăng huyết áp thì chiếm tới 51% ca tử vong là do đột quỵ [40].
Nghiên cứu phân tích tổng hợp do Ogah (2012) tiến hành đã báo cáo
thực trạng biến chứng não ở các người bệnh tăng huyết áp tại
Nigerial là 9,4% [33].

Tại Việt Nam, nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng
của người bệnh tăng huyết áp do Lê Thanh Bình tiến hành năm 2014
đã chỉ ra tỷ lệ biến chứng não ở người bệnh tăng huyết áp là 6,5% [11].


3
1.2.2. Biến chứng tim mạch
Các biến chứng tim mạch bao gồm: suy tim, đau thắt ngực, nhồi
máu cơ tim, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, phình động mạch
chủ, bệnh mạch máu khác. Trong đó suy tim và bệnh mạch vành là
hai biến chứng chính và là nguyên nhân gây tử vong cao nhất của
tăng huyết áp, tăng huyết áp là tăng gánh nặng cho tim và hệ thống
động mạch [7], [8], [16], [21].
Nghiên cứu của Kolo (2012) về thực trạng tăng huyết áp tại Bệnh
viện Bauchi (Tây Bắc Nigeria) ghi nhận kết quả của 3.108 người
bệnh tăng huyết áp. Kết quả cho thấy đột quỵ là biến chứng phổ biến
nhất, chiếm 44,4%, với tỷ lệ tử vong lên tới 39,3% [30].
Nghiên cứu của Price RS (2014) cũng đưa ra báo cáo rằng 47% các
trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ là biến chứng của tăng huyết áp gây
ra [36].
Năm 2019, nghiên cứu do Huỳnh Ngọc Diệp tiến hành tại Bệnh viện
Đa khoa khu vực Tháp Mười rà soát trên người bệnh tăng huyết áp cho
thấy tỷ lệ biến chứng tim mạch nói chung là 27,69% (với 12,55% là đột
quỵ, hội chứng mạch vành là 9,36%, 5,78% suy tim) [10].
1.2.3. Biến chứng mắt
Biến chứng về mắt tiến triển theo giai đoạn có thể dẫn đến mù lịa.
Khi soi đáy mắt có thể thấy tổn thương đáy mắt. Biến chứng này tuy
ít gặp nhưng dễ nhầm lẫn với các bệnh về mắt hoặc biến chứng mắt
do đái tháo đường [2] [38].
Một nghiên cứu về biến chứng mắt do tăng huyết áp trong một

cuộc điều tra cộng đồng quy mô lớn với 15.792 người tham gia từ
44-66 tuổi, trong đó có 2.907 người mắc tăng huyết áp (18,4%). Báo
cáo của Ong YT (2013) đã đưa các biến chứng mắt thường gặp nhất
trong số người mắc tăng huyết áp là hẹp động mạch khu trú (22,3%),
xuất tiết (17,5%) và các dấu hiệu bệnh võng mạc khác (5,1%) [34].
1.3. Các yếu tố liên quan biến chứng tăng huyết áp
1.3.1. Yếu tố về phía người bệnh
Chế độ ăn: Nhiều người bệnh THA ở mức độ nhẹ chỉ cần thực
hiện chế độ ăn giảm bớt chất muối thì có thể điều trị được bệnh. Chế
độ ăn giảm bớt chất muối, đủ năng lượng là một biện pháp quan trọng
để điều trị cũng như phòng bệnh THA [15]. Nhiều nghiên cứu đã
chứng minh nếu thực hiện chế độ ăn nhạt dưới 6 gam muối mỗi ngày
có thể làm giảm được huyết áp trung bình từ 4 đến 8 mm Hg [14].


4
Hút thuốc: Trong thuốc lá, thuốc lào có nhiều chất kích thích, đặc
biệt có chất nicotin kích thích hệ thần kinh giao cảm làm co mạch và
gây tăng huyết áp [19]. Nhiều nghiên cứu ghi nhận một người hút một
điếu thuốc lá có thể làm tăng huyết áp tối đa lên tới 11 mm Hg và huyết
áp tối thiểu lên tới 9 mm Hg và kéo dài trong khoảng thời gian từ 20
đến 30 phút [14].
Uống rượu, bia: Người uống nhiều bia, rượu quá mức cũng là
yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch nói chung và bệnh tăng huyết áp
nói riêng. Đối với những người phải dùng thuốc để điều trị tăng
huyết áp, việc uống bia, rượu quá mức sẽ làm mất tác dụng của thuốc
hạ huyết áp; như vậy làm cho bệnh tăng huyết áp càng nặng hơn [26].
1.3.2. Yếu tố điều trị tăng huyết áp
Các nghiên cứu đều cho kết quả những người bệnh có thời thời
gian phát hiện THA sớm, đồng thời sớm tiến hành điều trị và duy trì

điều trị THA đều có khả năng cải thiện tình trạng THA và giảm thiểu
các biến chứng có thể xảy ra [14]. Nghiên cứu của Erden về mức độ
nghiêm trọng và thời gian tăng huyết áp tỷ lệ thuận với tỷ lệ mắc
bệnh võng mạc tăng huyết áp [24].
Trong quá trình điều trị, việc bổ sung các chất cần thiết cũng như
thay đổi lối sống cũng có thể cải thiện tình trạng biến chứng của THA.
Việc bổ sung axit béo omega-3 và curcumin trong chế độ ăn uống,
cũng như tập thể dục thường xuyên, có thể làm cho não chống lại tổn
thương nhiều hơn [25].
1.4. Một số thông tin về địa bàn nghiên cứu
Phủ Lý là thành phố trực thuộc tỉnh Hà Nam. Đây là Trung tâm
văn hóa, chính trị và kinh tế và là đơ thị loại II của tỉnh Hà Nam.
Thành phố này nằm ở vị trí cửa ngõ phía nam Hà Nội và cũng là
thành phố ngã ba sông hợp lưu lại là sông Đáy, sơng Châu
Giang và sơng Nhuệ. Diện tích là 8.787,30 ha diện tích tự nhiên. Dân
số thành phố Phủ Lý 136.654 nhân khẩu. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
là: 0,8% có 21 đơn vị phường, xã [3], [13]
Hiện nay, Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý (TTYT Tp. Phủ Lý)
là TTYT thực hiện hai chức năng. Chức năng phòng bệnh và chức
năng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đến tháng 3 năm 2019 ,
trung tâm đang quản lý trên 500 người mắc bệnh tăng huyết áp [17]. :
Người bệnh sau khi được khám sàng lọc và chẩn đoán xác định đều
được lập sổ khám đặc biệt những người bệnh được chuẩn đốn các
bệnh mạn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu…đều


5
có bệnh án để theo dõi hàng tháng có ghi chép đầy đủ các thông tin
về khám chữa bệnh, địa chỉ cũng như mã số của người bệnh lưu lại
tại trung tâm. Hàng tháng người bệnh đi khám lại đều được các bác

sĩ, điều dưỡng đo huyết áp, ghi nhận xét tình trạng bệnh hiện tại đầy
đủ và các chỉ định hướng dẫn vào bệnh án ngoại trú .
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại Trung tâm Y tế Thành phố Phổ Lý
từ tháng 4 – 11/2019, với đối tượng là người bệnh THA đang điều trị
ngoại trú tại cơ sở này.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng
phương pháp nghiên cứu định lượng và hồi cứu số liệu trong bệnh án.
1.2.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu
Cỡ mẫu được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ trong nghiên
cứu mô tả cắt ngang:
p (1 - p)
n = Z2(1-α/2)
Ɛ2
Trong đó
n: cỡ mẫu tối thiểu;
Z(1-α/2): hệ số tin cậy ở mức 95%, tương ứng = 1,96;
p: Tỷ lệ người bệnh THA có xuất hiện biến chứng, theo nghiên
cứu của Nguyễn Phan Thạch năm 2015 tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Bình Định p = 0,82 [14].
Ɛ: sai số tương đối, chọn Ɛ = 0,06.
Cỡ mẫu tính được là 235; dự phịng từ chối tham gia và làm tròn,
nghiên cứu đã tiếp cận, cỡ mẫu cuối cùng được đưa vào phân tích là
250 người bệnh
Tại thời điểm nghiên cứu, tổng số người bệnh tăng huyết áp đang
được quản lý tại TTYT thành phố Phủ Lý là 504 người.



6
Bước 1: Được sự chấp thuận tiến hành nghiên cứu tại cơ sở, lựa
chọn điều tra viên, tập huấn điều tra viên về quy trình nghiên cứu,
phương pháp phỏng vấn, thu thập số liệu bệnh án.
Bước 2: Lập danh sách tồn bộ người bệnh tại cơ sở nghiên cứu,
rà sốt các thông tin sàng lọc tiêu chuẩn người bệnh để xác định số
người bệnh đủ tiêu chuẩn. Các kết nối giữa mã số của người bệnh ở
danh sách và mã số người bệnh ở bệnh án đã được kiểm tra kỹ càng.
Bước 3: 250 người bệnh được chọn ngẫu nhiên trong tổng số người
bệnh đủ tiêu chuẩn bằng cách dùng phần mềm chọn ngẫu nhiên đơn trong
số 406 người bệnh đáp ứng đủ tiêu chí lựa chọn đối tượng nghiên cứu.
Bước 4: Lập kế hoạch, mời cán bộ mời, sắp xếp người bệnh, cán
bộ phỏng vấn, cán bộ thu thập số liệu bệnh án.
Bước 5: Triển khai phỏng vấn tại phịng khám của trung tâm và trích
lục thơng tin bệnh án tại phòng nghiệp vụ của trung tâm theo đúng kế
hoạch.
1.3. Phương pháp thu thập thông tin
1.3.1. Công cụ thu thập số liệu
Các thông tin định lượng được thu thập bộ câu hỏi phỏng vấn
người bệnh được xây dựng sẵn về tiền sử, lối sống, hành vi, điều
trị.... Kết hợp với hồi cứu số liệu thứ cấp từ bệnh án qua bảng kiểm
về các thông tin về điều trị, chẩn đốn…
1.3.2. Quy trình thu thập số liệu
Lập danh sách người bệnh đã được chọn vào mẫu nghiên cứu.
- Tuyển chọn và tập huấn điều tra viên: là các cán bộ y tế được
chọn và đã được tập huấn kỹ lưỡng, chi tiết, thống nhất về nội dung
điều tra, yêu cầu thu thập, chọn đúng thời gian để điều tra.
- Nghiên cứu thử để chỉnh sửa bộ câu hỏi: Bộ câu hỏi phỏng vấn
đã được thử nghiệm trên 10 người bệnh THA được điều trị nội trú tại

TTYT Tp Phủ Lý. Sau đó, thảo luận, tiếp nhận các thơng tin phản hồi
về bộ câu hỏi. Trên kết quả thu được, nghiên cứu viên đã chỉnh sửa
và bổ sung để hoàn thiện bộ câu hỏi.
- Tiến hành thu thập thông tin tại thực địa theo kế hoạch.
1.4. Xử lý số liệu
- Phiếu phỏng vấn, trích lục bệnh án sau khi hồn thành đã được
kiểm tra, làm sạch, đảm bảo kết nối mã số giữa 2 phiếu này của 1
người bệnh. Số liệu đã được nhập bằng phần mềm EpiData 3.0 và
phân tích kết quả bằng phần mềm SPSS 20.0


7
- Áp dụng thống kê mô tả, sử dụng tần số, tỷ lệ phần trăm, phân
bố, X2 … để mô tả thực trạng của quần thể nghiên cứu. Tỷ số chênh
OR, khoảng tin cậy 95% (mức ý nghĩa thống kê p) được tính tốn để
phân tích mối liên quan giữa các yếu tố và biến chứng tăng huyết áp
của người bệnh.
1.5. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với sự đồng ý của lãnh đạo địa
phương; TTYT Thành phố Phủ Lý; và được hội đồng đạo đức trường
Đại học Thăng Long thông qua.
Các đối tượng tham gia nghiên cứu đều tự nguyện, trả lời một
cách trung thực, khách quan. Các thơng tin thu thập được đều được
giữ bí mật, đảm bảo không tiết lộ.
2.8. Hạn chế của đề tài
Nghiên cứu cịn có những hạn chế của mơ tả cắt ngang, đó là tất
cả các yếu tố nghiên cứu được xác định ở cùng một thời điểm, khó
xác định được yếu tố căn nguyên.
Nghiên cứu chưa thể bao gồm các đối tượng THA độ III mà mới
chỉ thu thập thông tin của các người bệnh THA độ I và độ II. Đây là

do nghiên cứu được thực hiện trên các đối tượng là người bệnh THA
tại cộng đồng, là những người đã được điều trị THA và có mức THA
ổn định hơn những người bệnh điều trị tại bệnh viện
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp
Nghiên cứu thực hiện trên 250 đối tượng mắc bệnh tăng huyết áp,
trong đó có tới 156 đối tượng ≥60 tuổi chiếm 62,4%, 62,8% là nữ
giới, 72% có trình độ THPT trở lên. Tỷ lệ sử dụng BHYT người bệnh
là khá cao với 96,4%.
Người bệnh tham gia nghiên cứu có BMI trung bình 23,4
(±5,0) kg/m2. 76% số người bệnh được chẩn đoán là mắc THA độ I
và 24% được chẩn đốn THA độ II. Có 26,4% người bệnh mắc THA
từ 5 năm trở lên.


8
25%

20.8%

20%
14.8%
15%
9.6%

10%
5%

0.0%
0%

Biến chứng Tim

Biến chứng Não

Biến chứng Mắt

Biến chứng Thận

Biểu đồ 3.1. Các biến chứng người bệnh gặp phải
Kết quả cho thấy, có 20,8% số người mắc phải các biến chứng về
tim, tiếp theo là chứng liên quan đến mắt với tỷ lệ là 14,8%, chỉ có
9,6% số người tham gia nghiên cứu gặp các biến chứng về não.
Khơng có ghi nhận bất cứ trường hợp biến chứng thận nào (0%).
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tại thời điểm nghiên cứu, theo
các chỉ số huyết áp đo được, có 66,8% số người tham gia nghiên cứu
hiện đang trong tình trạng THA, chỉ có 33,2% số người có chỉ số
huyết áp được đánh giá ở mức bình thường.
Khi được hỏi về cách thức điều trị, có 36,8% số người cho biết họ
điều trị bằng cách chỉ thực hiện thay đổi lối sống, 21,6% số người điều
trị bằng cách chỉ sử dụng các loại thuốc được chỉ định, chỉ có 23,6% số
người vừa kết hợp điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống. Đặc biệt, có
18% số người cho biết họ khơng thực hiện các biện pháp điều trị nào.
Có tới 50,8% số người bệnh chỉ sử dụng thuốc khi thấy huyết áp
tăng, 25,6% số người sử dụng thuốc đều đặn hàng ngày theo đúng chỉ
định và vẫn có tới 23,6% số người sử dụng thuốc điều trị THA theo
cách khi nào nhớ ra thì mới sử dụng.
3.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp
3.2.1. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tim mạch
Những người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chúng về tim cao
gấp 3,09 lần so với những người <60 tuổi (OR=3,09; 95%CI=1,506,51). Những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả

năng gặp các biến chứng về tim mạch cao gấp 3,03 lần so với những
người có thời gian mắc THA <1 năm (OR=3,03; 95%CI=1,11-8,28).


9
Bảng 3.1. Mối liên quan giữa các yếu tố tới biến chứng tim
Đặc điểm

Biến chứng tim

Khơng
SL
%
SL
%

Nhóm tuổi
≥60 tuổi
42
<60 tuổi
10
Thời gian mắc bệnh
5 năm trở lên
19
3-5 năm
13
1-3 năm
14
<1 năm
6

Cách điều trị
Không thay đổi
17
lối sống
Khơng
dùng
18
theo chỉ định
Khơng
thực
8
hiện gì cả
Kết hợp dùng
thuốc và thay
9
đổi lối sống

OR

95%CI

p

<0,05

26,9
10,6

114
84


73,1
89,4

3,09

1,50 - 6,51

28,8
22,8
18,4
11,8

47
44
62
45

71,2
77,2
81,6
88,2

3,03
2,22
1,69
1

1,11 - 8,28
0,77 - 6,35

0,6 - 4,75

31,5

37

68,5

2,55

1,02 - 6,36

19,6

74

80,4

1,35

0,56 - 3,25

17,8

37

82,2

1,2


0,42 - 3,41

15,3

50

84,7

1

<0,05

<0,05

Những người chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định có khả năng gặp các
biến chứng về tim mạch cao gấp 2,55 lần so với những người kết hợp
sử dụng thuốc và thay đổi lối sống (OR=2,55; 95%CI=1,02-6,36).
Bảng 3.2. Mối liên quan của hành vi lối sống với biến chứng tim
Hành vi lối sống
Tần suất rượu bia
Thỉnh thoảng
Hàng ngày
Không sử dụng
Tần suất hút thuốc
Thỉnh thoảng
Hàng ngày
Khơng sử dụng
Ăn mặn

Khơng


Biến chứng tim

Khơng
SL
%
SL
%

OR

95%CI

p

19
23
10

20,2
27,4
13,9

75
61
62

79,8
72,6
86,1


1,57
2,34
1

0,68 - 3,63
1,03 - 5,32

<0,05

18
21
13

22,8
28,8
13,3

61
52
85

77,2
71,2
86,7

1,93
2,64
1


0,88 - 4,23
1,22 - 5,72

<0,05

42
10

24,7
12,5

128
70

75,3
87,5

2,30

1,09 - 4,86

<0,05


10
Người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng
về tim cao gấp 2,34 lần (OR=2,34; 95%CI=1,03-5,32). Nguy cơ này ở
người sử dụng thuốc lá hàng ngày là 2,64 lần (OR=2,64; 95%ci=1,225,72), ở người ăn mặn là 2,3 lần (OR=2,3; 95%CI=1,09-4,86).
3.2.2. Một số yếu tố liên quan tới biến chứng não
Bảng 3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố tới biến chứng tim

Đặc điểm
Nhóm tuổi
≥60 tuổi
<60 tuổi
Thời gian mắc bệnh
5 năm trở lên
3-5 năm
1-3 năm
<1 năm
Cách điều trị

Biến chứng não

Khơng
SL
%
SL
%

OR

95%CI

p

22
2

14,1 134
2,1 92


85,9
97,9

7,55

1,73 – 32,9

<0,05

13
4
4
3

19,7
7,0
5,3
5,9

53
53
72
48

80,3
93,0
94,7
94,1


2,63
0,95
0,7
1

1,05 - 14,61
0,26 - 5,67
<0,05
0,19 - 4,15

7,4

50

92,6

4,64

0,5 - 42,88

13,0

80

87,0

8,7

1,1 - 68,8


15,6

38

84,4 10,68 1,26 - 90,34

1,7

58

98,3

Khơng thay đổi
4
lối sống
Khơng dùng theo
12
chỉ định
Khơng thực hiện
7
gì cả
Kết hợp dùng
thuốc và thay đổi 1
lối sống

<0,05

1

Những người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chúng về não cao

gấp 7,55 lần (OR=3,09; 95%CI=1,50-6,51). Người có thời gian mắc
bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp
2,63 lần so với những người có thời gian mắc THA <1 năm
(OR=2,63; 95%CI=1,05-14,61). Những người chỉ thay đổi lối sống
có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 8,7 lần so (OR=2,55;
95%CI=1,02-6,36) và những người khơng thực hiện gì cả có khả
năng gặp các biến chứng này cao gấp 10,68 lần so với những người
sử dụng kết hợp thuốc và thay đổi lối sống (OR=10,68; 95%CI=1,2690,34).


11
Bảng 3.4. Mối liên quan của hành vi lối sống với biến chứng não
Biến chứng não

Khơng

Hành vi lối sống
SL

Tần suất rượu bia
Thỉnh thoảng
5
Hàng ngày
15
Không sử dụng
4
Tần suất hút thuốc
Thỉnh thoảng
11
Hàng ngày

10
Khơng sử dụng
3
Ăn mặn

21
3
Khơng

OR

95%CI

p

94,7
82,1
94,4

0,96
3,7
1

0,25 - 3,69
1,17 - 11,7

<0,05

68
63

95

86,1
86,3
96,9

5,12
5,03
1

1,38 - 19,06
1,33 - 18,98

<0,05

149

87,6

3,61

1,05 – 12,51

<0,05

OR

95%CI

p


<0,05

%

SL

%

5,3
17,9
5,6

89
69
68

13,9
13,7
3,1
12,4

3,8 77 96,3
Người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng
về tim cao gấp 3,7lần (OR=3,7; 95%CI=1,13-11,7). Nguy cơ này ở người
sử dụng thuốc lá hàng ngày là 5 lần (OR=5,03; 95%CI=1,33-18,98), ở
người ăn mặn là 3,61 lần (OR=3,61; 95%CI=1,05-12,51).
3.2.3. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng mắt
Bảng 3.5. Mối liên quan giữa các yếu tố tới biến chứng mắt
Đặc điểm


Biến chứng mắt

Khơng
SL
%
SL
%

Nhóm tuổi
≥60 tuổi
29
<60 tuổi
8
Thời gian mắc bệnh
5 năm trở lên
15
3-5 năm
6
1-3 năm
12
<1 năm
4
Cách dùng thuốc
Chỉ sử dụng
24
khi bị THA
Lúc nào nhớ
9
ra thì sử dụng

Dùng
theo
4
đúng chỉ định

18,6
8,5

127
86

81,4
91,5

2,45

1,07 – 5,62

22,7
10,5
15,8
7,8

51
51
64
47

77,3
89,5

84,2
92,2

3,46
1,38
2,2
1

1,07 - 11,16
0,37 - 5,2
0,67 - 7,26

18,9

103

81,1

3,50

1,16 - 10,56

15,3

50

84,7

2,7


0,78 - 9,29

6,3

60

93,8

1

<0,05

<0,05


12
Người ≥60 tuổi có khả năng gặp các biến chứng về mắt cao gấp
2,45 lần (OR=2,45; 95%CI=1,07-5,62). Nguy cơ gặp biến chứng về
mắt tăng 3,46 lần (95%CI = 1,07 – 11,16) ở người có thời gian mắt
bệnh ≥ 5 năm, tăng 3,5 lần (95%CI = 1,16 – 10,56) ở người chỉ dùng
thuốc khi bị THA.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN
4.1. Thực trạng biến chứng tăng huyết áp
Nghiên cứu được thực hiện trên 250 đối tượng mắc bệnh tăng
huyết áp, trong đó đối tượng là những người ≥60 tuổi chiếm hơn một
nửa mẫu nghiên cứu với 62,4%, những đối tượng <60 tuổi chỉ chiếm
37,6%. Theo WHO, những đối tượng >65 tuổi có nguy cơ cao mắc
THA so với những lứa tuổi khác [42], điều này chứng tỏ với tỷ lệ
62,4% đối tượng ≥60 tuổi là tương đối hợp lý. Tỷ lệ đối tượng là nữ
chiếm tới 157/250 đối tượng với 62,8%, tỷ lệ này tương đồng so với

các nghiên cứu khác trong nước. Nghiên cứu của Ngô Minh Hà
(2002) thực hiện nghiên cứu trên 282 đối tượng với tỷ lệ nữ giới
chiếm 59,6 %, không chênh lệch quá nhiều [12].
Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim mạch,
thần kinh và thận, và nhiều thử nghiệm lâm sàng bao gồm các nghiên
cứu ở các đối tượng lớn tuổi đã ghi nhận rằng điều trị hiệu quả giúp
cải thiện khả năng sống sót và mang lại lợi ích cho tim mạch [31].
Tại nghiên cứu này, có tới 94% số người bệnh mắc THA tham gia
nghiên cứu có mắc các bệnh kèm theo, chỉ có 6% số người khơng
mắc các bệnh kèm theo ngồi THA. Trong tổng số 235 người bệnh
có mắc các bệnh kèm theo, có tới 46% số người mắc RLCNTĐ và
33,6% số người có mắc bệnh đái tháo đường kèm theo, đây là 2 loại
bệnh kèm theo có tỷ lệ mắc cao nhất. Ngồi ra, các bệnh kèm theo
cịn lại có tỷ lệ người mắc khơng đáng kể, chỉ từ 0,8 đến 5,6%. Theo
Oates, nghiên cứu trên những người bệnh tăng huyết áp, hơn 40% đối
tượng mắc bệnh mạch vành, khoảng 18% bị bệnh mạch máu não và
gần 10% bị suy thận mãn tính [32].
Bệnh gây nên rất nhiều biến chứng, để lại hậu quả rất nặng nề cho
người bệnh cũng như cho xã hội, các biến chứng chủ yếu là biến
chứng tim mạch, biến chứng não và biến chứng mắt, sau khi phân
tích, trong các đối tượng tham gia nghiên cứu, nhiều nhất là 20,8%
đối tượng xuất hiện biến chứng tim mạch tỷ lệ này ở trong nghiên
cứu của Huỳnh Ngọc Diệp (2019) 27,7% [10], Lê Thanh Bình (2014)


13
là 37,6% [11], kết quả của Lê Thanh Bình cao hơn hẳn là do từ năm
2014 tới nay đã có nhiều chương trình can thiệp hơn giúp cải thiện
chương trình điều trị và hạn chế được biến chứng, một lý do khác có
thể là các đối tượng thuộc nghiên cứu của Lê Thanh Bình là các

người bệnh THA có tiền đái tháo đường, tỷ lệ biến chứng nghiêm
trọng hơn [11]. Tiếp theo là 9,6% biến chứng não, tỷ lệ này cao hơn
so với 6,5% trong nghiên cứu của Lê Thanh Bình [11]. Tăng huyết áp
làm tổn thương mạch máu ở võng mạc, ảnh hưởng tới người bệnh, tỷ
lệ biến chứng mắt ở trong mẫu nghiên cứu này là 14,8%.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến chứng tim mạch vẫn là một biến
chứng thường gặp nhất của THA. Điều này phù hợp với nhiều nhận
định của các nghiên cứu trên thế giới [30], [36]. Nghiên cứu của
Price RS (2014) cũng đưa ra báo cáo rằng 47% các trường hợp thiếu
máu cơ tim cục bộ là biến chứng của THA gây ra [36]. Hay nghiên
cứu của Kolo (2012) cho thấy đột quỵ là biến chứng phổ biến nhất,
chiếm 44,4%, với tỷ lệ tử vong lên tới 39,3% [30].
Các biến chứng mắt ở người bệnh THA thường khó đánh giá
và hạn chế hơn so với các biến chứng tim mạch. Kết hợp với các lập
luận trong nghiên cứu của Ong YT (2013) [34], chúng tôi đưa ra các
lý giải cho hạn chế này. Đầu tiên các dấu hiệu về biến chứng mắt
thường khó phát hiện hơn, cần phải kiểm tra đáy mắt trực tiếp, bên
cạnh đó, kỹ thuật này có độ biến thiên rất cao. Tiếp theo, các nghiên
cứu chứng minh mối liên quan giữa biến chứng mắt và tăng huyết áp
là rất ít, một số nghiên cứu gần đây có sử dụng hình ảnh võng mạc để
chẩn đốn nhưng độ nhạy trong chẩn đốn thường khơng cao. Báo
cáo này cũng đã đưa các biến chứng mắt thường gặp nhất trong số
người mắc THA là hẹp động mạch khu trú (22,3%), xuất tiết (17,5%)
và các dấu hiệu bệnh võng mạc khác (5,1%) [34].
Tỷ lệ sử dụng các chất kích thích của nhóm đối tượng nghiên
cứu vẫn đang ở mức rất cao. Có tới 71,2% đối tượng nghiên cứu vẫn
còn uống rượu bia và 59,9% đối tượng vẫn sử dụng thuốc lá từ khi
biết mình mắc THA, tỷ lệ này của nhóm đối tượng nghiên cứu cao
hơn hẳn so với các nghiên cứu trong nước khác, cụ thể Hoàng Đức
Thuận Anh (2013) 37,7% và 28,1% [6]; Lê Thanh Bình (2014)

23,7% và 37,6% [11]; Đặng Thị Thu Huyền (2018) tỷ lệ uống rượu
bia 22% [4]; Huỳnh Ngọc Diệp (2019) 19,9% và 25,5% [10]. Những
tỷ lệ này cho chúng ta thấy, với cùng 1 cỡ mẫu, tuy nhiên, ở nghiên
cứu này, tỷ lệ người sử dụng rượu bia và hút thuốc là đang chiếm tới


14
2/3 tổng số mẫu nghiên cứu. Điều này chứng tỏ, kiến thưc về THA
của các đối tượng cần được cải thiện, lối sống cần phải thay đổi nếu
không sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng huyết áp của đối
tượng, khơng những thế nó cịn làm giảm tác dụng của thuốc điều
hòa huyết áp, tất cả những điều khiến cho việc dự phịng các biến
chứng đều khơng có hiệu quả. Việc giảm lượng rượu bia có hiệu quả
trong việc hạ huyết áp cả về tăng huyết áp và bình thường và có thể
giúp ngăn ngừa sự phát triển của tăng huyết áp [27], [39], [18].
4.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng tăng huyết áp
4.2.1. Một số yếu tố liên quan của đến biến chứng tim
THA có thể gây biến chứng tổn thương nghiêm trọng cho tim. Áp
lực quá mức có thể làm cứng động mạch, làm giảm lưu lượng máu và
oxy đến tim. Điều này làm tăng áp lực và giảm lưu lượng máu có thể
gây ra nhiều vấn đề: đau thắt ngực, đau tim, suy tim và có thể dẫn tới
tử vong.
Kết quả nghiên cứu cho thấy những người ≥60 tuổi có khả năng
gặp các biến chứng về tim cao gấp 3,09 lần so với những người <60
tuổi. Có rất ít những nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng tới biến
chứng của THA, tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ tại Trung
Quốc, về nguy cơ đột quỵ, được phân tầng theo độ tuổi và loại đột
quỵ, trong dân số thu nhập thấp, cho thấy rằng nguy cơ đột quỵ tăng
đối với những người <65 tuổi có giá trị HA ≥130 / 80 mmHg và đối
với những người ≥65 tuổi với giá trị HA ≥160 / 90 mmHg [22].

Nghiên cứu chỉ ra rằng tình trạng gặp các biến chứng về tim mạch
giữa những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả
năng gặp nhiều biến chứng về tim mạch cao hơn nhiều lần so những
người có thời gian mắc bệnh <1 năm. Kết luận này phù hợp với kết
luận của Tae-Hoon Kim và cộng sự (2019) đã nhận ra rằng hiểu rõ
hơn về mối liên qua giữa huyết áp tâm thu, thời gian mắc THA với
nguy cơ đột quỵ là cần thiết, sau 1 năm, khơng có sự khác biệt về tỷ
lệ đột quỵ giữa các nhóm thời gian mắc THA, tuy nhiên, khi chạy Mơ
hình Cox, kết quả cho ra rằng, lấy nhóm mắc THA 0-3 năm là tham
chiếu, những đối tượng mắc THA từ 3-5 năm, >5 năm có nguy cơ đột
quy tăng lên tương ứng OR=1,31 (95% CI: 1,25–1,38) và OR=1,40
(1,35–1,46) [29].
Cùng với đó, những người chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định có khả
năng gặp các biến chứng về tim mạch cao hơn (OR=2,55;


15
95%CI=1,02-6,36) so với những người kết hợp sử dụng thuốc và
thay đổi lối sống. Mặc dù chỉ thực hiện khảo sát trên đối tượng nữ,
Ebong (2014) cũng cho rằng lối sống lành mạnh có ảnh hưởng tích
cực tới việc giảm nguy cơ suy tim của phụ nữ sau mãn kinh, ngay cả
khi khơng có bệnh tim mạch vành, tăng huyết áp và tiểu đường trước
đó [23].
Việc sử dụng rượu bia trong 1 khoảng thời gian dài sẽ trực tiếp dẫn
tới việc mắc THA và gián tiếp tăng thêm rất nhiều đường và năng
lượng dẫn đến tăng mỡ trong cơ thể. Sau khi phân tích, kết quả chỉ ra
rằng người có tần suất sử dụng rượu bia/nước uống có cồn hàng ngày
có khả năng gặp các biến chứng về tim cao gấp 2,34 lần so với những
người không sử dụng rượu bia. Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc
hàng ngày có khả năng gặp các biến chứng về tim mạch cao gấp 2,64

lần so với những người không sử dụng thuốc lá (OR=2,64;
95%ci=1,22-5,72). Bên cạnh đó, kết quả cho thấy yếu tố ăn mặn cũng
là 1 trong các yếu tố có mối liên quan có ý nghĩa thống kê đối với
tình trạng gặp các biến chứng về tim mạch ở người bệnh (p<0,05).
4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng não
Xét mối liên quan giữa các hành vi, lối sống của người bệnh đối
với tình trạng gặp các biến chứng về não ở những người tham gia
nghiên cứu. Ăn uống là một thành phần thiết yếu của cuộc sống, việc
ăn uống lành mạnh kết hợp với luyện tập thẻ lực có tác động tốt tới
hệ thần kinh trung ương [25]. Tấn suất sử dụng rượu bia/nước uống
có cồn của đối tượng tham gia nghiên cứu có mối liên quan có ý
nghĩa thống kê tới tình trạng gặp biến chứng về tim (p>0,05). Cụ thể,
những người sử dụng rượu bia hàng ngày có khả năng gặp các biến
chứng về tim cao gấp 3,7 lần so với những người không sử dụng
rượu bia (OR=3,7; 95%CI=1,13-11,7), việc bổ sung axit béo omega3 và curcumin trong chế độ ăn uống, cũng như tập thể dục thường
xuyên, có thể làm cho não chống lại tổn thương nhiều hơn [25].
Tương tự, tần suất sử dụng/hút thuốc lá có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê với tình trạng gặp các biến chứng về não ở các người bệnh
tham gia nghiên cứu (p>0,05), những người sử dụng thuốc lá hàng
ngày có khả năng gặp các biến chứng về não cao gấp 5,03 lần so với
những người không sử dụng thuốc lá (OR=5,03; 95%CI=1,33-18,98.
Đồng thời, kết quả ăn mặn cũng là 1 trong các yếu tố có mối liên
quan tới với tình trạng gặp các biến chứng về não ở người bệnh


16
(p<0,05) những người được cho là ăn mặn có khả năng gặp các biến
chứng về não cao gấp 3,61 lần so với những người không ăn mặn
(OR=3,61; 95%CI=1,05-12,51).
4.2.3. Một số yếu tố liên quan đến biến chứng mắt

THA nếu không dự phòng cẩn thận sẽ gây ra những tổn thương các
dây thần kinh, dẫn đến xuất huyết dạng bông. Tăng huyết áp ác tính
khiến huyết áp tăng đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây giảm thị lực đột
ngột. Pontremoli đã nghiên cứu các yếu tố di truyền liên quan đến
bệnh võng mạc tăng huyết áp và tìm thấy việc xóa alen của enzyme
chuyển đổi angiotensin có nguy cơ cao hơn liên quan đến sự phát
triển của bệnh võng mạc tăng huyết áp [20].
Đối với mối liên quan giữa tiền sử THA và tình trạng gặp các biến
chứng mắt ở các đối tượng tham gia nghiên cứu, kết quả cho thấy có
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tình trạng gặp các biến chứng về
mắt giữa những người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên và
những người có thời gian mắc bệnh <1 năm (p<0,05). Cụ thể, những
người có thời gian mắc bệnh từ 5 năm trở lên có khả năng gặp các
biến chứng về mắt cao gấp 3,46 lần so với những người có thời gian
mắc THA <1 năm (OR=3,46; 95%CI=1,07-11,16). Nghiên cứu của
Erden về mức độ nghiêm trọng và thời gian tăng huyết áp tỷ lệ thuận
với tỷ lệ mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp. Tỷ lệ mắc bệnh võng
mạc tăng huyết áp trong nghiên cứu của họ là 66,3% [24].
Yếu tố về cách sử dụng thuốc là có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa việc chỉ sử dụng thuốc khi bị THA và kết hợp sử dụng thuốc và
thay đổi lối sống với tình trạng gặp các biến chứng về mắt (p<0,05).
Cụ thể, những người chỉ sử dụng thuốc khi bị THA có khả năng gặp
các biến chứng về mắt cao gấp 3,5 lần so với những người kết hợp sử
dụng thuốc và thay đổi lối sống (OR=3,50; 95%CI=1,12-10,56).
Kết quả nghiên cứu khơng chỉ ra có mối liên quan giữa độ THA
hay tình trạng hút thuốc lá và biến chứng mắt, tuy nhiên, trong một
nghiên cứu Del Brutto và cộng sự, ghi nhận bệnh võng mạc tăng
huyết áp độ 1 với tỷ lệ 37% và bệnh võng mạc tăng huyết áp độ 2
được ghi nhận ở 17% người bệnh tăng huyết áp [28]. Cùng với đó,
Poulte nhận định hút thuốc được coi là có mối liên quan mạnh mẽ với

bệnh võng mạc tăng huyết áp nặng hoặc ác tính [35]. Điều này chỉ ra
rằng các yếu tố liên quan tới biến chứng về mắt của người bệnh đái
tháo đường vẫn chưa thực sự rõ ràng.


17
KẾT LUẬN
1. Thực trạng biến chứng của người bệnh điều trị tăng huyết áp
Tỷ lệ các biến chứng mà người bệnh tăng huyết áp gặp phải là:
biến chứng tim 20,8%; biến chứng mắt 14,8%; biến chứng não 9,6%.
Tỷ lệ người bệnh mắc tăng huyết áp độ 1 là 76%, đa phần không
tuân thủ điều trị cao (57,2%). Tỷ lệ người bệnh vẫn bị tăng huyết áp
trong thời điểm nghiên cứu cao (66,8%); với 57,2% khơng tn thủ
điều trị, cịn sử dụng rượu bia (71,2%), thuốc lá (59,6%), không tập
thể dục (31,6%), và ăn mặn 68,0%.
2. Các yếu tố liên quan tới biến chứng của người bệnh tăng huyết áp
Các yếu tố tăng nguy cơ biến chứng của bệnh THA bao gồm: 60
tuổi trở lên, mắc bệnh ≥ 5 năm, không tuân thủ điều trị đúng, uống
rượu bia, hút thuốc, và ăn mặn…
KIẾN NGHỊ
- Cần tăng cường truyền thông, quản lý và điều trị về phòng chống
tăng huyết áp và dự phịng biến chứng với các nhóm người bệnh có
nguy cơ cao như từ 60 tuổi trở lên, đã mắc tăng huyết áp lâu năm (từ
5 năm trở lên).
- Tăng cường nội dung tuyên truyền thay đổi hành vi, lối sống, thói
quen hàng ngày (uống rượu bia, hút thuốc), kết hợp các chế độ điều
trị đúng, liên tục không bỏ hoặc dừng, thay đổi thói quen ăn mặn
- Truyền thơng cho người nhà của người bệnh mắc tăng huyết áp và
cán bộ y tế cơ sở về tác dụng của việc hỗ trợ người bệnh trong quá
trình điều trị.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1.
2.
3.

4.

5.
6.
7.

8.
9.

10.

11.

12.

Bộ Y tế (2010), Quyết định 3192/QĐ-BYT về việc hướng dẫn
chẩn đoán và điều trị tăng huyết áp, Hà nội.
Cao Thị Yến Thanh (2005), "Thực trạng người bệnh tăng
huyết áp ở 25 tuổi trở lên tạ Đắc Lắc".
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Nam (2018), Giới thiệu chung
về thành phố Phủ lý, truy cập ngày 1/9/2019, tại
/>Đặng Thị Thu Huyền (2018), "Thực trạng tuân thủ điều trị của

người bệnh tăng huyết áp đang được quản lý điều trị tại xã
Thạch Lỗi, huyện Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương năm 2018 và
một số yếu tố liên quan", Tạp chí Y học Dự phịng.
Hà Anh Đức (2011), "Nghiên cứu về tăng huyết áp trên 25 tuổi
ở Thái Nguyên".
Hoàng Đức Thuận Anh (2013), "Nghiên cứu tình hình THA của
người cao tuổi tại huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế".
Hoàng Văn Sỹ (2018), Người tăng huyết áp có nguy cơ cao tim
mạch: nhận diện, tiếp cận, Hội Tim mạch học Việt Nam, Đại
hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 16 (DH16).
Học viện Quân Y (2004), "Bệnh học nội khoa tập 1", NXB
Quân Đội nhân dân.
Học viện Quân Y (2016), TĂNG HUYẾT ÁP, truy cập ngày, tại
/>Huỳnh Ngọc Diệp (2019), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp nằm viện tại bệnh viện
đa khoa khu vực tháp mười", Tạp chí Tim mạch học Việt Nam.
Lê Thanh Bình (2014), "Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng,
cận lâm sàng bệnh nhân tăng huyết áp có tiền đái tháo đường",
Tạp chí Y học thực hành, 905.
Ngơ Minh Hà (2002), "Kiến thức, thực hành dự phòng tai biến
mạch máu não của bệnh nhân trên 60 tuổi tăng huyết áp tại
trung tâm y tế quận Đống Đa - Hà Nội", Luận văn Thạc sĩ,
Trường Đại học Y tế Công cộng.


13.
14.

15.


16.
17.

Nguyễn Lân Việt (2016), "Kết quả mới nhất điều tra tăng
huyết áp toàn quốc năm 2015 - 2016".
Nguyễn Phan Thạch (2015), "Kiến thức, thực hành phòng
chống biến chứng tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan ở
bệnh nhân tăng huyết áp đang được quản lý tại bệnh viện đa
khoa Bình Định".
Nguyễn Trọng Hưng (2018), Chế độ dinh dưỡng cho người
bệnh tăng huyết áp, truy cập ngày 15/9/2019, tại
/>Phạm Mạnh Hùng (2010), "Tìm hiểu và kiểm sốt tăng huyết áp,".
Trung tâm Y tế thành phố Phủ Lý (2018), "Báo cáo hoạt
động phòng chống tăng huyết áp.".

Tiếng Anh:
18.

19.

20.

21.

22.

23.

Anchala R & et al (2014), "Hypertension in India: a systematic
review and meta-analysis of prevalence, awareness, and control

of hypertension".
Benowitz Neal L., Burbank, Andrea D. (2016),
"Cardiovascular toxicity of nicotine: Implications for electronic
cigarette use", Trends in cardiovascular medicine, 26 (6). p.
515-523.
Chatterjee, S., Chattopadhyay, S., et al. (2002),
"Hypertension and the eye: changing perspectives", J Hum
Hypertens, 16 (10). p. 667-75.
Dobson Craig P., Eide, Matilda, et al. (2015), "Hypertension
Prevalence, Cardiac Complications, and Antihypertensive
Medication Use in Children", The Journal of Pediatrics, 167
(1). p. 92-97.e1.
Du, Xin, Wang, Conglin, et al. (2019), "Association of Blood
Pressure With Stroke Risk, Stratified by Age and Stroke Type,
in a Low-Income Population in China: A 27-Year Prospective
Cohort Study", Frontiers in neurology, 10. p. 564-564.
Ebong Imo A., Watson, Karol E., et al. (2014), "Age at
menopause and incident heart failure: the Multi-Ethnic Study of
Atherosclerosis", Menopause (New York, N.Y.), 21 (6). p. 585591.


24.

25.

26.

27.

28.


29.

30.

31.

32.

33.

Erden, S., Bicakci, E. (2012), "Hypertensive retinopathy:
incidence, risk factors, and comorbidities", Clin Exp Hypertens,
34 (6). p. 397-401.
Gomez-Pinilla, Fernando, Gomez, Alexis G. (2011), "The
influence of dietary factors in central nervous system plasticity
and injury recovery", PM & R : the journal of injury, function,
and rehabilitation, 3 (6 Suppl 1). p. S111-S116.
Husain, Kazim, Ansari, Rais A., et al. (2014), "Alcoholinduced hypertension: Mechanism and prevention", World
journal of cardiology, 6 (5). p. 245-252.
Journal of Human Hypertension (1991), "Alcohol and
hypertension--implications for management. A consensus
statement by the World Hypertension League", J Hum
Hypertens, 5 (3). p. 227-32.
Kabedi, N. N., Mwanza, J. C., et al. (2014), "Hypertensive
retinopathy and its association with cardiovascular, renal and
cerebrovascular morbidity in Congolese patients", Cardiovasc J
Afr, 25 (5). p. 228-32.
Kim Tae-Hoon, Yang, Pil-Sung, et al. (2019), "Effect of
hypertension duration and blood pressure level on ischaemic

stroke risk in atrial fibrillation: nationwide data covering the
entire Korean population", European Heart Journal, 40 (10). p.
809-819.
Kolo P. M., Jibrin, Y. B., et al. (2012), "Hypertension-related
admissions and outcome in a tertiary hospital in northeast
Nigeria", International journal of hypertension, 2012. p.
960546-960546.
Medscape (2011), Hypertension in Aging Patients, truy cập
ngày
14/11,
tại
/>Oates, D. J., Berlowitz, D. R., et al. (2007), "Blood pressure
and survival in the oldest old", J Am Geriatr Soc, 55 (3). p.
383-8.
Ogah Okechukwu S., Okpechi, Ikechi, et al. (2012), "Blood
pressure, prevalence of hypertension and hypertension related
complications in Nigerian Africans: A review", World journal
of cardiology, 4 (12). p. 327-340.


34.
35.
36.
37.

38.
39.

40.
41.

42.

Ong Y. T., Wong, T. Y., et al. (2013), "Hypertensive
retinopathy and risk of stroke", Hypertension, 62 (4). p. 706-11.
Poulter N. R. (2002), "Independent effects of smoking on risk of
hypertension: small, if present", J Hypertens, 20 (2). p. 171-2.
Price R. S., Kasner, S. E. (2014), "Hypertension and hypertensive
encephalopathy", Handb Clin Neurol, 119. p. 161-7.
Rigaud A. S., Seux, M. L., et al. (2000), "Cerebral
complications of hypertension", J Hum Hypertens, 14 (10-11).
p. 605-16.
Schubert, H. D. (1998), "Ocular manifestations of systemic
hypertension", Curr Opin Ophthalmol, 9 (6). p. 69-72.
Ueshima H., Mikawa, K., et al. (1993), "Effect of reduced
alcohol consumption on blood pressure in untreated
hypertensive men", Hypertension, 21 (2). p. 248-52.
WHO (2013), A global brief on hypertension: Silent killer,
global public health crisis, truy cập ngày 15/9/2019, tại.
WHO (2013), Hypertension health topic, truy cập ngày
10/9/2019, tại />WHO (2019), Hypertension, truy cập ngày 14/11, tại
/>


×