Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

KHUNG 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.85 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Trình bày và so sánh sự giống và khác nhau giữa Luận cương</b>
<b>chính trị của Đảng( 10/1930) và Cương lĩnh chính trị( 2/1930).</b>


<b>CÂU 3:</b>



Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là một tất yếu của lịch sử, là một
bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam. Để xác lập đường lối, chiến
lược, sách lược cơ bản của cách mạng Việt Nam và tơn chỉ mục đích,
ngun tắc tổ chức và hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam, cương lĩnh
chính trị đã được vạch ra. Tại hội nghị thành lập Đảng từ ngày 3/2/1930 đến
ngày 7/3/1930 ở Hương Cảng – Trung Quốc, các đại biểu đã nhất trí thơng
qua Chính cương vắn tắt, Sách lược văn tắt và Chương trình tóm tắt do
Nguyễn Ái Quốc soạn thảo. Các văn kiện đó hợp thành Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của Đảng ta-Cương lĩnh Hồ Chí Minh. Cương lĩnh có những nội
dung cơ bản sau:


<i><b>Về phương hướng và mục tiêu cách mạng Việt Nam: Đảng chủ</b></i>
trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội cộng sản”.


<i><b>Nhiệm vụ cụ thể của cách mạng: + </b>Về chính trị</i>: đánh đổ đế quốc
chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Nam được hồn tồn độc
lập, dựng ra Chính phủ cơng nơng binh và tổ chức quân đội công nông


+ <i>Về kinh tế:</i> tịch thu toàn bộ
các sản nghiệp lớn của bọn đế quốc giao cho Chính phủ cơng nơng binh; tịch
thu ruộng đất của bọn đế quốc làm của công và chia cho dân cày nghèo, mở
mang công nghiệp và nông nghiệp, miễn thuế cho dân cày nghèo, thi hành
luật ngày làm tám giờ.


+ <i>Về văn hóa xã hội</i>: dân


chúng được tự do tổ chức, nam nữ bình quyền, phổ thơng giáo dục theo
hướng cơng nơng hóa.


Những nhiệm vụ trên đây bao gồm cả hai nội dung dân tộc và
dân chủ, chống đế quốc, chống phong kiến, song nổi lên hàng đầu là
nhiệm vụ chống đế quốc giành dộc lập dân tộc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

chưa rõ mặt phản động. Bộ phận nào rõ mặt phản động phải đánh đỏ. Trong
khi thực hiện sự liên lạc tạm thời với các giai cấp, tầng lớp khác không được
thỏa hiệp giai cấp.


 <i><b>Về đoàn kết quốc tế: Cương lĩnh khẳng định: cách mạng Việt</b></i>
Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới, phải liên kết với những dân tộc
bị áp bức và quần chúng vô sản thế giới.


 <i><b>Về lãnh đạo cách mạng: Cương lĩnh khẳng định sự lãnh đạo</b></i>
của Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng. “Đảng là
đội tiền phong của giai cấp vô sản phải thu phục cho được đại bộ phận giai
cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”.


Những nội dung trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã đặt ra và giải
quyết những vấn đề cơ bản, cấp bách và định hướng chiến lược đúng đắn
cho tiến trình phát triển cách mạng Việt Nam. Tinh thần cơ bản của nó là
đồn kết tồn dân, chống đế quốc Pháp thống trị, giành độc lập, hướng tới xã
hội cộng sản.


Tuy nhiên sự phất triển ngày càng cao của cách mạng địi hỏi phải có
một Cương lĩnh đầy đủ và toàn diện hơn. Tháng 10- 1930, Hội nghị Ban
Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất tại Hương Cảng (Trung Quốc) đã
họp và thông qua bản “ Luận cương chính trị” do đồng chí Trần Phú khởi


thảo với những nội dung chính sau:


 <i><b>Xác định mâu thuẫn: ở Đông Dương, mâu thuẫn giữa một bên là</b></i>
thợ thuyền, dân cày, các phần tử lao khổ với một bên là địa chủ, phong kiên
và tư bản đế quốc.


 <i><b>Về phương hướng chiến lược của cách mạng: Luận cương nêu</b></i>
rõ tính chất của cách mạng Đơng Dương lúc đầu là một cuộc “cách mạng tư
sản dân quyền”, “ có tính chất thổ địa và phản đế”. “ Tư sản dân quyền cách
mạng là thời kì dự bị để làm xã hội cách mạng”. Sau khi cách mạng tư sản
dân quyền thắng lợi, sẽ tiếp tục “phát triển, bỏ qua thời kì tư bổn mà tranh
đáu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

 <i><b>Về lực lượng cách mạng, Luận cương xác định giai cấp vô sản</b></i>
và nơng dân là hai động lực chính của cách mạng tư sản dân quyền, trong đó
giai cấp vơ sản là động lực chính và mạng, là giai cấp lãnh đạo cách mạng,
nơng dân có số lượng đơng đảo nhất, là một động lực mạnh của cách mạng.
(còn thiếu sgk t 64)


 <i><b>Về lãnh đạo cách mạng, Luận cương nhấn mạnh “Điều kiện cốt</b></i>
yếu cho sự thắng lợi của cách mạng ở Đơng Dương là cần phải có một Đảng
có một đường lối chính trị đúng, có kỉ luật, tập trung, mật thiết liên lạc với
quần chúng, và từng trải tranh đấu mà trưởng thành. Đảng là đội tiên phong
của giai cấp vô sản, lấy chủ nghĩa Các Mác và Leenin làm gốc mà đại biểu
quyền lợi chánh và lâu dài, chung cho cả giai cấp vô sản ở Đông Dương, và
lãnh đạo vô sản giai cấp Đông Dương ra tranh đấu để đạt được mục đích
cuối cùng của vơ sản là chủ nghĩa cộng sản”.


 <i><b>Về phương pháp cách mạng, Luận cương khẳng định để đạt</b></i>
được mục tiêu cơ bản của cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong


kiến, giành chính quyền về tay cơng nơng thì phải ra sức chuẩn bị cho quần
chúng về con đường “võ trang bạo động”. Vì vậy, lúc thường thì phải tùy
theo tình hình mà đặt khẩu hiệu “phần ít”, “phải lấy những sự chủ yếu hàng
ngày làm bước đầu mà dắt giai cấp vô sản và dân cày ra chiến trường cách
mạng”. Đến lúc có tình thế cách mạng “ Đảng phải lập tức lãnh đạoquần
chúng để đánh đổ chính phủ của địch nhân và giành lấy chính quyền cho
cơng nơng”. Võ trang bạo động để giành chính quyền là một nghệ thuật,
“phải tuân theo khuôn phép nhà binh”.


 <i><b>Về đồn kết quốc tế: cách mạng Đơng Dương là một bộ phận của</b></i>
cách mạng vơ sản thế giới, vì thế giai cấp vơ sản Đơng Dương phải đồn kết
gắn bó với giai cấp vô sản thế giới, trươc hết là giai cấp vô sản Pháp, và phải
mật thiết liên hệ với phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và nửa
thuộc địa nhằm mở rộng và tăng cường lực lượng cho cuộc đấu tranh cách
mạng ở Đông Dương.


Cương lĩnh chính trị và luận cương chính trị là những văn kiện thể
hiện đường lối cách mạng của Đảng ta.


Hai văn kiện trên được xây dựng trên cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn,
xác định rõ phương hướng chiến lược, nhiệm vụ cụ thể và cơ bản, lực lượng
cách mạng, phương pháp cách mạng, đoàn kết quốc tế và vai trị lãnh đạo
của Đảng.


Trong mỗi khía cạnh trên đều thể hiện rõ sự giống và khác nhau giữa
hai văn kiện. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (3/2/1930) và Luận
cương chính trị(10/1930) có những điểm giống nhau sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

quyền và thổ địa cách mạng, bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa để đi tới xã
hội cộng sản, đây là 2 nhiệm vụ cách mạng nối tiếp nhau khơng có bức


tường ngăn cách. Phương hướng chiến lược đã phản ánh xu thế của thời đại
và nguyện vọng đông đảo của nhân dân Việt Nam.


 <i><b>Về nhiệm vụ cách mạng, đều là chống đế quốc, phong kiến để</b></i>
lấy lại ruộng đất và giành độc lập dân tộc


 <i><b>Về lực lượng cách mạng, chủ yếu là công nhân và nông dân.</b></i>
Đây là hai lực lượng nịng cốt và cơ bản đơng đảo trong xã hội góp phần to
lớn vào cơng cuộc giải phóng dân tộc nước ta.


 <i><b>Về phương pháp cách mạng, sử dụng sức mạnh của số đông dân</b></i>
chúng Việt Nam cả về chính trị và vũ trang nhằm đạt mục tiêu cơ bản của
cuộc cách mạng là đánh đổ đế quốc và phong kiến, giành chính quyền về tay
cơng nơng.


 <i><b>Về vị trí quốc tế, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít</b></i>
với cách mạng thế giới đã thể hiện sự mở rộng quan hệ bên ngồi, tìm đồng
minh cho mình.


 <i><b>Lãnh đạo cách mạng là giai cấp công nhân thông qua Đảng cộng</b></i>
sản. “Đảng là đội tiên phong của vô sản giai cấp phải thu phục cho được đại
bộ phận giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân
chúng”. Như Hồ Chí Minh đã từng nói:”Đảng Cộng sản Việt Nam là sản
phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và
phong trào yêu nước Việt Nam”. Sự giống nhau trên là do cả hai văn kiện
đều thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và cách mạng vô sản chiụ ảnh hưởng
của cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại năm 1917.


Bên cạnh những điểm giống nhau, hai cương lĩnh trên có một số điểm
<i><b>khác sau: Cương lĩnh chính trị xây dựng đường lối của cách mạng Việt</b></i>


Nam còn Luận cương rộng hơn(Đơng Dương)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Đơng Dương hồn tồn độc lập”. Hai nhiệm vụ chiến lược dân chủ và dân
tộc được tiến hành cùng một lúc có quan hệ khăng khít với nhau. Việc xác
định nhiệm vụ như vậy của Luận cương đã đáp ứng những yêu cầu khách
quan đồng thời giải quyết hai mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam lúc
đó là mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp đang ngày càng sâu sắc. Tuy
nhiên, Luận cương chưa xác định được kẻ thù, nhiệm vụ hàng đầu ở một
nước thuộc địa nửa phong kiến nên không nêu cao vấn đề dân tộc lên hàng
đầu đó là nêu cao vấn đề đấu tranh giai cấp, vấn đề cách mạng ruộng đất.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Hai cương lĩnh trên cùng với sự thống nhất về tổ chức có ý nghĩa hết
sức to lớn cùng với sự ra đời của Đảng ta, là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có
tính chất quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt trong tiên trình lịch
sử của dân tộc ta. Chúng là nền tảng cho những văn kiện nhằm xây dựng và
phát triển hệ thống lý luận, tư tưởng hoàn thiện.


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×