Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Đề thi tham khảo vào lớp 10 năm 2020 môn Ngữ Văn - Sở GD&ĐT Vĩnh Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (943.38 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 1
<b>SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐỀ THI THAM KHẢO VÀO LỚP 10 </b>


<b> NĂM HỌC: 2019 – 2020 </b>
<b> MÔN: NGỮ VĂN </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)</b>


Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:


“Tiếng lành đồn gần, tiếng dữ đồn xa”, đúng như ông bà ta từ xa xưa đã nói. Trong xã hội hiện nay,
tiếng dữ càng lan truyền nhanh hơn, rộng hơn gấp vạn lần bởi các trang mạng xã hội.


Những cái “like” vơ tình, “share” theo phong trào và “comment” cố ý để gây ấn tượng đã góp phần
rất lớn cho cái xấu lan xa hơn.


“Tiếng dữ đồn xa” dường như đã làm mất đi lối sống đẹp của giới trẻ ngày nay. Vậy tại sao chúng ta
không làm cho “tiếng lành đồn xa”?


Theo tôi, chúng ta có thể bắt đầu ngay chính từ những trang mạng xã hội. Hãy phát động từ trường
học, cơ quan, xí nghiệp đến ban ngành, đồn thể nhân rộng các câu chuyện đẹp, hành động tử tế
trên mạng xã hội, nghĩa là mọi người chỉ “like, share, comment” những tin tức, hình ảnh về việc tốt,
người tốt và tuyệt đối không làm những điều này với những tin tức về cái xấu, cái ác.


Lối sống đẹp, điều thiện chỉ có thể bắt đầu khi “tai nghe, mắt thấy” thường xuyên từ những chuyện
tốt đẹp.


<i>(Chia sẻ của Lê Phương Trí, đăng trên Xây dựng lối sống đẹp: đừng vội quy chụp cho người trẻ - </i>
<i>Quốc Linh, www.tuoitre.vn, 19/3/2018). </i>


<b>Câu 1</b>: Người chia sẻ đã nêu ra nguyên nhân nào khiến cái xấu dễ lan xa? (0,5 điểm)
<b>Câu 2</b>: Em hiểu như thế nào về nghĩa của từ “tiếng lành”? (0.5 điểm)



<b>Câu 3</b>: Vì sao “Lối sống đẹp, điều thiện chỉ có thể bắt đầu khi “tai nghe, mắt thấy” thường xuyên từ
<i>những chuyện tốt đẹp”? (1.0 điểm) </i>


<b>Câu 4</b>:


a) Thế nào là khởi ngữ? (0,5 điểm)


b) Câu nào sau đây khơng có khởi ngữ? Chuyển câu đó thành câu có khởi ngữ. (0.5 điểm)
(1) - Lối sống đẹp, ta có thể bắt gặp ở mọi nơi.


(2) - Mọi người cần có cách ứng xử đúng đắn trước cái xấu.
<b>II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) </b>


<b>Câu 1: (2.0 điểm)</b>


Viết đoạn văn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về tính kiêu ngạo.
<b>Câu 2: (5.0 điểm) </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 2
<b>SỞ GD&ĐT VĨNH LONG ĐÁP ÁN ĐỀ THI THAM KHẢO VÀO LỚP 10 </b>


<b> NĂM HỌC: 2019 – 2020 </b>
<b> MÔN: NGỮ VĂN </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU: (3.0 điểm)</b>


<b>Câu 1</b>: Người chia sẻ đã nêu ra các nguyên nhân khiến cái xấu dễ lan xa: những cái “like” vơ tình,
“share” theo phong trào và “comment” cố ý


<b>Câu 2</b>: "tiếng lành” ở đây là chỉ những người, những việc tốt đẹp trong cuộc sống.



<b>Câu 3</b>: Vì sao “Lối sống đẹp, điều thiện chỉ có thể bắt đầu khi “tai nghe, mắt thấy” thường xuyên từ
những chuyện tốt đẹp”?


Để có một lối sống đẹp khơng phải chỉ ngày một ngày hai có thể làm được, mà nó cịn phải thể hiện
ở những hành động thực tế, mà muốn lan tỏa được những lối sống đẹp thì ta cần phải thực hiện lan
tỏa để mọi người xung quanh đều có thể “tai nghe, mắt thấy”, mà việc này cần phải làm thường
xuyên. đồng thời cũng cần phê phán những lối sống tiêu cực, ích kỉ, những điều xấu xa.


Ví dụ như "ATM gạo" ở Việt Nam, chỉ một hành động nhỏ của một cá nhân tới địa phương, rồi lan
tỏa ra tồn quốc, giúp những ai có hồn cảnh khó khăn trong thời kỳ đại dịch Covid-19 diễn biến
phức tạp.


<b>Câu 4</b>:


a) Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
b) Câu khơng có khởi ngữ: (2) - Mọi người cần có cách ứng xử đúng đắn trước cái xấu.


Chuyển câu đó thành câu có khởi ngữ: Trước cái xấu, mọi người cần có cách ứng xử đúng đắn.
<b>II. LÀM VĂN: (7.0 điểm) </b>


<b>Câu 1:</b>


<b>Đoạn văn tham khảo </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 3
bất cứ một ai khác. Cuối cùng, họ trở thành những con người cô đơn, cô độc nhất. Việc ta cần làm để
tránh đi thói tự cao, kiêu ngạo chính là học cách sống chậm lại, suy nghĩ và nhìn nhận mọi việc rộng
rãi hơn. Tất nhiên, bản thân chúng ta vẫn phải nỗ lực, rèn luyện để hoàn thiện bản thân, hướng tới
những điều tốt đẹp trong cuộc sống.



<b>Câu 2: </b>


<b>1. Phân tích đề</b>


 Yêu cầu của đề bài: phân tích nhân vật Vũ Nương.


 Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : câu văn, từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm Chuyện người
<i>con gái Nam Xương. </i>


 Phương pháp lập luận chính : phân tích.
<b>2. Hệ thống luận điểm </b>


 Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống của Vũ Nương


 Luận điểm 2: Vũ Nương là người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp


 Luận điểm 3: Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu của Vũ Nương


<b>3. Lập dàn ý chi tiết </b>
<b>a. Mở bài</b>


 Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Dữ và truyện Chuyện người con gái Nam Xương:


o Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn nổi tiếng của thế kỉ thứ 15 với thể loại truyện
truyền kì.


o "Chuyện người con gái Nam Xương" là tác phẩm được rút trong tập truyện Truyền kì mạn
lục nổi tiếng của ơng, viết về phẩm chất và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong
kiến xưa, đồng thời lên án, tố cáo lễ giáo phong kiến hà khắc.



 Giới thiệu khái quát nhân vật Vũ Nương: là hiện thân của lòng vị tha và vẻ đẹp người phụ nữ
nhưng phải chịu bi kịch bất hạnh của chế độ phong kiến.


<b>b. Thân bài</b>


<b>Khái quát về truyện Chuyện người con gái Nam Xương</b>


 Hoàn cảnh ra đời: Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ 16 trong 20 truyện trong
sách Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những điều kì lạ vẫn được lưu truyền) của Nguyễn Dữ
được viết vào thế kỉ XVI. Truyện có nguồn gốc từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”.


 Cốt truyện: Truyện kể về người con gái tên Vũ Nương thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp, người vợ
hiền con thảo nhưng bị hàm oan phải tự tử để bảo vệ danh tiết.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 4
 <b>Hoàn cảnh sống</b>:


o Hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ: chiến tranh phong kiến xảy ra, xã hội trọng nam khinh nữ
o Hồn cảnh gia đình: Hơn nhân khơng có sự bình đẳng về giai cấp, vợ chồng vì chiến tranh


mà phải sống xa nhau, tính cách vợ chồng trái ngược nhau.
o Vũ Nương, người phụ nữ có nhiều phẩm chất tốt đẹp
 <b>Là người con gái thùy mị nết na, tư dung tốt đẹp </b>


o Người vợ một mực thủy chung với chồng, thấu hiểu nỗi khổ và nguy hiểm mà chồng phải
đối mặt nơi chiến tuyến, chờ đợi chồng


o Biết Trương Sinh vốn có tính đa nghi, nên nàng ln “giữ gìn khn phép, khơng từng để
lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” => một người vợ hiền thục, khôn khéo, nết na đúng


mực.


o Khi chồng đi lính: Vũ Nương rót chén rượu đầy, dặn dị chồng những lời tình nghĩa, đằm
thắm, thiết tha: “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong được đeo ấn phong hầu,
mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ
rồi”.


=> Chồng đi xa vẫn một lịng chung thủy, thương nhớ chồng khơn ngi, mong chồng trở về bình
n vơ sự, ngày qua tháng lại một mình vị võ ni con.


 <b>Là người con dâu hiếu thảo: </b>


o Thay chồng chăm lo phụng dưỡng mẹ chồng


o Khi mẹ chồng ốm thì thuốc thang chạy chữa, lễ bái thần phật và lấy những lời khơn khéo
để khun lơn để cho mẹ có thể vơi bớt đi nỗi nhớ thương và mong ngóng con.


o Lo ma chay, tế lễ chu đáo khi mẹ chồng mất.
 <b>Là người mẹ thương con hết mực: </b>


o Khi chồng đi lính chưa được bao lâu thì Vũ Nương sinh bé Đản và một mình gánh vác hết
việc nhà chồng nhưng nàng chứ bao giờ chểnh mảng chuyện con cái.


o Để con trai bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha, nàng chỉ bóng mình trên
vách và bảo đó là cha Đản.


=> Vũ Nương là một người phụ nữ lý tưởng đầy đủ phẩm chất công – dung – ngôn – hạnh.
=> Nguyễn Dữ đã dành thái độ yêu mến, trân trọng đối với nhân vật qua từng trang truyện, khắc
họa hình tượng người phụ nữ với đầy đủ phẩm chất tốt đẹp.



 <b>Bi kịch số phận bất hạnh, hẩm hiu: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 5
 Là nạn nhân của chiến tranh phi nghĩa:


o Cuộc sống hôn nhân với Trương Sinh chưa được bao lâu thì chàng phải đi lính, để lại
mình Vũ Nương với mẹ già và đứa con còn chưa ra đời.


o Trong ba năm chồng đi lính, nàng phải thay chồng cáng đáng việc gia đình, chăm sóc
con cái, phụng dưỡng mẹ già


o Sự xa cách do chiến tranh đã tạo điều kiện nảy sinh hiểu lầm.
 Nỗi đau, oan khuất:


o Người chồng đa nghi vì nghe lời con trẻ ngây thơ nên nghi oan, cho rằng nàng đã thất
tiết, mắng nhiếc, đánh và đuổi nàng đi mặc nàng đau khổ, khóc lóc bày tỏ nỗi oan.
o Khơng thể thanh minh được, nàng tìm đến cái chết để tỏ bày nỗi oan ức, bảo toàn


danh dự.


o Dù ở thủy cung luôn nhớ về nhân gian nhưng không thể trở về được


=> Vũ Nương có những phẩm chất tâm hồn đáng quý nhưng phải chịu một số phận cay đắng, oan
nghiệt.


=> Tố cáo xã hội phong kiến bất cơng phi lí đương thời rẻ rúng, chà đạp lên hạnh phúc của con
người nhất là người phụ nữ.


<b>Đánh giá đặc sắc nghệ thuật</b>



 Tạo dựng tình huống để thử thách nhân vật


 Khắc họa nhân vật qua ngoại hình, hành động, đối thoại... kết hợp với yếu tố kì ảo có thực
 Bút pháp miêu tả nhân vật sinh động


<b>c. Kết bài</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc Trang | 6


Website <b>HOC247</b> cung cấp một mơi trường <b>học trực tuyến</b> sinh động, nhiều <b>tiện ích thông minh</b>,


nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những <b>giáo viên nhiều năm kinh </b>


<b>nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm</b> đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


<b>I.Luyện Thi Online</b>


-<b>Luyên thi ĐH, THPT QG:</b> Đội ngũ <b>GV Giỏi, Kinh nghiệm</b> từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng xây


dựng các khóa <b>luyện thi THPTQG </b>các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và Sinh Học.


-<b>Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: </b>Ơn thi <b>HSG lớp 9</b> và <b>luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán</b> các


trường <i>PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An</i> và các trường Chuyên


khác cùng <i>TS.Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thầy Nguyễn Đức Tấn.</i>


<b>II.Khoá Học Nâng Cao và HSG </b>



-<b>Toán Nâng Cao THCS:</b> Cung cấp chương trình Tốn Nâng Cao, Tốn Chun dành cho các em HS
THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở trường và đạt
điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


-<b>Bồi dưỡng HSG Toán:</b> Bồi dưỡng 5 phân môn <b>Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học </b>và <b>Tổ Hợp</b> dành


cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: <i>TS. Lê Bá Khánh Trình, TS. </i>


<i>Trần Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thầy Lê Phúc Lữ, Thầy Võ Quốc Bá Cẩn</i> cùng đơi


HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.
<b>III.Kênh học tập miễn phí</b>


-<b>HOC247 NET:</b> Website hoc miễn phí các bài học theo <b>chương trình SGK</b> từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả
các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí, kho tư
liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


-<b>HOC247 TV:</b> Kênh <b>Youtube</b> cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa đề thi
miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin Học và Tiếng
Anh.


<i><b>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </b></i>



<i><b> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </b></i>


<i><b>Học Toán Online cùng Chuyên Gia </b></i>


</div>

<!--links-->
Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT Chuyên môn Ngữ văn sở GD&ĐT Quảng Nam năm 2016 - 2017 (Chung)
  • 2
  • 352
  • 2
  • ×