Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

Tai Lieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.04 KB, 64 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Tư liệu về biển đảo Việt Nam - Biển và hải đảo Việt Nam</b>



<i>(ĐCSVN) - Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là "Thế kỷ của đại dương", bởi cùng với tốc</i>


độ tăng trưởng kinh tế và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không


tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển,


nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để


khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước


lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng biển của mình, vươn ra điều tra,


khai thác tài nguyên trên đại dương.



Việt Nam là một quốc gia ven biển có những ưu thế và vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng đối với


khu vực và trên thế giới. Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển


ln gắn liền với q trình xây dựng và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.



Việc xây dựng, quản lý, phát triển và bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với


việc gìn giữ tồn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và phát triển kinh tế - xã hội


của đất nước trong thời kỳ mở rộng quan hệ đối ngoại và hội nhập quốc tế.



Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X), được sự


chỉ đạo của Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương và Quân chủng Hải quân, Trung tâm Thông tin


công tác tư tưởng phối hợp với Cục Chính trị Quân chủng Hải quân biên soạn cuốn "Biển và hải


<b>đảo Việt Nam" nhằm cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ trương, chính sách của </b>


Đảng và Nhà nước; tra cứu, tìm hiểu những kiến thức cơ bản về biển và Luật biển của Báo cáo


viên cùng bạn đọc cả nước về các tư liệu, tài liệu về biển đảo Việt Nam và quốc tế. Sách được xuất


bản tại Hà Nội, năm 2007.



Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số phần trong cuốn sách này.



Phần I



CÁC VĂN BẢN




CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC



<b>NGHỊ QUYẾT</b>



<b>VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC</b>



<b>CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982</b>


<b>QUỐC HỘI</b>



<b>NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;


Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;



Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc
hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982,


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý công bằng, khuyến khích sự phát triển và
hợp tác trên biển.


3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tơn trọng các
quyền nói trên của Việt Nam.


4. Quốc hội một lần nữa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và chủ
trương giải quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất đồng khác liên quan đến Biển Đông thông
qua thương lượng hồ bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc


biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các
nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ
bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ nguyên trạng, khơng có hành động làm phức tạp
thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.


Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn
đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ
vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.


5. Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối
với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.


Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các


vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.



CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nông Đức Mạnh


<b></b>



<b>---Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5</b>


thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.





<b>TUYÊN BỐ</b>



<b>CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG</b>
<b>ĐẶC QUYỀN KINH TẾ</b>



<b>VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM</b>

<b>.</b>



Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y,


Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:


1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngồi đường cơ sở nối liền các điểm
nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp
nhất trở ra.


Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt


Nam.



Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và tồn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng
như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải
của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khoá, đảm bảo sự tôn trọng các quy định về y
tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.


3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh
hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.


Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về việc thăm dò, khai thác, bảo vệ và


quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất


dưới đáy biển của vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt động


khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm mục đích kinh tế; có thẩm quyền



riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Nước Cộng hoà xã hội chủ


nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ mơi trường, chống ơ nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt


Nam.



4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngồi của rìa lục địa; nơi nào bờ
ngồi của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam khơng đến 200 hải lý thì thềm lục địa
nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.


Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về mặt thăm dị, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả
các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài ngun khống sản, tài ngun khơng sinh vật và tài
nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.


5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.


6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở
bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc
tế.


7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các
vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.


<i> Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977</i>



<b>TUYÊN BỐ</b>



<b>CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU</b>


<b>RỘNG LÃNH HẢI VIỆT NAM</b>


Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y.


Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
như sau:


1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có
tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này.


2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều
rộng lãnh hải của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia nằm giữa biển,
trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói
trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.


3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh đã được quy định trong Công ước về hoạch định biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cửa vịnh được giải quyết.


4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể
trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thuỷ của nước Cộng


hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.




6. Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề bất đồng
về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.


<i>Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1982</i>


<b>LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA NĂM 2003</b>



<i>Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản </i>
<i>lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần </i>
<i>giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh đất nước.</i>


<i>Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hoà bình, hữu nghị, ổn định lâu dài </i>
<i>với các nước láng giềng;</i>


<i>Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết</i>
<i>số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;</i>


<i>Luật này quy định về biên giới quốc gia.</i>


<i>Chương I</i>



<b>Những quy định chung</b>


<b>Điều 1.</b>



Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác
định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng
biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


<b>Điều 2.</b>




Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia và khu vực biên giới.


Chế độ pháp lý quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 3.</b>



Cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.


<b>Điều 4.</b>



Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1. <i>Đường cơ sở</i> là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc bờ biển và
các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.


2. <i>Vùng tiếp giáp lãnh hải</i> là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

4. <i>Thềm lục địa</i> là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngồi lãnh hải
cho đến bờ ngồi của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.


5. <i>Mốc quốc giới</i> là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.



6. <i>Cơng trình biên giới</i> là cơng trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, cơng trình phục vụ việc quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


7. <i>Cửa khẩu</i> là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia
bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa
khẩu đường hàng không.


8. <i>Tàu thuyền</i> là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền, và các phương tiện
khác có động cơ hoặc khơng có động cơ.


9. <i>Đi qua không gây hạitrong lãnh hải</i> là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng khơng làm
phương hại đến hồ bình, an ninh, trật tự, mơi trường sinh thái của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.


10. <i>Tàu bay</i> là phương tiện hoạt động trên khơng gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện khác.

<b>Điều 5.</b>



1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập do pháp luật Việt Nam
quy định.


2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.


3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngồi lãnh
hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu
quan.


Các đường ranh giới phía ngồi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ
quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.



4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển
xuống lòng đất.


Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngồi của vùng đặc quyền về
kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các quốc gia hữu quan.


5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời.


<b>Điều 6.</b>



Khu vực biên giới bao gồm:


1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc
gia trên đất liền;


2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp
biển và đảo, quần đảo;


3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới
quốc gia trở vào.


<b>Điều 7.</b>



Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:


1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở;



2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhô ra ngồi khơi xa nhất của các cơng trình thiết bị thường
xuyên là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng,
an ninh của Việt Nam, hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có q trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan thoả thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng
việc ký kết điều ước quốc tế.


<b>Điều 9.</b>



Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngồi. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của
đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.


<b>Điều 10.</b>



Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối
ngoại.


<b>Điều 11.</b>



Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị ổn định lâu dài
với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.


<b>Điều 12.</b>



Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng công trình biên giới và xây dựng lực lượng nịng cốt,


chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.


<b>Điều 13.</b>



Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
tun truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện
pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân.


<b>Điều 14.</b>



Các hành vi bị nghiêm cấm:


1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch; chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự
nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;


2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại cơng
trình biên giới;


3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc
gia;


4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; bn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ, vũ khí, ma tuý, chất nguy hiểm
về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác
mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;


5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất
gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phòng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, mơi trường, an tồn hàng
khơng và trật tự, an tồn xã hội ở khu vực biên giới;


6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.



<i>Chương II</i>



<b>Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia, khu vực biên giới</b>


<b>Điều 15.</b>



1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc
quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực
biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>Điều 16.</b>



1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết
định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


2. Việc ra, vào cửa khẩu, tạm trú và các hoạt động khác ở khu vực cửa khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật.

<b>Điều 17.</b>



1. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.


2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

<b>Điều 18.</b>



Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác
phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.



<b>Điều 19.</b>



1. Tàu thuyền nước ngồi có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất
nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu
áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập.


2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.


<b>Điều 20.</b>



Tàu bay chỉ bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho
phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 21.</b>



1. Trong trường hợp vì lý do quốc phịng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người,
phương tiện, hàng hố có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam.


2. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định
về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thông báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan
biết.


<b>Điều 22.</b>



Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể


tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện
phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

<b>Điều 23.</b>



Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và
không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


<b>Điều 24.</b>



1. Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các
khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.


2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới</b>


<b>Điều 25.</b>



Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh toàn diện về chính trị,
kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực
biên giới.


<b>Điều 26.</b>



Hàng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, cơng trình biên giới trình Chính phủ quyết định.


<b>Điều 27.</b>




Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng cơng trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

<b>Điều 28.</b>



1. Nhà nước xây dựng nền biên phịng tồn dân và thế trận biên phịng tồn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia.


2. Ngày 3 tháng 3 hàng năm là "Ngày Biên phịng tồn dân".

<b>Điều 29.</b>



1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, cơng trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc
cơng trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phịng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần
nhất.


<b>Điều 30.</b>



1. Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết.


2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 31:</b>



1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của tồn dân, trước
hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.


2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu
quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã


hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.


Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phòng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị,
giỏi về chun mơn, nghiệp vụ.


<b>Điều 32</b>

.



Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật,
phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.


<b>Điều 33.</b>



1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia.


2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại
về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để
tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.


Điều 34.



</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;


b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.


3. Chính phủ quy định cụ thể chế độ quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia.



<i>Chương IV</i>



<b>Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia</b>


Điều 35.



Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:


1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;


2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây
dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;


5. Quyết định xây dựng cơng trình biên giới, cơng trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;


6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;


7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia;


8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


<b>Điều 36.</b>



1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm
phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới
quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.



2. Bộ Quốc phịng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Cơng an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về biên giới quốc gia.


3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về biên giới quốc gia.


<b>Điều 37.</b>



Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của
Chính phủ.


<i>Chương V</i>



<b>Khen thưởng và xử lý vi phạm</b>


<b>Điều 38.</b>



Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng
theo quy định của pháp luật.


<b>Điều 39.</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

<i>Chương VI</i>


<b>Điều khoản thi hành</b>


<b>Điều 40.</b>



Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Những quy định trước đây trái với Luật này đều bãi bỏ.

<b>Điều 41.</b>




Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

<b>Nguyễn Văn An </b>


_________________


<i>Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố IX, kỳ họp thứ 3 thơng </i>


<i>qua ngày 17 tháng 6 năm 2003</i>



<b>Biển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam</b>



<i>(ĐCSVN) - </i>

<b>Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết về Lạc Long </b>



<b>Quân dẫn 50 người con xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta khơng chỉ gắn bó với đất liền mà </b>


<b>cịn gắn bó với biển khơi. Đó là tư duy sơ khai về quá trình chinh phục biển của người Việt cổ. Hình </b>


<b>thuyền khắc trên trống đồng Đơng Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sơng nước, lấy </b>


<b>thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Quan tài hình thuyền trong những ngơi mộ cổ được tìm thấy </b>


<b>ở Tràng Kênh - Việt Khê (Hải Phòng) với hơn 100 hiện vật tùy táng bằng đồng thau, trong đó có trống </b>


<b>đồng, khẳng định cư dân sống nhờ thuyền, chết cũng khơng rời hình ảnh con thuyền.</b>



Thực chất của quá trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là một quá trình lấn biển theo hai hướng: từ núi xuống


(lấn biển) và ngược lại, từ hướng biển lên (biển lấn). Có những nhóm người thời biển tiến toàn tân là cư dân


ven biển nhưng sang đến thời kỳ cách đây 4.000 - 5.000 năm, theo đà biến thoái, họ đã nghiễm nhiên trở


thành cư dân nội địa, cư dân của vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu. Đó là một trong những nét độc đáo thể


hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng nước, trong đó có cư dân của nước Văn Lang.


Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối


cùng của quận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ấp, đã có những mối


giao lưu rộng rãi với Ấn Độ. Cư dân của Ốc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa


Trung Hải. Trong tình trạng bị nô dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu thế về sức mạnh biển,


những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao cơng tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời



Ngô Quyền và sau này là Đinh Tiên Hồng, 3 trong 7 quận của nước ta đã khơi phục được nền độc lập, tự


chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được


sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định - Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao


độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề


đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề


đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy dân ở xã An Vĩnh sung vào; hàng năm, đầu tháng 3 đi thuyền


ra đảo; sai đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tư Chính (Bình Thuận) hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh


đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Côn Lôn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hồng Sa quản lý. Năm 1816,


vua Gia Long lệnh cho thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo vẽ đường biển. Năm


1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua ra Hồng Sa trơng nom đo đạc lưu


dấu để ghi nhớ.



Thủy quân Lạc Việt đã từng đứng vào bậc nhất, nhì ở Đơng Nam châu Á. Trong suốt chiều dài lịch sử gần


2.000 năm của dân tộc Việt Nam, trên sơng biển đã hình thành nên những trận thủy chiến oanh liệt như:


chống giặc Quỳnh Châu từ phía Bắc, diệt Hồ Tơn từ phía Nam (thời Hùng Vương); quân thủy Lê Chân làm


khiếp đảm quân thủy địch ở vùng biển Hải Phòng ngày nay (thời Hai Bà Trưng); chặn đánh Trần Bá Tiên ở


Tô Lịch, Hồ Điển Triệt, Đầm Dạ Trạch (thời Lý Nam Đế); đánh quân Đường, vây thành Đại La (thời Mai


Thúc Loan); trận Bạch Đằng lần thứ nhất - năm 938 (thời Ngô Quyền); trận Bạch Đằng lần thứ hai - năm 981


(thời Lê Hoàn); náo động Châu Khâm, Châu Liêm - năm 1075, chặn đứng quân địch ngoài biển - năm 1077


(thời Lý). Đặc biệt, là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba - năm 1288, quân và dân ta dưới


sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn thiên tài, đã lập được chiến công vang dội nhất trên dịng sơng Bạch Đằng


lịch sử, tiêu diệt toàn bộ đạo quân thủy sáu vạn tên, bắt các tướng Ơ Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, buộc


Thoát Hoan phải rút quân chạy trốn về nước. Những nhân vật tài giỏi về hoạt động trên sông biển như Trần


Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khối... đã lập cơng xuất sắc,


làm rạng rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta.



</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm


và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó".




<b>Một số vấn đề về biển của Việt Nam</b>



Biển có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới


nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.


Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực


lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt.



Thế kỷ XXI được các nhà chiến lược xem là ''Thế kỷ của đại dương'', bởi cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế


và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn


kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây


dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai


thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng


biển của mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương.



Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc tế về biển cũng không ngừng được mở rộng,


bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Công ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc,


hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác toàn cầu và khu vực.



Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng khơng huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,


nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với Đông Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này vừa tạo thuận lợi cho


nước ta vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những phức tạp,


thách thức do sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực trọng yếu này.



<b>1. Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam</b>



Việt Nam nằm bên bờ Biển Đơng, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở


cả 3 hướng: Đông, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ


này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000


hịn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2, trong đó, có 3 đảo có



diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng


trên l.400 đảo chưa có tên. Vì vậy, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã


hội, đảm bảo quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trường của mọi miền đất nước.



Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia,


Brunây, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đơng có ảnh


hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân của các nước và vùng lãnh thổ này.



Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái


Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thơng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu


hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh


trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển


Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng.



Biển Đơng (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu


đã là nhân tố không thể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đơng mà


cịn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp


ở vùng biển này.



</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

nói, vùng ven biển là vùng có nhiều lợi thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh.



Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu


trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng


chuyển tải hàng hoá xuất, nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng Tây Nam Trung


Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.



Hiện nay, các nước trong khu vực đang tích cực khởi động chương trình phát triển Tiểu vùng Mê Công, ta và


Trung Quốc đang hợp tác xây dựng và thực hiện chương trình Vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ, coi đó là một


cực tăng trưởng mới trong khuôn khổ của Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA).




<b>2. Tiềm năng tài nguyên biển</b>



Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trị lớn trong


tương lai. Kết quả thăm dò, khảo sát đến nay cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được


coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát


triển của đất nước. Dọc bờ biển có một số trung tâm đơ thị lớn, có trên l00 địa điểm có thể xây dựng cảng,


trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế); có


nhiều đảo có giá trị kinh tế cao; có nhiều bãi biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ


tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngồi ra, ven bờ biển có nhiều khống sản quan


trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và


khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển.



Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31%


dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 20l0, dân số vùng ven biển


khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu


người, trong đó, lao động khoảng gần l9 triệu người.



<b>3. Những thành tựu chủ yếu về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam</b>



Sự phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới vừa qua đã có bước chuyển


biến đáng kể và đạt được những thành tựu quan trọng.



<i>(1) Các ngành và địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh </i>


<i>vực liên quan đến biển. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chấp hành Chỉ thị 399/TTg của Thủ tướng Chính</i>


phủ, các ngành, các địa phương đã tiến hành quy hoạch, trong đó, rõ nhất là quy hoạch tổng thể phát triển


ngành thuỷ sản đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành thuỷ sản (khai thác xa bờ, nuôi tôm và hải sản ở


các vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản


ở bán đảo Cà Mau, quy hoạch thông tin cứu nạn ngành thuỷ sản...); chiến lược phát triển ngành dầu khí; quy


hoạch phát triển ngành tàu thuỷ; các quy hoạch về phát triển cảng, tìm kiếm cứu nạn, v.v... Đến nay, các tỉnh


ven biển đều có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, có nội dung định hướng phát triển các



ngành, lĩnh vực về biển. Ngoài ra, đã tiến hành một số quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển như


quy hoạch phát triển các đảo Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo; quy hoạch phát triển một số khu kinh tế ven biển


như Vân Phong, Cam Ranh, Chân Mây, Chu Lai, Nhơn Hội…



<i>(2) Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện </i>


<i>ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Năm 2000, GDP của kinh tế biển và </i>


vùng ven bằng 47% GDP cả nước. Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng hơn 48% GDP cả


nước, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tổng GDP cả nước.



Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó, khai thác


dầu khí chiếm 64%; hải sản 14%; hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) 11%; du lịch biển trên 9%. Các


ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế


biến thuỷ, hải sản, thơng tin liên lạc, v.v... bước đầu phát triển.



</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

thuyền viên, v.v... đã đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.



<i>(4) Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đã được quan tâm tốt hơn. Hiện nay, các </i>


kết quả điều tra nghiên cứu về biển đã cung cấp được sự hiểu biết khái quát về các đặc trưng về điều kiện tự


nhiên chủ yếu của biển. Hệ thống pháp luật, các quy phạm về công tác điều tra tài nguyên, quản lý mơi trường


biển đã được xây dựng.



<i>(5) Trong q trình phát triển kinh tế mở, bước đầu đã hình thành các trung tâm phát triển để ra biển. Đến </i>


nay, trên các vùng biển đã có các trung tâm kinh tế biển như các thành phố Hạ Long, Hải Phòng (vùng biển


Bắc Bộ); Huế, Đà Nẵng, Nha Trang - Cam Ranh (vùng biển miền Trung); Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh


(vùng biển phía Nam) và Rạch Giá, Cà Mau, khu kinh tế đảo Phú Quốc (vùng biển phía Tây Nam). Đây là


những khu vực đã có sự phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá; công nghiệp gắn với


cảng; cảng biển và vận tải biển, du lịch biển, nghiên cứu khoa học về biển, v.v...



<i>(6) Đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo. Hiện nay, ở những đảo có điều kiện phát triển đều có dân cư, </i>


kết cấu hạ tầng được tăng lên rõ rệt nhờ nguồn vốn Biển Đơng - hải đảo (hình thành hệ thống giao thơng trên



đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, các đảo xa bờ có máy phát điện, một số đảo sử dụng điện mặt trời, trên


các đảo đã xây dựng các cơ sở cung cấp nước ngọt). Vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt, nhiều đảo đã


phát triển mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bảo vệ và phát triển rừng, v.v. Tương


lai có nhiều đảo như Vân Đồn, Cát Hải, Cơn Đảo, Phú Quốc... sẽ phát triển thành những trung tâm để ra biển.


<i>(7) Công tác đối ngoại đã đạt được một số kết quả quan trọng. Cho đến nay, ta đã ký một số thỏa thuận trên </i>


biển với các nước láng giềng: Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (l982), Thỏa thuận khai


thác chung vùng chồng lấn thềm lục địa Việt Nam - Malaixia (l992), Hiệp định về phân định ranh giới biển


Việt Nam - Thái Lan (l997), Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong


Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc (2004) và Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - Inđơnêxia


(2003). Ngồi ra, ta cũng mở diễn đàn trao đổi về vấn đề chủ quyền hai quần đảo với Philippin (1995), Trung


Quốc (1995) và Malaixia, tham gia ký kết các văn kiện mang tính chất khu vực về Biển Đông, triển khai một


số dự án hợp tác song phương và đa phương với các nước liên quan, trong đó có dự án nghiên cứu khoa học


biển Việt Nam - Philippin (JOMSRE).



<i>(8) Quốc phòng, an ninh trên biển được bảo đảm. Đã đàm phán giải quyết phân định ranh giới về biển giữa </i>


nước ta với một số nước có biển trong khu vực; các lực lượng an ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và


bảo vệ chủ quyền trên biển. Ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của người dân được nâng lên rõ rệt./.



<b>Biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN</b>



Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hầu hết các


nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh mẽ trên


Biển Đông. Cho nên, Biển Đông được coi là con đường huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và


vận chuyển quân sự quốc tế. Trong 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua


Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng. Trong lịch sử, Biển Đông nhiều lần là trọng điểm của những


cuộc tranh chấp quốc tế gay go, quyết liệt. Ngay từ thế kỷ XIV - XV, Tây Ban Nha đã tới đây tranh giành


những vùng đất màu mỡ ở Philippin, Inđônêxia. Đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII là đế quốc Hà Lan;


thế kỷ XIX, XX là Pháp, Nhật, Mỹ lần l¬ượt bành trướng, xâm chiếm hoặc gây chiến tranh chống một số


nư¬ớc quanh khu vực Biển Đơng. Do q trình lịch sử tồn tại hơn một trăm năm nay, cùng với sự phát triển


của luật pháp quốc tế về biển và đặc điểm địa lý của Biển Đơng, nên giữa các n¬ước trong khu vực còn tồn tại



một số vấn đề tranh chấp hoặc chư¬a thống nhất cần đ¬ược giải quyết trên các vùng biển và thềm lục địa. Đặc


biệt, từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, cuộc chạy đua tìm kiếm, khai thác dầu lửa và các nguồn nguyên liệu


chiến lược ở Biển Đông càng làm cho vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đây thêm gay gắt và phức tạp.


Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dư¬ơng, có diện tích khoảng


3.448.000 km2, đ¬ược bao bọc bởi 10 nư¬ớc và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia,


Philippin, Brunây, Thái Lan, Cămpuchia, Xinhgapo và Đài Loan); là một trong 6 biển lớn nhất của thế giới,


có vị trí quan trọng của cả khu vực và thế giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc, Cái Bầu,


Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 hịn đảo


chư¬a có tên.



Theo Cơng ư¬ớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì n¬ước Việt Nam ngày nay khơng chỉ có phần


lục địa "hình chữ S" mà cịn có cả vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đơng,


gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ


quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta.



Vị trí địa lý và hình dáng vùng biển nước ta có ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành các đặc điểm tự nhiên, từ


đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên. Nét độc đáo của vị trí địa lý vùng biển


nước ta ở chỗ: đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, văn hoá lớn trên thế giới. Thời kỳ


chiến tranh “lạnh” và chiến tranh “nóng”, đây là nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại. Trong tình hình


hiện nay, đây là nơi có sự phát triển hồ bình, hội nhập và ổn định ở khu vực, nơi hội tụ nhiều cơ hội của phát


triển. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển, đảo, là nhân tố - nguy cơ gây mất ổn định,


khó lường. Điều này ln đặt ra những khó khăn thách thức, cũng như những thuận lợi đối với sự phát triển


kinh tế - xã hội của nước ta.



<b>Về kinh tế, chính trị - xã hội,</b>

biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt


và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong


phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông


Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua



khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc, bành


trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.


Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khống sản


này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Hiện nay chúng ta đang


khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, Sư Tử Đen..., đã phát hiện được trên 20 vị trí có


tích tụ dầu khí. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi


nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là


một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu


khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như cơng nghiệp hố dầu, giao thông vận tải,


thương mại trong nước và khu vực. Năm 2004, ngành Dầu khí đã đóng góp 30% ngân sách quốc gia, góp


phần bảo đảm an ninh năng lượng và tăng sản phẩm cho xã hội, tăng đáng kể tổng sản phẩm quốc nội (GDP)


của đất nước. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển so với GDP cả nước năm 2003 là 39,67%, năm 2004 là


39,81%, năm 2005 là 39,16%; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: phấn đấu đến năm 2020


kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP cả nước. Ngồi dầu mỏ, biển Việt Nam cịn có


nhiều mỏ sa khống và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng


về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng


và cả thủy nhiệt.



Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một


vai trị rất lớn trong vận chuyển lưu thơng hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của


nước ta cũng như các nước quanh bờ Biển Đông. Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng


ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi;


qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua


các eo biển giữa Philippin, Inđơnêxia, Xinhgapo đến Ơxtrâylia và Niu Di Lân... Đây là điều kiện rất thuận lợi


để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các


nước khác trong khu vực và trên thế giới.



</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu


vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.




Dọc theo bờ biển, trung bình khoảng 20 km lại có một cửa sơng. Phần lớn các sơng ngịi đều chảy theo hướng


Tây Bắc - Đông Nam và đổ ra biển. Đáng chú ý là các hệ thống sông vùng duyên hải Quảng Ninh, hệ thống


sông Hồng, hệ thống sông Mã, hệ thống sông Cả, hệ thống sông Đông Trường Sơn, hệ thống sông Đồng Nai


-Vàm Cỏ và hệ thống sơng Cửu Long... Các hệ thống sơng này có nhiều cửa thông ra biển thuận tiện cho giao


thông đường thủy từ đất liền ra biển và ngược lại. Các cửa sông với lượng phù du lớn và rất phong phú đổ ra


biển đã tạo thuận lợi cho việc phát triển nguồn lợi thủy sản.



Biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như


khí tượng - hải văn, chế độ thủy triều.... Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước trồi - một vùng sinh thái


đặc biệt phong phú, đa dạng và là nơi tập trung nhiều loài sinh vật biển. Nguồn lợi hải sản của biển nước ta


được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho


phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, cịn lại là vùng xa


bờ; cá biển chiếm 95,5%, còn lại là mực, tơm... Biển nước ta có trên 2.000 lồi cá, trong đó có khoảng 100


lồi có giá trị kinh tế như : trích, thu, ngừ, bạc má, hồng...; hơn 1.600 lồi giáp xác (trong đó có tới 70 lồi


tơm), hơn 2.500 loài nhuyễn thể; hơn 600 loài rong biển ... Diện tích tiềm năng ni trồng thủy sản của nước


ta khoảng 2 triệu héc-ta (thực tế năm 2001 mới sử dụng 755.000 ha mặt nước), bao gồm 3 loại hình mặt nước


đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có thể ni trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong câu,


nuôi cá lồng... Ngồi ra, vùng biển nước ta cịn có các loại động vật quý khác như đồi mồi, rắn biển, chim


biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm,


nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân (chiếm 50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh dưỡng),


mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.



Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế: chỉ mới tập trung khai


thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt. Để khai thác


được nguồn lợi hải sản xa bờ có hiệu quả, từ năm 1997, Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp vốn ưu đãi


cho việc đóng tàu, mua sắm trang bị đánh bắt xa bờ, đồng thời cũng ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi


nhằm đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ.



Ngồi ra, nước ta cịn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển. Với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí


địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải



Phòng, Quảng Ninh... có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển. Vùng biển


nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần


lục địa với các hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, cùng với mặt


nước, đáy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thủy hữu tình. Khí hậu


nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển quanh năm, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển từ Quảng


Nam - Đà Nẵng trở vào. Các thảm thực vật phong phú, các nguồn nước khoáng, các loại động vật quý hiếm,


tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, chữa bệnh... Trong các năm 1993 -


1997, khách du lịch nội địa tăng từ 2,5 triệu lên 8,5 triệu lượt; từ sau năm 2002 đến nay, mỗi năm thu hút trên


10 triệu lượt khách nội địa và khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có 50 - 60% khách du


lịch biển.



Biển Việt Nam còn là địa bàn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay có trên 31% dân số cả nước


sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa,


nhất là các thành phố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua. Khu vực ven biển


cũng là nơi tập trung các trung tâm cơng nghiệp lớn, có nhiều sân bay, cảng biển quan trọng, các căn cứ hải


qn, kho tàng, các cơng trình kinh tế - quốc phịng khác. Các tỉnh, thành phố ven biển có các cảng, cơ sở sửa


chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối... thu hút hơn 13 triệu lao động, giải quyết cơng ăn


việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển. Hệ thống quần đảo


và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự,


điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phịng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến


lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước


ta. Đồng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng


hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển -


đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực.



Vùng biển nước ta nằm trên tuyến giao thông đường biển, đường không thuận lợi, nối liền Thái Bình Dương


với Ấn Độ Dương. Sử dụng đường biển sẽ có nhiều thuận lợi trong việc cơ động chuyển quân và tiếp tế hậu


cần, sử dụng vũ khí cơng nghệ cao từ xa, tận dụng được yếu tố bất ngờ. Ngồi tiềm năng về dầu khí, phát triển



cảng biển và vận tải biển, tài nguyên du lịch, thủy sản, khoáng sản và nguồn lực lao động , biển còn là chiến


trường rộng lớn để ta triển khai thế trận quốc phịng tồn dân - thế trận an ninh nhân dân trên biển để phòng


thủ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần, trong đó có các khu vực biển trọng điểm như Vịnh


Bắc Bộ; vùng biển quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; khu dịch vụ kinh tế và kỹ thuật dầu khí DK1,


DK2; vùng biển Tây Nam.



<b>Về mặt pháp lý - chính trị,</b>

Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982


vào ngày 23/6/1994. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Nhà nước ta đã chính thức hóa cơ


sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong cuộc đấu


tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo. Đồng thời,


thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến


khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Ngày 18/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số


161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều - quy định hoạt động của người,


tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc


gia trên biển, duy trì an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.



Trước nguy cơ cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, sự bùng nổ dân số chưa kiểm soát được và sự ô nhiễm


môi trường ngày càng trầm trọng, việc quan tâm đến khai thác sử dụng biển hợp lý kết hợp chặt chẽ với bảo


vệ quốc phòng - an ninh trên biển và bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững có ý nghĩa cực kỳ quan


trọng. Những năm gần đây, Nhà nước ta tổ chức tốt việc khai thác biển, đặc biệt là dầu khí, hải sản, giao


thơng vận tải phục vụ quốc kế dân sinh. Nhưng Biển Đông hiện là nơi đang tồn tại những mâu thuẫn kinh tế -


chính trị của thế giới - một trong các “điểm nóng’’ của thế giới; tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó


khăn, hợp tác và đấu tranh, hịa bình và nguy cơ mất ổn định, dễ gây ra xung đột vũ trang. Một trong những


vấn đề đó là tồn tại tranh chấp biển, đảo giữa các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông; tạo nên tranh


chấp đa ph¬ương và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn cả về quốc phòng, kinh tế và đối ngoại... Có lúc


các tranh chấp này trở nên quyết liệt, là một trong những yếu tố gây bất ổn định khó lường... Nguy cơ xâm lấn


biển, đảo và hoạt động trái phép ngày một gia tăng.



Hàng ngày có hàng trăm tàu thuyền, máy bay nước ngoài xâm phạm vùng biển và vùng trời trên biển của ta


dưới nhiều hình thức như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu biển, đặt giàn khoan, buôn lậu, vi phạm pháp



luật trên biển; thậm chí có nước cịn có động thái mới nhằm đẩy mạnh tốc độ độc chiếm Biển Đông. Sự thay


đổi chiến lược của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn và sự thay đổi căn bản cục diện ở Đông Nam


Á, những tranh chấp biển và động thái mới nói trên đặt ra tình hình hình căng thẳng trên khu vực Biển Đơng;


đặt chúng ta trước tình thế phải khẩn trương đổi mới mạnh mẽ tư duy chiến lược trên nhiều bình diện khác


nhau, trong đó có chiến lược quốc phịng - an ninh trên biển và chiến lược phát triển kinh tế biển...



</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

thuận lợi xen lẫn thách thức. Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là tích cực hợp tác và đấu tranh để thực


hiện các cam kết quốc tế về biển. Đồng thời, kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền vùng biển, đảo gắn với


phát triển kinh tế biển, tạo môi trường thuận lợi để nước ta mở rộng quan hệ trao đổi khoa học kỹ thuật, đầu


tư, đổi mới công nghệ, hiện đại hóa trang bị cho quốc phịng - an ninh; tăng cường hiểu biết lẫn nhau với các


quốc gia thành viên trong khu vực và quốc tế..., với mục đích cao nhất là ổn định để phát triển đất nước; sử


dụng biển tương xứng với tầm vóc của nó trong cơ cấu kinh tế cũng như sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ


quốc. Để chủ trương của Đảng đi vào cuộc sống, các cấp các ngành có liên quan đến khai thác và bảo vệ biển


cần có chiến lược của riêng mình trong chiến lược tổng thể của quốc gia, trong đó cần có những giải pháp và


bước đi phù hợp với điều kiện của đất nước và tranh thủ được vốn và kỹ thuật trong hợp tác quốc tế để vươn


ra làm chủ biển khơi, phục vụ phát triển kinh tế biển nói riêng và kinh tế đất nước với tốc độ nhanh và bền


vững./.



<b>Sơ lược về luật biển quốc tế và công ước của liên hợp quốc về luật </b>


<b>biển 1982</b>



<b>1. Khái niệm pháp luật quốc tế về biển</b>


Không gian mà con người sinh sống trên trái đất chủ yếu gồm ba phần: đất, biển, trời.


Lãnh thổ quốc gia trên đất liền, bao gồm đất liền, đảo, sông, suối, hồ nội địa, vùng trời phía trên và lịng đất bên dưới
nằm trong phạm vi các đường biên giới quốc gia xác định qua thực tế quản lý hay điều ước quốc tế. Đường biên giới
trên đất liền về cơ bản được coi là bền vững và bất khả xâm phạm mặc dù trên thực tế vẫn đang luôn ln diễn ra các
loại tranh chấp và có sự biến động đường biên giới giữa nhiều quốc gia.



Giới hạn về độ cao của vùng trời thuộc lãnh thổ quốc gia cũng như độ sâu của lòng đất bên dưới tuy khơng được xác
định rõ rệt chính xác bao nhiêu cây số nhưng với khả năng kỹ thuật của nhân loại hiện nay, mỗi quốc gia hồn tồn có
thể thực hiện chủ quyền của mình trong những phạm vi nhất định tới giới hạn tối đa là vành đai khí quyển nằm dưới
quỹ đạo địa tĩnh và tới độ sâu cho phép thuộc bề dày của vỏ trái đất ở bên dưới phần lãnh thổ của mình.


Riêng với vùng biển, trong thời gian gần đây có rất nhiều sự thay đổi về chất đối với phạm vi và chế độ pháp lý của các
vùng biển thuộc một nước ven biển cũng như vùng biển thuộc về đại dương cũng như phần đáy và lịng đất dưới đáy
đại dương khơng thuộc bất kỳ một quốc gia nào. Tuy nhiên, biển vẫn còn tồn tại một nguyên tắc cơ bản của Luật biển
là có đất (bờ biển) mới có biển. Có thể thấy các thay đổi và phát triển của Luật biển diễn ra theo một tiến trình ba bước
cơ bản sau:


- Từ xa xưa cho đến tận giữa thế kỷ XX, các nước ven biển chỉ có vùng biển hẹp (lãnh hải) thuộc


chủ quyền rộng 3 hải lý (mỗi hải lý bằng l.852 m). Phía ngồi ranh giới lãnh hải 3 hải lý đều là biển


cơng, ở đó mọi cá nhân, tổ chức, tàu thuyền của mỗi nước được hưởng quyền tự do biển cả. Hầu


như không ai chia biển với ai cả, đường biên giới biển trong lãnh hải giữa các nước thường được


hình thành và tơn trọng theo tập qn.



- Từ năm 1958 đến năm 1994, các nước ven biển có lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải rộng khơng


q 12 hải lý, có vùng thềm lục địa trải dài dưới biển ra không quá độ sâu 200 m nước (theo các


công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958). Các nước láng giềng, kế cận hay đối diện


nhau, căn cứ vào luật, tự mình quy định phạm vi hoặc ranh giới vùng biển quốc gia, dẫn đến hậu


quả có sự chồng lấn và tranh chấp về biển. Luật biển quốc tế lúc đó quy định các nước có vùng


chồng lấn phải cùng nhau giải quyết vạch đường biên giới biển (bao gồm biên giới biển trong lãnh


hải, ranh giới biển trong vùng tiếp giáp và thềm lục địa) trong vùng chồng lấn. Nguyên tắc hoạch


định biên giới biển lúc đó là qua thương lượng trên cơ sở pháp luật quốc tế và thường áp dụng


nguyên tắc đường trung tuyến.



</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

Nước ta phê chuấn Công ước 1982 vào năm 1994. Theo Công ước này, một nước ven biển có


năm vùng biển: nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục


địa. Với sự ra đời của Công ước 1982, trên thế giới các nước sẽ phải cùng nhau vạch khoảng 412



đường ranh giới mới trên biển.



Như vậy, theo Công ước 1982, phạm vi vùng biển của nước ta được mở rộng ra một cách đáng kể, từ vài chục nghìn
km2 lên đến gần một triệu km2 với năm vùng biển có phạm vi và chế độ pháp lý khác nhau. Nước Việt Nam khơng cịn
thuần t có hình dạng hình chữ ''S'' nữa mà mở rộng ra hướng biển, khơng chỉ có biên giới biển chung với Trung
Quốc, Campuchia mà cả với hầu hết các nước trong khu vực Đơng Nam Á như Philíppin, Malaixia, Inđơnêxia, Thái
Lan.


Nội thủy: Là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải. Vùng nước


thuộc nội thủy có chế độ pháp lý như lãnh thổ trên đất liền.



Lãnh hải: Là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế độ pháp lý tương tự


như lãnh thổ đất liền. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển. Trong lãnh hải,


tàu thuyền của các quốc gia khác được hưởng quyền qua lại không gây hại và thường đi theo


tuyến phân luồng giao thông biển của nước ven biển.



Vùng tiếp giáp: Là vùng biển rộng 12 hải lý tiếp giáp và tính từ ranh giới ngồi của lãnh hải. Trong


vùng tiếp giáp, nước ven biển có quyền quy định biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành vi vi


phạm đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế xảy ra trong lãnh thổ hay lãnh hải của mình.



Vùng đặc quyền kinh tế: Là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (trừ lãnh hải thì chiều


rộng là 188 hải lý). Trong vùng biển này, nước ven biển có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài


nguyên thiên nhiên và các hoạt động kinh tế nhằm khai thác, sử dụng các tài nguyên thiên nhiên


đó, có quyền tài phán đối với các hoạt động nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển, xây


dựng và lắp đặt các cơng trình và thiết bị nhân tạo. Các nước khác có quyền tự do bay, tự do hàng


hải và đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.



Thềm lục địa: Là vùng đáy và lòng đất đáy biển nằm bên ngoài lãnh hảỉ của nước ven biển trên


phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền ra đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc tới giới hạn 200


hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải khi bờ ngồi của rìa lục địa ở khoảng cách gần hơn. Tuy nhiên,



bề rộng tối đa của thềm lục địa tính theo bờ ngồi của rìa lục địa dù thế nào cũng không được vượt


quá giới hạn 350 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải, hoặc khơng q 100 hải lý bên ngồi đường


đẳng sâu 2.500 m. Đối với thềm lục địa, nước ven biển có quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc


gia tương tự như trong vùng đặc quyền kinh tế. Tuy nhiên, quyền chủ quyền của nước ven biển


trên thềm lục địa là đương nhiên, khơng phụ thuộc vào việc có tun bố hay không.



<b>2. Nguồn của Luật biển quốc tế</b>


Nguồn lịch sử: Văn kiện phân chia biển đầu tiên đó là Sắc chỉ ''Inter Coetera'' của Giáo hoàng


Alexandre VI ngày 04/5/1493. Đường chia của Giáo hồng cách phía Tây của đảo Vert 100 liên


(một liên tương đương 182 m), phân đại dương thành hai khu vực ảnh hưởng cho hai nước Tây


Ban Nha và Bồ Đào Nha. Thực chất đó là đường phân chia khu vực truyền đạo của hai quốc gia


này đã nhanh chóng chuyển thành khu vực ảnh hưởng của họ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

Nguồn hiện đại: Có bốn hội nghị quốc tế được coi là nguồn của luật biển hiện đại.



- Hội nghị pháp điển hoá luật quốc tế La Haye 1930 đạt được hai thắng lợi: công nhận các quốc gia có một lãnh hải
rộng ít nhất ba hải lý và một vùng tiếp giáp lãnh hải.


- Hội nghị lần thứ nhất của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1958 tại Giơnevơ đã cho ra đời bốn công ước:


1. Công ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải (có hiệu lực từ ngày 10/9/1964, 48 quốc gia là thành viên);


2. Cơng ước về biển cả (có hiệu lực từ ngày 30/9/1962, 59 quốc gia là thành viên);


3. Công ước về đánh cá và bảo tồn các tài nguyên sinh vật của biển cả (có hiệu lực từ ngày 20/3/1966, 36 quốc gia là
thành viên);


4. Công ước về thềm lục địa (có hiệu lực từ ngày 10/6/1964, 54 quốc gia là thành viên).



Các công ước này đã pháp điển hoá rất nhiều các nguyên tắc tập quán và đã đưa ra nhiều khái niệm mới (như thềm
lục địa). Nhưng công ước này thất bại trong việc thống nhất bề rộng lãnh hải (các quốc gia yêu sách tới năm loại bề
rộng lãnh hải khác nhau) và trong việc xác định ranh giới của thềm lục địa.


- Hội nghị lần thứ hai của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1960 tại Giơnevơ về bề rộng lãnh hải. Hội nghị này không
đưa ra được một kết quả khả quan nào.


- Hội nghị lần thứ ba của Liên Hợp quốc về Luật biển, họp từ năm 1974 đến năm 1982, phản ánh bước phát triển tiến
bộ mới của Luật biển và đã làm thay đổi cơ bản trật tự pháp lý cũ về biển. Cộng đồng quốc tế đã thừa nhận một
nguyên tắc mới do Đại sứ Malta đưa ra tại phiên họp thứ 22 Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 17/8/1967, coi vùng biển
nằm ngoài vùng tài phán quốc gia là di sản chung của nhân loại. Kenya đã đưa ra sáng kiến thành lập vùng đặc quyền
kinh tế rộng 200 hải lý.


Một loạt các quy phạm mới được bổ sung vào dự thảo công ước. Sau chín năm đàm phán gay go qua 11 khố họp, dự
thảo công ước đã được thông qua với 130 phiếu. Văn bản cuối cùng được ký kết tại Montego - Bay ngày 10/12/1982
bởi 117 quốc gia và thực thể, trong đó có Việt Nam. Với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, Công ước này thực sự
là một bản hiến pháp mới về biển của cộng đồng quốc tế. Mỹ và số đông các nước công nghiệp phát triển, trừ Pháp,
không ký kết và phản đối Phần XI của Công ước về chế độ quản lý và khai thác đối với khu vực đáy đại đương được
coi là tài sản chung của nhân loại, đặc biệt là thể thức điều hành của Cơ quan quyền lực Đáy đại dương. Cơng ước có
hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Để Cơng ước thực sự có tính phổ thơng, tạo điều kiện cho các cường quốc tham gia, theo
sáng kiến của Tổng Thư ký Liên Hợp quốc, một thoả thuận mới đã được ký kết vào ngày 29/7/1994 cho phép thay đổi
nội dung của Phần XI của Công ước. Đến nay Công ước đã có hơn 130 nước phê chuẩn.


Có thể hình dung chế độ pháp lý về các vùng biển theo luật biển mới gồm hai khu vực: (a) Các vùng biển thuộc chủ
quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển nằm tiếp giáp với lãnh thổ các quốc gia ven biển; và (b) Khu vực theo
chế độ pháp lý biển cả, trong đó quyền khai thác tài nguyên phi sinh vật được đặt dưới quyền quản lý của Cơ quan
quyền lực Đáy đại dương và các nước được hưởng quyền tự do biển cả.


<b>3. Chế độ pháp lý của các vùng biển tiếp giáp lãnh thổ quốc gia ven biển</b>

a. Vùng nước nội thủy




Vùng nước nội thủy là vùng nước nằm phía bên trong của đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, tại đó quốc
gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ như trên lãnh thổ đất liền. Tuy nhiên, chủ quyền của
quốc gia ven biển đối với nội thủy vẫn có sự khác biệt so với chủ quyền trên lãnh thổ đất liền, vì quốc gia ven biển thực
hiện quyền lực của mình trên vùng nước nội thủy không phải đối với các cá nhân mà là đối với tàu thuyền - cộng đồng
có tổ chức và đáp ứng các quy tắc riêng biệt.


Vùng nước nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng tàu, cửa sông, các vịnh, các vùng nước nằm giữa
lãnh thổ đất liền và đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

- Quyền được tự do thông thương của tàu thuyền thương mại vào các cảng biển quốc tế và các quy định đối với tàu
thuyền nước ngoài;


- Thẩm quyền tài phán dân sự;


- Thẩm quyền tài phán hình sự.


<i><b>b. Lãnh hải</b></i>


Lãnh hải là vùng biển rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải của nước ven biển.


Trong lãnh hải có năm nội dung cần chú ý:


- Bản chất pháp lý của lãnh hải;


- Chiều rộng lãnh hải;


- Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải;


- Quyền đi qua không gây hại;



- Vấn đề phân định lãnh hảl.


Bản chất pháp lý: Thuật ngữ lãnh hải là sự kết hợp thành công giữa hai từ lãnh thổ và biển. Lãnh


hải là một vùng biển đệm giữa một bên là lãnh thổ do quốc gia ven biển thực hiện chủ quyền hoàn


toàn và đầy đủ, ngoại trừ quyền “đi qua không gây hại” của tàu thuyền nước ngoài theo nguyên tắc


tự do hàng hải.



Luật biển coi lãnh hải như một ''lãnh thổ chìm'', một bộ phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển
thực hiện thẩm quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai thác tài nguyên thiên
nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm, như quốc gia đó tiến hành trên lãnh thổ của mình. Các Điều 2 của Cơng ước Giơnevơ
năm 1958 về lãnh hải và vùng tiếp giáp, cũng như Điều 2 của Công ước năm 1982 của Liên Hợp quốc về Luật biển ghi
rõ: ''Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thủy của mình,... đến một vùng biển tiếp
liền, gọi là lãnh hải''. Tuy nhiên, việc đồng hóa lãnh hải thành lãnh thổ không phải là tuyệt đối. Chủ quyền giành cho
quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thủy, do sự thừa nhận quyền đi qua
không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.


Chiều rộng lãnh hải: Hai hội nghị đầu tiên của Liên Hợp quốc về Luật biển đã thất bại trong việc


thống nhất hoá chiều rộng lãnh hải. Trước khi có Cơng ước Luật biển năm 1982, tập quán chung


áp dụng chiều rộng lãnh hải là ba hải lý. Sau này, Điều 3 của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật


biển năm 1982 đã thống nhất rằng, quốc gia ven biển có quyền ấn định chiều rộng lãnh hải không


vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Tới năm 1994 đã có 116


nước tuyên bố lãnh hải rộng 12 hải lý.



Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải: Việc xác định bề rộng thực tế và ranh giới ngoài


của lãnh hải phụ thuộc vào việc vạch đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Thơng thường


đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải được căn theo ngấn nước thủy triều thấp nhất. Các đảo


cách ven bờ có thể được chọn làm điểm cơ sở để vạch đuờng cơ sở lãnh hải. Đường cơ sở lãnh


hải là ranh giới trong của lãnh hải.




</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

Như vậy, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường chạy song song với đường cơ sở và cách đều đường cơ sở một
khoảng cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.


Quyền đi qua không gây hại: Là một nguyên tắc tập quán của luật quốc tế, được thừa nhận bằng


thực tiễn của các quốc gia. Công ước Giơnevơ 1958 đã pháp điển hố quyền đi qua khơng gây hại


trong lãnh hải của quốc gia ven biển cho tàu thuyền nước ngồi. Cơng ước cũng gián tiếp cơng


nhận quyền đi qua khơng gây hại cho tàu thuyền qn sự nước ngồi, vì nó có điều khoản cho


phép quốc gia ven biển được yêu cầu tàu thuyền quân sự nước ngoài rời khỏi lãnh hải của mình


trong trường hợp các tàu này vi phạm luật lệ của quốc gia ven biển. Công ước của Liên Hợp quốc


về Luật biển năm 1982 chỉ nhắc lại nội dung này. Điều 30 của Công ước quy định rằng, nếu một


tàu chiến không tôn trọng các luật và quy định của quốc gia ven biển có liên quan đến việc đi qua


trong lãnh hải và bất chấp yêu cầu phải tuân thủ các luật và quy định đó đã được thơng báo cho họ,


thì quốc gia ven biển có thể yêu cầu chiếc tàu đó rời khỏi lãnh hải ngay lập tức. Tàu ngầm thực


hiện quyền đi qua không gây hại phải đi ở trạng thái nổi và phải treo cờ quốc tịch.



Nghĩa của thuật ngữ ''đi qua'': Đi qua lãnh hải có nghĩa và bao gồm cả việc đi qua lãnh hải mà


không vào nội thủy, hoặc đi qua lãnh hải để vào nội thủy hoặc cảng và rời nội thủy ra biển. Công


ước Luật biển năm 1982, Điều 18 khoản 2 bổ sung thêm việc đi qua phải là liên tục và nhanh


chóng. Tuy nhiên, việc đi qua có thể bao gồm cả việc dừng lại và thả neo, trong trường hợp gặp


những sự cố thơng thường về hàng hải hoặc vì một trường hợp bất khả kháng hay mắc nạn hoặc


vì mục đích cứu giúp người, tàu thuyền hay phương tiện bay đang lâm nguy hoặc mắc nạn.



<i>Nghĩa của thuật ngữ “đi qua khơng gây hại”:</i>


* Các loại tàu thuyền nước ngồi được quyền đi qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không cần phải xin phép trước.


* Việc đi qua này là hành trình liên tục và khơng gây hại, khơng xâm phạm tới chủ quyền, an ninh, lợi ích của quốc gia
ven biển. Theo Điều 19 của Công ước Luật biển năm 1982, tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không
gây hại trong lãnh hải không được tiến hành một hoặc bất kỳ hoạt động nào sau đây:



- Đe dọa hoặc dùng vũ lực chống lại chủ quyền, tồn vẹn lãnh thổ hoặc độc lập chính trị của quốc gia ven biển hay
dùng mọi cách khác trái với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được nêu trong Hiến chương Liên Hợp quốc;


- Luyện tập hoặc diễn tập với bất kỳ kiểu loại vũ khí nào;


- Thu thập tình báo gây thiệt hại cho quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;


- Tuyên truyền nhằm làm hại đến quốc phòng hay an ninh của quốc gia ven biển;


- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện bay;


- Phóng đi, tiếp nhận hay xếp lên tàu các phương tiện quân sự;


- Xếp hoặc dỡ hàng hoá, tiền bạc hay đưa người lên xuống tàu trái với các luật và quy định về hải quan, thuế khoá, y tế
hoặc nhập cư của quốc gia ven biển;


- Gây ô nhiễm cố ý và nghiêm trọng, vi phạm Công ước;


- Đánh bắt hải sản;


- Nghiên cứu hay đo đạc;


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

- Mọi hoạt động khác không trực tiếp quan hệ đến việc đi qua.


Ngồi ra, quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy định việc phân chia các luồng giao thơng dành cho
tàu thuyền nước ngồi đi qua lãnh hải của mình (Điều 21, 22 của Cơng ước).


Tàu thuyền nước ngoài phải tuân thủ luật pháp của quốc gia ven biển về:


- An toàn hàng hải, điều phối giao thông đường biển;



- Bảo vệ các thiết bị công trình, dây cáp, ống dẫn ở biển;


- Bảo tồn tài ngun sinh vật biển, giữ gìn mơi trường biển;


- Hải quan, thuế khố, y tế, nhập cư.


Tóm lại, luật biển quốc tế và cụ thể là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 ghi nhận quyền đi qua
không gây hại của tàu thuyền của các nước trong phạm vi lãnh hải của các quốc gia ven biển. Mặt khác, Công ước
Luật biển cũng thừa nhận quyền của quốc gia ven biển bằng luật quốc gia quy định cụ thể chế độ pháp lý điều chỉnh
hoạt động của tàu thuyền nước ngoài khi đi qua lãnh hải nhằm đảm bảo chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của
mình.


<i><b>c. Vùng tiếp giáp lãnh hải.</b></i>


Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, tại đó quốc gia ven biển thực hiện các
thẩm quyền có tính riêng biệt và hạn chế đối với các tàu thuyền nước ngoài. Phạm vi của vùng tiếp giáp không vượt
quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở.


Cơng ước về lãnh hải và vùng tiếp giáp năm 1958, Điều 24 quy định quốc gia ven biển có quyền tiến hành các hoạt
động kiểm soát cần thiết tại vùng tiếp giáp, nhằm:


- Ngăn ngừa những vi phạm đối với các luật và quy định về hải quan, thuế khoá, y tế hay nhập cư trên lãnh thổ hay
trong lãnh hải của mình;


- Trừng trị những vi phạm đối với các luật và quy định nói trên xảy ra trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải của mình.


Cơng ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, Điều 33 nhắc lại nội dung trên nhưng cần lưu ý, về bản chất
pháp lý, vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định bởi Công ước năm 1958 là một phần của biển cả. Còn vùng tiếp giáp
lãnh hải được quy định bởi Công ước năm 1982 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (sẽ xem xét sau), có quy chế của


một vùng sui generic (đặc biệt), không phải là một vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia và cũng khơng phải là vùng biển
có quy chế tự do biển cả.


Trong vùng tiếp giáp lãnh hải, Điều 303, Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, đã mở rộng quyền của
quốc gia ven biển đối với các hiện vật có tính lịch sử và khảo cổ. Mọi sự trục vớt các hiện vật này từ đáy biển thuộc
vùng tiếp giáp lãnh hải mà không được phép của quốc gia ven biển, đều được coi là vi phạm xảy ra trên lãnh thổ hoặc
trong lãnh hải của quốc gia đó.


<i><b>d. Các Vịnh</b></i>
Có ba loại vịnh:


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Diện tích của vịnh ít nhất cũng bằng diện tích một nửa hình trịn có đường kính là đường thẳng kẻ ngang qua cửa
vào của vùng lõm. Theo Điều 10 khoản 3, diện tích của một vùng lõm được tính giữa ngấn nước triều thấp nhất dọc
theo bờ biển của vùng lõm và đường thẳng nối liền các ngấn nước triều thấp nhất ở các điểm của cửa vào tự nhiên.
Nếu do có các đảo mà một vùng lõm có nhiều cửa vào thì nửa hình trịn nói trên có đường kính bằng tổng số chiều dài
các đoạn thẳng cắt ngang các cửa vào đó;


+ Đường khép cửa vào tự nhiên của cửa vịnh không vượt quá 24 hải lý. Trong trường hợp ngược lại, thì cần phải vạch
các đoạn cơ sở thẳng dài 24 hải lý ở phía trong cửa vịnh sao cho phía trong của nó có một diện tích tối đa;


- Vịnh do bờ biển của nhiều quốc gia bao bọc: mỗi quốc gia quy định lãnh hải của mình trong vịnh.


Các quốc gia có thể, bằng con đường thoả thuận hoặc do tồ án, công nhận chế độ đồng sở hữu


vịnh.



- Vịnh lịch sử: một vịnh được coi là lịch sử, căn cứ vào tập quán và các phán quyết của toà án và trọng tài quốc tế phải
thoả mãn ba điều kiện:


+ Thực hiện chủ quyền một cách thực sự của quốc gia ven biển;


+ Thực hiện việc sử dụng vùng biển này một cách liên tục, hồ bình và lâu dài;



+ Có sự chấp nhận, cơng khai hoặc sự im lặng không phản đối của các quốc gia khác, nhất là các quốc gia láng giềng
và có quyền lợi tại vùng biển này.


<i><b>e. Vùng đặc quyền kinh tế.</b></i>


Là vùng biển nằm ở phía ngồi lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, đặt dưới một chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền
chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác đều
do các quy định thích hợp của Cơng ước điều chỉnh.


Vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng khơng vượt q 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.


Bản chất pháp lý: Vùng đặc quyền kinh tế là một chế định pháp lý mới, riêng biệt, lần đầu tiên được


ghi nhận trong Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là


một vùng sui generic, trong đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm quyền riêng biệt của mình nhằm


mục đích kinh tế, được quy định bởi Cơng ước, mà không chia sẻ với các quốc gia khác. Tuy


nhiên, so với thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế khơng tồn tại ipso facto and ab initio; do đó quốc


gia ven biển phải yêu sách vùng này bằng một tuyên bố đơn phương.



Chế độ pháp lý: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có:



* Các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc
không sinh vật của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt
động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và
gió.


* Quyền tài phán theo đúng những quy định thích hợp của Công ước về việc:


i. Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình;



ii. Nghiên cứu khoa học về biển;


iii. Bảo vệ và gìn giữ mơi trường biển.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

Trong vùng đặc quyền kinh tế, tất cả các quốc gia, dù có biển hay khơng có biển, đều được hưởng các quyền tự do
hàng hải và hàng không, quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm, cũng như quyền tự do sử dụng biển vào các mục
đích khác hợp pháp về mặt quốc tế và gắn liền với việc thực hiện các quyền tự do này và phù hợp với các quy định
khác của Công ước, nhất là trong khuôn khổ việc khai thác các tàu thuyền, phương tiện bay và dây cáp, ống dẫn
ngầm.


Quốc gia ven biển quản lý các tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế:


- Đối với các tài nguyên không sinh vật, quốc gia ven biển tự khai thác hoặc cho phép quốc gia khác khai thác cho
mình, đặt dưới quyền kiểm sốt của mình;


- Đối với các tài nguyên sinh vật, quốc gia ven biển tự định ra tổng khối lượng có thể đánh bắt được, tự đánh giá khả
năng thực tế của mình trong việc khai thác các tài nguyên sinh vật biển và ấn định số dư của quốc gia ven biển cho
phép các quốc gia khác, thông qua các điều ước hoặc những thoả thuận liên quan, khai thác số dư của khối lượng cho
phép đánh bắt này, có ưu tiên cho các quốc gia khơng có biển hoặc các quốc gia bất lợi về mặt địa lý.


Ngoài ra, quốc gia ven biển có nghĩa vụ thi hành các biện pháp thích hợp về bảo tồn và quản lý, nhằm làm cho việc duy
trì các nguồn lợi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của mình khỏi bị ảnh hưởng do khai thác quá mức. Công ước
Luật biển năm 1982 có ghi nhận một loạt điều khoản cụ thể quy định các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia ven biển
và các quốc gia khác trong việc bảo tồn các loài sinh vật biển cụ thể như: các loài cá di cư xa; các lồi có vú ở biển;
các đàn cá vào sơng sinh sản; các lồi cá ra biển sinh sản; các loài định cư.


<i><b>g. Thềm lục địa.</b></i>


<i>Định nghĩa và ranh giới thềm lục địa</i>



Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa định nghĩa thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm
bên ngoài lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này và có ranh
giới ngồi được xác định bởi hai tiêu chuẩn:


- Tiêu chuẩn độ sâu: 200 m - một tiêu chuẩn ấn định;


- Tiêu chuẩn khả năng khai thác - một tiêu chuẩn động, mâu thuẫn với tiêu chuẩn trên và chỉ phụ thuộc vào trình độ kỹ
thuật khai thác thềm lục địa của quốc gia ven biển. Nó tạo ra sự bất bình đẳng giữa các quốc gia.


Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 định nghĩa thềm lục địa là vùng đáy biển và lịng đất dưới đáy
biển nằm bên ngồi lãnh hải của quốc gia ven biển, trên phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền của quốc gia này
cho đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc đến cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải 200 hải lý, khi bờ ngồi
của rìa lục địa của quốc gia này ở khoảng cách gần hơn. Trong trường hợp khi bờ ngồi của rìa lục địa của một quốc
gia ven biển kéo dài tự nhiên vượt quá khoảng cách 200 hải lý tính từ đường cơ sở; quốc gia ven biển này có thể xác
định ranh giới ngồi của thềm lục địa của mình tới một khoảng cách khơng vượt q 350 hải lý tính từ đường cơ sở
hoặc cách đường đẳng sâu 2.500 m một khoảng cách không vượt quá 100 hải lý, với điều kiện tuân thủ các quy định
cụ thể về việc xác định ranh giới ngồi của thềm lục địa trong Cơng ước Luật biển năm 1982 và phù hợp với các kiến
nghị của Uỷ ban Ranh giới thềm lục địa được thành lập trên cơ sở Phụ lục II của Công ước.


<i>Chế độ pháp lý của thềm lục địa</i>


- Quốc gia ven biển thực hiện các quyền thuộc chủ quyền đối với thềm lục địa về mặt thăm dò và khai thác tài nguyên
thiên nhiên của mình;


- Những quyền chủ quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa của mình là những đặc quyền, nghĩa là nếu quốc
gia ven biển này khơng thăm dị thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa (bao gồm các
tài nguyên không sinh vật và các tài ngun sinh vật thuộc lồi định cư), thì khơng ai có quyền tiến hành các hoạt động
như vậy, nếu khơng có sự thoả thuận rõ ràng của các quốc gia đó;


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

- Tất cả các quốc gia đều có quyền lắp đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm ở thềm lục địa. Quốc gia đặt cáp hoặc ống


dẫn ngầm phải thoả thuận với quốc gia ven biển về tuyến đường đi của ống dẫn hoặc cáp;


- Khi quốc gia ven biển tiến hành khai thác thềm lục địa ngoài 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải thì phải có một khoản đóng góp theo quy định của Cơng ước;


- Các quyền của quốc gia ven biển đối với thềm lục địa không đụng chạm đến chế độ pháp lý của vùng nước ở phía
trên hay của vùng trời trên vùng nước này;


- Việc quốc gia ven biển thực hiện các quyền của mình đối với thềm lục địa không được gây thiệt hại đến hàng hải hay
các quyền và các tự do khác của các quốc gia khác đã được Công ước thừa nhận, cũng không được cản trở việc thực
hiện các quyền này một cách không thể biện bạch được;


- Quốc gia ven biển có đặc quyền cho phép và quy định việc khoan ở thềm lục địa bất kỳ vào mục đích gì.


<b>4. Chế độ pháp lý của các vùng biển nằm ngoài phạm vi chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển</b>

a. Biển cả: Là vùng biển nằm ngoài các vùng biển thuộc phạm vi chủ quyền và quyền tài phán quốc


gia của các quốc gia ven biển. Thuật ngữ biển cả chỉ áp dụng với cột nước bên trên đáy và lòng đất


đáy đại dương.



Biển cả được để ngỏ cho tất cả các quốc gia, dù là những quốc gia có biển hay khơng có biển. Trong vùng biển này, tất
cả các quốc gia đều được hưởng các tự do, như:


- Tự do hàng hải;


- Tự do hàng không;


- Tự do đặt các dây cáp và ống dẫn ngầm;


- Tự do xây dựng các đảo nhân tạo và các thiết bị khác được pháp luật cho phép;



- Tự do đánh bắt hải sản;


- Tự do nghiên cứu khoa học...


Các quốc gia thực hiện các quyền tự do biển cả trên cơ sở tơn trọng và lưu ý tới lợi ích của cộng đồng quốc tế.


Để đảm bảo trật tự, an toàn cho các hoạt động ở biển cả và bảo tồn tài nguyên sinh vật ở biển cả, Công ước của Liên
Hợp quốc về Luật biển năm 1982 ghi nhận một loạt những quy định về:


- Quy chế pháp lý đối với các loại tàu thuyền hoạt động ở biển cả; quyền và nghĩa vụ của quốc gia có tàu đối với tàu
thuyền hoạt động ở biển cả;


- Việc ngăn chặn và cấm các hoạt động chuyên chở nô lệ, buôn bán bất hợp pháp ma tuý và các chất kích thích, cướp
biển, phát sóng truyền thanh, truyền hình bất hợp pháp từ biển cả hướng vào đất liền;


- Sự hợp tác giữa các quốc gia trong việc khai thác, bảo tồn và quản lý tài nguyên sinh vật ở biển cả.


Ngoài ra, cần chú ý đến quyền khám xét và quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài trong biển cả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

- Vùng và tài nguyên của Vùng bao gồm các tài nguyên khoáng sản ở thể rắn, lỏng hoặc khí, kể cả các khối đa kim
nằm ở đáy đại dương và trong lòng đất dưới đáy - là di sản chung của nhân loại;


- Việc thăm dò, khai thác tài nguyên của Vùng được tiến hành thông qua một tổ chức quốc tế, gọi là Cơ quan quyền lực
quốc tế (ta quen gọi là Cơ quan quyền lực Đáy đại dương). Cơ quan quyền lực quốc tế bảo đảm việc phân chia công
bằng, trên cơ sở không phân biệt đối xử, những lợi ích tài chính và các lợi ích kinh tế khác do những hoạt động tiến
hành trong Vùng thơng qua bộ máy của mình;


- Cơ quan quyền lực có quyền định ra các quy tắc, quy định và thủ tục thích hợp cho việc sử dụng Vùng vào mục đích
hồ bình, ngăn ngừa, hạn chế và chế ngự ô nhiễm môi trường biển, bảo vệ sự sống của con người, bảo vệ và bảo tồn
các tài nguyên thiên nhiên của Vùng, phòng ngừa những thiệt hại đối với hệ động vật và hệ thực vật.



<b>5. Quyền và nghĩa vụ của các quốc gia khơng có biển</b>


Các quốc gia khơng có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được
hưởng theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, kể cả các quyền liên quan tới tự do trên biển cả và
liên quan đến những lợi ích phát sinh từ chế độ di sản chung của nhân loại;


Các quốc gia không có biển thực hiện quyền đi ra biển thơng qua những thoả thuận trực tiếp, phân khu vực hay khu
vực với quốc gia láng giềng có biển - được gọi là quốc gia quá cảnh;


Quốc gia quá cảnh có quyền định ra mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các quyền và các điều kiện thuận lợi
được quy định trong Cơng ước vì lợi ích của quốc gia khơng có biển khơng hề dụng chạm đến các quyển lợi chính
đáng của quốc gia quá cảnh./.


Phần I



CÁC VĂN BẢN



CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC



<b>NGHỊ QUYẾT</b>



<b>VỀ VIỆC PHÊ CHUẨN CÔNG ƯỚC</b>



<b>CỦA LIÊN HỢP QUỐC VỀ LUẬT BIỂN NĂM 1982</b>


<b>QUỐC HỘI</b>



<b>NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM</b>
Căn cứ vào Điều 84 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;



Theo đề nghị của Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;



Sau khi xem xét báo cáo của Chính phủ, báo cáo của Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội và ý kiến của các đại biểu Quốc
hội về việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982,


QUYẾT NGHỊ:
1. Phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.


2. Bằng việc phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam biểu thị quyết tâm cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến khích sự phát triển và
hợp tác trên biển.


3. Quốc hội khẳng định chủ quyền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với các vùng nội thuỷ, lãnh hải,
quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam
trên cơ sở các quy định của Công ước và các nguyên tắc của pháp luật quốc tế; yêu cầu các nước khác tơn trọng các
quyền nói trên của Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

qua thương lượng hồ bình trên tinh thần bình đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng luật pháp quốc tế, đặc
biệt là Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, tôn trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán của các
nước ven biển đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa; trong khi nỗ lực thúc đẩy đàm phán để tìm giải pháp cơ
bản và lâu dài, các bên liên quan cần duy trì ổn định trên cơ sở giữ ngun trạng, khơng có hành động làm phức tạp
thêm tình hình, khơng sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.


Quốc hội nhấn mạnh: cần phân biệt vấn đề giải quyết tranh chấp về quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa với vấn
đề bảo vệ các vùng biển và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam căn cứ
vào những nguyên tắc và những tiêu chuẩn của Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.


5. Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu để có những sửa đổi, bổ sung cần thiết đối
với các quy định liên quan của pháp luật quốc gia cho phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam.



Quốc hội giao cho Chính phủ thi hành những biện pháp có hiệu quả nhằm tăng cường bảo vệ và quản lý các


vùng biển và thềm lục địa của Việt Nam.



CHỦ TỊCH QUỐC HỘI


Nông Đức Mạnh


<b></b>



<b>---Nghị quyết này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 5</b>


thơng qua ngày 23 tháng 6 năm 1994.





<b>TUYÊN BỐ</b>



<b>CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ LÃNH HẢI, VÙNG TIẾP GIÁP, VÙNG</b>
<b>ĐẶC QUYỀN KINH TẾ</b>


<b>VÀ THỀM LỤC ĐỊA CỦA VIỆT NAM</b>

<b>.</b>



Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


Sau khi được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y,


Tuyên bố quy định các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:


1. Lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải lý, ở phía ngồi đường cơ sở nối liền các điểm
nhô ra nhất của bờ biển và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam tính từ ngấn nước thuỷ triều thấp
nhất trở ra.



Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt


Nam.



Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng
như đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải.


2. Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải Việt
Nam có chiều rộng là 12 hải lý hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam.


Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải
của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ các quyền lợi về hải quan, thuế khố, đảm bảo sự tơn trọng các quy định về y
tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.


3. Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp liền lãnh hải Việt Nam và hợp với lãnh
hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 200 hải lý kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam.


</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

nghĩa Việt Nam có thẩm quyền bảo vệ mơi trường, chống ô nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt


Nam.



4. Thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần
kéo dài tự nhiên của lục địa Việt Nam mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngồi của rìa lục địa; nơi nào bờ
ngồi của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam khơng đến 200 hải lý thì thềm lục địa
nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ sở đó.


Nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hồn tồn về mặt thăm dị, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả
các tài nguyên thiên nhiên ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài ngun khống sản, tài ngun khơng sinh vật và tài
nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.



5. Các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói ở Điều 1 có lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa riêng như đã quy định trong các điều 1, 2, 3, và 4 của Tuyên bố này.


6. Xuất phát từ các nguyên tắc của Tuyên bố này, các vấn đề cụ thể liên quan tới lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ được quy định chi tiết thêm trên cơ sở
bảo vệ chủ quyền và lợi ích của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và phù hợp với luật pháp và tập quán quốc
tế.


7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ
sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các
vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.


<i> Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 1977</i>



<b>TUYÊN BỐ</b>



<b>CỦA CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VỀ ĐƯỜNG CƠ SỞ DÙNG ĐỂ TÍNH CHIỀU</b>
<b>RỘNG LÃNH HẢI VIỆT NAM</b>


Thực hiện Điểm 1 trong Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đã được Uỷ ban Thường vụ
Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chuẩn y.


Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
như sau:


1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là đường thẳng gãy khúc nối liền các điểm có
tọa độ ghi trong phụ lục kèm theo Tuyên bố này.


2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp 0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều


rộng lãnh hải của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Campuchia nằm giữa biển,
trên đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và đảo Poulo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các tọa độ ghi trong phụ lục nói
trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải quân nhân dân Việt Nam xuất bản năm 1979.


3. Vịnh Bắc Bộ là vịnh nằm giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa.
Đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vịnh đã được quy định trong Công ước về hoạch định biên giới
giữa Việt Nam và Trung Quốc do Pháp và nhà Thanh ký ngày 26 tháng 6 năm 1887.


Phần vịnh thuộc phía Việt Nam là vùng nước lịch sử theo chế độ nội thuỷ của nước Cộng hoà xã hội chủ


nghĩa Việt Nam.



Đường cơ sở từ đảo Cồn Cỏ đến cửa vịnh sẽ được công bố sau khi vấn đề cửa vịnh được giải quyết.


4. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của các quần đảo Hồng Sa và Trường Sa sẽ được quy định cụ thể
trong một văn kiện tiếp theo phù hợp với Điểm 5 của bản Tuyên bố ngày 12 tháng 5 năm 1977 của Chính phủ nước
Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


5. Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt Nam là nội thuỷ của nước Cộng


hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

<i>Hà Nội, ngày 12 tháng 11 năm 1982</i>


<b>LUẬT BIÊN GIỚI QUỐC GIA NĂM 2003</b>



<i>Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản </i>
<i>lý, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần </i>
<i>giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh đất nước.</i>


<i>Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị, ổn định lâu dài </i>
<i>với các nước láng giềng;</i>



<i>Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết</i>
<i>số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;</i>


<i>Luật này quy định về biên giới quốc gia.</i>


<i>Chương I</i>



<b>Những quy định chung</b>


<b>Điều 1.</b>



Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác
định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng
biển, lịng đất, vùng trời của nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam.


<b>Điều 2.</b>



Luật này quy định về biên giới quốc gia; chế độ pháp lý về biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc
gia và khu vực biên giới.


Chế độ pháp lý quy chế quản lý và bảo vệ vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của nước Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do pháp luật Việt Nam quy định phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển
năm 1982 và các điều ước quốc tế khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 3.</b>



Cơ quan, tổ chức, cá nhân (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) có trách nhiệm chấp hành các quy định của Luật
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia
nhập có quy định khác thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.



<b>Điều 4.</b>



Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:


1. <i>Đường cơ sở</i> là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thuỷ triều thấp nhất dọc bờ biển và
các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố.


2. <i>Vùng tiếp giáp lãnh hải</i> là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải có chiều rộng mười hai hải lý.


3. <i>Vùng đặc quyền về kinh tế</i> là vùng biển tiếp liền phía ngồi lãnh hải và hợp với lãnh hải thành một vùng biển rộng hai
trăm hải lý tính từ đường cơ sở, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các
quốc gia hữu quan có quy định khác.


4. <i>Thềm lục địa</i> là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa mở rộng ra ngoài lãnh hải
cho đến bờ ngoài của rìa lục địa mà Việt Nam là quốc gia ven bờ có chủ quyền, quyền tài phán được xác định theo
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, trừ trường hợp điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan có quy định khác.


5. <i>Mốc quốc giới</i> là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường biên giới quốc gia trên đất liền.


6. <i>Cơng trình biên giới</i> là cơng trình được xây dựng để cố định đường biên giới quốc gia, cơng trình phục vụ việc quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

8. <i>Tàu thuyền</i> là phương tiện hoạt động trên mặt nước hoặc dưới mặt nước bao gồm tàu, thuyền, và các phương tiện
khác có động cơ hoặc khơng có động cơ.


9. <i>Đi qua khơng gây hạitrong lãnh hải</i> là việc tàu thuyền nước ngoài đi trong lãnh hải Việt Nam nhưng không làm
phương hại đến hồ bình, an ninh, trật tự, mơi trường sinh thái của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo quy
định của pháp luật Việt Nam và Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982.



10. <i>Tàu bay</i> là phương tiện hoạt động trên không gồm máy bay, tàu lượn, khí cầu và những phương tiện khác.

<b>Điều 5.</b>



1. Biên giới quốc gia được xác định bằng điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập do pháp luật Việt Nam
quy định.


2. Biên giới quốc gia trên đất liền được hoạch định và đánh dấu trên thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.


3. Biên giới quốc gia trên biển được hoạch định và đánh dấu bằng các tọa độ trên hải đồ là ranh giới phía ngồi lãnh
hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam được xác định theo Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu
quan.


Các đường ranh giới phía ngồi vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa xác định quyền chủ
quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm
1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan.


4. Biên giới quốc gia trong lòng đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển
xuống lòng đất.


Ranh giới trong lòng đất thuộc vùng biển là mặt thẳng đứng từ các đường ranh giới phía ngồi của vùng đặc quyền về
kinh tế, thềm lục địa xuống lòng đất xác định chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo
Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và các quốc gia hữu quan.


5. Biên giới quốc gia trên không là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời.


<b>Điều 6.</b>




Khu vực biên giới bao gồm:


1. Khu vực biên giới trên đất liền gồm xã, phường, thị trấn có một phần địa giới hành chính trùng hợp với biên giới quốc
gia trên đất liền;


2. Khu vực biên giới trên biển tính từ biên giới quốc gia trên biển vào hết địa giới hành chính xã, phường, thị trấn giáp
biển và đảo, quần đảo;


3. Khu vực biên giới trên không gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng 10 km tính từ biên giới
quốc gia trở vào.


<b>Điều 7.</b>



Nội thuỷ của Việt Nam bao gồm:


1. Các vùng nước phía trong đường cơ sở;


2. Vùng nước cảng được giới hạn bởi đường nối các điểm nhơ ra ngồi khơi xa nhất của các cơng trình thiết bị thường
xun là bộ phận hữu cơ của hệ thống cảng.


<b>Điều 8.</b>



Vùng nước lịch sử là vùng nước do những điều kiện địa lý đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế, quốc phòng,
an ninh của Việt Nam, hoặc của Việt Nam và các quốc gia cùng có q trình quản lý, khai thác, sử dụng lâu đời được
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan thoả thuận sử dụng theo một quy chế đặc biệt bằng
việc ký kết điều ước quốc tế.


<b>Điều 9.</b>



Lãnh hải của Việt Nam rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngồi. Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của


đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất
quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối
ngoại.


<b>Điều 11.</b>



Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách xây dựng biên giới hồ bình, hữu nghị ổn định lâu dài
với các nước láng giềng; giải quyết các vấn đề biên giới quốc gia thông qua đàm phán trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.


<b>Điều 12.</b>



Nhà nước có chính sách ưu tiên đặc biệt xây dựng khu vực biên giới vững mạnh về mọi mặt; nâng cao đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân khu vực biên giới; xây dựng cơng trình biên giới và xây dựng lực lượng nòng cốt,
chuyên trách đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia trong mọi tình huống.


<b>Điều 13.</b>



Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm
tun truyền, động viên nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về biên giới quốc gia; giám sát việc thực hiện
pháp luật về biên giới quốc gia của tổ chức, cá nhân.


<b>Điều 14.</b>



Các hành vi bị nghiêm cấm:


1. Xê dịch, phá hoại mốc quốc giới; làm sai lệch; chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia; làm đổi dòng chảy tự
nhiên của sông, suối biên giới; gây hư hại mốc quốc giới;



2. Phá hoại an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, xâm canh, xâm cư ở khu vực biên giới; phá hoại cơng
trình biên giới;


3. Làm cạn kiệt nguồn nước, gây ngập úng, gây ô nhiễm môi trường, xâm phạm tài nguyên thiên nhiên và lợi ích quốc
gia;


4. Qua lại trái phép biên giới quốc gia; buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hố, tiền tệ, vũ khí, ma t, chất nguy hiểm
về cháy, nổ qua biên giới quốc gia; vận chuyển qua biên giới quốc gia văn hoá phẩm độc hại và các loại hàng hoá khác
mà Nhà nước cấm nhập khẩu, xuất khẩu;


5. Bay vào khu vực cấm bay; bắn, phóng, thả, đưa qua biên giới quốc gia trên không phương tiện bay, vật thể, các chất
gây hại hoặc có nguy cơ gây hại cho quốc phịng, an ninh, kinh tế, sức khoẻ của nhân dân, môi trường, an tồn hàng
khơng và trật tự, an tồn xã hội ở khu vực biên giới;


6. Các hành vi khác vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia.


<i>Chương II</i>



<b>Chế độ pháp lý về biên giới quốc gia, khu vực biên giới</b>


<b>Điều 15.</b>



1. Việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu qua biên giới quốc gia được thực hiện tại cửa khẩu; việc
quá cảnh qua biên giới vào lãnh thổ đất liền, vùng biển, vùng trời phải tuân thủ quy định đi theo các tuyến đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không; việc qua lại biên giới của nhân dân trong khu vực
biên giới được thực hiện tại cửa khẩu hoặc nơi mở ra cho qua lại biên giới.


2. Người, phương tiện, hàng hoá qua lại biên giới quốc gia phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp và chịu sự kiểm tra, kiểm
soát của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.



<b>Điều 16.</b>



1. Việc mở cửa khẩu và nơi mở ra cho qua lại biên giới, nâng cấp cửa khẩu, đóng cửa khẩu, xác định các tuyến đường
bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa, đường hàng hải, đường hàng không dùng cho việc quá cảnh do Chính phủ quyết
định theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(33)</span><div class='page_container' data-page=33>

1. Khu vực kiểm soát được thiết lập tại cửa khẩu để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc kiểm tra,
kiểm soát, làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.


2. Chính phủ quy định cơ quan chủ trì phối hợp để quản lý và giữ gìn an ninh, trật tự tại khu vực cửa khẩu.

<b>Điều 18.</b>



Tàu thuyền nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập; tàu ngầm và các phương tiện đi ngầm khác
phải đi nổi và treo cờ quốc tịch.


<b>Điều 19.</b>



1. Tàu thuyền nước ngồi có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân, tàu thuyền chuyên chở chất phóng xạ, chất
nguy hiểm độc hại khác khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam phải mang đầy đủ các tài liệu
áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký
kết hoặc gia nhập.


2. Tàu thuyền quy định tại khoản 1 Điều này khi tiến hành các hoạt động khác trong lãnh hải Việt Nam phải được cơ
quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép và áp dụng các biện pháp phòng ngừa đặc biệt theo quy định của pháp
luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.


<b>Điều 20.</b>



Tàu bay chỉ bay qua biên giới quốc gia và vùng trời Việt Nam sau khi được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho


phép, phải tuân thủ sự điều hành, kiểm soát và hướng dẫn của cơ quan quản lý bay Việt Nam, tuân theo quy định của
pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 21.</b>



1. Trong trường hợp vì lý do quốc phịng, an ninh, lý do đặc biệt khác hoặc theo đề nghị của nước hữu quan, người,
phương tiện, hàng hố có thể bị hạn chế hoặc tạm ngừng qua lại biên giới quốc gia, kể cả việc đi qua không gây hại
trong lãnh hải Việt Nam.


2. Thẩm quyền quyết định việc hạn chế, tạm ngừng quy định tại khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định. Quyết định
về việc hạn chế, tạm ngừng phải được thơng báo cho chính quyền địa phương và nhà chức trách của nước hữu quan
biết.


<b>Điều 22.</b>



Trong trường hợp xảy ra tai nạn, sự cố hoặc vì lý do khách quan khác buộc phải qua biên giới quốc gia mà không thể
tuân theo các quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam thì người điều khiển phương tiện
phải thông báo ngay với cảng vụ, cơ quan cứu hộ và cứu nạn quốc gia, cơ quan quản lý bay hoặc cơ quan có thẩm
quyền khác của Việt Nam nơi gần nhất và thực hiện theo sự hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

<b>Điều 23.</b>



Dự án xây dựng ở khu vực biên giới có liên quan đến biên giới quốc gia phải tuân thủ quy hoạch và được cơ quan có
thẩm quyền phê duyệt; khi thực hiện phải tuân theo quy chế khu vực biên giới, các quy định khác của pháp luật và
không được cản trở việc quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


<b>Điều 24.</b>



1. Mọi hoạt động có liên quan đến biên giới quốc gia tại khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các
khu kinh tế khác trong khu vực biên giới phải tuân theo quy chế khu vực biên giới.



2. Quy chế khu vực biên giới do Chính phủ quy định.


<i>Chương III</i>



<b>Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới</b>


<b>Điều 25.</b>



Nhà nước có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng khu vực biên giới vững mạnh tồn diện về chính trị,
kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh; có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân định cư ở khu vực
biên giới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(34)</span><div class='page_container' data-page=34>

Hàng năm, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình lập kế hoạch đầu tư xây dựng các dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng kết cấu hạ tầng, điều chỉnh dân cư khu vực biên giới, cơng trình biên giới trình Chính phủ quyết định.


<b>Điều 27.</b>



Nhà nước ưu tiên đầu tư xây dựng công trình biên giới, mốc quốc giới để quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.

<b>Điều 28.</b>



1. Nhà nước xây dựng nền biên phịng tồn dân và thế trận biên phịng toàn dân vững mạnh để quản lý, bảo vệ biên
giới quốc gia.


2. Ngày 3 tháng 3 hàng năm là "Ngày Biên phịng tồn dân".

<b>Điều 29.</b>



1. Biên giới quốc gia, hệ thống mốc quốc giới, cơng trình biên giới phải được giữ gìn, quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt.
2. Người phát hiện mốc giới bị hư hại, bị mất, bị sai lệch vị trí làm chệch hướng đi của đường biên giới quốc gia hoặc
cơng trình biên giới bị hư hại phải báo ngay cho Bộ đội biên phòng hoặc chính quyền địa phương, cơ quan nơi gần
nhất.



<b>Điều 30.</b>



1. Việc khôi phục, sửa chữa mốc quốc giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà
Việt Nam ký kết.


2. Việc giải quyết vụ việc xảy ra liên quan đến biên giới phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước
quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.


<b>Điều 31:</b>



1. Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là nhiệm vụ của Nhà nước và của toàn dân, trước
hết là của chính quyền, nhân dân khu vực biên giới và các lực lượng vũ trang nhân dân.


2. Bộ đội biên phòng là lực lượng nòng cốt, chuyên trách, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, các ngành hữu
quan và chính quyền địa phương trong hoạt động quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh, trật tự, an tồn xã
hội ở khu vực biên giới theo quy định của pháp luật.


Nhà nước xây dựng Bộ đội biên phịng cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, vững mạnh về chính trị,
giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.


<b>Điều 32</b>

.



Các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới quốc gia được sử dụng vũ khí, cơng cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật,
phương tiện chuyên dùng theo quy định của pháp luật.


<b>Điều 33.</b>



1. Nhà nước có chính sách, chế độ ưu đãi đối với người trực tiếp và người được huy động làm nhiệm vụ quản lý, bảo
vệ biên giới quốc gia.



2. Người được cơ quan có thẩm quyền huy động tham gia bảo vệ biên giới quốc gia mà hy sinh, bị thương, bị tổn hại
về sức khoẻ thì được hưởng chính sách, chế độ như đối với dân quân, tự vệ tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu.
3. Tổ chức, cá nhân có phương tiện, tài sản được cơ quan có thẩm quyền huy động trong trường hợp cấp thiết để
tham gia bảo vệ biên giới quốc gia bị thiệt hại thì được bồi thường theo quy định của pháp luật.


Điều 34.



1. Hàng năm, Nhà nước dành ngân sách thích đáng bảo đảm cho hoạt động xây dựng, quản lý bảo vệ biên giới quốc
gia.


2. Nguồn tài chính bảo đảm cho việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia bao gồm:
a) Ngân sách nhà nước cấp;


b) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.


</div>
<span class='text_page_counter'>(35)</span><div class='page_container' data-page=35>

<i>Chương IV</i>



<b>Quản lý nhà nước về biên giới quốc gia</b>


Điều 35.



Nội dung quản lý nhà nước về biên giới quốc gia bao gồm:


1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách về biên giới quốc gia;


2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về biên giới quốc gia, chính sách, chế độ về xây
dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


3. Đàm phán, ký kết và tổ chức thực hiện điều ước quốc tế về biên giới quốc gia;
4. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về biên giới quốc gia;



5. Quyết định xây dựng cơng trình biên giới, cơng trình kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới;


6. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia;


7. Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ về quản
lý, bảo vệ biên giới quốc gia;


8. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia;
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia.


<b>Điều 36.</b>



1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về biên giới quốc gia; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi trách nhiệm
phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có biên giới
quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia.


2. Bộ Quốc phịng chủ trì phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý
nhà nước về biên giới quốc gia.


3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước
về biên giới quốc gia.


<b>Điều 37.</b>



Uỷ ban nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia thực hiện quản lý nhà nước về biên giới quốc gia theo quy định của
Chính phủ.


<i>Chương V</i>




<b>Khen thưởng và xử lý vi phạm</b>


<b>Điều 38.</b>



Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia thì được khen thưởng
theo quy định của pháp luật.


<b>Điều 39.</b>


Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về biên giới quốc gia thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý
kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định
của pháp luật.


<i>Chương VI</i>


<b>Điều khoản thi hành</b>


<b>Điều 40.</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(36)</span><div class='page_container' data-page=36>

Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật này.


CHỦ TỊCH QUỐC HỘI

<b>Nguyễn Văn An </b>


_________________


<i>Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 3 thông </i>


<i>qua ngày 17 tháng 6 năm 2003</i>



<b>Biển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam</b>



<i>(ĐCSVN) - </i>

<b>Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, truyền thuyết về Lạc Long </b>



<b>Quân dẫn 50 người con xuống biển nói lên rằng: từ xa xưa tổ tiên ta khơng chỉ gắn bó với đất liền mà </b>



<b>cịn gắn bó với biển khơi. Đó là tư duy sơ khai về q trình chinh phục biển của người Việt cổ. Hình </b>


<b>thuyền khắc trên trống đồng Đông Sơn khẳng định từ lâu dân tộc ta đã gắn bó với sơng nước, lấy </b>


<b>thuyền làm phương tiện làm ăn sinh sống. Quan tài hình thuyền trong những ngơi mộ cổ được tìm thấy </b>


<b>ở Tràng Kênh - Việt Khê (Hải Phòng) với hơn 100 hiện vật tùy táng bằng đồng thau, trong đó có trống </b>


<b>đồng, khẳng định cư dân sống nhờ thuyền, chết cũng khơng rời hình ảnh con thuyền.</b>



Thực chất của q trình dựng nước đầu tiên ở nước ta là một quá trình lấn biển theo hai hướng: từ núi xuống


(lấn biển) và ngược lại, từ hướng biển lên (biển lấn). Có những nhóm người thời biển tiến tồn tân là cư dân


ven biển nhưng sang đến thời kỳ cách đây 4.000 - 5.000 năm, theo đà biến thoái, họ đã nghiễm nhiên trở


thành cư dân nội địa, cư dân của vùng đồng bằng trù phú, phì nhiêu. Đó là một trong những nét độc đáo thể


hiện tính chất bản địa của những nhóm cư dân thời dựng nước, trong đó có cư dân của nước Văn Lang.


Vào khoảng trước và sau công nguyên, với những thành tựu chinh phục mặt nước biển, những cư dân cuối


cùng của quận Nhật Nam với sự bảo tồn được độc lập, tự do qua sự thành lập nước Lâm Ấp, đã có những mối


giao lưu rộng rãi với Ấn Độ. Cư dân của Ốc Eo đã có những mối liên hệ xa bằng đường biển đến tận vùng Địa


Trung Hải. Trong tình trạng bị nơ dịch bởi các thế lực phong kiến phương Bắc có ưu thế về sức mạnh biển,


những cư dân ven biển ở phía Bắc cũng biến thành những người lao công tủi nhục, bị bóc lột nặng nề. Thời


Ngơ Quyền và sau này là Đinh Tiên Hoàng, 3 trong 7 quận của nước ta đã khôi phục được nền độc lập, tự


chủ, mở đầu cho kỷ nguyên Đại Việt. Nhà Trần hùng mạnh, ba lần đánh tan quân Nguyên đã khởi dựng được


sự nghiệp từ những người đánh cá ven biển Nam Định - Ninh Bình ngày nay. Nhà Mạc với sự phát huy cao


độ yếu tố dân gian trong nền văn hóa dân tộc cũng bắt đầu sự nghiệp của mình từ những cư dân làm nghề


đánh cá ven biển Hải Phòng hiện nay. Những vương triều phong kiến được xây dựng từ những cư dân và nghề


đánh cá ở ven biển phải chăng là một hiện tượng độc đáo Việt Nam.



Vấn đề chủ quyền lãnh hải cũng được các triều đình phong kiến nước ta chăm lo quản lý. Thời Lý đã thiết lập


những Trang, thời Trần thiết lập những Trấn, thời Lê (năm 1426) đặt Tuần Kiểm ở các xứ cửa biển, các đồn,


các đảo... để quản lý biển, thu thuế của các tàu thuyền nước ngoài qua lại vùng biển của ta. Thời Nam - Bắc


phân tranh, với việc thành lập và biến các đội Hoàng Sa thành một tổ chức của Nhà nước, quyền làm chủ lãnh


hải ở nước ta đã được xác định chính thức. Hàng năm, triều đình thường chọn 70 suất dân ở Cù Lao Ré để


sung vào đội này. Họ là những người thông thạo nghề đi biển và có nhiều kinh nghiệm quý báu hoạt động ở


những vùng biển nhiều đảo san hô. Thời Tây Sơn vẫn duy trì hoạt động của các đội Hoàng Sa. Năm 1786,



Vua sai cai đội Hoàng Sa Hội Đức Hầu dẫn 4 thuyền vượt biển đến thẳng Hoàng Sa và các cù lao trên biển


thu lượm vàng bạc, đồ đồng, đại bác, tiểu bác, đồi mồi, hải sâm và của quý mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.


Nhà Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy dân ở xã An Vĩnh sung vào; hàng năm, đầu tháng 3 đi thuyền


ra đảo; sai đội Bắc Hải mộ dân ở phường Tư Chính (Bình Thuận) hoặc xã Cảnh Dương sung vào, được lệnh


đi thuyền ra các vùng Bắc Hải, Cơn Lơn thu lượm hóa vật. Đội này cũng do đội Hoàng Sa quản lý. Năm 1816,


vua Gia Long lệnh cho thủy quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo vẽ đường biển. Năm


1836, thủy quân chánh đội trưởng suất đội Phạm Hữu Nhật vâng lệnh vua ra Hoàng Sa trông nom đo đạc lưu


dấu để ghi nhớ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(37)</span><div class='page_container' data-page=37>

chống giặc Quỳnh Châu từ phía Bắc, diệt Hồ Tơn từ phía Nam (thời Hùng Vương); qn thủy Lê Chân làm


khiếp đảm quân thủy địch ở vùng biển Hải Phòng ngày nay (thời Hai Bà Trưng); chặn đánh Trần Bá Tiên ở


Tô Lịch, Hồ Điển Triệt, Đầm Dạ Trạch (thời Lý Nam Đế); đánh quân Đường, vây thành Đại La (thời Mai


Thúc Loan); trận Bạch Đằng lần thứ nhất - năm 938 (thời Ngô Quyền); trận Bạch Đằng lần thứ hai - năm 981


(thời Lê Hoàn); náo động Châu Khâm, Châu Liêm - năm 1075, chặn đứng quân địch ngoài biển - năm 1077


(thời Lý). Đặc biệt, là trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ ba - năm 1288, quân và dân ta dưới


sự chỉ huy của Trần Quốc Tuấn thiên tài, đã lập được chiến công vang dội nhất trên dịng sơng Bạch Đằng


lịch sử, tiêu diệt tồn bộ đạo quân thủy sáu vạn tên, bắt các tướng Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Tích Lệ Cơ, buộc


Thốt Hoan phải rút quân chạy trốn về nước. Những nhân vật tài giỏi về hoạt động trên sông biển như Trần


Khánh Dư, Yết Kiêu, Dã Tượng, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Nguyễn Khối... đã lập cơng xuất sắc,


làm rạng rỡ nền nghệ thuật thủy chiến của dân tộc ta.



Thế kỷ thứ XVI, XVII và những năm đầu thế kỷ thứ XVIII, thủy quân Việt Nam cũng chiến thắng các đội


thủy quân xâm lược của chủ nghĩa tư bản châu Âu như đánh thắng hạm đội của thực dân Tây Ban Nha năm


1595, hai lần đánh thắng hạm đội của thực dân Hà Lan trong các năm 1642, 1643; đánh thắng hạm đội của


thực dân Anh năm 1702. Thời kỳ Tây Sơn (thế kỷ XVIII), Nguyễn Huệ đã tổ chức phát triển mạnh kinh tế


biển, xây dựng được một đội quân thủy hùng mạnh vào bậc nhất ở Đông Nam Á. Quân thủy Tây Sơn đã nhiều


lần vào Nam ra Bắc đánh đổ hai tập đoàn phong kiến là nhà Trịnh (Đàng Trong) và nhà Nguyễn (Đàng


Ngoài), chấm dứt cảnh đất nước bị chia cắt hơn 200 năm. Năm 1785, Nguyễn Huệ trực tiếp chỉ huy quân thủy


tiến công và chiến thắng quân Xiêm ở Rạch Gầm - Xoài Mút trong trận quyết chiến chiến lược lịch sử. Các


chiến binh Việt Nam thuộc các triều đại có truyền thống chiến đấu giỏi ở trên biển, trên sơng và ln có sự



phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng dưới nước và lực lượng trên bờ. Những trận thủy chiến ở trên sông, biển đã


diễn ra hết sức oanh liệt mà ngày nay đã được khái quát là "truyền thống Bạch Đằng" chống ngoại xâm.


Thời kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đặc biệt từ khi Cách mạng tháng Tám thành công, để bảo vệ chủ


quyền nước ta, các tổ chức dân qn ở các làng xóm, thơn xã ven biển được khẩn trương xây dựng. Quân và


dân ta vừa bám sơng, bám biển, đánh chìm nhiều tàu thuyền của địch, vừa lợi dụng sông biển để tổ chức vận


tải phục vụ kháng chiến. Dọc tuyến vận tải ven biển, những đơn vị chuyên làm nhiệm vụ vận tải đường biển


được tổ chức, nhất là đội vận tải đường biển của Liên khu 5 trong những năm cuối của cuộc kháng chiến đã


phát triển đến 200 người với 130 chiếc thuyền, trong đó có khoảng một nửa là thuyền lớn - chở được 15 đến


20 tấn. Từ năm 1948 đến 1954, đội vận chuyển được gần 3.000 tấn hàng hóa các loại cho các tỉnh cực Nam


Trung Bộ và miền Đông Nam Bộ. Lợi dụng các dịng sơng, suối, ta tổ chức gần 12 nghìn thuyền buồm,


thuyền độc mộc, bè, mảng, vận chuyển lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm thiết yếu tiếp tế, góp


phần làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ, kết thúc cuộc kháng chiến 9 năm chống thực dân Pháp.


Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước (thế kỷ XX), dưới sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Đảng và Chủ tịch


Hồ Chí Minh, qn và dân ta đã liên tiếp giành được những thắng lợi to lớn cả trên đất liền và trên sông biển,


tiến tới giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hải quân nhân dân Việt Nam thực sự là lực lượng nòng


cốt của chiến tranh nhân dân trên chiến trường biển, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng vũ trang và nhân dân


ven biển hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đường Hồ Chí Minh trên Biển Đơng đã góp phần chi viện


sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đã trở thành huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt Nam.


Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, cùng với đất liền tạo ra môi


trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta. Lấn biển để dựng nước và thông qua biển để giữ nước là


một nét độc đáo Việt Nam trong q khứ. Đó cũng chính là nét độc đáo của bản sắc văn hóa Việt Nam, cần


được giữ vững và phát huy hơn nữa trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của khoa học kỹ thuật, tồn cầu hóa và


hội nhập kinh tế quốc tế. Càng tự hào và trân trọng di sản quá khứ, chúng ta càng phải khai thác, khơi dậy


nguồn sức mạnh của bao thế hệ người Việt Nam trong sự nghiệp giữ vững chủ quyền vùng biển, đảo, thềm


lục địa thiêng liêng của Tổ quốc, thực hiện tốt lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Ngày trước ta chỉ có đêm


và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp. Ta phải biết giữ gìn lấy nó".



<b>Một số vấn đề về biển của Việt Nam</b>



Biển có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển và an ninh của các nước có biển nói riêng và của thế giới



nói chung. Một số nước và vùng lãnh thổ đã lợi dụng thế mạnh về biển đạt trình độ phát triển kinh tế rất cao.


Do tầm quan trọng của biển, từ lâu cuộc chạy đua trong sự phát triển kinh tế biển cũng như triển khai lực


lượng quân sự trên biển và sự tranh chấp trên biển diễn ra rất gay gắt.



</div>
<span class='text_page_counter'>(38)</span><div class='page_container' data-page=38>

và dân số hiện nay, nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên không tái tạo được trên đất liền, sẽ bị cạn


kiệt sau vài ba thập kỷ tới. Trong bối cảnh đó, các nước có biển, nhất là các nước lớn đều vươn ra biển, xây


dựng chiến lược biển, tăng cường tiềm lực mọi mặt để khai thác và khống chế biển. Riêng trong lĩnh vực khai


thác tài nguyên, các nước, nhất là các nước lớn đều có thiên hướng bảo tồn tài nguyên trên đất liền và vùng


biển của mình, vươn ra điều tra, khai thác tài nguyên trên đại dương.



Do ý nghĩa và vai trò quan trọng của biển nên sự hợp tác quốc tế về biển cũng không ngừng được mở rộng,


bao gồm việc xây dựng khuôn khổ pháp lý mà tập trung nhất là Công ước biển năm 1982 của Liên Hợp quốc,


hình thành các cơ chế, tổ chức hợp tác tồn cầu và khu vực.



Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,


nối liền châu Âu, Trung Cận Đơng với Đơng Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Điều này vừa tạo thuận lợi cho


nước ta vươn ra biển, nâng cao vị trí địa - chính trị và địa - kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những phức tạp,


thách thức do sự cạnh tranh giữa các nước lớn ở khu vực trọng yếu này.



<b>1. Vị trí địa kinh tế và địa chính trị của biển Việt Nam</b>



Việt Nam nằm bên bờ Biển Đông, có vùng biển rộng trên 1 triệu km2. Bờ biển Việt Nam dài trên 3.260 km ở


cả 3 hướng: Đơng, Nam và Tây Nam, trung bình khoảng 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển (cao gấp 6 lần tỉ lệ


này của thế giới), không một nơi nào trên đất nước ta lại cách xa biển hơn 500 km. Ven bờ có khoảng 3.000


hịn đảo lớn, nhỏ các loại, chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ, với diện tích khoảng l.700 km2, trong đó, có 3 đảo có


diện tích lớn hơn 100 km2, 23 đảo có diện tích lớn hơn 10 km2, 82 đảo có diện tích lớn hơn l km2 và khoảng


trên l.400 đảo chưa có tên. Vì vậy, biển đã gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã


hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của mọi miền đất nước.



Biển Đông được bao bọc bởi 10 nước và vùng lãnh thổ là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia,



Brunây, Malaixia, Xinhgapo, Thái Lan, Campuchia và Đài Loan. Theo ước tính sơ bộ, Biển Đơng có ảnh


hưởng trực tiếp tới cuộc sống của khoảng 300 triệu dân của các nước và vùng lãnh thổ này.



Biển Đông được coi là con đường chiến lược về giao lưu và thương mại quốc tế giữa Ấn Độ Dương và Thái


Bình Dương, ở cả bốn phía đều có đường thơng ra Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển. Hầu


hết các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh


trên Biển Đông. Trong tổng số 10 tuyến đường biển lớn nhất trên thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua Biển


Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đơng.



Biển Đơng (trong đó có vùng biển Việt Nam) có vị trí địa kinh tế và chính trị quan trọng như vậy, nên từ lâu


đã là nhân tố không thể thiếu trong Chiến lược phát triển không chỉ của các nước xung quanh Biển Đơng mà


cịn của một số cường quốc hàng hải khác trên thế giới. Đó cũng là lý do quan trọng dẫn đến những tranh chấp


ở vùng biển này.



Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch thông


thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản


và các nước trong khu vực. Biển Đơng đóng vai trị là chiếc ''cầu nối'' cực kỳ quan trọng, là điều kiện rất thuận


lợi để giao lưu kinh tế, hội nhập và hợp tác giữa nước ta với các nước trên thế giới, đặc biệt là với các nước


trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khu vực phát triển kinh tế năng động và có một số trung tâm kinh


tế lớn của thế giới. Biển và vùng ven biển là cửa mở lớn, là ''mặt tiền'' quan trọng của đất nước để thơng ra


Thái Bình Dương và mở cửa mạnh mẽ ra nước ngoài. So với các vùng khác trong nội địa, vùng ven biển gồm


hầu hết các đơ thị lớn có kết cấu hạ tầng khá tốt; có các vùng kinh tế trọng điểm của cả nước đang được đầu tư


phát triển mạnh; có nguồn tài nguyên phong phú và đa dạng, trong đó một số loại có thể trở thành mũi nhọn


để phát triển; có nguồn lao động dồi dào và hệ thống giao thông đường sắt, đường thuỷ, đường bộ thuận tiện;


là môi trường hết sức thuận lợi để tiếp nhận các nguồn vốn đầu tư trong và ngồi nước, tiếp thu cơng nghệ


tiên tiến và kinh nghiệm quản lý hiện đại của nước ngồi, từ đó lan toả ra các vùng khác trong nội địa. Có thể


nói, vùng ven biển là vùng có nhiều lợi thế hơn hẳn các vùng khác để phát triển kinh tế nhanh.



Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các vùng sâu


trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả năng



chuyển tải hàng hố xuất, nhập khẩu tới mọi miền của Tổ quốc, đồng thời thu hút cả vùng Tây Nam Trung


Quốc, Lào, Đông Bắc Thái Lan và Campuchia.



</div>
<span class='text_page_counter'>(39)</span><div class='page_container' data-page=39>

<b>2. Tiềm năng tài nguyên biển</b>



Biển có ý nghĩa to lớn để nước ta phát triển, mở cửa giao lưu với quốc tế và ngày càng có vai trị lớn trong


tương lai. Kết quả thăm dò, khảo sát đến nay cho thấy, tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được


coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát


triển của đất nước. Dọc bờ biển có một số trung tâm đơ thị lớn, có trên l00 địa điểm có thể xây dựng cảng,


trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn (kể cả cấp trung chuyển quốc tế); có


nhiều đảo có giá trị kinh tế cao; có nhiều bãi biển lớn và nhỏ, cảnh quan đẹp, trong đó, có những bãi biển đủ


tiêu chuẩn quốc tế để phát triển các loại hình du lịch biển. Ngồi ra, ven bờ biển có nhiều khống sản quan


trọng phục vụ phát triển công nghiệp như than, sắt, titan, cát thuỷ tinh, các loại vật liệu xây dựng khác và


khoảng 5 - 6 vạn ha ruộng muối biển.



Vùng ven biển Việt Nam có dân cư tập trung khá đông đúc, với khoảng hơn 25 triệu người, bằng gần 31%


dân số cả nước và khoảng hơn 13 triệu lao động (năm 2005). Dự báo đến năm 20l0, dân số vùng ven biển


khoảng gần 27 triệu người, trong đó lao động gần 18 triệu người; năm 2020, dân số khoảng trên 30 triệu


người, trong đó, lao động khoảng gần l9 triệu người.



<b>3. Những thành tựu chủ yếu về phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam</b>



Sự phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới vừa qua đã có bước chuyển


biến đáng kể và đạt được những thành tựu quan trọng.



<i>(1) Các ngành và địa phương đã tích cực xây dựng nhiều chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh </i>


<i>vực liên quan đến biển. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chấp hành Chỉ thị 399/TTg của Thủ tướng Chính</i>


phủ, các ngành, các địa phương đã tiến hành quy hoạch, trong đó, rõ nhất là quy hoạch tổng thể phát triển


ngành thuỷ sản đến năm 2010, các quy hoạch chuyên ngành thuỷ sản (khai thác xa bờ, nuôi tôm và hải sản ở


các vùng đồng bằng sông Hồng, miền Trung, đồng bằng sông Cửu Long, thuỷ lợi phục vụ nuôi trồng thuỷ sản



ở bán đảo Cà Mau, quy hoạch thông tin cứu nạn ngành thuỷ sản...); chiến lược phát triển ngành dầu khí; quy


hoạch phát triển ngành tàu thuỷ; các quy hoạch về phát triển cảng, tìm kiếm cứu nạn, v.v... Đến nay, các tỉnh


ven biển đều có quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, trong đó, có nội dung định hướng phát triển các


ngành, lĩnh vực về biển. Ngoài ra, đã tiến hành một số quy hoạch liên quan đến phát triển kinh tế biển như


quy hoạch phát triển các đảo Phú Quốc, Phú Quý, Côn Đảo; quy hoạch phát triển một số khu kinh tế ven biển


như Vân Phong, Cam Ranh, Chân Mây, Chu Lai, Nhơn Hội…



<i>(2) Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển tăng lên, cơ cấu ngành, nghề có thay đổi cùng với sự xuất hiện </i>


<i>ngành kinh tế mới như khai thác dầu khí, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn... Năm 2000, GDP của kinh tế biển và </i>


vùng ven bằng 47% GDP cả nước. Năm 2005, GDP của kinh tế biển và vùng ven biển bằng hơn 48% GDP cả


nước, trong đó, GDP của kinh tế biển chiếm khoảng gần 22% tổng GDP cả nước.



Trong các ngành kinh tế biển, đóng góp của ngành kinh tế diễn ra trên biển chiếm tới 98%, trong đó, khai thác


dầu khí chiếm 64%; hải sản 14%; hàng hải (vận tải biển và dịch vụ cảng biển) 11%; du lịch biển trên 9%. Các


ngành kinh tế có liên quan trực tiếp tới khai thác biển như đóng và sửa chữa tàu biển, chế biến dầu khí, chế


biến thuỷ, hải sản, thơng tin liên lạc, v.v... bước đầu phát triển.



Nhiều ngành kinh tế biển phát triển mạnh so với thời điểm trước năm 1993 (năm có Chỉ thị số 03 của Bộ


Chính trị về phát triển kinh tế biển). Ví dụ, năm 2005 ngành dầu khí đã khai thác 18,6 triệu tấn dầu thơ và 6,6


tỉ m3 khí. Sản lượng khai thác hải sản năm 2005 đạt 1,8 triệu tấn. Ngành du lịch biển cũng phát triển mạnh,


thu hút hàng năm 73% số lượt khách du lịch quốc tế trong cả nước, đạt tốc độ tăng bình quân gần 13%/năm.


<i>(3) Vùng biển và ven biển có đóng góp lớn vào xuất khẩu, thu ngoại tệ. Năm 2005, ngành dầu khí đã đóng góp</i>


trên 7 tỉ USD cho xuất khẩu, tăng hơn năm 2004 gần 1,33 tỉ USD; nộp ngân sách nhà nước trên 50.000 tỉ


đồng, tăng 1.850 tỉ đồng so với năm 2004. Hải sản xuất khẩu chính ngạch (gồm cả đánh bắt hải sản và nuôi


trồng) năm 2005 đạt hơn 2,6 tỉ USD. Các ngành khác như vận tải biển, đóng sửa chữa tàu biển, xuất khẩu


thuyền viên, v.v... đã đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước.



<i>(4) Công tác điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển đã được quan tâm tốt hơn. Hiện nay, các </i>


kết quả điều tra nghiên cứu về biển đã cung cấp được sự hiểu biết khái quát về các đặc trưng về điều kiện tự


nhiên chủ yếu của biển. Hệ thống pháp luật, các quy phạm về công tác điều tra tài nguyên, quản lý môi trường



biển đã được xây dựng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(40)</span><div class='page_container' data-page=40>

(vùng biển phía Nam) và Rạch Giá, Cà Mau, khu kinh tế đảo Phú Quốc (vùng biển phía Tây Nam). Đây là


những khu vực đã có sự phát triển tổng hợp các ngành, nghề biển như hậu cần nghề cá; công nghiệp gắn với


cảng; cảng biển và vận tải biển, du lịch biển, nghiên cứu khoa học về biển, v.v...



<i>(6) Đã có bước phát triển mới ở một số hải đảo. Hiện nay, ở những đảo có điều kiện phát triển đều có dân cư, </i>


kết cấu hạ tầng được tăng lên rõ rệt nhờ nguồn vốn Biển Đơng - hải đảo (hình thành hệ thống giao thơng trên


đảo, nhiều đảo gần bờ có điện lưới, các đảo xa bờ có máy phát điện, một số đảo sử dụng điện mặt trời, trên


các đảo đã xây dựng các cơ sở cung cấp nước ngọt). Vai trò kinh tế của các đảo tăng lên rõ rệt, nhiều đảo đã


phát triển mạnh nghề cá, đặc biệt là đánh bắt xa bờ, phát triển du lịch, bảo vệ và phát triển rừng, v.v. Tương


lai có nhiều đảo như Vân Đồn, Cát Hải, Côn Đảo, Phú Quốc... sẽ phát triển thành những trung tâm để ra biển.


<i>(7) Công tác đối ngoại đã đạt được một số kết quả quan trọng. Cho đến nay, ta đã ký một số thỏa thuận trên </i>


biển với các nước láng giềng: Hiệp định vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia (l982), Thỏa thuận khai


thác chung vùng chồng lấn thềm lục địa Việt Nam - Malaixia (l992), Hiệp định về phân định ranh giới biển


Việt Nam - Thái Lan (l997), Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong


Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam - Trung Quốc (2004) và Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - Inđônêxia


(2003). Ngoài ra, ta cũng mở diễn đàn trao đổi về vấn đề chủ quyền hai quần đảo với Philippin (1995), Trung


Quốc (1995) và Malaixia, tham gia ký kết các văn kiện mang tính chất khu vực về Biển Đông, triển khai một


số dự án hợp tác song phương và đa phương với các nước liên quan, trong đó có dự án nghiên cứu khoa học


biển Việt Nam - Philippin (JOMSRE).



<i>(8) Quốc phòng, an ninh trên biển được bảo đảm. Đã đàm phán giải quyết phân định ranh giới về biển giữa </i>


nước ta với một số nước có biển trong khu vực; các lực lượng an ninh đã thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý và


bảo vệ chủ quyền trên biển. Ý thức bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển của người dân được nâng lên rõ rệt./.



<b>Biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN</b>



Biển Đông là tuyến hàng hải quan trọng thông thương giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Hầu hết các


nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đều có các hoạt động thương mại hàng hải rất mạnh mẽ trên



Biển Đông. Cho nên, Biển Đông được coi là con đường huyết mạch chiến lược để giao thông thương mại và


vận chuyển quân sự quốc tế. Trong 10 tuyến đường biển quốc tế lớn nhất thế giới hiện nay, có 5 tuyến đi qua


Biển Đơng hoặc có liên quan đến Biển Đông. Trong lịch sử, Biển Đông nhiều lần là trọng điểm của những


cuộc tranh chấp quốc tế gay go, quyết liệt. Ngay từ thế kỷ XIV - XV, Tây Ban Nha đã tới đây tranh giành


những vùng đất màu mỡ ở Philippin, Inđônêxia. Đầu thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XVIII là đế quốc Hà Lan;


thế kỷ XIX, XX là Pháp, Nhật, Mỹ lần l¬ượt bành trướng, xâm chiếm hoặc gây chiến tranh chống một số


nư¬ớc quanh khu vực Biển Đơng. Do quá trình lịch sử tồn tại hơn một trăm năm nay, cùng với sự phát triển


của luật pháp quốc tế về biển và đặc điểm địa lý của Biển Đơng, nên giữa các n¬ước trong khu vực cịn tồn tại


một số vấn đề tranh chấp hoặc chư¬a thống nhất cần đ¬ược giải quyết trên các vùng biển và thềm lục địa. Đặc


biệt, từ nửa cuối thế kỷ XX đến nay, cuộc chạy đua tìm kiếm, khai thác dầu lửa và các nguồn nguyên liệu


chiến lược ở Biển Đông càng làm cho vấn đề tranh chấp chủ quyền ở đây thêm gay gắt và phức tạp.


Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình Dư¬ơng, có diện tích khoảng


3.448.000 km2, đ¬ược bao bọc bởi 10 nư¬ớc và vùng lãnh thổ (Việt Nam, Trung Quốc, Malaixia, Inđônêxia,


Philippin, Brunây, Thái Lan, Cămpuchia, Xinhgapo và Đài Loan); là một trong 6 biển lớn nhất của thế giới,


có vị trí quan trọng của cả khu vực và thế giới.



Với bờ biển dài khoảng 3.260 km, trải dài trên 13 vĩ độ, có tỷ lệ chiều dài đư¬ờng biển trên diện tích đất liền


cao nhất Đông Nam Á và đứng thứ 27/157 nước có biển trên thế giới (trung bình của thế giới là 600 km2 đất


liền/1 km bờ biển, Việt Nam là 100 km2 đất liền/1 km bờ biển). Biển nư¬ớc ta có khoảng 3.000 hịn đảo lớn


nhỏ xa bờ, gần bờ và hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đảo ven bờ chủ yếu nằm ở Vịnh Bắc Bộ; đảo nổi


của nước ta có diện tích khoảng 1.700 km2, trong đó có 3 đảo diện tích lớn hơn 100 km2 (Phú Quốc, Cái Bầu,


Cát Bà), có 23 đảo diện tích lớn hơn 10 km2, có 82 đảo diện tích lớn hơn 1 km2 và khoảng trên 1.400 hịn đảo


chư¬a có tên.



Theo Cơng ư¬ớc của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì n¬ước Việt Nam ngày nay khơng chỉ có phần


lục địa "hình chữ S" mà cịn có cả vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đơng,


gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Biển, đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ


quốc, cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta.



</div>
<span class='text_page_counter'>(41)</span><div class='page_container' data-page=41>

đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên. Nét độc đáo của vị trí địa lý vùng biển



nước ta ở chỗ: đây là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, văn hoá lớn trên thế giới. Thời kỳ


chiến tranh “lạnh” và chiến tranh “nóng”, đây là nơi tập trung các mâu thuẫn của thời đại. Trong tình hình


hiện nay, đây là nơi có sự phát triển hồ bình, hội nhập và ổn định ở khu vực, nơi hội tụ nhiều cơ hội của phát


triển. Tuy nhiên, ở đây vẫn còn tồn tại tranh chấp chủ quyền biển, đảo, là nhân tố - nguy cơ gây mất ổn định,


khó lường. Điều này ln đặt ra những khó khăn thách thức, cũng như những thuận lợi đối với sự phát triển


kinh tế - xã hội của nước ta.



<b>Về kinh tế, chính trị - xã hội,</b>

biển Việt Nam có tiềm năng tài nguyên phong phú, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt


và các nguyên liệu chiến lược khác, đảm bảo cho an ninh năng lượng quốc gia, cho đất nước tự chủ hơn trong


phát triển kinh tế trong bối cảnh hiện nay. Cùng với đất liền, vùng biển nước ta nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông


Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo, một khu vực giàu tài nguyên thiên nhiên, một thị trường có sức mua


khá lớn, một vùng kinh tế nhiều thập kỷ phát triển năng động. Đó là nơi rất hấp dẫn các thế lực đế quốc, bành


trướng nhiều tham vọng và cũng là nơi rất nhạy cảm trước các biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.


Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều triển vọng khai thác nguồn khống sản


này. Tổng trữ lượng dầu khí ở biển Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Hiện nay chúng ta đang


khai thác mỏ Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Ruby, Rạng Đông, Sư Tử Đen..., đã phát hiện được trên 20 vị trí có


tích tụ dầu khí. Tuy mới ra đời, nhưng ngành dầu khí của ta đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi


nhọn, có tiềm lực kỹ thuật, vật chất lớn và hiện đại nhất trong những ngành khai thác biển; đồng thời cũng là


một trong những ngành xuất khẩu và thu nhiều ngoại tệ nhất cho đất nước. Ngành công nghiệp khai thác dầu


khí phát triển kéo theo sự phát triển của một số ngành khác như cơng nghiệp hố dầu, giao thông vận tải,


thương mại trong nước và khu vực. Năm 2004, ngành Dầu khí đã đóng góp 30% ngân sách quốc gia, góp


phần bảo đảm an ninh năng lượng và tăng sản phẩm cho xã hội, tăng đáng kể tổng sản phẩm quốc nội (GDP)


của đất nước. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển so với GDP cả nước năm 2003 là 39,67%, năm 2004 là


39,81%, năm 2005 là 39,16%; Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 xác định: phấn đấu đến năm 2020


kinh tế biển và ven biển đóng góp khoảng 53 - 55% tổng GDP cả nước. Ngồi dầu mỏ, biển Việt Nam cịn có


nhiều mỏ sa khống và cát thủy tinh có trữ lượng khai thác công nghiệp và làm vật liệu xây dựng... Tiềm năng


về khí - điện - đạm và năng lượng biển cũng rất lớn như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, thủy triều, sóng


và cả thủy nhiệt.



Biển Việt Nam nằm ở vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới, giữ một



vai trị rất lớn trong vận chuyển lưu thơng hàng hóa thương mại phục vụ đắc lực cho xây dựng nền kinh tế của


nước ta cũng như các nước quanh bờ Biển Đông. Biển Việt Nam nối thông với nhiều hướng, từ các hải cảng


ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi;


qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua


các eo biển giữa Philippin, Inđơnêxia, Xinhgapo đến Ơxtrâylia và Niu Di Lân... Đây là điều kiện rất thuận lợi


để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các


nước khác trong khu vực và trên thế giới.



Hệ thống cảng của nước ta gồm cảng biển và cảng sông với khoảng trên 90 cảng lớn nhỏ; những cảng lớn chủ


yếu nằm ở ranh giới châu thổ thuỷ triều và châu thổ bồi tụ, nên tàu ra vào cảng phải đi theo luồng lạch và phụ


thuộc vào mức nước thuỷ triều. Ven biển miền Trung có nhiều vụng, vịnh nước rất sâu, có điều kiện thuận lợi


để phát triển cảng biển, trong đó có các cảng trung chuyển côngtenơ tầm cỡ quốc tế; đồng thời cũng rất thuận


lợi để xây dựng các cơ sở đóng tàu quy mơ lớn, cũng như xây dựng đội thương thuyền đủ mạnh để buôn bán


trên thế giới. Sự hình thành mạng lưới cảng biển cùng với các tuyến đường bộ, đường sắt ven biển vươn tới


các vùng sâu trong nội địa, đến các tuyến đường xuyên Á cho phép vùng biển và ven biển nước ta có khả


năng chuyển tải hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu qua mọi miền của Tổ quốc và ra nước ngoài, đến Trung


Quốc, Lào, Thái Lan và Campuchia, góp phần thúc đẩy cực tăng trưởng mới về kinh tế trong khuôn khổ Khu


vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.



</div>
<span class='text_page_counter'>(42)</span><div class='page_container' data-page=42>

Biển nước ta chủ yếu là vùng biển nhiệt đới mang tính chất địa phương, có tính chất riêng về nhiều mặt như


khí tượng - hải văn, chế độ thủy triều.... Hiện tượng nổi bật là sự xuất hiện vùng nước trồi - một vùng sinh thái


đặc biệt phong phú, đa dạng và là nơi tập trung nhiều loài sinh vật biển. Nguồn lợi hải sản của biển nước ta


được đánh giá vào loại phong phú trong khu vực. Tổng trữ lượng hải sản khoảng 3,9 - 4,0 triệu tấn/năm, cho


phép hàng năm khai thác 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ khoảng 500 nghìn tấn, cịn lại là vùng xa


bờ; cá biển chiếm 95,5%, cịn lại là mực, tơm... Biển nước ta có trên 2.000 lồi cá, trong đó có khoảng 100


lồi có giá trị kinh tế như : trích, thu, ngừ, bạc má, hồng...; hơn 1.600 lồi giáp xác (trong đó có tới 70 lồi


tơm), hơn 2.500 lồi nhuyễn thể; hơn 600 lồi rong biển ... Diện tích tiềm năng nuôi trồng thủy sản của nước


ta khoảng 2 triệu héc-ta (thực tế năm 2001 mới sử dụng 755.000 ha mặt nước), bao gồm 3 loại hình mặt nước


đó là nước ngọt, nước lợ và vùng nước mặn ven bờ, có thể ni trồng các loại đặc sản như tơm, cua, rong câu,


ni cá lồng... Ngồi ra, vùng biển nước ta cịn có các loại động vật q khác như đồi mồi, rắn biển, chim



biển, thú biển. Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng, không chỉ cung cấp thực phẩm,


nguồn dinh dưỡng hàng ngày cho nhân dân (chiếm 50% lượng đạm động vật trong thành phần dinh dưỡng),


mà còn tạo nguồn xuất khẩu lớn.



Tiềm năng nguồn lợi hải sản của nước ta rất lớn nhưng khả năng khai thác còn hạn chế: chỉ mới tập trung khai


thác ở ven bờ gây nên sự mất cân đối làm cho nguồn hải sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt. Để khai thác


được nguồn lợi hải sản xa bờ có hiệu quả, từ năm 1997, Nhà nước ta đã có chủ trương và cung cấp vốn ưu đãi


cho việc đóng tàu, mua sắm trang bị đánh bắt xa bờ, đồng thời cũng ban hành một số cơ chế chính sách ưu đãi


nhằm đẩy mạnh chương trình khai thác hải sản ở các vùng biển xa bờ.



Ngoài ra, nước ta cịn có rất nhiều lợi thế về du lịch biển. Với nhiều trung tâm du lịch biển quan trọng có vị trí


địa lý thuận lợi, nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á như Vũng Tàu, Nha Trang, Đà Nẵng, Huế, Hải


Phịng, Quảng Ninh... có đủ các điều kiện và khả năng để trở thành những tụ điểm về du lịch biển. Vùng biển


nước ta có điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nhiều loại hình du lịch. Phần


lục địa với các hình đồi, núi, đồng bằng đa dạng làm tôn lên vẻ đẹp của hàng chục bãi tắm tốt, cùng với mặt


nước, đáy biển và hải đảo tạo nên nhiều danh lam thắng cảnh, hang động kỳ thú, sơn thủy hữu tình. Khí hậu


nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho việc tổ chức du lịch biển quanh năm, đặc biệt là ở các tỉnh ven biển từ Quảng


Nam - Đà Nẵng trở vào. Các thảm thực vật phong phú, các nguồn nước khoáng, các loại động vật quý hiếm,


tạo sức hấp dẫn thu hút khách du lịch nghỉ dưỡng, tham quan, thể thao, chữa bệnh... Trong các năm 1993 -


1997, khách du lịch nội địa tăng từ 2,5 triệu lên 8,5 triệu lượt; từ sau năm 2002 đến nay, mỗi năm thu hút trên


10 triệu lượt khách nội địa và khoảng 4 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có 50 - 60% khách du


lịch biển.



Biển Việt Nam còn là địa bàn quan trọng để phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay có trên 31% dân số cả nước


sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển. Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa,


nhất là các thành phố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua. Khu vực ven biển


cũng là nơi tập trung các trung tâm cơng nghiệp lớn, có nhiều sân bay, cảng biển quan trọng, các căn cứ hải


quân, kho tàng, các công trình kinh tế - quốc phịng khác. Các tỉnh, thành phố ven biển có các cảng, cơ sở sửa


chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối... thu hút hơn 13 triệu lao động, giải quyết cơng ăn


việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng.




<b>Về quốc phòng - an ninh.</b>

Biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng


- an ninh của đất nước. Với một vùng biển rộng lớn, bờ biển dài, địa hình bờ biển quanh co, khúc khuỷu, có


nhiều dãy núi chạy lan ra biển, chiều ngang đất liền có nơi chỉ rộng khoảng 50 km (tỉnh Quảng Bình), nên


việc phịng thủ từ hướng biển ln mang tính chiến lược. Mạng lưới sơng ngịi chằng chịt chảy qua các miền


của đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc, cắt ngang các tuyến giao thông chiến lược Bắc - Nam. Ở


nhiều nơi, núi chạy lan ra sát biển, tạo thành những địa hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ


biển bằng phẳng, thuận tiện cho việc trú đậu tàu thuyền và chuyển quân bằng đường biển. Hệ thống quần đảo


và đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền ven biển thuận lợi cho việc xây dựng các căn cứ quân sự,


điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, hình thành tuyến phịng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí chiến


lược hợp thế trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước


ta. Đồng thời, đây cũng là những lợi thế để bố trí các lực lượng, vũ khí trang bị kỹ thuật của các lực lượng


hoạt động trên biển, ven biển phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trên bờ, tạo thành thế liên hoàn biển -


đảo - bờ trong thế trận phòng thủ khu vực.



</div>
<span class='text_page_counter'>(43)</span><div class='page_container' data-page=43>

với Ấn Độ Dương. Sử dụng đường biển sẽ có nhiều thuận lợi trong việc cơ động chuyển quân và tiếp tế hậu


cần, sử dụng vũ khí công nghệ cao từ xa, tận dụng được yếu tố bất ngờ. Ngồi tiềm năng về dầu khí, phát triển


cảng biển và vận tải biển, tài nguyên du lịch, thủy sản, khoáng sản và nguồn lực lao động , biển còn là chiến


trường rộng lớn để ta triển khai thế trận quốc phịng tồn dân - thế trận an ninh nhân dân trên biển để phòng


thủ bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn trật tự an ninh từ xa đến gần, trong đó có các khu vực biển trọng điểm như Vịnh


Bắc Bộ; vùng biển quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa; khu dịch vụ kinh tế và kỹ thuật dầu khí DK1,


DK2; vùng biển Tây Nam.



<b>Về mặt pháp lý - chính trị,</b>

Quốc hội nước ta đã phê chuẩn Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982


vào ngày 23/6/1994. Công ước này bắt đầu có hiệu lực từ ngày 16/11/1994. Nhà nước ta đã chính thức hóa cơ


sở pháp lý quốc tế về phạm vi các vùng biển và thềm lục địa, tạo cơ sở pháp lý vững chắc trong cuộc đấu


tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển và thềm lục địa, bảo vệ lợi ích quốc gia trên các vùng biển, đảo. Đồng thời,


thể hiện quyết tâm của Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế xây dựng một trật tự pháp lý cơng bằng, khuyến


khích sự phát triển và hợp tác trên biển. Ngày 18/12/2003, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số


161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển gồm 5 chương, 37 điều - quy định hoạt động của người,



tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài trong khu vực biên giới biển nhằm quản lý, bảo vệ biên giới quốc


gia trên biển, duy trì an ninh trật tự an toàn xã hội trong khu vực biên giới biển.



Trước nguy cơ cạn kiệt dần tài nguyên trên đất liền, sự bùng nổ dân số chưa kiểm soát được và sự ô nhiễm


môi trường ngày càng trầm trọng, việc quan tâm đến khai thác sử dụng biển hợp lý kết hợp chặt chẽ với bảo


vệ quốc phòng - an ninh trên biển và bảo vệ môi trường biển để phát triển bền vững có ý nghĩa cực kỳ quan


trọng. Những năm gần đây, Nhà nước ta tổ chức tốt việc khai thác biển, đặc biệt là dầu khí, hải sản, giao


thơng vận tải phục vụ quốc kế dân sinh. Nhưng Biển Đông hiện là nơi đang tồn tại những mâu thuẫn kinh tế -


chính trị của thế giới - một trong các “điểm nóng’’ của thế giới; tập trung những mặt đối lập, thuận lợi và khó


khăn, hợp tác và đấu tranh, hịa bình và nguy cơ mất ổn định, dễ gây ra xung đột vũ trang. Một trong những


vấn đề đó là tồn tại tranh chấp biển, đảo giữa các nước và vùng lãnh thổ xung quanh Biển Đông; tạo nên tranh


chấp đa ph¬ương và song phương, chứa đựng các mâu thuẫn cả về quốc phịng, kinh tế và đối ngoại... Có lúc


các tranh chấp này trở nên quyết liệt, là một trong những yếu tố gây bất ổn định khó lường... Nguy cơ xâm lấn


biển, đảo và hoạt động trái phép ngày một gia tăng.



Hàng ngày có hàng trăm tàu thuyền, máy bay nước ngoài xâm phạm vùng biển và vùng trời trên biển của ta


dưới nhiều hình thức như khai thác hải sản, thăm dò, nghiên cứu biển, đặt giàn khoan, buôn lậu, vi phạm pháp


luật trên biển; thậm chí có nước cịn có động thái mới nhằm đẩy mạnh tốc độ độc chiếm Biển Đông. Sự thay


đổi chiến lược của các nước trên thế giới, nhất là các nước lớn và sự thay đổi căn bản cục diện ở Đông Nam


Á, những tranh chấp biển và động thái mới nói trên đặt ra tình hình hình căng thẳng trên khu vực Biển Đơng;


đặt chúng ta trước tình thế phải khẩn trương đổi mới mạnh mẽ tư duy chiến lược trên nhiều bình diện khác


nhau, trong đó có chiến lược quốc phịng - an ninh trên biển và chiến lược phát triển kinh tế biển...



</div>
<span class='text_page_counter'>(44)</span><div class='page_container' data-page=44></div>
<span class='text_page_counter'>(45)</span><div class='page_container' data-page=45>

<b>HIỆP ĐỊNH PHÂN ĐỊNH VỊNH BẮC BỘ</b>
<b>GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC</b>


Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng, có chung đường biên giới. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử quan
hệ giữa hai nước và với sự phát triển của luật biển quốc tế, giữa hai nước tồn tại ba vấn đề biên giới lãnh thổ phải giải
quyết là vấn đề biên giới trên đất liền, vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ và vấn đề trên Biển Đông (vấn đề hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa và phân định biển trên Biển Đông). Tiếp theo việc hai nước ký Hiệp ước về biên giới trên đất


liền năm 1999, trong năm 2000, năm cuối cùng của thế kỷ XX, hai nước cũng đã hồn tất q trình đàm phán kéo dài
27 năm từ năm 1974 và ký kết được Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa trong
vịnh Bắc Bộ, cũng như Hiệp định về hợp tác nghề cá trong vịnh giữa hai nước. Đây là những hiệp định quan trọng, có ý
nghĩa lịch sử.


<b>I. Kết quả phân định và nội dung Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ</b>



1. Các nội dung và yếu tố liên quan đến phân định


a) Các nội dung phân định:



- Phân định lãnh hải của hai nước;


- Phân định vùng đặc quyền kinh tế;


- Phân định thềm lục địa


b) Các yếu tố liên quan:



- Quyết tâm chính trị của hai nước giải quyết vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ: Nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao
hai nước là giải quyết xong vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ trong năm 2000 (thoả thuận trong các chuyến đi thăm Trung
Quốc của Tổng Bí thư Đỗ Mười năm 1997 và Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu năm 1999).


- Vấn đề phân định vịnh Bắc Bộ, dù thoả thuận như thế nào cũng phải bảo đảm nguyên tắc công bằng, phù hợp với
luật pháp và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước Luật biển năm 1982.


- Điều kiện cụ thể và hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, trong đó chủ yếu là điều kiện địa lý tự nhiên.


- Các lợi ích thực chất gắn với nội dung phân định như: diện tích vùng biển phân định được hưởng (hoặc vấn đề lãnh
thổ đảo, nếu có); quyền chủ quyền đối với tài nguyên dầu khí, hải sản; chế độ đi lại trên biển và sông biên giới.



- Đồng thời, giải pháp phân định cần đạt được trên cơ sở thông cảm nhân nhượng lẫn nhau, cơng bằng và hợp tình,
hợp lý.


c) Quan điểm và lập trường chính của mỗi bên



Trong q trình đàm phán, hai bên tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản như sau:


* Về tỷ lệ phân chia diện tích tổng thể vịnh Bắc Bộ:



- Quan điểm cơ bản của phía Trung Quốc là, do điều kiện "địa lý chính trị" của vịnh Bắc Bộ giữa hai nước là đại để đối
đẳng nên kết quả phân chia diện tích vịnh giữa hai nước phải "đại thể bằng nhau", phía Việt Nam có thể hơn một ít
nhưng chênh lệch khơng nhiều. "Đại để bằng nhau" chính là kết quả phân định" công bằng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(46)</span><div class='page_container' data-page=46>

- Quan điểm của Việt Nam là cần căn cứ luật pháp và thực tiễn quốc tế, hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ để
phân định nhằm tìm kiếm một giải pháp cơng bằng. Tỷ lệ diện tích là hệ quả, khơng phải là tiền đề của việc phân định,
công bằng không đồng nghĩa với "chia đôi".


Ta đề nghị dùng phương pháp đường trung tuyến, là phương pháp phổ biến trong thực tiễn quốc tế, có tính đến hiệu
lực của tất cả các đảo, đặc biệt là đảo Bạch Long Vĩ, có sự điều chỉnh cần thiết theo hiệu lực pháp lý và sự quan tâm
của mỗi bên.


- Vùng chồng lấn ban đầu của hai bên chiếm khoảng 13% diện tích Vịnh.


* Hiệu lực của đảo, trong đó có đảo Bạch Long Vĩ:



- Phía Trung Quốc khơng muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định, đảo Bạch Long Vĩ chỉ có vành đai lãnh
hải 12 hải lý (vì mục đích này, họ cũng khơng cho các đảo của họ có hiệu lực, trừ Hải Nam được coi là lục địa).


Đối với đảo Bạch Long Vĩ, phía Trung Quốc thừa nhận chủ quyền của Việt Nam đối với đảo Bạch Long Vĩ nhưng cho
rằng nếu cho đảo có hiệu lực, sẽ làm đường phân định đi lệch quá nhiều về phía Trung Quốc, dẫn đến kết quả khơng


cơng bằng.


- Phía Việt Nam muốn các đảo Việt Nam có hiệu lực trong phân định. Tuy nhiên, căn cứ vào thực tiễn quốc tế, Việt
Nam đề nghị đảo Bạch Long Vĩ của Việt Nam nhất thiết phải có hiệu lực nhất định trong phân định, việc xem xét hiệu
lực của đảo phải căn cứ vào Công ước 1982 và thực tiễn quốc tế nhằm bảo đảm giải pháp phân định công bằng.


* Về đường đóng cửa Vịnh:



- Căn cứ vào hiệu lực pháp lý của đảo, ta đề nghị đường đóng cửa Vịnh là đường thẳng nối đảo Cồn Cỏ (Việt Nam và
Mũi Oanh Ca (Trung Quốc). Trên cơ sỏ đó xác định điểm biên giới ở cửa Vịnh.


- Phía Trung Quốc đề nghị khơng tính đảo Cồn Cỏ vào phạm vi Vịnh mà lấy đường thẳng nối Mũi Lay (Việt Nam) với
Mũi Oanh Ca (Trung Quốc).


- Hai bên có sự khác nhau khoảng 13 hải lý.


* Về nghề cá:


- Việt Nam đề nghị hai bên phân định rạch ròi ranh giới vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước trong Vịnh, trên cơ sở đó
giải quyết tiếp vấn đề hợp tác nghề cá. Vấn đề đánh cá là vấn đề thuộc lĩnh vực kinh tế - kỹ thuật, phụ thuộc nhiều vào
yếu tố tài nguyên, môi trường nên không thể gắn vào Hiệp định phân định là vấn đề lâu dài về biên giới.


- Phía Trung Quốc nêu nguồn tài nguyên sinh vật trong vịnh Bắc Bộ là chung, có tính chuyển dịch, không thể chia cắt.
Từ lâu ngư dân hai nước đều cùng đánh bắt trong Vịnh. Vịnh Bắc Bộ là ngư trường đánh cá truyền thống của cả ngư
dân hai nước. Khi phân định cần bảo đảm "quyền đánh cá truyền thống" của ngư dân Trung Quốc trong vùng đánh cá
truyền thống ở Vịnh. Nếu không bảo đảm quyền đánh cá của ngư dân Trung Quốc thì sẽ khơng thể phân định. Vấn đề
quyền đánh cá liên quan trực tiếp đến sự sinh sống của nhiều ngư dân Trung Quốc. Trong quá khứ, hai bên đã ký các
Hiệp định hợp tác đánh cá. Phía Trung Quốc muốn đưa vấn đề nghề cá vào trong Hiệp định phân định.


* Vấn đề Tổng đồ phân định vịnh Bắc Bộ và bản đồ chun đề cửa sơng Bắc Ln:



- Để có thể xác định đường phương án phân định, hai bên phải thống nhất một bản đồ chung. Hai bên không đồng ý sử
dụng bản đồ nước thứ ba cũng như bản đồ đơn phương của mỗi bên nên đã đồng ý cùng nhau thiết lập một bản đồ
chung. Vấn đề nổi lên trong việc thành lập bản đồ chung là phương pháp thiết lập bao gồm đo sâu, bay chụp và đo
khống chế mặt đất và vấn đề thể hiện đường bờ biển trên tổng đồ.


- Hai bên thống nhất lập tổng đồ vịnh Bắc Bộ phục vụ phân định tỷ lệ 1/500.000 theo phương pháp bay chụp và đo
khống chế mặt đất, thể hiện đồng thời hai đường bờ thấp và cao trên tổng đồ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(47)</span><div class='page_container' data-page=47>

cửa sông biên giới phục vụ phân định, hai bên đồng ý cùng đo đạc và lập bản đồ chuyên đề khu vực cửa sông Bắc
Luân tỷ lệ 1/10.000.


2. Kết quả đàm phán và nội dung Hiệp định phân định



Căn cứ vào Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, các nguyên tắc luật pháp và thực tiễn quốc tế được
công nhận rộng rãi, trên cơ sở suy xét đầy đủ mọi hoàn cảnh hữu quan trong vịnh Bắc Bộ, theo nguyên tắc công bằng,
qua thương lượng hữu nghị, hai bên đã đi đến ký kết Hiệp định phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục
địa giữa hai nước bao gồm 11 điều khoản với các nội dung cụ thể như sau:


(1) Hai bên khẳng định các nguyên tắc chỉ đạo công tác phân định là tơn trọng độc lập, chủ quyền và tồn vẹn lãnh thổ
của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào cơng việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn
tại hồ bình; củng cố và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu nghị truyền thống giữa hai nước, giữ gìn sự ổn định và
thúc đẩy sự phát triển của vịnh Bắc Bộ; thông cảm, nhân nhượng lẫn nhau, hiệp thương hữu nghị, giải quyết một cách
công bằng hợp lý.


(2) Hai bên xác định phạm vi phân định vịnh Bắc Bộ:


- Trong Hiệp định này, vịnh Bắc Bộ là Vịnh nửa kín được bao bọc ở phía Bắc là bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước
Việt Nam và Trung Quốc, phía Đơng là bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây là bờ biển
đất liền Việt Nam và giới hạn phía Nam là đoạn đường thẳng nối liền từ điểm nhơ ra nhất của mép ngồi cùng của mũi


Oanh Ca, đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18030'19'' Bắc, kinh tuyến 108041'17'' Đông, qua
đảo Cồn Cỏ đến một điểm trên bờ biển của Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16057'40'' Bắc và kinh tuyến
107008'42'' Đông.


- Đường đóng cửa sơng Bắc Ln là đường nối hai điểm nhô ra nhất của cửa sông tự nhiên trên bờ sông hai nước, tại
ngấn nước triều thấp nhất;


- Qua đàm phán, phía Trung Quốc đồng ý với đề nghị của ta là đường đóng cửa Vịnh ở phía Nam là đường thẳng nối
mũi Oanh Ca (Trung Quốc) qua đảo Cồn Cỏ và cắt thẳng vào một điểm trên bờ biển Việt Nam.


(3) Xác định đường biên giới lãnh hải và ranh giới đơn nhất cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai
nước trong vịnh Bắc Bộ:


- Hai bên đồng ý xác định đường phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh
Bắc Bộ bằng 21 điểm có toạ độ địa lý xác định, nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.


- Đường phân định từ điểm số 1 đến điểm số 9 quy định tại Điều II của Hiệp định là biên giới lãnh hải của hai nước
trong Vịnh Bắc Bộ. Mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới lãnh hải của hai nước phân định vùng trời, đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải hai nước.


- Đường phân định từ điểm số 9 đến điểm số 21 là ranh giới giữa vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước
trong vịnh Bắc Bộ.


- Đường biên giới này đi cách đảo Bạch Long Vĩ điểm gần nhất về phía Đông là 15 hải lý, dành cho đảo khoảng 25%
hiệu lực. Đảo Cồn Cỏ được tính 50% hiệu lực trong phân định vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Bãi Bạch Tô
Nham (Trung Quốc) và các đảo Chàng Đơng, Chàng Tây (Việt Nam) có hiệu lực nhất định trong phân định lãnh hải.


Theo đường phân định, phía Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích vịnh, phía Trung Quốc được 46,77% diện tích,
Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46% diện tích Vịnh, tức là khoảng 8.205 km2 biển. Căn cứ vào việc áp dụng nguyên tắc
công bằng trong phân định và tiến hành đánh giá tính tỷ lệ giữa bờ biển của hai nước (tỷ số là 1,1:1) với tỷ lệ diện tích


được hưởng (tỷ số là 1,135:1), có thể nhận thấy rằng đường phân định trong vịnh Bắc Bộ quy định trong hiệp định ký
kết giữa hai nước là một kết quả cơng bằng, phù hợp với hồn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ và có thể chấp nhận.


(4) Về chế độ pháp lý:


</div>
<span class='text_page_counter'>(48)</span><div class='page_container' data-page=48>

(5) Về mặt tài nguyên:


Hiệp định quy định rõ trong trường hợp có các cấu tạo mỏ dầu, khí tự nhiên hoặc cấu tạo mỏ khác hoặc tài nguyên
khoáng sản khác nằm vắt ngang đường phân định, hai bên ký kết thông qua hiệp thương hữu nghị để đạt được thoả
thuận về việc khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc khống sản nói trên cũng như việc phân chia cơng bằng lợi ích
thu được từ việc khai thác.


Hai bên cũng đồng ý tiến hành hiệp thương về việc sử dụng hợp lý và phát triển bền vững tài nguyên sinh vật trong
vịnh Bắc Bộ cũng như hợp tác liên quan đến bảo tồn, quản lý và sử dụng tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa hai nước trong vịnh Bắc Bộ.


(6) Về cơ chế giải quyết tranh chấp. Hai bên cam kết mọi tranh chấp giữa hai bên ký kết liên quan đến việc giải thích và
thực hiện hiệp định này sẽ được giải quyết một cách hồ bình, hữu nghị thơng qua thương lượng.


Việc phân định vịnh Bắc Bộ hai nước theo hiệp định này không ảnh hưởng hoặc phương hại đến lập trường của mỗi
bên đối với quy phạm luật pháp quốc tế về luật biển.


II. Kết quả và ý nghĩa của việc ký kết các hiệp định trong vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc


1. Việc ký kết các hiệp định trên được đánh giá là một trong 10 sự kiện nổi bật của Việt Nam trong năm 2000. Trước
mắt, hai nước còn phải tiến hành các thủ tục phê chuẩn và trao đổi thư phê chuẩn thì các Hiệp định này mới có hiệu
lực.


2. Việc ký kết các hiệp định này mở ra một trang mới trong lịch sử quan hệ Việt Nam - Trung Quốc cũng như trong lịch
sử xác định biên giới biển và hợp tác nghề cá trên Biển Đông, là một sự kiện quan trọng đối với nước ta cũng như
quan hệ Việt - Trung.



Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc ngày 25/12/2000 nhấn mạnh: Việc hai nước ký kết "Hiệp ước biên giới trên đất
liền giữa hai nước Cộng hoà xã hội chủ ngĩa Việt Nam và nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định phân định
lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trong vịnh Bắc Bộ giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa", "Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã
hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hồ nhân dân Trung Hoa" có ý nghĩa lịch sử sâu rộng, sẽ thúc đẩy
hơn nữa quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa hai nước phát triển mạnh hơn nữa trong thế kỷ XXI. Hai
bên cam kết sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các thoả thuận liên quan đã ký kết giữa hai nước, tích cực hợp tác, nỗ lực xây
dựng biên giới hai nước thành biên giới hồ bình, hữu nghị.


3. Với việc ký kết Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ, chúng ta đã giải quyết dứt điểm được vấn đề thứ hai trong ba vấn
đề biên giới lãnh thổ tồn tại lâu nay với Trung Quốc (biên giới trên bộ, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông).


Lần đầu tiên, giữa ta và Trung Quốc đã có một đường biên giới biển rõ ràng bao gồm biên giới lãnh hải, ranh giới vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ có giá trị pháp lý quốc tế, được hai bên cùng thoả
thuận.


Hiệp định quy định rõ hai bên cam kết tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của mỗi nước
đối với các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên căn cứ vào luật pháp quốc tế và nội dung cả Hiệp định.


Nội dung của Hiệp định là một giải pháp và kết quả cơng bằng, có cơ sở luật pháp và thực tiễn quốc tế, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh khách quan của vịnh Bắc Bộ, đáp ứng một cách hợp tình, hợp lý lợi ích chính đáng của mỗi bên.


4. Các Hiệp định về phân định trong vịnh Bắc Bộ và Hiệp định về hợp tác nghề cá đã các định rõ phạm vi và tạo ra
được một khuôn khổ pháp lý quốc tế rõ ràng, thuận lợi cho việc mỗi nước bảo vệ, quản lý, sử dụng, khai thác, phát
triển kinh tế các vùng biển và thềm lục địa của mình trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng tạo điều kiện cho hai bên có cơ
sở thúc đẩy hợp tác nhằm phát triển bền vững vịnh Bắc Bộ, duy trì sự ổn định trong Vịnh, tăng cường sự tin cậy và
phát triển quan hệ chung giữa hai nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(49)</span><div class='page_container' data-page=49>

5. Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ cũng có những đóng góp trong thực tiễn áp dụng và phát triển luật quốc tế về phân


định như vấn đề phân định giữa hai nước có bờ biển vừa đối diện vừa tiếp giáp, vai trò của các đảo, các bãi nửa nổi
nửa chìm trong phân định, vấn đề cửa sông biên giới với các địa hình đáy sơng, đáy biển, vấn đề cửa vịnh, vấn đề eo
biển quốc tế, giá trị của bản đồ trong hiệp ước biên giới... Hiệp định về hợp tác nghề cá cũng là một mơ hình có giá trị
đối với việc nghiên cứu, giải quyết các vấn đề về nghề cá trong khu vực Biển Đông trong tương lai.


6. Việc ký kết các hiệp định này một lần nữa đã thể hiện chính sách đúng đắn và thiện chí của nước ta sẵn sàng cùng
các nước liên quan thông qua thương lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, toàn vẹn lãnh thổ, phù
hợp với luật quốc tế và thực tiễn quốc tế, giải quyết các vấn đề về biên giới lãnh thổ, các vùng biển và thềm lục địa có
liên quan, phát triển quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước, góp phần giữ gìn hồ bình, ổn định trong khu vực và thế
giới.


HIỆP ĐỊNH HỢP TÁC NGHỀ CÁ Ở VỊNH BẮC BỘ
GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC


I. Tình hình và kết quả đàm phán về Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc


1. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ



Vịnh Bắc Bộ có nguồn lợi hải sản phong phú. Vào các năm 1957, 1961 và 1963, hai nước Việt Nam - Trung Quốc đã ký
các thoả thuận cho phép thuyền buồm của hai bên được đánh bắt trong vịnh ngoài phạm vi 3 hải lý, 6 hải lý và 12 hải lý
tính từ bờ biển và hải đảo mỗi bên. Các thoả thuận này đã hết hiệu lực vào đầu những năm 70. Trong quá trình đàm
phán về hoạch định vịnh Bắc Bộ, phía Trung Quốc kiên trì đề nghị dàn xếp nghề cá bằng việc lập Vùng đánh cá chung,
đồng thời với việc phân định vịnh Bắc Bộ và nhấn mạnh việc gắn thoả thuận này với vấn đề hoạch định vịnh Bắc Bộ.


Việt Nam chủ trương tách vấn đề nghề cá ra khỏi vấn đề hoạch định; mặt khác cũng nhận thức rõ nhu cầu khách quan
cần giải quyết vấn đề nghề cá với tư cách là một vấn đề kinh tế - kỹ thuật và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn
đề hoạch định vịnh Bắc Bộ.


Trong bối cảnh năng lực đánh bắt hiện nay của hai bên thì việc chấp nhận Vùng đánh cá chung là sự thể hiện thái độ
thiện chí, tích cực, có ngun tắc, phù hợp với thông lệ và luật pháp quốc tế của ta.



Việc lập Vùng đánh cá chung cũng đang được áp dụng trong một số trường hợp trên thế giới. Các quy định trong Hiệp
định hợp tác nghề cá giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng hồn tồn nằm trong khn khổ của Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982.


Việc ký Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ sẽ tạo cơ sở để mở ra hợp tác nghề cá toàn diện với Trung Quốc
cũng như tăng cường, mở rộng các hình thức hợp tác nghề cá với các nước khác.


2. Kết quả đàm phán về Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ



Qua sáu vòng đàm phán cấp chuyên viên về nghề cá, qua thương lượng, hai bên đã nhất trí hợp tác nghề cá trong vịnh
Bắc Bộ bằng việc thiết lập một Vùng đánh cá chung với phạm vi hợp lý và cơ chế quản lý thích hợp:


+ Phạm vi Vùng đánh cá chung trong vịnh Bắc Bộ từ vĩ tuyến 200 Bắc xuống đường đóng cửa Vịnh, bề rộng là 30,5 hải
lý kể từ đường phân định về mỗi phía; có tổng diện tích là 33.500 km2, tức là khoảng 27,9% diện tích Vịnh. Như vậy,
bảo đảm cách bờ của mỗi nước là 30 hải lý: đại bộ phận cách bờ của ta 35 - 59 hải lý, chỉ có hai điểm cách bờ 28 hải lý
là ở Mũi Ròn và Mũi Độc (Hà Tĩnh - Quảng Bình). Thời hạn của Vùng đánh cá chung là 15 năm (12 năm chính thức và
ba năm gia hạn).


</div>
<span class='text_page_counter'>(50)</span><div class='page_container' data-page=50>

Ngoài Vùng đánh cá chung ra, bai bên thoả thuận về dàn xếp quá độ với thời hạn bốn năm ở vùng biển phía Bắc vĩ
tuyến 200 cho tàu thuyền của hai bên tiếp tục đánh bắt. Phạm vi cụ thể của vùng này hai bên sẽ tiếp tục thảo luận. Sau
thời hạn quá độ thì tàu thuyền của các bên về đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế của mình, không được đánh cá ở
vùng đặc quyền kinh tế của bên kia nữa, trừ khi được bên kia cho phép.


Đồng thời, hai bên cũng thoả thuận lập một vùng đệm nhỏ ở ngồi cửa sơng Bắc Ln với mục đích là tạo thuận lợi
cho việc ra, vào của tàu cá nhỏ (nếu phát hiện các tàu cá đó đánh cá thì cảnh cáo và buộc rời khỏi vùng nước của
mình). Vùng này dài 10 hải lý và rộng hải lý tính từ đường phân định về mỗi bên.


II. Nội dung Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc



"Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt


Nam và Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" ký ngày 25/12/2000 tại Bắc Kinh, gồm có


mở đầu, bảy phần, 22 điều và một phụ lục.



Phần mở đầu: Nêu mục đích và nguyên tắc chỉ đạo việc hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ là hợp tác


bình đẳng cùng có lợi, nhằm bảo tồn và khai thác bền vững tài nguyên sinh vật biển, tăng cường


hợp tác nghề cá giữa hai nước trong vịnh Bắc Bộ, giữ gìn và phát triển mối quan hệ láng giềng hữu


nghị truyền thống giữa hai nước, tôn trọng Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và


Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.



Phần I: Các quy định chung (2 điều):


- Điều 1 quy định "Phạm vi áp dụng của Hiệp định" là một phần vùng đặc quyền kinh tế của hai nước trong vịnh Bắc Bộ,
bao gồm: Vùng đánh cá chung, Vùng dàn xếp quá độ (vùng nước quá độ) và vùng đệm cho tàu cá nhỏ ở phía ngồi
cửa sơng Bắc Luân.


- Điều 2 quy định "Nguyên tắc chung" khẳng định sự hợp tác nghề cá trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền
và quyền tài phán của nhau; không ảnh hưởng đến chủ quyền lãnh hải của mỗi nước và các quyền lợi khác thuộc vùng
đặc quyền kinh tế của mỗi nước.


Phần II: Vùng đánh cá chung: Gồm 8 điều từ Điều 3 đến Điều 10 quy định:



- Phạm vi vùng đánh cá chung (Điều 3): Là vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mỗi nước nằm về phía Bắc của
đường đóng cửa vịnh Bắc Bộ, về phía Nam của vĩ tuyến 200 Bắc và cách đường phân định vịnh Bắc Bộ 30,5 hải lý về
mỗi phía.


Phạm vi cụ thể của Vùng đánh cá chung là vùng nước nằm trong các đoạn đường thẳng tuần tự nối liền 16 điểm có vĩ
độ và kinh độ đã được xác định trên Tổng đồ toàn diện vịnh Bắc Bộ đính kèm theo Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ.


- Quy mô đánh bắt (Điều 6): Hai bên giao quyền cho Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung xác định số


lượng tàu cá hàng năm của mỗi bên vào hoạt động đánh bắt trong vùng đánh cá chung trên nguyên tắc bình đẳng
cùng có lợi, phù hợp tình trạng nguồn lợi thuỷ sản và các yếu tố hữu quan khác.


- Cơ chế quản lý (Điều 9): Cơ quan thẩm quyền mỗi bên có quyền kiểm tra, kiểm sốt và xử lý đối với công dân, tàu cá
bên kia hoạt động ở Vùng đánh cá chung thuộc phần biển bên mình. Việc xử lý các vi phạm sẽ căn cứ vào quy định
của Uỷ ban Liên hợp nghề cá hoặc luật pháp của nước mình tuỳ từng trường hợp cụ thể.


- Tàu cá nước thứ ba (Điều 10): Mỗi bên có quyền cho phép tàu thuyền nước khác vào hoạt động nghề cá trong Vùng
đánh cá chung thuộc vùng nước của bên mình bằng bất kỳ hình thức hợp tác, liên doanh nào trong khn khổ quy mơ
đánh bắt của bên mình. Tàu thuyền đó phải treo cờ của bên cấp phép và phải tuân theo các quy định khác của Uỷ ban
Liên hợp nghề cá.


- Việc cấp phép đánh bắt (Điều 7): Cho tàu cá hoạt động trong Vùng đánh cá chung do mỗi bên thực hiện đối với tàu cá
bên mình.


</div>
<span class='text_page_counter'>(51)</span><div class='page_container' data-page=51>

Điều 11 quy định vùng nước quá độ nằm về phía Bắc Vùng đánh cá chung (từ vĩ tuyến 200 N trở lên). Cho phép tàu cá
mỗi bên được hoạt động trong vùng nước quá độ trong vòng bốn năm kể từ khi hiệp định có hiệu lực. Sau bốn năm
mỗi bên quản lý vùng biển của mình theo chế độ vùng đặc quyền kinh tế riêng.


Phạm vi cụ thể vùng nước dàn xếp quá độ và biện pháp quản lý của việc dàn xếp quá độ sẽ do hai bên thoả thuận quy
định trong nghị định thư bổ sung.


Phần IV: Vùng đệm cho tàu cá nhỏ (1 điều)



Điều 12 quy định việc thiết lập một vùng đệm cho tàu cá nhỏ của hai bên qua lại ở khu vực phía ngồi cửa sơng Bắc
Ln với phạm vi chiều dài 10 hải lý tính từ điểm đầu tiên của đường phân định kéo về phía Nam, chiều rộng lùi về mỗi
phía 3 hải lý tính từ đường phân định, phạm vi cụ thể được tạo bởi các đoạn thẳng tuần tự nối 7 điểm có vĩ độ và kinh
độ đã xác định.


Tàu cá của phía bên kia chỉ được qua lại phần nước của bên này trong vùng đệm chứ khơng được đánh cá ở đó. Nếu


phát hiện tàu cá của phía bên kia đánh cá trong vùng nước của mình thì cảnh cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết
để buộc tàu rời khỏi vùng nước đó, nhưng kiềm chế khơng bắt bớ, giam giữ, xử phạt hoặc dùng vũ lực. Nếu xẩy ra
những tranh chấp khác ngồi lĩnh vực hoạt động nghề cá thì các cơ quan có thẩm quyền liên quan của mỗi nước giải
quyết theo luật pháp của nước mình.


Phần V: Uỷ ban Liên hợp nghề cá vịnh Bắc Bộ Việt - Trung (1 điều)



Điều 13 quy định việc thành lập, thành phần và chức trách của Uỷ ban Liên hợp nghề cá. Uỷ ban này giúp Chính phủ tổ
chức thực thi Hiệp định hợp tác nghề cá khi hiệp định có hiệu lực. Uỷ ban Liên hợp nghề cá gồm mỗi bên có một đại
diện do Chính phủ bổ nhiệm và một số uỷ viên.


Phần VI: Những điều khoản khác (4 điều)



Các điều 14, 15, 16 và 17 quy định về việc đảm bảo an toàn hàng hải; cứu hộ, cứu nạn; quyền đi qua không gây hại;
hợp tác nghiên cứu khoa học trong vùng nước hiệp định.


Phần VII: Các điều khoản cuối cùng (5 điều)



Điều 18 đến Điều 22 quy định: việc giải quyết tranh chấp; các phụ lục, Nghị định thư bổ sung của Hiệp định; việc bổ
sung, sửa đổi hiệp định; về bản đồ; thời hạn hiệu lực của hiệp định.


Phụ lục của hiệp định: Quy định về tránh nạn khẩn cấp đối với tàu cá của các bên hoạt động trong


Vịnh khi gặp nạn hoặc tình hình khẩn cấp khác.



III. Triển khai thực hiện Hiệp định hợp tác nghề cá ở vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc


Hiệp định hợp tác nghề cá sau khi được hai bên ký kết hoàn thành các thủ tục pháp lý cần thiết của mỗi nước, sẽ có
hiệu lực vào ngày được thoả thuận trong văn kiện trao đổi giữa Chính phủ hai nước.


Để hiệp định có hiệu lực, việc tiếp theo phải làm sau khi ký hiệp định là: tiếp tục đàm phán về phụ lục của hiệp định liên


quan Vùng q độ (dàn xếp q độ); trình Chính phủ phê duyệt hiệp định và trao đổi thư phê duyệt với phía Trung
Quốc; chuẩn bị thành lập Uỷ ban Liên hợp nghề cá Việt - Trung để tiến hành họp và soạn thảo quy chế hoạt động.


Giới thiệu, giải thích để mọi tầng lớp nhân dân cả nước, đặc biệt là các tỉnh ven biển vịnh Bắc Bộ,


quán triệt được ý nghĩa của việc ký hiệp định và nắm vững nội dung hiệp định như đã nêu ở trên.


Chuẩn bị điều kiện cần thiết và nâng cao năng lực quản lý hoạt động nghề cá trên biển của các cơ


quan chức năng, tăng cường sự phối hợp đồng bộ nhịp nhàng giữa các ngành và các địa phương


để thực hiện tốt hợp tác nghề cá trong vịnh Bắc Bộ.



</div>
<span class='text_page_counter'>(52)</span><div class='page_container' data-page=52>

Tập huấn cho cán bộ các cơ quan, đơn vị hữu quan có chức trách thực hiện việc quản lý, kiểm tra,


kiểm soát hoạt động nghề cá trong vịnh Bắc Bộ để thực thi hiệp định.



<b>PHÂN ĐỊNH BIỂN VIỆT NAM - THÁI LAN</b>



Ngày 9/8/1997, tại Băng Cốc Thái Lan, Bộ trưởng Ngoại giao Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Mạnh Cầm
và đồng nghiệp, Ngài Prachuab Chaiyasan, Bộ trưởng Ngoại giao Vương quốc Thái Lan đã đặt bút ký Hiệp định về
biên giới biển Việt Nam - Thái Lan, chấm dứt một phần tư thế kỷ tranh cãi giữa hai nước về giải thích và áp dụng luật
biển trong phân định vùng chồng lấn Việt Nam - Thái Lan.


Vịnh Thái Lan (còn gọi là vịnh Xiêm) là một biển nửa kín, với diện tích khoảng 300.000 km2, giới hạn bởi bờ


biển của bốn nước Thái Lan (1.560 km), Việt Nam (230 km), Malaixia (150 km) và Campuchia (460 km).


Vịnh thơng ra Biển Đơng ở phía Nam bằng một cửa duy nhất hợp bởi mũi Cà Mau và mũi Trenggranu cách


nhau chừng 400 km (215 hải lý). Vịnh khá dài (chừng 450 hải lý) nhưng có diện tích nhỏ, chiều rộng trung


bình là 385 km (208 hải lý). Do đó, căn cứ vào các quy định mới Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển


năm 1982, toàn bộ Vịnh là đối tượng của các yêu sách mở rộng quyền tài phán của các quốc gia ven biển ra


tới hạn 200 hải lý. Thái Lan và Việt Nam là hai nước có bờ biển đối diện, cùng có quyền mở rộng vùng biển


của mình, do đó đã tạo ra một vùng chồng lấn rộng khoảng 6.074 km2.



Trong Vịnh, Thái Lan là nước đầu tiên đã thăm dị và khai thác dầu khí. Ngày 18/5/1973, Thái Lan đơn phương vạch
ranh giới ngoài của thềm lục địa Thái Lan trong Vịnh và công bố các tọa độ của con đường này. Ranh giới này là


đường trung tuyến giữa một bên là các đảo quan trọng của Thái Lan như Ko Phangun, Ko Samui và bờ biển Thái
Lan... và bên kia là các đảo quan trọng và bờ biển của các quốc gia liên quan như đảo Rong, Xalem của Campuchia,
Phú Quốc, mũi Cà Mau của Việt Nam... Đây là yêu sách tối đa của Thái Lan, khai thác việc xác định các "hoàn cảnh
đặc biệt" theo Điều 6 của Công ước Giơnevơ năm 1958 về thềm lục địa mà Thái Lan là một bên phê chuẩn. Để vạch
ranh giới này, Thái Lan đã bỏ qua các đảo xa bờ như đá Ko Kra, Ko Losin của Thái Lan, đảo Poulo Wai của
Campuchia và quần đảo Thổ Chu của Việt Nam.


Đường yêu sách do chính quyền Việt Nam cộng hoà đưa ra năm 1971 được coi là đường trung tuyến được vạch giữa
một bên là Hòn Khoai, Thổ Chu và Poulo Wai và bên kia là bờ biển Thái Lan và đảo Ko Phangun, khơng tính đến các
đảo đá nhỏ Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan.


Sở dĩ các bên có yêu sách khác nhau là do lập trường có tính đến vị trí của các đảo, quần đảo Thổ Chu nằm cách đảo
Phú Quốc 55 hải lý trong khi các đá Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan nằm cách bờ biển Thái Lan 26 và 37 hải lý tương
ứng. Đảo xa bờ tuỳ theo vị thế của nó đều có hiệu lực trong phân định ranh giới biển giữa hai nước có bờ biển đối diện.


Trong thời gian từ năm 1977 đến năm 1982, Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua một loạt các văn kiện
pháp lý liên quan đến phần biển Việt Nam trong Vịnh. Đó là Tun bố của Chính phủ Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ngày 12/5/1977 về các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, Tuyên bố của Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam và Hiệp định về
vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia ngày 7/7/1982. Trong các văn kiện này, Việt Nam đã không vạch một ranh
giới chính thức nào cho thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Việt Nam nhấn mạnh sẽ cùng các quốc gia liên quan
thông qua thương lượng trực tiếp trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán
quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.


Ngày 22/11/1982, Bộ Ngoại giao Thái Lan tuyên bố phản đối tuyên bố đường cơ sở của Việt Nam và "bảo lưu mọi
quyền mà luật quốc tế giành cho mình liên quan đến các vùng biển này và vùng trời trên đó".


</div>
<span class='text_page_counter'>(53)</span><div class='page_container' data-page=53>

Trong vịnh Thái Lan, các phay chạy theo hướng Bắc - Nam tính từ Tây sang Đơng bao gồm: bồn Champon, thềm
Samui, bồn Tây, bồn Kra, đứt gãy ngầm Ko Kra và rãnh sâu Pattani có độ dày trầm tích 6 km được coi là khu vực triển
vọng có dầu. Đường yêu sách năm 1971 do chính quyền Việt Nam Cộng hồ vạch bao gồm phần lớn phía Bắc và rìa


ngồi của bồn Mã Lai, trong khi yêu sách của Thái Lan bao phủ phần Tây - Bắc. Phía Tây các lơ 15, 16 và cấu trúc B,
nơi có những phát hiện lớn về khí đều nằm chồng lên vùng Việt Nam yêu sách. Do vậy, các hoạt động thăm dò và khai
thác dầu khí trong các lơ này bị tạm thời gác lại. Nhằm khai thơng q trình thăm dị và khai thác dầu khí, Thái Lan đề
nghị mở đàm phán với Việt Nam về vấn đề phân định biển. Thông cáo chung Việt Nam - Thái Lan ngày 12/1/1978 thể
hiện hai nước đã đồng ý đàm phán về biên giới biển giữa họ. Tuy nhiên, sự bất đồng về việc giải quyết cuộc xung đột
Campuchia đã gác lại vấn đề.


Tháng 6/1990, Thái Lan cấp đặc nhượng 8.000 km2 cho CFP - Total, bao gồm lô B14, B15 và
Total-1-B16 nằm chồng lên các lô 40, 46, 51, 54, 55 và 58 mà Việt Nam đã cấp cho Petrofina (Bỉ) vào cùng thời gian đó. Tháng
6/1993, Total đã khoan giếng Ton Sak - 1, một cấu tạo nằm ở phía Đơng của mỏ Bongkot và nằm sát đường yêu sách
1971 của Việt Nam. Trong năm 1994, tổ hợp công ty này đã khoan tiếp các giếng Ton Sak - 3, 4, 5, gặp khí condensat.
Tranh chấp giữa hai nước lại đẩy hai bên một lần nữa tới bàn đàm phán. Hơn nữa, sự thay đổi tình hình chính trị trong
khu vực và nhu cầu khai thác tài nguyên thiên nhiên đặt ra những vấn đề cần giải quyết thông qua một giải pháp cho
tranh chấp. Ngày 15/11/1990, Bộ trưởng Phủ Thủ tướng Thái Lan trong chuyến thăm chính thức Việt Nam đã đề nghị
với Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch một sự hợp tác chung phát triển dầu khí trong khu vực tranh chấp.
Chuyến thăm Việt Nam ngày 17/9/1991, Thủ tướng Vương quốc Thái Lan cũng biểu lộ mong muốn giải quyết vấn đề
phân định thềm lục địa giữa hai nước.


Tháng 10 năm 1991, trong lần gặp đầu tiên tại Băng Cốc Thái Lan của Uỷ ban hỗn hợp Việt - Thái về hợp tác kinh tế,
khoa học và kỹ thuật, hai bên đã thông qua biên bản liên quan đến vấn đề phân định các vùng biển như sau:


a) Hai bên cần hợp tác xác định ranh giới các vùng biển do hai nước yêu sách;


b) Hai bên cần cố gắng phân định biên giới biển trong khu vực chồng lấn giữa hai nước; và


c) Một sự phân định như vậy không nên bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nước thứ ba nào yêu sách.


Hai bên cũng đồng ý rằng, trong khi chờ đợi một sự phân định như vậy, khơng có một hoạt động phát triển hay đặc
nhượng nào trong khu vực chồng lấn cho bất kỳ nhà thầu nào. Hai bên sẽ thông báo cho nhau khơng có một hoạt động
phát triển hay đặc nhượng nào trong khu vực Việt Nam yêu sách chồng lên vùng phát triển chung giữa Thái Lan và


Malaixia.


Trong bối cảnh đó, phía Thái Lan đề nghị trong trường hợp các cố gắng nêu ở điểm (b) thất bại thì hai bên có thể xem
xét áp dụng khái niệm vùng phát triển chung phía Thái Lan.


Phân định vùng đặc quyền kinh tế cũng nằm trong mối quan tâm của chính phủ hai nước. Việc đánh bắt cá bất hợp
pháp của ngư dân Thái Lan trong các vùng biển của các nước láng giềng đã gây tổn hại không chỉ tới nguồn tài nguyên
thiên nhiên của các quốc gia này mà cịn cả thanh danh của Chính phủ Thái Lan. Trong quan hệ với Việt Nam, Thái
Lan đã nhiều lần thể hiện nguyện vọng ký kết một hiệp định về nghề cá và xác định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
Đó là những biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn nạn đánh bắt cá bất hợp pháp. Ngày 23/2/1988, Vương quốc Thái
Lan tuyên bố về vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tun bố này khơng đưa ra một ranh giới thật sự nào của vùng đặc
quyền kinh tế Thái Lan.


Như vậy, giữa Thái Lan và Việt Nam có hai vấn đề cần giải quyết, đó là phân định thềm lục địa và phân định vùng đặc
quyền kinh tế. Vịnh Thái Lan khơng sâu và có bề rộng khơng vượt q 300 hải lý nên bản thân nó đã tạo ra một hoàn
cảnh hữu quan. Đường phân chia sẽ được xác định chủ yếu căn cứ vào các hồn cảnh địa lý.


Do được đánh giá có tiềm năng dầu khí trên một thềm lục địa duy nhất trong Vịnh, hai bên hữu quan, Việt Nam và Thái
Lan, đều có nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào việc sản xuất dầu khí, có cùng mối quan tâm giành được phần thềm lục
địa nhiều nhất có thể. Hơn nữa, các bên khơng qn giành được sự kiểm sốt tối đa cột nước phía trên thềm lục địa
phân chia, một vùng biển quan trọng đối với công nghiệp đánh bắt cá. Rõ ràng vùng đặc quyền kinh tế đóng một vai trị
khơng thể bỏ qua trong phân định thềm lục địa.


</div>
<span class='text_page_counter'>(54)</span><div class='page_container' data-page=54>

điều chỉnh đường 1971. Nói cách khác, Thái Lan không chấp nhận sự tồn tại vùng chồng lấn giới hạn bởi các đường
1971, 1973 và hiệu lực của đảo Thổ Chủ trong phân định. Cuộc họp tiếp theo tại Hà Nội từ ngày 20 - 23/5/1993, nhằm
thúc đẩy đàm phán, phía Việt Nam đã đề nghị chia 50/50 vùng chồng lấn 1971 - 1973, nhưng phía Thái Lan vẫn giữ lập
trường cũ.


Tới vòng đàm phán III từ ngày 10 - 13/1/1995, phía Thái Lan đã thể hiện có chuyển biến tích cực khi khơng bác bỏ
đường 1971, và nêu nguyên tắc "mọi đường phân chia phải phản ánh một giải pháp cơng bằng" - ngun tắc mà phía


Việt Nam đã đề cập đến ngay từ đầu.


Như vậy, hai bên đã thống nhất cần áp dụng nguyên tắc công bằng trong phân định để đi đến một giải pháp công bằng.
Hai bên đều đồng ý áp dụng phương pháp trung tuyến trong phân định. Tuy nhiên, hai bên lại có bất đồng sâu sắc
trong việc giải thích thế nào là cơng bằng, cần phải tính đến các yếu tố công bằng nào trong phân định và đường trung
tuyến được tính giữa bờ và bờ hay giữa đảo và đảo. Phân định thềm lục địa Việt Nam - Thái Lan chính là giải quyết sự
khơng thống nhất giữa các bên về xác định hiệu lực của các đảo. Điều này thể hiện cuộc đấu tranh pháp lý dai dẳng
giữa các bên trong suốt các vòng đàm phán tiếp theo: vòng IV từ ngày 5 - 9/6/1995, vòng V từ ngày 28 - 31/8/1995.
Phía Việt Nam, căn cứ Điều 121 Cơng ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 cho rằng, quần đảo Thổ Chu mà
đảo lớn nhất là đảo Thổ Chu có diện tích khoảng 10 km2 và 500 - 600 dân xứng đáng phải có vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa riêng. Các đá Ko Kra và Ko Losin của Thái Lan chỉ nhô trên mặt nước 1,5 m, khơng có người ở và
khơng có một đời sống kinh tế riêng, nên không thể được coi như đảo Thổ Chu. Các đá này nằm cách bờ biển Thái
Lan 26 và 37 hải lý. Phía Thái Lan cho rằng vị trí quần đảo Thổ Chu, nằm cách đảo Phú Quốc 55 hải lý, tạo một hiệu
lực sai lệch đường biên giới biển có thể. Thái Lan cơng nhận đảo có quyền có hiệu lực nhưng khơng phải là một hiệu
lực toàn phần. Theo Thái Lan, vấn đề xác định hiệu lực đảo trong phân định còn rất khác nhau, chưa có một tiêu chuẩn
thống nhất, thể hiện qua thực tiễn quốc tế và các phán quyết của Tòa án pháp lý quốc tế. Thái Lan đề nghị cho đảo Thổ
Chu hưởng 25 - 30% hiệu lực và chấp nhận dành tối đa cho phía Việt Nam 30% diện tích vùng chồng lấn. Tuy nhiên tới
vịng VI, những biến chuyển chính trị trên chính trường Thái Lan đã tác động đến tình hình đàm phán.


Sau khi quan hệ giữa hai nước phát triển thêm với chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Thái Lan tháng 3 năm 1997
và kết quả kỳ họp lần thứ nhất của Uỷ ban Hỗn hợp Việt - Thái về hợp tác kinh tế cũng như thiết lập trật tự trên biển và
nghề cá, đàm phán đã tiến triển trở lại. Trong cuộc đàm phán nối lại vòng VIII tại Đà Lạt, từ ngày 30/5 - 3/6/1997, hai
bên đã đồng ý giải quyết đồng thời cả hai vấn đề phân định thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế bằng một đường
ranh giới duy nhất.


Khu vực phân định mà Hiệp định ngày 9/8/1997 điều chỉnh được xác định trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc không nên
bao gộp các vùng chồng lấn do bất kỳ một nước thứ ba nào yêu sách. Khu vực này được giới hạn ở phía Bắc và phía
Nam bằng các đường yêu sách 1971, 1973. Phía Tây được giới hạn bởi đường "dàn xếp tạm thời" giữa Chính phủ Việt
Nam và Chính phủ Campuchia năm 1991 trong một tuyên bố chung thoả thuận hai bên không tiến hành bất kỳ hoạt
động phát triển dầu khí nào ở ngoài đường trung tuyến giữa Thổ Chu và Poulo Wai cho đến khi có một giải pháp cuối


cùng. Phía Đơng được giới hạn bởi ranh giới khu vực phát triển chung Thái Lan - Malaixia năm 1979. Tuy nhiên Việt
Nam bảo lưu quyền của mình trong vùng chồng lấn ba bên Việt Nam - Th ái Lan - Malaixia. Việc lấy ranh giới khu vực
phát triển chung Thái Lan - Malaixia làm ranh giới cho vùng cần giải quyết chỉ có ý nghĩa là mọi giải pháp giữa Việt
Nam và Thái Lan khơng gây ảnh hưởng gì tới u sách của Malaixia, bên thứ ba, trong vùng này.


Sau chín vịng đàm phán, hai bên đã đi đến thoả thuận:


1. Đường phân chia thoả thuận là một đường thẳng kẻ từ điểm C (70 49'0" B, 103002'30" Đ), tới điểm K (8046'54"B;
102012'11"Đ). Điểm C chính là điểm nhơ ra nhất về phía Bắc của khu vực phát triển chung Thái Lan - Malaixia được
xác định rõ trong bản ghi nhớ ngày 21/2/1979, và trùng với điểm 43 của đường yêu sách thềm lục địa của Malaixia năm
1979. Điểm K nằm trên đường thẳng cách đều Thổ Chu và Poulo Wai, đây là đường "dàn xếp tạm thời" Việt Nam
-Campuchia năm 1991. Với hiệu lực 32,5% của đảo Thổ Chu, đường phân định thoả thuận này trên thực tế cho thấy
Việt Nam được hưởng 1/3 diện tích và Thái Lan được hưởng 2/3 diện tích vùng chồng lấn.


2. Đường biên giới biển CK tạo thành biên giới phân định thềm lục địa giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Vương quốc Thái Lan, đồng thời cũng là đường phân định vùng đặc quyền kinh tế giữa hai nước. Mỗi bên ký kết đều
thừa nhận các quyền chủ quyền và tài phán của bên kia trên vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế nằm trong
phạm vi đường biên giới biển được xác lập bởi Hiệp định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(55)</span><div class='page_container' data-page=55>

4. Hai bên cũng cam kết sẽ tiến hành đàm phán với Malaixia về khu vực yêu sách thềm lục địa chồng lấn giữa ba
nước, nằm trong vùng phát triển chung Thái Lan - Malaixia được xác định bởi Bản ghi nhớ giữa Vương quốc Thái Lan
và Malaixia về thành lập cơ quan quyền lực chung khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực thềm lục địa xác định
của hai nước trong vịnh Thái Lan, ký tại Chiềng Mai ngày 21/2/1979.


Hiệp định ngày 9/8/1997 đã mở ra một trang mới không chỉ trong lịch sử quan hệ giữa Việt Nam - Thái Lan mà cả trong
lịch sử phân định vịnh Thái Lan. Hiệp định bao gồm những điểm nổi bật sau:


- Đây là hiệp định phân định biển đầu tiên đạt được trong vịnh Thái Lan. Ngoài tranh chấp giữa Việt Nam và Thái Lan,
vẫn tồn tại vấn đề phân định biển giữa Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Thái Lan, Việt Nam - Thái Lan - Malaixia và
Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.



- Đây là hiệp định về phân định biển đầu tiên được ký kết tại khu vực Đông Nam Á sau khi Công ước của Liên Hợp
quốc về Luật biển năm 1982 có hiệu lực, đồng thời cũng là hiệp định về phân định toàn bộ các vùng biển đầu tiên trong
khu vực. Trong khu vực, đã có Hiệp định về phân định thềm lục địa giữa Inđônêxia và Malaixia ngày 27/10/1969 và
ngày 21/12/1971, phân định thềm lục địa giữa Inđônêxia và Thái Lan ngày 17/12/1971 và phân định thềm lục địa giữa
Thái Lan và Malaixia ngày 21/12/1971; Bản ghi nhớ Thái Lan - Malaixia ngày 21/2/1979 về thiết lập Cơ quan quyền lực
chung nhằm khai thác tài nguyên đáy biển trong khu vực xác định trong vịnh Thái Lan, Hiệp định về khai thác chung
Việt Nam - Malaixia ngày 5/6/1992, nhưng đây là lần đầu tiên có một hiệp định phân chia cả thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế giữa hai nước thành viên ASEAN có tranh chấp biển.


- Hiệp định này đã khẳng định xu thế có thể thoả thuận về một đường biên giới biển duy nhất phân định đồng thời thềm
lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong các vùng biển không rộng quá 400 hải lý giữa các bờ biển đối diện nhau.


- Cùng với việc ký kết Hiệp định về phân định, hai Chính phủ cịn đạt được thoả thuận về hợp tác bảo đảm an ninh trên
biển và bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật trong vịnh thông qua việc tổ chức tuần tra chung giữa Hải quan Thái Lan và
lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam; tổ chức tuyên truyền, giáo dục ngư dân hai nước tôn trọng quy định về đánh cá và
bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật.


- Quá trình yêu sách kéo dài từ những năm 1971, 1973, nhưng quá trình đàm phán để đạt được hiệp định giải quyết
vấn đề đã được tiến hành trong một thời gian ngắn. Trong vòng năm năm, từ 1992 đến 1997, với chín vịng đàm phán,
hai bên đã nhanh chóng đi đến kết quả cuối cùng, thể hiện thiện chí của cả hai nước Việt Nam - Thái Lan, tinh thần
hợp tác phát triển giữa các nước thành viên ASEAN. Nên nhớ Thái Lan và Malaixia đã mất hơn 10 năm đàm phán để
tìm một giải pháp cho tranh chấp thềm lục địa giữa họ trên vùng chồng lấn rộng 7.250 km2. Năm 1979, họ mới đạt
được một thoả thuận về thành lập Cơ quan quyền lực chung phát triển chung vùng chồng lấn đó và phải tới năm 1992
cơ quan này mới được thành lập và chính thức đi vào hoạt động. Việc giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác
vấn đề phân chia vùng chồng lấn đã thể hiện quyết tâm của hai nước trong khu vực trong việc thực thi Công ước của
Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982, mà Việt Nam và Thái Lan đều là các nước thành viên.


- Đối với Việt Nam, đây là Hiệp định phân định biển đầu tiên đạt được với các nước láng giềng. Việt Nam là nước có số
lượng các tranh chấp biển liên quan nhiều nhất trong số các tranh chấp biển của khu vực. Hiệp định ngày 26/7/1997 có


tác động nhất định thúc đẩy các cuộc đàm phán giải quyết tranh chấp biển giữa Việt Nam với các nước hữu quan trên
tinh thần khoản 7, Tun bố của Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 12/5/1977 về lãnh hải,
vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.


- Hiệp định phân định biển này tạo ra mơi trường thuận lợi cho việc phát triển tình đồn kết hữu nghị giữa hai nước Việt
Nam - Thái Lan, góp phần đảm bảo ổn định an ninh trật tự trên biển, đẩy mạnh sản xuất dầu khí giữa hai nước. Nó mãi
mãi là một mốc son trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.


HIỆP ĐỊNH VỀ VÙNG NƯỚC LỊCH SỬ
VIỆT NAM - CAMPUCHIA


I. Tình hình tranh chấp về chủ quyền các đảo và ranh giới biển trước khi ký kết Hiệp định vùng nước lịch sử năm 1982


</div>
<span class='text_page_counter'>(56)</span><div class='page_container' data-page=56>

Việt Nam và Campuchia là hai nước láng giềng có vùng biển kế cận nhau. Trong lịch sử, hai bên có vấn đề tranh chấp
chủ quyền địi hỏi một số đảo ven bờ và chưa tiến hành đàm phán phân định ranh giới lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa.


Năm 1982, hai bên đã ký Hiệp định về vùng nước lịch sử, trong đó xác định rõ chủ quyền đảo của mỗi bên theo một
đường mà Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié đề xuất năm 1939, thiết lập một vùng nước lịch sử chung hai bên
cùng nhau kiểm soát và quản lý; các hoạt động đánh bắt hải sản được thực hiện theo tập quán như cũ; mọi hoạt động
liên quan đến thăm dị dầu khí trong vùng nước lịch sử phải có ý kiến nhất trí của bên kia mới được tiến hành.


Hai bên còn phải tiếp tục đàm phán để xác định ranh giới biển trong vùng nước lịch sử, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh
tế và thềm lục địa. Năm 1983, hai bên đã ký Hiệp ước về nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới giữa Việt Nam và
Campuchia, trong đó nêu rõ hai bên sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề tồn tại trên theo tinh thần bình đẳng, tơn trọng lẫn
nhau, vì lợi ích quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước, phù hợp với pháp luật quốc tế và thực tiễn quốc tế.


2. Giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền đảo



Giữa bờ biển Việt Nam và Campuchia có trên 150 hòn đảo lớn và nhỏ, được chia thành bẩy cụm và một số



đảo lẻ. Ngoài một số đảo lớn như Phú Quốc có diện tích 573 km2, Phú Dự - 25 km2, Thổ Chu - 10 km2 và


một số đảo như Hòn Dứa, Nam Du trên dưới 5 km2, cịn lại các đảo đều nhỏ có diện tích dưới 1 km2.



Cho tới đầu thế kỷ XVII, các đảo trên cịn hoang vu chưa có người đến ở. Có một số đảo là sào huyệt của cướp biển từ
Triều Châu và Quảng Đông (Trung Quốc) tới.


Năm 1671, Mạc Cửu, người Quảng Đông (Trung Quốc) đã chiêu mộ nhân dân ra khai khẩn, bình định cướp biển và lập
nên một trấn gồm bẩy xã, trong đó bao gồm phần lớn các đảo ven bờ của Campuchia hiện nay. Năm 1708, Mạc Cửu
được Chúa Nguyễn phong làm Tổng binh cai quản trấn Hà Tiên (1714). Từ đó, việc khai phá đất hoang và quản lý các
đảo cũng được triều đình nhà Nguyễn tích cực xúc tiến.


Sau khi chiếm xong Nam Kỳ, từ năm 1869, Pháp đã tiến hành khảo sát các đảo trong vịnh Thái Lan. Căn cứ vào kết
quả khảo sát, ngày 25/5/1874, Thống đốc Nam Kỳ ra Nghị định số 124, tổ chức các đảo ven bờ Việt Nam và
Campuchia thành một quần đảo trực thuộc tỉnh Hà Tiên, Nam Kỳ.


Từ năm 1913 bắt đầu nảy sinh các tranh chấp về thẩm quyền đặc nhượng khai thác tài nguyên và quyền thu thuế, việc
bảo vệ trị an trên các đảo nằm dọc theo bờ biển Việt Nam - Campuchia.


Để giải quyết các mâu thuẫn về quản lý giữa Khâm sứ Cao Miên và Thống đốc Nam Kỳ và bảo đảm an ninh trật tự trên
vùng biển này, ngày 31/1/1939, tồn quyền Đơng Dương đã viết một bức thư, số 867 - API (sau này có ý kiến lầm
tưởng đó là Thơng tư Brévié) quyết định vạch một đường phân chia quyền quản lý hành chính và cảnh sát giữa hai
bên. Đường này được mô tả trong thư như sau: "...tôi quyết định rằng tất cả các đảo nằm ở phía Bắc một đường vng
góc với bờ biển xuất phát từ đường biên giới giữa Cambodge và Nam Kỳ và lập thành một góc 1400 G với kinh tuyến
Bắc, đúng theo bản đồ kèm theo đây, từ nay sẽ do Cambodge quản lý. Đặc biệt, chính quyền bảo hộ sẽ đảm nhiệm
vấn đề cảnh sát của các đảo này. Tất cả các đảo ở phía Nam con đường này, kể cả toàn bộ đảo Phú Quốc, sẽ tiếp tục
do Nam Kỳ quản lý. Đã quyết định con đường được vạch như vậy chạy vòng qua Bắc đảo Phú Quốc, cách các điểm
nhơ ra nhất của bờ biển phía Bắc đảo Phú Quốc 3 km".


Bức thư cũng nêu rõ: "Đương nhiên là ở đây chỉ đề cập vấn đề hành chính và cảnh sát, cịn vấn đề quy thuộc lãnh thổ
của các đảo này hoàn toàn được bảo lưu".



Điều cần nói nữa là, đến nay cả hai bên Việt Nam và Campuchia đều khơng có bản đồ thể hiện đường Brévié kèm theo
bức thư này. Theo lời văn này, có nhiều cách thể hiện các đường Brévié theo các cách hiểu khác nhau (ít nhất là có
bốn cách vẽ đường Brévié khác nhau) và không thể khẳng định được cách vẽ nào là đúng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(57)</span><div class='page_container' data-page=57>

Các học giả trên thế giới trong đó có Sarin Sahk (sau này là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Campuchia) cũng không coi
đường Brévié là đường biên giới biển. Trong luận án tiến sĩ của mình, được Hồng thân Sihanouk viết lời tựa và xuất
bản tại Pari năm 1966, Sarin Sahk đã viết "Câu cuối cùng của thông tư này quá rõ ràng. Vấn đề chủ quyền được bảo
lưu. Nhưng nếu vấn đề này được bảo lưu thì điều đó khơng có nghĩa là nó được coi như có lợi cho nước này hay nước
kia. Vấn đề cịn treo lại, hồn tồn được treo lại."


Trong suốt quá trình lịch sử của hai nước qua các chế độ khác nhau ở Campuchia và miền Nam Việt Nam, đường
Brévié chưa bao giờ được thừa nhận là đường phân chia chủ quyền các đảo và đường biên giới biển.


Như vậy, từ đầu thế kỷ XVIII cho đến trước năm 1939, về lịch sử và pháp lý, toàn bộ các đảo giữa Việt Nam và
Campuchia thuộc chủ quyền của Việt Nam. Chỉ từ năm 1939, Campuchia mới chính thức quản lý về mặt hành chính và
cảnh sát các đảo ở phía Bắc đường Brévié. Tuy vậy, chính quyền Nam Kỳ và sau đó là chính quyền Sài Gịn khơng
chấp nhận, vẫn coi các đảo Wai, Phú Dự, Tiên Mối và nhóm Bắc Hải Tặc thuộc chủ quyền Việt Nam. Đến năm 1956,
Campuchia đưa quân ra chiếm đảo Phú Dự, chiếm nhóm đảo Bắc Hải Tặc năm 1958 và đảo Wai năm 1966.


Năm 1957, Quốc vương Campuchia ra sắc lệnh quy định đường cơ sở thẳng của Campuchia là đường nối liền các
điểm chuẩn trên đất liền và các đảo ven bờ của Campuchia và quy định lãnh hải của Campuchia là 5 hải lý. Sắc lệnh
này cũng quy định ranh giới trên biển với các quốc gia kế cận là đường vng góc với đường cơ sở kéo ra biển 5 hải lý
(đối với Việt Nam, đường này cịn lệch về phía Việt Nam hơn so với đường Brévié), ranh giới ngoài thềm lục địa của
Campuchia là đường đẳng sâu 50 m.


Trong năm 1972, chính quyền Lonnol ra Sắc lệnh về ranh giới thềm lục địa (số 439 - 72/PRK, ngày 1/7/1972) và Sắc
lệnh quy định hệ thống đường cơ sở và lãnh hải Campuchia (số 518 - 72/PKR, ngày 12/8/1972) quy thuộc các đảo Phú
Quốc và Thổ Chu của Việt Nam vào lãnh thổ Campuchia.



Năm 1976, chính quyền Campuchia Dân chủ nêu yêu sách lấy đường Brévié làm đường biên giới biển giữa hai nước
vì theo họ "đường này đã được sử dụng như đường biên giới trong gần 40 năm qua". Cũng trong năm đó, ta đã chính
thức trao lại đảo Wai cho Campuchia.


Ngày 31/7/1982, Cộng hoà Nhân dân Campuchia đã ra tuyên bố hệ thống đường cơ sở thẳng bao gồm cả các đảo
nằm xa bờ như đảo Wai.


Ngày 7/7/1982, hai nước Việt Nam và Campuchia đã ký Hiệp định về Vùng nước lịch sử giữa hai nước. Hiệp định này
đã giải quyết được những vấn đề hết sức quan trọng như sau:


- Hiệp định đã xác định giới hạn cụ thể của vùng nước lịch sử thuộc chế độ nội thuỷ chung của hai nước Việt Nam và
Campuchia. Ngoài vùng nước này là các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền riêng của mỗi nước. Đây
cũng là điều hết sức quan trọng tạo cơ sở pháp lý rõ ràng để hai nước quản lý, bảo vệ các vùng biển của mình.


- Hai bên thoả thuận "lấy đường Brévié được vạch ra năm 1939 làm đường phân chia đảo trong khu vực này". Đây là
lần đầu tiên hai nước thừa nhận chủ quyền của các bên đối với các đảo giữa hai nước. Hiệp định này đã nâng đường
Brévié từ ranh giới quản lý hành chính và cảnh sát thành đường phân chia chủ quyền đảo giữa hai nước nhưng cũng
xác nhận giữa hai nước chưa có đường biên giới biển.


- Hai bên "sẽ thương lượng vào thời gian thích hợp trên cơ sở bình đẳng, hữu nghị, tơn trọng độc lập, chủ quyền và
tồn vẹn lãnh thổ của nhau, tơn trọng lợi ích chính đáng của nhau để hoạch định đường biên giới biển giữa hai nước
trong và ngoài vùng nước lịch sử". Sau khi ký Hiệp định vùng nước lịch sử, hai bên vẫn tiếp tục đàm phán để phân định
đường biên giới biển giữa hai nước trong và ngồi vùng nước lịch sử.


- Việc tuần tiễu, kiểm sốt trong vùng nước lịch sử này sẽ do hai bên cùng tiến hành. Trên thực tế, mặc dù các lực
lượng tuần tra, kiểm sốt và chính quyền địa phương của hai bên đã có các cuộc gặp trao đổi nhằm bảo đảm an ninh
trật tự chung trong vùng nước lịch sử nhưng vẫn cịn tình trạng mất an ninh, trật tự, các vụ bắt giữ bất hợp pháp tàu
thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp trên biển, một số vụ cướp biển vẫn còn xảy ra. Sắp
tới hải quân hai nước sẽ tổ chức tiến hành tuần tra chung trong vùng nước lịch sử theo thoả thuận giữa hai Bộ Quốc
phòng.



</div>
<span class='text_page_counter'>(58)</span><div class='page_container' data-page=58>

Đối với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên như dầu khí, khống sản, v.v. trong vùng nước lịch sử sẽ do hai bên cùng
thoả thuận; khi khơng có thoả thuận không bên nào được đơn phương tiến hành các hoạt động khai thác tài nguyên
trong vùng nước lịch sử.


II. Ý nghĩa và nội dung Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia


Mặc dù Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 khơng có quy định cụ thể về vùng nước lịch sử nhưng
thực tiễn quốc tế đã thừa nhận sự tồn tại của vùng nước lịch sử và vùng nước đó thuộc chế độ pháp lý nội thuỷ của
các quốc gia ven biển. Trong phán quyết về vụ án "Ngư trường của Nauy" năm 1951, Toà án quốc tế đã đưa ra định
nghĩa "vùng nước lịch sử là vùng nước mà người ta coi là nội thuỷ, trong lúc vùng nước đó nếu thiếu một danh nghĩa
lịch sử thì khơng có tính chất nội thuỷ đó". Trên thế giới đã có trên 20 nước công bố các vịnh, vùng nước lịch sử của
riêng hoặc chung giữa hai hoặc ba nước.


Danh nghĩa lịch sử của vùng nước này được dựa trên các điều kiện sau:


- Điều kiện địa lý đặc biệt của vùng nước đòi hỏi phải có một chế độ pháp lý đặc biệt;


- Lịch sử chiếm hữu, sử dụng, khai thác lâu dài và liên tục;


- Vùng nước có ý nghĩa đặc biệt về chiến lược, an ninh quốc phòng, kinh tế đối với quốc gia ven biển.


Từ thực tiễn quốc tế trên chúng ta thấy rất rõ ràng rằng vùng nước nằm giữa các quần đảo Thổ Chu và đảo Phú Quốc
của Việt Nam và đảo Wai và bờ biển của Campuchia có đủ điều kiện là vùng nước lịch sử chung giữa hai nước vì:


- Về mặt địa lý: Vùng nước này là vùng biển nơng với độ sâu phía ngồi quần đảo Thổ Chu và Wai khoảng 40 m, phía
trong có độ sâu trung bình khoảng từ 20 đến 30 m. Vùng biển này hoàn toàn được các đảo và bờ biển của hai nước
bao bọc. Vùng biển này gắn liền với bờ biển và là một bộ phận hữu cơ của phần đất liền hai nước Việt Nam và
Campuchia. Mặt khác, vùng biển này cũng chịu tác động mạnh của sự biến đổi không ngừng của bờ biển cực kỳ khơng
ổn định, khiến cho địa hình vùng biển cũng luôn thay đổi theo thời gian.



- Về mặt lịch sử: Toàn bộ vùng biển và các hải đảo trong khu vực đã thuộc về hai nước từ lâu đời. Nhân dân hai nước
đã quản lý, khai thác sử dụng vùng nước này một cách liên tục.


- Về mặt chiến lược, an ninh quốc phịng, kinh tế: Vùng biển này có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng
và kinh tế đối với nhân dân hai nước trong suốt lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm và xây dựng đất nước.


Nói tóm lại, Hiệp định về vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia có ý nghĩa hết sức quan trọng là đã giải quyết được
vấn đề chủ quyền các đảo giữa hai nước, một vấn đề tranh chấp phức tạp kéo dài nhiều năm chưa giải quyết được,
tạo cơ sở pháp lý để hai nước quản lý, bảo vệ, khai thác các vùng biển của mình, góp phần tạo môi trường an ninh trật
tự chung trên biển, củng cố mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa hai nước.


Trong thời gian tới, căn cứ vào Luật biển quốc tế và quy định của Hiệp định, hai nước Việt Nam và Campuchia cịn có
nhiệm vụ tiếp tục đàm phán, giải quyết vấn đề hoạch định đường biên giới biển trong vùng nước lịch sử và lãnh hải
cũng như ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa liên quan giữa hai nước ở khu vực này.


HIỆP ĐỊNH PHÂN ĐỊNH THỀM LỤC ĐỊA
VIỆT NAM - INĐÔNÊXIA


I. Bối cảnh chung và quá trình đàm phán giải quyết


<i><b>1. Bối cảnh chung</b></i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(59)</span><div class='page_container' data-page=59>

thể hiện nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng từ cả hai bên. Tuy vậy, đàm phán về ranh giới biển giữa hai nước chưa
kết thúc vì vùng đặc quyền kinh tế chồng lấn vẫn chưa được phân định.


Khu vực thềm lục địa phải phân định giữa hai nước nằm ở phía Đơng Nam nước ta và Tây Bắc đảo lớn Borneo của
Inđônêxia. Trong khu vực phân định này, đảo xa bờ nhất của Việt Nam là Côn Đảo, nằm cách bờ biển của ta khoảng
90 km. Inđônêxia là quốc gia quần đảo với hơn 17.000 hòn đảo lớn, nhỏ nằm rải rác trên một vùng biển rộng lớn. Đảo
xa bờ nhất của Inđônêxia giáp vùng này là đảo Natuna Bắc, cách đảo lớn Borneo của Inđônêxia khoảng 320 km về
hướng Tây Bắc.



Theo các nhà địa chất, thềm lục địa tại khu vực này là thuộc thềm Xunđa. Tại vùng thềm lục địa này, có một số cấu tạo
địa chất có thể có tiềm năng dầu khí, đặc biệt là khu vực phía Đơng. Tuy nhiên về tài nguyên nghề cá ở vùng này
không nhiều, ít có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của ngư dân Việt Nam.


Năm 1969, Inđônêxia ra tuyên bố về giới hạn thềm lục địa của mình, dựa trên nguyên tắc không vượt quá đường trung
tuyến cách đều đường cơ sở quần đảo của Inđônêxia và đường cơ sở của các quốc gia hữu quan.


Năm 1971, chính quyền Sài Gịn đã vạch ranh giới đặc nhượng dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Tại khu vực đối
diện với Inđơnêxia, đường ranh giới được chính quyền Sài Gịn ấn định theo đường trung tuyến cách đều bờ biển Việt
Nam với bờ biển đảo Borneo của Inđônêxia.


Năm 1977, theo xu thế phát triển chung của Luật biển quốc tế thể hiện tại diễn đàn Hội nghị của Liên Hợp quốc lần thứ
ba về Luật biển, Việt Nam đã ra Tuyên bố Chính phủ, theo đó thềm lục địa của Việt Nam được xác định nằm trên phần
kéo dài tự nhiên của lãnh thổ lục địa Việt Nam ra đến bờ ngồi của rìa lục địa, hoặc đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.
Tiếp theo đó, năm 1982, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Tuyên bố xác định hệ thống đường cơ sở của phần lãnh thổ
lục địa Việt Nam. Theo Tuyên bố này, đảo Côn Đảo được sử dụng làm một điểm cơ sở để vạch hệ thống đường cơ sở
thẳng của Việt Nam.


Trong quá trình thương lượng tại Hội nghị Luật biển lần thứ ba của Liên Hợp quốc, Inđơnêxia, xuất phát từ lợi ích của
mình, đã tích cực đấu tranh để pháp điển hố quy chế quốc gia quần đảo. Từ năm 1994, khi Công ước Luật biển 1982
có hiệu lực, quy chế quốc gia quần đảo trở thành một chế định có giá trị pháp lý đối với các quốc gia thành viên Công
ước.


Inđônêxia là quốc gia thành viên của cả Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa và Công ước Luật biển của Liên Hợp
quốc năm 1982. Trong khi đó, Việt Nam chỉ bị ràng buộc bởi Công ước Luật biển năm 1982. Việt Nam không phải là
thành viên của Công ước Giơnevơ 1958 về thềm lục địa.


Việt Nam và Inđônêxia là hai nước có mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tồn tại qua nhiều thập kỷ đấu tranh giành và
gìn giữ độc lập dân tộc, phát triển kinh tế. Trên cơ sở đó, hai nước ln quan tâm giải quyết mọi vấn đề song phương,


trong đó có vấn đề phân định ranh giới trên biển một cách hồ bình, hữu nghị, phù hợp với luật pháp và thực tiễn quốc
tế. Quyết tâm chính trị của hai nước giải quyết vấn đề phân định thềm lục địa được thể hiện trong mọi cuộc gặp gỡ
giữa lãnh đạo hai nước. Đặc biệt là trong chuyến thăm chính thức Inđơnêxia của Chủ tịch nước Trần Đức Lương tháng
11/2001, hai bên đã thoả thuận thúc đẩy đàm phán nhằm sớm đạt được giải pháp cuối cùng hai bên có thể chấp nhận
được. Tuyên bố báo chí chung nêu rõ: "Hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phân định thềm lục địa giữa hai
nước và ghi nhận những tiến bộ đáng kể đạt được tại các kỳ họp cấp kỹ thuật gần đây, qua đó tạo đà cho việc tăng
cường hơn nữa quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nước. Hai bên nhất trí sẽ sớm giải quyết xong vấn đề này".


2. Khái quát quá trình đàm phán phân định thềm lục địa từ năm 1978 - 1998



Năm 1972, Chính quyền Sài Gịn và Inđơnêxia đã tiến hành đàm phán nhằm phân định thềm lục địa giữa hai nước.
Phía Inđơnêxia đưa ra yêu sách đường trung tuyến giữa hai đường cơ sở, mà với Inđơnêxia đó là đường cơ sở quốc
gia quần đảo; thực chất đó là khoảng cách giữa đảo Natuna Bắc của Inđônêxia và Côn Đảo của Việt Nam (gọi là trung
tuyến đảo - đảo). Chính quyền Sài Gòn đề nghị phân định theo đường trung tuyến giữa bờ biển Việt Nam và bờ biển
đảo lớn Borneo Bắc (Calimantan) của Inđônêxia (gọi là trung tuyến bờ - bờ). Hai đường này tạo thành vùng chồng lấn
rộng khoảng 40.000 km2. Hai bên không đạt được thoả thuận nào.


</div>
<span class='text_page_counter'>(60)</span><div class='page_container' data-page=60>

Khi bước vào đàm phán tại vịng I chính thức cấp chuyên viên tại Hà Nội (từ ngày 5 - 9/6/1978), phía Việt Nam đưa ra
một đường ranh giới tự nhiên, dựa vào một rãnh sâu trên thềm lục địa gần sát đảo Natuna Bắc của Inđônêxia;
Inđônêxia vẫn đưa ra trung tuyến đảo - đảo, tạo thành vùng tranh chấp ban đầu rộng khoảng 98.000 km2. Tại các vòng
đàm phán từ năm 1978 đến giữa năm 1991, hai bên đã có những bước nhân nhượng, thu hẹp vùng chồng lấn từ
98.000 km2 xuống còn khoảng 40.000 km2. Nhân dịp Thủ tướng Võ Văn Kiệt thăm Inđônêxia (tháng 10/1991), hai bên
đã thoả thuận chính trị chia 50/50 "vùng cịn lại".


Tại vịng I đàm phán chính thức cấp Chính phủ (Hà Nội, tháng 12/1991), hai bên thảo luận việc thực hiện thoả thuận
chính trị nêu trên, nhưng do hai bên hiểu khác nhau về "vùng cịn lại" nên đàm phán khơng đạt được giải pháp.


Từ năm 1994 đến năm 1998, hai bên nối lại thương thuyết. Do Công ước Luật biển 1982 đã có hiệu lực, Inđơnêxia dựa
vào quy chế quốc gia quần đảo đã được ghi nhận trong Công ước để tăng sức ép nhằm giành một giải pháp phân định
có lợi hơn. Trong đàm phán, về phân định thềm lục địa, Inđơnêxia quay lại lập trường ban đầu địi theo trung tuyến đảo


- đảo. Đồng thời, Inđônêxia cũng đề nghị thảo luận riêng việc phân định vùng đặc quyền kinh tế theo đó nguyên tắc
phân định thường căn cứ vào khoảng cách tính từ đường cơ sở lãnh hải của mỗi bên.


Trong quá trình đàm phán, tuy hai bên đều nhất trí vận dụng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công
ước của Liên Hợp quốc về Luật biển 1982, cũng như các tập quán quốc tế được cơng nhận rộng rãi; đồng thời có tính
đến các hồn cảnh có liên quan như chiều dài bờ biển, sự hiện diện của các đảo và bảo đảm sự cơng bằng, nhân
nhượng lẫn nhau để tìm ra giải pháp chấp nhận được đối với cả hai bên. Tuy nhiên, mỗi nước đều vận dụng luật biển
và hoàn cảnh cụ thể của khu vực phân định để xây dựng và bảo vệ lập trường pháp lý có lợi nhất cho mình.


<b>Về phía Việt Nam</b>



Việt Nam vận dụng khái niệm thềm lục địa là sự kéo dài tự nhiên của lãnh thổ lục địa ra đến bờ ngoài của rìa


lục địa và thực tế trên đáy biển có một rãnh sâu để đưa ra đòi hỏi ban đầu dựa trên một đường ranh giới tự


nhiên. Sự vận dụng này dựa trên cơ sở Việt Nam nằm trên khối lục địa châu Á. Tuy nhiên, do thực tế là


đường rãnh sâu này không đáp ứng tiêu chuẩn là một sự gián đoạn về địa chất của thềm lục địa, nên lập luận


này cũng có hạn chế. Mặc dù vậy, điều này tạo cơ sở cho Việt Nam hình thành được một lập trường pháp lý


ban đầu đối trọng với lập trường của Inđônêxia. Trên cơ sở phân tích lập luận pháp lý và thực tế địa hình tự


nhiên của khu vực phân định, tại vòng đàm phán thứ hai, Việt Nam đã đưa ra đề nghị cũ đường "dung hồ",


giảm diện tích của khu vực chồng lấn xuống còn khoảng 40.000 km2.



Việt Nam cũng vận dụng các phán quyết của Toà án quốc tế, Toà Trọng tài quốc tế trong các án lệ về phân định ranh
giới thềm lục địa để lập luận rằng, địi hỏi của Inđơnêxia về trung tuyến đảo - đảo không thể là một giải pháp công
bằng, bởi vì đường trung tuyến đó phân chia cách đều máy móc về khoảng cách giữa hai đường cơ sở, trong khi thềm
lục địa bắt nguồn từ lãnh thổ lục địa, chứ không phải từ đường cơ sở. Hơn nữa sự phân chia máy móc theo khoảng
cách đó khơng tính đến tỷ lệ giữa chiều dài bờ biển phía Đơng Nam Việt Nam với chiều dài bờ biển đảo nhỏ Natuna.
Đây là một lập luận hợp lý, khiến cho Inđônêxia không thể cứ khăng khăng bám giữ lập trường ban đầu của họ, mà
phải chấp nhận cùng nhân nhượng lẫn nhau trong đàm phán.


Về phía Inđơnêxia




Inđơnêxia có thế mạnh là quy chế "quốc gia quần đảo" đã được ghi nhận trong Công ước Luật biển 1982 và có hiệu lực
cùng với Cơng ước. Trong thực tiễn phân định thềm lục địa trên thế giới, cũng như giữa Inđônêxia với một số nước
láng giềng, phương pháp đường trung tuyến cách đều các đường cơ sở để đo chiều rộng lãnh hải của hai bên phân
định đã được thừa nhận và sử dụng tương đối phổ biến.


Lập trường của Inđônêxia là thừa nhận dành hiệu lực tồn phần cho Cơn Đảo của Việt Nam, nhưng Inđônêxia áp dụng
triệt để "quy chế quốc gia quần đảo", sử dụng phương pháp đường trung tuyến như là một ngun tắc, do đó khơng
đưa lại một giải pháp công bằng.


Như vậy, xuất phát điểm của hai bên rất khác nhau: Inđônêxia dựa vào quy chế "quốc gia quần đảo" để đưa ra đường
trung tuyến 20 - A - B. Phía Việt Nam đề nghị chia dung hoà K - E - F trên cơ sở định nghĩa thêm lục địa là sự kéo dài
tự nhiên của lục địa và nguyên tắc "đất thống trị biển". Quan điểm của hai bên có các điểm mạnh và yếu nhất định đòi
hỏi hai bên phải tiếp tục đàm phán để thu hẹp khoảng cách, tiến tới một giải pháp công bằng cho cả hai bên trên cơ sở
Công ước Luật biển năm 1982 và điều kiện địa lý tự nhiên của khu vực phân định.


</div>
<span class='text_page_counter'>(61)</span><div class='page_container' data-page=61>

Qua gần 20 năm đàm phán, khác biệt trong việc giải thích và vận dụng các ngun tắc nói trên của Luật pháp quốc tế
về biển của hai bên đã đưa thảo luận đi vào bế tắc. Điều đó buộc hai bên phải có cách tiếp cận mới để thúc đẩy đàm
phán. Từ vịng VI khơng chính thức cấp chuyên viên vào tháng 2/1998 tại Surabaya (Inđônêxia) đến vịng VIII khơng
chính thức cấp chun viên vào tháng 7/1999 tại Hà Nội (Việt Nam) và ba cuộc họp hẹp của hai Trưởng đoàn cấp
chuyên viên, hai bên không đạt được kết quả cụ thể nào nhưng đã đạt được một số nguyên tắc rất quan trọng để có
thể thúc đẩy đàm phán đi vào thực chất, cụ thể là:


- Nhất trí tiếp tục đàm phán trên cơ sở các kết quả đàm phán mà hai bên đã đạt được;


- Hai bên thoả thuận không tiếp tục tranh cãi về lý luận mà sẽ thảo luận về những đường phân định cụ thể mà hai bên
nêu ra; và


- Nhất trí hai bên cùng tiến nhích lại gần nhau nhằm đi đến một giải pháp cuối cùng mà hai bên có thể chấp nhận được.
Việc đạt được thoả thuận về các nguyên tắc đàm phán nói trên cùng với thiện chí muốn thúc đẩy đàm phán từ hai bên
là một đột phá rất quan trọng trong đàm phán, mở đường cho những bước tiến tiếp theo để có thể đi đến giải pháp cuối


cùng. Với thoả thuận trên, hai bên đã có những bước thoả hiệp trên thực tế, tiếp tục đàm phán trên cơ sở những kết
quả mà hai bên đã đạt được; đồng thời từng bước nhích đường phân chia lại gần nhau hơn.


II. Kết quả đàm phán



Ngày 26/6/2003, Hiệp định giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hồ Inđơnêxia về phân định
thềm lục địa giữa hai nước đã được ký chính thức nhân dịp Tổng thống Inđônêxia Megawati sang thăm Việt Nam. Việc
ký Hiệp định này xuất phát từ mong muốn củng cố và phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị sẵn có giữa hai nước và
nhằm thiết lập đường ranh giới thềm lục địa giữa hai nước tại khu vực thềm lục địa chống lấn được tạo bởi yêu sách
trên biển của hai nước.


1. Nội dung cơ bản của Hiệp định



* Xác định đường phân định thềm lục địa:



- Đường phân định thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia được xác định bằng các đoạn thẳng nối tuần tự các điểm
20 - H-H1-A4-X1-25.


- Các đoạn thẳng và tọađộ của các điểm nêu tại khoản 1, Điều 1 của Hiệp định là các đường trắc địa và tọa độ địa lý
được tính tốn trên Hệ tọa độ trắc địa thế giới năm 1984 ((WGS 84) và được thể hiện trên mảnh Hải đồ số 3482, tỷ lệ
1:1.500.000 do Hải quân Hoàng gia Anh xuất bản năm 1997, là Phụ lục được đính kèm Hiệp định. Đường ranh giới
được thể hiện trên hải đồ đính kèm Hiệp định chỉ nhằm mục đích minh họa.


- Vị trí thực trên biển của các điểm và các đoạn thẳng nêu tại khoản 1, Điều 1 sẽ được xác định bằng các phương pháp
do các cơ quan có thẩm quyền của các Bên ký kết thoả thuận. Cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hồ xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là Cục Đo đạc và Bản đồ thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường và cơ quan có thẩm quyền của nước
Cộng hồ Inđơnêxia là Cục Thuỷ đạc và Hải dương học thuộc Hải quân Inđônêxia.


* Vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế:




Hai bên xác định Hiệp định phân định thềm lục địa sẽ không ảnh hưởng đến bất kỳ hiệp định nào được ký trong tương
lai giữa các bên ký kết về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.


* Về bảo vệ môi trường biển:



Các bên ký kết sẽ tham khảo ý kiến của nhau nhằm phối hợp chính sách của mình phù hợp với luật pháp quốc tế về
bảo vệ môi trường biển.


* Về các mỏ cắt ngang:



Trong trường hợp có một cấu tạo mỏ dầu hoặc khí tự nhiên, hoặc mỏ khoáng sản khác dưới đáy biển nằm vắt ngang
đường ranh giới nêu tại khoản 1, Điều 1, các bên ký kết sẽ thông báo cho nhau mọi thông tin liên quan và thoả thuận
về cách thức khai thác hữu hiệu nhất các cấu tạo hoặc mỏ nói trên và về việc phân chia cơng bằng lợi ích thu được từ
việc khai thác đó.


* Giải quyết tranh chấp:



Mọi tranh chấp giữa các bên ký kết nảy sinh trong việc giải thích hoặc thực hiện Hiệp định này sẽ được giải quyết một
cách hoà bình thơng qua hiệp thương hoặc đàm phán.


* Hiệu lực của Hiệp định:



</div>
<span class='text_page_counter'>(62)</span><div class='page_container' data-page=62>

Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa Việt Nam và Inđônêxia bao gồm những quy định có những nội dung
tương tự như các quy định trong các hiệp định về phân định thềm lục địa của nhiều nước trên thế giới và những Hiệp
định phân định mà ta đã ký với Thái Lan và Trung Quốc.


Với Hiệp định trên, ta đã khép kín được đường phân định thềm lục địa giữa hai nước, loại bỏ được khả năng mở rộng
tranh chấp ra ngoài khu vực liên quan đến thềm lục địa hai bên.


2. Đánh giá kết quả đàm phán




Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa với Inđônêxia là Hiệp định phân định biển thứ ba của nước ta (hiệp định
phân định đầu tiên là Hiệp định phân định các vùng biển giữa Việt Nam và Thái Lan năm 1997; Hiệp định phân định
biển thứ hai là Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ Việt Nam - Trung Quốc năm 2000.


Về tổng thể, giải pháp cuối cùng được thể hiện trong bản Hiệp định là thoả đáng công bằng, phù hợp với luật pháp và
thực tiễn quốc tế, đáp ứng lợi ích và nguyện vọng của cả hai bên. Hiệp định trên là kết quả của quá trình đàm phán lâu
dài, thể hiện nỗ lực, thiện chí và sự nhân nhượng từ cả hai phía.


III. Ý nghĩa của Hiệp định phân định thềm lục địa Việt Nam - Inđônêxia



Vùng thềm lục địa chồng lấn có ý nghĩa quan trọng đối với cả hai nước về an ninh, quốc phòng và tiềm năng dầu khí,
chính vì vậy, việc ký Hiệp định phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng:


- Hiệp định đã phân định rõ ràng phạm vi vùng thềm lục địa của hai nước; đề ra cách giải quyết khi xảy ra trường hợp
hai bên chung nhau các mỏ nằm trên đường ranh giới thềm lục địa giữa hai nước, qua đó, Hiệp định tạo ra cho ta một
cơ sở pháp lý vững chắc để quản lý vùng thềm lục địa của ta, khép kín đường ranh giới thềm lục địa với một nước láng
giềng, góp phần xây dựng đường ranh giới biển với Inđơnêxia hồ bình, hữu nghị và ổn định lâu dài; tạo điều kiện
thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác về bảo vệ môi trường biển và an ninh trên biển; và góp phần tạo cục diện có lợi cho
ta trên Biển Đơng.


- Việc ký Hiệp định tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động thăm dị và khai thác dầu khí, phục vụ cho sự phát
triển kinh tế bền vững của mỗi nước. Sau khi Hiệp định có hiệu lực, hai bên có thể tiến hành triển khai các hợp đồng
dầu khí đã ký với các nhà thầu nước ngồi.


- Việc ký hiệp định cũng góp phần củng cố hơn nữa tình hữu nghị tốt đẹp giữa hai chính phủ và nhân dân hai nước.
Hiệp định là một văn kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một mốc mới rất quan trọng trong quan hệ láng giềng, hữu nghị
giữa Việt Nam và Inđônêxia, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
- Ý nghĩa quan trọng của sự kiện này không chỉ dừng lại trong khuôn khổ quan hệ song phương Việt Nam - Inđơnêxia
mà cịn đóng góp thiết thực vào việc thúc đẩy quan hệ với các nước láng giềng khác, vì lợi ích của hồ bình, ổn định,


hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.


Việc ký được Hiệp định là một thành công tốt đẹp trong việc biến vùng chồng lấn thành vùng có tiềm năng phát triển
kinh tế và có hồ bình lâu dài, là một mẫu mực tốt trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng hồ bình,
thương lượng, trên cơ sở của luật pháp quốc tế và sự hiểu biết lẫn nhau và là bằng chứng cho thấy các nước trong
khu vực có thể tự giải quyết vấn đề của mình.


Từ các cuộc đàm phán về phân định ranh giới thềm lục địa giữa hai nước, ta có thể rút ra được một số bài học kinh
nghiệm quý giá có thể áp dụng cho các cuộc đàm phán sắp tới về phân định ranh giới vùng đặc quyền kinh tế.
THOẢ THUẬN HỢP TÁC KHAI THÁC CHUNG VIỆT NAM - MALAIXIA


Giữa Việt Nam và Malaixia tồn tại một vùng chồng lấn thềm lục địa rộng khoảng 2.800 km2. Vùng này hình thành bởi
đường ranh giới thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hồ cơng bố năm 1971 và đường ranh giới thềm lục địa
thể hiện trên hải đồ của Malaixia cơng bố năm 1979. Sở dĩ có sự khác nhau đó là do Chính quyền Việt Nam Cộng hồ
có tính đến đảo Hịn Khoai, các đảo của cả hai bên, cịn Malaixia chỉ tính đến các đảo ven bờ của mình mà bỏ qua Hịn
Khoai của Việt Nam (Hịn Khoai cách bờ 6,5 hải lý).


Đây là khu vực chồng lấn có diện tích khơng lớn nhưng có tiềm năng về dầu khí. Trước khi hai nước đi vào đàm phán,
ngày 16/02/1989, Cơng ty dầu khí quốc gia Malaixia (Petronas) đã ký hợp đồng phân chia sản phẩm (PSC) với nhà
thầu IPC là người điều hành khu vực lô PM - 3 trùm lên một phần vùng chống lấn. Xuất phát từ nhu cầu khai thác dầu
khí phục vụ phát triển của hai nước (diện tích vùng chồng lấn khơng lớn nếu đàm phán phân định sẽ mất nhiều thời
gian) nên ngày 05/6/1992, tại cuộc đàm phán cấp thứ trưởng ngoại giao ở Kuala Lampur (Malaixia) hai bên đã ký Bản
thoả thuận (MOU) về hợp tác thăm dò khai thác chung vùng chồng lấn.


</div>
<span class='text_page_counter'>(63)</span><div class='page_container' data-page=63>

- Hai bên đã chính thức xác nhận tọa độ khu vực chồng lấn theo đường ranh giới thềm lục địa do Tổng cục dầu khí Việt
Nam cơng bố năm 1977 (trùng với u sách thềm lục địa do chính quyền Việt Nam Cộng hồ cơng bố năm 1971) và
đường ranh giới thềm lục địa thể hiện trên hải đồ của Malaixia công bố năm 1979. Khu vực xác định này được vạch
trên hải đồ của Anh (British Admiralty Chart) số 2414, xuất bản năm 1967.


- Hai bên đồng ý tạm gác vấn đề phân định thềm lục địa để hợp tác tay đôi thăm dị và khai thác dầu khí trong khu vực


xác định này theo thời hạn hiệu lực của Thoả thuận đã ký và dựa trên các nguyên tắc sau:


+ Chia sẻ đồng đều chi phí và phân chia đồng đều lời lãi giữa hai bên;


+ Các hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí sẽ được Petronas (Malaixia) và Petrovietnam (Việt Nam) tiến hành trên
cơ sở các dàn xếp thương mại sau khi được Chính phủ hai bên phê chuẩn;


+ Thoả thuận này không phương hại tới lập trường cũng như đòi hỏi của mỗi bên đối với khu vực chồng lấn.


- Nếu có mỏ dầu khí có một phần nằm vắt ngang sang khu vực xác định và một phần nằm bên thềm lục địa của
Malaixia hoặc Việt Nam thì hai bên sẽ thoả thuận để thăm dị khai thác.


- Vấn đề quản lý nhà nước đối với các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn mặc dù khơng được nói cụ thể trong
MOU nhưng về mặt nguyên tắc Việt Nam có quyền thực hiện quản lý nhà nước về hải quan, quản lý cảng xuất dầu và
cơng trình trên biển, quản lý nhà nước về thuế, biên phòng... Tuy nhiên, do vùng biển nằm xa đất liền, không thuận lợi
cho việc triển khai tất cả các hoạt động quản lý nêu trên nên Việt Nam có thể uỷ quyền cho phía Malaixia thực hiện các
hoạt động kiểm sốt đối với các hoạt động dầu khí trong vùng chồng lấn giữa hai nước.


Sau khi thỏa thuận có hiệu lực hai cơng ty dầu khí quốc gia của hai nước đã ký kết các dàn xếp thương mại và triển
khai các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí trong khu vực chồng lấn giữa hai nước.


Trên cơ sở MOU, dàn xếp thương mại bao gồm các nội dung chính sau:


- Petrovietnam và Petronas cùng chịu trách nhiệm, có nghĩa vụ và quyền lợi ngang nhau;


- Đồng ý tiếp tục thu các khoản thuế quy định trong hợp đồng đã ký với nhà thầu năm 1989, bao gồm: Thuế tài nguyên,
thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, khoản trả phụ. Trước đây nhà thầu nộp cho Chính phủ Malaixia thì nay chia đều 50/50 cho
Việt Nam và Malaixia;


- Các khoản thu quy định trọng hợp đồng gồm: chia lãi dầu, nộp quỹ nghiên cứu khoa học trước kia nộp cho Petronas


thì nay chia 50/50 cho Việt Nam và Malaixia.


Các phần thu cho phía Việt Nam sẽ do Petronas chịu trách nhiệm giao đủ khơng bị Chính phủ Malaixia đánh thuế.


- Về cơ chế điều hành: Hai bên thành lập Uỷ ban hỗn hợp (Joint Committee) ở cấp cao. Uỷ ban này giải quyết các vấn
đề cấp cao và thành lập Uỷ ban điều phối (Coordination Committee). Tuỳ theo nhu cầu của Uỷ ban điều phối có thể
thành lập các tiểu ban luật pháp, kinh tế, thương mại, kỹ thuật.


Uỷ ban điều phối có nhiệm vụ cụ thể do Uỷ ban hỗn hợp phê chuẩn là:


+ Xác định phần đóng góp của các bên;


+ Giám sát hoạt động của nhà thầu;


+ Giải quyết việc cung ứng dịch vụ của hai nước.


Hoạt động của hai Uỷ ban theo cơ chế nhất trí. Nếu có bất đồng sẽ giải quyết từ thấp đến cao trên tinh thần hồ giải
hữu nghị. Nếu khơng giải quyết được sẽ đưa ra toà án thương mại quốc tế phân xử.


</div>
<span class='text_page_counter'>(64)</span><div class='page_container' data-page=64>

- Petrovietnam và Petronas cùng thống nhất ra các quyết định trong Uỷ ban điều phối phê chuẩn các kế hoạch cơng
tác, tài chính của Nhà thầu. Mặc dù uỷ nhiệm cho Petronas quản lý nhà thầu qua Uỷ ban điều hành của hợp đồng
nhưng Petrovietnam vẫn có quyền tham dự họp Uỷ ban điều hành.


- Nhà thầu gầm năm thành viên là: Công ty HAMILTON Oil Corp (là người điều hành); Công ty Enterprise Oil; Công ty
IPL; Công ty NORCEN; Công ty Carigali (công ty con của Petronas).


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×