Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi trường đến nuôi trồng thuỷ sản tại thành phố tam kỳ, tỉnh quảng nam và đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.01 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng, năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

NGUYỄN THỊ NHUNG

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ
YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM
VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN

Chuyên ngành : Sinh thái học
Mã số

: 60.42.01.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VŨ THỊ PHƢƠNG ANH

Đà Nẵng, năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây cơng trình nghiên cứu của riêng tơi.
Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là hồn tồn trung thực và
chưa có ai nghiên cứu.

Tác giả

Nguyễn Thị Nhung


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám Hiệu, Ban chủ
nhiệm Khoa Sinh - môi trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, các Thầy Cơ tham
gia cơng tác giảng dạy và quản lí lớp học, phòng Kinh tế Tam Kỳ tỉnh Quảng
Nam, Chi cục Nuôi trồng Thủy sản tỉnh Quảng Nam, bà con nơng dân các xã,
phường có ni trồng thủy sản tại Thành phố Tam Kỳ đã tạo điều kiện về cơ
sở thực nghiệm, thu mẫu và điều tra để tơi hồn thành luận văn.
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn TS. Vũ Thị Phương Anh, Phó Hiệu
trưởng trường Đại học Quảng Nam đã luôn bên cạnh quan tâm,hướng dẫn và
giúp đỡ tơi hết lịng trong q trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 01 tháng12 năm 2016
Học viên
Nguyễn Thị Nhung



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu của luận văn ............................................................................ 3
3. Bố cục của luận văn ............................................................................... 4
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................... 5
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ
GIỚI................................................................................................................... 5
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT
NAM.................................................................................................................. 6
1.3. TÌNH HÌNH NI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT
NAM VÀ THÀNH PHỐ TAM KỲ .................................................................. 8
1.3.1. Tình hình ni trồng thủy sản trên thế giới ..................................... 8
1.3.2. Tình hình ni trồng thủy sản ở nƣớc ta........................................ 10
1.3.3. Tình hình ni trồng thủy sản tại Tam Kỳ .................................... 15
1.4. TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG ĐẾN NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM .......................................................... 16
1.4.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ .................................................................. 16
1.4.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa ............................................................. 18
1.4.3. Ảnh hƣởng của độ mặn ................................................................... 19
1.4.4. Ảnh hƣởng của pH .......................................................................... 20
1.4.5. Ảnh hƣởng của NH3 ........................................................................ 21
1.5. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TỄ XÃ HỘI KHU
VỰC NGHIÊN CỨU ...................................................................................... 22
1.5.1. Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 22
1.5.2. Các nguồn tài nguyên .................................................................... 26



1.5.3. Đánh giá đặc điểm kinh tế - xã hội TP Tam Kỳ ............................ 27
CHƢƠNG 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 28
2.1. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU ......................................... 28
2.1.1. Thời gian nghiên cứu ..................................................................... 28
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ...................................................................... 28
2.2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................... 31
2.2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................... 31
2.2.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 31
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................... 31
2.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................ 31
2.4.1. Phƣơng pháp hồi cứu, tổng hợp tài liệu ......................................... 31
2.4.2. Phƣơng pháp khảo sát điều tra thực địa ......................................... 31
2.4.3. Phƣơng pháp đo đạc, tính tốn độ mặn các sông .......................... 32
2.4.4. Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm trong phịng thí nghiệm ... 32
2.4.5. Phƣơng pháp chun gia và cộng đồng ......................................... 33
2.4.6. Phƣơng pháp xử lý thông tin ......................................................... 33
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 34
3.1. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG TẠI ĐỊA BÀN
NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 34
3.1.1. Nhiệt độ .......................................................................................... 34
3.1.2. Lƣợng mƣa ..................................................................................... 40
3.1.3. Xâm nhập mặn ............................................................................... 42
3.1.4. pH của nƣớc ................................................................................... 44
3.1.5. NH3 trong nƣớc .............................................................................. 45


3.2. BIỂU HIỆN TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ MÔI TRƢỜNG
ĐẾN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH
QUẢNG NAM ................................................................................................ 47

3.2.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ đến nuôi trồng thủy sản .......................... 47
3.2.2. Ảnh hƣởng của lƣợng mƣa đến nuôi trồng thủy sản ..................... 50
3.2.3. Ảnh hƣởng của xâm nhập mặn đến nuôi trồng thủy sản ............... 51
3.2.4. Ảnh hƣởng của pH đến nuôi trồng thủy sản .................................. 53
3.2.5. Ảnh hƣởng của NH3 đến nuôi trồng thủy sản ................................ 53
3.2.6. Ảnh hƣởng của một số yếu tố môi trƣờng khác đến nuôi trồng
thủy sản tại Tam Kỳ ........................................................................................ 55
3.3. GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN ............................................ 60
3.3.1. Giải pháp chung ............................................................................. 60
3.3.2. Giải pháp riêng cho từng hộ .......................................................... 64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 67
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN

: Hiệp hội các quốc gia Đơng Nam Á

BĐKH

: Biến đổi khí hậu

ĐVT

: Đơn vị tính

FAO


: Tổ chức Lƣơng thực và Nơng nghiệp Liên Hiệp Quốc

GDP

: Tổng sản lƣợng quốc nội

MK

: Mùa khô

MM

: Mùa mƣa

NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
NTTS

: Nuôi trồng thủy sản

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

S

: Độ mặn

TB


: Trung bình

TN&MT

: Tài nguyên và môi trƣờng

TP

: Thành phố

UBND

: Ủy ban nhân dân

VINAFISH

: Nghề cá Việt Nam

XK

: Xuất khẩu

%

: Phần trăm



: Phần nghìn



DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Trang

1.1.

Hiện trạng sử dụng đất tại TP Tam Kỳ, 2015

26

2.1.

Địa điểm và vị trí thu mẫu

29

3.1.

3.2.

3.3.
3.4.
3.5.


Một số chỉ tiêu hóa lí mơi trƣờng nƣớc khu vực nghiên
cứu
Tổng hợp các chỉ tiêu thủy lý, hóa học khu vực nghiên
cứu
Độ mặn lớn nhất các tầng nƣớc sông Trƣờng Giang
năm 2016
Kết quả tổng hợp đo đạc độ mặn trên các sơng
Diễn biến diện tích, năng suất và sản lƣợng NTTS nƣớc
lợ (2009-2016)

35

38

42
43
48

3.6.

Diện tích ni tơm giai đoạn 2009-2016 TP Tam Kỳ

50

3.7.

Năng suất nuôi tôm năm 2016 của TP Tam Kỳ

56


3.8.

Diện tích tơm bị bệnh vụ I năm 2016

60


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
1.2.
1.3.
1.4.
1.5.
1.6.
1.7.
2.1.
3.1.

Sản lƣợng ni trồng thủy sản tồn cầu
Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nơng, lâm, thủy sản
tháng 1năm 2015
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm
Sản lƣợng thủy sản của cả nƣớc trong vòng 20 năm từ
năm 1995 đến năm 2015.
Nhiệt độ trung bình tháng của một số tỉnh trong cả nƣớc

Bản đồ phân bố các đơn vị hành chính thành phố Tam
Kỳ
Bản đồ độ cao thành phố Tam Kỳ
Bản đồ vị trí nghiên cứu tại TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng
Nam
Nhiệt độ TB nƣớc đo đƣợc tại khu vực nghiên cứu qua
các tháng có NTTS trong năm 2016

Trang
10
11
12
13
18
23
24
30
38

3.2.

Tỉ lệ lựa chọn nhiệt độ cao nhất trong năm

39

3.3.

Sự biến động pH các ao NTTS tại TP Tam Kỳ

45


3.4.

Sự biến động amoniac ở các ao NTTS tại TP Tam Kỳ

46

3.5.

Diện tích ni trồng bị bệnh tại Tam Kỳ 2016

57

3.6.

Số hộ nuôi tôm bị bệnh tại TP Tam Kỳ

58


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Quảng Nam là một trong hai mƣơi tám tỉnh thành của cả nƣớc trực tiếp
có biển với hai hệ thống sơng lớn Vu Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ. Các sông bắt
nguồn từ sƣờn đông của dãy Trƣờng Sơn, chảy chủ yếu theo hƣớng TâyĐông và đổ ra biển Đông tại các cửa Hàn (Đà Nẵng), Đại (Hội An) và An
Hòa (Núi Thành). Ngồi hai hệ thống sơng trên, sơng Trƣờng Giang có chiều
dài 47 km chảy dọc ven biển theo hƣớng Bắc Nam kết nối hệ thống sông Vu
Gia - Thu Bồn và Tam Kỳ. Với hệ thống sơng ngịi chằng chịt và dày đặc nhƣ

vậy, hoạt động khai thác cũng nhƣ ni trồng thủy sản (NTTS) có nhiều điều
kiện thuận lợi để phát triển. Sản lƣợng thủy sản tại Quảng Nam đã duy trì
tăng trƣởng liên tục trong 5 qua (2011-2015) với mức tăng bình quân là
8,05%/năm. Với chủ trƣơng thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt NTTS đã
có những bƣớc phát triển mạnh, sản lƣợng liên tục tăng cao trong các năm
qua, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng tổng sản lƣợng thủy sản nuôi trồng
của cả nƣớc [13]. Năm 2015 ngành thủy sản Quảng Nam đã đạt đƣợc những
kết quả khả quan trên nhiều phƣơng diện. Với tổng sản lƣợng thủy sản đạt
97.666 tấn; trong đó, khai thác 78.167 tấn, ni trồng 19.499 tấn; diện tích
ni trồng là 6.533 ha với 4.606 ha diện tích ni trồng nƣớc ngọt và 1.927 ha
diện tích ni trồng nƣớc lợ; trong đó chủ yếu là ni quảng canh và quảng
canh cải tiến [33].
Trong điều kiện nguồn hải sản tự nhiên không thể gia tăng (trừ khi việc
khai thác quá mức đƣợc chấm dứt), thì hoạt động NTTS chính là nguồn cung
cho tƣơng lai. NTTS có thể làm giảm áp lực đối với thuỷ sản tự nhiên và đóng
góp vào sự phát triển kinh tế xã hội tại các cộng đồng địa phƣơng. Chính vì
vậy trong những năm qua NTTS đƣợc xem là một thế mạnh của tỉnh Quảng


2

Nam, là nghề sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, góp phần thay
đổi cơ cấu kinh tế ở vùng nông thôn và ven biển, giải quyết việc làm, tăng thu
nhập, xố đói giảm nghèo cho ngƣời lao động.
Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, phía Nam giáp huyện
Núi Thành, phía Bắc giáp huyện Phú Ninh và Thăng Bình, phía Tây giáp
huyện Phú Ninh tỉnh Quảng Nam, phía Đơng giáp biển Đơng. Tam Kỳ là
trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh Quảng Nam. Thành
phố Tam Kỳ có 4 con sơng chính là sơng Trƣờng Giang, sơng Tam Kỳ, sơng
Bàn Thạch và Sơng Đầm trong đó sơng Trƣờng Giang là sông nƣớc mặn và

nƣớc lợ chạy sát biển nối cửa An Hòa với cửa Đại - Hội An.
Trong những năm trƣớc đây (2009-2012), NTTS đặc biệt là nghề nuôi
tôm nƣớc lợ trên địa bàn TP Tam Kỳ không ngừng phát triển, chiếm vị trí
quan trọng trong lĩnh vực nơng nghiệp và đã đạt đƣợc những kết quả khả
quan về năng suất và sản lƣợng, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế xã
hội của thành phố, tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, cung cấp thực phẩm cho
nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, giải quyết việc làm, góp phần xóa đói
giảm nghèo, tăng thu nhập cho nơng dân. Đồng thời thúc đẩy q trình
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hƣớng sản xuất hàng hóa, sử
dụng hiệu quả diện tích mặt nƣớc trên địa bàn thành phố. Năm 2009, diện tích
NTTS trên tồn thành phố đạt 381,7 ha thì đến năm 2013 diện tích này sụt
giảm còn 230,3 ha và còn 205,5 ha năm 2015. Hiện nay cả TP Tam Kỳ có
5/13 xã, phƣờng có NTTS, trong đó Tam Phú có diện tích ni trồng lớn nhất
và Hịa Hƣơng có diện tích ni thấp nhất [16], [17].
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, trƣớc các bất lợi của mơi trƣờng
và tình hình thời tiết diễn biến rất phức tạp, ngành NTTS ở Quảng Nam nói
chung và TP Tam Kỳ nói riêng đã và đang phải gánh chịu những tác động rất
lớn. Tại Tam Kỳ, hiện vẫn cịn 575 ha diện tích vùng triều chƣa đƣợc ngƣời


3

dân thả giống thủy sản để ni, trong đó chủ yếu là các ao ni tơm nƣớc lợ
[17]. Diện tích chƣa ni này chủ yếu là những vùng có điều kiện nuôi chƣa
tốt nhƣ nguồn nƣớc không chủ động, không đảm bảo chất lƣợng, hệ thống ao
nuôi chƣa đảm bảo, ao nuôi tôm thƣờng bị bệnh do các tác động từ môi
trƣờng, thời tiết diễn biến khá phức tạp, việc cải tạo ao nuôi không triệt để,
ngƣời nuôi thiếu vốn đầu tƣ.
Hơn nữa, các cơng trình nghiên cứu về ảnh hƣởng của một số yếu tố
môi trƣờng tới hệ thống tài nguyên - môi trƣờng cũng nhƣ các đối tƣợng bị

tổn thƣơng, đặc biệt là ngành NTTS và khả năng ứng phó của hệ thống tự
nhiên, xã hội ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam chƣa toàn diện và chi tiết. Do
đó, chúng tơi chọn đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số yếu tố môi
trường đến nuôi trồng thuỷ sản tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam và
đề xuất các giải pháp ứng phó để phát triển”.
2. Mục tiêu của luận văn

2.1. Mục tiêu tổng quát
Kết quả của đề tài góp phần phát triển bền vững ngành NTTS thành
phố Tam Kỳ trƣớc các tác động bất lợi của thiên nhiên và con ngƣời.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định đƣợc các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng mạnh đến NTTS nhƣ
xâm nhập mặn, gia tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa, pH và NH3 tại một số xã,
phƣờng TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam.
- Đánh giá đƣợc tác động của một số yếu tố môi trƣờng nhƣ xâm nhập
mặn, gia tăng nhiệt độ, lƣợng mƣa, pH và NH3 đến NTTS tại TP Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam.
- Đề xuất các giải pháp NTTS hợp lí, thích ứng với tác động bất lợi của
tự nhiên và con ngƣời.


4

3. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 68 trang với các phần sau:
Mở đầu 4 trang
Chƣơng 1. Tổng quan tài liệu 23 trang.
Chƣơng 2. Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 6 trang.
Chƣơng 3. Kết quả nghiên cứu và bàn luận 33 trang.
Kết luận và kiến nghị 2 trang.



5

CHƢƠNG 1

TỔNG QUAN
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN
THẾ GIỚI
Từ những năm 60 của thế kỉ XX, ngành NTTS đã đƣợc quan tâm đầu
tƣ phát triển, nhất là trong bối cảnh sự gia tăng nguồn hải sản tự nhiên không
bắt kịp với sự gia tăng dân số và nhu cầu tiêu thụ của con ngƣời. Hoạt động
NTTS đƣợc chú trọng và diễn ra rộng rãi tại nhiều nƣớc trên thế giới. Phục vụ
cho nhu cầu phát triển ngành NTTS, đã xuất hiện nhiều cơng trình nghiên cứu
trong lĩnh vực này.
Khi phân tích tầm quan trọng của ngành NTTS trong cơ cấu các ngành
kinh tế. Tác giả Cát Quang Hoa và các cộng sự (2005), trong cuốn Quản lý
kinh doanh các xí nghiệp ni trồng thuỷ sản, cho rằng: NTTS phải giữ vai
trò chủ đạo đối với nghề cá nói chung và ngành thuỷ sản nói riêng. NTTS có
các vai trị nhƣ: cung cấp thực phẩm giàu dinh dƣỡng; khai thác tổng hợp tài
ngun, qua đó duy trì cân bằng sinh thái; tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm
nghèo; thúc đẩy các ngành khác phát triển [10].
Dự án “Nghiên cứu chính sách phục vụ phát triển bền vững PORESSFA” của cộng đồng chung châu Âu đã nghiên cứu nghề nuôi tôm ở
một số nƣớc nhƣ Ấn Độ, Bangladet, Thái Lan, Việt Nam giai đoạn 2002-2005
và đƣa ra một số khuyến nghị nhằm bảo vệ môi trƣờng sinh thái và cải thiện
thể chế, chính sách nhằm phát triển NTTS theo hƣớng bền vững.
Nghiên cứu xu hƣớng phát triển NTTS ở một số nƣớc và khu vực. Các
nhà nghiên cứu trong cộng đồng ASEAN đã khái quát các xu hƣớng phát triển
NTTS nhƣ: nhằm góp phần giữ vững an ninh lƣơng thực quốc gia, nâng cao
mức sống cho cộng đồng, tạo sản phẩm xuất khẩu, thu ngoại tệ cho đất nƣớc.



6

Theo đó gần 1/4 lƣợng cá trong bảy quốc gia ASEAN (Cambodia, Indonesia,
Malaysia, Myanmar, Phillippines, Thái Lan, Việt Nam) xuất phát từ NTTS,
riêng Việt Nam đã vƣợt quá 1/3. Tại Việt Nam NTTS đã cung cấp thực phẩm
có hàm lƣợng đạm cao giá rẻ cho ngƣời dân, tạo điều kiện cải thiện chất
lƣợng dinh dƣỡng của những ngƣời có thu nhập thấp [40].
Năm 2005, trong khn khổ Chƣơng trình Quỹ Uỷ thác toàn cầu của
Nhật Bản dành cho phát triển thuỷ sản bền vững của Việt Nam và Ngân hàng
thế giới, các nhà nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Australia, Thái Lan hợp
tác với các nhà nghiên cứu Việt Nam đã đƣa ra bức tranh tổng thể về ngành
thuỷ sản của Việt Nam đầu những năm 2000, trong đó có đề cập đến một số
vấn đề liên quan đến NTTS xuất khẩu: nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành
NTTS trên các mặt thành quả và tiềm năng (giai đoạn 1999 - 2003 NTTS Việt
Nam phát triển với tốc độ 12%/năm, đóng góp trên 40% tổng sản lƣợng thuỷ
sản, chủ yếu là NTTS nƣớc ngọt).
Có thể nói những nghiên cứu về NTTS trên thế giới chủ yếu bàn về vai
trò của ngành NTTS trong nền kinh tế cũng nhƣ xu hƣớng phát triển ngành.
Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa các yếu tố mơi trƣờng và hoạt động
NTTS góp phần phát triển bền vững ngành NTTS trong tƣơng lai.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN Ở VIỆT
NAM
Nhiều cơng trình khoa học nhận định, Việt Nam có tiềm năng và lợi thế
to lớn trong NTTS, phục vụ xuất khẩu. Nguyễn Duy Chinh (2008), với cơng
trình Tổng quan về nguồn lợi thuỷ sản, chiến lƣợc và chính sách phát triển
ngành thuỷ sản Việt Nam [5], đã đƣa ra bức tranh tổng quát về nguồn lợi thuỷ
sản, tiềm năng, lợi thế NTTS của Việt Nam trên các mặt: môi trƣờng nƣớc
mặn, nƣớc ngọt, nƣớc lợ đều khá thuận tiện cho phát triển NTTS.

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020,


7

tầm nhìn 2030 đã đánh giá hiện trạng phát triển thuỷ sản giai đoạn 2001-2011;
xác định mục tiêu tổng thể phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn 2030; đƣa ra định hƣớng phát triển bền vững ngành thuỷ sản; đề
xuất phƣơng án quy hoạch ngành thuỷ sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030; xác
định các chƣơng trình, dự án ƣu tiên đầu tƣ trong ngành thuỷ sản giai đoạn
đến năm 2020; ƣớc tính tổng nhu cầu vốn đầu tƣ và phân kỳ đầu tƣ; đề xuất
một số giải pháp chủ yếu thực hiện quy hoạch [2].
Hội thảo VINAFISH (2004) [23], đã phản ánh ý kiến của nhiều tham
luận về phát triển nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản; nâng cao hiệu quả và tính
bền vững của nghề NTTS; định hƣớng phát triển thuỷ sản vùng nƣớc ngọt,
nƣớc mặn một cách bền vững và hiệu quả; phát triển các dịch vụ nuôi tôm.
Nguyễn Tài Phúc (2005), Nghiên cứu phát triển nuôi trồng thuỷ sản
vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế [18], đã khái quát quá trình NTTS và
các yếu tố làm ảnh hƣởng đến NTTS. Đề tài cũng nêu những thuận lợi và khó
khăn của việc NTTS ở vùng đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế, đề xuất một
số phƣơng pháp thúc đẩy nuôi trồng để nâng cao năng suất và phát triển thuỷ
sản ở vùng đầm phá Thừa Thiên Huế.
Đề tài khoa học của Viện Nghiên cứu NTTS (2007) về Nghề NTTS ở
đồng bằng sông Cửu Long: Hiện trạng và xu hƣớng phát triển [33], đã nêu ra
bức tranh tổng quát về nghề NTTS ở đồng bằng sông Cửu Long và đề xuất
giải pháp phát triển.
Hoàng Hữu Thắng (2007), Nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng
đầm phá ven biển Thừa Thiên Huế theo hƣớng xuất khẩu bền vững [27]. Đề
tài phân tích một số tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng đầm phá
ven biển Thừa Thiên Huế và giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế

theo hƣớng xuất khẩu bền vững.
Phạm Xuân Thuỷ (2008), Quản trị - Doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản


8

[29]. Tác giả đã phân tích đƣợc vị trí, vai trò của ngành hải sản; kêu gọi đầu
tƣ xây dựng cơ sở vật chất đồng bộ cho NTTS và đổi mới công nghệ gắn liền
khoa học hiện đại, hạn chế tối đa sử dụng các chất hoá học ảnh hƣởng đến sức
khoẻ con ngƣời và gây ô nhiễm môi trƣờng.
Nguyễn Duy Chinh (2008), Tổng quan nguồn lợi Thuỷ sản, Chiến lƣợc
và chính sách phát triển ngành thuỷ sản Việt Nam [5]. Tài liệu dự án đã thống
kê, phân tích sự phát triển rất nhanh chóng diện tích NTTS; phân tích vai trị
“xố đói giảm nghèo” của NTTS; đƣa ra nhận xét về khả năng quản lý và tổ
chức của chính quyền và cộng đồng chƣa đáp ứng yêu cầu khiến nảy sinh
nhiều vấn đề phức tạp về vùng nuôi trồng, xử lý chất thải, hố chất ni trồng.
Dự án kiến nghị ban hành các chính sách hỗ trợ cho ngành NTTS về vốn, kỹ
thuật, tiêu thụ, quản lý sự phát triển, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
Phan Văn Hoà (2009), Nuôi trồng thuỷ sản ở Thừa Thiên Huế [11], đã
hệ thống hoá nền tảng cơ sở lý luận, tổng kết lại kinh nghiệm NTTS trong và
ngồi nƣớc; phân tích những nhân tố, ảnh hƣởng đến hiệu quả việc NTTS ở
Thừa Thiên Huế, nêu thực trạng NTTS của Thừa Thiên Huế từ 2002 đến
2008, đƣa ra một số giải pháp.
Bùi Đức Tuấn (2011), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế
biến thuỷ sản Việt Nam [25], đã hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về năng
lực cạnh tranh của ngành thuỷ sản; đƣa ra các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh
tranh thuỷ sản Việt Nam; đề xuất các kiến nghị về bảo vệ môi trƣờng, áp dụng
kỹ thuật nuôi trồng tiên tiến, xác định hệ thống xử lý chất thải rắn; sản xuất
thức ăn sạch cho thuỷ sinh, xây dựng chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho NTTS.
1.3. TÌNH HÌNH NI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN THẾ GIỚI, VIỆT

NAM VÀ THÀNH PHỐ TAM KỲ
1.3.1. Tình hình ni trồng thủy sản trên thế giới
Trên thế giới có khoảng 1-1,5 triệu ha của vùng đất ngập nƣớc ven biển


9

đã đƣợc chuyển đổi thành ao nuôi tôm, chủ yếu là các đồng muối, vùng rừng
ngập mặn, đầm lầy và đất nơng nghiệp. Diện tích này chủ yếu ở Trung Quốc,
Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines, Malaysia, Ecuador, Mexico,
Honduras, Panama, và Nicaragua (Rosenberry, FAO 1999) [21]. Chỉ trong 6
năm, từ 1987 đến 1993, Thái Lan đã mất hơn 17% rừng ngập mặn để phát
triển ao nuôi tôm [45].
Trong giai đoạn 1984 - 1995, sản lƣợng NTTS trên toàn thế giới tăng
gần 3 lần về mặt sản lƣợng và 3,5 lần về mặt giá trị. Năm 2004, tổng sản
lƣợng thế giới về thủy sản là 140 triệu tấn trong đó NTTS đóng góp 45 triệu
tấn, khoảng một phần ba. Theo FAO, năm 2011, tổng sản lƣợng NTTS đạt
83,6 triệu tấn, tƣơng ứng với giá trị 135,7 tỷ USD. Điều này ứng với tốc độ
tăng trƣởng hàng năm là 9,2 % về sản lƣợng và 11,5 % về giá trị và nghề nuôi
thủy sản trở nên năng động nhất trong nền kinh tế thế giới [45].
Theo Hiệp hội NTTS thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng là nơi
NTTS lớn nhất thế giới. Năm 2010, sản lƣợng NTTS đã đạt 53,1 triệu tấn,
đóng góp 89% tổng sản lƣợng và 80% tổng giá trị thủy sản nuôi trồng thế
giới. Tốc độ tăng sản lƣợng bình quân giai đoạn 2000 - 2010 là 6,5%/năm,
cao hơn nhiều so với các khu vực khác trên thế giới. Năm 2010, có 8 nƣớc
thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dƣơng đứng vào hàng 10 nƣớc có sản
lƣợng và giá trị thủy sản ni trồng cao nhất thế giới, đó là Trung Quốc, Ấn
Độ, Việt Nam, Inđônêxia, Bănglađét, Thái Lan, Mianma và Philipin [7], [45].
Nuôi tôm đang phát triển rất nhanh và tăng tỉ trọng đáng kể về tổng sản
lƣợng, giá trị. Phần lớn nghề nuôi tôm (nhất là tôm sú) phát triển ở các nƣớc

Châu Á. Trong giai đoạn 1983 - 1988 tốc độ tăng bình quân hàng năm là
41%, và năm 1990 đạt 5% tổng sản lƣợng thủy sản nuôi [7].
Những năm gần đây, tôm thẻ chân trắng đã đƣợc nhiều quốc gia quan
tâm phát triển. So với tơm sú thì tơm thẻ chân trắng có ƣu thế là kháng bệnh


10

tốt hơn, lớn nhanh hơn và thích nghi cao hơn ở các điều kiện môi trƣờng thay
đổi kể cả độ mặn thấp. Năng suất cả năm có thể đạt 44 tấn/ha trong điều kiện
thức ăn khơng địi hỏi cao về hàm lƣợng protein nhƣ tôm sú [15].
Theo số liệu không chính thức của FAO thì tổng sản lƣợng tơm thẻ chân
trắng tại châu lục này (châu Á) đã đạt xấp xỉ 1,1 triệu tấn vào năm 2004, nâng
tổng sản lƣợng toàn cầu lên con số 1,4 triệu tấn. Năm 2012, sản lƣợng tơm thẻ
chân trắng trên tồn thế giới đạt trên 2,85 triệu tấn. Nếu nhƣ năm 1997, tôm
chân trắng chiếm 10% tổng sản lƣợng tơm trên tồn thế giới, thì đến năm
2012, nó đã chiếm hơn 85% .

Hình 1.1. Sản lượng ni trồng thủy sản tồn cầu [45]
1.3.2. Tình hình ni trồng thủy sản ở nƣớc ta
Việt nam có bờ biển dài 3260 km, diện tích vùng đặc quyền kinh tế hơn
1 triệu km2, đây là các điều kiện tiềm năng để phát triển khai thác hải sản.
NTTS là ngành kinh tế có tiềm năng phát triển của Việt Nam. Những năm gần
đây NTTS của nƣớc ta có những bƣớc phát triển mạnh mẽ và đạt đƣợc nhiều


11

thành tựu to lớn, góp phần thúc đẩy cơng cuộc phát triển kinh tế - xã hội của
đất nƣớc. Đây là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực, đóng góp khoảng

4% GDP của nền kinh tế. Giai đoạn 2000 - 2008, ngành có tốc độ tăng trƣởng
nhanh, bình qn đạt 15%/năm. Giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam bị chững
lại trong năm 2009, tăng trƣởng âm 6%. Trong 9 tháng đầu năm 2010, xuất
khẩu thủy sản đạt 969 nghìn tấn tƣơng đƣơng đƣơng 3,5 tỷ USD, tăng 10,9%
về lƣợng và 15,4% giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Theo số liệu thống kê,
đầu tháng 1 năm 2015, tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chiếm 22%
tổng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản.

Hình 1.2. Tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm, thủy sản
tháng 1năm 2015 [28]


12

Hiện tại, Việt Nam là một trong 10 nƣớc xuất khẩu thủy sản hàng đầu
thế giới [21]. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam liên tục tăng qua các năm 2010
đến năm 2014 (hình 1.3).

Hình 1.3. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam qua các năm [46]
Ngành có vai trị hết sức quan trọng trong việc góp phần xố đói giảm
nghèo, cung cấp dinh dƣỡng và nâng cao thu nhập cho nhân dân, và từng
bƣớc nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nƣớc.
Giai đoạn 1999 – 2009, sản lƣợng thủy sản Việt Nam gia tăng liên tục
với tốc độ bình qn 9,5%/năm, trong đó sản lƣợng đánh bắt tăng 5%/năm và
sản lƣợng nuôi trồng tăng 18%/năm. Từ năm 2008, tốc độ tăng trƣởng có
khuynh hƣớng chậm lại do ảnh hƣởng từ lĩnh vực nuôi trồng. Mƣời tháng đầu
năm 2010, tổng sản lƣợng thủy sản đạt 4.241 nghìn tấn, tăng 4,7% so với
cùng kỳ năm 2009, bao gồm 1.988 nghìn tấn khai thác (tăng 4,6%) và 2.253
nghìn tấn ni trồng (tăng 4,8%) [21].
Giai đoạn 2010 - 2015, sản lƣợng thủy sản Việt Nam tiếp tục gia tăng

cả về sản lƣợng đánh bắt và nuôi trồng. Sau 5 năm từ 2010 đến 2015 sản


13

lƣợng thủy sản đã tăng lên đáng kể (hơn 1,5 triệu tấn). Đáng lƣu ý là tốc độ
tăng trƣởng ngành NTTS tăng nhanh hơn so với đánh bắt. Trƣớc năm 2000,
sản lƣợng khai thác thủy sản chiếm khoảng 70% tổng sản lƣợng thì đến nay
chỉ cịn khoảng 47% và NTTS đã chiếm khoảng 53% (hình 1.1). Nhƣ vậy có
thể khẳng định ngành NTTS ngày càng có vai trị quan trọng trong nền kinh
tế, đóng góp đáng kể vào tổng sản lƣợng thủy sản cả nƣớc.

Hình 1.4. Sản lượng thủy sản của cả nước trong vòng 20 năm từ năm 1995
đến năm 2015 [45]
Trong tổng diện tích ni nƣớc ngọt, diện tích ni hồ chứa chiếm lớn
nhất là 4.100 ha, số cịn lại là ni ao hồ nhỏ và ni lồng. Các đối tƣợng nuôi
nƣớc ngọt chủ yếu năm 2011 là cá tra (3.000 tấn), cá rô phi, diêu hồng (1.000
tấn) và cá mè, trôi, trắm, chép (4.500 tấn). Trên diện tích ni nƣớc lợ, sản
lƣợng năm 2011 đạt 13.082 tấn. Các đối tƣợng nuôi nƣớc lợ bao gồm tôm thẻ


14

chân trắng, tôm sú chuyên canh và các đối tƣợng khác nhƣ cua, cá, rong câu.
Tổng sản lƣợng nuôi nƣớc lợ năm 2011 đạt 7.572 tấn, trong đó tơm sú 210
tấn, các đối tƣợng khác 338 tấn, số còn lại là tôm thẻ chân trắng 7.024 tấn.
Năm 2013 sản lƣợng thu hoạch đạt 20.740 tấn, trong đó ni nƣớc lợ đạt
14.540 tấn (98% là tôm) [15].
Nhƣ vậy từ khi du nhập vào Việt Nam, với đặc tính chịu mặn khá cao
(350/00) tôm thẻ chân trắng đã trở thành đối tƣợng nuôi quan trọng trên vùng

nƣớc lợ, ven biển. Năm 2002, diện tích ni tơm thẻ chân trắng của cả nƣớc
là 1.710 ha, sản lƣợng 10.000 tấn. Năm 2013 số diện tích này đã tăng lên
63.719 ha. Năm 2015 do chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố môi trƣờng đồng
thời khả năng kháng bệnh giảm, diện tích ni tơm thẻ chân trắng có giảm so
với năm 2014 nhƣng vẫn đạt khoảng 82.034 ha [28].
Quảng Nam là một tỉnh nằm ven biển thuộc vùng phát triển kinh tế
miền Trung, với đƣờng bờ biển dài 125 km và thềm lục địa rộng lớn, có
nguồn hải sản phong phú thuận lợi cho việc khai thác cùng với diện tích đầm,
phá và các vùng đất nhiễm mặn ven biển là nguồn tài nguyên quý giá để phát
triển các nghề khai thác, chế biến và NTTS, nhất là nuôi tôm nƣớc lợ.
Theo báo cáo của Chi cục NTTS Quảng Nam, năm 2011, tổng diện
tích NTTS trên toàn địa bàn tỉnh là 6.900 ha với sản lƣợng thu hoạch đạt
14.250 tấn; trong đó diện tích NTTS nƣớc ngọt 4.700 ha, diện tích ni thủy
sản nƣớc lợ 2.272 ha (nuôi vùng triều là 1.191 ha, nuôi trên cát là 268 ha).
Nuôi trồng thủy sản tỉnh Quảng Nam đã góp phần đáng kể vào kim ngạch
xuất khẩu của tỉnh. Theo thống kê của Sở Công thƣơng tỉnh, giai đoạn 20012010, kim ngạch xuất khẩu của Quảng Nam có tốc độ tăng bình qn là
27,7%/năm. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng thủy, hải sản
tăng 16,1%/năm.
Nếu nhƣ năm 2011, tổng diện tích NTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Nam là


15

6.988 ha, sản lƣợng thu hoạch đạt 14.817 tấn; trong đó, diện tích ni thủy
sản nƣớc ngọt 4.715 ha, diện tích ni thủy sản nƣớc lợ 2.273 ha thì đến năm
2013 tổng diện tích NTTS giảm cịn 6.656 ha, trong đó, diện tích ni thủy
sản nƣớc ngọt 4.890 ha, diện tích ni thủy sản nƣớc lợ 2.043 ha. Diện tích
NTTS tiếp tục giảm ở năm 2015, với tổng diện tích 6.533 ha trong đó diện
tích ni thủy sản nƣớc ngọt 4.606 ha và diện tích nƣớc lợ 1.927 ha [44].
1.3.3. Tình hình ni trồng thủy sản tại Tam Kỳ

Thành phố Tam Kỳ có 5/13 xã, phƣờng có nghề NTTS (chủ yếu là
nƣớc lợ) là Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh, An Phú, Hịa Hƣơng, trong đó
xã Tam Phú có diện tích ni lớn nhất và phƣờng Hịa Hƣơng có diện tích
nhỏ nhất.
Khởi điểm vào những năm 90, nghề NTTS ở Tam Kỳ đã có những biến
động lớn. Từ hình thức quảng canh, nghề NTTS Tam Kỳ đã chuyển sang hình
thức bán thâm canh với đối tƣợng tôm sú và sau đó tơm thẻ chân trắng. Năm
2009 là năm đạt sản lƣợng tôm thẻ chân trắng cao nhất từ trƣớc đến nay, lên
đến 930,2 tấn, năng suất 4,65 tấn/ha [17]. Bên cạnh con tôm, một số đối
tƣợng nuôi khác cũng đƣợc đầu tƣ nhƣ cá diêu hồng, rơ phi đơn tính, trôi,
trắm cỏ, tràu lai, trê lai, chép... Năm 2015, tổng diện tích NTTS của thành phố
là 278,8 ha, trong đó diện tích ni tơm là 268,8 ha và ni cá ao hồ là 10,0
ha. Đa số diện tích ni cá nƣớc ngọt nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu để cải thiện
đời sống. Ngồi ra trên địa bàn thành phố có khoảng hơn 100 lồng bè đƣợc
thả nuôi trên sông Tam Kỳ.
NTTS chủ yếu nuôi tôm tại TP Tam Kỳ mỗi năm có 2 vụ, trong đó vụ I
bắt đầu từ đầu đầu tháng 2 đến cuối tháng 5 và vụ II kéo dài từ tháng 6 đến
hết tháng 9 dƣơng lịch. Nuôi tôm tại Tam Kỳ chủ yếu là nuôi ở vùng triều,
hầu nhƣ khơng có hình thức ni tơm lót bạc trên cát nhƣ huyện Núi Thành
và Thăng Bình tỉnh Quảng Nam.


×