Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây ba kích tím (morinda officinalis how) in vitro tại phường hòa khánh nam, quận liên chiểu, thành phố đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.5 MB, 92 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


TẠ HỮU THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN
TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG CỦA CÂY
BA KÍCH TÍM (Morinda officinalis How) IN VITRO
TẠI PHƢỜNG HÒA KHÁNH NAM,
QUẬN LIÊN CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Đà Nẵng – Năm 2016


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM


TẠ HỮU THÙY LINH

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ NHÂN
TỐ SINH THÁI ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG CỦA CÂY
BA KÍCH TÍM (Morinda officinalis How) IN VITRO
TẠI PHƢỜNG HÒA KHÁNH NAM, QUẬN LIÊN
CHIỂU, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: SINH THÁI HỌC
Mã số: 60.42.01.20


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. VÕ CHÂU TUẤN

Đà Nẵng – Năm 2016


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................. 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................. 3
4. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 4
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................... 5
1.1. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực vật 5
1.1.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với sự sinh trưởng của thực
vật ................................................................................................................. 5
1.1.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng của thực vật........................................................................................ 9
1.2. Đặc điểm sinh học của cây Ba kích ......................................................... 16
1.2.1. Phân loại và hình thái ....................................................................... 16
1.2.2. Phân bố và sinh thái ......................................................................... 16
1.2.3. Thành phần hóa học ......................................................................... 17
1.2.4. Tác dụng dược lý và công dụng ....................................................... 18
1.2.5. Sơ lược về những nghiên cứu sản xuất giống cây ba kích bằng kỹ
thuật nuôi cấy in vitro ................................................................................ 19
1.3. Điều kiện tự nhiên, khí hậu của phường Hịa Khánh Nam, quận Liên
Chiểu, Thành phố Đà Nẵng ............................................................................ 21
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI , PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 24

2.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 25
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ........................................................................ 25
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 26
2.3.1. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa .......................................... 26
2.3.2. Phương pháp tạo giống cây Ba kích tím bằng kỹ thuật ni cấy in
vitro ............................................................................................................ 26


2.3.3. Bố trí thí nghiệm ươm trồng cây Ba kích tím ni cấy in vitro trong
vườn ươm tại phường Hịa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng... 26
2.3.4. Bố trí thí nghiệm trồng cây Ba kích tím ni cấy in vitro ngồi tự
nhiên ở phường Hịa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ............ 30
2.3.5. Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích các chỉ tiêu của đất ............ 34
2.3.6. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu sinh trưởng .............................. 37
2.3.7. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................ 37
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .......................... 38
3.1. Các nhân tố sinh thái tại một số khu vực ở phường Hòa Khánh Nam,
quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng ....................................................................... 38
3.1.1. Đặc điểm địa hình, loại đất, thành phần cơ giới đất tại một số khu
vực tại phường Hòa Khánh Nam, TP Đà Nẵng ........................................ 38
3.1.2. Một số tính chất lý hóa học của đất tại 4 khu vực nghiên cứu ở
phường Hòa Khánh Nam, TP Đà Nẵng ..................................................... 41
3.1.3. Điều kiện khí hậu tại phường Hịa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP
Đà Nẵng....................................................................................................... 43
3.2. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây Ba
kích tím ni cấy in vitro trong vườn ươm tại phường Hòa Khánh Nam, TP
Đà Nẵng........................................................................................................... 46
3.2.1. Ảnh hưởng của giá thể đến sự sinh trưởng của cây Ba kích tím
ni cấy in vitro trong vườn ươm ........................................................... 46

3.2.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng của cây Ba
kích tím ni cấy in vitro trong vườn ươm ............................................ 48
3.2.3. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của cây Ba
kích tím in vitro trong vườn ươm ........................................................... 51
3.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây Ba
kích tím ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên tại phường Hòa Khánh
Nam, TP Đà Nẵng .......................................................................................... 54
3.3.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng của cây Ba kích
tím ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên ........................................... 55
3.3.2. Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của cây Ba kích tím
ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên .................................................. 57
3.3.3. Ảnh hưởng của kiểu địa hình trồng đến sự sinh trưởng của cây Ba
kích tím ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên .................................... 59


3.4. Khả năng sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro và giâm hom
trồng tại phường Hịa Khánh Nam, TP Đà Nẵng ........................................... 62
3.4.1. Đánh giá khả năng sinh trưởng chiều dài thân, số lượng lá và khối
lượng tươi của cây Ba kích ........................................................................ 62
3.4.2. Đánh giá khả năng sinh trưởng tạo rễ củ của cây Ba kích ............... 65
3.5. Xây dựng quy trình trồng cây Ba kích tím ni cấy in vitro tại phường
Hịa Khánh Nam, TP Đà Nẵng........................................................................ 67
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................... 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác
Người cam đoan

Tạ Hữu Thùy Linh


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
ĐC

Đối chứng

MT

Mơi trường

TN

Thực nghiệm

TP

TP

UBND

Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

3.1.

Đặc điểm địa hình, loại đất và thành phần cơ giớ của đất ở
4 khu vực nghiên cứu

40

3.2.

Một số tính chất lý hóa của đất tại 4 khu vực ở phường
Hòa Khánh Nam, TP Đà Nẵng

42

3.3.

Kết quả khảo sát điều kiện khí hậu tại phường Hịa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

43

3.4.

Ảnh hưởng của giá thể đến khả năng sinh trưởng của cây

Ba kích tím nuôi cấy in vitro sau 1,5 tháng trồng trong
giai đoạn vườn ươm

44

3.5.

Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sự sinh trưởng của
cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau 1,5 tháng ươm trồng
trong vườn ươm

46

3.6.

Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sự sinh trưởng của
cây Ba kích tím ni cấy in vitro trong vườn ươm

51

3.7.

Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây
Ba kích tím ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên

55

3.8.

Ảnh hưởng của dinh dưỡng đến sự sinh trưởng của cây Ba

kích tím ni cấy in vitro sau 3 tháng trồng trong tự nhiên

57

3.9.

Ảnh hưởng của kiểu địa hình trồng đến sự sinh trưởng của
cây Ba kích tím ni cấy in vitro trong tự nhiên sau 3
tháng trồng

59

3.10.

Khả năng sinh trưởng chiều dài thân, số lượng lá, khối
lượng tươi của cây Ba kích tím ni cấy in vitro và cây ba
kích tím giâm hom trồng ở phường Hịa Khánh Nam, TP
Đà Nẵng

63

3.11.

Khả năng tạo rễ củ của cây Ba kích tím ni cấy in vitro
và cây ba kích tím giâm hom sau 3 tháng trồng trong điều
kiện tự nhiên

65



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang

2.1.

Cây Ba kích tím tự nhiên (A) và cây Ba kích tím ni cấy
in vitro (B)

24

2.2.

Sơ đồ khu vực nghiên cứu

25

2.3.

Cây ba kích tím ni cấy in vitro hồn chỉnh

27

2.4.

Đưa cây ba kích tím ni cấy in vitro vào bầu chứa giá thể


27

2.5.

Làm đất, đào hố để trồng cây Ba kích tím

31

3.1.

Vị trí các khu vực được khảo sát tại phường Hòa Khánh
Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

39

3.2.

Các khu vực tại phường Hòa Khánh Nam được khảo sát

32

3.3.

Khu vực núi Khánh Sơn, nơi ươm và trồng cây Ba kích
tím ni cấy in vitro tại phường Hòa Khánh Nam, quận
Liên Chiểu, TP Đà Nẵng

45

3.4.


Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro trên các
loại giá thể khác nhau sau 1,5 tháng trồng trong giai đoạn
vườn ươm

47

3.5.

Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau khi
trồng 1,5 tháng trong vườn ươm ở các điều kiện che sáng
khác nhau

49

3.6.

Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau khi
trồng 1,5 tháng trong vườn ươm ở các chế độ tưới nước
khác nhau

52

3.7

Cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau khi trồng trong bầu
đất 1,5 tháng được trồng trong tự nhiên

54


3.8.

Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro trồng
trong các điều kiện che sáng khác nhau trong tự nhiên sau
3 tháng: a. Không che sáng

55

3.9.

Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau 3

58


tháng trồng ở các chế độ dinh dưỡng khác nhau trong tự
nhiên
3.10.

Sinh trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro sau khi
trồng 3 tháng trong tự nhiên ở 3 kiểu địa hình khác nhau

60

3.11.

Sinh trưởng của cây ba kích tím (ni cấy in vitro) sau 3
tháng trồng trong tự nhiên ở kiểu địa hình tại chân đồi

61


3.12.

Sinh trưởng của cây ba kích tím ni cấy in vitro và giâm
hom sau 3 tháng trồng trong điều kiện tự nhiên

63

3.13.

Sinh trưởng chiều dài thân, số lượng lá và khối lượng tươi
của cây Ba kích tím ni cấy in vitro (A) và cây Ba kích
tím giâm hom (B) sau 3 tháng trồng trong điều kiện tự
nhiên

64

3.14.

Đường kính của rễ lớn nhất của cây Ba kích tím in vitro
(A) và cây Ba kích tím giâm hom (B) sau 3 tháng trồng
trong điều kiện tự nhiên

65

3.15.

Bộ rễ của cây Ba kích tím ni cấy in vitro (A) và cây Ba
kích tím giâm hom (B) sau 3 tháng trồng trong điều kiện
tự nhiên


66

3.16.

Qui trình nhân giống in vitro và trồng cây Ba kích tím
ni cấy in vitro trong điều kiện tự nhiên

67

3.17.

Cây Ba kích tím ni cấy in vitro hồn chỉnh sau 30 ngày
đưa vào MT tạo rễ

68

3.18.

Cây Ba kích tím ni cấy in vitro trồng trong vườn ươm
tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà
Nẵng

70

3.19.

Cây ba kích tím (ni cấy in vitro) sau 3 tháng trồng trong
điều kiện tự nhiên tại phường Hòa Khánh Nam, quận Liên
Chiểu, TP Đà Nẵng


72


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực vật có vai trị vơ cùng quan trọng đối với sinh giới nói chung và
con người nói riêng. Thực vật cung cấp cho con người nguồn lương thực,
thực phẩm, nhiên liệu phục vụ các hoạt động, nguyên liệu để sản xuất,…
ngoài ra thực vật còn là nguồn cung cấp dược liệu quý. Tuy nhiên hiện nay,
cùng với sự phát triển của kinh tế, xã hội thì nhu cầu về cây thuốc ngày càng
tăng cao. Bên cạnh đó việc khai thác từ thiên nhiên ngày càng gia tăng với
tính chất tận diệt đã dẫn đến việc suy giảm sự đa dạng phong phú của cây
dược liệu trong tự nhiên. Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu sử dụng dược liệu
thì phải có các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu cây thuốc một cách bền
vững.
Ba kích (Morinda officinalis How) là một trong những loài dược liệu
quý, với nhiều hoạt chất sinh học có lợi cho sức khỏe của con người, nên nhu
cầu khai thác loài cây này từ tự nhiên, sử dụng và xuất khẩu đang ngày càng
gia tăng, dẫn đến tình trạng suy giảm nhanh chóng cả về số lượng và khu vực
phân bố tự nhiên. Năm 2002, ba kích được đưa vào danh sách thực vật hoang
dã hạn chế khai thác và sử dụng (Nghị định số 48/2002/NĐ-CP), và là lồi
thực vật có tên trong Sách đỏ Việt Nam (2007) [35]. Vì vậy, lồi cây này cần
được bảo vệ, nghiên cứu nhân giống và xây dựng mơ hình trồng và phát triển
bền vững trong tương lai.
Hiện nay, cây Ba kích được trồng ở những vùng có kiểu sinh thái đặc
trưng của chúng theo hình thức tự phát. Trong những năm gần đây, cây ba
kích cũng đã được người dân di thực và trồng thành công ở một số vùng sinh
thái trung du, đồng bằng như: tỉnh Thanh Hóa, đảo Cơ Tơ (tỉnh Quảng
Ninh),… ngồi ra cây ba kích tím cịn được phát hiện trong điều kiện tự

1


nhiên và được trồng ở tỉnh Quảng Nam (Tây Giang, Đông Giang), thành phố
(TP) Đà nẵng (chân đèo Hải Vân, Sơn Trà, Bà Nà,…),... Tuy nhiên, việc phát
triển trồng tự phát cây Ba kích khi chưa có những nghiên cứu đầy đủ về ảnh
hưởng của các yếu tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng, phát triển và chất
lượng của cây Ba kích khơng phải là một hướng đi bền vững và rất khó để mở
rộng sản xuất trên qui mơ lớn.
TP Đà Nẵng, có diện tích rừng lớn, với tổng diện tích rừng và đất lâm
nghiệp là 62.929,5 ha (Quyết định 5924/QĐ-UBND ngày 27/08/2013 của Ủy
ban nhân dân (UBND) TP Đà nẵng), đây là điều kiện thuận lợi để phát triển
nguồn dược liệu. Cùng với định hướng phát triển nơng nghiệp cơng nghệ cao
trong cơ cấu nơng nghiệp thì TP Đà Nẵng cũng xây dựng định hướng về quy
hoạch phát triển vùng dược liệu (theo quyết định số 3176/QĐ-UBND ngày
24/04/2012 của UBND TP Đà Nẵng). Tuy nhiên, cho đến nay chưa có cơng
trình nghiên cứu khảo sát về ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh
trưởng, phát triển và dược tính của cây dược liệu nói chung, cây Ba kích tím
nói riêng tại TP Đà nẵng. Vì vậy, việc nghiên cứu có tính hệ thống về các
điều kiện cần thiết để mở rộng sản xuất loài cây dược liệu này tại TP Đà Nẵng
là rất cấp thiết.
Xuất phát từ những cơ sở trên đây, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh trƣởng
của cây ba kích tím (Morinda officinalis How) in vitro tại phƣờng Hòa
Khánh Nam, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng”.

2


2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1. Mục tiêu tổng quát
Xác định được một số nhân tố sinh thái thích hợp cho sự sinh trưởng của
cây Ba kích tím ni cấy in vitro, làm cơ sở để xây dựng quy trình trồng cây ba
kích tím tại phường Hịa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sự sinh
trưởng của cây Ba kích tím ni cấy in vitro tại phường Hòa Khánh Nam, quận
Liên Chiểu, TP Đà Nẵng để chọn điều kiện tối ưu trong số đó.
- Xây dựng được quy trình trồng cây ba kích tím ni cấy in vitro tại
phường Hịa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học mới, có tính hệ
thống về các nhân tố sinh thái thích hợp để trồng cây ba kích tím ở phường
Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu là cơ sở để xây dựng và phát triển các quy trình
trồng và phát triển sản xuất cây Ba kích tím tại TP Đà Nẵng dùng làm nguyên
liệu cho sản xuất dược liệu, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cộng
đồng.
- Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học để xác định được vùng
trồng cây Ba kích tím tại Đà Nẵng.

3


4. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn gồm có 74 trang, phần Mở đầu 4 trang; phần Tổng quan tài
liệu: 19 trang; phần Đối tượng, địa điểm, thời gian và phương pháp nghiên
cứu: 14 trang; phần Kết quả nghiên cứu và thảo luận 35 trang; phần Kết luận

và đề nghị 2 trang; Phần tài liệu tham khảo: 4 trang. Luận văn có 11 bảng số
liệu, 24 hình ảnh. Luận văn có sử dụng 44 tài liệu tham khảo, trong đó có: 37
tài liệu tiếng Việt và 7 tài liệu tiếng Anh

4


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI ĐỐI VỚI SỰ
SINH TRƢỞNG CỦA THỰC VẬT
1.1.1. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đối với sự sinh trƣởng của
thực vật
Sinh trưởng là kết quả tổng hợp của các chức năng sinh lý và quá trình
trao đổi chất của cây liên quan rất chặt chẽ với các yếu tố của MT. Vì vậy,
ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái đến sinh trưởng của cây rất phức tạp
nhưng khá rõ rệt. Hiểu biết về mối quan hệ đó giúp chúng ta điều khiển sự
sinh trưởng của cây trồng theo ý muốn dựa trên sự hiểu biết về mối quan hệ
của điều kiện sinh thái đến q trình sinh trưởng [21].
a. Vai trị của nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của cây. Cây có thể
sinh trưởng trong một khoảng nhiệt khá rộng, vì vậy các loại cây trồng khác
nhau thì tồn tại những điểm nhiệt độ tối thấp và tối cao cũng khác nhau.
Trong giới hạn nhiệt độ sinh trưởng của cây thì có nhiệt độ tối thích cho sự
sinh trưởng, ở nhiệt độ đó sự sinh trưởng của cây xảy ra thuận lợi nhất, trên
dưới nhiệt độ tối thích thì tốc độ sinh trưởng sẽ giảm. Nhiệt độ tối thấp và
nhiệt độ tối cao cho sự sinh trưởng của cây đó là điểm nhiệt độ mà cây ngừng
sinh trưởng. Giới hạn nhiệt độ sinh trưởng thay đổi theo sự thích nghi của cây
trồng ở những khu vực khác nhau [21].
Sinh trưởng của các cơ quan khác nhau của cây cũng nằm trong khoảng

nhiệt khác nhau. Những cơ quan ở trên mặt đất thích nghi với nhiệt độ khơng

5


khí cao hơn so với những cơ quan dưới mặt đất, vì vậy ở nhiệt độ cao sự sinh
trưởng của rễ kém hơn thân và cành [21].
Sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm có ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng của cây. Ban ngày nhiệt độ cao thuận lợi cho cây quang
hợp và tích lũy chất hữu cơ, ban đêm nhiệt độ hạ thấp sẽ hạn chế hơ hấp và
tiêu phí chất hữu cơ, giảm sự thoát hơi nước nên sinh trưởng nhanh hơn [21].
b. Vai trị của ánh sáng
Ánh sáng là yếu tố vơ cùng quan trọng cho sự sinh trưởng của cây vì nó
cần cho q trình quang hợp. Nhờ q trình quang hợp mà cây tổng hợp các
chất hữu cơ làm nguyên liệu để xây dựng nên cơ thể và tích lũy năng lượng ở
trong cây để tiến hành sinh trưởng. Tùy theo nhu cầu ánh sáng đối với sự sinh
trưởng của cây mà người ta chia thực vật thành hai nhóm là cây ưa sáng và
cây ưa bóng. Cây ưa sáng sinh trưởng mạnh trong điều kiện ánh sáng đầy đủ,
còn cây ưa bóng sinh trưởng tốt trong điều kiện bóng râm thích hợp [21].
Ánh sáng tác động lên cây trồng như nguồn năng lượng đối với các
phản ứng quang hóa. Ánh sáng cũng là nhân tố kích thích, điều khiển quá
trình sinh trưởng phát triển và năng suất cho cây trồng. Ngoài ra ánh sáng
cũng tác động đến sự nảy mầm của hạt [26].
c. Vai trò của nước
Nước là thành phần không thể thiếu của tất cả các tế bào sống, chiếm tới
80 – 95% khối lượng của mô sinh trưởng. Nước tham gia vào hầu hết các hoạt
động sống của sinh vật: là MT sống của sinh vật thủy sinh, là dung mơi hịa
tan được nhiều chất trong tế bào và là MT cho các phản ứng sinh hóa học diễn
ra trong cơ thể sống. Nước là nguyên liệu cho q trình tổng hợp và q trình
sinh lí của cơ thể sinh vật, là thành phần bảo vệ cấu trúc sống của tế bào thơng

qua sự hidrat hóa [26].
6


Nước là yếu tố sinh thái tối cần thiết cho sự sinh trưởng của cây, cây
sinh trưởng mạnh khi tế bào bão hòa nước. Sự thiếu bão hòa nước ở trong cây
dẫn đến làm giảm sự sinh trưởng của cây. Trong đời sống của cây, thiếu nước
ở giai đoạn nào cũng ảnh hưởng đến sinh trưởng [21].
d. Vai trò của một số nhân tố sinh thái đất
Đất là nơi sinh sống của con người và sinh vật ở cạn. Là nền móng, địa
bàn cho mọi hoạt động sống. Là nơi thiết đặt các hệ thống nông lâm nghiệp để
sản xuất ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người và mn lồi. Một
trong những tính độc đáo của đất là độ phì nhiêu. Đối với các hệ sinh thái thì
đây là một tính chất độc đáo của đất, giúp cho các hệ sinh thái tồn tại, phát
triển [17].
Đất là MT để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển, là
địa bàn cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải khoáng và hữu cơ,
là nơi cư trú cho các động và thực vật đất, là địa bàn cho các cơng trình xây
dựng, địa bàn để lọc nước và cung cấp nước [17].
Đất là vật thể thiên nhiên, được hình thành do quá trình phong hóa các
lớp đá, dưới tác động của q trình biến đổi địa chất và khí hậu lâu dài của
Trái đất. Sự sinh trưởng của thực vật chịu tác động của các nhân tố sinh thái
trong đất (pH, độ ẩm, nhiệt độ, nước, khơng khí, các chất dinh dưỡng, các
thành phần cấp hạt của đất,…).
* Các chất dinh dƣỡng trong đất
- Dinh dƣỡng đại lƣợng: dinh dưỡng đại lượng cung cấp các nguyên
tố dinh dưỡng chủ yếu cần thiết cho cây trồng. Trong đất, hàm lượng các
nguyên tố khoáng thường ít hoặc ở dạng cây không dùng trực tiếp được và
thường được bổ sung vào đất thơng qua việc bón phân.


7


+Vai trò của Nitơ: Nitơ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với cơ thể
sống vì nó là thành phần cơ bản của các protein – chất cơ bản biểu hiện sự
sống. Nitơ nằm trong nhiều hợp chất cần thiết cho sự phát triển của cây như
diệp lục và các enzim. Nitơ có trong thành phần cơ bản của axit nucleic, trong
đó ADN, ARN của nhân tế bào, nơi khu trú các thơng tin di truyền, đóng vai
trị quan trọng trong việc tổng hợp protein. Nitơ là yếu tố cơ bản của q trình
đồng hóa cacbon, kích thích sự phát triển của bộ rễ và việc thu hút các yếu tố
dinh dưỡng khác [26].
+ Vai trò của photpho: Trong cây, photpho chủ yếu nằm ở dạng hữu
cơ, phần rất nhỏ nằm ở phân vơ cơ, có tác dụng tốt trong quá trình phân bào,
tổng hợp chất béo và protein; thúc đẩy ra hoa hình thành quả, quyết định năng
suất và phẩm chất thu hoạch; hạn chế tác hại của việc bón thừa đạm; thúc đẩy
việc ra rễ, đặc biệt là rễ bên; làm tăng độ vững chắc của thân, chống lốp đổ
[26].
+ Vai trò của kali: Tỉ lệ Kali trong thân lá thường cao hơn Kali trong
hạt, rễ và trong củ. Ở các bộ phận hoạt động mạnh tỉ lệ Kali cao hơn các bộ
phận già. Kali xâm nhập vào các phiến lục lạp, lôi cuốn các sản phẩm phụ của
quá trình quang hợp làm cho quá trình quang hợp được liên tục. Kali làm tăng
áp suất thẩm thấu của tế bào nên tăng khả năng hút nước của rễ, điều khiển
hoạt động của khí khổng, giảm khả năng thốt hơi nước của rễ, điều khiển
hoạt động của khí khổng, giảm khả năng thốt hơi nước lúc khơ hạn. Kali tạo
điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các bó mạch nên làm cho cây vững
chắc hơn, chống đổ ngả, chịu rét và năng suất cao. Làm giảm tác hại của việc
bón quá nhiều đạm, thiếu kali quang hợp giảm, hô hấp tăng nên năng suất
giảm, chất lượng sản phẩm kém [26].

8



- Dinh dƣỡng vi lƣợng: Các nguyên tố vi lượng như Zn, Mn, Cu, I, Mo,
Co,… có hàm lượng nhỏ từ 10-4 – 10-5 trọng lượng chất khô của cây. Cây u
cầu khơng nhiều nhưng mỗi ngun tố đều có vai trò quan trọng trong đời
sống của cây.
Vai trò chủ yếu của vi lượng là hình thành và kích thích hoạt hóa các hệ
thống men trong cây. Các nguyên tố vi lượng xúc tiến, điều tiết toàn bộ các
hoạt động sống của cây: quang hợp, hơ hấp, hút khống, hình thành, chuyển
hóa và vận chuyển các hợp chất hữu cơ trong cây. Tuy nguyên tố vi lượng rất
cần thiết đối với cây nhưng hàm lượng cao trong đất sẽ làm cây ngộ độc [26].
- Dinh dƣỡng hữu cơ: Sau khi vùi vào đất, các loại chất hữu cơ được
phân giải và có khả năng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây. Phân hữu cơ
gồm các loại phân chuồng, phân xanh, phân hữu cơ khác (than bùn, phân rác
TP, phân gia cầm,…). Tác dụng của phân là cải tạo hóa tính, lý tính và sinh
tính của đất [26].
1.1.2. Một số nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhân tố sinh thái đến sinh
trƣởng của thực vật
a. Một số nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân tố
sinh thái đến sự sinh trưởng của thực vật. Theo Thomas (1985), chất lượng
cây con có mối quan hệ logic với tình trạng chất khống. Nitơ và phốt pho
cung cấp nguyên liệu cho sự sinh trưởng và phát triển của cây con. Tình trạng
dinh dưỡng của cây con thể hiện rõ qua màu sắc của lá [43].
Dazhi và cộng sự (1999) của Viện thực vật Nam Trung Quốc, đã so
sánh sự ức chế sinh trưởng cây con của 4 loài cây á nhiệt đới bởi cường độ
ánh sáng, là: Castanopsis fissa, Vối thuốc, Cryptocarya concinna và Thông
đuôi ngựa từ rừng á nhiệt đới Dinghushan. Sau khi cấy cây con 2 đến 3 năm
9



tuổi trong chậu và che sáng ở các mức độ 16%, 40% và 100% trong thời gian
16 tháng. Chiều cao và đường kính của Thơng đi ngựa và C. concinna
trong trường hợp không che sáng lớn hơn trong trường hợp che sáng. Tất cả
các loài số cành giảm đi khi cường độ ánh sáng giảm đi. Các loài C. fissa, C.
concinna trong điều kiện che sáng có số lá nhiều hơn trong điều kiện ánh sáng
hoàn toàn, nhưng Vối thuốc thì ngược lại. Hai lồi C. fissa và Vối thuốc sự
biến đổi sinh khối trên mặt đất là rất ít, nhưng sinh khối của rễ giảm khi
cường độ ánh sáng giảm (Long S.P and Hallgren, 1993) [44].
Ekta và Singh (2000), sau khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và
sinh trưởng của cây gỗ non đã kết luận rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng
rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và q trình sinh trưởng của cây con [42].
Nhiều nghiên cứu về sự sinh trưởng của cây in vitro cũng cho thấy, các
nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây in vitro. Nghiên cứu
của Juárez và cộng sự (2009) về sự thích nghi của cây Nho Đỏ (Vitis vinifera
L.) in vitro khi đem trồng ở nhà lưới trên những giá thể khác nhau và có tưới
dung dịch dinh dưỡng: cây Nho Đỏ được trồng trong những chậu 320 cm3
trong nhà kính với giá thể là than bùn và đá Trân Châu trộn với nhau theo tỉ lệ
(0-100, 25-75, 50-50, 75-25, 100-0%) và có tưới dung dịch dinh dưỡng với
nồng độ là 50% và 100% pha theo công thức của Steiner. Kết quả: 53.3% 66.7% cây sống sót trên giá thể chứa nhiều chất hữu cơ. 73.3%- 93.3% cây
sống sót trên giá thể chứa tỉ lệ than bùn thấp, tỉ lệ đá Trân Châu cao và có tưới
dung dịch dinh dưỡng với nồng độ 50%, 100% . Sau 7 tuần trồng thử nghiệm
cây sinh trưởng trên giá thể 25% than bùn : 75% đá trân châu, có tưới dung
dịch dinh dưỡng 50% đạt chiều cao 16,8 cm, đường kính gốc 2,4 mm, diện
tích lá 196,84 cm2, đạt sinh khối 1055,7mg. Cây sinh trưởng trên giá thể với
100% than bùn và không được tưới phân cao 6,5cm, đường kính gốc 0,9 mm,
diện tích lá 10,54 cm2, sinh khối 78,8 mg [38].

10



Prasertsongskun và Awaesuemae (2009), nghiên cứu trồng Lan đuôi
cáo (Aerides houlletiana Rchb.f) in vitro trong nhà lưới, trên các giá thể khác
nhau là xơ dừa, than (củi) và xơ dừa trộn với than theo tỉ lệ 1 : 1, than củi. Kết
quả cho thấy, cây được trồng trên giá thể xơ dừa – than (1 : 1) là thích hợp
nhất cho sự sống sót và sinh trưởng của lồi lan này (tỉ lệ sống sót là 72%)
[39].
Pacheco và cộng sự (2006), nghiên cứu tỉ lệ sống sót của cây Arachis
retusa in vitro khi đem ra trồng ngoài nhà lưới trên giá thể plantmax và cát có
tưới dung dịch dinh dưỡng Hoagland (Hoagland & Arnon, 1938). Kết quả cho
thấy cây in vitro sinh trưởng tốt nhất trên giá thể cát (có tưới hay không tưới
dung dịch dinh dưỡng), đạt 100% sau 30 ngày nuôi cấy [39].
b. Ở Việt Nam
Ở Việt nam có nhiều cơng trình nghiên cứu về ảnh hưởng của các nhân
tố sinh thái đến khả năng sinh trưởng của thực vật. Năm 2006, Nguyễn Thị
Cẩm Nhung đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng cho cây
Huỳnh liên (Tecoma stans (L)) trong giai đoạn 6 tháng tuổi. Kết quả cho thấy,
độ che sáng thích hợp cho cây Huỳnh liên là 60% [27].
Năm 2010, Nguyễn Tuấn Bình đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số
nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus
dyeripierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm để xác định được độ che
sáng, thành phần hỗn hợp giá thể, loại đất gieo ươm, kích thước bầu và kích
thước hạt giống thích hợp để gieo ươm Dầu song nàng. Kết quả cho thấy, nhu
cầu ánh sáng của cây con Dầu song nàng ở vườn ươm thay đổi rõ rệt theo
tuổi. Trong 6 tháng đầu, cây đòi hỏi độ che sáng từ 50% đến 70%, nhưng từ
tháng thứ 6 trở đi, cây cần độ che sáng 25% đến 50% [3].

11



Năm 2012, Nguyễn Huy Sơn khi nghiên cứu về cây Re Gừng
(Cinnamomum obtusifolium) trong giai đoạn vườn ươm đã cho rằng, trong
giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi gieo ươm, che sáng 50% là phù hợp, tỷ lệ
sống và khả năng sinh trưởng về chiều cao ở mức che sáng này đạt cao nhất
với các giá trị tương ứng là 99,07% và 21,56cm. Nhưng từ tháng thứ 3 đến
tháng thứ 6, che sáng 25% là phù hợp và cây con có tỷ lệ sống cũng như khả
năng sinh trưởng chiều cao đạt cao nhất với các giá trị tuwogn ứng là 94,44%
và 33,26 cm; sau tháng thứ 6, có thể dở bỏ dàn che hoàn toàn để huấn luyện
cây con trước khi đem đi trồng rừng [36].
Năm 2013, Bùi Kiều Hưng, nghiên cứu kỹ thuật trồng Sa nhân tím
(Amomum longiligulare) trên đất vườn đồi tại khu vực vùng đệm Vườn quốc
gia Ba Vì, tác giả khẳng định, độ che sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng
chiều cao vút ngọn, khả năng ra hoa, đậu quả của Sa nhân tím giai đoạn 15
tháng sau khi trồng nhưng chưa có ảnh hưởng rõ rệt tới tỷ lệ sống và khả năng
đẻ nhánh. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây sinh trưởng triển vọng nhất ở độ
che sáng 30 – 30% [16].
Nguyễn Việt Cường và cộng sự (2014) nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ
che sáng đến sự sinh trưởng của cây Mỏ chim (Cleidion spiciflorum) trong
giai đoạn vườn ươm đã cho rằng: công thức che sáng tốt nhất cho sinh trưởng
của cây Mỏ chim trong giai đoạn vườn ươm từ khi cây bắt đầu được 2 đôi lá
đến 4 tháng tuổi là công thức che 25%. Tại công thức này tỷ lệ sống đạt 95%;
cây đạt sinh trưởng về chiều cao là 74,2 cm và đường kính là 0,75 cm [4].
Năm 2015, Phạm Hữu Hạnh và cộng sự, nghiên cứu ảnh hưởng của phân
bón và ánh sáng đến sinh trưởng của cây Hoàng Đằng (Fibraurea tinctoria) ở
giai đoạn vườn ươm, kết quả cho thấy: ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến chất
lượng cây con. Giai đoạn 2 tháng đầu kể từ khi cấy cây vào đất, cây con thích

12



hợp với độ che sáng 75%, tỷ lệ sống đạt 91,7%, đường kính gốc đạt 0,34 cm,
chiều cao vút ngọn đạt 17,32 cm. Giai đoạn từ sau 6 tháng đến 8 tháng tiếp
theo, cây con thích hợp ở độ che sáng 25%, tỷ lệ sống đạt 89,8%, đường kính
gốc đạt 0,39 cm, chiều cao vút ngọn đạt 21,20 cm [10].
Năm 2016, Võ Quang Duy đã nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố
sinh thái đến khả sinh sinh trưởng của cây Lát Hoa (Chukrasia tabularis) tại
huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng. Kết quả nghiên cứu cho thấy cây Lát Hoa
trong giai đoạn vườn ươm sinh trưởng tốt nhất trên loại đất thịt nhẹ, với lượng
nước tưới 5L/m2, tần suất tưới 2 lần/ ngày và độ che bóng 50%. Cây Lát Hoa
sinh trưởng tốt nhất ở ngoài tự nhiên tại xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang, TP Đà
Nẵng khi trồng xen với tán thực bì, trên loại đất thịt nhẹ, ở địa hình chân núi
(độ dốc 7,5 – 10,5o). Sau 4 tháng trồng ngồi tự nhiên, cây có chiều cao đạt
93,2 cm và đường kính đạt 7,74 mm [8].
Ở Việt Nam cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu ảnh hưởng của các
nhân tố sinh thái đến sự sinh trưởng của cây nhân giống nuôi cấy mô. Năm
2002, Nguyễn Thị Thu Hằng và cộng sự, nghiên cứu nhân giống in vitro cây
dứa Cayenne (Ananas comosus L.) bằng nuôi cấy tế bào lớp mỏng. Sau khi
tạo cây dứa hoàn chỉnh (cây đạt chiều cao 4 – 5 cm, 5 – 6 lá và cây có 4 – 5
rễ) thì tiến hành chuyển cây ra vườn ươm trồng thử nghiệm. Cây dứa trồng
trong bầu đất (1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng hoai), đặt trong nhà
lưới trong điều kiện che sáng 50% và tưới phun sương thường xuyên. Sau 30
ngày ra bầu đất, tỉ lệ cây sống đạt 60%, trung bình chiều cao đạt 9,5 cm và số
lá đạt 11 lá/cây [12].
Năm 2008, Nguyễn Thị Thu Huyền, nghiên cứu đặc điểm sinh lý, hiệu
quả tạo củ khoai tây bi in vitro và trồng thử nghiệm tại Thái Nguyên. Cây
khoai tây trồng từ củ bi có biểu hiện sinh trưởng, phát triển và cho củ bình

13



thường trong điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên. Khoai tây trồng vào 20/10
có khả năng sinh trưởng tốt, độ phủ luống cao, khối lượng củ/khóm và tỉ lệ củ
thương phẩm cao hơn ở các thời điểm trồng muộn hơn. Khoai tây vụ đông
trồng từ củ bi ở các thời điểm trồng muộn (từ giữa tháng 11) có củ nhỏ, số củ/
khóm nhiều hơn vào đầu tháng 10, thích hợp cho việc sản xuất củ giống cho
vụ sau. Củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi có đặc điểm hình thái
củ giống củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống [15].
Năm 2009, Vũ Ngọc Phượng và cộng sự, nghiên cứu khả năng sinh
trưởng, phát triển của cây chuối (Cavendish sp.) in vitro ngoài vườn ươm. Kết
quả cho thấy, cây chuối in vitro được nuôi trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ
tự nhiên khi trồng ra nhanh thích nghi với điều kiện vườn ươm hơn cây chuối
ni hồn tồn trong phịng máy lạnh ánh sáng đèn. Sau 1 tháng, cây chuối in
vitro ươm trên bột dừa tăng trọng từ 1 g thành 2,6 g. Khi sang bầu (gồm bột
dừa, tro trấu, phân bò, đất) trồng thêm 60 ngày nữa, trọng lượng tươi của cây
giống lúc xuất vườn là 165 g. Toàn bộ thời gian trong vườn ươm kéo dài 3
tháng [28].
Trần Thị Lệ (2010), nghiên cứu nhân giống in vitro cây hoa Mắt mèo
(Torenia fournieri L.). Kết quả nghiên cứu khả năng sống sót của cây in vitro
khi đem ra vườn ươm trên các giá thể cát, trấu hun, cát : trấu hun (1 : 1), cát :
phân lân vi sinh (1 : 1), cát : trấu hun : phân lân vi sinh (3 : 4 : 3), cát : trấu
hun : phân lân vi sinh : đất phù sa (3 : 2 : 3 : 2) cho thấy giá thể cát : trấu hun
: phân lân vi sinh (3 : 4 : 3) cho tỉ lệ sống cao nhất (60%) [18].
Năm 2010, Lê Văn Thành và Nguyễn Thị Hiền, nghiên cứu nhân giống
cây Dó Tràm (Aquilaria crassna Plerre) bằng nuôi cấy mô. Cây nuôi cấy mơ
được đưa ra ngồi phóng thí nghiệm 5 – 7 ngày, trước khi trồng vào bầu đất
trộn xơ dừa theo tỉ lệ 3 : 1 cần huấn luyện cây con trong bể cát giâm khoảng 2
tuần cho phát sinh rễ mới, tỉ lệ sống đạt 54,3% [30].
14



Trần Thị Lệ và Trần Thị Triệu Hà (2011), nghiên cứu quy trình nhân
giống in vitro một số giống khoai sọ (Colocasia antiquorum ) và đã trồng cây
con in vitro trong vườn ươm. Trong các loại giá thể nghiên cứu khi đưa cây
con in vitro ra vườn ươm thì cát và trấu là hai loại giá thể cho tỉ lệ sống cao
nhất. Tỉ lệ sống ở giá thể cát là 100%. Cây con trồng ở giá thể trấu cho tỉ lệ
sống là 93,33% đối với khoai sọ Hà Tĩnh, 96,67% đối với khoai sọ Tây
Nguyên. Sau khoảng 2 tuần trồng trên giá thể, cây đã bén rễ hồi xanh và bắt
đầu xuất hiện lá mới [19].
Năm 2012, Cao Thị Huyền và Nguyễn Văn Thiệp, nghiên cứu về khả
năng sinh trưởng, phát triển của cây chè con giống shan chất tiền (Camellia
sinensis) thì cây chè con giống Shan chất tiền nhân giống bằng phương pháp
nuôi cây in vitro sinh trưởng tốt hơn chè con giâm hom, đường kính gốc sau 1
năm đạt 1,75 cm, cao hơn cao hơn chè giâm hom (1,45 cm); chiều cao cây
chè nuôi cấy mô đạt 84,45 cm, cao hơn chè giâm hom (79,33 cm) [11].
Năm 2014, Nguyễn Văn Ây và cộng sự tiến hành nhân giống cây bằng
lăng nhiều hoa (Lagerstroemia floribunda Jack) bằng kỹ thuật nuôi cấy mô.
Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng giá thể phối trộn: mụn xơ dừa + tro trấu
(1 : 1), mụn xơ dừa + tro trấu + phân rơm (1 : 1 : 1) hoặc mụn xơ dừa + tro
trấu + đất (1 : 1 : 1) kết hợp trùm bọc nylon để thuần dưỡng cây Bằng lăng
nhiều hoa, cây con có tỉ lệ sống cao, sinh trưởng và phát triển tốt [2].
Năm 2015 Lã Thị Thu Hằng nghiên cứu kỹ thuật nhân giống in vitro và
trồng cây hoa chuông (Sinningia speciosa) in vitro tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, cát là giá thể ươm cây thích hợp nhất, tỉ lệ sống
đạt cao nhất 97,78 – 100%, cây sinh trưởng tốt, đồng đều. Sử dụng phân bón
lá Đầu trâu 005 thích hợp cho sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn vườn ươm:
số lá/cây là 7,87 – 7,93 lá và chiều cao cây là 7,17 – 7,28 cm [11].

15



×