Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu sự đa dạng sinh học vườn quốc gia chư mom ray tỉnh kon tum, một số giải pháp bảo vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (891.32 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

LÊ THỊ THU

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY - TỈNH KON TUM,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ

CHUN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHĨA 13 (2013-2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

LÊ THỊ THU

NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC
VƯỜN QUỐC GIA CHƯ MOM RAY - TỈNH KON TUM,
MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ

CHUN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHĨA 13 (2013-2017)


KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN VĂN NAM

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


LỜI CẢM ƠN
Được sự cho phép của Khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà
Nẵng, sự đồng ý của Thầy giáo hướng dẫn Th.S Nguyễn Văn Nam tôi đã thực hiện
đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học Vườn quốc gia Chư Mom Ray - Tỉnh
Kon Tum. Một số giải pháp bảo vệ”.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi xin chân thành cảm ơn các Thầy,
Cô giáo trong khoa Địa lý Trường Đại học Sư Phạm - Đại học Đà Nẵng đã giảng
dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học qua cũng như trong thời gian tơi thực
hiện khóa luận.
Đặc biệt tơi xin tỏ lịng biết ơn chân thành đến Thầy giáo hướng dẫn Th.S
Nguyễn Văn Nam đã tận tình, chu đáo hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban quản lí Vườn quốc gia Chư Mom Ray - tỉnh
Kon Tum đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình thu thập tài liệu và khảo sát
thực tế, nghiên cứu phục vụ khóa luận.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hồn chỉnh. Song do
cịn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những sai sót.
Tơi rất mong được sự góp ý từ quý Thầy, Cô giáo và bạn bè để khóa luận được
hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Thu



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Lịch sử nghiên cứu................................................................................................ 2
4. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 4
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 5
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 8
1.1. ĐA DẠNG SINH HỌC...................................................................................... 8
1.1.1. Khái niệm .................................................................................................... 8
1.1.2. Phân loại ...................................................................................................... 8
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐDSH........................................................... 9
1.1.3.1. Vị trí địa lí ............................................................................................. 9
1.1.3.2. Địa chất ............................................................................................... 10
1.1.3.3. Địa hình - địa mạo ............................................................................. 10
1.1.3.4. Khí hậu ................................................................................................ 10
1.1.3.5. Thủy văn.............................................................................................. 11
1.1.3.6. Thổ nhưỡng ........................................................................................ 11
1.1.3.7. Lịch sử sinh vật................................................................................... 11
1.1.3.8. Con người............................................................................................ 11
1.2. VƯỜN QUỐC GIA.......................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm .................................................................................................. 12
1.2.2. Các đặc trưng của VQG........................................................................... 12
1.2.3. Chức năng của VQG ................................................................................ 12
1.2.4. Hệ thống VQG ở Việt Nam ...................................................................... 12
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...................................... 13



1.3.1. Điều kiện tự nhiên..................................................................................... 13
1.3.1.1. Thuận lợi............................................................................................. 13
1.3.1.2. Khó khăn ............................................................................................. 14
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................................... 14
1.3.2.1. Tình hình dân số, lao động, thành phần dân tộc, phân bố dân cư .. 14
1.3.2.2. Tình hình giao thơng, y tế, giáo dục, văn hóa thơng tin................... 15
1.3.2.3. Thực trạng thu nhập của người dân ................................................. 17
CHƯƠNG 2: SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA CHƯ
MOM RAY .............................................................................................................. 18
2.1. KHÁI QUÁT VỀ VQG CHƯ MOM RAY.................................................... 18
2.1.1. Giới thiệu chung về VQG Chư Mom Ray .............................................. 18
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chính ................................................................. 19
2.2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ ĐDSH VQG CHƯ MOM RAY19
2.2.1. Vị trí địa lí.................................................................................................. 19
2.2.2. Địa chất ...................................................................................................... 19
2.2.3. Địa hình - địa mạo..................................................................................... 20
2.2.4. Khí hậu ...................................................................................................... 21
2.2.5. Thủy văn .................................................................................................... 22
2.2.6. Thổ nhưỡng ............................................................................................... 22
2.2.7. Lịch sử sinh vật ......................................................................................... 23
2.2.8. Con người .................................................................................................. 24
2.3. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VQG CHƯ MOM RAY .......................... 24
2.3.1. Về thành phần loài.................................................................................... 24
2.3.1.1. Thực vật............................................................................................... 24
2.3.1.2. Động vật .............................................................................................. 26
2.3.2. Về nguồn gen ............................................................................................. 31
2.3.2.1. Đa dạng về gen thực vật ..................................................................... 31
2.3.2.2. Đa dạng về gen động vật .................................................................... 32

2.3.3. Về hệ sinh thái ........................................................................................... 36


2.3.3.1. Rừng kín nguyên sinh thường xanh lá rộng núi trung bình nhiệt đới
đai núi thấp ...................................................................................................... 36
2.3.3.2. Rừng thưa thường xanh nguyên sinh lá rộng nhiệt đới đai núi thấp
.......................................................................................................................... 37
2.3.3.3. Rừng rêu thứ sinh xuất hiện sau tác động khai quang cơ học làm
căn cứ quân sự Mỹ .......................................................................................... 37
2.3.3.4. Rừng kín nửa thường xanh lá rộng mưa mùa nhiệt đới đai núi thấp
.......................................................................................................................... 38
2.3.3.5. Rừng thưa thứ sinh thường xanh lá rộng mưa mùa nhiệt đới sau
khai thác chọn.................................................................................................. 39
2.3.3.6. Đồng cỏ trên đỉnh sau khai quang..................................................... 40
2.3.3.7. Rừng tre xuất hiện sau khi bị rải chất độc hoá học.......................... 40
2.3.3.8. Rừng nửa rụng lá mưa mùa nhiệt đới đai đất thấp .......................... 41
2.3.3.9. Rừng trung bình nửa thường xanh lá rộng mưa mùa nhiệt đới đai
núi thấp ............................................................................................................ 42
2.3.3.10. Đồng cỏ hỗn giao cây bụi và cây rải rác xuất hiện sau khi bị ảnh
hưởng chất độc hoá học .................................................................................. 42
2.3.3.11. Đồng cỏ xuất hiệu sau khi bị ảnh hưởng chất độc hoá học........... 43
2.3.3.12. Rừng hành lang ................................................................................ 44
CHƯƠNG 3: SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA
CHƯ MOM RAY, MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO VỆ............................................ 45
3.1. TÌNH HÌNH SUY GIẢM ĐDSH CỦA VQG CHƯ MOM RAY ................ 45
3.1.1. Động vật ..................................................................................................... 45
3.1.2. Thực vật ..................................................................................................... 46
3.2. NGUYÊN NHÂN SUY GIẢM ĐDSH CỦA VQG CHƯ MOM RAY ........ 47
3.2.1. Nguyên nhân trực tiếp.............................................................................. 47
3.2.1.1. Khai thác gỗ ........................................................................................ 47

3.2.1.2. Lấn chiếm đất mở rộng diện tích canh tác ........................................ 48
3.2.1.3. Khai thác lâm sản ngoài gỗ................................................................ 48


3.2.1.4. Cháy rừng ........................................................................................... 48
3.2.1.5. Chăn thả gia súc và sự xâm lấn của các loài ngoại lai .................... 48
3.2.2. Nguyên nhân gián tiếp.............................................................................. 49
3.2.2.1. Gia tăng dân số ................................................................................... 49
3.2.2.2. Đói nghèo ............................................................................................ 49
3.2.2.3. Trình độ dân trí thấp .......................................................................... 50
3.2.2.4. Hiệu lực thi hành pháp luật và chính sách còn hạn chế.................. 50
3.2.2.5. Ảnh hưởng của kinh tế thị trường..................................................... 50
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HẠN CHẾ SUY GIẢM ĐDSH CỦA VQG CHƯ
MOM RAY.............................................................................................................. 51
3.3.1. Giải pháp về quản lí.................................................................................. 51
3.3.2. Giải pháp về kinh tế.................................................................................. 52
3.3.2.1. Đầu tư vốn........................................................................................... 52
3.3.2.2. Khoa học công nghệ ........................................................................... 52
3.3.2.3. Phát triển kinh tế vùng đệm ............................................................... 53
3.3.2.4. Phát triển du lịch sinh thái................................................................. 54
3.3.3. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ..................................................... 54
3.3.4. Giải pháp về môi trường .......................................................................... 55
3.3.4.1. Biện pháp phục hồi sinh thái ............................................................. 55
3.3.4.2. Tăng cường hợp tác quốc tế.............................................................. 55
3.3.5. Giải pháp về truyền thông ....................................................................... 56
3.3.5.1. Đẩy mạnh công tác giáo dục trong nhà trường ................................ 56
3.3.5.2. Đẩy mạnh công tác truyền thông đại chúng trong cộng đồng dân cư
.......................................................................................................................... 56
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 57
1. KẾT LUẬN.......................................................................................................... 57

2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 59
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

: Ban quản lí

ĐDSH : Đa dạng sinh học
VQG

: Vườn quốc gia


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1

Tên bảng
Diện tích, dân số các xã vùng đệm Vườn quốc gia Chư
Mom Ray

Trang
15

2.1

Tính chất nhiệt đới theo đai cao


21

2.2

Thành phần thực vật phân theo ngành thực vật

25

2.3

Thành phần thực vật phân theo dạng sống

25

2.4

Thống kê thành phần hệ động vật

26

2.5

Mức độ đa dạng về thành phần loài thú ăn thịt

28

2.6

Danh lục thú quý hiếm của Vườn quốc gia Chư Mom Ray


32

2.7

Danh lục chim quý hiếm của Vườn quốc gia Chư Mom Ray

34

2.8

Danh lục bò sát, ếch nhái quý hiếm của Vườn quốc gia Chư
Mom Ray

35


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ kiểm kê rừng năm 2014 Vườn quốc gia Chư Mom Ray

36



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam được ghi nhận là một trong những nước có đa dạng sinh học cao của
thế giới, với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật và nguồn gen phong phú và
đặc hữu. Đa dạng sinh học ở Việt Nam có ý nghĩa to lớn, các hệ sinh thái với nguồn
tài nguyên sinh vật phong phú đã mang lại những lợi ích trực tiếp cho con người và
đóng góp to lớn cho nền kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, đa dạng sinh học ở nước ta
đang bị suy thoái nghiêm trọng. Các hệ sinh thái bị tác động và khai thác quá mức;
diện tích rừng, nhất là rừng tự nhiên bị thu hẹp một cách đáng báo động. Tốc độ
tuyệt chủng của một số loài ngày một tăng gây những hậu quả khó lường. Bởi vậy,
bảo tồn đa dạng sinh học là một địi hỏi cấp bách khơng chỉ ở nước ta mà trên toàn
thế giới.
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở phía tây của tỉnh Kon Tum, trên địa
phận của 2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi, là vùng lõi của khu vực núi cao Ngọc Linh
ở miền Trung thuộc Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Nơi đây được đánh giá có vốn
rừng phong phú, đa dạng sinh học cao và có nhiều nguồn gen quý bậc nhất của Việt
Nam và là Vườn Quốc gia duy nhất của Việt Nam tiếp giáp với hai nước bạn Lào và
Campuchia. Năm 2004, Vườn Quốc gia Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước
Đông Nam Á công nhận là Di sản ASEAN. Nhưng hiện nay, có nhiều nguyên nhân
làm cho đa dạng sinh học ở đây suy giảm rất lớn, nhiều lồi động thực vật bị đe dọa
và có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhiều nguồn gen q hiếm thối hóa và mất dần, các
hệ sinh thái cũng dần đi vào dĩ vãng.
Ý thức rõ hậu quả của sự suy giảm đa dạng sinh học của Vườn quốc gia, để
kịp thời đưa ra các giải pháp nhằm bảo vệ đa dạng các nguồn gen quý hiếm, hệ sinh
thái, thành phần loài cho Vườn quốc gia, cũng như bảo tồn đa dạng sinh học cho tự
nhiên của đất nước là vô cùng cấp bách. Là một người con của mảnh đất Sa ThầyKon Tum, được sở hữu món quà ưu ái mà thiên nhiên ban tặng - Vườn quốc gia
Chư Mom Ray tơi nhận thấy rằng, bản thân cần có trách nhiệm gìn giữ những giá trị

1



quý báu ngay trên quê hương của mình. Mặt khác, nhằm đóng góp một phần cơ sở
cho cơng tác quản lí, bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Chư
Mom Ray đó chính là lí do tôi chọn đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học Vườn
quốc gia Chư Mom Ray - Tỉnh Kom Tum. Một số giải pháp bảo vệ”. Thông qua
việc nghiên cứu, tìm hiểu khóa luận tốt nghiệp này tơi mong muốn được vận dụng
những kiến thức đã học, qua việc tìm hiểu thực tế để phát triển thêm vốn kiến thức
cho bản thân; đồng thời nhằm góp một phần cơng sức của mình vào sự nghiệp
nghiên cứu chung về Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Từ đó, ra sức tuyên truyền ý
thức, trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ đa dạng sinh học để con cháu
mai sau vẫn thấy sự đa dạng giới tự nhiên của đất nước.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học và các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh
học của VQG Chư Mom Ray. Từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát
triển đa dạng sinh học VQG Chư Mom Ray.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
- Thu thập số liệu, tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
- Tìm hiểu mức độ đa dạng sinh học và thực trạng suy giảm đa dạng sinh học
của VQG Chư Mom Ray.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến đa dạng sinh học và làm suy giảm đa
dạng sinh học của VQG Chư Mom Ray.
- Tìm hiểu cơng tác quản lí, các biện pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh
học của VQG Chư Mom Ray.
- Đề xuất một số giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở VQG Chư
Mom Ray.
3. Lịch sử nghiên cứu
Khu Bảo tồn Thiên nhiên Mom Ray - Ngọc Vin được thành lập theo Quyết

định số 65/HĐBT ngày 07/04/1982 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, theo đó khu

2


Bảo tồn Thiên nhiên có diện tích 10.000 ha. Năm 1995, dự án đầu tư của Khu Bảo
tồn Thiên nhiên Mom Ray đã được Viện Điều tra quy hoạch Rừng xây dựng (Anon.
1995) Dự án đầu tư này đã được phê duyệt theo Quyết định số 12/QĐ-UB, ngày
27/01/1996, của Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Kon Tum và Quyết định số 3051/NN-KH
ngày 11/09/1996 của Bộ NN&PTNT, và Quyết định số 693/QĐ-CP, ngày
27/08/1997 của Chính phủ Ban quản lý đã được UBND Tỉnh thành lập ngày
19/10/1998.
Ngày 30/07/2002, Quyết định số 103/Qđ/TTg của Thủ tướng Chính phủ đã
chính thức chuyển hạng khu Bảo tồn Thiên nhiên Chư Mom Ray thành vườn quốc
gia. Theo Quyết định này, tổng diện tích VQG là 56.621ha trong đó phân khu bảo
vệ nghiêm ngặt 40.566ha, phân khu phục hồi sinh thái 12.137ha và phân khu hành
chính, dịch vụ là 3.918ha. Diện tích này gồm cả hai khu vực đã được mở rộng thêm
cho VQG, 1 khu ở phía bắc và 1 ở phía nam. VQG Chư Mom Ray hiện thuộc sự
quản lý của UBND Tỉnh Kon Tum .
Với sự phát triển nhanh chóng VQG Chư Mom Ray đã thu hút nhiều các tổ
chức quốc tế, cũng như các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước về đây nghiên
cứu. Hiện nay đã có một số cơng trình nghiên cứu như:
Đặng Huy Huỳnh và cộng sự (2001), “Báo cáo Khảo sát đánh giá đa dạng
sinh học để quản lý, bảo vệ và phát triển lâu bền nguồn tài nguyên động vật Khu
Bảo tồn Chư Mom Ray”, Dự án Bảo vệ rừng và Phát triển Nông thôn, Kon Tum.
Bài báo cáo đã nghiên cứu và đưa ra sự đa dạng tài nguyên động vật của Khu Bảo
tồn Chư Mom Ray, đề ra các giải pháo quản lí, bảo vệ. Tuy nhiên, bài báo cáo mới
chỉ dừng lại việc nghiên cứu đa dạng về tài nguyên động vật, chưa tìm hiểu về đa
dạng thực vật và sinh vật dưới đất, chưa nêu được các nhân tố ảnh hưởng đến đa
dạng sinh học nơi đây.

Luận án tiến sĩ nông nghiệp “Những vấn đề liên quan đến quản lý tổng hợp
tài nguyên rừng ở một số khu bảo tồn thiên nhiên vùng Tây Nguyên” của tác giả
Cao Thị Lí tại viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam (Năm 2008). Tác giả đã tổng
hợp được các nguyên nhân, hạn chế dẫn đến việc suy giảm nhanh chóng của diện

3


tích rừng vùng Tây Ngun, trong đó ngun nhân lớn nhất chính là sự đói
nghèo và ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các biện pháp đề ra
chưa thiết thực và phù hợp hợp từng vùng, tùng khu bảo tồn và Vườn quốc gia ở
vùng Tây Nguyên.
Phan Thị Tuyết Trinh (Năm 2013) “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học các loại
dược liệu tại vườn quốc gia Chư Mom Ray - tỉnh Kon Tum”, Luận án Thạc sĩ,
Trường Đại học phân hiệu Đà Nẵng tại Kon Tum. Luận án đã đi sâu nghiên cứu sự
đa dạng các loại dược liệu, cách sử dụng hiệu quả nhất các loại dược liệu chữa các
bệnh về đường ruột và đề ra các giải pháp nhằm làm đa dạng các loại dược liệu trên.
Tuy nhiên, Luận án cũng chưa nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự đa dạng
sinh học các loại dược liệu.
Vì mới thành lập và phát triển nên các cơng trình nghiên cứu về đa dạng
sinh học của vườn còn rất hạn chế. Đề tài “Nghiên cứu sự đa dạng sinh học
Vườn quốc gia Chư Mom Ray - Tỉnh Kom Tum. Một số giải pháp bảo vệ”. Đây
là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ vì từ trước đến nay vẫn chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào tìm hiểu một cách bao quát về sự đa dạng sinh học nói
chung của Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Qua bài nghiên cứu, tôi mong rằng sẽ
mang đến một cái nhìn tổng quát hơn, đầy đủ hơn về sự đa dạng sinh học của
vườn. Đồng thời, tôi cũng muốn giúp phần nhỏ bé của mình vào cơng cuộc bảo
vệ và phát triển đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Chư Mom Ray nơi địa
phương tôi đang sinh sống.
4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trên địa phận của
2 huyện Sa Thầy và Ngọc Hồi. Tổng diện tích: 56.621 ha.
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu mức độ đa dạng sinh học của VQG
Chư Mom Ray về nguồn gen, thành phần loài, hệ sinh thái; các nhân tố ảnh
hưởng đến đa dạng sinh học; tình trạng và nguyên nhân của sự suy giảm; từ đó
đưa ra một số giải pháp bảo vệ và phát triển đa dạng sinh học ở VQG Chư
Mom Ray.

4


5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Đây là quan điểm quan trọng nhất của logic biện chứng. Trong thực tiễn mọi
sự vật hiện tượng là một chỉnh thể trọn vẹn được cấu tạo từ nhiều bộ phận nhỏ, các
bộ phận nhỏ này có một vị trí, vai trị và chức năng riêng chúng luôn vận động và
phát triển theo quy luật riêng. Tuy nhiên giữa chúng lại có mối quan hệ tác động
qua lại với nhau rất mật thiết, không thể tách rời và chúng luôn chịu sự tác động của
quy luật tự nhiên nói chung. Khi một một bộ phận trong chỉnh thể đó bị tác động sẽ
kéo theo cả chỉnh thể đó thay đổi và ngược lại. Hay nói rộng ra, có thể coi tất cả các
sự vật hiện tượng trong tự nhiên là một hệ thống, hệ thống này luôn luôn vận động
và phát triển không ngừng, giữa chúng có mối quan hệ mật thiết khơng thể tách rời
và chúng luôn chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên. Trong hệ thống này, khi có
một thành phần nào đó bị biến đổi thì nó sẽ kéo theo sự biến đổi của các thành phần
khác, thậm chí cả hệ thống. Do đó, khi tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện,
trên nhiều mặt cần dựa vào việc phân tích các bộ phận nhỏ đồng thời xác định rõ
mối quan hệ hữu cơ giữa chúng trong sự vận động và phát triển chung.
5.1.2. Quan điểm lịch sử
Thiên nhiên và con người ln có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nó tác

động qua lại trong đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Đó là điều kiện để
hình thành và phát triển cảnh quan thiên nhiên trong đó có những tác động tích cực
và tiêu cực khác nhau. Do đó, khám phá ra các bản chất quy luật phát triển của tự
nhiên để con người có thể khai thác và sử dụng hợp lí có ý nghĩa cực kì quan trọng.
5.1.3. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh
Vận dụng quan điểm này nhằm mục đích tìm hiểu q trình thành lập và phát
triển của VQG Chư Mom Ray. Phát hiện được những quy luật phát triển đa dạng
sinh học VQG Chư Mom Ray. Mặt khác, nó cịn cho phép chúng ta dự báo được
diễn biến tất yếu của sự phát triển để từ đó đưa ra những giải pháp hợp lí nhằm bảo
vệ và phát triển VQG Chư Mom Ray trong tương lai.

5


5.1.4. Quan điểm kinh tế - sinh thái
Đây là quan điểm quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học. Thực
hiện kinh tế - sinh thái hay còn gọi là phát triển bền vững. Đẩy mạnh sản xuất,
phát triển kinh tế nhưng không làm mất cân bằng, ô nhiễm mơi trường tự nhiên,
duy trì tính đa dạng sinh học và cải tạo tự nhiên tốt đẹp hơn. Muốn thực hiện tốt
công tác bảo vệ đa dạng sinh học cần phải nâng cao chất lượng cuộc sống nhân
dân quanh vùng đệm và các dân tộc khác trong tỉnh. Vận dụng trong đề tài này,
bảo vệ đa dạng sinh học không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà cịn bảo vệ môi
trường theo hướng bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
Là phương pháp truyền thống được sử dụng trong nghiên cứu nói chung và
nghiên cứu địa lí tự nhiên nói riêng. Khoa học sẽ khơng thể phát triển được nếu
thiếu tính kế thừa, thiếu sự tích lũy những thành tựu của quá khứ. Các nguồn tài liệu
tương đối phong phú đa dạng bao gồm các tài liệu đã xuất bản, các tài liệu của các
cơ quan lưu trữ, trên mạng Internet…Chọn những văn bản, tài liệu từ nhiều nguồn

khác nhau để làm cơ sở cho đề tài nghiên cứu.
5.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Trên cơ sở các tài liệu, số liệu thu thập được tiến hành xử lí theo mục tiêu
nghiên cứu. Đồng thời phải chọn lọc, bổ sung, phân tích và tổng hợp đưa ra những
nhận xét, đánh giá, kết luận của bản thân về các vấn đề nghiên cứu trong đề tài. Các
tư liệu thu thập cần phải đảm bảo chính xác và hiệu quả cung cấp được thơng tin.
5.2.3. Phương pháp thực địa
Trong quá trình nghiên cứu thì phương pháp thực địa với việc quan sát, tìm
hiểu các đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội được xem là phương pháp chính mang
lại hiệu quả tích cực. Phương pháp này nhằm mục đích quan sát thực tế, kiểm tra,
tìm hiểu thực tế tại địa phương để có những cái nhìn thực tế vấn đề đang nghiên
cứu, sau đó đối chiếu với những kiến thức, những tư liệu thu thập được để đưa ra
được những nhận xét, đánh giá xác thực. Từ đó kết hợp với một số phương pháp
khác làm cho bài nghiên cứu hoàn chỉnh và chính xác hơn.

6


5.2.4. Phương pháp chuyên gia
Tìm hiểu và tiếp thu ý kiến các chuyên gia của Ban quản lí VQG Chư Mom
Ray, Hạt kiểm lâm hai huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi tỉnh Kon Tum, cùng các ban
nghành có liên quan đến VQG Chư Mom Ray.
5.2.5. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp truyền thống và đặc trưng trong nghiên cứu địa lí đồng thời
cũng là phương pháp được sử dụng với tần xuất lớn. Trong đề tài sử dụng các bản đồ
như: bản đồ địa hình VQG Chư Mom Ray, bản đồ phân bố động - thực vật, bản đồ
hành chính tỉnh Kon Tum, bản đồ tự nhiên tỉnh Kon Tum…nhằm mơ hình hóa, trực
quan hóa, cụ thể hóa các đối tượng tăng tính khoa học, chính xác cho đề tài.
Các kết quả nghiên cứu còn được thể hiện qua các biểu đồ, sơ đồ để tăng tính
trực quan dễ so sánh.

6. Bố cục của đề tài
A. PHẦN MỞ ĐẦU
B. PHẦN NỘI DUNG (phần này gồm 3 chương)
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
CHƯƠNG 2. SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC GIA CHƯ
MOM RAY
CHƯƠNG 3. SỰ SUY GIẢM ĐA DẠNG SINH HỌC CỦA VƯỜN QUỐC
GIA CHƯ MOM RAY. MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO VỆ
C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

7


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. ĐA DẠNG SINH HỌC
1.1.1. Khái niệm
Hiện nay có rất nhiều định nghĩa về ĐDSH, và có thể coi thuật ngữ “ Đa dạng
sinh học” lần đầu tiên được Norse và Mc Manus đưa ra định nghĩa vào năm 1980,
bao hàm hai khái niệm có liên quan đến nhau là: Đa dạng di truyền (tính đa dạng về
mặt di truyền trong một lồi) và đa dạng sinh thái (số lượng các loài trong một quần
xã sinh vật). Có ít nhất 25 định nghĩa nữa cho thuật ngữ “ Đa dạng sinh học”. Định
nghĩa được đưa ở trên là định nghĩa được dùng trong Công ước Đa dạng sinh học.
ĐDSH theo định nghĩa do Qũy bảo tồn thiên nhiên thế giới- WWF(1989) đề
xuất như sau: “ ĐDSH là sự phồn thịnh của sự sống trên Trái Đất, là hàng triệu loài
thực vật, động vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các lồi và là những
hệ sinh thái vơ cùng phức tạp cùng tồn tại trong một môi trường”.
Theo định nghĩa của Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc- FAO cho rằng:
“ĐDSH là tính đa dạng của sự sống dưới mọi hình thức, mức độ và mọi tổ hợp, bao

gồm đa dạng gen, đa dạng loài và đa dạng hệ sinh thái”
Theo định nghĩa của Liên hiệp quốc “ĐDSH là sự phong phú của sự sống trong
các hệ sinh thái trên cạn, dưới nước, ở biển và mọi tổ hợp sinh thái do nó tạo nên”.
1.1.2. Phân loại
Các nhà sinh vật học thường nghiên cứu đa dạng sinh học ở 3 khía cạnh: Đa
dạng di truyền, đa dạng về lồi và đa dạng hệ sinh thái.
a. Đa dạng di truyền
Đa dạng di truyền hay còn gọi là đa dạng nguồn gen, là sự phong phú, đa dạng
về gen và sự khác nhau về các gen di truyền ở tất cả cá thể thực vật, động vật, nấm
và vi sinh vật. Sự đa dạng nguồn gen trong tự nhiên là điều kiện cơ bản góp phần
chọn lọc, lai tạo giống các lồi cây trồng, vật ni có năng suất cao và tính chống
chịu, thích nghi với mơi trường tốt.

8


b. Đa dạng về loài
Đa dạng về loài là số lượng các lồi được tìm thấy tại một khu vực nhất định
tại vùng nào đó.
Đa dạng sinh học tồn cầu được hiểu là số lượng các lồi thuộc các nhóm
phân loại khác nhau trên tồn cầu. Uớc tính đến thời điểm hiện tại đã có khoảng 1,7
triệu lồi đã được xác định, cịn tổng số lồi tồn tại trên Trái Đất có khoảng 5 triệu
đến 100 triệu. Theo như ước tính cơng tác bảo tồn, có khoảng 12,5 triệu lồi trên
Trái Đất. Nếu như xét trên khái niệm số lượng lồi đơn thuần thì sự sống trên Trái
Đất bao gồm cơn trùng và vi sinh vật.
Đa dạng lồi có tầm ảnh hưởng quan trọng trong việc duy trì tính ổn định của
các quần thể sinh thái.
c. Đa dạng hệ sinh thái
Đa dạng hệ sinh thái là tất cả mọi sinh cảnh, mọi quần xã sinh vật và mọi quá
trình sinh thái khác nhau, cũng như sự biến đổi trong từng hệ sinh thái.

Đa dạng hệ sinh thái thường được đánh giá qua tính đa dạng các lồi. Nó có
thể bao gồm việc đánh giá độ phong phú tương đối của các loài khác nhau cũng như
các kiểu sinh thái của lồi.
Đa dạng hệ sinh thái có vai trị quan trọng đối với việc xếp hạng các khu vực
khác nhau.
Trong ba cách phân loại của ĐDSH nói trên, thì phân loại theo di truyền được
coi là quan trọng nhất vì từ đó nảy sinh sự phong phú về cấu tạo di truyền giữa các
cá thể bên trong một loài hoặc giữa các loài với nhau để tạo ra một sinh vật mới,
tăng thêm nguồn phong phú cho ĐDSH.
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến ĐDSH
1.1.3.1. Vị trí địa lí
Là sự phân bố của một vùng lãnh thổ nào đó (Nằm trong đới khí hậu nào, tiếp
giáp với vùng lãnh thổ nào…). Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến đa dạng sinh học
thông qua các đặc điểm yếu tố tự nhiên như khí hậu - thủy văn, đồng thời vị trí địa
lí tạo điều kiện cho việc giao lưu sinh vật với các vùng, lãnh thổ khác.

9


1.1.3.2. Địa chất
Để nghiên cứu nhân tố địa chất ảnh hưởng tới sự hình thành ĐDSH của một
vùng lãnh thổ nào đó, người ta nghiên cứu chủ yếu các loại đá và các vận động kiến
tạo xảy ra nơi đây. Nhân tố tạo nên thổ nhưỡng chính là đá và các thành phần loại
đá. Sự ổn định của vận động địa chất kiến tạo là điều kiện thuận lợi cho giới sinh
vật phát triển liên tục từ khi hình thành tới nay, ngược lại bất kì một vận động kiến
tạo nào khi xảy ra cũng ảnh hưởng tới sinh vật của lãnh thổ đó.
1.1.3.3. Địa hình - địa mạo
Địa mạo là mơn khoa học nghiên cứu bản chất hình thành và kết quả hình
thành nên sự khắc họa bề mặt vỏ Trái Đất. Địa hình chỉ là một phần nghiên cứu của
địa mạo, bên cạnh việc nghiên cứu địa hình địa mạo cịn nghiên cứu bản chất và q

trình hình thành các dạng địa hình đó.
Hình dạng của Trái Đất phụ thuộc vào các yếu tố của địa hình bao gồm: hình
thái (dạng địa hình âm, dạng địa hình dương), trắc lượng hình thái (diện tích, độ
cao, độ dốc, độ sâu, độ chia cắt), nguồn gốc và độ tuổi.
Các quá trình của địa mạo như bóc mịn, hay bồi tụ đều ảnh hưởng tới ĐDSH
làm thay đổi số lượng của lồi.
Độ cao của địa hình ảnh hưởng tới sự phân hóa đai cao, cấu trúc phân tầng
rừng, từ đó cũng ảnh hưởng đến tính ĐDSH của rừng.
1.1.3.4. Khí hậu
Thời tiết là chỉ tập hợp các trạng thái của yếu tố khí tượng xảy ra trong khí
quyển ở một thời điểm, một khoảng thời gian nhất định, được biểu hiện qua các yếu
tố như nhiệt độ, độ âm, áp suất…
Khí hậu được hiểu là giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết. Khí hậu của
một khu vực nào đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vĩ độ, độ cao địa hình, bề mặt
đệm…khí hậu bao gồm nhiều yếu tố: nhiệt độ, lượng mưa, gió, ánh sáng…
Với mỗi kiểu khí hậu khác nhau sẽ có sự khác nhau về quần xã sinh vật, có
những lồi động vật, thực vật đặc trưng riêng cho mỗi kiểu khí hậu, vì nhu cầu về
nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng…của mỗi lồi là khơng giống nhau. Có lồi ưa nhiệt, lồi

10


ưa ẩm, lồi ưa sáng, lồi ưa tối. Chính sự đa dạng về khí hậu tạo nên sự đa dạng về
các lồi động, thực vật của vùng đó.
1.1.3.5. Thủy văn
Thủy văn có ý nghĩa rất lớn đối với sinh vật, tạo điều kiện cho chúng sinh
trưởng và phát triển. Thủy văn gồm có sơng, suối, ao, hồ, nước mặt, nước ngầm,
nước dưới đất…khu vực có nguồn nước phong phú, sẽ có số lượng lồi nhiều và đa
dạng hơn so với vùng khô hạn.
1.1.3.6. Thổ nhưỡng

Là lớp vỏ vật chất tới xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi sinh vật sinh trưởng và
phát triển. Theo Wiliam - Nhà Nông học người Anh, độ phì chính là đặc trưng cơ
bản của tự nhiên vì nó giúp ta phân biệt lớp vỏ thổ nhưỡng và lớp vỏ vật chất (đất
và đá).
Thổ nhưỡng có nhiều loại khác nhau, trên mỗi loại thổ nhưỡng sẽ có một kiểu
rừng đặc trưng riêng cho nó, ví dụ đất Potdon có rừng Taiga đặc trưng, đất Feralit
đặc trưng bởi rừng nhiệt đới và cận nhiệt đới…
1.1.3.7. Lịch sử sinh vật
Bất kì một lồi động, thực vật nào cũng có nguồn gốc và lịch sử của chúng, có
mối quan hệ với các loài động, thực vật xung quanh và cùng nằm trong một vùng
địa lí sinh vật.
Sự đa dạng và phong phú về loài cùng với khu vực phân bố của chúng chủ yếu
chịu sự ảnh hưởng của lịch sử và khu hệ sinh vật từ trước.
Ngoài các lồi bản địa, thì chính sự di cư của động, thực vật đã tạo nên sự đa
dạng của mỗi vùng.
1.1.3.8. Con người
Con người là yếu tố quan trọng trong việc tạo nên sự ĐDSH bằng chính các
hoạt động của mình như: bảo vệ động thực vật quý hiếm, hay thả các loài thú về
rừng, xây dựng các quy định pháp luật nhằm bảo vệ nguồn lợi ĐDSH.
Bên cạnh các hoạt động tích cực thì con người cũng là nhân tố ảnh hưởng đến
ĐDSH với những hành động tiêu cực như: đốt nương làm rẫy, săn bắt thú rừng, chặt
cây lấy gỗ…làm suy giảm tính ĐDSH của khu vực

11


1.2. VƯỜN QUỐC GIA
1.2.1. Khái niệm
Vườn quốc gia là một khu vực tự nhiên trên đất liền hoặc có phần đất ngập
nước/biển, tỉ lệ diện tích của hệ sinh thái tự nhiên đạt trên 70% trở lên, thực hiện

mục đích bảo tồn một hay nhiều hệ sinh thái đặc trưng hoặc đại diện khỏi bị tác
động hay chỉ bị tác động rất ít, bảo tồn các lồi sinh vật đặc hữu hoặc bị đe dọa cho
các thế hệ hôm nay và mai sau. Vườn quốc gia là nền tảng cho các hoạt động tinh
thần, khoa học, giáo dục, giải trí và các hoạt động du lịch sinh thái được kiểm sốt
và ít có tác động tiêu cực.
1.2.2. Các đặc trưng của VQG
Các vườn quốc gia thông thường nằm tại các khu vực chủ yếu là chưa phát
triển, thường là những khu vực với động - thực vật bản địa quý hiếm và các hệ sinh
thái đặc biệt (chẳng hạn cụ thể là các loài đang nguy cấp), sự đa dạng sinh học, hay
các đặc trưng địa chất đặc biệt. Đôi khi, các vườn quốc gia cũng được thành lập tại
các khu vực đã phát triển với mục tiêu làm cho khu vực đó trở lại gần giống như
tình trạng ban đầu của nó, càng gần càng tốt.
1.2.3. Chức năng của VQG
Bảo tồn và duy trì trong tình trạng tự nhiên các hệ sinh thái đặc trưng, đại
diện, các quần xã sinh vật, các lồi, nguồn gen; đặc tính địa mạo, giá trị tinh thần và
thẩm mỹ.
Phục vụ nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái, sinh học và bảo tồn.
Tham quan vì mục đích giáo dục, văn hóa, giải trí, tinh thần và du lịch sinh thái.
Tạo điều kiện cải thiện chất lượng đời sống của người dân sống trong và xung
quanh Vườn quốc gia.
1.2.4. Hệ thống VQG ở Việt Nam
Năm 1962 Thành lập VQG đầu tiên ở Việt Nam, đó là VQG Cúc Phương.
Năm 2002 có tất cả 16 VQG.
Năm 2007, cả nước có 30 VGQ với tổng diện tích các VQG khoảng 10.350.74
km2 (Trong đố có 620,10 km2 là mặt biển), chiếm khoảng 2,93% diện tích lãnh thổ

12


đất liền bao gồm: Ba Bể, Bái Tử Long, Hoàng Liên, Tam Đảo, Xuân Sơn, Ba Vì,

Cát Bà, Xuân Thủy, Cúc Phương, Bến En, Pù Mát, Vũ Quang, Phong Nha- Kẻ
Bàng, Bạch Mã, Núi Chúa, Bidoup Núi Bà, Phước Bình, Chư Mom Ray, Chư Yang
Sin, Kon Ka Kinh, Yok Đôn, Lò Gò- Xa Mát, Tràm Chim, Mũi Cà Mau, U Minh
Hạ, U Minh Thượng, Phú Quốc, Côn Đảo.
1.3. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trên địa phận hai huyện Sa Thầy và Ngọc
Hồi, tỉnh Kon Tum, cách Tp. Kon Tum khoảng 30km về phía tây bắc.
Huyện Sa Thầy bao gồm các xã: Mo Ray, Ya Xiêr, Rờ Kơi, Sa Nhơn, Sa Sơn
và thị trấn Sa Thầy.
Huyện Ngọc Hồi bao gồm các xã: Bờ Y, Sa Loong, Đắk Kan
Tọa độ địa lý: từ 14°18′ đến 14°38′ vĩ Bắc, và từ 107°29′ đến 107°47′ kinh
Đông. Vườn quốc gia Chư Mom Ray tổng diện tích: 56.621ha. Trong đó: Diện tích
rừng thuộc huyện Sa Thầy là: 44.915 ha (trong đó có 1.665,64 ha rừng sản xuất) và
huyện Ngọc Hồi là: 11.706 ha.
Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh đã tạo cho Chư Mom Ray nhiều cảnh thiên
nhiên hùng vĩ, nhiều dạng địa hình khác nhau nơi cao nhất là ngọn núi Mom Ray
(1.773 m) nhiệt độ trung bình hằng năm là 230C, lúc cao nhất lên đến 390C, lúc thấp
nhất thấp đến 5,50C.
Khu vực vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm trong vùng khí hậu gió mùa cao
ngun, hàng năm có hai mùa rõ rệt (mùa mưa, mùa khơ). Mùa mưa bắt đầu từ
tháng 5 đến cuối tháng 10, lượng mưa trung bình 1.737 mm, mùa khơ từ tháng 11
đến tháng 4 năm sau với khoảng 1.989 giờ nắng; thời tiết về mùa mưa mát dịu, mùa
nắng khô hanh, ban ngày nóng rực, ban đêm mát lạnh.
1.3.1.1. Thuận lợi
Vườn quốc gia Chư Mom Ray nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào Campuchia, vùng đệm có diện tích rộng lớn, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp
với nhiều loại cây trồng lâm nghiệp tạo tiền đề để phát triển lâm nghiệp.

13



1.3.1.2. Khó khăn
Địa hình đồi núi, chia cắt đi lại khó khăn gây khó khăn trong cơng tác quản lý
bảo vệ rừng.
Điều kiện khí hậu trong khu vực tương đối khắc nghiệt với hai mùa trong năm.
Mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau gây nguy cơ cháy rừng cao. Đây là
một điểm cần phải lưu ý khi thực hiện phương án bảo vệ rừng. Còn mùa mưa lại tập
trung gây xói mịn, giao thơng đi lại khó khăn.
Với đặc điểm đa dạng sinh học và nhiều nguồn gen quý, năm 2004, VQG
Chư Mom Ray đã được Hiệp hội các nước Đông Nam Á công nhận là di sản
ASEAN.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.2.1. Tình hình dân số, lao động, thành phần dân tộc, phân bố dân cư
Yếu tố kinh tế xã hội ở vùng đệm của VQG có tác động rất lớn đến công tác
bảo vệ rừng và các hoạt động bảo tồn. Dân số (2015) có 11.813 hộ với 46.281 khẩu.
Mật độ trung bình là: 29,4 người/km2, mật độ cao nhất là Thị trấn Sa Thầy (816,3
người/km2) và thấp nhất là xã Mo Ray (6,8 người/km2). Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
toàn khu vực là 1,75%.
Thành phần dân tộc đa dạng, hiện tại có một số dân tộc chính sau: Kinh, Gia
rai, Ba Na, Xơ Đăng, H'Lăng, Rơ Mâm, Bờ Râu, Cao Lan, Sán rìu, Tày, H’Mơng...
Tổng lao động là 23.965 lao động , chiếm 51,8 % tổng dân số. Trung bình mỗi
hộ có khoảng 2,04 lao động. Lao động trong khu vực chủ yếu làm nơng nghiệp
(chiếm trên 90%), cịn lại là các ngành nghề khác như: Thương mại, dịch vụ, lâm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp...
* Trong tổng 8 xã và thị trấn trên, đặc biệt có các nhóm hộ định cư sát với
ranh giới VQG, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến VQG là: 5.580 hộ = 35.872 nhân
khẩu và 10.608 lao động. Đây là đối tượng cần được đầu tư hỗ trợ phát triển
sản xuất, khuyến khích đồng bào tham gia bảo vệ và phát triển rừng bền vững.


14


Bảng 1.1: Diện tích, dân số các xã vùng đệm Vườn quốc gia Chư Mom Ray
TT

Xã, Thị trấn

Diện
tích (ha)

Số hộ

Số khẩu

Lao

Mật độ

động

(người/km2)

1

Sa Loong

18.190

1.033


4.752

2.263

26,1

2

Bờ Y

9.930

1.148

5.773

2.510

58,1

3

Đắk Kan

9.040

1.330

4.650


2.200

51,4

4

Sa Sơn

6.534

619

2.362

1.318

36,1

5

Sa Nhơn

5.526

916

3.570

2.021


64,6

6

Rờ Kơi

29.865

1.182

4.303

2.526

14,4

7

Ya Xiêr

4.790

1.363

5.446

2.697

113,7


8

Mo Ray

58.551

1.302

3.980

2.266

6,8

9

T.Tr Sa thầy

1.402

2.920

11.445

6.164

816,3

143.828


11.813

46.281

23.965

29,4

Tổng cộng

(Nguồn: Số liệu thống kê huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi năm 2015)
1.3.2.2. Tình hình giao thơng, y tế, giáo dục, văn hóa thơng tin
· Giao thơng
Đường giao thơng bao gồm 05 trục đường chính nối với nhau có tổng chiều
dài đi qua VQG khoảng 195 km, bao gồm:
Quốc lộ 14C là trục đường đi qua trung tâm VQG nối huyện Ngọc Hồi với xã
Mo Ray đi qua các Trạm QLBVR Đăk Rơ Mao, Đăk Tao, Ya Bôk, Mo Ray, đi qua
Đồn biên phòng 705 (đoạn đi qua VQG khoảng 30 km). Đây là con đường đi qua
thung lũng Ya Bơk đóng vai trị quan trọng để tiếp cận các khu vực đồng cỏ có các
bãi thú ở trung tâm của VQG. Tuy nhiên đây cũng là đường đóng vai trò dân sinh
kinh tế đối với xã Mo Ray và các Công ty cao su thuộc địa bàn xã Mo Ray, là
đường chiến lược quốc phịng biên giới phía Tây. Do đó các tác động của con người
và các phương tiện giao thông ở vùng này là rất lớn và khó kiểm sốt.
Đường tỉnh lộ 674 nối huyện Sa Thầy với xã Mo Ray đi qua các trạm Bar
Gok, Ya Mô và Mo Ray (đoạn đi qua VQG khoảng 45 km), đây là con đường quan

15



×