Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng thủy sản ở huyện đức phổ, tỉnh quảng ngãi, định hướng và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (869.23 KB, 65 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

NGUYỄN THỊ YẾN TRÂM

PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI,
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ
KHĨA 13 (2013-2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA ĐỊA LÍ

NGUYỄN THỊ YẾN TRÂM

PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG
ĐẾN VIỆC KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Ở HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH QUẢNG NGÃI,
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

CHUYÊN NGÀNH: SƯ PHẠM ĐỊA LÍ


KHĨA 13 (2013-2017)

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Th.S NGUYỄN THỊ DIỆU

ĐÀ NẴNG, NĂM 2017


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 2
3. Giới hạn nghiên cứu ............................................................................................. 2
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài ..................................................................................... 2
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................ 3
6. Bố cục của đề tài ................................................................................................... 5
NỘI DUNG ................................................................................................................ 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI........................ 6
1.1. Cơ sở lí luận chung ............................................................................................ 6
1.1.1. Vai trò của ngành thủy sản.......................................................................... 6
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành thủy sản ............................................. 8
1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên............................................................................... 8
1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội .................................................................. 12
1.2. Hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi .............................. 13
1.2.1. Hiện trạng khai thác thủy sản ................................................................... 13
1.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ................................................................. 15
1.3. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ............. 17
1.3.1. Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 20
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 21

1.3.2.1. Điều kiện kinh tế ................................................................................... 21
1.3.2.2. Điều kiện xã hội .................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ẢNH HƯỞNG ĐẾN
KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Ở HUYỆN ĐỨC PHỔ, TỈNH
QUẢNG NGÃI ........................................................................................................ 27
2.1. Các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng thủy
sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi................................................................ 27


2.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................................. 27
2.1.2. Khí hậu........................................................................................................ 28
2.1.3. Thủy hải văn ............................................................................................... 32
2.1.4. Địa hình ...................................................................................................... 36
2.2. Phân tích điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng
thủy sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi....................................................... 36
2.2.1. Thuận lợi .................................................................................................... 36
2.2.2. Khó khăn..................................................................................................... 38
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH THỦY
SẢN HUYỆN ĐỨC PHỔ - QUẢNG NGÃI ......................................................... 39
3.1. Hiện trạng khai thác và nuôi trồng thủy sản ở huyện Đức Phổ- Quảng Ngãi
.................................................................................................................................. 39
3.3.1. Hiện trạng khai thác thủy sản ................................................................... 39
3.3.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản ................................................................. 41
3.2. Một số khó khăn trong việc khai thác và ni trồng thủy sản hiện nay ở
huyện Đức Phổ - Quảng Ngãi ................................................................................ 45
3.2.1. Đối với khai thác thủy sản ......................................................................... 45
3.2.2. Đối với nuôi trồng thủy sản ....................................................................... 46
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Đức Phổ Quảng Ngãi.............................................................................................................. 46
3.3.1. Định hướng ................................................................................................ 46
3.3.2. Giải pháp..................................................................................................... 48

3.3.2.1. Giải pháp các ngành cụ thể .................................................................. 48
3.3.2.2. Giải pháp quy hoạch và chính sách...................................................... 50
3.3.2.3. Giải pháp khoa học công nghệ và khuyến ngư ..................................... 51
3.3.2.4. Giải pháp thị trường ............................................................................. 51
3.3.2.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực................................................... 51
3.3.2.6. Giải pháp về vốn ................................................................................... 51
3.3.2.7. Giải pháp khai thác, nuôi trồng gắn với chế biến thủy sản.................. 52


3.3.2.8. Giải pháp quản lý môi trường .............................................................. 52
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................ 54
1. Kết luận................................................................................................................ 54
2. Kiến nghị.............................................................................................................. 55
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... 56
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu
1.1
1.2
1.3
1.4

Tên bảng
Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản
Sản lượng khai thác thủy hải sản phân theo huyện giai đoạn
2011 - 2015
Năng suất nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi năm 2016
Tình hình một số cây trồng chủ yếu của huyện Đức Phổ năm

2015

Trang
10
15
17
22

1.5

Số dân, mật độ dân số huyện Đức Phổ năm 2015

25

2.1

Lượng mưa trung bình nhiều năm (mm)

31

2.2
2.3

Thống kê danh sách các trận bão đổ bộ vào khu vực bờ biển
tỉnh Quảng Ngãi
Chỉ số môi trường đối với ao nuôi tôm thẻ chân trắng

32
37



DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
1.1

Tên hình
Biểu đồ biến động số lượng tàu thuyền tỉnh Quảng Ngãi từ
năm 2013 đến 2016

Trang
14

2.1

Bản đồ phân vùng khí hậu tỉnh Quảng Ngãi

29

2.2

Bản đồ thủy văn Quảng Ngãi

33

2.3

Vị trí đo sóng và trích sóng

35


2.4

Sơ đồ phân bố nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát và vùng triều

37

3.1
3.2
3.3

Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở huyện Đức Phổ
qua các năm
Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng ở huyện Đức Phổ
qua các năm
Sản lượng nuôi trồng thủy sản theo khu vực nước năm 2015
ở Đức Phổ

39
41
42

3.4

Sơ đồ phân bố nuôi trồng thủy sản nước lợ

43

3.5

Sơ đồ phân bố nuôi trồng thủy sản nước ngọt


44


LỜI CẢM ƠN
Trên con đường 4 năm học tập, gắn bó với mái
trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, được
sự dạy dỗ của thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè cùng
với sự nỗ lực của bản thân đã giúp em hoàn thành tốt
con đường học tập tại giảng đường và thu nhận được
khối kiến thức về chuyên môn cho bản thân. Tuy
không phải là quá lớn nhưng cũng đủ để giúp em tiến
những bước xa hơn trên chặng đường sắp tới.
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trường
Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng nói chung, q
thầy cơ giáo khoa Địa lý nói riêng và đặc biệt em xin
gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Nguyễn Thị Diệu
đã không ngại khó khăn, tận tình giúp đỡ, chỉ bảo.
Đồng thời, em cũng xin cảm ơn đến các Phòng, Ban,
Ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hồn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, tháng 04 năm 2017
Sinh viên

Nguyễn Thị Yến Trâm


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là quốc gia Đông Nam Á được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều điều
kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển thủy sản. Với vùng biển rộng, bờ biển dài
3200km trải dài suốt 13 vĩ độ Bắc Nam tạo nên sự khác nhau rõ rệt về vùng khí
hậu, thời tiết, chế độ thủy học,…Ven bờ có nhiều đảo, vũng vịnh và hàng ngàn
sơng, suối, đầm phá,.. nên Việt Nam có các hệ sinh thái vùng nước mặn, ngọt, lợ
phong phú, đa dạng và giá trị cao. Ngành thủy sản nước ta có thể phát triển mạnh
ở các lĩnh vực như khai thác, nuôi trồng và hậu cần dịch vụ. Thủy sản được xem là
một nghề truyền thống, gắn bó với các cộng đồng dân cư ở các vùng nông thôn,
ven biển.
Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta hiện nay đang có những bước phát triển mới,
chuyển dần sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc gia
nhập các tổ chức trên thế giới và khu vực như ASEAN, WTO,… đã tạo điều kiện
hết sức thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam cũng dễ dàng thâm nhập
vào thị trường các nước khác.
Chính vì vậy, trong những năm gần đây, ngành thủy sản đã trở thành ngành
kinh tế mũi nhọn của nước ta. Ngành thủy sản không những đáp ứng cho hoạt động
thương mại trong nước, tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần xóa
đói giảm nghèo,.. mà cịn đáp ứng cho xuất khẩu. Hằng năm, xuất khẩu thủy sản
đem lại cho ngân sách nhà nước khoản thu rất lớn.
Huyện Đức Phổ là một huyện biển của tỉnh Quảng Ngãi với đường bờ biển dài
trên 40 km chiếm khoảng 1/3 chiều dài bờ biển của tỉnh với 06 xã ven biển, ngư
trường khai thác trên 3,000km2, có 02 cửa biển là Mỹ Á và Sa Huỳnh. Vì vậy mặc
dù huyện phát triển tương đối nhiều ngành gồm cả công nghiệp, nơng nghiệp, dịch
vụ nhưng với những lợi thế trên thì thủy sản vẫn là thế mạnh của nơi đây, góp phần
trong việc phát triển ngành thủy sản của cả nước. Việc tìm hiểu, phân tích, đánh giá
các điều kiện tự nhiên để phát triển ngành đóng vai trị vơ cùng quan trọng nhằm

1



mục đích phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân, tạo bộ mặt cho huyện
trong thời đại mới và thực hiện cuộc vận động ngư dân vương khơi bám biển để
đánh dấu chủ quyền lãnh thổ trên biển Đơng của Nhà nước.
Để tìm hiểu sâu hơn, em đã chọn đề tài “Phân tích điều kiện tự nhiên ảnh
hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng thủy sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng
Ngãi. Định hướng và giải pháp phát triển” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng
thủy sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Từ đó, đề xuất định hướng và giải
pháp nhằm nâng cao chất lượng cũng như số lượng nguồn lợi thủy sản góp phần
đưa ngành thủy sản trở thành một trong những ngành kinh tế trọng điểm của huyện.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện đề tài cần phải tập trung nghiên cứu, làm rõ các vấn đề sau:
+ Tìm hiểu những vấn đề lý luận về ngành thủy sản.
+ Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến việc khai thác và nuôi trồng
thủy sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
+ Tình hình khai thác và nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện và xác định
phương hướng phát triển trong thời gian tới.
+ Đề xuất định hướng và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng cũng như
sản lượng nguồn lợi thủy sản.
3. Giới hạn nghiên cứu
3.1. Giới hạn về nội dung
Phân tích các điều kiện tự nhiên cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản của
huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Tình hình khai thác và ni trồng thủy sản.
3.2. Giới hạn về lãnh thổ: Trên địa bàn huyện Đức Phổ
4. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Từ trước đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều sách báo, chun
mục, đề tài,… viết về ngành thủy sản Việt Nam như:


2


- Giáo trình tiếng anh chuyên ngành thủy sản của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn,
TS Lê Thanh Hùng, PGS.TS Nguyễn Phương Thanh.
- Nguyên lý và kĩ thuật sản xuất tôm càng xanh của PGS.TS Nguyễn Phương
Thanh, TS Trần Ngọc Hải, TS Trần Thị Thanh Hiền, PGS.TS Marynwwilder.
- Nghiên cứu công nghệ xây dựng mơ hình ni trồng kết hợp nhiều đối tượng
hải sản theo hướng phát triển bền vững của Th.S Thái Ngọc Chiến, KS Nguyễn
Thiếu Khánh.
- Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên và môi trường phục vụ nuôi trồng
thủy hải sản trên các dải cát ven biển Quảng Bình.
- Tìm hiểu các nguồn lực phát triển ngành thủy sản ở huyện Diễn Châu - Nghệ
An. Định hướng và giải pháp phát triển.
- Văn bản về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
5.1.1. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này giúp xem xét đối tượng một cách toàn diện, nhiều mặt, nhiều
mối quan hệ khác nhau, trong trạng thái vận động và phát triển, việc phân tích
những điều kiện nhất định để tìm ra bản chất và quy luật vận động của đối tượng.
Ngành thủy sản là một bộ phận và đóng vai trị quan trọng trong tồn bộ hoạt
động của nền sản xuất nơng - lâm - ngư nghiệp. Vì vậy, trong q trình nghiên cứu
cần đặt nó trong hệ thống các mối quan hệ tự nhiên với các hoạt động kinh tế khác.
5.1.2. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khai thác và nuôi trồng thủy sản không chỉ phục vụ cho sự phát triển trong
hiện tại mà còn trong tương lai. Bất kỳ một hệ thống tự nhiên nào đều có nguồn
gốc, phát sinh, phát triển, các biến động về tình hình thủy sản nhằm thấy được
những quy luật phát triển trong quá khứ và hiện tại, đồng thời dự báo được định
hướng, khả năng khai thác nuôi trồng trong tương lai.

5.1.3. Quan điểm tổng hợp
Khai thác và nuôi trồng thủy sản chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhiều yếu tố tự
nhiên, các yếu tố này không tác động riêng lẻ mà tác động trong mối quan hệ hữu

3


cơ với nhau. Do đó, khi nghiên cứu các điều kiện tự nhiên phải đặt các yếu tố đó
trong mối quan hệ chung.
5.1.4. Quan điểm kinh tế sinh thái
Mỗi loài thủy sản có u cầu sinh thái riêng. Vì vậy việc nuôi trồng thủy sản
phải phù hợp với các điều kiện sinh thái. Trên cơ sở đó, xác định đối tượng ni và
mùa vụ ni hợp lý.
Ngồi ra, định hướng phát triển ngành thủy sản phải định hướng trong mối
quan hệ giữa môi trường tự nhiên đồng thời đảm bảo giữ gìn, bảo vệ mơi trường
sinh thái, phát triển bền vững.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Sau khi nghiên cứu tìm hiểu thực địa, để có những đánh giá chính xác cụ thể
và khách quan cần phải tiến hành thu thập các số liệu cũng như các thông tin liên
quan đến nội dung nghiên cứu. Những thông tin tổng hợp này được lưu trữ khá đầy
đủ ở các phịng nơng nghiệp, phịng thủy sản, phịng kinh tế. Từ đó, bằng các
phương pháp khác nhau để thống kê và xử lý thông tin một cách khoa học để trở
thành những thông tin, tài liệu phục vụ cho đề tài.
5.2.2. Phương pháp quan sát và kiểm nghiệm thực địa
Để hoàn thành đề tài cũng như đạt được các mục tiêu của đề tài cần phải tiến
hành phương pháp thực địa để quan sát, tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những hoạt
động của ngành thủy sản huyện Đức Phổ. Tiến hành thực địa khảo sát, quan sát,
thực nghiệm ở một số địa phương như: Phổ Thạnh, Phổ Vinh, Phổ Châu,… và một
số cơ sở chế biến trên địa bàn huyện.

5.2.3. Phương pháp bản đồ - biểu đồ
Phương pháp này nhằm mơ hình hóa các kiến thức, các thơng tin giúp ta dễ
dàng tìm hiểu khơng gian, thời gian của đối tượng nghiên cứu. Phương pháp này
còn xác định được một cách rõ ràng, khoa học mối quan hệ giữa các sự vật, hiện
tượng cần nghiên cứu.

4


5.2.4. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp.
Đây là phương pháp nhận thức đặc biệt giúp ta nắm vững bản chất của từng
đơn vị kiến thức và toàn bộ vấn đề nghiên cứu. Đồng thời thấy được mối quan hệ
tác động tương hỗ giữa chúng, từ đó có thể hiểu đầy đủ, toàn diện, sâu sắc vấn đề.
6. Bố cục của đề tài
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2. Phân tích các điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến khai thác và nuôi
trồng thủy sản ở huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản huyện Đức Phổ
- Quảng Ngãi.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận chung
1.1.1. Vai trị của ngành thủy sản
Thủy sản cũng như các ngành kinh tế khác đều có vị trí và vai trị quan trọng

trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống con người, được thể hiện ở:
a. Cung cấp nguồn thực phẩm cho nhu cầu hàng ngày của con người và thức
ăn cho chăn nuôi
Các loại thủy sản bao gồm cả nước ngọt, nước mặn, nước lợ tham gia vào bữa
ăn hàng ngày của con người và vật nuôi với vai trị là nguồn thực phẩm có giá trị
cao về dinh dưỡng. Các chất đạm có từ cá, tơm, cua… dễ tiêu hóa, khơng gây béo
phì, nhất là cung cấp các nguyên tố vi lượng có từ biển như: iot, canxi, sắt… rất dễ
hấp thụ và có lợi cho sức khỏe con người. Nhiều loại có giá trị lớn cả về kinh tế lẫn
chất lượng và là đặc sản chữa bệnh.
Hiện nay, tại Việt Nam có 50% sản lượng đánh bắt hải sản ở vùng biển Bắc
Bộ, Trung Bộ và 40% sản lượng đánh bắt ở vùng biển Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ
được dùng làm thực phẩm. Nuôi trồng thủy sản phát triển rộng khắp, từ các đồng
bằng đến trung du miền núi, tất cả các ao hồ nhỏ đều được sử dụng triệt để cho các
hoạt động ngành thủy sản.
Tuy nhiên, so sánh với mức cung cấp và tiêu thụ sản phẩm thủy sản tại các
nước Đông Nam Á thì mức tiêu thụ sản phẩm thủy sản của nước ta còn thấp, chỉ sử
dụng 50% các loại thủy sản (tăng từ 13.5kg năm 1995 đến 19 kg hiện nay) và chiếm
hớn 30% nguồn cung cấp đạm động vật cho người Việt Nam.
Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng cho người thì thủy sản cịn là thức ăn cho
chăn ni. Các sản phẩm từ khai thác thủy sản, phụ phẩm hay phế phẩm từ ngành
công nghiệp chế biến thủy sản chính là nguồn thức ăn quan trọng cho vật ni như
gia súc, gia cầm góp phần thúc đẩy chăn ni, tăng nguồn thu nhập.

6


b. Cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lương thực, tạo
nguồn hàng xuất khẩu
Ngành thủy sản phát triển cung cấp nguồn nguyên liệu phong phú cho ngành
công nghiệp chế biến thực phẩm với các sản phẩm đông lạnh, công nghiệp chế biến

dược phẩm hay thủ công mỹ nghệ... cũng mang lại giá trị lớn. Điều đó vừa nói lên
lợi thế trong giai đoạn hiện nay, vừa nói lên sự chuyển đổi tính chất của hoạt động
thủy sản đang diễn ra từ ngành sản xuất mang nặng tính chất nơng nghiệp sang
ngành sản xuất kinh doanh mang tính cơng nghiệp. Ngành thủy sản phát triển cịn
góp phần thức đẩy các ngành kinh tế khác như: cơng nghiệp đóng tàu, cơng nghiệp
cơ khí - chế tạo máy để cung cấp tàu thuyền, máy móc, thiết bị cho ngành.
Cùng với việc cung cấp cho cơng nghiệp chế biến thì thủy sản cung mang lại
giá trị lớn khi là mặt hàng xuất khẩu tiềm năng. Xuất khẩu thủy sản có tốc độ tăng
trưởng tương đương với tốc độ tăng trưởng trong xuất khẩu của các ngành công
nghiệp, dịch vụ và xây dựng. Nếu so sánh với các ngành kinh tế khác thì hiện nay,
ngành thủy sản vẫn chiếm tỉ lệ nhỏ, công nghệ phát triển chưa cao, tuy nhiên với giá
trị xuất khẩu có xu hướng ngày càng tăng trong những năm qua thì ngành đã khẳng
định những thế mạnh, vai trị, vị trí của mình trong xuất khẩu.
c. Đóng góp vào tổng sản phẩm cả nước, tạo việc làm cho người dân
Theo số liệu thống kê năm 2015, GDP của toàn quốc đạt 2,875,856 tỷ đồng, tăng
gấp 1.25 lần so với năm 2011. Trong đó GDP thủy sản đạt 91,185 tỷ đồng, chiếm
19.25% GDP tồn ngành nơng, lâm và thủy sản và chiếm 3.17% tổng GDP tồn quốc.
Thủy sản đóng góp 0,09% điểm phần trăm vào tăng trưởng kinh tế, tính bình qn giai
đoạn 2011 - 2015 GDP thủy sản tăng trưởng 4.64%/năm, đóng góp 0.21% vào tăng
trưởng ngành nơng, lâm và thủy sản nói riêng và tồn quốc nói chung.
Tuy ngành thủy sản chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu GDP, song ngành đã
góp phần quan trọng trong việc ổn định kinh tế xã hội cũng như công ăn việc làm
cho người dân.
Năm 2016, dân số Việt Nam hơn 90 triệu người, số người trong độ tuổi lao
động chiếm tỉ lệ lớn, vì vậy phát triển thủy sản có ý nghĩa quan trọng trong việc giải
quyết việc làm, tăng thêm thu nhập cho người dân.

7



Do tính chất đặc thù của ngành thủy sản là chịu ảnh hưởng của các yếu tố tự
nhiên, vì vậy thu nhập của người lao động phụ thuộc vào kết quả sản xuất và hiệu
quả. Lao động nuôi trồng thủy sản thường có thu nhập cao hơn so với lao động đánh
bắt thủy sản. Bên cạnh đó, việc phát triển, áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ngành thủy sản và sự bố trí cơ cấu lao động
trong ngành, từng bước chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng hàng hóa.
*Phát triển thủy sản đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an ninh quốc
phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là vùng hải đảo
Ngành thủy sản ln giữ vai trị quan trọng trong bảo vệ an ninh, chủ quyền
trên biển, ổn định xã hội và phát triển các vùng biển, hải đảo, góp phần thực hiện
chiến lược quốc phịng tồn dân và an ninh nhân dân. Năm 1997, Thủ tướng đã ký
quyết định số 393/TTg phê duyệt Chương trình vay vốn tín dụng đầu tư đóng tàu
khai thác hải sản xa bờ. Việc gia tăng đội tàu lớn đánh bắt xa bờ không chỉ khai thác
các tiềm năng mới, cung cấp nguyên liệu cho chế biến mà cịn góp phần bảo vệ an
ninh quốc phịng trên các vùng biển nước ta.
Tính đến nay, rất nhiều cảng cá quan trọng đã được xây dựng theo chương
trình Biển đơng hải đảo, cụ thể: Cơ Tơ (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ và Cát Bà (Hải
Phịng), Hịn Mê (Thanh Hóa), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Q
(Bình Thuận), Cơn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), Hòn Khoai (Cà Mau), Phú Quốc
(Kiên Giang)... Hệ thống cảng cá này sẽ được hoàn thiện đồng bộ để phục vụ sản
xuất nghề cá và góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển của Tổ quốc.
1.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành thủy sản
1.1.2.1. Các nhân tố tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý là yếu tố quan trọng quyết định sự có mặt của các loại thủy sản và
phương thức phát tác động khác nhau. Vị trí địa lý tạo ra những điều kiện thuận lợi
và khó khăn nhất định cho sự phát triển ngành thủy sản. Ngành thủy sản chỉ phát
triển mạnh ở vị trí gần biển, cảng biển, nơi có hệ thống sơng ngịi, hồ đầm lớn, đặc
biệt là những nơi có bờ biển dài.


8


Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương, 3 mặt giáp biển với đường bờ biển
dài 3260km và vùng biển rộng khoảng 1 triệu km2, ven bờ có rất nhiều đầm, phá,
nhiều khu vực kín gió… thuận lợi cho việc khai thác và nuôi trồng thủy sản, phát
triển tổng hợp kinh tế biển. Tuy nhiên, ngồi thuận lợi cịn có những khó khăn nhất
định nên cần có biện pháp phịng chống hiệu quả.
b. Khí hậu
Là ngành phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, ngành thủy sản không thể tránh
khỏi tác động của yếu tố khí hậu. Khí hậu với những yếu tố nhiệt độ, lượng mưa,
chế độ gió và các yếu tố như bão, lũ lụt, hạn hán… có ảnh hưởng lớn đến ngành
thủy sản.
- Nhiệt độ là yếu tố sinh thái quan trọng trong hệ sinh thái biển, phạm vi dao
động nhiệt độ nước thường nhỏ hơn so với nhiệt độ khơng khí. Nhiệt độ ảnh hưởng
rất nhiều đến đời sống các vật nuôi như hô hấp, tiêu thụ và đồng hóa thức ăn, khả
năng miễn nhiễm bệnh tật, sự sinh trưởng…
- Chế độ gió: ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản. Tùy vào
các mùa gió khác nhau sẽ có mùa thủy sản với trữ lượng cũng như thành phần loài
khác nhau. Tần suất và cấp độ gió cũng ảnh hưởng lớn cho việc đánh bắt, gió lớn sẽ
ảnh hưởng tới hoạt động ra khơi đánh bắt.
- Số giờ nắng và độ ẩm khơng khí là hai yếu tố ảnh hưởng tới sự sinh trưởng
và phát triển của thủy sản trong q trình ni trồng.
Chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ở mỗi miền nước ta lại có
những đặc trưng khác nhau về điều kiện khí hậu để ni trồng thủy sản với nhiều
loại hình và lồi khác nhau.
- Miền Bắc: Nhiệt độ khơng khí trung bình 22.50C - 23.50C, lượng mưa trung
bình từ 1500 - 2400mm, tổng số giờ nắng từ 1650 - 1750 giờ/năm. Mùa mưa từ
tháng 6 đến tháng 8 và là vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão và bão xuất hiện sớm
trong cả nước. Vùng biển khu vực này thuộc nhật triều với biên độ 3.2 - 3.6m.

- Miền Trung: Nhiệt độ trung bình từ 25.50C - 27.50C, tổng số giờ nắng từ
2300 - 3000 giờ/năm. Mưa tập trung vào cuối tháng 9 đến tháng 11. Chế độ thủy
triều gồm nhật triều và bán nhật triều, có nhiều đầm, phá thích hợp ni thủy sản.

9


- Miền Nam: Khí hậu mang tính chất cận xích đạo, nhiệt độ trung bình 22,60C27.60C, tổng số giờ nắng trên 2000 giờ/năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10,
lượng mưa trung bình từ 1400 - 2400mm, vùng biển khu vực này thuộc bán nhật
triều với biên độ 2.5 - 3m.
c. Mạng lưới thủy văn
Thủy, hải văn là nhân tố tác động lớn đến sự phát triển của thủy sản, cả những
hoạt động khai thác và nuôi trồng đều chịu tác động của thủy văn. Hệ thống sơng
ngịi càng dày đặc, chiều dài bờ biển càng lớn thì càng tạo điều kiện thuận lợi cho
ngành thủy sản phát triển và ngược lại.
Việt Nam có tiềm năng để phát triển nuôi trồng thủy sản ở khắp mọi nơi trên
cả nước. mạng lưới sơng ngịi, ao, hồ dày đặc là điều kiện để phát triển ngành thủy
sản cả về nuôi trồng và đánh bắt. Ở nước ta, mạng lưới sơng ngịi dày đặc: 2630 con
sông với dộ dài 10 km trở lên, chảy trên nhiều vùng đồng bằng, cùng hệ thống ao
đầm, các ô trũng nhiều lợi thế để phát triển thủy sản nước ngọt và nước lợ.
Bảng 1.1. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản
Đơn vị: Nghìn ha
Năm

2005

2008

2014


TỔNG SỐ

952.6

1052.6

1056.3

Diện tích nước mặn, lợ

661.0

713.8

744.2

Diện tích nước ngọt

291.6

338.8

312.1

(Nguồn: “Tổng cục thống kê Việt Nam”)
Cả nước có khoảng 1,898.3 nghìn ha diện tích mặt nước có khả năng ni
trồng thủy sản, trong đó diện tích nước ngọt là 933.2 nghìn ha; nước mặn, lợ là
965.0 nghìn ha. Đưa vào sử dụng 1,052.6 nghìn ha và đang có xu hướng tăng lên.
Từ năm 2004 - 2008, tiềm năng về mặt nước nuôi trồng thủy sản rất lớn và
tăng liên tục, năm 2004 là 920.1 nghìn ha, năm 2008 tăng lên 1052.6 nghìn ha. Diện

tích nước mặn, lợ tăng đến năm 2008 là 642.3 nghìn ha; nước ngọt năm 2008 tăng
diện tích sử dụng lên 338.8 nghìn ha.

10


Như vậy, cho thấy tiềm năng phát triển nuôi trồng thủy sản của nước ta rất
lớn. Đặc biệt ở vùng đồng bằng sơng Cửu Long có nhiều rừng ngập mặn rất thuận
lợi cho việc nuôi tôm, các ô trũng để thả cá, nuôi các loại đặc sản. Trên các sông, hồ
có điều kiện ni cá bè.
d. Nguồn lợi giống thủy sản
Qua thống kê cho thấy biển Việt Nam có tổng số 2,038 lồi cá, trong đó có
trên 110 lồi có giá trị kinh tế, 40 - 50 lồi có sản lượng đánh bắt cao. Tổng trữ
lượng cá trên biển Đông là 2.769.041 tấn, trong đó cá nổi chiếm 62.8%, cá tầng đáy
37.2%. Có 19 lồi cá voi, 225 lồi tơm, 663 loài rong tảo biển, 55 loài mực, 5 loài
rùa, 21 lồi rắn biển. Ngồi ra cịn có nhiều lồi hải sản quý giá như bào ngư, trai
ngọc, sò huyết, san hô đỏ… Trữ lượng nguồn lợi hải sản ước tính khoảng 3.0 đến
3.5 triệu tấn, khả năng khai thác 1.4 đến 1.5 triệu tấn. Với điều kiện tự nhiên thuận
lợi, vùng biển Việt Nam có năng suất sinh học tương đối cao.
Có đến 225 lồi tơm thuộc 11 họ tơm biển, số lồi có giá trị kinh tế chiếm đến
50%, đa số sống trong các vùng biển nông tới độ sâu 50m, rất thuận lợi cho việc
đánh bắt. Khai thác tôm ở biển Việt Nam khoảng 55 - 70 nghìn tấn/năm, chủ yếu ở
vùng biển Nam Bộ chiếm tới 80% tổng sản lượng khai thác của cả nước.
Ngoài ra có khoảng 55 lồi mực thuộc 4 họ, trong đó 2 họ mực ống và mực
nang chiếm đa số, 7 loài bạch tuộc và các loài vật biển khác.
Việt Nam có 2 khu hệ cá nước ngọt. Khu hệ cá miền Bắc thuộc hệ ngư lai Hoa
Nam - Trung Quốc với 240 loài, phần lớn là những loài cá ăn thực vật, tiếp đến là
các loài cá ăn tạp, ăn mùn bã hữu cơ, có ít loại ăn động vật. Khu hệ cá miền Nam
thuộc hệ ngư lai Ấn Độ - Malaysia với 225 loài, số lượng ăn động vật chiếm ưu thế,
số lồi ăn thực vật ít hơn.

Trong tổng số 495 lồi cá, có khoảng 50 lồi có giá trị kinh tế cao, đó là những
lồi cá ni hoặc khai thác trong tự nhiên có sản lượng lớn. Ngồi ra, thủy vực nước
ngọt cịn có nhiều lồi thủy sản khác như nhóm giáp xác nhất là tơm càng xanh, các
loài nhuyễn thể như trai, ốc, rùa,..

11


1.1.2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội
a. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trong Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Phát triển tồn diện
nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, đổi mới
cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH”. Với đường lối
chỉ đạo này đã có một sức ảnh hưởng rất lớn đến ngành thủy sản, đó là nâng cao sự
phát triển ngành thủy sản trong nền nông nghiệp tồn diện.
Các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước nhằm phát triển nông lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn cùng với hệ thống pháp luật sẽ tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi và kích thích người sản xuất hoạt động theo định
hướng của nhà nước. Hệ thống các chính sách bao gồm: chính sách khuyến ngư,
chính sách tín dụng ngân hàng, chính sách đầu tư cho cơ sở hạ tầng, chính sách hỗ
trợ giá xăng dầu, chính sách giá cả, chính sách xóa đói giảm nghèo…
b. Dân cư và nguồn lao động
Dân cư và nguồn lao động là 2 nhân tố tác động tương đối lớn đến việc phát
triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản. Nguồn lao động vừa tạo ra của cải vật chất,
vừa là nguồn tiêu thụ các sản phẩm đó. Nói cách khác, dân cư và nguồn lao động
tạo ra quy luật cung cầu và điều tiết mối quan hệ này. Hiện nay ngành thủy sản thu
hút hơn 4 triệu lao động, sức lao động cũng như trình độ lao động của họ đóng
góp vào sự phát triển (nhanh, chậm, bền vững, không bền vững, liên tục, không
liên tục) của ngành thủy sản từ đó tạo tiền đề tăng năng suất lao động đưa lại hiệu
quả kinh tế cao.
Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển thủy

sản do trình độ thấp, thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức về đánh bắt, nuôi trồng và
chế biến. Đa số nông dân và ngư dân chưa được tập huấn, đào tạo chuyên môn sâu,
doanh nhân chưa có trình độ và bằng cấp chun mơn, kỹ thuật cần thiết… nên
chưa đáp ứng tốt nhu cầu thực tế.
Ngoài ra, truyền thống, phong tục tập quán cũng như thói quen ăn uống của
dân cư cũng ảnh hưởng tới ngành thủy sản

12


c. Vốn và cơ sở vật chất
- Vốn có vai trị quan trọng, có vốn mới có điều kiện để đầu tư sản xuất đồng
thời quyết định đến vấn đề tái sản xuất mở rộng.
- Cơ sở vật chất:
+ Tàu thuyền đánh bắt: theo số liệu của Bộ thủy sản, năm 2015, tổng số tàu
thuyền cơ giới là 90,340 chiếc, trong đó số tàu đánh bắt xa bờ là 28,000 chiếc.
+ Ngư cụ: để khai thác tốt nguồn lợi thủy sản, ngư dân đã tạo ra rất nhiều loại
ngư cụ thích hợp với nhiều loại đối tượng khác nhau: Lưới kéo, lưới vây, lưới rê,
câu, lưới vó, bẫy, nghề cào sị…
d. Thị trường tiêu thụ
Thị trường có ý nghĩa điều tiết mạnh mẽ đối với các ngành kinh tế nói chung
và sự hình thành và phát triển của ngành thủy sản nói riêng. Đặc biệt là sự mở rộng
của thị trường đã đưa ngành thủy sản trở thành ngành sản xuất hàng hóa hiệu quả.
Dân số càng đơng thì nhu cầu ngày càng tăng lên kéo theo đó là các nhu cầu
về các mặt hàng thủy sản cũng tăng lên đáng kể, không chỉ thế chất lượng cuộc
sống của người dân cũng ảnh hưởng đến sản xuất thủy sản và sự biến động thị
trường cũng ảnh hưởng đến hoạt động của ngành. Hiện nay ngành thủy sản nước ta
không chỉ mở rộng thị trường trong nước mà còn xâm nhập vào thị trường thế giới
như: EU, Nhật Bản, Mỹ… đây sẽ là môi trường thuận lợi cho ngành thủy sản trong
nước phát triển toàn diện.

1.2. Hiện trạng phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Ngãi
1.2.1. Hiện trạng khai thác thủy sản
- Quảng Ngãi là tỉnh ven biển Việt Nam, có cơ cấu nghề đa dạng nhưng chủ
yếu vẫn tập trung ở các nghề: lưới kéo, lưới vây, lưới rê, nghề câu, nghề lặn, nghề
pha xúc…
- Tổng số tàu thuyền khai thác của tỉnh năm 2016 là 4399 chiếc với tổng công
suất 538,432 mã lực (cv), tốc độ tăng trưởng trung bình là 26%/năm. Bình qn
cơng suất tàu thuyền máy đạt 95.8 cv/chiếc.

13


- Thời kỳ 2013 - 2016, sản lượng khai thác thủy sản tăng khá nhanh do được
đầu tư đóng mới, cải hốn, tăng cơng suất tàu thuyền và thay đổi cơ cấu nghề
nghiệp phù hợp cũng như cơ sở vật chất, dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác
được xây dựng thêm.

Hình 1.1: Biểu đồ biến động số lượng tàu thuyền tỉnh Quảng Ngãi
từ năm 2013 đến 2016
Triển khai thực hiện nghị định số 59/2005/NĐ-CP, thông tư 02/2006/TT-BTS,
Quyết định số 375/QĐ-TTg ngày 01/3/2013 của thủ tướng chính phủ về việc phê
duyệt đề án tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản, giai đoạn 2013 đến 2016
cơ cấu đội tàu thuyền của tỉnh có chuyển biến tích cực, số lượng tàu thuyền của tỉnh
ngày càng tăng nhanh về số lượng, kích thước và cơng suất máy, nhóm tàu có cơng
suất lớn (từ 90cv trở lên) phát triển nhanh từ 60.5% vào năm năm 2013
(2546/4205 chiếc) lên 72.1% vào cuối năm 2016 (3170/4399 chiếc) trong tổng số
tàu thuyền của tỉnh (từ 20CV trở lên), qua đó phản ánh sự chuyển dịch đúng hướng
về cơ cấu tàu thuyền khai thác
Năm 2015, sản lượng khai thác thủy hải sản của tỉnh đạt 167,735 tấn, Đức Phổ
là huyện có sản lượng khai thác thủy sản cao nhất tồn tỉnh, sau đó là Bình Sơn và

Lý Sơn, thấp nhất là huyện Tây Trà.

14


Bảng 1.2: Sản lượng khai thác thủy hải sản phân theo huyện
giai đoạn 2011 - 2015
Đơn vị: Tấn
Năm

2011

2012

2013

2014

2015

TP. Quảng Ngãi

-

-

-

59,299


63,412

Huyện Bình Sơn

18,031

19,394

19,893

24,646

25,509

Huyện Sơn Tịnh

15,960

17,297

18,325

43

38

Huyện Tư Nghĩa

27,267


34,272

40,021

251

252

19

45

50

82

83

Huyện Mộ Đức

4,597

4,238

2,274

3,767

4,395


Huyện Đức Phổ

41,033

45,149

49,136

51,564

53,604

Huyện Trà Bồng

45

65

74

70

33

Huyện Tây Trà

5

5


6

7

9,3

Huyện Sơn Hà

40

41

43

43

43.6

Huyện Sơn Tây

19

20

21

28

31.2


Huyện Minh Long

58

60

64

56

32.5

Huyện Ba Tơ

55

75

104

167

99

Huyện Lý Sơn

12,863

14,185


14,339

15,950

20,193

Huyện Nghĩa Hành

(Nguồn: Chi cục thống kê Tỉnh Quảng Ngãi)
Trong thành phần sản lượng khai thác thủy sản của tỉnh kể cả hải sản lẫn thủy
sản nước ngọt, lợ thì cá ln chiếm tỷ lệ cao nhất trên 76.5%, tiếp đến là các loài
hải sản khác như mực, giáp xác…
1.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thủy sản
- Trong những năm qua, diện tích ni trồng thủy sản tỉnh Quảng Ngãi có
chiều hướng tăng nhanh nhưng tốc độ tăng trưởng khơng cao.
Diện tích ni trồng thủy sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,314 ha, giảm 2%
với cùng kỳ năm 2015, trong đó: diện tích ni thủy sản nước lợ đạt 426.2 ha, giảm
11.6% (tôm nuôi 380 ha, giảm 14%, thủy sản khác 46,7 ha, tăng 17%). Diện tích
ni thủy sản nước ngọt đạt 888 ha, tăng 3%.

15


Sản lượng thủy sản nuôi trồng ước đạt 3,103 tấn, tăng 2.7% so với cùng kỳ
năm 2015, trong đó, thủy sản nước lợ đạt 2,281 tấn, tăng 4% (tôm nuôi đạt 1,972
tấn, giảm 1.7%, thủy sản khác đạt 309 tấn, tăng 67%); thuỷ sản nước ngọt đạt 578
tấn, giảm 30.4%; Nuôi thủy sản biển tiếp tục phát triển khá với các đối tượng nuôi
như: tôm hùm, cá bớp, cá mú,... ước tính sản lượng thủy sản ni biển các loại đạt
244 tấn, tăng 126.7% so với cùng kỳ năm 2015.
+ Đối với nước lợ, mặn: chủ yếu là nuôi tôm, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong

nghề thủy sản nói chung, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao, góp phần quan trọng
trong việc xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế thủy sản ở vùng nông
thôn ven biển.
Nuôi trên đất cát: Quảng Ngãi được coi là một trong những địa phương đi đầu
nuôi tôm trên cát từ năm 2000, năm 2016 có 420 ha diện tích ni thủy sản.
Ni trên bãi triều ven sơng: diện tích ni trồng ngày càng tăng từ 558 ha
năm 2010 lên 890 ha năm 2016.
Ni tơm có xu hướng giảm dần do một số diện tích bị mất đi do sự phát triển
của khu kinh tế Dung Quất, một số diện tích chuyển sang làm muối và hơn 100 ha
hồ bị ô nhiễm thường xuyên xảy ra dịch bệnh, bị thua lỗ và giá thức ăn tăng cao.
Nuôi hải sản khác: chủ yếu là cá chẽm và cua xanh với diện tích ni năm
2016 khoảng 30 ha.
+ Đối với nuôi nước ngọt: diện tích khoảng 3,820 ha, ni ở hồ chứa theo hình
thức quảng canh và thu hoạch theo hình thức quảng canh và thu hoạch theo hình
thức “đánh tỉa, thả bù”. Thủy sản nước ngọt chủ yếu được nuôi với quy mô nhỏ lẻ,
không tập trung, chủ yếu được nuôi ở các hộ gia đình để cải thiện bữa ăn và cung
cấp nguồn thực phẩm cho địa phương, do đó hiệu quả kinh tế không cao. Đối tượng
nuôi chủ yếu là cá lóc, cá trắm cỏ, cá mè, cá chép, cá trơi, cá rơ phi, cá bống tượng,
baba và cá chình.
- Về năng suất: Quảng Ngãi có năng suất thủy sản ngày càng tăng, tốc độ tăng
trưởng đối với tôm chân trắng nuôi vùng triều ven sông, đầm phá tăng 3.3%/năm và
vùng cát 10.24%/năm.

16


Bảng 1.3: Năng suất nuôi trồng thủy sản Quảng Ngãi năm 2016
Đơn vị: tấn/ha/năm
Tôm sú
0.90


Tôm chân trắng
Trên cát

Vùng triều

12.6

6.1

Thủy sản nước ngọt
0.75

(Nguồn: “Sở NN & PTNT Quảng Ngãi)
Trong năm 2016 phần lớn các hộ nuôi chấp hành tương đối tốt lịch thời vụ so
với những năm trước, chỉ có 11,7 ha (43 hộ) thả nuôi trước lịch thời vụ (Đức Phổ
4.9 ha, Mộ Đức 5.5 ha, Tp Quảng Ngãi 0.1 ha, Bình Sơn 1.5 ha) chiếm 9.2% diện
tích thả ni tại thời điểm kiểm tra. Tuy nhiên, do môi trường vùng nuôi những năm
qua bị ô nhiễm chưa được xử lý triệt để, mầm bệnh vẫn còn tiềm ẩn, ý thức bảo vệ
môi trường vùng nuôi của người dân vẫn chưa được cải thiện, chất lượng con giống
chưa được kiểm sốt tốt nên tình hình bệnh trên tơm ni vẫn xảy ra và lây lan phức
tạp, trong 6 tháng đầu năm tồn tỉnh có 57 ha tơm ni bị bệnh, chiếm và xuất hiện
ở 11 xã, 4 huyện, thành phố (Bình Sơn 8 ha, Mộ Đức 2.5 ha, Đức Phổ 40 ha, Tp
Quảng Ngãi 6.5 ha) với các loại bệnh chính là hoại tử gan tụy cấp tính, đốm trắng,
phân trắng và bệnh do môi trường.
1.3. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đức Phổ
Đức Phổ là một huyện đồng bằng, nằm về phía Đông Nam tỉnh Quảng Ngãi,
nằm trên tuyến đường quốc lộ 1A, đướng sắt thống nhất Bắc - Nam và đường Hồ
Chí Minh.
Về tọa độ: Đức Phổ nằm ở vị trí 14081’B và 108096’Đ

Phía Đơng giáp Biển Đơng, phía Bắc giáp huyện Mộ Đức, phía Tây Bắc giáp
huyện Nghĩa Hành, phía Tây giáp huyện Ba Tơ, phía Nam giáp huyện Hồi Nhơn
tỉnh Bình Định.
Tính đến tháng 6 năm 2015, huyện Đức Phổ có 37,276 ha diện tích tự nhiên và
146,183 nhân khẩu với 15 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm: Thị trấn Đức
Phổ, Phổ Hòa, Phổ Minh, Phổ Vinh, Phổ Ninh, Phổ Quang, Phổ Văn, Phổ Châu,
Phổ Thạnh, Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Nhơn, Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ An.

17


×