Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa MácLênin về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội? Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần giải quyết các vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.46 KB, 9 trang )

Đề số 3: Phân tích quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về
vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội?
Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần giải
quyết các vấn đề tơn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội ở Việt Nam.


Phần mở đầu
Trong đời sống tinh thần của con người, tơn giáo ln đóng một vai trị nhất
định. Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử lồi người, tơn giáo ra đời và trở
thành một hiện tượng xã hội. Có nhiều tơn giáo khác nhau trên thế giới nhưng nhìn
chung mọi tơn giáo đều hướng tới con người với những giá trị tốt đẹp, những giáo
lý của các tôn giáo đều chứa đựng tính nhân văn sâu sắc. Thấy được điều đó, Chủ
nghĩa xã hội khơng phủ nhận tuyệt đối tơn giáo mà dung hịa tơn giáo trong đời
sống chính trị, xã hội để phát triển. Ở nước ta cũng vậy, tơn giáo ln có một chỗ
đứng nhất định trong đời sống nhân dân, là đức tin của con người và rất quan trọng
với người theo đạo. Tuy nhiên cũng chính bởi điều đó mà vấn đề tơn giáo từ lâu đã
là một vấn đề nhạy cảm không chỉ đối với Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế
giới và ln cần có những hiểu biết thấu đáo trước khi giải quyết vấn đề này.
Tôn giáo là sự tự do tín ngưỡng của mỗi cơng dân. Vì vậy trong định hướng
trên con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa, Đảng và nhà nước ta ln coi trọng vai
trị của các tơn giáo. Bên cạnh đó mỗi người dân cần xác định rõ tư tưởng tự do tín
ngưỡng của bản thân nhưng cũng phải đi đôi với chấp hành pháp luật của Đảng và
nhà nước, có trách nhiệm trong việc góp phần giải quyết các vấn đề liên quan tới
tơn giáo để đẩy mạnh công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong thời kì quá độ
lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.


Những vấn đề lý luận chung
Quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin về vấn đề tôn giáo trong thời kỳ
quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.


1. Bản chất của tôn giáo
Là một hình thái ý thức xã hội phán ánh một cách hoang đường, hư ảo hiện
thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những hiện tượng tự nhiên trở
thành siêu nhiên, thần bí.
2. Nguồn gốc của tơn giáo
- Nguồn gốc tự nhiên, kinh tế - xã hội của tơn giáo
Trong xã hội ngun thủy, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém con
người cảm thấy yếu đuối và bất lực trước thiên nhiên rộng lớn và bí ẩn, vì vậy họ
đã gắn cho tự nhiên những sức mạnh, quyền lực to lớn, thần thánh hóa những sức
mạnh đó. Từ đó, họ xây dựng nên những biểu hiện tôn giáo để thờ cúng. Và khi
chế độ tư hữu xuất hiện, sự bần cùng về kinh tế, nạn áp bức về chính trị, sự hiện
diện của những bất cơng xã hội cùng với những thất vọng, bất hạnh trong cuộc đấu
tranh giai cấp của giai cấp bị trị diễn ra - đó là nguồn gốc sâu xa của tơn giáo.
- Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên,
xã hội và chính bản thân mình là có giới hạn. Khi mà khoảng cách giữa “biết” và
“chưa biết” vẫn tồn tại, khi những điều mà khoa học chưa giải thích được, thì điều
đó thường được giải thích thơng qua lăng kính các tơn giáo. Thực chất nguồn gốc
nhận thức của tơn giáo chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của
nhận thức con người, biến cái nội dung khách quan thành cái siêu nhiên, thần
thánh.
- Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Do sự sợ hãi, lo âu của con người trước sức mạnh của tự nhiên và xã hội mà
sinh ra tôn giáo. Các nhà duy vật cổ đại thường đưa ra luận điểm “sự sợ hãi sinh ra
tôn giáo”. Lênin cũng cho rằng, sợ hãi trước thế lực mù quáng của tư bản …. sự
phá sản “đột ngột” “bất ngờ”, “ngẫu nhiên”, làm họ bị diệt vong …, dồn họ vào
cảnh chết đói, đó chính là nguồn gốc sâu xa của tôn giáo hiện đại. Nhưng không
chỉ từ sự sợ hãi trước sức mạnh tự phát của thiên nhiên và xã hội đã dẫn con người
đến nhờ cậy thần linh, mà ngay cả những nét tâm lý như tình u, lịng biết ơn, sự
kính trọng,… cũng được thể hiện qua tín ngưỡng, tơn giáo.

3. Tính chất của tơn giáo
- Tính lịch sử của tôn giáo


Tôn giáo là do con người sáng tạo ra, là một hiện tượng xã hội có tính lịch
sử, nghĩa là nó có sự hình thành, tồn tại và phát triển trong những giai đoạn lịch sử
nhất định, nó có khả năng biến đổi để thích nghi với nhiều chế độ chính trị - xã hội.
Khi các điều kiện kinh tế– xã hội, lịch sử thay đổi, tơn giáo cũng có sự thay đổi
theo. Trong quá trình vận động của các tơn giáo, chính các điều kiện kinh tế – xã
hội, lịch sử cụ thể đã làm cho các tôn giáo bị phân liệt, chia tách thành nhiều tôn
giáo, hệ phái khác nhau. Tuy nhiên, khi đến một giai đoạn lịch sử nhất định, khi mà
con người nhận thức được bản chất các hiện tượng tự nhiên xã hội, con người làm
chủ được tự nhiên, xã hội, làm chủ được bản thân mình và xây dựng được niềm tin
cho mỗi con người thì tơn giáo sẽ khơng cịn.
- Tính quần chúng của tôn giáo
Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phổ biến ở tất cả các dân tộc, quốc gia,
châu lục. Tính quần chúng của tơn giáo khơng chỉ biểu hiện ở số lượng tín đồ rất
đơng đảo (gần 3/4 dân số thế giới); mà còn thể hiện ở chỗ, các tơn giáo là nơi sinh
hoạt văn hố, tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân lao động. Dù tôn
giáo hướng con người vào niềm tin hạnh phúc hư ảo của thế giới bên kia, song nó
ln ln phản ánh khát vọng của những người lao động về một xã hội tự do, bình
đẳng, bác ái. Mặt khác, nhiều tơn giáo có tính nhân văn, nhân đạo và hướng thiện,
vì vậy, được nhiều người ở các tầng lớp khác nhau trong xã hội, đặc biệt là quần
chúng lao động, tin theo.
- Tính chính trị của tơn giáo
Tính chính trị của tôn giáo chỉ xuất hiện khi xã hội đã phân chi giai cấp, các
giai cấp thống trị đã lợi dụng tơn giáo để phục vụ lợi ích của mình.
Trong nội bộ tơn giáo, cuộc đấu tranh giữa các dịng, hệ, phái nhiều khi cũng mang
tính chính trị. Trong những cuộc đấu tranh ý thức hệ, thì tơn giáo thường là một bộ
phận của đấu tranh giai cấp.

Ngày nay, tơn giáo đang có chiều hướng phát triển, đa dạng, phức tạp khơng chỉ
ở quốc gia mà cịn cả phạm vi quốc tế. Đó là sự xuất hiện các tổ chức quốc tế của
tôn giáo với thế lực lớn đã tác động đến nhiều mặt, trong đó có chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rõ: đa số quần chúng đến với tôn giáo nhằm
thõa mãn nhu cầu tinh thần; song trên thực tế đã và đang bị các thế lực chính trị –
xã hội lợi dụng để thực hiện mục đích ngồi tơn giáo của họ.
4. Nguyên tắc giải quyết vấn đề tôn giáo trong thời kỳ quá độ lên CNXH
- Tôn trọng, đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và khơng tín ngưỡng của nhân
dân.
- Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tơn giáo gắn với q trình cải
tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.
- Phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng trong vấn đề tơn giáo để giải quyết
cho đúng.


- Quán triệt quan điểm lịch sử cụ thể khi giải quyết vấn đề tín ngưỡng, tơn giáo.


Liên hệ, ý nghĩa thực tiễn
1. Tình hình tơn giáo tại Việt Nam hiện nay
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng, tơn giáo cùng tồn tại lâu đời
trong lịch sử của dân tộc. Hiện nay nước ta có 43 tổ chức thuộc 16 tơn giáo đã
được Nhà nước cơng nhận. Mỗi tơn giáo có giáo lý, giáo luật riêng nhưng đều
chung đường hướng hành đạo gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc sống tốt đời,
đẹp đạo. Cũng có thể khẳng định rằng, đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
hiện nay khá sôi động, đa dạng với nhiều hình thức sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo
khác nhau, nhiều tổ chức tơn giáo và mơ hình tổ chức tôn giáo. Trong xu thế phát
triển của đất nước và xu thế chung của thời đại, các tôn giáo tại Việt Nam luôn
được tạo điều kiện hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể, chức sắc và tín
đồ thuộc các tơn giáo đều được tự do sinh hoạt, tự do thực hành các lễ nghi tôn

giáo, biểu hiện đức tin, được tạo điều kiện tốt nhất để mở mang cơ sở vật chất, tu
sửa nơi thờ tự và mở mang, phát triển quan hệ giao lưu quốc tế. Trên thực tế, mọi
tôn giáo ở Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, được pháp luật bảo vệ, được tự
do hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Tuyệt nhiên không một tôn
giáo nào hoạt động đúng pháp luật mà bị chính quyền ngăn cấm. Chức sắc, tín đồ
các tơn giáo ln gắn bó với quốc gia, dân tộc theo phương châm “Đạo pháp dân
tộc và CNXH”, thực hiện “sống phúc âm trong lòng dân tộc”, “nước vinh đạo
sáng”, vừa làm tròn bổn phận của tín đồ đối với tơn giáo, vừa hăng hái lao động
sản xuất, góp phần cùng tồn dân đẩy mạnh thực hiện cơng cuộc đổi mới, cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, nhiều năm qua, vấn đề tự do tôn giáo luôn
bị các thế lực thù địch và những kẻ cực đoan trong nước triệt để lợi dụng để chống
phá Đảng và Nhà nước Việt Nam. Nhân dân ta cũng quá hiểu những thủ đoạn này
là nhằm xóa bỏ vai trị lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ XHCN ở nước
ta. Vì ý đồ đen tối đó, chúng sẽ cịn xun tạc, bịa đặt, bóp méo sự thật nhiều vấn
đề khác nhằm bôi đen và hạ uy tín của Việt Nam. Song sự thật về quyền tự do tín
ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam ln được tôn trọng và bảo đảm đã và sẽ là một trong
những thứ vũ khí sắc bén, lâu bền, vững chắc nhất đập tan những luận điệu xuyên
tạc của chúng.


2. Liên hệ trách nhiệm của cá nhân trong việc góp phần giải quyết
các vấn đề tơn giáo trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Như đã nói ở trên, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, tôn giáo là lĩnh
vực nhạy cảm, dễ thu hút sự chú ý của dư luận trong nước và quốc tế. Đây cũng là
lĩnh vực dễ bị lợi dụng vào các hoạt động gây chia rẽ, mất ổn định chính trị - xã
hội. Nếu khơng cảnh giác, sẽ dễ bị những thế lực xấu lợi dụng để bơi nhọ, trục lợi,
làm lệch chuẩn văn hóa, đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, cịn có nhiều loại hình mang
danh tín ngưỡng, tơn giáo, hiện tượng tơn giáo mới xuất hiện ở nhiều địa phương,
xa rời văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, như không thờ cúng tổ tiên, gọi bố

mẹ là anh, chị, em; khám, chữa bệnh bằng cầu cúng; tuyên truyền, hứa hẹn về
tương lai tốt đẹp để mê muội quần chúng. Điển hình là các tổ chức “Hội thánh của
Đức Chúa Trời Mẹ”, Pháp Luân Công, Dương Văn Miinh, “Nhất quán đạo”,
“Thanh Hải Vô Thượng Sư”... Hoạt động của các tổ chức này không chỉ gây mâu
thuẫn trong quần chúng, ảnh hưởng tới khối đồn kết tồn dân tộc, mà cịn tạo ra
những tác động tiêu cực tới sự ổn định chính trị - xã hội của đất nước, tạo cớ cho
các thế lực thù địch xun tạc tình hình tơn giáo ở Việt Nam, vu cáo Việt Nam
“khơng có tự do tơn giáo”. Chính vì lẽ đó, bên cạnh các biện pháp quản lý của Nhà
nước, mỗi công dân Việt Nam cũng cần có trách nhiệm góp phần giải quyết vấn đề
tơn giáo, phát triển đất nước, đặc biệt là sinh viên cần:
Một là, tích cực tham gia các hoạt động tìm hiểu về các tơn giáo. Cần có kiến
thức, hiểu biết nhất định về tôn giáo để phân biệt được đâu là đạo giáo, đâu là tà
giáo. Bản thân phải hiểu rõ, hiểu đúng thì mới có thể phịng tránh, bảo vệ bản thân
cũng như mọi người xung quanh. Có kiến thức về tơn giáo thì mới có được cái
nhìn khách quan về tơn giáo, về văn hóa khơng chỉ của Việt Nam mà còn các quốc
gia khác trên thế giới, thấy được điểm chung, điểm riêng, ưu điểm cũng như
khuyết điểm để giúp đất nước ngày càng phát triển hơn.
Hai là, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi người xung quanh về tôn
giáo và công tác tôn giáo để mọi người có lập trường tư tưởng vững vàng, xóa bỏ
nhận thức lệch lạc và hiểu sai chính sách, pháp luật về tơn giáo. Phổ biến pháp luật
về tín ngưỡng, dần dần xóa bỏ tình trạng mê tín dị đoan. Vận động các tổ chức tôn
giáo đăng ký và tổ chức các hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật, phù
hợp với truyền thống văn hóa của dân tộc. Hãy là một tuyên truyền viên tích cực
“nhập cuộc” cùng chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và các tổ chức hội
đồn thể, chính trị xã hội trong việc tuyên truyền những tác hại, hệ lụy của việc


tham gia tà đạo, để tà đạo không thể xâm nhập vào địa bàn dân cư, nhất là ở vùng
sâu, vùng xa, biên giới, vùng đặc biệt khó khăn. Chỉ khi chủ động phòng ngừa,
ngăn chặn và nâng cao nhận thức cho mỗi người dân, nhất là đối tượng tà đạo

hướng tới thì chúng mới hết “đất sống”, khơng thể xâm nhập vào đất nước.
Ba là, các giáo dân trước hết là các công dân, nên bất kỳ ai theo tín ngưỡng,
tơn giáo nào cũng cần đặt trách nhiệm và nghĩa vụ công dân lên hàng đầu; ở đâu
trên thế giới này cũng vậy chứ không chỉ ở Việt Nam. Cần hết sức tỉnh táo, nhận rõ
âm mưu thủ đoạn của những “bàn tay đen” muốn biến các giáo xứ thành thiết chế
chính trị riêng, lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của giáo dân nhằm phục vụ lợi ích cá
nhân một số người nhưng lại phá hoại khối đại đồn kết dân tộc, gây mất an ninh
chính trị, trật tự, an tồn xã hội, ảnh hưởng tới lợi ích chung của dân tộc, đất nước
mà trước hết là cuộc sống yên bình của các giáo xứ, người theo đạo. Để không bị
dụ dỗ bởi hội tà đạo này, là sinh viên- đối tượng dễ bị lôi kéo, chúng ta không nên
tin theo những nội dung tuyên truyền bởi những người khơng quen biết có dấu hiệu
xúi giục, ám thị, mê hoặc người khác. Nên cảnh giác đối với các hoạt động dụ dỗ,
lôi kéo bằng vật chất và những lời tuyên truyền lừa đảo về ngày tận thế, về sự cứu
rỗi của đấng linh thiêng, dụ dỗ để từ bỏ cuộc sống hiện thực, từ bỏ gia đình, cơng
việc... Khơng nghe theo, làm theo những người lạ mặt có biểu hiện hoạt động lén
lút, mờ ám. Không tụ tập, nghe phổ biến những thơng tin khơng chính thống,
khơng có nguồn gốc rõ ràng, đặc biệt là những tin đồn thất thiệt bởi đó là những
thơng tin có nội dung không lành mạnh, lừa gạt, mê muội những người nhẹ dạ cả
tin, dụ dỗ người khác bằng sự hoang tưởng.
Cuối cùng, trước những hành vi có dấu hiệu sai trái về tôn giáo, cần kiên
quyết ngăn chặn. Khi phát hiện những người có dấu hiệu dụ dỗ, lơi kéo gia nhập
những giáo phái khơng chính thống cần báo ngay cho cơng an, chính quyền địa
phương. Kịp thời báo cáo những hành vi, tin bài, video trên mạng xã hội tuyên
truyền tà giáo để xử lý kịp thời. Ðồng thời, tự nâng cao nhận thức cảnh giác với
các hoạt động tín ngưỡng tơn giáo mê tín dị đoan, kiến quyết lên án, phê phán
những hoạt động này. Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần phong
phú, lành mạnh. Con người sống khơng thể khơng có niềm tin, nhưng niềm tin đó
phải được xây dựng trên cơ sở nhận thức đúng đắn, được xử lý bằng tư duy khoa
học, có tác động tích cực đến sự phát triển của cá nhân, để qua đó cả xã hội hướng
đến điều thiện, điều lành.



Kết luận
Hầu hết các tôn giáo vẫn mang rất nhiều giá trị quan trọng thu hút một bộ
phận đông đảo quần chúng tham gia. Điều này không chỉ ở Việt Nam mà trên tồn
thế giới. Các tơn giáo mang giá trị văn hố chứ khơng tham gia vào chính trị.
Vấn đề tôn giáo trên thế giới hiện nay đang là một vấn đề nóng, khơng chỉ
riêng đối với Chủ nghĩa xã hội. Chính vì thế việc giải quyết các vấn đề tôn giáo
cần phải được đặt ra như là một vấn đề cấp thiết, địi hỏi phải có những phương
pháp giải quyết đúng đắn.
Chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: “Chỉ những kẻ ngu ngốc mới tuyên
chiến với tơn giáo”! Như vậy có nghĩa là trong cơng tác tơn giáo thì tuyệt đối
khơng bao giờ được dùng vũ lực để giải quyết các vấn đề đặt ra mà phải dùng
tổng hợp các biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội mà nịng cốt là cơng tác vận động
quần chúng. Có thể nói, các nước Xã hội Chủ nghĩa chưa bao giờ chống lại tôn
giáo mà chỉ thực hiện các chính sách để chống lại những kẻ lợi dụng tơn giáo
nhằm mục đích chính trị phản động. Chỉ có quán triệt sâu sắc và toàn diện nội
dung quan điểm trên đồng thời vận dụng linh hoạt, khoa học vào thực tiễn thì ta
mới có thể đấu tranh có hiệu quả với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm đến
an ninh Quốc gia, bảo vệ vững chắc an ninh Quốc gia trên lĩnh vực tôn giáo, giữ
vững ổn định đất nước trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội.



×