Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

Bộ 5 đề thi HK1 môn Ngữ văn 12 Trường THPT Số 1 Nghĩa Hành có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 32 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TRƯỜNG THPT SỐ 1 NGHĨA HÀNH </b> <b>ĐỀ THI HỌC KÌ 1 </b>
<b>MƠN: NGỮ VĂN 12 </b>
<b>NĂM HỌC: 2020 – 2021</b>


<b>ĐỀ SỐ 1 </b>
<b>I.ĐỌC – HIỂU</b>


<b>Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:</b>


<i>“Sẽ dối lòng nếu không thừa nhận trái tim tan vỡ, nhưng…” </i>


<i>Sẽ là dối lịng mình nếu nói rằng khơng mong chờ một chiến thắng. </i>


<i>Sẽ là dối lịng mình nếu khơng thừa nhận cảm thấy trái tim tan vỡ khi đội tuyển chịu thất bại ở </i>
<i>những giây cuối cùng. </i>


<i>Nhưng tơi nghĩ kết quả như vậy thậm chí cịn tuyệt với hơn về lâu dài. </i>


<i>Kết quả trận chung kết này tốt ở chỗ nó nhắc nhở tất cả chúng ta cơng việc cịn ngổn ngang </i>
<i>những thứ phải làm. Một chiến thắng dễ đưa chúng ta đến với sự ngạo mạn nguy hiểm. </i>


<i>Kết quả này cũng dạy cho chúng ta cách u thương những điều khơng hồn hảo. Yêu cả trong </i>
<i>những lúc đau lòng. Trân trọng và nhìn nhận sự cống hiến, chứ khơng đặt điều kiện tình yêu của </i>
<i>mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh. </i>


<i>Kết quả này cũng dạy cho chúng ta phải học cách vui với những gì mình đạt được, dù không thật </i>
<i>sự tuyệt đối. Niềm tin dựa vào chiến thắng cũng giống như một chất nghiện, nó liên tục cần </i>
<i>những thứ lớn hơn, to tát hơn để tiếp tục vui. Nếu khơng biết kiểm sốt nó, nó biến chúng ta </i>
<i>thành những người địi hỏi vơ lý. Nó cũng làm chúng ta quên lý do nên vui. </i>


<i>Cuối cùng, điều to lớn nhất chúng ta học được ở U23 Việt Nam lần này là với những nỗ lực đến </i>


<i>kiệt cùng, với kỷ luật sắt đá, với niềm tin tuyệt đối và cái tôi của từng cá nhân gạt qua một bên </i>
<i>nhường cho tinh thần đồng đội mãnh liệt, họ đã làm được điều kỳ diệu đến không tưởng. </i>


<i>Bao nhiêu người thấm được điều này? Tôi hy vọng là nhiều, rất nhiều. Và biến nó thành động lực </i>
<i>cho chính mình để đặt cho mình một mục tiêu khó hơn, thách thức hơn, và có quyết tâm cao hơn </i>
<i>để vượt qua. </i>


<i>Tơi mong mỏi có những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người. Và mong </i>
<i>rằng nó kéo dài mãi. Nó biến sự hân hoan và ngưỡng mộ thành năng lượng để chúng ta tự chiến </i>
<i>thắng trong trận chiến của riêng mình. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

<i>khóc. Hãy ơm nhau thổn thức vì một giấc mơ vuột trơi đi. Nhưng sau đó hãy gạt nước mắt và </i>
<i>đứng thẳng dậy. Để đất nước này đẹp hơn, không thể chỉ dựa vào các chàng trai vàng. Các em </i>
<i>ấy đã cho chúng ta một cảm hứng mạnh mẽ, một sự tự tin chưa từng có. Nhưng chúng ta phải </i>
<i>cùng xắn tay áo lên và hành động. </i>


<i>Riêng tôi, năm nay tôi sẽ quyết tâm rũ bỏ thể trạng yếu đuối mà 40 năm qua không thay đổi được. </i>
<i>Bắt đầu bằng việc chạy. Tôi sẽ chạy half marathon (cự ly chạy bộ 21 km) trong năm 2018. Và sẽ </i>
<i>khơng gì làm lung lay được mục tiêu này. </i>


<i>Cịn bạn thì sao? </i>


(Trần Vinh Dự - newzing.vn 27/01/2018)
* Tiến sĩ Trần Vinh Dự từng là Chủ tịch Trường Cao đẳng Nghề Việt – Mỹ (VATC), Chủ tịch Trung
tâm Quốc tế của Đại học Broward College (Mỹ) tại Việt Nam. Hiện ông là đồng phụ trách về tư
vấn M&A của Ernst & Young Vietnam.


<b>Câu 1:</b> Chỉ ra biện pháp tu từ ngữ pháp được sử dụng trong hai câu văn mở đầu văn bản.(nhận


biết)



<b>Câu 2:</b> Vì sao tiến sĩ Trần Vinh Dự lại khẳng định: “kết quả như vậy thậm chí cịn tuyệt vời hơn


<i>về lâu dài”?(thơng hiểu) </i>


<b>Câu 3: </b>Theo anh/chị, thế nào là “những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lịng mỗi


<i>người”?(thơng hiểu) </i>


<b>Câu 4: </b>Anh/chị có đồng tình với thơng điệp mà tác giả đưa ra “Chúng ta phải xắn tay áo lên và


<i>hành động” khơng? Vì sao?(thơng hiểu) </i>
<b>II. LÀM VĂN</b>


<b>Câu 1:</b>


Từ nội dung văn bản Đọc – hiểu và hình ảnh U23 Việt Nam được đón chào giữa rừng cờ, rừng
hoa và biển người trong ngày trở về Tổ quốc, 28/1/2018, gợi cho anh/chị những bài học cuộc
sống gì? Hãy trình bày suy nghĩ bằng một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ).(Vận dụng cao)
<b>Câu 2:</b>


Kết lại bài thơ “Vội vàng”, nhà thơ Xuân Diệu viết:
<i>Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm </i>


<i>Ta muốn ôm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>Và non nước, và cây, và cỏ rạng, </i>


<i>Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, </i>
<i>Cho no nê thanh sắc của thời tươi; </i>



<i>Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi. </i>


(Vội vàng – Xuân Diệu – SGK Ngữ Văn 11 tập Hai)
Trong phần kết của bài thơ “Sóng” nữ sĩ Xuân Quỳnh viết:


<i>Cuộc đời tuy dài thế </i>
<i>Năm tháng vẫn đi qua </i>
<i>Như biển kia dẫu rộng </i>
<i>Mây vẫn bay về xa. </i>


<i>Làm sao được tan ra </i>
<i>Thành trăm con sóng nhỏ </i>


<i>Giữa biển lớn tình u. </i>
<i>Để ngàn năm cịn vỗ. </i>


(Sóng – Xn Quỳnh – SGK Ngữ Văn 12 tập Một)
Cảm nhận của anh/chị về khát vọng sống của hai nhà thơ qua các khổ thơ trên.(Vận dụng cao)


<b>---HẾT--- </b>
<b>ĐÁP ÁN ĐỀ 1 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU </b>


<b>Câu 1:</b>


- Biện pháp tư từ: Điệp cấu trúc: Sẽ là dối lịng mình nếu.
<b>Câu 2:</b>


Tiến sĩ Trần Vinh Dự khẳng định “kết quả như vậy thậm chí cịn tuyệt vời về lâu dài”:


- Kết quả này nhắc nhở chúng ta còn nhiều việc phải làm, cần cố gắng nhiều hơn nữa.


- Kết quả này cũng dạy chúng ta cách u những điều khơng hồn hảo. Trân trọng và nhìn nhận
sự cống hiến, khơng đặt điều kiện tình yêu của mình vào sự tuyệt đối – một thứ quá mong manh.
- Kết quả này dạy cho ta cách vui với những gì đạt được, dù không thật sự tuyệt đối.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

<b>Câu 3:</b>


- “Những cuộc tập hợp, những cuộc xuống đường trong lòng mỗi người” có nghĩa là: mọi người
đồng lịng, nhất trí, cùng hướng đến một mục tiêu, mục đích.


<b>Câu 4:</b>


- Đồng ý với thông điệp của tác giả.


- Vì: Nếu muốn thay đổi thì điều tất yếu chúng ta cần phải hành động, hành động ở đây không
chỉ là hoạt động của chân tay mà trước hết phải ở trong suy nghĩ sau đó biến nó thành những
hành động thiết thực, cụ thể. Chỉ có hành động con người mới không bị ngưng trệ, xã hội mới
có thể phát triển.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>


Mỗi thí sinh tự rút ra những bài học cuộc sống cho riêng mình, ví dụ như:
- Bài học về u những thứ khơng hồn hảo, tồn vẹn.


- Bài học về sự đoàn kết, tinh thần đồng đội.
- Bài học về hành động để đạt thành công.
- Bài học về nỗ lực, cố gắng.



- …


Với mỗi bài học thí sinh cần đảm bảo được những nội dung sau:
- Giải thích được vấn đề nghị luận.


- Vai trò ý nghĩa của vấn đề nghị luận trong cuộc sống.
- Lấy dẫn chứng chứng minh vấn đề nghị luận.


- Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân.
<b>Câu 2:</b>


<b>1. </b>


<b>a. Giới thiệu tác giả Xuân Diệu, tác phẩm </b><i><b>Vội vàng</b></i><b> và đoạn trích thơ:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

- Vội vàng được sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ thơ, thi phẩm đầu tay và ngay lập tức vinh
danh Xuân Diệu như một đại diện tiêu biểu nhất của phong trào Thơ mới.


- Đoạn trích trên là lời giục giã con người tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống trần gian. Đó cũng là
khát sống mãnh liệt của nhà thơ.


<b>b. Giới thiệu tác giả Xuân Quỳnh, tác phẩm </b><i><b>Sóng</b></i><b> và đoạn trích thơ:</b>


- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ những nhà thơ trường thành trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn,
vừa hồn nhiên, tươi tắn, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc
bình dị đời thường.


- Sóng được sáng tác 1967 trong chuyến đi thực tế ở vùng biển Diêm Điền (Thái Bình), là một
bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh. Bài thơ in trong


tập Hoa dọc chiến hào.


- Đoạn trích trên thể hiện khát vọng được sống, được hóa thân vĩnh viễn vào tình u của mn
đời, mn người.


<b>2. Phân tích</b>


<b>2.1 Cảm nhận về khát vọng sống trong khổ thơ trích tác phẩm </b><i><b>Vội vàng</b></i><b>:</b>


- Thay đổi đại từ “tôi” sang “ta”


=> Dường như có sự đồng thuận nào đó mà cảm xúc của “cái tơi” bỗng hịa nhập vào “cái ta”
rộng mở.


- Dùng hàng loạt động từ mạnh theo cấp độ tăng tiến. Tác giả muốn tận hưởng bằng tất cả các
giác quan.


- Việc sử dụng các bổ ngữ khiến câu thơ như bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ
thanh sắc, đẹp vô cùng, tràn trề vô cùng.


- Liên từ “và”, “cho” … được lặp lại


=> Nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc mùa xuân, bàn tiệc cuộc đời.
- Một loạt tính từ và cũng là từ láy: “chếnh choáng”, “đã đầy”, “no nê”


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

+ Lời gọi: “hỡi xuân hồng” ⟶ mùa xn khơng cịn vơ hình, trừu tượng mà trở thành con người
hữu hình, thân thiết.


+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: “xuân” ⟶ “xuân hồng” ⟶ “muốn cắn” ⟶ mong muốn được
hưởng thụ một cách trọn vẹn nhất.



=> Nhà thơ khao khát một cách lạ lùng: muốn thâu vào mình sắc hương, nhụy mật của cuộc đời
để tận hưởng cảm giác “chếnh choáng mùi thơm”, “đã đầy ánh sáng”, “no nê thành sắc” không
chỉ bằng “cái hơn” mà cịn mạnh hơn gấp ngàn lần “muốn cắn vào ngươi”. Muốn cắn vào xuân
là một ước muốn phi lí của thực tại nhưng lại được chấp nhận trong thơ, nó cho thấy khát vọng
mãnh liệt và nét độc đáo trong phong cách biểu hiện.


<b>2.2 Cảm nhận về khát vọng sống của nhà thơ trong đoạn trích tác phẩm </b><i><b>Sóng</b></i><b>:</b>


<i>Hai khổ cuối là khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình u: </i>


- Khổ thơ thứ tám là những suy tư về không gian, thời gian để từ đó bộc lộ nỗi khắc khoải, tự
nhận thức về mình, về tình yêu và hạnh phúc. Có 2 cặp đối lập: câu 1 >< câu 2, câu 3 >< câu 4,
khẳng định sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người với dòng chảy vô thủy vô chung của thời gian và
cái vô hạn của vũ trụ.


- Suy nghĩ như thế nhưng thơ Xuân Quỳnh không dẫn người ta đến bế tắc, buồn chán mà thành
khát vọng. Từ nhận thức, khám phá, Xuân Quỳnh đã mang đến giải pháp:


<i>“Làm sao được tan ra </i>
<i>... </i>


<i>Để ngàn năm còn vỗ” </i>


=> Nhà thơ khao khát tình u của mình hồ trong tình u của mọi người. “Tan ra” khơng phải
mất đi mà hồ giữa cái chung và cái riêng. Tình yêu như thế không bao giờ cô đơn.


- Nghệ thuật:


+ Thể thơ năm chữ với âm điệu nhịp nhàng, dào dạt như những đợt sóng biển, sóng lịng bồi hồi


da diết.


+ Hình ảnh thơ mộc mạc, giàu ẩn dụ, nhân hóa tài hoa.
<b>2.3 Sự khác biệt và điểm tương đồng:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

+ Đoạn trích bài thơ Vội vàng:


--> Đoạn trích bài thơ Vội vàng là khát vọng tình yêu với cuộc sống mãnh liệt.
--> Giọng thơ sôi nổi, trẻ trung.


+ Đoạn trích bài thơ Sóng:


--> Đoạn trích thể hiện khao khát được được bất tử hóa tình u.


--> Giọng thơ dạt dào như những đợt sóng, biểu hiện tâm hồn phụ nữ vừa da diết lại vừa nồng
cháy.


<b>- </b>Lí giải: Sự khác nhau trên là do phong cách của từng nhà thơ chi phối:


+ Xuân Diệu là tiếng nói rạo rực, băn khoăn của một tâm hồn yêu đời, yêu cuộc sống đến cuồng
nhiệt.


+ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ khát khao hạnh phúc đời thường bình dị.
<b>3. Kết luận</b>


- Khái quát lại vấn đề.
<b>ĐỀ SỐ 2 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU</b>



<b>Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i> Chứng ái kỉ hay còn gọi là bệnh tự yêu mình (tên tiếng Anh: narcissistic personality disorder) </i>
<i>được xem là một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu </i>
<i>đồng cảm với người khác. Các chuyên gia đang cảnh báo về “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất là </i>
<i>khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay. </i>


<i> Danny Bowman, 19 tuổi, sống ở Anh, bị nghiện chụp ảnh selfie và có hôm cậu dành đến 10 </i>
<i>tiếng trong ngày để chụp được 200 tấm ảnh của mình trên iPhone. Cậu ln giữ điện thoại trong </i>
<i>tay để có thể chụp ảnh mình bất cứ lúc nào và đăng lên Facebook, mong muốn nhận được lời </i>
<i>khen từ bạn bè, tuy nhiên nó suýt nữa lấy đi sinh mạng của anh. Tuy nhiên, dù đã thử ở mọi góc </i>
<i>cạnh, Danny nhận ra mình vẫn khơng có được gương mặt hồn hảo cho tấm ảnh hồn hảo. </i>
<i>Thậm chí một số phản hồi còn chê bai cậu. Trong một phút tuyệt vọng, Danny đã tự tử, nhưng </i>
<i>may mắn được mẹ cứu kịp. Tiến sĩ David Veal, một nhà tâm thần học chữa trị cho Danny, cho </i>
<i>biết trường hợp của Danny khiến ta khơng thể phủ nhận tính nghiêm trọng của vấn đề. “Đây </i>
<i>không đơn thuần là sự phù phiếm nữa. Nó là một căn bệnh tâm lí dẫn tới tỉ lệ tự tử rất cao”. </i>
<i> Việc gắn liền đời sống mình với mạng xã hội khơng cịn xa lạ với giới trẻ Việt ngày nay. Điều </i>
<i>này liệu có góp phần tạo nên một thế hệ trẻ tự u mình, ít hòa nhập với xã hội…? </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

<b>Câu 1. </b>Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Tác dụng của việc
sử dụng các phương thức biểu đạt đó?


<b>Câu 2. </b>Nội dung chính của văn bản trên?


<b>Câu 3. </b>Theo anh/chị, vì sao các chuyên gia đưa ra cảnh báo: “đại dịch ái kỉ” sẽ bùng phát nhất


là khi công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay?


<b>Câu 4. </b>Nêu ít nhất một bài học mà anh/chị đã rút ra cho mình sau khi đọc văn bản trên.



<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1.</b>


Từ nội dung ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của
anh/chị về Chứng ái kỉ của con người trong xã hội hiện đại.


<b>Câu 2.</b>


Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau, từ đó nhận xét về phong cách nghệ thuật của nhà
thơ Tố Hữu.


<i>“Tôi buộc lịng tơi với mọi người </i>
<i>Để tình trang trải khắp trăm nơi </i>


<i>Để hồn tôi với bao hồn khổ </i>
<i>Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời </i>


<i>Tôi đã là con của vạn nhà </i>
<i>Là em của vạn kiếp phôi pha </i>


<i>Là anh của vạn đầu em nhỏ </i>
<i>Không áo cơm, cù bất cù bơ…” </i>


(Từ ấy – Tố Hữu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008, tr.44)
<i>“Nhớ gì như nhớ người yêu </i>


<i>Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương </i>
<i>Nhớ từng bản khỏi cùng sương </i>
<i>Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. </i>



<i>Nhớ từng rừng nứa bờ tre </i>
<i>Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy. </i>


<i>Ta đi ta nhớ những ngày </i>
<i>Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi… </i>


<i>Thương nhau chia củ sắn lùi </i>
<i>Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng.” </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

<b>---HẾT--- </b>
<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.


- Tác dụng: Giúp người đọc nhận ra những tác hại nghiêm trọng của chứng bệnh ái kỉ khi công
nghệ thơng tin bùng nổ.


<b>Câu 2:</b>


- Nội dung chính: Những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh ái kỉ trong xã hội hiện nay
<b>Câu 3:</b>


- Vì chứng ái kỉ gắn liền với lối sống xa hoa, chú trọng hình ảnh, danh tiếng. Ngày nay trong xã
hội hiện đại, khi công nghệ thông tin phát triển dẫn đến những hình ảnh đời tư, danh tiếng con
người càng dễ dàng được xác lập một cách nhanh chóng. Điều đó sẽ thúc đẩy hơn việc ái kỉ trở
thành đại dịch.



<b>Câu 4:</b>


- Bài học: Ái kỉ trở thành căn bệnh nguy hiểm có nguy cơ bùng phát mạnh mẽ trong thời điểm
hiện tại. Bởi vậy chúng ta cần có những hành động để ngăn chặn bệnh dịch này.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>
<b>1. Giải thích</b>


- Chứng ái kỷ (bệnh tự yêu bản thân mình): một dạng rối loạn nhân cách khi một người có biểu
hiện tự cao, ảo tưởng, thiếu đồng cảm với người khác. Tâm lý tự yêu bản thân, ảo tưởng về bản
thân là một căn bệnh nguy hiểm với con người.


- Cùng với sự phát triển của internet là hàng loạt các trang mạng xã hội ra đời như twitter, zalo,
facebook… kéo theo trào lưu sống ảo, đăng các thơng tin, dịng trạng thái hay ảnh cá nhân để
“khoe” với cộng đồng mạng.


<b>2. Bàn luận vấn đề</b>
- Biểu hiện chứng ái kỷ:


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

- Nguyên nhân chứng ái kỉ:


+ Nguyễn nhân của chứng bệnh này là do lối sống hưởng thụ, chú trọng hình ảnh, danh tiếng.
Nó là một trong những biểu hiện của lối sống “tơi là trung tâm”.


+ Nó cũng xuất phát từ việc người sử dụng mạng xã hội chưa có những nhận thức đúng đắn,
dẫn đến tình trạng lạm dụng.


+ Ngồi ra, do cha mẹ ít có thời gian quan tâm, để ý đến con cái nên không quản lí được thời
gian sử dụng mạng xã hội của con cái.



- Hậu quả chứng ái kỉ:


+ Tự cho rằng suy nghĩ và hành động của mình là đúng đắn
+ Thiếu trách nhiệm, vô cảm với cuộc sống xung quanh


+ Sống thu mình vào thế giới ảo, khơng có niềm tin vào người khác
+ Có những hành động dại dột như tự tử…..


+ Người nghiện điện thoại hoặc các trang mạng xã hội thường có lối sống, thái độ thiếu đồng
cảm với mọi người.


+ Hơn nữa, hiện tượng này dẫn đến tình trạng con người thiếu khả năng kiểm soát những ham
muốn của bản thân nên có những hành động bất thường chỉ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân mình.
- Giải pháp và bài học:


+ Mỗi cá nhân cần ý thức được ranh giới giữa thế giới ảo và thực để biết cân bằng cuộc sống.
+ Mỗi cá nhân hình thành cho mình lối sống thật lành mạnh, hịa nhập với xã hội.


<b>3. Liên hệ bản thân:</b> Em và những người xung quanh em có ai bị mắc chứng bệnh này khơng?


Nếu có em cần làm gì để loại bỏ lối sống này?


<b>4. Tổng kết vấn đề:</b> Đây là hiện tượng tiêu cực do mạng xã hội gây ra nên cần ngay lập thức


chấn chỉnh, thay đổi để mỗi cá nhân có cuộc sống cân bằng, lành mạnh.
<b>Câu 2:</b>


<b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm</b>



</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

- Từ ấy được Tố Hữu viết năm 1938, nằm trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy. Bài thơ là cảm
xúc say mê của người thanh niên lúc đầu bắt gặp lí tưởng của Đảng, của Cách mạng.


- Việt Bắc được viết nhân một sự kiện thời sự có tính lịch sử: tháng 10 – 1954, những người ở
căn cứ kháng chiến từ căn cứ miền núi trở về miền xuôi, Trung ương Đảng và Chính phủ rời
chiến khu Việt Bắc về lại Thủ đô. Bài thơ là khúc hùng ca và cũng là khúc tình ca về cách mạng,
về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến.


- Hai đoạn trích trên là hai đoạn trích tiêu biểu cho phong cách thơ Tố Hữu.
<b>2. Phân tích</b>


<b>2.2 Phân tích đoạn thơ bài thơ “Từ ấy”</b>
* Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống:


<i>“Tơi buộc lịng tơi với mọi người </i>
<i>Để tình trang trải với trăm nơi </i>


<i>Để hồn tôi với bao hồn khổ </i>
<i>Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. </i>


- Cái “tơi”: là cái tơi chung, hịa nhập, gắn kết với cộng đồng, không bơ vơ lạc lõng giống như cái
“tôi” trong thơ mới.


- Tác giả sử dụng lối vắt dòng và cấu trúc tương đồng, có sự phân tách rất rõ rệt: bên này câu
thơ là những gì thuộc về cá nhân, phía bên kia câu thơ là những gì thuộc về quần chúng nhân
dân rộng lớn.


- Cá nhân không tách biệt với quần chúng nhân dân mà hịa nhập, xích lại gần quần chúng nhân
dân, được diễn tả qua hàng loạt động từ:



+ “buộc”: nghĩa đen chỉ sự kết nối, thắt chặt những vật thể tách rời không thể riêng rẽ. Trong câu
thơ, đó là tinh thần tự nguyện của Đảng viên trẻ tuổi chủ động gắn bó chặt chẽ cuộc đời mình
với “mọi người” xung quanh. “Mọi người” là tất cả các giai cấp, tầng lớp, khơng có sự phân biệt,
khơng có sự kì thị ⟶ vượt lên rào cản giai cấp.


+“trang trải”: sự vươn xa, phủ khắp theo chiều rộng không cùng ⟶ diễn tả sự gửi trao những
tình cảm tha thiết nồng thắm của tác giả đến với “trăm nơi”. Một trăm là con số ước lệ cho những
đích đến khơng có giới hạn mà tình cảm nhà thơ gửi gắm đến với mọi miền của Tổ quốc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(12)</span><div class='page_container' data-page=12>

- Kết quả cuối cùng của sự hòa nhập: “mạnh khối đời”, “khối đời” là cuộc đời chung, cuộc đời
rộng lớn, khơng thể nhìn thấy, khơng thể cân đo đong đếm, là khái niệm trừu tượng. Cách dùng
từ “mạnh khối đời” đã khiến “khối đời” trở nên hữu hình.


=> Nhấn mạnh sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh cách mạng: mỗi cá nhân sẽ làm cho
khối đời chung trở nên mạnh hơn, ngược lại, khối đời chung ấy sẽ giúp cho mỗi cá nhân tăng
thêm sức mạnh cho mình, vững tâm hơn, tin tưởng hơn.


* Khổ 3: Chuyển biến trong tình cảm:


<i>“Tơi đã là con của vạn nhà </i>
<i>Là em của vạn kiếp phôi pha </i>


<i>Là anh của vạn đầu em nhỏ </i>
<i>Không áo cơm cù bất cù bơ” </i>


- Cái “tơi” đứng giữa quần chúng lao khổ, hịa nhập vào quần chúng lao khổ, trở thành thành viên
của đại gia đình quần chúng lao khổ.


- Biện pháp lặp cấu trúc cú pháp 3 lần: “là…của”



=> Khẳng định sự chắc chắn, vững vàng trong nhận thức và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu sau
khi được giác ngộ lí tưởng cộng sản.


- Cách tự xưng: “là con”, “là anh”. “là em” thể hiện mối quan hệ gắn bó như ruột thịt khi hịa nhập
với đại gia đình quần chúng. Diễn tả trách nhiệm lớn lao: làm sao để cứu vớt những cuộc đời,
những số phận lao khổ.


- Đại gia đình, những người thân thiết ruột thịt, đó là: “vạn nhà”, “vạn kiếp phôi pha”, “vạn đầu
em nhỏ không áo cơm cù bất cù bơ”.


- Số từ số nhiều: “vạn” ⟶ con số ước lệ, không cùng, không giới hạn, đồng nghĩa với việc tình
cảm của tác giả dâng tặng cho mọi người là bao la.


- Gọi thành tên những kiếp sống lầm than -> biểu hiện của sự xót thương, đồng cảm, chia sẻ;
đồng thời cũng là biểu hiện của sự căm giận những bất công ngang trái của xã hội cũ ⟶ động
lực để tác giả hành động, đấu tranh giải phóng cho những kiếp sống lầm than.


<b>2.3 Phân tích khổ thơ bài “Việt Bắc”</b>


* Khổ thơ là tình cảm nhớ thương của tác giả dành cho Việt Bắc. Hình ảnh Việt Bắc hiện lên
trong hồi tưởng với những khung cảnh n bình và những sẻ chia, gắn bó.


</div>
<span class='text_page_counter'>(13)</span><div class='page_container' data-page=13>

<i>Nhớ gì như nhớ người yêu </i>


<i>Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương </i>
<i>Nhớ từng bản khói cùng sương </i>
<i>Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. </i>


<i>Nhớ từng rừng nứa bờ tre </i>
<i>Ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê vơi đầy. </i>



+ Hình ảnh so sánh “như nhớ người yêu” thể hiện sự gắn bó tha thiết trong tình cảm.


+ Những hình ảnh gợi cảm đầy thi vị: trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương, bản khói cùng
sương, bếp lửa, rừng nứa, bờ tre... gợi nhớ những vẻ đẹp nên thơ rất riêng của miền rừng núi
+ Những địa danh ngịi Thia, sơng Đáy, suối Lê không chỉ trải dài trên bản đồ địa lí của Việt Bắc;
khơng chỉ được khắc ghi trong lịch sử Cách mạng- là nơi đã diễn ra nhiều chiến cơng oanh liệt;
mà cịn ghi dấu bao kỉ niệm của người ra đi.


- Nhớ những ngày khó khăn gian khổ nhưng đậm đà tình nghĩa:
<i>Ta đi ta nhớ những ngày </i>
<i>Mình đây ta đó, đắng cay ngọt bùi… </i>


<i>Thương nhau chia củ sắn lùi </i>
<i>Bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng </i>


- Bốn câu thơ là lời khẳng định, khi chia xa người ra đi sẽ không bao giờ quên đi những tháng
ngày gắn bó, ta với mình đã đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ đắngcay và cùng chung hưởng
ngọt bùi. Tác giả đã cụ thể hóa sự đồng cam cộng khổ ấy bằng hình ảnh “chia củ sắn lùi/ Bát
<i>cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng”. </i>


<b>2.3 So sánh</b>
Giống nhau:


- Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm lớn với những lẽ sống lớn.
- Hai bài thơ đều ra đời trong hoàn cảnh lịch sử của dân tộc.
Khác nhau:


<i>- Từ ấy: </i>



+ Tình cảm của một người thanh niên vừa được giác ngộ lý tưởng của Đảng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(14)</span><div class='page_container' data-page=14>

+ Diễn tả tình cảm quân dân thủy chung, gắn bó – thứ tình cảm thiêng liêng làm nên chiến thắng
của dân tộc.


+ Thể thơ lục bát ⟶ tạo giọng điệu tâm tình, da diết.
<b>2. 4 Nhận xét phong cách thơ Tố Hữu</b>


+ Thơ Tố Hữu thể hiện tình cảm lớn, lẽ sống lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của
dân tộc. Cái tơi trữ tình ngày càng có ý nghĩa khái quát rộng lớn: Từ ấy là tình cảm say mê lí
tưởng của cái “tơi” đến Việt Bắc là tình cảm chung của cả cộng đồng. ⟶ nhà thơ trữ tình – chính
trị.


+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi, coi những sự kiện chính trị lớn của đất nước là đối tượng
thể hiện chủ yếu, ln đề cập đến những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và có tính chất tồn cầu.
+ Giọng thơ mang tính chất tâm tình rất tự nhiên, đằm thắm, chân thành.


+ Ngơn ngữ giàu tính nhạc và mang tính dân tộc mạnh mẽ.
<b>3. Kết luận</b>


<b>- </b>Khái quát lại vấn đề.
<b>ĐỀ SỐ 3 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Đọc văn bản dưới đây và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>…Họ làm việc cật lực suốt cả tuần đằng đẵng, họ khổ sở vì làm việc, khơng phải vì họ thích làm </i>
<i>việc, mà vì họ cảm thấy họ phải làm. Họ phải làm việc, vì họ phải trả tiền th nhà, vì họ phải </i>
<i>ni gia đình. Họ gánh tất cả những nhọc nhằn bất mãn ấy, và khi họ nhận được những đồng </i>


<i>tiền của mình, họ khơng hạnh phúc. Họ có hai ngày để nghỉ ngơi, làm điều họ muốn làm, và họ </i>
<i>làm gì? Họ tìm cách chạy trốn. Họ uống say mềm vì họ khơng ưa chính họ. Họ khơng thích cuộc </i>
<i>sống của họ. Có nhiều cách để chúng ta tự làm tổn thương mình, khi chúng ta khơng ưa bản </i>
<i>thân mình. </i>


<i>Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, mà khơng mong chờ phần thưởng, </i>
<i>bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn thực hiện. Các phần thưởng rồi sẽ đến, </i>
<i>nhưng bạn không bị ràng buộc vào phần thưởng. Bạn thậm chí cịn nhận được cho mình nhiều </i>
<i>hơn những gì bạn tưởng tượng, khi khơng mong chờ phần thưởng. Nếu chúng ta yêu thích điều </i>
<i>chúng ta làm, nếu chúng ta ln làm hết khả năng của mình, khi ấy chúng ta sẽ được tận hưởng </i>
<i>cuộc sống một cách thực sự. Chúng ta có niềm vui, chúng ta không chán nản, và chúng ta không </i>
<i>thất vọng… </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(15)</span><div class='page_container' data-page=15>

<b>Câu 1. </b>Cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?


<b>Câu 2. </b>Trong văn bản trên, tác giả đã chỉ ra những thái độ nào của con người đối với công việc?


Những biểu hiện nào thể hiện thái độ tích cực?


<b>Câu 3. </b>Trong đoạn trích có câu <i>Họ tìm cách chạy trốn. Theo anh/chị, tác giả muốn nói họ tìm </i>


<i>cách chạy trốn khỏi điều gì? </i>


<b>Câu 4.</b> Anh/chị có đồng tính với ý kiến: Mặt khác, nếu bạn hành động chỉ vì lợi ích của hành động


<i>đó, mà khơng mong chờ phần thưởng, bạn sẽ thấy rằng bạn vui thích với mỗi hành động bạn </i>
<i>thực hiện? Vì sao? </i>


<b>II.LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1.</b>



Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy việt một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày
suy nghĩ của mình về cách để mỗi người có thể tận hưởng cuộc sống một cách thực sự.


<b>Câu 2.</b>


Trong Vội vàng, nhà thơ Xuân Diệu viết:
<i>Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm, </i>


<i>Ta muốn ôm </i>


<i>Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn; </i>
<i>Ta muốn riết mấy đưa và gió lượn; </i>
<i>Ta muốn say cánh bướm với tình yêu, </i>
<i>Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều </i>


<i>Và non nước, và cây, và cỏ rạng, </i>


<i>Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng, </i>
<i>Cho no nê thanh sắc cuat hời tươi; </i>


- Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!


(Ngữ Văn 11 – Tập II, NXB Giáo dục Việt Nam)
Bài thơ Sóng của nhà thơ Xn Quỳnh có đoạn:


<i>Ở ngồi kia đại dương </i>
<i>Trăm ngàn con sóng đó </i>


<i>Con nào chẳng tới bờ </i>


<i>Dù vuôn vời cách trở </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(16)</span><div class='page_container' data-page=16>

<i>Mây vẫn bay về xa </i>
<i>Làm sao được tan ra </i>
<i>Thành trăm con sóng nhỏ </i>


<i>Giữa biển lớn tình u </i>
<i>Để ngàn năm còn vỗ. </i>


(Ngữ Văn 12 – Tập I, NXB Giáo dục Việt Nam)
Hãy trình bày cảm nhận của anh/chị về khát vọng tình yêu tuổi trẻ ở các đoạn thơ trên.


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


- Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.
<b>Câu 2:</b>


- Những thái độ của con người với công việc:


+ Cơng việc như một việc phải làm, khơng có niềm đam mê, u thích với cơng việc.
+ Cơng việc như một niềm đam mê, họ u thích cơng việc của mình.


- Biểu hiện thể hiện thái độ tích cực:


+ Nếu hành động chỉ vì lợi ích của hành động đó, khơng mong chờ phần thưởng bạn sẽ nhận
được phần thưởng lớn hơn mình tưởng tượng.



+ Làm điều mình u thích bằng tất cả khả năng của mình sẽ là cách bạn tận hưởng cuộc sống
một cách thực sự.


+ Khi ấy chúng ta sẽ có niềm vui, khơng chán nản, khơng thất vọng,…
<b>Câu 3:</b>


- Điều “họ tìm cách chạy trốn” là: cơng việc khơng u thích, những gánh nặng đè nặng lên vai
họ: tiền nhà, gia đình,… và chạy trốn chính bản thân mình.


<b>Câu 4: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(17)</span><div class='page_container' data-page=17>

+ Nếu lựa chon đồng tình có thể lí giải: khi chúng ta làm vì niềm u thích, đam mê với cơng việc
thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn, có hứng thú trong công việc hơn.


+ Nếu lựa chọn không đồng tình có thể lí giải: mỗi cơng việc nếu khơng có phần thưởng được
đặt ra trước chúng ta sẽ mất đi động lực để ta không ngừng tiến lên, vượt qua những trở ngại.
Phần thưởng càng lớn động lực quyết tâm phấn đấu càng cao.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>


<i>Giới thiệu vấn đề </i>
<i>Giải thích vấn đề </i>


- “Tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ” là sự hưởng thụ trọn vẹn tất cả niềm vui, sự hạnh
phúc trong cuộc sống của mỗi người.


<i>Bàn luận vấn đề </i>


- Cách thức tận hưởng cuộc sống thực thụ:



+ Mỗi chúng ta có những cách khác nhau để tận hưởng cuộc sống nhưng đâu mới là cách thức
tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.


+ Làm những cơng việc mình u thích, làm bằng tất cả đam mê, nhiệt huyết, bằng sự nỗ lực
không ngừng nghỉ.


+ Hài lịng với những gì mình đang có, không ghen ghét đố kị với những người xung quanh.
Nhưng khơng vì thế mà sinh ra tính tự thỏa mãn, không nỗ lực phấn đấu cho tương lai.


+ Khơng ngừng nâng cao hiểu biết và hồn thiện bản thân.


+ Có tấm lịng nhân hậu, lương thiện, ln có thái độ khoan hịa, bao dung trước mọi sai lầm,
khuyết điểm của người khác.


=> Hưởng thụ thực sự là khi con người cảm thấy thanh thản và mãn nguyện với những việc
mình làm, những điều mình suy nghĩ.


<i>Mở rộng vấn đề và liên hệ bản thân </i>


- Hiện nay vẫn còn những quan niệm sai lầm về hưởng thụ như: chỉ chăm lo cho cá nhân, sống
đua địi, hưởng lạc,… đó là những cách suy nghĩ sai lầm, thiển cận, cần phải loại bỏ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(18)</span><div class='page_container' data-page=18>

- Liên hệ bản thân: Em đã làm gì để tận hưởng cuộc sống một cách thực thụ.
<b>Câu 2:</b>


<b>1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm</b>


- Xuân Diệu là cây bút xuất sắc của phong trào Thơ mới. Ơng được giới trẻ tấn phong là ơng
<i>hồng của thơ tình u bởi đã đem vào thơ tình một quan niệm đầy đủ, tồn diện, một cách thể </i>


hiện mới mẻ, phong phú đặc biệt là sự diễn đạt chân thực và táo bạo về tình yêu. Xuân Diệu
đem đến cho thơ hiện đại Việt Nam một giọng điệu thiết tha, sôi nổi.


- Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938). Thi phẩm đầu tay này ngay lập tức vinh danh Xuân
Diệu như một đại biểu tiêu biểu nhất của phong trào thơ Mới.


- Xuân Quỳnh là gương mặt tiêu biểu thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng
chiến chống Mỹ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên
tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc bình dị đời
thường.


- Sóng (1967) là bài thơ đặc sắc viết về tình yêu, tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh.
<b>2. Phân tích</b>


<b>2.1 Đoạn thơ trong bài thơ </b><i><b>Vội Vàng</b></i><b> của Xuân Diệu bộc lộ một cái tôi sôi nổi, vồ vập và </b>


<b>giàu khát vọng và yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt.</b>


- Câu thơ mở đầu đoạn thơ Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hômnhư một lời giục giã nhanh
chóng tận hưởng vẻ đẹp cuộc sống. Có lẽ sự nhạy cảm về thời gian đã khiến Xuân Diệu lúc nào
cũng cuống quýt, vội vàng.


- Chữ tôi trong đoạn thơ mở đầu đã chuyển thành chữ ta ở đoạn cuối. Dường như có sự đồng
thuận mặc nhiên nào đó mà cảm xúc của cái tơi bỗng hịa nhập vào cái ta rộng mở.


- Nhịp thơ sau một hồi ngưng đọng lại như hối hả, gấp gáp hơn chuyển tải cả một dòng cảm xúc
say sưa, ào ạt.


- Tác giả dùng một loạt các động từ mạnh ôm, riết, say, hôn,... thể hiện ước muốn tận hưởng
bằng tất cả các giác quan.



- Các bổ ngữ ⟶ bày ra bàn tiệc thịnh soạn của cuộc đời, có đầy đủ thanh sắc, đẹp vô cùng, trần
trề vô cùng.


- Liên từ và, cho... được lặp lại ⟶ nhấn mạnh sự ăm ắp, thịnh soạn của bàn tiệc của mùa xuân,
bàn tiệc của cuộc đời.


</div>
<span class='text_page_counter'>(19)</span><div class='page_container' data-page=19>

+ Lời gọi: hỡi xn hồng ⟶ mùa xn khơng cịn vơ hình, trừu tượng mà trở thành con người
hữu hình, thân thiết.


+ Biện pháp chuyển đổi cảm giác: xuân ⟶ xuân hồng ⟶ muốn cắn ⟶ mong muốn được hưởng
thụ một cách trọn vẹn nhất.


=> Xuân Diệu vô cùng nhạy cảm trước bước đi của thời gian cho nên thi sĩ khát khao tận hưởng
những phút giây đẹp nhất của đời người. Đây cũng chính là một khát vọng rất nhân văn.


- Nghệ thuật:


+ Có sự đan xen giữa cảm xúc nồng nàn với cảm hứng triết luận sâu sắc.


+ Dùng rất nhiều biện pháp nghệ thuật: thể thơ tự do, thủ pháp trùng điệp, ngơn từ mới mẻ, hình
ảnh sáng tạo…


<b>2.2 Đoạn thơ trong bài thơ </b><i><b>Sóng</b></i><b>của Xuân Quỳnh thể hiện cái tôi đầy khao khát.</b>


Khổ 7: Khát vọng, niềm tin vào tình yêu và cuộc đời


- Khát vọng của sóng ln hướng vào bờ, khát vọng của em đặt trọn vào tình yêu nơi anh. Quy
luật của tự nhiên cũng như quy luật của cuộc đời ln khao khát bến đỗ hạnh phúc dù cịn mn
vàn khó khăn, trắc trở.



- Dù đã trải qua nhiều đắng cay, đổ vỡ trong tình yêu nhưng người phụ nữ ấy vẫn hồn nhiên, tha
thiết yêu đời, vẫn ấp ủ hi vọng và niềm tin vào hạnh phúc tương lai.


Khổ 8,9: Khát vọng dâng hiến và bất tử hóa tình u


- Nhà thơ suy tư về không gian, thời gian và bộc lộ nỗi niềm khắc khoải, tự nhận thức về mình,
về tình yêu và hạnh phúc đồng thời khẳng định sự hữu hạn, nhỏ bé của đời người với dịng chảy
vơ thủy vô chung của thời gian và cái vô hạn của vũ trụ.


- Khát vọng được hóa thành trăm con sóng nhỏ, khát vọng được tan thành trăm con sóng nhỏ là
khát vọng được cho đi và dâng hiến bởi có một nghịch lí trong tình u là "Hạnh phúc thật sự chỉ
<i>đến khi bạn dám mạnh dạn cho đi chứ không phải nắm giữ thật chặt" (Christopher Hoare). "Tan </i>
<i>ra" không phải là tan biến đi mà là để còn mãi. </i>


- Khát vọng muốn hòa nhập tình u của mình để ngàn năm cịn vỗ. Đây là khát vọng muốn
được vĩnh cửu hóa, bất tử hóa tình u.


- Nghệ thuật :


</div>
<span class='text_page_counter'>(20)</span><div class='page_container' data-page=20>

<b>2.3 So sánh</b>


- Giống nhau: đều sử dụng thể thơ giàu nhịp điệu, thể hiện được khát vọng mãnh liệt, cháy bỏng
về tình yêu với cuộc đời.


- Khác nhau: khát vọng trong Sóng là khát vọng của tình yêu lứa đôi, là khao khát dâng hiến đến
tận cùng. Cịn trong Vội Vàng thì thể hiện một quan niệm sống: sống vội vàng, sống giục giã,
cuống quýt, phải tận hưởng vì thời gian đi qua tuổi trẻ sẽ khơng cịn – đó là tình u tha thiết với
cuộc sống.



<b>3. Kết luận</b>


- Khái quát lại vấn đề.
<b>ĐỀ SỐ 4 </b>


<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


Đọc đoạn văn sau rồi trả lời câu hỏi nêu ở dưới:


<i>“Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra tương lai”. </i>


<i>Jack Ma đã nói câu đó khi nhìn lại vụ bán 40% cổ phần Alibaba cho Yahoo của Jerry Yang vào </i>
<i>năm 2005. Thời đó, Alipay và Taobao của Jack đều đang lỗ, còn Yahoo của Jerry thì chỉ có tài </i>
<i>sản khoảng 3 tỷ USD, và ít người nghĩ ông sẽ ném tới 1 tỷ vào Alibaba. Nhưng họ đã bắt tay, để </i>
<i>quyết tâm đánh bại gã khổng lồ eBay trên thị trường Trung Quốc. </i>


<i>Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, những người </i>
<i>đã đưa ra các quyết định long trời lở đất vào lúc không ai nghĩ đến, để rồi trở thành huyền thoại. </i>
<i>Có một nghịch lý ở các nhân vật như Jack Ma hay Jerry Yang. Đó là người đời rất hay trơng vào </i>
<i>các lời khun của họ (thậm chí đưa nó vào các giáo trình kinh tế trong nhà trường), in đời họ </i>
<i>thành sách gối đầu giường. Trong khi, chính bản thân họ ln là những người đưa ra các quyết </i>
<i>định phi quy luật. Họ thành công vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì khơng tin vào các giá trị </i>
<i>cũ, và ln tìm cách tạo ra cái mới. Nói như câu châm ngơn kinh điển của Steve Jobs: “Hãy đói </i>
<i>khát, hãy khờ dại”. </i>


(Trích Bài học của Jack Ma, Đức Hoàng,


<b>Câu 1: </b>Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên?



<b>Câu 2: </b>Từ câu chuyện cuộc đời của nhà tỷ phú Jack Ma, tác giả bài viết đã rút ra bài học gì?


<b>Câu 3: </b>Tại sao Jack Ma lại cho rằng: “Không ai biết trước được tương lai. Bạn chỉ có thể tạo ra


tương lai”?


<b>Câu 4: </b><i>Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những câu chuyện như thế về các doanh nhân thành công, </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(21)</span><div class='page_container' data-page=21>

<i>huyền thoại. Anh/chị hãy nêu thêm tên và tóm tắt về cuộc đời của một tấm gương nổi tiếng khác </i>
(trong hoặc ngoài lĩnh vực kinh doanh) cũng thành đạt theo cách thức được nêu trong đoạn văn
trên.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>


Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của mình về nguyên nhân thành
công được nêu trong văn bản ở phần Đọc hiểu:


<i>Họ thành cơng vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì khơng tin vào các giá trị cũ và ln tìm cách </i>
<i>tạo ra cái mới. </i>


<b>Câu 2:</b>


Nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, Hoài Thanh đã từng nói đại ý rằng: đó là một trong những
tác phẩm mang về buồn rớt, mộng rớt phảng phất hơi Thơ mới.


Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Theo anh/chị, đó là sự thành cơng hay thất bại của tác
phẩm? Hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ quan điểm của mình:


<i>Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc </i>


<i>Qn xanh màu lá dữ oai hùm </i>
<i>Mắt trừng gửi mộng qua biên giới </i>


<i>Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm </i>
<i>Rải rác biên cương mồ viễn xứ </i>
<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh </i>


<i>Áo bào thay chiếu anh về đất </i>
<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành </i>


(Trích Tây Tiến – Quang Dũng)
<b>---HẾT--- </b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ 4 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


- Phương thức biểu đạt chính: nghị luận.
<b>Câu 2:</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(22)</span><div class='page_container' data-page=22>

<b>Câu 3:</b>


- Ơng nói như vậy bởi chính cuộc đời ông cũng từng trải qua như thế, những thương vụ làm ăn,
đặc biệt là vụ bán 40% cổ phần Alibaba cho Yahoo của Jerry Yang vào năm 2005. Thời đó,
Alipay và Taobao của Jack đều đang lỗ, cịn Yahoo của Jerry thì chỉ có tài sản khoảng 3 tỷ USD.
Họ đã bắt tay nhau cùng thực hiện với mong muốn đánh đổ gã khổng lồ eBay trên thị trường
Trung Quốc. Ơng đã thành cơng, sự thành cơng này ơng khơng biết trước, nhưng để có được
sự thành cơng đó Jack Ma đã phải chuẩn bị nó từ ngày hơm nay, chuẩn bị sự liều lĩnh, táo bạo,
dám chấp nhận rủi ro, thách thức.



<b>Câu 4:</b>


- Nguyễn Sinh Cung (Chủ tịch Hồ Chí Minh) quê ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông
dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.


- Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta đắm chìm trong đêm trường nô lệ. Với ách đô hộ
của thực dân Pháp, chúng đã biến nước ta thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Phân tích con
đường cứu nước của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh nhận thấy những hạn chế (Phan Bội
Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp thì khác gì "đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau", Phan Châu
Trinh đề nghị Pháp cải cách thì chẳng khác gì "xin giặc rủ lịng thương"). Trước thực tế ấy, anh
thanh niên Nguyễn Tất Thành, người con xứ Nghệ, mới 21 tuổi, đã quyết định ra đi tìm đường
cứu nước. Tìm hướng đi riêng so với các vị tiền bối đi trước, xem xét và nhận định tình hình
chính xác đã giúp Bác tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Với sự lãnh đạo
của Bác, nhân dân Việt Nam đã đập tan các ách đô hộ, thành lập nên nhà nước riêng, độc lập,
tự do.


- Tiểu sử:


+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969) tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung, sau đổi thành Nguyễn Tất
Thành.


+ Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
+ Thời trẻ, Người học chữ Hán ở nhà, sau đó học tại trường Quốc học Huế, và có một thời gian
ngắn dạy học ở trường Dục Thanh – một trường học của tổ chức yêu nước ở Phan Thiết (thuộc
tỉnh Bình Thuận).


</div>
<span class='text_page_counter'>(23)</span><div class='page_container' data-page=23>

+ Năm 1919, Người gửi tới Hội nghị hịa bình ở Véc-xay (Pháp) bản Yêu sách của nhân dân An
Nam, kí tên Nguyễn Ái Quốc.



+ Năm 1920, Người dự Đại hội Tua và trở thành một trong những thành viên sáng lập Đảng
Cộng sản Pháp.


+ Từ 1923 đến 1941, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở Liên Xô, Trung Quốc và Thái Lan.
Người tham gia thành lập nhiều tổ chức cách mạng như Việt Nam thanh niên cách mạng đồng
chí hội (1925), Hội liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông (1925) và chủ trì hội nghị thống nhất
các tổ chức cộng sản ở trong nước tại Hương Cảng (Hồng Kông) thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam (3-2-1930).


+ Tháng 2 – 1941, Người về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào trong nước.


+ Năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giữ và giam cầm trong vòng 13 tháng.
+ Sau khi ra tù, Người tiếp tục lãnh đạo cách mạng.


+ Ngày 2 – 9 – 1945, Người đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại quảng trường Ba Đình – Hà Nội.
+ Năm 1946, trong phiên họp đầu tiên của Quốc hội, Người được bầu làm Chủ tịch nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và giữ chức vụ đó cho tới khi từ trần (2 – 9 – 1969).


=> Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà yêu nước và nhà cách mạng vĩ đại của dân tộc. Người được
UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<b>Câu 1:</b>


<b>Giới thiệu vấn đề.</b>
<b>Giải thích vấn đề.</b>


“Họ thành cơng vì chối bỏ chủ nghĩa kinh nghiệm, vì khơng tin vào các giá trị cũ và ln tìm cách
tạo ra cái mới”



⟹ Nhận định đã cho thấy sự thành công của mỗi người quyết định bởi tính năng động, sáng tạo,
khơng ngừng tìm tịi, khám phá để tạo ra những cái mới.


<b>Bàn luận vấn đề </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(24)</span><div class='page_container' data-page=24>

+ Người có tính năng động dám nghĩ, dám làm, mạnh mẽ và quyết đốn trong việc làm. Họ khơng
chờ đợi may mắn mà tự mình tìm kiếm lấy nó thông qua công việc. Họ luôn là người khởi đầu
tiên phong trong mọi cơng việc.


+ Ln tìm những con đường mới, cách làm, cách suy nghĩ mới mẻ, không chịu đi trên con
đường mịn, con đường có sẵn.


- Vì sao sáng tạo mới có thể thành cơng?


+ Sáng tạo là phẩm chất cần thiết cho con người hiện đại, giúp con người vượt qua những trở
ngại để nhanh chóng đến thành công.


+ Thế giới hiện đại liên tục thay đổi, nếu không sáng tạo con người sẽ bị tụt hậu.


+ Sáng tạo tạo ra những giá trị mới, khiến mỗi chúng ta nhanh nhạy hơn, ứng biến kịp thời trước
mọi sự thay đổi, sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn.


- Rèn luyện sự sáng tạo như thế nào?


+ Cởi mở và theo đuổi nhiều sở thích cùng trải nghiệm mới thì cơ hội nảy sinh các ý tưởng sáng
tạo càng cao.


+ Hãy hành động, bởi chỉ khi hành động tư duy, ý chí con ngươi mới được vận hành hết cơng
suất và chỉ khi ấy mới có sự sáng tạo.



+ Phá vỡ các ngun tắc, khơng đi theo lối mịn, nhìn nhận vấn đề theo một con đường mới.
+ Sẵn sàng dấn thân, không ngại thách thức.


<b>Liên hệ bản thân.</b>
<b>Câu 2:</b>


<b>1. Giới thiệu về tác giả Quang Dũng, bài thơ </b><i><b>Tây Tiến</b></i><b> và ý kiến nhận xét của Hoài Thanh</b>


- Quang Dũng là cây bút xuất sắc của văn học Việt Nam hiện đại. Đồng thời, ông cũng là gương
mặt tiêu biểu của thơ ca thời kì chống Pháp. Quang Dũng là nghệ sĩ đa tài với hồn thơ phóng
khống, hồn hậu, lãng mạn và tài hoa.


-Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu của Quang Dũng và là bài thơ xuất sắc viết về người lính thời chống
Pháp với bút pháp lãng mạn, tài hoa.


- Nhận xét về Tây Tiến của Quang Dũng, Hồi Thanh đã từng nói đại ý rằng: đó là một trong
những tác phẩm mang về buồn rớt, mộng rớt phảng phất hơi Thơ mới.


</div>
<span class='text_page_counter'>(25)</span><div class='page_container' data-page=25>

<b>2. Phân tích</b>


<b>2.1 Giải thích ý kiến của Hồi Thanh</b>


- Thơ Mới là cách gọi trào lưu sáng tác phi cổ điển, chịu ảnh hưởng các phép tắc tu từ, thanh
vận của thơ hiện đại phương Tây. Trào lưu này xuất hiện trong văn học Việt Nam từ những năm
1932 – 1945.


- Khuynh hướng của thời kì Thơ mới những năm 1932 – 1945 là khuynh hướng lãng mạn, là lý
tưởng thẩm mĩ cái “tôi” của tác giả, thẩm mĩ hóa cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực
dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vịng đời.Cái sầu trong Thơ


mới gói ghém trong ba cái sầu cơ bản: sầu nhân thế - sầu thời thế - sầu thân thế. Cái sầu này là
cái sầu của tầng lớp tiểu tư sản trước những đổi thay của lịch sử.Bút pháp lãng mạn là bút pháp
chủ đạo được các thi nhân sử dụng trong trào lưu văn học này.


=> Ý kiến của Hoài Thanh có thể hiểu là: Tây Tiến cũng được viết theo bút pháp lãng mạn, có
ẩn chứa cái buồn của tầng lớp tiểu tư sản.


=> Nhận định của Hoài Thanh là nhận định đúng bởi Quang Dũng cũng xuất thân từ tầng lớp
tiểu tư sản, ông là trí thức Hà Thành, ít nhiều ảnh hưởng của Thơ mới. Tuy nhiên nhân định trên
chưa đủ bởi cái sầu trong Tây Tiến cịn mang tính chất bi tráng, sầu đó nhưng khơng lụy mà ẩn
chứa chất anh hùng của những người lính Tây Tiến. Chính chất lãng mạn vương rớt của Thơ
mới đã làm cho thi phẩm trở nên xuất sắc hơn.


<b>2.2 Phân tích khổ thơ làm sáng tỏ ý kiến cá nhân</b>


<i><b>a) Ngoại hình (bi thương): được khắc hoạ bằng một nét vẽ rất gân guốc, lạ hoá nhưng lại được </b></i>
bắt nguồn từ hiện thực:


<i>Tây Tiến đồn binh khơng mọc tóc </i>
<i>Qn xanh màu lá dữ oai hùm </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(26)</span><div class='page_container' data-page=26>

<i><b>b) </b></i><b>Ẩn</b><i><b> sau ngoại hình ấy là sức mạnh nội tâm (hào hùng): </b></i>


- Đoàn binh gợi lên sự mạnh mẽ lạ thường của "Quân đi điệp điệp trùng trùng" (Tố Hữu), của
"tam qn tì hổ khí thơn ngưu" (ba quân mạnh như hổ báo nuốt trôi trâu) (Phạm Ngũ Lão).
- Dữ oai hùm là khí phách, tinh thần của đoàn quân ấy, như mang oai linh của chúa sơn lâm
rừng thẳm


- Mắt trừng là chi tiết cực tả sự giận dữ, phẫn nộ, sôi sục hướng về nhiệm vụ chiến đấu



=> Thủ pháp đối lập được sử dụng đắc địa trong việc khắc hoạ sự tương phản giữa ngoại hình
ốm yếu và nội tâm mãnh liệt, dữ dội, ngang tàng.


<i><b>c) Thế giới tâm hồn đầy mộng mơ thể hiện qua nỗi nhớ (lãng mạn): </b></i>
<i>Mắt trừng gửi mộng qua biên giới </i>


<i>Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm </i>


- Những người lính Tây Tiến không phải là những người khổng lồ không tim, bên trong cái vẻ oai
hùng, dữ dằn của họ là những tâm hồn, những trái tim rạo rực, khát khao yêu đương “đêm mơ
Hà Nội dáng kiều thơm”. Dáng kiều thơm gợi vẻ đẹp yêu kiều, thướt tha thanh lịch của người
thiếu nữ Hà thành, là cái đẹp hội tụ sắc nước hương trời. Những giấc mơ mang hình dáng kiều
thơm đã trở thành động lực để giúp người lính vượt qua mọi khó khăn, gian khổ; đã thúc giục họ
tiến lên phía trước; và cũng là sợi dây thiêng liêng của niềm tin mang họ vượt qua bom đạn trở
về.


<i><b>d) Lí tưởng, khát vọng: </b></i>


<i>Rải rác biên cương mồ viễn xứ </i>
<i>Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh </i>


- Câu thơ thứ nhất nếu tách ra khỏi đoạn thơ sẽ là một bức tranh hết sức ảm đạm:


+ Rải rác đây đó nơi biên cương của Tổ quốc, nơi rừng hoang lạnh lẽo xa xôi là những nấm mồ
vô danh khơng một vịng hoa, khơng một nén hương tưởng niệm. Hai chữ “rải rác” gợi vẻ hiu
hắt, quạnh quẽ thật ảm đạm và thê lương.


+ Trong một câu thơ mà tác giả sử dụng tới hai từ Hán Việt biên cương, viễn xứ mang màu sắc
trang trọng cổ kính như để bao bọc cho những nấm mồ xa xứ ấy một bầu khơng khí thiêng liêng
đượm vẻ ngậm ngùi, thành kính.



</div>
<span class='text_page_counter'>(27)</span><div class='page_container' data-page=27>

+ Đời xanh là tuổi trẻ, là bao mơ ước, khát vọng đang ở phía trước. Nhưng khơng gì q hơn Tổ
quốc, khơng có tình u nào cao hơn tình u Tổ quốc. Nên hai chữ “chẳng tiếc” vang lên thật
quyết liệt, dứt khoát như một lời thề chém đá.


<i><b>e) Đoạn thơ khép lại bằng sự hi sinh của họ: </b></i>


<i>Áo bào thay chiếu anh về đất </i>
<i>Sông Mã gầm lên khúc độc hành </i>


- Trong bài thơ, Quang Dũng không hề né tránh hiện thực khắc nghiệt, dữ dội. Trong chặng
đường hành quân, nhiều người lính không thể vượt qua đã gục lên súng mũ bỏ quên đời. Dọc
đường Tây Tiến cũng là vô vàn những nấm mồ liệt sĩ mọc lên “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”…
Và bây giờ, một lần nữa tác giả nhắc đến sự ra đi của họ “Áo bào thay chiếu anh về đất”. Người
lính Tây Tiến gục ngã bên đường khơng có đến cả mảnh chiếu để che thân, đồng đội phải đan
cho họ những tấm nứa, tấm tranh…


- Thế nhưng tác giả đã cố gắng làm giảm đi tính chất bi thương của những mất mát:


+ Áo bào (áo mặc ngoài của các vị tướng thời xưa) đã khiến họ trở thành những chiến tướng
sang trọng.


+ Về đất là cách nói giảm nói tránh, cái chết lại là sự tựu nghĩa của những người anh hùng, thanh
thản và vô tư sau khi đã làm tròn nhiệm vụ (liên hệ câu thơ của Tố Hữu: Thanh thản chết như
cày xong thửa ruộng…)


+ Sông Mã gầm lên khúc độc hành vừa dữ dội vừa hào hùng, khiến cái chết, sự hi sinh của
người lính Tây Tiến khơng bi luỵ mà thấm đẫm tinh thần bi tráng. Sông Mã tấu lên bản nhạc dữ
dội của núi rừng như loạt đại bác đưa tiễn những anh hùng của dân tộc về nơi vĩnh hằng.
<b>2.3 Nghệ thuật</b>



* Bút pháp lãng mạn và màu sắc bi tráng:


- Bút pháp lãng mạn ưa khám phá những vẻ đẹp dữ dội, phi thường, hay sử dụng thủ pháp đối
lập mạnh mẽ. Bút pháp này chủ yếu được bộc lộ qua bốn câu thơ đầu. Tác giả nhiều lần viết về
cái bi, sự mất mát, song buồn mà không uỷ mị, cúi đầu, mất mát mà vẫn cứng cỏi, gân guốc
- Màu sắc bi tráng chủ yếu được thể hiện trong 4 câu thơ còn lại. Cái bi hiện ra qua hình ảnh
những nấm mồ hoang lạnh dọc đường hành quân, người chiến sĩ hi sinh chỉ có manh chiếu tạm.
Nhưng cái tráng của lí tưởng khát vọng cống hiến đời xanh cho Tổ quốc, của áo bào thay chiếu,
của điệu kèn thiên nhiên gầm lên dữ dội đã nâng đỡ hình ảnh thơ và truyền cảm xúc bi tráng vào
lòng người


<b>3. Kết luận</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(28)</span><div class='page_container' data-page=28>

<b>ĐỀ SỐ 5 </b>
<b>I.ĐỌC HIỂU</b>


<b>Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:</b>


<i>Trên thế giới này có quá nhiều sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế </i>
<i>nào để trở thành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán, nhưng lại khơng có sách nào </i>
<i>dạy chúng ta làm thế nào để đối thoại với chính mình. Khi bạn bắt đầu hiểu được những thứ bên </i>
<i>trong của bản thân, bạn sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác một cách rất tự </i>
<i>nhiên. Nếu như khơng hiểu được chính mình, bạn sẽ khiến nội tâm bị nhiễu loạn, làm nguy hại </i>
<i>đến môi trường giao tiếp với mọi người. Sự tương tác giả dối với người khác sẽ là mầm họa lớn </i>
<i>nhất khiến cho bạn tự trách mình và trách người, nó cũng là mầm mống tạo ra những giơng bão </i>
<i>cả phía bên trong và bên ngoài của bạn. </i>


<i>Sự đối nhân xử thế rất quan trọng! Nhưng bạn bắt buộc phải hiểu được chính mình, giao tiếp với </i>
<i>chính mình, thì lúc đó bạn mới hiểu và tương tác lành mạnh với người khác. Biết được bản thân </i>


<i>cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì. Điều này sẽ giúp ích cho hành trình xuất phát lại từ </i>
<i>đầu của sự nghiệp cũng như sự điều chỉnh lại trong gia đình, tất cả đều bắt đầu từ việc bạn buộc </i>
<i>phải hiểu được chính mình! </i>


(Lư Tơ Vỹ, Con không ngốc, con chỉ thông minh theo một cách khác, NXB Dân trí, 2017, tr.206
– 207)


<b>Câu 1: </b>Theo tác giả, trên thế giới có quá nhiều loại sách nào và còn thiếu loại sách nào?


<b>Câu 2: </b>Cũng theo tác giả, chúng ta chỉ “nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của người khác” khi


nào?


<b>Câu 3: </b>Vì sao tác giả cho rằng, “biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần


<i>gì”? </i>


<b>Câu 4: </b>Trong văn bản trên, tác giả đề cao việc <i>“làm thế nào để đối thoại với chính mình”. Vì </i>


từ “đối thoại với chính mình” mới hiểu được mình để có cách ứng xử và hành động hợp lí.
Theo anh/chị, có thể coi đoạn văn sau trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao là lời “đối thoại
<i>với chính mình” của Chí Phèo khơng? Sau những lời này, Chí Phèo có thực sự “hiểu được chính </i>
<i>mình” khơng? </i>


<i>Hắn nhìn bát cháo hành bốc khói mà bâng khuâng […]. Thị Nở giục hắn ăn nóng. Hắn cầm bát </i>
<i>cháo đưa lên mồm. Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói xơng vào mũi cũng đủ làm cho người </i>
<i>nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng: những người suốt đời không ăn cháo hành không </i>
<i>biết rằng cháo hành ăn rất ngon. Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo. </i>
<i>Hắn tự hỏi rồi tự trả lời: Có ai nấu cho mà ăn đâu? Mà còn ai nấu cho mà ăn nữa! </i>



</div>
<span class='text_page_counter'>(29)</span><div class='page_container' data-page=29>

Từ nội dung đoạn trích phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ bàn về ý
nghĩa của việc hiểu mình và hiểu người.


<b>---HẾT--- </b>


<b>ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 5 </b>
<b>I. ĐỌC HIỂU</b>


<b>Câu 1:</b>


- Loại sách có nhiều: sách dạy con người tương tác và giao tiếp, dạy chúng ta làm thế nào để
trởthành một “cao thủ thuyết phục”, chuyên gia đàm phán.


- Loại sách còn thiếu: dạy con người ta đối thoại với chính mình.
<b>Câu 2:</b>


- Khi “bạn bắt đầu hiểu được tất cả những thứ bên trong của bản thân” tức hiểu chính mình khi
ấy sẽ nhận được sự tín nhiệm và yêu mến của mọi người.


<b>Câu 3:</b>


- “Biết được bản thân cần gì, bạn mới biết được người khác cần gì” vì: Thấu hiểu bản thân là
điều vơ cùng khó khăn, bởi chúng ta ln có xu hướng tự che giấu, tự bao biện cho những mong
muốn hoặc sai lầm của bản thân. Bởi vậy, chỉ khi thực sự hiểu bản thân cần gì, muốn gì thì khi
ấy mới có thể hiểu người khác muốn gì.


<b>Câu 4:</b>


- Có thể coi đó là lời đối thoại của Chí Phèo với chính mình.



- Sau những lời thoại đó Chí Phèo đã hiểu bản thân hơn và hắn khao khát được làm hòa với mọi
người, hắn thèm được sống lương thiện.


<b>II. LÀM VĂN</b>
<i>Giới thiệu vấn đề </i>
<i>Giải thích vấn đề </i>


- Hiểu mình tức là hiểu bản thân mình có những điểm mạnh, điểm yếu gì để phát huy. Hiểu bản
thân cần gì, muốn gì để từ đó có những phương hướng, hành động đúng đắn.


- Hiểu người là hiểu những suy nghĩ, cảm nhận của những người xung quanh mình để từ đó có
những ứng xử sao cho phù hợp.


<i>Bàn luận vấn đề </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(30)</span><div class='page_container' data-page=30>

+ Đối với bản thân, hiểu được chính mình là điều quan trọng và khơng dễ dàng thực hiện. Hiểu
mình sẽ giúp phát huy năng lực, sở trường của bản thân, sửa chữa những mặt cịn hạn chế.
Hiểu được chính mình cũng giúp bạn xác định được mục tiêu, hướng đi đúng đắn cho bản thân.
+ Đối với người khác, việc hiểu được họ cũng có ý nghĩa quan trọng. Hiểu người khác sẽ giúp
bạn có cách hành xử đúng mực. Thấu hiểu không chỉ là yếu tố để xây dựng và duy trì những mối
quan hệ lành mạnh và tích cực, mà cịn góp phần giúp con người làm việc hiệu quả hơn và thành
công hơn trong cuộc sống. Khơng chỉ vậy cịn khiến mọi người yêu quý, tôn trọng.


- Làm thế nào để hiểu bản thân và hiểu người khác.


+ Với bản thân: để hiểu chính mình cần chấp nhận sự thật và những chỉ trích từ những người
xung quanh. Chấp nhận mình có điểm yếu kém để thay đổi. Chấp nhận chỉ trích để rút ra kinh
nghiệm cho chính mình. Hiểu điểm mạnh để phát huy khả năng hơn nữa.


+ Với những người xung quanh: luôn luôn quan sát mọi người; biết lắng nghe những câu chuyện


của họ; có cái nhìn bao dung, độ lượng cảm thơng với lầm lỗi của những người xung quanh;
chấp nhận sự khác biệt ở họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(31)</span><div class='page_container' data-page=31>

Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thơng minh,
nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh
nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các
trường chuyên danh tiếng.


Luyện Thi Online


Luyên thi ĐH, THPT QG: Đội ngũ GV Giỏi, Kinh nghiệm từ các Trường ĐH và THPT danh tiếng


xây dựng các khóa luyện thi THPTQG các mơn: Tốn, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Vật Lý, Hóa Học và
Sinh Học.


Luyện thi vào lớp 10 chun Tốn: Ơn thi HSG lớp 9 và luyện thi vào lớp 10 chuyên Toán các


trường PTNK, Chuyên HCM (LHP-TĐN-NTH-GĐ), Chuyên Phan Bội Châu Nghệ An và các
trường Chuyên khác cùng TS.Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Trịnh Thanh Đèo và Thày
Nguyễn Đức Tấn.


Khoá Học Nâng Cao và HSG


Tốn Nâng Cao THCS: Cung cấp chương trình Toán Nâng Cao, Toán Chuyên dành cho các em


HS THCS lớp 6, 7, 8, 9 u thích mơn Tốn phát triển tư duy, nâng cao thành tích học tập ở
trường và đạt điểm tốt ở các kỳ thi HSG.


Bồi dưỡng HSG Tốn: Bồi dưỡng 5 phân mơn Đại Số, Số Học, Giải Tích, Hình Học và Tổ Hợp



dành cho học sinh các khối lớp 10, 11, 12. Đội ngũ Giảng Viên giàu kinh nghiệm: TS. Lê Bá

<i>Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai </i>



<i> Học mọi lúc, mọi nơi, mọi thiết bi – Tiết kiệm 90% </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(32)</span><div class='page_container' data-page=32>

Khánh Trình, TS. Tràn Nam Dũng, TS. Pham Sỹ Nam, TS. Lưu Bá Thắng, Thày Lê Phúc Lữ,
Thày Võ Quốc Bá Cẩn cùng đơi HLV đạt thành tích cao HSG Quốc Gia.


Kênh học tập miễn phí


HOC247 NET: Website hoc miễn phí các bài học theo chương trình SGK từ lớp 1 đến lớp 12 tất


cả các môn học với nội dung bài giảng chi tiết, sửa bài tập SGK, luyện tập trắc nghiệm mễn phí,
kho tư liệu tham khảo phong phú và cộng đồng hỏi đáp sôi động nhất.


HOC247 TV: Kênh Youtube cung cấp các Video bài giảng, chuyên đề, ôn tập, sửa bài tập, sửa


đề thi miễn phí từ lớp 1 đến lớp 12 tất cả các mơn Tốn- Lý - Hố, Sinh- Sử - Địa, Ngữ Văn, Tin
Học và Tiếng Anh.


</div>

<!--links-->

×