Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.63 KB, 4 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 29 Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì? Người soạn: Sv Hoàng Thị Trang Ngày dạy: 22/03/1012. Lớp dạy: 2a5 I. Mục tiêu: - Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ về cây cối. - Rèn kĩ năng đặt và rả lời câu hỏi với cụm từ: Để làm gì? II. Đồ dùng dạy học: - Tranh vẽ 1 cây ăn quả. - SGK. - Phiếu học tập theo nội dung bài tập 2. III. Các hoạt động dạy – học:. Hoạt động dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (3 – 5 phút) - Đặt và trả lời câu hỏi sử dụng cụm từ Để làm gì? + Gọi 2 cặp Hs thực hiện hỏi đáp. - Nhận xét. 2. Bài mới: 2.1. Giới thiệu bài: (1 – 2 phút) - Trong tiết luyện từ và câu tuần trước các em đã học bài gì? -. Trong tiết học hôm nay, cô và các em sẽ tiếp tục mở rộng vốn từ về cây cối, sau đó chúng ta tiếp tục ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì?. - Gv nêu và ghi tên bài. Yêu cầu Hs nhắc lại tên bài: MRVT từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì? 2.2. Bài tập: Bài tập 1: (3 – 5 phút). Hoạt động học -. 2 cặp Hs thực hiện yêu cầu.. -. Nhận xét.. -. -. Tuần trước chúng ta đã học: MRVT từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. Dấu chấm, dấu phẩy. Hs nghe.. -. Nhắc lại tên bài..
<span class='text_page_counter'>(2)</span> -. Gọi 1 Hs đọc yêu cầu bài tập 1. Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?. -. -. Treo tranh vẽ cây ăn quả. Yêu cầu Hs quan sát và thảo luận nhóm 2 trong vòng 2 phút để trả lời câu hỏi. Gọi Hs trả lời.. -. -. - Hs nhận xét. Bổ sung. - Gv ghi nhanh tên các bộ phận của cây lên trên bảng. - Gv nhận xét. - Chốt: cây ăn quả có những bộ phận như trên. Vậy cây ăn quả khác các cây khác ở điểm nào? - Nhận xét. Bài tập 2: - Chúng ta đã vừa cùng nhau nêu tên các bộ phận của 1 cây ăn quả. Vậy các bộ phận ấy có đặc điểm gì thì chúng ta cùng sang bài tập 2. - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 2. - Phân tích mẫu: + Đọc mẫu trong sách. + Mẫu đã tả bộ phận nào của cây? + Thân cây có những đặc điểm gì? + Ngoài các từ này còn có từ nào khác dùng để tả đặc điểm của thân cây? - Vậy những từ dùng để tả bộ phận của cây là những từ chỉ màu sắc, hình dáng, kích thước,… - Vậy các bộ phận khác có đặc điểm như thế nào thì các em hãy thảo luận theo bàn và ghi kết quả vào phiếu học tập. - Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận. + Nhóm 1: Thảo luận về đặc điểm của gốc cây và ngọn cây.. Hs đọc yêu cầu bài tập. Bài tập yêu cầu kể tên các bộ phận của một cây ăn quả. Hs quan sát tranh.. - Trả lời câu hỏi: Cây ăn quả có các bộ phận sau: gốc cây, ngọn cây, thân cây, cành cây, rễ cây, hoa, lá, quả. - Cây ăn quả thường có hoa và có quả ăn được. người ta trônngf cây ăn quả chủ yếu là với mục đích lấy quả ăn.. -. Hs đọc yêu cầu bài tập.. - Đọc mẫu trong sách. - Mẫu tả thân cây. - Thân cây: To, cao, chắc, bạc phếch. - còn có các từ khác như: thẳng đuột, sần sùi, to,…. -. Hs thảo luận theo bàn và điền kết quả vào phiếu học tập.. - Nhóm 1: + Gốc cây: to, sần sùi, cứng, ôm.
<span class='text_page_counter'>(3)</span> + Nhóm 2: thảo luận về đặc điểm của thân cây và cành cây.. + Nhóm 3: Thảo luận về đặc điểm của rễ và hoa.. + Nhóm 4: Thảo luận về đặc điểm của lá và quả.. -. Gọi Hs đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận. - Gọi Hs trong nhóm bổ sung. - Gv ghi nhanh 1 số từ lên bảng - Gv nhận xét. - Chốt: bài tập 2 chúng ta đã tìm được những từ chỉ đặc điểm của các bộ phận của cây. Như vậy chúng ta thấy rằng các bộ phận của cây có đặc điểm rất phong phú, mỗi bộ phận khác nhau lại có các đặc điểm khác nhau. Bài tập 3: - Chúng ta sẽ cùng ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi có cụm từ Để làm gì? Qua bài tập 3.. không xuể,… + Ngọn cây: cao, chót vót, mềm mại, thẳng tắp, vươn cao, mập mạp, khỏe khoắn,… - Nhóm 2: + Thân cây: to, thô ráp, sần sùi, gai goc, bạc phếch, khẳng khiu, cao cút, … + Cành cây: khẳng khiu, thẳng đuột, gai góc, phân nhánh, quắt queo, um tùm, cong queo, tỏa rộng, cong queo,… - Nhóm 3: + Rễ cây: kì dị, sần sùi, dài, uốn lượn, ngoằn ngoèo, kì quái,sấu xí,… + Hoa: Rực rỡ, thắm tươi, đỏ thắm, vàng rực, ngát hương, thơm nồng nàn,…. - Nhóm 4: + Lá cây: mềm mại, xanh mướt, xanh non, cứng cáp, già úa, khô,… + Quả: chín mọng, to tròn, căng mịn, dài, mọc thành chùm, chi chít, đỏ ối, ngọt lịm, thơm ngọt,… - Đại diện hóm trình bày. -. Hs khác bổ sung..
<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Gọi Hs đọc yêu cầu bài tập 3. - Quan sát vào 2 bức tranh và cho cô biết: + Bạn gái đang làm gì? + Bạn trai đang làm gì? - Yêu cầu: Từng bàn các em hãy hỏi đáp theo yêu cầu của bài và thực hiện yêu cầu vào vở. - Gọi 2 – 3 cặp Hs hỏi đáp trước lớp.. -. Nhận xét. Cho điểm. Chốt: bài tập 3 đã củng cố kiến thức gì? 3. Củng cố - dặn dò: (3 – 4 phút) - Hôm nay chúng ta đã học bài gì? -. -. Đọc yêu cầu bài tập 3. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:. + Bạn gái đang tưới nước cho cây. + Bạn trai đang bắt sâu cho cây. - Hs thực hiện yêu cầu vào vở. - Thực hành hỏi đáp: - Tranh 1: + Bạn gái tưới nước cho cây để làm gì? + Bạn gái tưới nước cho cây để cây không bị khô héo/ để cây xanh tốt/ để cây mau lớn/… - Tranh 2: + Bạn trai bắt sâu cho cây để làm gì? + Bạn trai bắt sâu cho cây để cây không bị sâu bệnh/ để bảo vệ cây khỏi sâu bệnh/ … -. Củng cố cách đặt và trả lời câu hỏi Để làm gì?. -. Hôm nay chúng ta học từ ngữ về cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?. Về nhà các em hãy tìm thêm các từ tả đặc điểm các bộ phận của cây. Tập đặt câu hỏi có cụm từ Để làm gì?. IV. Rút kinh nghiệm: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….
<span class='text_page_counter'>(5)</span>